Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện lục yên, tỉnh yên bái

130 81 3
Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện lục yên, tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINHDOANH

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCHUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINHDOANH

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCHUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐÌNH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này do tôi thu thập và thực hiện là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một công trình nào.

Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả Luận văn

Phạm Thị Mai Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Yên và các tập thể, cá nhân liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp lớp thạc sỹ theo định hướng ứng dụng, chuyên ngành Quản lý kinh tế, khóa K12H

Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Tuấn, Trưởng khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn./.

Ngày tháng năm 2018

HỌC VIÊN

Phạm Thị Mai Hương

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Ý nghĩa khoa học của Luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCHNHÀNƯỚC 4

1.1 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước 7

1.1.3 Đặc điểm của quản lý ngân sách Nhà nước 11

1.1.4 Những quy định trong quản lý ngân sách cấp huyện 14

1.1.5 Một số vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước cấp huyện và quản lýngân sách nhà nước cấp huyện 17

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sáchcấp huyện 30

1.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương 30

1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 30

1.2.2 Kinh nghiệm của Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 32

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 34

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 37

Trang 6

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 372.2 Phương pháp nghiên cứu 372.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 37

Trang 7

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 38

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 39

2.3 Hệ thống thông tin nghiên cứu 39

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương 39

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của huyện 39

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ỞHUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI 41

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Lục Yên 41

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lục Yên 45

3.1.3 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Lục Yên trong pháttriển kinh tế - xã hội 51

3.2 Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Lục Yên 52

3.2.1 Giới thiệu về đơn vị tham mưu quản lý ngân sách huyện Lục Yên 52

3.2.2 Chu trình quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lục Yên 55

3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước huyện Lục Yên 79

3.3.1 Nhân tố về thể chế tài chính 79

3.3.2 Về tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ 80

3.3.3 Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập 81

3.4 Đánh giá về quản lý ngân sách nhà nước qua kết quả điều tra 82

3.4.1 Đánh giá về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 82

3.4.2 Đánh giá về thực hiện quy trình ngân sách nhà nước 83

3.4.3 Đánh giá một số điều kiện trong quản lý ngân sách nhà nước 84

3.4.4 Đánh giá về kết quả quản lý ngân sách nhà nước 85

3.5 Đánh giá chung về quản lý ngân sách nhà nước huyện Lục Yên 86

3.5.1.Kết quả đạt được về quản lý ngân sách nhà nước huyện Lục Yên 86

3.5.2 Những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước 87

3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý ngân sách 91

Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI 95

Trang 8

4.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý ngân sách nhà nước 95

4.1.1 Quan điểm 95

4.1.2 Mục tiêu 96

4.1.3 Những định hướng trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Lục Yên,tỉnh Yên Bái 97

4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sáchnhà nước ở huyện Lục Yên 99

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với cấp quản lý ngân sách nhà nước gián tiếp 99

4.2.2 Các giải pháp đối với cấp quản lý ngân sách nhà nước trực tiếp 106

4.3 Một số kiến nghị 110

4.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính 110

4.3.2 Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái 111

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 117

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Lục Yên năm 2014-2016 43

Bảng 3.2 Dân số, lao động chia theo giới tính, thành thị, nông thôn huyện LụcYên giai đoạn 2014 – 2016 46

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất giai đoạn 2014-2016 48

Bảng 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2014 -2016 49

Bảng 3.5 Dự toán thu, chi ngân sách huyện Lục Yên giai đoạn 2014-2016 58

Bảng 3.6 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn2014-2016 61

Bảng 3.7 Tình hình thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn giai đoạn 2014-2016 63

Bảng 3.8.Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách huyện Lục Yên giai đoạn2014-2016 66

Bảng 3.9 Tổng hợp chi ngân sách trên địa bàn huyện Lục Yên 69

Bảng 3.10 Tổng hợp chi ngân sách xã giai đoạn 2014-2016 71

Bảng 3.11.Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện Lục Yên giai đoạn2014-2016 74

Bảng 3.12 Quyết toán ngân sách huyện Lục Yên giai đoạn 2014-2016 76

Bảng 3.13 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2014-2016 77

Bảng 3.14 Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về phân cấp quản lýngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên (n=30) 83

Bảng 3.15 Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về thực hiện quy trìnhngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên (n=30) 83

Bảng 3.16 Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về một số điều kiện trong quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên (n=30) 84

Bảng 3.17 Ý kiến đánh giá của các cán bộ được điều tra về kết quả quản lýngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên (n=30) 85

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Cơ cấu dân số chia theo dân tộc năm 2016 47

Hình 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành 50

Hình 3.3 Thực hiện thu ngân sách so với dự toán giao 65

Hình 3.4 Cơ cấu chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 72

Hình 3.5 Thực hiện chi ngân sách so với dự toán 73

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước, nó gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính quyền nhà nước cấp huyện, có vai trò cung cấp phương tiện vật chất để chính quyền cấp huyện hoạt động, đồng thời là một công cụ để chính quyền cấp huyện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – chính trị địa phương Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngân sách huyện hiện nay vẫn còn những bất cập và tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước như: thẩm quyền quyết định ngân sách còn chồng chéo, chưa tạo cho địa phương thực sự làm chủ ngân sách của mình; hơn nữa, nhiều quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn chưa bao quát được tất cả các lĩnh vực, không sát thực tế, địa phương khó thực hiện.

Lục Yên là huyện nghèo của tỉnh Yên Bái, nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện rất lớn Do đó, công tác quản lý ngân sách nhà nước càng cần phải được quan tâm để khơi dậy, khai thác nguồn thu, phân bổ và sử dụng hợp lý các khoản chi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hiện nay, công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lục Yên đã có sự chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước như năm 2011 thu ngân sách trên địa bàn đạt 31,1 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 118,6tỷ đồng từng bước đáp ứng được nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn huyện Tuy công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lục Yên đã đạt được những kết quả nhất định xong vẫn còn những bất cập và tồn tại như đã nêu ở trên, trong đó những tồn tại cơ bản nhất cần phải khắc phục, hoàn thiện và là nhiệm vụ cấp

Trang 13

bách đang đặt ra là: Cách thức quản lý một số khoản thu, chi còn thiếu toàn diện, thiếu chặt chẽ, thiếu các định chế phù hợp; việc chấp hành dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu ngân sách nhà nước còn nhiều kẽ hở, bỏ sót nguồn thu, còn nhiều lãng phí trong chi tiêu ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức…

Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài “Tăng

cường quản lý ngân sách Nhà nước huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái" làm đề tài

luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Lục Yên, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước cho huyện Lục Yên trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước.

- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên trong giai đoạn 2014-2016.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách cho huyện Lục Yên trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là công tác quản lý ngân sách Nhà nước huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý ngân sách huyện Lục Yên giai đoạn 2014 -2016 Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2018-2025.

Trang 14

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên như phản ánh thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước, đánh giá tình hình quản lý ngân sách nhà nước, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2016 Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách cho huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2018-2025.

4 Ý nghĩa khoa học của Luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước nói chung Đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý ngân sách của huyện Lục Yên trong giai 2014-2016 nói riêng; chỉ ra những mặt mạnh, những tồn tại và nguyên nhân.

Đề ra những quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Lục Yên, góp phần tăng thu ngân sách và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước huyện Lục Yên trong thời gian tới.

Với những kết quả nghiên cứu đó Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành quản lý ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân có quan tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong nhà trường,

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nướcChương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 3: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Lục Yên,

tỉnh Yên Bái

Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà

nước huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Trang 15

1.1 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm chung về ngân sách Nhà nước (theo Luật NSNN)

Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: Ngân

sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảmbảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách nhà nước

có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào ngân sách nhà nước; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua[1, tr3].

1.1.1.2 Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) Bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn Ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý theo quy định của Luật ngân sách và phân cấp quản lý của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình.

Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) Ngân sách chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo phân cấp của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản lý.

Trang 16

1.1.1.3 Khái niệm về quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

1.1.1.4 Khái niệm về quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách nhà nước là quá trình tác động của chủ thể quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

1.1.1.5 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

a Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước Như vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của nhà nước.

b Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách Phần lớn các khoản thu ngân sách nhà nước đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.

Trang 17

1.1.1.6 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

a Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế -xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.

Chi ngân sách nhà nước là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước Quá trình phân phối quỹ ngân sách nhà nước là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng Quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

b Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi ngân sách là việc tổ chức quản lý giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mới chỉ thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước Thực chất quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Trang 18

1.1.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Vai trò của ngân sách nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi và trở nên hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước có các vai trò như sau :

- Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước:Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà

nước, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện.

- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả vàchống lạm phát: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh

giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.

Trang 19

- Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất: Để

định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầnglớp dân cư: Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự

phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp

Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế

1.1.2.2 Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế - xã hội:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm

soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự

Trang 20

đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý Các nhà nước trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để ổn định và phát triển nền kinh tế, chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp.

Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn

lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước Nhà nước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính.Nguồn tài chính mà Nhà nước có được là do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại.

Thứ ba, quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính

xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.

Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công

bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng, thu NSNN có tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của cơ sở Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình SXKD Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động SXKD của xã hội.

Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và

sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng Trong nền kinh tế thị trường người ta sử dụng tính chất này để điều

Trang 21

chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

1.1.2.3 Vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng, thể hiện:

Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN

nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả Thông qua quản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng Quản lý chi tiêu của NSNN có hiệu quả sẽ tác động vào kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu Chính phủ để bình ổn giá cả thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phòng trong NSNN để ứng phó với những biến động của thị trường.

Thứ hai, thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhập dân cư thực hiện công bằng xã hội Trong tình hình phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư, góp phần khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường.

Vai trò của quản lý chi ngân sách trong việc phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tầm vĩ mô được thể hiện rất rõ Đồng thời vai trò của nó còn thể hiện ở chỗ thông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Trang 22

Thứ ba, quản lý chi ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết giá cả,

chống suy thoái và chống lạm phát Khi nền kinh tế lạm phát và suy thoái nhà nước phải sử dụng công cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả, giá cả tăng hoặc giảm Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước sử dụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trường dưới hình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộ máy QLNN, cũng như trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của nhà nước Trong quá trình điều tiết thị trường việc quản lý chi ngân sách có vai trò rất lớn đến trong viêc chống lạm phát và suy thoái, kích cầu nền kinh tế Khi nền kinh tế lạm phát nhà nước cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế tổng cung tổng cầu, hạn chế đầu tư của xã hội làm cho giá cả dần dần ổn định, chống lạm phát Khi nền kinh suy thoái, sức mua giảm sút nhà nước tăng chi đầu tư để tăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chống suy thoái nền kinh tế.

Thứ tư, để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế, Nhà nước sử

dụng công cụ chi ngân sách Thông qua quản lý các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua đầu tư

cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.3 Đặc điểm của quản lý ngân sách Nhà nước

Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước gồm: quản lý thu (thuế, phí và lệ phí) và quản lý chi (chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên)

* Quản lý thu thuế: có đặc điểm sau:

Thứ nhất, thuế là một khoản thu của NSNN mang tính bắt buộc.

Thứ hai, thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính chất

không hoàn trả trực tiếp.

Thứ ba, thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các

yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội.

Trang 23

* Quản lý thu phí và lệ phí:

Khác với thuế, phí thuộc ngân sách Nhà nước và lệ phí là khoản thu mang tính chất hoàn trả gắn trực tiếp với việc hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư cung cấp có thu phí hoặc lệ phí theo quy định của pháp luật.

* Quản lý chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước:

Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của ngân sách Nhà nước nhưng không có tính ổn định.

Chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trước hết, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước nhằm để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hoá dự trữ cần thiết của nền kinh tế; đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Đồng thời, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước lại không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ.

Xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì chỉ cần đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước mang tính chất chi cho tích luỹ.

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua cáckhoản chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội Với ý nghĩa đó, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước là chi cho tích luỹ.

Trang 24

Xét theo phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả chi đầu tư phát triển.

* Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước:

Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định

khá rõ nét Những chức năng vốn có của Nhà nước như: Bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về thể chế chính trị.

Thứ hai, xét theo cơ cấu chi ngân sách Nhà nước ở từng niên độ và

mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.

Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hoá công cộng Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước đó Nếu một khi bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảm bớt và ngược lại Hoặcquyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hoá công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN.

Trang 25

1.1.4 Những quy định trong quản lý ngân sách cấp huyện

Để đảm bảo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đem lại kết quả tốt cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

- Phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền không tách rời phân cấp quản lý kinh tế - xã hội Mỗi đơn vị hành chính có chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội theo phân cấp phù hợp với đặc điểm của mỗi cấp chính quyền Do đó cần phải xem xét về chức năng thực tế và quy mô nhiệm vụ từng cấp hành chính để có quy định phân thành một cấp ngân sách hay chỉ là một đơn vị dự toán Phân cấp quản lý ngân sách phải gắn với mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, phải phù hợp và tương ứng với mô hình tổ chức các cơ quan công quyền, gắn với thực trạng nền kinh tế và phải được đánh giá trên các khía cạnh chủ yếu như cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả thu nhập và phân phối thu nhập…Thực trạng kinh tế mỗi địa phương sẽ quyết định đến nguồn lực tài chính ở địa phương đó Phân cấp nguồn lực tài chính ở mỗi địa phương phải quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn Vì vậy phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp, nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Khi phân cấp nguồn thu chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp Chính quyền đó.

+ Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi được giao; hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ.

+ Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia.

Trang 26

Trên cơ sở nguồn thu ngân sách các cấp được hưởng (các khoản thu được hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm %) ngân sách các cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, và dự toán chi ngân sách địa phương Về nguyên tắc ngân sách địa phương không được bội chi nên khi cân đối ngân sách địa phương, nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng không đáp ứng được yêu cầu chi của địa phương thì sẽ áp dụng phương pháp bổ sung cân đối.

Phân cấp nhiệm vụ chi phải gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống dân cư trên địa bàn.

- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào ngân sách cấp đó đảm bảo; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ.

- Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp thành phố quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp.

Hai là, Đảm bảo vai trò chủ đạo của Trung ương và vị trí độc lập của

ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách trung ương ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ lớn, quan trọng như quốc phòng, an ninh, ngoại giao, đầu tư phát triển còn phải tổ chức quản lý và điều tiết mọi hoạt động kinh tế, thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô Chính quyền cấp trên cũng có nhiệm vụ quan trọng lớn hơn chính quyền cấp dưới Để thực hiện nhiệm vụ, mỗi cấp chính quyền cần có trong tay nguồn lực tài chính nhất định, chính quyền cấp trên cần có nguồn lực tài chính lớn hơn

Trang 27

cấp dưới nhưng phải đảm nhận cấp kinh phí đáp ứng cho các nhiệm vụ, yêu cầu to lớn và trọng đại có liên quan đến quốc gia hoặc phạm vi lãnh thổ rộng lớn hơn Ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc phân bổ, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, làm cho nguồn lực tài chính quốc gia thêm dồi dào Muốn vậy ngân sách các cấp chính quyền ở địa phương phải có vị trí độc lập trong hệ thống NSNN thống nhất.

Ba là, Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp quản lý NSNN.

Đảm bảo tính cân đối giữa thu nhập quốc dân sản xuất và thu nhập quốc dân sử dụng trên từng vùng, từng địa phương Để giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng, các địa phương, trong quá trình phân cấp cần được sử dụng phương pháp điều hoà ngân sách, tức là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính trong phạm vi hệ thống ngân sách, chuyển một phần số thu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Thông qua phương pháp bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu, đây là hai phương pháp tài trợ mà chính quyền cấp trên thường sử dụng đối với chính quyền cấp dưới.

- Bổ sung cân đối: Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương được xác định theo nguyên tắc xác định số chênh lệch giữa số chi và nguồn thu ngân sách cấp dưới (các khoản thu được hưởng 100% và phần được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương).

- Bổ sung có mục tiêu: Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ:

+ Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;

Trang 28

+ Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;

+ Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

+ Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định hàng năm Mức bổ sung cụ thể được căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dưới Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định.

1.1.5 Một số vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước cấp huyện vàquản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.5.1 Ngân sách nhà nước cấp huyện

Là một cấp Ngân sách địa phương, nội dung của ngân sách cấp huyện được thể hiện qua các nội dung thu, chi cụ thể gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, nội dung thu, chi ngân sách cấp huyện như sau:

* Nội dung thu ngân sách cấp huyện

Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%: Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Tiền sử dụng đ ất; Tiền cho

Trang 29

thuê đất, thuê mặt nước không kể thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí; Tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định [1, tr27]

* Nội dung chi ngân sách cấp huyện

Chi Ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của ngân sách và bản chất ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước mang bản chất chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo xã hội ổn định, phát triển Do vậy nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do địa phương thực hiện; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

+ Chi thường xuyên, bao gồm các khoản chi:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý (Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động

Trang 30

giáo dục khác); Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác; Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác; Phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin khác; Bồi dưỡng, huấn luyện, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; [1, tr28]

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:

Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, công tác biển báo, lập biểu báo cáo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường.

Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Sự nghiệp thị chính: Duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác.

+ Chi lập Quy hoạch: Đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động về sự nghiệp môi trường; các sự nghiệp kinh tế khác.

+ Chi các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở địa phương.

+ Chi hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn thanh niên.

Trang 31

+ Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của Pháp luật.

+ Chi thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.

+ Chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện.

+ Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.

+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của Pháp luật + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

+ Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.

1.1.5.2 Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện* Nguyên tắc dân chủ, quản lý tập trung thống nhất

Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động ngân sách đảm bảo sự thống nhất ý chí và lợi ích qua huy động và phân bổ ngân sách để có được những hàng hóa, dịch vụ công cộng Mặt khác, nó đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của địa phương, các tổ chức, cá nhân trong đảm bảo giải quyết các vấn đề cụ thể, trong những hoàn cảnh và cơ sở cụ thể.

Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải đưa vào kế hoạch ngân sách thống nhất Thống nhất quản lý chính là việc tuân theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính công bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 6 như sau: "Nhân dân thực hiện quyền lực của nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".

* Nguyên tắc công khai, minh bạch

Ngân sách là một chương trình, ngân sách phản ánh các hoạt động của chủ thể bằng các số liệu Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế

Trang 32

cho nhà nước Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn vốn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả Nguyên tắc này được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách.

* Nguyên tắc trách nhiệm giải trình

Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng các nguồn lực của nhân dân thực hiện các mục tiêu đặt ra Đây là nguyên nhân yêu cầu về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm:

Thứ nhất, trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách

nhiệm về các quyết định về ngân sách của mình.

Thứ hai, trách nhiệm giải trình đối với cơ quan quản lý cấp trên và

trách nhiệm giải trình đối với công chúng, đối với xã hội.

Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng các cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện ngân sách nhà nước theo chất lượng kết quả công việc đạt được.

* Nguyên tắc cân đối ngân sách

Cân đối ngân sách nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành, các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ vai trò Nhà nước trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và công bằng Vì vậy tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn bù đắp.

1.1.5.3 Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện

Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện được thực hiện theo suốt quá trình ngân sách cấp huyện, từ khi lập dự toán, đến quá trình thực hiện và quyết toán ngân sách cấp huyện.

Trang 33

* Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện

Dự toán ngân sách cấp huyện gồm dự toán thu ngân sách và dự toán chi ngân sách Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.

+ Yêu cầu trong lập dự toán

Một là, lập dự toán ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội trong từng thời kỳ.

Hai là, lập dự toán ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng

đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước.

Ba là, dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện phải tổng hợp theo từng

lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Bốn là, dự toán ngân sách của chính quyền cấp huyện phải lập đúng

theo yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán lập dự toán.

Năm là, lập dự toán ngân sách cấp huyện và xã phải cân bằng thu, chi.+Căn cứ lập dự toán

Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an

ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của địa phương.

Hai là, các Luật, Pháp lệnh thuế, chế độ thu, định mức phân bổ ngân

sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán NSNN hàng năm.

Đối với thu ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

Trang 34

Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ba là, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp

quản lý ngân sách.

Bốn là, việc lập dự toán ngân sách cấp huyện trong thời kỳ ổn định

ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, nhiệm vụ chi, định mức chi thường xuyên và nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh đã giao Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách huyện do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp Đối với công tác lập dự toán

Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách huyện về dự toán ngân sách; cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trang 35

Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, cơ quan tài chính chỉ làm việc khi Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có đề nghị; trong quá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan tài chính phải báo cáo Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiện chi ngân sách.

Phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do Chi cục Thuế lập Sau đó trình Ủy ban nhân dân huyện để báo cáo thường trực Hội đồng nhân dân huyện xem xét quyết định và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố qua Sở Tài chính.

* Chấp hành ngân sách cấp huyện

+ Quyết định, phân bổ, giao dự toán

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giao nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn trước ngày 31 tháng 12 hàng năm Sau khi Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Sở Tài chính.

Trang 36

Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp xã nếu cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách cấp xã.

+ Chấp hành dự toán thu ngân sách

Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế, phí và lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật Toàn bộ các khoản thu của ngân sách phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho Bạc nhà nước theo quy định.

Trong năm các cơ quan thu như cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách từ hoạt động sự nghiệp (thu từ sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất…), thu khác (phạt, tịch thu…) được tổ chức thu ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển nguồn thu, tìm các biện pháp khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu sao cho đạt và vượt tỷ lệ theo dự toán được Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn Các cơ quan thu chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của pháp luật; Các cơ quan thu xây dựng dự toán và ra thông báo thu Quản lý, đôn đốc các đối tượng nộp tiền theo đúng chế độ, quy định và nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào Kho Bạc nhà nước.

Đối với một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với các hộ kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã, thị trấn vì lý do khách quan mà việc nộp vào Kho Bạc nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu có thể thu trực tiếp, song phải nộp vào Kho Bạc nhà nước theo quy định.

+Chấp hành dự toán chi ngân sách

Sau khi Uỷ ban nhân dân huyện giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử

Trang 37

dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Dự toán chi ngân sách bao gồm dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán chi khác.

Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo lĩnh vực Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp; đối với các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục Ngân sách nhà nước Đối với những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác còn phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý.

Phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm tra Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan Tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại.

Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dự toán ngân sách huyện chưa được Hội đồng nhân dân quyết định.

* Quyết toán ngân sách cấp huyện

+Căn cứ quyết toán

Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo công tác quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp xã, thị trấn, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để Ủy

Trang 38

ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính.

Theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là, số quyết toán thu ngân sách Nhà nước là số thu đã thực nộp

hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

Hai là, số quyết toán chi ngân sách Nhà nước là số chi đã thực thanh

toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại Điều 62 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này.

Ba là, số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung

thực, đầy đủ Nội dung của báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục ngân sách Nhà nước; Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ.

Bốn là, báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị

dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Năm là, báo cáo quyết toán năm gửi cấp có thẩm quyền để thẩm định,

phê duyệt phải có xác nhận của Kho Bạc nhà nước huyện về tổng số và chi tiết đồng thời phải gửi kèm báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.

Sáu là, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán và ngân

sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.

Bảy là, ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí

ủy quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình Cuối năm, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi Sở Tài chính và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền.

Trang 39

Tám là, Kho Bạc nhà nước huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu

quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để lập báo cáo quyết toán Kho Bạc nhà nước huyện xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Trình tự quyết toán ngân sách

Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước nămđối với đơn vị dự toán:

Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên.

Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.

Cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp I Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan Tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.

Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước hàngnăm của ngân sách các cấp:

Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ Kế toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, thị trấn trình Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xem xét gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện; đồng thời Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn Sau khi được Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phê chuẩn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện.

Trang 40

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn.

Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, Phòng Tài chính - Kế hoạch có quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Trường hợp quyết toán ngân sách cấp huyện có sai sót, Sở Tài chính có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh lại cho đúng đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

* Kiểm tra, thanh tra ngân sách huyện

Chính quyền cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các xã, thị trấn, các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình.

Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật Khi thực hiện nhiệm vụ, thanh tra Tài chính có quyền: Yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu kèm theo; Các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp thực hiện tra tra; Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thanh tra Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước được quy định trong văn bản riêng của Chính phủ.

Ngày đăng: 23/07/2018, 11:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan