Lồng Ngực Hình Thùng Barrel chestI.Đại Cương:1.Lồng ngực: Là một khoang hoàn toàn kín chứa: phổi,tim,.... +Xung quanh là khung xương bao bọc: xương ức ở phía trước, 12 đôi xương sườn. phía sau có cột sống gồm các đốt xương sống +Phía trên có các cơ và mô liên kết ở vùng cổ. +Phía dưới có cơ hoành ngăn cách với ổ bụng. Cơ hoành có hai vòm và được cấu tạo bởi các sợi cơ vân. Các cơ liên sườn và các mô liên kết làm cho thành lồng ngực có tính đàn hồi.Lồng ngực có tính đàn hồi và có khả năng thay đổi kích thước lồng ngực trong một giới hạn nhất định nhờ hoạt động của các cơ hô hấp.Như vậy: +Lồng ngực: khoang kín +Đáy: cơ hoành +Cố định: cột sống +Di động: xương sườn, xương ức +Cử động: cơ hô hấp2.Các cơ hô hấp: Làm thay đổi thể tích lồng ngực. Chia làm 2 nhóm cơ: + Cơ hít vào: Bình thường(cơ hô hấp chính): cơ hoành, cơ liên sườn ngoài. Gắng sức(cơ hô hấp phụ): cơ lệch, cơ răng trước, cơ ức đòn chũm, cơ má, cơ lưỡi, cơ cánh mũi. +Cơ thở ra: Bình thường: các cơ co vào trong lúc hít, giãn nghĩ sẽ gây thở ra. Gắng sức: cơ liên sườn trong, cơ thành bụng trướcNguyên ủy và bám tận các cơ hít vào và thở ra quan trọnga.Cơ hoành: gồm phần cơ ở xung quang và phần gân ở giữa nên được coi như nhiều cơ hai bụng hợp lại. Nguyên ủy: bám vào thành ngực ở xương ức, xương sườn, sụn sườn và cột sống thắt lưng. +Phần ức:mặt sau mũi kiếm xương ức. +Phần sườn:6 xương sườn cuối bởi các trẽ cơ +Phần thắt lưng: bám CSTL bởi các trụ cơ và dây chằng gồm: Trụ phải(3 hay 4 đốt sống thắt lưng trên. Trụ trái(2 hay 3 đốt sống thắt lưng trên). Dây chằng: Dây chằng cung giữa(nối liền 2 trụ), dây chằng cung trong( thân đốt sống lưng II hoặc III đến mỏm ngang), dây chằng cung ngoài( mỏm ngang L1 hay L2 đến D12). Bám tận: từ nguyên ủy các thớ cơ chạy thành vòm rồi bám tận vào trung tâm gân. Mạch máu cơ hoành: Động mạch hoành trên: từ động mạch chủ ngực Động mạch hoành dưới: từ động mạch chủ bụng Động mạch cơ hoành: từ động mạch ngực trong Các nhánh trung thất sau. Thần kinh: Thần kinh vận động là C3C5 đi theo thần kinh hoành.b.Cơ liên sườn ngoài: Nguyên ủy: bờ dưới 11 xương sườn trên, chạy dọc xuống dưới và ra trước Bám tận: bờ trên các xương sườn dưới. Thần kinh:dây thần kinh vận động xuất phát từ T1T11.3.Sự di chuyển của lồng ngực và cơ hoành trong hô hấp: 3.1 Động tác hít vàoa.Hít vào thông thường: Chủ động,Tốn năng lượng cho co cơ. Thực hiện chủ yếu bởi 2 cơ:cơ hoành và cơ liên sườn ngoài. Khi co lại làm tăng kích thước lồng ngực theo cả ba chiều: +Chiều thẳng đứng (trên dưới):Bình thường cơ hoành lồi lên phía lồng ngực theo hai vòm:vòm gan và vòm dạ dày. Khi co, nó sẽ phẳng ra và hạ thấp xuống về phía bụng > kích thước tăng theo chiều đứng thẳng. Cơ hoành hạ thấp 1 cm có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên 250 cm3. Hít vào bình thường cơ hoành hạ thấp 1,5 cm. Diện tích cơ hoành khoảng 250 cm2. +Tăng chiều trước sau và chiều ngang: Liên quan đến cơ liên sườn ngoài.Bình thường các xương sườn chếch ra trước và xuống dưới. Khi các cơ hít vào co lại, xương sườn quay xung quanh một trục đi qua hai điểm khớp với đốt sống và xương ức, làm cho xương sườn chuyển từ tư thế chếch xuống sang tư thế nằm ngang hơn và đưa ra trước do đó tăng đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực.Các cơ liên sườn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực. Do kích thước của lồng ngực được tăng lên theo cả ba chiều nên dung tích của lồng ngực tăng lên, áp suất trong lồng ngực và trong phổi âm hơn giai đoạn trước khi hít vào, tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài và phổi, không khí di chuyển từ bên ngoài môi trường vào phổi.b.Hít vào gắng sức: một số cơ phụ tham gia vào như: cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo,.... Vì cần cố định đầu và tay để huy động các cơ hô hấp phụ, người hít vào gắng sức thường có một tư thế rất đặc biệt cổ hơi ngửa, hai cánh tay dang ra không cử động. Khi gắng sức: cơ hoành tiếp tục hạ thấp hơn so với hít vào thông thường, có thể hạ thấp tới 7 8 cm > thể tích lồng ngực lên tới 1500 2000 cm3 > không khí có thể di chuyển thêm vào phổi khoảng 1500 2000 ml. 3.2. Động tác thở raa.Thở ra thông thường: Thụ động, không tốn năng lượng co cơ, các cơ hít vào ở giai đoạn này không co nữa, chúng giãn ra trở về vị trí cũ>làm cho lồng ngực được trở về vị trí ban đầu do sức đàn hồi ngực, phổi (phế nang) và sức chống đối của các tạng bụng. Các xương sườn hạ xuống, các vòm hoành lại lồi lên phía trên lồng ngực. Kết quả là dung tích lồng ngực giảm làm cho áp suất của phổi tăng lên có tác dụng đẩy không khí từ phổi ra ngoài môi trường.b.Thở ra gắng sức: Huy động thêm một số cơ hô hấp phụ: chủ yếu là các cơ thành bụng, khi co lại kéo xương sườn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm vào các tạng ở bụng, dồn cơ hoành lồi thêm lên phía trên lồng ngực, làm cho dung tích lồng ngực tiếp tục giảm, áp suất trong ngực phổi tăng lên và kết quả là không khí tiếp tục được đẩy từ phổi ra ngoài môi trường. Động tác thở ra gắng sức cũng đòi hỏi năng lượng co cơ, do đó nó cũng là một động tác hô hấp tích cực. II. LỒNG NGỰC HÌNH THÙNG1. Định nghĩa: Là tỉ lệ giữa đường kính trước sau so với đường kính ngang > 0.9. Bình thường đường kính trước sau nhỏ hơn đường kính ngang và tỉ lệ này nằm vào khoảng từ 0.7 đến 0.75. Cơ hoành hạ thấp ( trên X quang). Xương ức bị đẩy ra trước. Các xương sườn nằm ngang. 2.Nguyên nhân:Nguyên nhân thường gặp: Hen phế quản Viêm phế quản mãn tính Khí phế thủngNguyên nhân ít gặp: Giãn phế quản Bệnh xơ nang Thiếu men Alpha 1 antitrypsin Hội chứng LutzRhichterLandolt Loạn sản Kniest Hội chứng DyggveMelchiorClausen Thoát vị hoành Bụi phổi silic Viêm xương khớp Xương thủy tinh type VIII Lồng ngực hình thùng cũng có thể gặp ở những người sống lâu ở nơi có áp suất khí quyển thấp như ở các vùng núi cao trên 5500m3.Cơ chế: Thứ 1: lồng ngực luôn co giãn trong lúc hít vào và thở ra. Khi lồng ngực phải giãn ra quá mức trong thời gian dài (hít vào tối đa) làm cho cơ hô hấp phụ như:cơ thang và cơ ức đòn chũm hoạt động quá mức ,cơ nâng xương sườn và xương ức. Hoạt động này kéo dài gây ra sự thay đổi cấu trúc của ngực> làm tăng kích thước trước sau của lồng ngực có thể gây ra lồng ngực hình thùng. Thứ 2: do không khí vào mà ta không thở ra hết được, làm bệnh nhân càng cố gắng thở mạnh hơn để duy trì thông khí (như trong bệnh khí phế thũng). Không khí đi vào phổi nhiều mà thở ra không hết, gây ứ đọng, ngày này qua ngày khác, cuối cùng làm lồng ngực của bệnh nhân phình to ra theo chiều trước sau.bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêmTheo dõi tại: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com