1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa Luận TN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1858 1954

81 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến xuất hiện từ khá sớm, là một quốc gia có nền văn hóa, có bề dày về lịch sử, có phong tục tập quán truyền thống độc lập, khác hẳn so với các nước láng giềng trong khu vực cũng như các nước lân cận. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên – địa lí, lịch sử hình thành, các nhà nghiên cứu đã chia đất nước ta thành nhiều vùng văn hóa – lịch sử khác nhau. Trong các vùng văn hóa – lịch sử đó, vùng đất Tây Nguyên được đánh giá là một trong những khu vực có lịch sử thuần Việt và mang những nét đặc thù riêng biệt nhất. Vùng đất Tây Nguyên, một thời gian được gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh xếp theo vị trí địa lí từ bắc xuống nam từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông cho đến Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ ngày nay. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung bộ. Trước đó, thời kì Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ. Tây Nguyên là một cao nguyên nhưng địa hình khá bằng phẳng, thắng cảnh thiên nhiên không nhiều. Các điểm tham quan còn hoang sơ, thiếu tiện nghi nhưng bù lại vùng đất này còn nguyên sơ, còn niềm vui của sự khám phá nhất là những di chỉ, di tích lịch sử. Nếu người Việt, người Chàm, Khmer đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ thì ở Tây Nguyên rừng già dày đặc đã giữ các dân tộc thiểu số duy trì được nếp sống văn hóa bản địa cổ đại Đông Nam Á. Đến Tây Nguyên để thấy nhà sàn, nhà rông, cái gùi, cái khố, chày cối giã gạo bằng gỗ, tục ăn trầu, sùng bái cây đa, cây gạo, ... phảng phất hình ảnh người Việt cổ thời Hùng Vương.

Ngày đăng: 21/07/2018, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w