Trong thời kì CNH - HĐH hiện nay,phát triển nông nghiệp đã được quan tâm, đề cập đến trong các văn kiện củaĐại hội Đảng toàn quốc, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ vàHộ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VIỆT TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trongluận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin tríchdẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả hoàn toàn chịu tráchnhiệm về tính trung thực của luận văn
Thái Nguyên, tháng 6
năm2017
Tác giả
Nguyễn Thị Nam
Trang 4Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Việt Tiến người đãdành nhiều thời gian, công sức tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ dẫn dắt
em để em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn Chi cục Phát triên nông thôn, Phòng Nôngnghiệp, Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường và các hộ nông dân đã nhiệttình giúp đỡ, cung cấp số liệu, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quátrình nghiên cứu hoàn thiện đề tài này
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm
2017
Tác giả
Nguyễn Thị Nam
Trang 5vi MỞ ĐẦU .
Trang 72.1.1 Vị trí địa lí và pham vi lanh thô 34
năm
2020 83
3.2 Môt sô giải pháp chủ yếu nhằm thuc đẩy sự phát triển nôngnghiêp huyện
92
3.2.1 Tiêp tuc xây dựng va hoan thiên cơ chê thúc đẩy phat triênnông nghiêp huyện Vĩnh Tường trong điều kiện thực
Trang 83.2.4 Xây dựng va triên khai cac dự an trong điêm đê đây manh sanxuât nông nghiêp, xây dựng nông thôn mới 95
3.2.5 Thu hut vôn đâu tư va huy đông vôn 95
3.2.6 Xây dựng CSHT hiên đai và phát triển KHCN, sử dung hiêu qua
96
Trang 93.2.7 Tăng cường liên kêt, hơp tac trong nước va quôc tê trong san xuât, khai thac va chê biên nông san
Trang 10DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
đủ
CCGTSX Cơ cấu giá trị sản xuất
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KHKT, KHCN Khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
iv
Trang 11PTBV Phát triển bền vững
TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Trang 12Bảng 1.2 Trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản phân theo loại hình trangtrại
tại thời điểm 01/7/2016
Trang 13Bảng 2.9: Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản 2005-2015 (Triệu
Trang 14Bảng 2.24 Giá trị sản xuất ngành thủy sản giá đoạn 2005 - 2015
Trang 16an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định về chính trị - xã hội của đấtnước.
Cho đến nay chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay thếđược sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đốivới đời sống xã hội của con người trong mọi thế hệ
Ở Việt Nam, cha ông ta đã dạy “phi nông bất ổn” trước khi nói “phicông bất phú”, “phi dịch bất hoạt”, “phi trí bất hưng” Với gần 66% dân sốsống ở nông thôn, kinh tế còn thuần nông, cơ cấu nông nghiệp độc canh, tỷtrọng nông nghiệp đóng góp vào GDP còn lớn (chiếm 17% GDP-2015),năng xuất khai thác từ ruộng đất còn thấp nên vấn đề nông nghiệp nôngthôn ở nước ta càng trở nên quan trọng Trong quan điểm và đường lối pháttriển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự pháttriển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ chương, chính sáchđúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục khẳng định: đẩy mạnh hơn nữa sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, giải quyếtđồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo ra sự chuyểnbiến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống chonhân dân Trong hiện tại và tương lai, nông nghiệp, nông dân và nông thôn
có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh cónhiều tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp Trong những nămgần đây, Vĩnh Phúc đã đạt nhiều thành tựu, thực hiện có hiệu quả các mụctiêu đặt ra trong chiến lược phát triển nông nghiệp nói riêng và chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội nói chung Việc phát triển sản xuất nông nghiệphàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới trở thành một trong nhữngchương trình phát triển kinh - tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2020 Tuy
Trang 17nhiên, với đặc thù là một tỉnh ĐBSH, dân cư đông đúc, chủ yếu sống ở nôngthôn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Trang 18còn hạn chế, đặt trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và trong nước gặp nhiềukhó khăn như hiện nay, nông nghiệp Vĩnh Phúc đang đứng trước nhiềuthách thức Để khắc phục tình trạng này phải có nhiều giải pháp, chế tài phùhợp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lýhướng tới sự bền vững
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên
tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc Bắc giáp huyệnLập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,Tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); Đông giáp huyệnYên Lạc Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triểnkinh tế, là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê Trung ương (đê sông Hồng vàsông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề bắc - tây - nam,địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng phù
sa cổ, Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy,Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê Vì vậy, trong cơ cấu kinh tế huyệnVĩnh Tường, Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo (trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ nông nghiệp), và một số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xâydựng (nghề mộc, nghề rèn ), thương mại, du lịch Tuy nhiên, với đặc thù làhuyện đồng bằng, giao thông thuận tiện, thuận lợi cho các loại hình dịch vụphát triển nhưng sự phát triển về kinh tế nông nghiệp ở huyện cũng đứngtrước nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Việt Tiến, tôi quyết định chọn hướng
nghiên cứu cho luận văn của mình là “Phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh
Tường - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
Trang 19không còn là vấn đề mới mẻ nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay thì vô cùngcần thiết.
Trang 20J.Fonratier là người đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ
thống và đưa ra lý thuyết “ba khu vực hoạt động kinh tế - xã hội” Theo lý
thuyết này, tất cả các hoạt động kinh tế được chia thành 3 khu vực hoạtđộng cơ bản (nông nghiệp, công nghiêp
– xây dựng, dịch vụ) Trong đó, nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinhhoạt cho con người, … và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầutiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung
Còn “Học thuyết kinh tế” của C.Mác khẳng định: Sự phát triển nông
nghiệp giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của xã hộiloài người bởi vì con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới đến các hoạtđộng khác Vai trò của nông nghiệp sau này được kế thừa và phát huy bởiĂnghen và nhiều nhà khoa học khác trên thế giới
Trong hệ thống lí luận phát triển kinh tế trên thế giới, lí luận về giaiđoạn phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng, tiêu biểu cho lí luận này
là nhà lịch sử kinh tế Mỹ Walter W.Rostow Trong cuốn “các giai đoạn phát triển kinh tế”, ông đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước
khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở 5 châu lục Theo mô hìnhRostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành nămgiai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế đặctrưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy Ở xã hội truyền thống,hoạt động nông nghiệp thuần túy và mang những đặc trưng nổi bật nhưngnăng suất thấp, không có tích lũy, tự cấp tự túc, sản lượng nông nghiệp cóthể tăng do mở rộng diện tích đất canh tác (quảng canh) hoặc bắt đầu có cảitiến về tưới tiêu, thủy lợi, giống cây trồng mới Đến các giai đọan sau, nôngnghiệp được đầu tư KHKT và thương mại hóa, giữ vai trò quan trọng trongnấc thang phát triển nhân loại
2.2 Ở Việt
Nam
Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nông nghiệp
đã thu hút đông đảo lực lượng lao động xã hội, chiếm khoảng 1/5 GDP cũngnhư kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong thời kì CNH - HĐH hiện nay,phát triển nông nghiệp đã được quan tâm, đề cập đến trong các văn kiện củaĐại hội Đảng toàn quốc, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ vàHội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành trung ương Đảng, trong các tạp chí
Trang 21chuyên ngành các hội thảo khoa học và nghiên cứu
Trang 22độc lập của nhà khoa học…ở một số các trường Đại học như Đại học sư phạm
Hà Nội, Đại học nông nghiệp I, Đại học nông lâm Thái Nguyên… bộ môn địa
lí nông nghiệp hay kinh tế nông nghiệp đã được đưa vào giảng dạy
Những đánh giá cơ bản về thành tựu nổi bật của Việt Nam trong nhữngnăm đổi mới, vấn đề xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam kèm theonhững dẫn chứng số liệu thống kê về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai
đoạn 1986-2001 đã được đề cập chi tiết, đầy đủ trong cuốn “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới 1986-
2001” của tác giả Nguyễn Sinh
Cúc
Nhóm tác giả Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn với
“Nông nghiệp vùng cao: thực trạng và giải pháp” đã tập hợp những bài viết
có chọn lọc tại Hội thảo quốc gia về nghiên cứu và phát triển nông nghiệpbền vững tại vùng cao, Yên Bái ngày 06/8/2002 Nhiều công trình nghiêncứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đề cập đến thực trạngcũng như giải pháp thúc đảy sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chănnuôi, thủy sản…phát triển nền nông nghiệp bền vững các tỉnh vùng
TDMNPB Tiêu biểu như bài viết “thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển cây ăn quả của vùng trung du miền núi phía Bắc” của tác giả Lê Hồng Sơn -
Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã đề cập cụ thể về hiện trạng sảnxuất và phân bố các cây ăn quả chủ yếu, thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật và chính sách phát triển cây ăn quả ở trung du miền núi phíaBắc, đề suất giải pháp cơ bản nhằm phát triển cây ăn quả cho vùng
Cuốn sách “Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố” xuất bản
năm 2004 của tác giả Vũ Lăng Dũng đã nêu lên hiện trạng phát triển và xuhướng của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và 61 tỉnh thành phốcũng được đề cập khá cụ thể
Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) với hai cuốn sách “Địa lí kinh tế
-xã hội đại cương” (2005) và “Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam” (2013) đã
đưa ra hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn rất cụ thể vai trò của nông nghiệptrong hệ thống KT-XH và đời sống con người nói riêng, những nhân tố cơ bảnảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp nói chung Đặc biệt,
trong cuốn “Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam” (2013), tác giả đã phân
tích cụ thể địa lí các ngành nông nghiệp và các vùng nông nghiệp ở Việt
Trang 23Nam.
Trang 24Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” của tác giả Vũ Đình Thắng xuất bản
năm 2006 cũng đã trình bày tổng quan về hệ thống quan hệ sản xuất nôngnghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và toàn bộ những vấn
đề kinh tế học thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại của nông nghiệp
Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” xuất bản năm
2008 của tác giả Đặng Văn Phan đã đề cập đến các vấn đề lí luận và thực tiễncủa TCLTNN như khái niệm, nhân tố và hình thức tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp nói chung, thực trạng TCLTNN Việt Nam nói riêng Đây cũng là cơ
sở quan trọng để tác giả đưa ra những phân tích, nhận định về thực trạngphát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ trong cuốn “Giáo trình địa lí kinh
tế xã hội Việt Nam” (2011); Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên) cuốn “ Giáo trình địa
lí kinh tế xã hội Việt Nam” tập I xuất bản năm 2009 đã phân tích và đánhgiá sâu sắc các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triểnnông nghiệp và địa lí các ngành nông nghiệp Việt Nam
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương giàu tiềm năng, nềnvăn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng thực trạng phát triển cho thấy chưatương xứng với tiềm năng hiện có Đây là địa bàn thu hút nhiều sự quantâm của các nhà quản lí, các nhà khoa học…Tác giả Lê Thông đã giới thiệutương đối cụ thể về KT-XH của Vĩnh Phúc nói chung và nông nghiệp nói riêng
trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”
tập II
Huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc với cơ cấu kinh tế đặc trưng lànông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng Do vậy,sản xuất nông nghiệp luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứucủa các nhà khoa học đi trước trong kinh tế nói chung và nông nghiệp nóiriêng, với cách nhìn biện chứng, luận văn phân tích đánh giá khách quan,khoa học những thành tựu phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2005-2015 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sảnxuất nông nghiệp phát triển
3 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
Trang 253.1 Mục
tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn về nông nghiệpcủa Thế giới và Việt Nam, luận văn tập trung đánh giá tiềm năng và thựctrạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 huyện Vĩnh Tưởng, tỉnhVĩnh Phúc Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp của huyệnVĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đến năm 2020
3.2 Nhiệm
vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về nông nghiệp dưới góc độ địa lí học
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nôngnghiệp huyện Vĩnh Tưởng – tỉnh Vĩnh Phúc
- Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện VĩnhTường - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của huyện
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong
giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm
Trang 26theo nghĩa rộng (bao gồm Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Thủy sản) màtrọng tâm là tìm hiểu sự phát triển và phân bố theo ngành, theo lãnh thổ(hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, vùng chuyên canh)
4 Quan điểm và phương pháp
nghiên cứu
Trang 274.1 Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ
Các hiện tượng địa lí kinh tế- xã hội rất phong phú và đa dạng Chúng
có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bảnthân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác Mọi
sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnhthổ nhất định Nhiệm vụ của khoa học địa lí là tìm ra sự vận động và phânhóa của các hiện tượng địa lí ấy vì vậy, đề tài vận dụng quan điểm lãnh thổ
để tiến hành nghiên cứu về sự phát triển và phân bố nông nghiệp trên địabần huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó, có thể thấy được sự phânhóa rõ rệt trong phát triển nông nghiệp giữa huyện Vĩnh Tường với cáchuyện khác trên địa bàn tỉnh Đồng thời, nghiên cứu những nguyên nhântạo nên sự khác nhau
đó
*Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống Hệ thống đó bào gồmnhiều phân hệ (hệ thống nhỏ) có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Chỉcần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền
và ảnh hưởng đến hoat động chung của hệ thống Các nhân tố ảnh hưởngđến sự phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc (tự nhiên,KT-XH) luôn tồn tại, vận động và phát triển trong một không gian lãnh thổnhất định và bao gồm nhiều nhân tố khác nhau Mỗi nhân tố có một quyluật vận động và phát triển riêng, xong các nhân tố không tồn tại độc lập mà
có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau tạo lên một thể thống nhất và hoàn chỉnh
Do đó khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tốkhác hay của cả hệ thống Vì vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệthống
*Quan điểm kinh tế
Một trong những mục tiêu quan trọng của các nghiên cứu Địa lí học làgóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chính vì vậyđây là quan điểm chỉ đạo được xuyên suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
đề tài Vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu đề tài này giúpchúng ta có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của nông nghiệp thông quacác tiêu chí: Động lực tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 2813nông nghiệp nông thôn heo hướng công nghiệp hoá - hiện
Trang 29đại hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thu hút lao động, tạothêm việc làm, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế …Từ đó có thể đưa rađịnh hướng và giải pháp đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu.
*Quan điểm lịch sử
Kinh tế luôn ở trạng thái vận động, biến động không ngừng theo sựphát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Vì vậy, trong quátrình nghiên cứu luận văn luôn quán triệt theo quan điểm lịch sử - viễn cảnh
để thấy được sự phát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường - tỉnh VĩnhPhúc theo giai đoạn, lí giải nguyên nhân của sự phát triển trong hiện tại Từ
đó, là cơ sở để nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển trong tươnglai Theo quan điểm lịch sử, khi xem xét sự phát triển kinh tế, nghiên cứutrong một thời gian liên tục từ quá khứ - hiện tại - tương lai, dự báo sự pháttriển của hiện tượng Nói cách khác, các hiện tượng này có quán trình phátsinh, phát triển và suy vong Trong quá trình nghiên cứu, xem xét hayđánh giá cần phải đứng trên quan điểm lịch sử
*Quan điểm phát triển bền vững
Việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng được một cơ cấunông nghiệp hợp lí, linh hoạt trong mỗi giai đoạn phải gắn liền với chiến lượcphát triển bền vững Việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả nhất trongquá trình phát triển và phân bố nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH đem lạilợi ích cho nhân dân và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế chung của huyệnVĩnh Tường -tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết, nhưng phải sử dụng hợp lí và khônglàm ảnh hưởng đến tương lai
4.2 Phương pháp
nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học (phép duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử) và bám sát đường lối đổi mới của Đảng, Nhànước trong quá trình CNH-HĐH Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn sửdụng một số phương pháp chủ yếu sau
*Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu thống kê
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sửdụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí kinh tế nói riêng.Các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu được thu thập tương đối đadạng, phong phú, bao gồm các
Trang 30tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và cơ quan khácnhau Trong luận văn, tác giải sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu từ Niên giámthống kê của huyện, báo cáo thường niên của phòng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Trên cơ sở đó, tiến hành các phương pháp nghiên cứutrong phòng với sự hỗ trợ của các phần mềm, xử lí số liệu có đủ độ tin cậyphục vụ mục đích nghiên cứu đề tài
*Phương pháp phân tích hệ thống
Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc được nhận biết thông qua phân tích mối liên hệ không gian,thời gian của các ngành nông nghiệp Ở đây tác giả chú ý đến các mối quan
-hệ tự nhiên và nhân văn, các môi quan -hệ nhân quả Các giải pháp đề xuấtđược tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp để rút ra các hiện tượng kinh tế,hiện tượng địa lí phục vụ nghiên cứu nội dung đề
tài
*Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một trong những phương pháp truyền thống của khoa học địa
lí Tác giả vận dụng phương pháp này để khảo sát thực tế ở một số xã tronghuyện để phát hiện vấn đề và kiểm định các thông tin thu thập được từ nhiềunguồn khác nhau Thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành quan sát, ghichép, mô tả, chụp ảnh, quay phim, gặp gỡ trao đổi với một số cơ sở banngành, các lãnh đạo, cách chuyên gia về những vấn đề liên quan đến nôngnghiệp của huyện Vĩnh Tường
*Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành tham khảo ýkiến của các chuyên gia phòng kế hoạch đầu tư, các nhà khoa học tronglĩnh vực địa lí, lãnh đạo, các cơ sở ban ngành huyện, các chuyên gia củaPhòng nông nghiệp huyện
*Phương pháp bản đồ và GIS
Bản đồ là những tài liệu tham khảo và cũng là sản phẩm của quá trìnhnghiên cứu Bản đồ dung để thể hiện thực trạng kinh tế, sự phân bố cảu cáchiện tượng địa lí kinh tế và các mối quan hệ lãnh thổ, trong không gian, cácmối quan hệ giữa chúng và những định hướng phát triển kinh tế nói chung
và nông nghiệp nói riêng Do vậy, quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng bản
Trang 31đồ như một nguồn tư liệu quan trọng và cũng sử
Trang 32dụng bản đồ như một phương tiện phản ánh các kết quả nghiên cứu về các vấn đề phát triển và phân bố của nông nghiệp huyện Vĩnh Tưởng - tỉnh Vĩnh Phúc
- Đưa ra bức tranh phát triển và phân bố nông nghiệp ở huyện theokhía cạnh ngành, lãnh thổ
- Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị phát triển nông nghiệphợp lí có hiệu quả
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungchính của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông
Trang 33NÔI DUNG Chương 1
CƠ SƠ LÍ LUÂN VA THỰC TIÊN VÊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIÊP 1.1 Cơ sơ ly luân
1.1.1 Các khái niệm và vai tro của nông nghiệp
1.1.1.1 Các khai niêm về nông nghiêp
Cơ câu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – thủy sản còn
theo nghĩa
hẹp, cơ cấu nông nghiệp là sự hợp thành của trồng trọt, chăn nuôi và dịch
vụ nông nghiệp
TCLTNN là một hệ thống các liên kết không gian của các ngành, các xí
nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ nông nghiệp dựa trên cơ sở các quytrình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa vàhợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theolãnh thổ về ĐKTN, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội caonhất
Sự ổn định bước đầu của dân số thế giới từ khi loài người biết trồng trọt
và tạo được cơ sở lương thực, thực phẩm Với sự phát triển của KHKT, nôngnghiệp ngày càng được mở rộng, các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng
đa dạng và phong phú C.Mác đã khẳng định: “Con người trước hết phai có
ăn rôi sau đó mới nói đến các hoạt động khác, … Nông nghiệp là ngành cung câp tư liệu sinh hoạt cho con người, và việc san xuât ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi linh vực san xuất nói chung”
b Nông nghiêp có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt cung câp nguyên liệu đê phát triên công nghiêp, tiêu thu công nghiêp
Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngànhcông nghiệp chế biến Đăc biệt, đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu
Trang 34từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến
và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Trang 35Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiềungành công nghiệp và ngược lại, thông qua công nghiệp chế biến, sản phẩmnông nghiệp tăng lên nhiều lần về giá trị cũng như khả năng cạnh tranh.
c Nông nghiêp là nganh cung cấp lao đông cho các ngành khác và nguôn vốn lớn cho phát triển kinh tế
Đây là xu hướng có tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch lao độngtheo ngành trong quá trình CNH, HĐH đất nước Ở các nước đang pháttriển, nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động cho cácngành kinh tế khác Trong giai đoạn đầu của CNH, phần lớn dân cư hoạtđộng trong khu vực I và cư trú ở nông thôn Quá trình CNH, ĐTH, một măttạo ra nhu cầu rất lớn về lao động và mặt khác, việc áp dụng KHKT trongnông nghiệp góp phần tăng nhanh năng suất lao động, tạo nguồn lao động
dư thừa bổ sung cho công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
Có thể khẳng định, hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp luônluôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Trên 40% lao động thế giới đangtham gia sản xuất nông nghiệp (trong đó: ở các nước phát triển dưới 10%,các nước đang phát triển từ 30
- 70%) và tạo ra 4% GDP toàn cầu (ở các nước phát triển là 2%, các nước đang phát
triển là 27%, có những nước trên 50%)
d Nông nghiêp trở thành thi trường tiêu thụ rộng lớn các san phâm của các ngành kinh tế khác
Nông nghiệp vừa là thị trường đầu vào, vừa là đầu ra của các ngànhkinh tế khác Măc dù thu nhập của người lao động không cao như các lĩnhvực kinh tế khác nhưng ở các nước đang phát triển với ưu thế về quy mô dân
số, nông nghiệp và nông thôn thực sự là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.Bởi le, sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trongnước, mà trước hết là nông nghiệp và nông thôn Nông nghiệp và nôngthôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề của dân cư Đời sống dân cưnông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng vàđạt tốc độ tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn se trở thành thịtrường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân Đồng thời, sựthay đổi về nhu cầu trong nông nghiệp, nông thôn se có tác động trực tiếptới quy mô sản xuất của các ngành phi nông nghiệp
Trang 36e Nông nghiêp tham gia trưc tiêp vao khai thác co hiêu qua ĐKTN va TNTN, góp phần vào việc gìn giữ cân băng sinh thái, bao vệ TNTN và môi trường, đam bao an ninh quốc phòng
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng thường xuyênđất đai, nguồn nước, các loại hoá chất , với việc trồng và bảo vệ rừng, luâncanh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc Điều đó, ảnh hưởng lớn đếnmôi trường Do vậy, việc bảo vệ nguồn TNTN, môi trường sinh thái còn làđiều kiện để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu quả cao
Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, không thể không đề cập đến ngành
thủy sản trong việc gìn giữ chủ quyền quốc gia ở vùng biển - đảo [10], [12].
1.1.2 Đăc điểm của sản xuất nông nghiệp
Mỗi ngành kinh tế có những đăc điểm riêng biệt Nông nghiệp là mộttrong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Nghiên cứu các đăcđiểm của nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định phươnghướng phát triển, hoạch định chính sách và tiến hành các biện pháp quản lý
có hiệu quả Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp có những đăc điểm nổi bật sauđây:
1.1.2.1 Đât trồng là tư liêu san xuât chủ yếu và đăc biêt
Trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtnhư là tư liệu sản xuất chủ yếu, đăc biệt và không thể thay thế
Đất là tư liệu sản xuất đăc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tưliệu lao động Xét trên khía cạnh đối tượng lao động, đất chịu sự tác độngcủa con người thông qua việc làm đất (cày, bừa…) để có môi trường tốt chosinh vật phát triển; còn xét trên khía cạnh tư liệu lao động, đất là công cụlao động Cho nên, số lượng và chất lượng đất quy định lợi thế so sánh cũngnhư cơ cấu sản xuất của mỗi vùng, hướng sử dụng đất quyết định hướng sửdụng các tư liệu sản xuất khác Thông qua đất, các tư liệu sản xuất khác mớitác động được đến cây trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo
Trang 37kinh tế Tuy nhiên, việc duy trì và nâng cao độ phì kinh tế phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là đầu tư thêm vốn, lao động, trang bị thêmcác phương tiện sản xuất hiệu đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu KHKT vàkinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp.
1.1.2.2 San xuât nông nghiêp mang
tinh vung
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,phụ thuộc vào ĐKTN nên mang tính khu vực rõ rệt Tức là ở đâu có đất vàlao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp Nhưng ở mỗi vùng, mỗiquốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau Lịch sử hìnhthành các loại đất ở các địa bàn khác nhau và hoạt động nông nghiệp cũngkhông giống nhau Điều kiện thời tiết khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, … ở mỗi địa bàn gắn liền với điều kiện hình thành và sử dụngđất Do điều kiện đất đai, khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làmcho nông nghiệp mang tính khu vực càng rõ nét Đăc điểm này đòi hỏi quátrình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải cần chú ý các vấn đề kinh tế
- kĩ thuật sau: (i) Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm –thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng để quy hoạch bố trí sảnxuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp; (ii) Việc xây dựng phương hướngsản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đăc điểm vàyêu cầu sản xuất nông nghiệp từng vùng; (iii) Hệ thống các chính sách kinh
tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định [8]
1.1.2.3 Đôi tương của san xuât nông nghiêp la những cơ
thê sông
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa
là các cơ thể sống Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo cácquy luật sinh học và cũng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên (điềukiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường) Quá trình sản xuất ra sảnphẩm nông nghiệp là quá trình chuyển hóa về vật chất và năng lượng thôngqua sự sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi Quá trình phát triển của sinhvật tuân theo các quy luật sinh học không thể đảo ngược Các quy luật sinhhọc và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của conngười Vì vậy, nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh học và quyluật tự nhiên là yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản xuất
Trang 38nông nghiệp nào
Từ đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi có thể nhận thấy trongnông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng cả về số lượng và chấtlượng so với đầu vào
Trang 39Nguyên liệu ban đầu là hạt giống, con giống Quá trình sản xuất se làm chothành phẩm tăng lên gấp bội khi được mùa và cũng có thể là con số khôngkhi mất mùa Vì thế, cần tìm ra giống cây, con phù hợp với ĐKTN của mỗivùng, đồng thời phải không ngừng lai tạo, chọn lọc để có được những giống
có chất lượng, thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh [5].
1.1.2.4 San xuât nông nghiêp mang tính thơi
vụ cao
Tính thời vụ là nét đăc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp,đăc biệt là ngành trồng trọt Bởi vì, một măt, thời gian lao động không trùngvới thời gian sản xuất của các loại cây trồng và măt khác, do sự biến đổi củathời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau Thời gianlao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới việc hìnhthành sản phẩm Còn thời gian sản xuất được coi là thời gian sản phẩm đangtrong quá trình sản xuất
Tính thời vụ thể hiện không những ở nhu cầu về đầu vào như laođộng, vật tư, phân bón, mà còn ở cả khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ vàtiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Chu ky sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp tương đối dài vàkhông giống nhau Trong nông nghiệp, thời gian sản xuất bao giờ cũng dàihơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, kể cả sản phẩm trồngtrọt và sản phẩm chăn nuôi
Sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất lànguyên nhân nảy sinh tính mùa vụ Thời gian nông nhàn và thời gian bậnrộn thường xen ke nhau Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay băng nhiềubiện pháp kinh tế - tổ chức, người ta đã hạn chế tính thời vụ tới mức thấpnhất Chẳng hạn để khắc phục tính thời vụ, chúng ta có thể xây dựng một cơcấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, thực hiện đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, rải
vụ, ), phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn
1.1.2.5 San xuât nông nghiêp phụ thuôc nhiêu
vao ĐKTN
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chăt che vào ĐKTN, nhất là vào đấtđai và khí hậu Đăc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nôngnghiệp là cây trồng và vật nuôi Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển đượckhi có đủ 05 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không
Trang 4025khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố