1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN TỬ CARSIM II CỦA HÀN QUỐC

85 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN TỬ CARSIM II CỦA HÀN QUỐC Tác giả VÕ QUANG DUY Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành Điều Khiển Tự Động

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN

TỬ CARSIM II CỦA HÀN QUỐC

Họ và tên sinh viên : VÕ QUANG DUY Ngành : ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Niên khóa : 2005 – 2009

Tháng 07/2009

Trang 2

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY

RESEARCH EQUIPMENT TRAINING TECHNICAL DRIVING

SIMULATOR THE CARSIM II OF SOUTH KOREA

Student : VO QUANG DUY Speciality : Automation Control Academic Year : 2005 – 2009

July, 2009

Trang 3

NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN TỬ

CARSIM II CỦA HÀN QUỐC

Tác giả

VÕ QUANG DUY

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành Điều Khiển Tự Động

Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Bùi Công Hạnh Thạc sĩ Nguyễn Bá Vương

Tháng 07 năm 2009

Trang 4

CẢM TẠ

Để hoàn thành tốt bài luận văn này, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến :

Cha, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con trong suốt những năm qua, cùng các người thân đã giúp đỡ và động viên con rất nhiều trong quãng đời đi học của mình

Các thầy, cô trong trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; đặc biệt là sự quan tâm , giúp đỡ và chỉ dạy của các thầy, cô của Khoa Cơ Khí – Công Nghệ

Quý thầy Thạc sĩ Bùi Công Hạnh và thầy Thạc sĩ Nguyễn Bá Vương đã tận tình hướng dẫn, tạo diều kiện thuận lợi và giúp đỡ em thực hiện đề tài này

Các bạn cùng lớp DH05TD đã giúp đỡ, san sẻ kiến thức, đóng góp ý kiến và động viên để hoàn thành đề tài

Xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người

Tháng 07 năm 2009 Sinh viên thực hiện :

Võ Quang Duy

Trang 5

TÓM TẮT

1 Tên đề tài

“ NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN TỬ CARSIM II

CỦA HÀN QUỐC ”

2 Thời gian và địa điểm

ƒ Thời gian: từ ngày 27 tháng 04 đến ngày 30 tháng 07 năm 2009

ƒ Địa điểm: tại xưởng thực hành thí nghiệm ô tô, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Mục đích đề tài

Đề tài được thực hiện với những mục đích sau :

ƒ Tìm hiểu cấu tao và nguyên lí hoạt động của thiết bị đào tạo kỹ thuật lái xe điện

tử Carsim II của Hàn Quốc

ƒ Phương pháp điều khiển và vận hành thiết bị đào tạo kỹ thuật lái xe điện tử Carsim II của Hàn Quốc

ƒ Kiểm tra và chuẩn đoán các lỗi khi vận hành

ƒ Bảo dưỡng thiết bị để người dùng có thể vận hành tốt

ƒ Vận hành được thiết bị đào tạo kỹ thuật lái xe điện tử Carsim II của Hàn Quốc

ƒ Tháo ráp và biết được cấu tạo bên trong của thiết bị

ƒ Chẩn đoán các lỗi khi vận hành

¾ Khởi động không lên màn hình

¾ Tín hiệu tác động không hiển thị đúng trên màn hình

¾ Lỗi chương trình phần mềm

Trang 6

SUMMARY

1.Topic name

“ RESEARCH EQUIPMENT TRAINING TECHNICAL DRIVING SIMULATOR

THE CARSIM II OF SOUTH KOREA ”

2.Period of time and place

ƒ Period of time: From May to July 30th , 2009

ƒ Place: At workshop for experimenting and practicing automobile engineering, department of automobile engineering, faculty of engineering and technology, Nong Lam University, Ho Chi Minh City

3.Topic sake

Topic executive with later contents :

ƒ Learn the principles and recreate the operation of equipment and training techniques to drive electronic Carsim II of South Korea

ƒ Methods to control and operate the equipment and training techniques to drive electronic Carsim II of South Korea

ƒ Testing and diagnosis of errors when operating

ƒ Equipment maintenance for user can function well

ƒ Remove the machines and is formed by the device

ƒ Diagnosis errors when operating

¾ Faceplate rise startup

¾ Signals impact not correctly displayed on the screen

¾ Error software programs

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN 3

2.1 Mục đích – ý nghĩa của phương pháp lái xe 3

2.1.1 Lái xe là gì 3

2.1.2 Quan sát, phán đoán và xử lí 3

2.1.2.1 Quan sát 3

2.1.2.2 Phán đoán 3

2.1.2.3 Xử lý 4

2.2 Vị trí và công dụng của các bộ phận trong buồng lái ô tô 4

2.3 Kỹ thuật lái xe cơ bản 6

2.3.1 Các phương pháp khởi động động cơ 6

2.3.2 Lên xuống xe và tư thế ngồi lái 6

2.3.3 Phương pháp cầm vành tay lái và lấy lái 7

2.3.4 Động tác đạp bàn đạp ly hợp và nhả bàn đạp ly hợp 7

2.3.5 Điều khiển cần số 8

2.3.6 Thao tác điều khiển chân ga 8

2.3.7 Thao tác điều khiển chân phanh 9

2.3.8 Phương pháp sử dụng phanh tay 9

2.3.9 Thao tác tăng giảm số 9

2.4 Tổng quan về cảm biến 10

2.4.1 Định nghĩa các loại cảm biến vị trí 10

Trang 8

2.4.2 Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder 13

2.4.3 Xác định chiều quay encoder 13

2.5 Lý thuyết mạch điện tử 14

2.5.1 Hệ thống và thiết bị điện tử 14

2.5.2 Số và tương tự 14

2.5.3 Các hàm logic 15

2.5.4 Các phần tử logic cơ bản 15

2.5.5 Các phép toán logic cơ bản 16

2.6 Các linh kiện điện từ và lý thuyết mạch 16

2.6.1 Diode 16

2.6.2 Transistor lưỡng cực 16

2.6.3 Các đặc tính của IC 17

2.6.3.1 Đặc tính điện của IC 17

2.6.3.2 Đặc tính của kết cấu vỏ bọc bên ngoài của các IC 17

2.6.3.3 Đặc tính nhiệt của IC 18

2.6.4 Các phần tử được dùng trong IC 18

2.6.5 Hệ tổ hợp 19

2.6.5.1 Bộ mã hóa 19

2.6.5.2 Bộ giải mã 20

2.7 Ghép nối tương tự - số và số - tương tự 21

2.8 Ứng dụng máy vi tính trong đo lường và điều khiển 21

2.8.1 Giới thiệu về cấu trúc máy tính 21

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 24

3.1 Địa điểm 24

3.2 Phương pháp 24

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 24

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 24

3.3 Phương tiện thực hiện đề tài 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Giới thiệu tổng quan về thiết bị Carsim II – Hàn Quốc 25

4.1.1 Khái niệm về đào tạo lái xe ô tô trên cabin điện tử 25

Trang 9

4.1.2 Các tính năng chính của Carsim II 25

4.1.3 Thông số của Carsim II 26

4.1.4 Yêu cầu thiết bị máy tính để có thể vận hành được Carsim II 26

4.2 Phương pháp vận hành và điều khiển thiết bị 26

4.2.1 Phương pháp vận hành thiết bị 26

4.2.2 Phương pháp điều khiển 27

4.3 Cấu trúc của hệ thống Carsim II 27

4.4 Cấu tạo của hệ thống thiết bị Carsim II 28

4.4.1 Các thiết bị trong bộ phận tay lái 29

4.4.1.1 Động cơ 29

4.4.1.2 Công tắc hành trình ( CTHT) 30

4.4.2 Hai mạch điện điều khiển dùng trong thiết bị Carsim II 31

4.4.2.1 Mạch thứ nhất 31

4.4.2.2 Mạch thứ hai 35

4.5 Nguyên lí hoạt động của thiết bị Carsim II 38

4.5.1 Sơ đồ và nguyên lí hoạt động của bộ phận tay lái 39

4.5.2 Sơ đồ và nguyên lí hoạt động của chân ly hợp 40

4.5.3 Sơ đồ và nguyên lí hoạt động của chân phanh .41

4.5.4 Sơ đồ và nguyên lí hoạt động của chân đạp ga 42

4.6 Các bài thực tập lái xe cơ bản trên thiết bị Carsim II 42

4.6.1 Bài tập phản xạ sang số tay 42

4.6.2 Sân cơ bản 43

4.6.3 Sân tập lái 44

4.6.4 Sân tập khúc quanh 44

4.6.5 Sân tập chữ “S” 45

4.6.6 Sân chữ “ T” 45

4.6.7 Sân đậu xe 46

4.6.8 Sân tập tổng hợp 46

4.6.9 Lái xe trên đường dốc, qua đường có xe lửa 47

4.6.10 Lái xe qua các giao lộ 47

4.6.11 Bài tập sang số, lái xe tăng tốc với các số 48

Trang 10

4.6.12 Sân kiểm tra tổng hợp 48

4.7 Nội quy vận hành và phương pháp bảo dưỡng thiết bị 50

4.7.1 Nội quy vận hành 50

4.7.2 Phương pháp bảo dưỡng 50

4.8 Kiểm tra và chẩn đoán các lỗi khi vận hành 50

4.8.1 Bảng táp lô 50

4.8.2 Đồng hồ báo tốc độ xe 50

4.8.3 Các công tắc và nút nhấn 50

4.8.4 Khởi động không lên màn hình 51

4.8.5 Bẻ lái cứng , trên màn hình không nhận tín hiệu khi bẻ lái 51

4.8.6 Đạp thắng, ly hợp , ga nhưng trên màn hình không hiển thị 52

4.8.7 Máy vi tính không hoạt động 52

4.8.8 Lỗi phần mền chương trình 52

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 56

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 : Quá trình lái xe 3

Hình 2.2 : Các bộ phận trong buồng lái ô tô 4

Hình 2.3 : Vị trí của tay trên vành tay lái 7

Hình 2.4 : Vị trí các núm trên cần số 8

Hình 2.5 : Phương pháp quay trở đầu xe ngang đường 10

Hình 2.6 : Quang cảnh mà người lái xe nhìn thấy được khi đang điều khiển 10

Hình 2.7 : Cảm biến vị trí trục quay 11

Hình 2.8 : Cảm biến vị trí dùng photodiot 11

Hình 2.9 : Cảm biến vị trí dùng bộ phân áp 11

Hình 2.10 : Encoder loại mã hóa liên tục 12

Hình 2.11 : Xác định hướng quay của đĩa nhờ vào sự lệch pha 900 12

Hình 2.12 : Encoder loại mã hóa tuyệt đối 12

Hình 2.13 : Nguyên lý hoạt động của Encoder 13

Hình 2.14 : Xung của incremental encoder 13

Hình 2.15 : Các bước hình thành mạch điện tử và các linh kiện điện tử 14

Hình 2.16 : Chuyển đổi giữa số và tương tự 15

Hình 2.17 : Dải điện áp quy định mức logic của chuẩn TTL 17

Hình 2.18 : Các dạng chân của IC 18

Hình 2.19 : Chức năng bộ mã hóa và ví dụ 20

Hình 2.20 : Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển tự động dùng máy vi tính 21

Hình 2.21 : Các cổng để nối các thiết bị I/O trên máy vi tính 22

Hình 2.22 : Bo mạch của hệ thống 22

Hình 2.23 : Hardware bên trong case máy tính hệ thống 23

Hình 4.1 : Thiết bị đào tạo kỹ thuật lái xe Carsim II 25

Hình 4.2 : Cấu trúc chủ yếu của thiết bị Carsim II 26

Hình 4.3 : Các nút để điều khiển trên thiết bị Carsim II 27

Hình 4.4 : Màn hình chính để điều chỉnh hệ thống 27

Hình 4.5 : Các thiết bị bên ngoài của hệ thống Carsim II .28

Hình 4.6 : Các thiết bị bên ngoài của xe mô phỏng Carsim II 38

Trang 12

Hình 4.7 : Potentiometer của hãng Vishay Spectrol dùng trong Carsim II 29

Hình 4.8 : Motor 12V ở ngoài và khi được gắn vào thiết bị tay lái của Carsim II 30

Hình 4.9 : CTHT ở ngoài và khi được gắn vào thiết bị tay lái của Carsim II 31

Hình 4.10: Mạch điều khiển thứ nhất 32

Hình 4.11: Relay 8 chân trên thị trường ( chưa gắn đế ) 32

Hình 4.12: Sơ đồ cách nối các chân của Relay 8 chân 33

Hình 4.13: Sơ đồ cấu tạo của opto PC817 33

Hình 4.14: Sơ đồ chân kết nối của IC HD74LS374P 34

Hình 4.15: Sơ đồ chân của LM348N 35

Hình 4.16: Sơ đồ chân của IC 74F139N 35

Hình 4.17: Mạch điều khiển thứ hai 36

Hình 4.18: Sơ đồ IC số HD74LD27P 36

Hình 4.19: Sơ đồ Vi điều khiển Intel N8097BH 37

Hình 4.20: Sơ đồ IC số HD74LS373P 38

Hình 4.21: Cấu tạo của tay lái hộp chuyển đổi số vòng quay .39

Hình 4.22: Sơ đồ nguyên lí của chân ly hợp 40

Hình 4.23: Sơ đồ nguyên lí của chân phanh 41

Hình 4.24: Sơ đồ nguyên lí của chân đạp ga 42

Hình 4.25: Giao diện của bài tập sang số tay và thứ tự của các núm số 42

Hình 4.26: Giao diện của 11 bài tập lái trên thiết bị Carsim II 43

Hình 4.27: Giao diện của bài tập trên sân cơ bản 43

Hình 4.28: Giao diện của bài tập trên sân tập lái 44

Hình 4.29: Giao diện của bài tập trên sân tập khúc quanh khi đang lái 44

Hình 4.30: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên sân khúc quanh 44

Hình 4.31: Giao diện của bài tập trên sân chữ “S” khi đang lái 45

Hình 4.32: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên sân chữ “S” 45

Hình 4.33: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên sân chữ “T” 45

Hình 4.34: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên sân đậu xe 46

Hình 4.35: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên sân tập tổng hợp 46

Hình 4.36: Giao diện khi ta nhìn sang hai bên cửa buồng lái của sân tổng hợp 46

Hình 4.37: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập trên đường dốc 47

Trang 13

Hình 4.38: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập lái xe qua các giao lộ 47

Hình 4.39 a: Hướng dẫn cách sang số trên màn hình LCD 48

Hình 4.39 b: Giao diện hướng dẫn thực hiện bài tập sang số 48

Hình 4.40: Giao diện hướng dẫn đường đi của sân kiển tra tổng hợp 49

Hình 4.41: Bảng điểm sau khi kết thúc bài tập ở sân tập lái 49

Hình 4.42: Sân tập lái của Việt Nam khi thi sát hạch lái xe ô tô 49

Hình 4.43: Bảng táp lô, vô lăng và các chân điều khiển trên thiết bị Carsim II 51

Hình 4.44: Thao tác thay RAM 51

Hình 4.45: Cấu tạo bên trong máy tính của thiết bị Carsim II 52

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Quan hệ giữa tốc độ và cự ly phanh của một số loại xe 10

Bảng 2.2: Một số cách gọi khác của 2 mức logic 0 và 1 15

Bảng 2.3: Các đối tượng để mã hóa 20

Bảng 4.1: Thông số của Potentiometer dùng trong thiết bị Carsim II 29

Bảng 4.2: Mô tả các thông số của động cơ CHUNJU 12VDC 30

Bảng 4.3: Các đặc tính của các loại CTHT 31

Trang 15

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay ngành Công Nghệ Ôtô đã và đang phát triển mạnh ở nước ta Mục đích của việc đào tạo lái xe ô tô trên cabin điện tử là ứng dụng những thành tựu của công nghệ điện tử, tin học và tự động hóa để rút ngắn thời gian đào tạo, giảm chi phí, tăng mức độ an toàn và nâng cao chất lượng đào tạo

Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa, một số nước trên thế giới đã thiết kế chế tạo ra các loại cabin điện tử phục

vụ cho việc đào tạo lái xe

Cabin điện tử có thể mô phỏng được các chế độ chuyển động của ô tô tương tự như lái xe ô tô thật trên đường ; đồng thời để tạo ra các tình huống đường sá (đường bằng, đường đèo dốc, đường thành phố…) và các tình huống giao thông (biển báo, sa hình…)

Trong dự án phát triển tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ô tô của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, khoa Cơ Khí của trường Đại Học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh đã được trang bị một cabin điện tử Carsim II do Hàn Quốc chế tạo

Được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa Cơ Khí – Công Nghệ, trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Thạc sĩ Bùi Công Hạnh và thầy Thạc sĩ Nguyễn Bá Vương, cùng với sự hỗ trợ về thiết bị của Bộ môn Công Nghệ Ôtô đã giúp cho tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT LÁI XE ĐIỆN TỬ CARSIM II CỦA HÀN QUỐC”

Thực hiện đề tài này là điều rất cần thiết, vì nó giúp tôi được tìm hiểu một cách sâu hơn về hệ thống tự động trong cabin để mô phỏng cho việc lái ô tô Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công việc sau này, góp phần đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của xã hội

Trang 16

Do thời gian và kiến thức của tôi còn hạn chế nên quyển luận văn này còn nhiều sai sót Vì vậy, tôi rất mong quý thầy cô, các bạn bè và độc giả đóng góp ý kiến thêm

để kiến thức tôi ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người

1.2 Mục đích đề tài

Đề tài được thực hiện với những mục đích sau :

ƒ Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của thiết bị đào tạo lái xe điện tử Carsim II của Hàn Quốc

ƒ Phương pháp vận hành và thử nghiệm các bài tập mô phỏng lái xe trên thiết bị Carsim II

ƒ Đề xuất nội quy để vận hành và phương pháp bảo dưỡng các hệ thống điều khiển của thiết bị

ƒ Kiểm tra và chẩn đoán các lỗi khi vận hành thiết bị

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Mục đích – ý nghĩa của phương pháp lái xe

Trong phạm vi thấy được, người lái sẽ nhận được thông tin từ các giác quan và kinh nghiệm Thông tin này gồm tình trạng mặt đường, vật cản trở, động tỉnh….Tốc

độ xe nhanh, thời gian ngắn nhưng đối tượng quan sát rất rộng và nhiều, ta phải thu lượm một cách thoáng qua Chỉ lưu lại lâu hơn nhưng sự vật có khả năng gây cản trở lớn để làm tư liệu cho phán đoán

2.1.2.2 Phán đoán

Phán đoán là hoạt động tiếp theo ngay sau quan sát, trên cơ sở các thông tin tiếp nhận được từ quan sát, ta tiến hành phán đoán khẩn cấp Phán đoán là sự suy nghĩ, suy

Trang 18

diễn, suy luận từ những tư liệu thông tin đã biết , dựa trên những qui luật phổ biến về tâm lý và hiện tượng tự nhiên xã hội

Dùng kinh nghiệm trong cuộc sống và nghề nghiệp để dự đoán sự việc, tình huống sẽ xảy ra khi mình đi tới, từ đó đề ra phương pháp và mức xử lý Phán đoán được tốc độ, thao tác xử lý, cùng các đối tượng tham gia giao thông đi ngược chiều

2.1.2.3 Xử lý

Xử lý là sự thực hiện bằng hành động cụ thể bởi các động tác, thao tác lái xe để đạt được ý định đề ra trong phán đoán Muốn xử trí tốt phải phán đoán tốt Nhưng cũng như phán đoán, trình độ xử lí lại phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp và khả năng sáng tạo, tư chất nhanh nhẹn và linh hoạt của người lái xe

Tóm lại quan sát, phán đoán và xử lý là ba hoạt động kế tiếp nhau, tồn tại suốt quá trình xe lăn bánh, nó quyết định sự an toàn của vận tải Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ nghề lái ô tô

2.2 Vị trí và công dụng của các bộ phận trong buồng lái ô tô

Hình 2.2: Các bộ phận trong buồng lái ô tô

Vành tay lái: Điều khiển hướng chuyển động của ô tô Vị trí vành tay lái đặt bên trái hoặc bên phải phụ thuộc vào luật giao thông đường bộ của từng quốc gia

Núm còi điện: Điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người tham gia giao thông, được bố ở tâm vành tay lái

Khóa điện: Dùng để khởi động hoặc tắt máy bằng cách nối hoặc ngắt mạch điện

từ nguồn ( ắc quy, máy phát hành ) tới các phụ tải

Trang 19

Công tắc đèn pha: Dùng để bật đèn chiếu sáng khi xe chạy ban đêm, công tắc

có 2 nấc, nấc 1 bât đèn con và đèn sau xe, nấc 2 bật đèn pha

Công tắc đèn xin đường: Dùng để điều khiển các đèn báo rẽ khi thay đổi hướng

đi, vượt xe và dừng xe Thường được bố trí trên trục tay lái, kiểu thanh gạt

Tay gió: Dùng để điều khiểm bướm gió, nó thường được sử dụng khi khởi động

ô tô, được bố trí trên thành bảng điều khiển phía trước mặt người lái

Tay ga: Dùng để điều khiển độ mở của bướm ga, giữ cho động cơ làm việc ổn định ở một tốc độ nhất định theo ý muốn của người lái, được bố trí trên thành của bảng điều khiển trước mặt người lái

Phanh tay: Dùng để giữ cho ô tô đứng yên Ngoài ra phanh tay còn hổ trợ phanh chân trong những trường hợp thật cần thiết Cần điều khiển phanh tay được bố trí ở phía bên phải người lái

Cần điều khiển hộp số: Dùng để tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản của mặt đường Cần điều khiển hộp số được bố trí ở phía bên phải của người lái

Tay gạt cửa thông gió: Dùng để đóng mở cửa thông gió nhằm thay đổi không khí lưu thông trong buồng lái, bố trí trên thành buồng lái phía trước mặt người lái

Công tắc điều khiển gạt nước: Dùng để đóng hoặc ngắt mạch điện truyền tới motor gạt nước (mưa)

Bàn đạp ly hợp: Dùng để đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động

cơ đến hệ thống truyền lực, nó được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển

số, được bố trí ở phía bên trái (hoặc phải) của trục tay lái

Bàn đạp phanh: Dùng để điều khiển sự hoạt động của hệ thống phanh, được bố trí ở phía bên phải trục tay lái, bên trái bàn đạp ga, người lái xe đạp chân phải

Bàn đạp ga: Dùng để điểu khiển độ mở của bướm ga (đối với động cơ xăng), thay đổi vị trí thanh răng của bơm cao áp (động cơ diesel), được bố trí phía bên phải trục lái, cạnh bàn đạp phanh, người lái xe đạp chân phải

Công tắc đèn pha- cốt (loại điều khiển bằng chân): Loại công tắc này dùng để điều khiển nấc pha và cốt của đèn trước ô tô, công tắc bố trí phía dưới sàn buồng lái phía bên trái bàn đạp ly hợp

Công tắc còi hơi: Được đặt ở sàn xe phía dưới bàn đạp ly hợp, loại này sử dụng

ở một số ô tô tải có sử dụng còi hơi

Trang 20

Công tắc đèn trần: Dùng để đóng mở đèn trần trong những trường hợp cần thiết Công tắc đèn chiếu sáng bảng đồng hồ: Được sử dụng để quan sát tình trạng làm việc của các loại đồng hồ khi trời tối, nó được bố trí phía trước mặt người lái

Kính chắn gió và khóa rửa kính: Dùng để chắn gió, khóa rửa kính dùng để điều khiển dung dịch rửa phun lên mặt ngoài của kính nhằm rửa sạch kính khi kính bị bẩn

Bảng đồng hồ (táp lô), trên táp lô có bố trì nhiều loại đồng hồ:

ƒ Đồng hố tốc độ: Báo vận tốc chuyển động của ô tô và số km xe đã lăn bánh

ƒ Đồng hồ Ampe: Báo trị số dòng điện nạp và phóng của accu

ƒ Đồng hồ nhiên liệu: Báo mức nhiên liệu có trong thùng chứa

ƒ Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát: Báo nhiệt độ của nước làm mát

ƒ Đồng hồ báo áp suất dầu: Báo áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn của động cơ

ƒ Đồng hồ báo áp suất hơi: Báo áp suất khí nén trong bình chứa của phanh hơi Gương chiếu hậu: Giúp cho lái xe quan sát được phía sau nhằm, được bố trí ở hai bên thành ngoài của buồng lái

2.3 Kỹ thuật lái xe cơ bản

2.3.1 Các phương pháp khởi động động cơ

Được thực hiện sau khi đã hoàn thành công việc kiểm tra Có hai phương pháp khởi động: bằng tay quay và bằng máy khởi động điện

Khởi động động cơ bằng máy khởi động điện (Starter):

Trước khi khởi động phải kéo chặt phanh tay, chèn xe chắc chắn, đưa cần số về

vị trí số 0, đạp ly hợp, giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình, kéo tay gió (đối với động cơ xăng); đạp hết hành trình bàn đạp ga (động cơ diesel)

Mỗi lần đóng mạch điện khởi động không được quá 5 giây Nếu sau 3 lần phát động, động cơ không nổ thì phải dừng kiểm tra lại hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa, sau đó mới tiếp tục khởi động lại tránh hư hỏng cho accu

Trước khi tắt động cơ cần để động cơ chạy từ 1 đến 2 phút để tránh rung động

2.3.2 Lên xuống xe và tư thế ngồi lái

Ngồi lái ở bên nào thì lên xuống xe ở bên đó Lên và xuống xe phải thận trọng, mau lẹ để bảo đảm an toàn

Tư thế ngồi lái: Có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thao tác và năng suất lao động của người lái xe và hiệu chỉnh cho phù hợp với tầm thước của mỗi người

Trang 21

Người ngồi phải thoải mái, ổn định chắc chắn 2/3 lưng tựa vào đệm lái, hai tay cầm hai bên vành tay lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên

Người ngồi lái sao cho chân đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh còn dư lực Cài dây an toàn nếu có

2.3.3 Phương pháp cầm vành tay lái và lấy lái

Cầm vành lái: tay trái nắm vị trí từ 9-10 giờ, tay phải nắm vào vị trí từ 2-4 giờ

Hình 2.3 : Vị trí của tay trên vành tay lái

Phương pháp lấy lái: Khi muốn cho xe chuyển sang hướng nào thì lấy tay lái sang hướng đó, lấy lái nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể

Khi xe đã chuyển hướng đúng ý phải trả lại tay lái để ổn định hướng chuyển động của xe Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lập lại như phần trên

Nhả ly hợp là nối động lực từ động cơ xuống hệ thống truyền lực Để động cơ không bị chết hay xe chuyển động không rung giật, khi nhả bàn đạp ta chia hành trình nhả ly hợp làm 3 phần:

ƒ Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà

ƒ Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để lò xo ép đẩy mâm ép, kéo đĩa ma sát của ly hợp tiếp xúc từ từ với bánh đà

Trang 22

2.3.5 Điều khiển cần số

Mỗi loại xe khác nhau thì vị trí của số cũng khác nhau Vị trí các cửa sổ được ghi trên núm cần số, Thao tác ra vào số phải nhanh nhẹn, dứt khoát, khi thao tác số xong tay phải nắm vào vành tay lái

Giữa ly hợp (côn) và số là hai bộ phận có liên quan mật thiết với nhau Khi đi

số hoặc giảm số phải đi côn kép, nghĩa là đạp ly hợp lần 1 đưa từ số chạy về số 0 đạp lần 2 đi từ số 0 vào số cần dùng (chú ý đạp côn liền kề)

Điều khiển cần số là thay đổi vị trí ăn khớp của các bánh răng, thay đổi tỷ số truyền từ động cơ xuống cầu chủ động cho phù hợp với thực tế Khi điều khiển cần số, đưa tay phải đặt lòng bàn tay nắm gọn núm cần số Thao tác số phải nhanh nhẹn, dứt khoát, thao tác xong đưa tay số về nắm vào vành tay lái

Hình 2.4: Vị trí các núm trên cần số

2.3.6 Thao tác điều khiển chân ga

Dùng để duy trì hoặc thay đổi tốc độ của động cơ Để điều khiển bàn đạp ga chính xác, ổn định, khi điều khiển ga phải đặt 2/3 bàn chân lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn xe làm điểm tựa

Khi tăng ga để khởi động, dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống, hành trình bàn đạp ga nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của động cơ Khi giảm ga từ từ nhấc mũi bàn chân giảm lực tỳ vào bàn đạp ga lò so hồi vị kéo bàn đạp ga về vị trí ban đầu Khi xe đang đỗ hoặc dừng, để xe chuyển động được phải tạo được lực lớn để thắng được lực cản đó khi nhả ly hợp

Trang 23

2.3.7 Thao tác điều khiển chân phanh

Khi lái xe trên đường giao thông lúc gặp chướng ngại vật để bảo đảm an toàn phải dùng phanh.Quãng đường phanh được tính từ khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh đến khi dừng xe hẳn

Khi phanh, ta đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp phanh, gót chân tỳ lên sàn xe làm điểm tựa như vậy khi phanh được chính xác linh hoạt

Phanh xe có 2 loại:

ƒ Phanh hơi: khi phanh đạp phanh từ từ đến khi có hiệu lực như ý của người lái

ƒ Phanh dầu: khi phanh đạp hai lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp phanh và nhả nhanh bàn đạp ra, lần thứ hai đạp phanh xuống cho đến khi phanh có hiệu lực theo ý muốn

Yêu cầu: không được nhìn xuống chân phanh, bàn chân phải đặt đúng vị trí bàn đạp phanh, khi phanh phải nhịp nhàng linh hoạt

Sau khi phanh xe, khi không có nhu cầu phanh phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga

2.3.8 Phương pháp sử dụng phanh tay

Tác dụng hãm cho xe không bị trôi tuột khi xe đỗ, dừng ở trên dốc và hổ trợ cho phanh chân trong các trường hợp cần thiết để rút ngắn quảng đường phanh

Dùng lực cánh tay phải để kéo, kéo mạnh hết hành trình về phía sau

Khi không có nhu cầu sử dụng phanh tay phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay phanh về phía trước hết hành trình

Yêu cầu: Khi kéo và nhả phanh tay không nhìn vào phanh tay, chỉ dùng lực của cánh tay phải để kéo và nhả phanh ,khi kéo và nhả phải dứt khoát và hết nấc phanh

2.3.9 Thao tác tăng giảm số

Nếu tăng tốc độ mà giữ nguyên ở vị trí số thấp thì tiêu hao nhiên liệu, do đó phải tăng cả ga và số Khi tăng số không được nhìn xuống buồng lái, tăng số phải tăng

Trang 24

Loại phương tiện Quảng đường

phanh 30km/h

Gia tốc chậm dần

m/s2Ôtô con các loại

Ô tô tải trọng 4,5 t; ô tô khách dài 7,5m

Ô tô tải > 4,5t; Ô tô khách dài >7,5 m

7,2 m 9,5 m

11 m

5,8 5,0 4,2

Bảng 2.1: Quan hệ giữa tốc độ và cự ly phanh của một số loại xe

Hình 2.5: Phương pháp quay trở đầu xe ngang đường

Hình 2.6: Quang cảnh mà người lái xe nhìn thấy được khi đang điều khiển

2.4 Tổng quan về cảm biến

2.4.1 Định nghĩa các loại cảm biến vị trí

Là loại cảm biến phát hiện vị trí hiện tại của đối tượng trong hành trình

Cảm biến vị trí trục quay : Bao gồm nhiều tiếp điểm được sắp xếp theo một quy luật nào đó

Trang 26

ƒ Mã hóa liên tục( Incremental encoder) : Bao gồm một nguồn phát quang, một hoặc hai đĩa mã hóa, ba cảm biến quang, và một bộ điều khiển Trên đĩa mã hóa được bố trí các khe hẹp, để nguồn sáng có thể lọt qua

Hình 2.10: Encoder loại mã hóa liên tục

Đĩa mã hóa encoder trên có thể xác định hướng quay của đĩa nhờ vào sự lệch pha 900 của hai chuỗi xung do hai cảm biến A và B tạo ra

Hình 2.11: Xác định hướng quay của đĩa nhờ vào sự lệch pha 90 0

ƒ Mã hóa tuyệt đối (Absolute encoder ): Bao gồm một đĩa quay làm từ vật liệu trong suốt Trên đĩa được chia thành các vùng có góc bằng nhau, số lượng tùy thuộc vào độ phân giải và số lượng các vòng cung đồng tâm Một vòng cung sẽ trong suốt trong một số vùng, các vùng còn lại sẽ bị che khuất

Hình 2.12: Encoder loại mã hóa tuyệt đối

Hình trên ta thấy đĩa mã hóa có 3 vòng cung, tạo thành 8 vùng ( 23 = 8 ) với độ phân giải 360/8 = 450 ( trên thực tế thường từ 8 đến 12 vòng cung ) Mỗi cung có một

Trang 27

cảm biến quang Tùy vào từng thời điểm mà ta sẽ có một chuỗi các bit tương ứng với

vị trí hiện tại của đĩa

2.4.2 Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder

Nguyên lý cơ bản của encoder, đó là một đĩa tròn xoay, quay quanh trục Trên đĩa có các lỗ (rãnh) Người ta dùng một đèn led để chiếu lên mặt đĩa Khi đĩa quay, chỗ không có lỗ (rãnh), đèn led không chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ (rãnh), đèn led

sẽ chiếu xuyên qua Khi đó, phía mặt bên kia của đĩa, người ta đặt một con mắt thu Với các tín hiệu có, hoặc không có ánh sáng chiếu qua, người ta ghi nhận được đèn led

có chiếu qua lỗ hay không

Hình 2.13: Nguyên lý hoạt động của Encoder

Khi trục quay, giả sử trên đĩa chỉ có một lỗ duy nhất, cứ mỗi lần con mắt thu nhận được tín hiệu đèn led, thì có nghĩa là đĩa đã quay được một vòng

2.4.3 Xác định chiều quay encoder

Hình 2.14: Xung của incremental encoder

Trang 28

Ta thấy rằng nếu như khi xung A đang từ mức cao xuống mức thấp, mà lúc đó

B đang ở mức thấp, thì chúng ta sẽ xác định được chiều chuyển động của encoder theo chiều mũi tên màu cam

Nếu A đang từ mức cao xuống mức thấp, mà B đang ở mức cao, thì chúng ta sẽ biết encoder đang quay theo chiều màu nâu

2.5 Lý thuyết mạch điện tử

2.5.1 Hệ thống và thiết bị điện tử

Hình 2.15: Các bước hình thành mạch điện tử và các linh kiện điện tử

2.5.2 Số và tương tự

Có hai cách biểu diễn số lượng :

ƒ Dạng tương tự ( analog) : Biểu diễn với sự biến đổi liên tục của các giá trị

ƒ Dạng số ( digital) : Biểu diễn trong đó các giá trị thay đổi từng nấc rời rạc

Hệ thống số và tương tự :

ƒ Hệ thống số ( digital system ): Là tổ hợp các thiết bị được thiết kế để xử lí các thông tin logic hoặc các số lượng vật lí dưới dạng số Ứng dụng trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí, tự động hóa…

Ví dụ: máy tính, computer, thiết bị hình ảnh âm thanh, hệ thống điện thoại…

ƒ Hệ thống tương tự ( analog system ): Chứa các thiết bị cho phép xử lí các số lượng vật lí ở dạng tương tự Ví dụ : hệ thống âm li, ghi băng từ…

Trang 29

Hình 2.16: Chuyển đổi giữa số và tương tự

2.5.4 Các phần tử logic cơ bản

Là các khối cơ bản cấu thành nên các mạch logic và hệ thống số khác

Có 3 phép toán logic cơ bản là phép "AND"; phép "OR"; phép "NOT"

Các giá trị 0 và 1 không tượng trưng cho các con số thực mà tượng trưng cho trạng thái giá trị điện thế hay còn gọi là mức logic (logic level)

Bảng 2.2: Một số cách gọi khác của 2 mức logic 0 và 1

Trang 30

2.5.5 Các phép toán logic cơ bản

Phần tử logic cơ bản (mạch logic cơ bản, cổng logic) để thực hiện phép toán logic cơ bản Cổng VÀ (AND gate); cổng HOẶC (OR gate); cổng ĐẢO (NOT inverter) Các mạch số đặc biệt khác : các cổng NAND, NOR, XOR, XNOR

2.6 Các linh kiện điện từ và lý thuyết mạch

2.6.1 Diode

Kí hiệu:

Chức năng: Cho dòng điện đi qua theo 1 chiều từ A đến K

Hoạt động:

ƒ Nếu UA> UK thì IAK > 0, Diode làm việc ở chế độ Thông

ƒ Nếu UA ≤ UK thì IAK = 0, Diode làm việc ở chế độ Tắt

Trang 31

Chức năng: Dùng để khuếch đại (thông) dòng IC bằng việc điều khiển dòng IB

Hoạt động:

ƒ IB= 0, Transistor làm việc ở chế độ không khuếch đại ( tắt), IC= 0

ƒ IB> 0, Transistor làm việc ở chế độ khuếch đại ( thông), IC = β.IB, trong đó β là

Hình 2.17: Dải điện áp quy định mức logic của chuẩn TTL

Thời gian truyền: tín hiệu được truyền từ đầu vào tới đầu ra của mạch tích hợp phải mất một khoảng thời gian nào đó Thời gian đó được đánh giá qua 2 thông số :

ƒ Thời gian trễ: là thời gian trễ thông tin của đầu ra so với đầu vào

ƒ Thời gian chuyển biến: là thời gian cần thiết để chuyển biến từ mức 0 lên mức

1 và ngược lại

2.6.3.2 Đặc tính của kết cấu vỏ bọc bên ngoài của các IC

Vỏ dẹt bằng gốm, chất dẻo, có 3 loại :

ƒ IC một hàng chân SIP (Single Inline Package)

ƒ IC có 2 hàng chân DIP (Dual Inline Package)

ƒ IC chân dạng lưới PGA (Pin Grid Array): vỏ vuông, chân xung quanh

Trang 33

2.6.5.1 Bộ mã hóa

Mã hóa là việc sử dụng ký hiệu để biểu diễn đặc trưng cho một đối tượng nào đó

Ký hiệu tương ứng với một đối tượng được gọi là từ mã Ví dụ :

Trang 34

Bảng 2.3: Các đối tượng để mã hóa

Chức năng: Thực hiện việc mã hóa các tín hiệu tương ứng với các đối tượng thành các

Từ từ mã sẽ xác định được tín hiệu tương ứng với đối tượng đã mã hóa

Hai trường hợp giải mã

ƒ Giải mã cho 1 từ mã: ứng với một tổ hợp cần giải mã ở đầu vào thì đầu ra bằng

1, các tổ hợp đầu vào còn lại, đầu ra bằng 0

VD: S = 1 nếu (AB) = (10), S = 0 nếu (AB) ≠(10)

ƒ Giải mã cho toàn bộ mã: ứng với một tổ hợp nào đó ở đầu vào thì một trong các đầu ra bằng 1, các đầu ra còn lại bằng 0

Trang 35

2.7 Ghép nối tương tự - số và số - tương tự

Ðể có thể điều khiển được các máy móc trong nhà máy, chúng ta cần quan tâm đến các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như áp suất, nhiệt độ Thường thì có một số bước để nhận được tín hiệu điện biểu diễn cho các yếu tố đó và biến đổi từ dạng tương tự sang dạng số để các máy tính có thể xử lý được

Hình 2.20: Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển tự động dùng máy vi tính

Đầu tiên cảm biến (CB) dùng để biến đổi các giá trị vật lý như nhiệt độ, áp suất sang một điện áp hay dòng tương ứng Sau cảm biến thường là bộ khuếch đại (KĐ)

và lọc Khâu này được thực hiện bởi một số mạch khuếch đại thuật toán

Sau đó, tín hiệu tương tự này sẽ được chuyển sang dạng số bằng bộ biến đổi tương tự - số (Analog - DigitalConverter-ADC), và được máy vi tính nhận, xử lý, lưu trữ, so sánh với tín hiệu đặt, và tạo ra tín hiệu điều khiển (ĐK) tương ứng

Vì máy vi tính chỉ làm việc ở tín hiệu số (logic 0 và 1) nên ta cần có bộ chuyển đổi số - tương tự (Digital - Analog Converter - DAC) để tạo ra tín hiệu điều khiển ở dạng tương tự Tiếp theo là khâu khuếch đại (KĐ) và lệch áp để tạo tín hiệu phù hợp cung cấp cho cơ cấu chấp hành (CCCH) của hệ thống thực

2.8 Ứng dụng máy vi tính trong đo lường và điều khiển

2.8.1 Giới thiệu về cấu trúc máy tính

Máy vi tính là một hệ thống vi xử lý bao gồm một bộ xử lý trung tâm CPU, các

bộ nhớ ROM, RAM, ổ đĩa cứng, ổ CD – ROM,bộ nguồn nuôi, cáp nối, các vi mạch ghép nối song song, nối tiếp, các bộ điều khiển ngắt và DMA …

Trang 36

Hình 2.21: Các cổng để nối các thiết bị I/O trên máy vi tính

1 Công tắc on/off; 2 Chỗ cắm dây nguồn; 3 Cổng gắn chuột; 4 Cổng gắn bàn phím

5 Cổng giao tiếp USB; 6 Cổng song song; 7 Cổng nối tiếp; 8 Cổng VGA

9 Cổng network; 10 Cổng microphone; 11 Cổng phone line; 12 Cổng speaker

Hình 2.22: Bo mạch của hệ thống

1 BIOS; 2 Rãnh để gắn dây tới bộ nguồn; 3 Pentium CPU; 4 Rãnh AGP

5 Chiset; 6 Rãnh gắn RAM; 7 Pin CMOS; 8 Các rãnh PCI; 9 Các rãnh ISA

Trang 37

Hình 2.23: Hardware bên trong case máy tính hệ thống

1 Vi xử lí CPU; 2 Bộ nguồn; 3 Các dây nguồn; 4 Ổ đĩa CD-ROM; 5 Ổ đĩa mềm

6 Ổ đĩa cứng; 7 Mặt trước của case; 8 Cáp dữ liệu; 9 Mainboard

10 Các card mở rộng ( VGA Card, Sound card )

Trang 38

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

ƒ Tra cứu tài liệu sách báo để phục vụ mục đích của để tài

ƒ Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua mạng internet

ƒ Vận hành thiết bị và chẩn đoán các lỗi khi vận hành

ƒ Đo đạc, kiểm tra các cụm chi tiết và tìm hiểu từng cụm

3.3 Phương tiện thực hiện đề tài

ƒ Thiết bị đào tạo CARSIM II

ƒ Máy vi tính cá nhân

ƒ Đồng hồ đo VOM

ƒ Dụng cụ tháo lắp thiết bị

ƒ Máy ảnh kỹ thuật số

Trang 39

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu tổng quan về thiết bị Carsim II – Hàn Quốc

4.1.1 Khái niệm về đào tạo lái xe ô tô trên cabin điện tử

Mục đích của việc đào tạo lái xe trên cabin điện tử là ứng dụng những thành tựu của điện tử, tin học và tự động hóa để rút ngắn thời gian đào tạo, giảm chi phí, tăng mức độ an toàn và nâng cao chất lượng đào tạo

Carsim II là một Cabin điện tử, được sản xuất bởi công ty Miracle Star Co., Ltd của Hàn Quốc Nó có thể mô phỏng được các chế độ chuyển động của ô tô tương

tự như lái xe ô tô thật; tạo ra được các tình huống đường sá (đường bằng, dốc, đường thành phố…) và các tình huống giao thông (biển báo, sa hình…)

Tất cả các phương pháp lái xe trên đường đều được sử dụng khi ta lái trên cabin điện tử Carsim II Hệ thống cabin điện tử chẳng những hiển thị trực tiếp kết quả cụ thể

và những nhận xét, hướng dẫn mà còn giúp cho học viên rút kinh nghiệm kịp thời

Khả năng tự động đánh giá kết quả học tập của hệ thống Carsim II giúp cho việc tự động hóa sát hạch bằng lái mà không cần có sự can thiệp của sát hạch viên

Hình 4.1 : Thiết bị đào tạo kỹ thuật lái xe Carsim II

4.1.2 Các tính năng chính của Carsim II

Có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, có phần mô phỏng cách vận hành các kết cấu trong xe như : hộp số , ly hợp , tay lái , chân ga , chân phanh , chân ly hợp

Trang 40

Sân kiểm tra mô phỏng giống như sân thi cấp bằng lái ô tô của Việt Nam Thiết

kế gọn , dễ sử dụng với 4 nút điều khiển ( 1; 2; 3; 4 )

Có bộ phận mô phỏng sự rung của xe khi khởi động Carsim II mô phỏng tập lái

3 loại xe hơi : Xe hơi số tay, xe hơi tự động, xe tải nhỏ 1,25 tấn

Bộ phần mềm mô phỏng được dùng trong một đĩa nhớ đặc biệt nên thiết bị vận hành có tính ổn định cao, ít bị trục trặc

4.1.3 Thông số của Carsim II

ƒ Màn hình 33 inch Kích thước : 1830 x 1530 x 830mm

ƒ Trọng lượng : khoảng 200 kg Đện áp : 220V – 50Hz

4.1.4 Yêu cầu thiết bị máy tính để có thể vận hành được Car sim II

Cấu hình tối thiểu :

ƒ CPU : Pentium Hệ điều hành : Windows 95, 98 hoặc NT

ƒ RAM : 16MB Hard Disk : 40MB

Cấu hình đề nghị :

ƒ CPU : Pentium III hoặc cao hơn Hệ điều hành : Windows 95, 98, XP

ƒ RAM : 32MB hoặc cao hơn Hard Disk : 60MB hoặc cao hơn

Hình 4.2 : Cấu trúc chủ yếu của thiết bị Carsim II

4.2 Phương pháp vận hành và điều khiển thiết bị

4.2.1 Phương pháp vận hành thiết bị

Bật khóa nguồn cung cấp điện 220V AC, bật công tắc ON/OFF Bật chìa khóa, chờ 15 giây, xuất hiện màn hình chính, lúc này sẽ xuất hiện các dòng nhắc: Thắt dây

an toàn, điều chỉnh ghế ngồi, gài thắng tay…và vào đăng ký bài thực tập

Không được mở Cabin khi đã nối điện , không đặt các vật có từ gần Monitor

Ngày đăng: 19/07/2018, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bùi Công Hạnh, 2007. Thực tập kỹ thuật lái xe. Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 52 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập kỹ thuật lái xe
2) Nguyễn Duy Hướng và Trần Mạnh Quý, 1999. Cấu tạo ô tô máy kéo II. Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 75 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo ô tô máy kéo II
3) Nguyễn Trọng Luật, 2005. Kỹ thuật số 1. Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM, 107 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật số 1
4) Ngô Diên Tập, 2000. Kỹ thuật ghép nối máy tính. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 268 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật ghép nối máy tính
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
5) Dương Minh Trí, 2001. Cảm biến và ứng dụng. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 96 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm biến và ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
6) Nguyễn Văn Minh Trí, 2005. Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi . Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, 128 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghép nối và điều khiển thiết bị ngoại vi
7) Trần Quang Vinh và Chử Văn An, 2005. Nguyên lý kỹ thuật điện tử. Nhà xuất bản Giáo Dục, 179 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kỹ thuật điện tử
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
8) Ngô Đình Vượng, 2004. Sửa chữa điện tử thông dụng. Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM, 135 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa chữa điện tử thông dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM
9) Robert H. Bishop, 2000. The Mechatronics Handbook. The University of Texas at Austin, Austin, Texas, 1230 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Mechatronics Handbook
10) Nicolas Navet, 2002. Automotive Embedded Systems Handbook. Industrial Information Technology Series, 470 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Automotive Embedded Systems Handbook
13) Tham khảo các mẫu xe mô phỏng tại trang web: http://www.carsim.com Link
11) Datasheet các linh kiện điện tử tại trang web: www.alldatasheet.com Khác
12) Tìm hiểu và tra cứu các linh kiện điện tử, máy tính tại các website: www.dientuvietnam.net;www.dieukhientudong.com;www.vagam.dieukhien.net; www.vozforums.com; www.meslab.org Khác
14) Tìm hiểu hệ thống trên ô tô tại các trang web: www.otosaigon.com, www.autovina.vn/forum , www.choxe.net/diendan Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w