1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hành lang thoát lũ sông suối, ao hồ, đê kè

155 693 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 11,71 MB

Nội dung

Bài viết đưa ra các quy định cụ thể, cách xác định hành lang về cơ sở khoa học và cơ sở thực tế, từ đó người đọc có một cái nhìn tổng quan hơn về tính khả thi và thực tế của bài viết. Bên cạnh đó hành lang được quy định cho một con sông cụ thể để người đọc nắm rõ tại sao lại có các quy định đó..

Trang 1

MỤC LỤC

1 TỔNG QUÁT 1

1.1 Mở đầu 1

1.2 Những căn cứ để lập BCNCKT 1

1.3 Giới thiệu chung về dự án 2

2 CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 6

2.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội 6

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình vùng dự án 7

2.1.2 Địa chất công trình, địa chất thủy văn 9

2.1.3 Khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi 9

2.1.4 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội 10

2.2 Hiện trạng thuỷ lợi của vùng dự án 11

2.2.1 Các tuyến đê 11

2.2.2 Tuyến thoát lũ 12

2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 13

2.4 Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn 15

2.4.1 Đối với lòng dẫn thoát lũ 15

2.4.2 Đối với hệ thống đê 16

3 CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN 17

3.1 Mục tiêu của dự án 17

3.2 Nhiệm vụ của dự án 17

3.3 Nội dung chính của dự án 17

4 CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ ĐÊ ĐIỀU SÔNG ĐÁY VÀ CÁC DỰ ÁN, NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 18

4.1 Mục tiêu của quy hoạch 18

4.2 Các giải pháp quy hoạch 18

4.2.1 Các công trình đầu mối 18

4.2.2 Cải tạo lòng dẫn và bãi sông Đáy 19

4.2.3 Xây dựng, củng cố, nâng cấp đê và kiên cố hóa đê điều 19

4.2.4 Giải pháp phi công trình 20

4.2.5 Giải pháp cấp nước vào sông Đáy 20

4.2.6 Vị trí các tuyến đê và hành lang thoát lũ 21

4.3 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch và kế hoạch 22

4.4 Kết quả nghiên cứu lập bản đồ ngập lụt sông Đáy (gói thầu số 31 ) 22

4.5 Kết quả thực hiện dự án cải tạo lòng dẫn sông đáy 24

5 CHƯƠNG 5 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC HÀNH LANG THOÁT LŨ, KHU VỰC XÂY DỰNG ĐÊ MỚI VÀ KHU VỰC HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ HIỆN CÓ VÀ CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN 27

5.1 Xác định khu vực hành lang thoát lũ 27

5.1.1 Xác đinh vị trí khu vực đặc biệt dành cho thoát lũ sau cống Vân Cốc 27

5.1.2 Xác định vị trí tuyến thoát lũ sông Đáy 28

5.2 Xác định vị trí các tuyến đê mới 55

5.2.1 Đoạn đê Tả Đáy Song Phương 56

5.2.2 Đoạn đê Tả Đáy Yên Nghĩa 57

5.2.3 Đoạn đê Hữu Đáy Sài Sơn 58

5.2.4 Đoạn đê Hữu Đáy Đồng Quang 59

5.2.5 Đoạn đê Hữu Đáy Tân Hòa- Đục Khê 60

5.3 Xác định hành lang bảo vệ các tuyến đê hiện có 65

5.3.1 Tuyến đê Hữu Đáy đoạn từ Đập Đáy đến cống Tân Hòa 65

Trang 2

5.3.2 Tuyến đê Vân Cốc 72

5.3.3 Tuyến đê Ngọc Tảo 76

5.3.4 Tuyến đê La Thạch 79

5.3.5 Tuyến đê Tả Đáy từ Đập Đáy đến hết địa phận Hà Nội 81

5.4 Xác định phạm vi và khối lượng cần khảo sát 103

5.4.1 Phạm vi cần khảo sát trong thiết kế kỹ thuật 103

5.4.2 Khối lượng khảo sát trong thiết kế kỹ thuật 104

5.5 Thiết kế tuyến chỉ giới và xác định vị trí các cột mốc trên bình đồ 1/500 110

5.5.1 Thiết kế tuyến chỉ giới 110

5.5.2 Xác định vị trí mốc chỉ giới 110

5.5.3 Thiết kế mốc chỉ giới 110

5.6 Khảo sát điều tra giải phóng mặt bằng 110

5.7 cắm mốc chỉ giới ra thực địa 110

5.8 Hoàn công, nghiệm thu chuyển giao tài liệu cho các cơ quan quản lý 111

6 CHƯƠNG 6 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 112

6.1 Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình: 112

6.2 Địa điểm xây dựng 112

6.3 Qui mô công trình 112

7 CHƯƠNG 7 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 113

7.1 Các chỉ tiêu thiết kế 113

7.1.1 Phạm vi cắm mốc 113

7.1.2 Mật độ cắm mốc 113

7.2 Giải pháp thiết kế 113

7.2.1 Mốc chỉ giới thoát lũ không đi qua khu đô thi, dân cư tập trung 113

7.2.2 Mốc chỉ giới thoát lũ đi qua khu đô thi, dân cư tập trung 114

7.2.3 Mốc tim tuyến, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ 115

7.3 Phân tích và lựa chọn các phương án xây dựng 116

7.3.1 Các yêu cầu chung 116

7.3.2 Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu 116

7.3.3 Mặt bằng thi công 117

7.3.4 Đường thi công 117

7.3.5 Trình tự thi công các hạng mục công trình chính 117

7.4 Công tác bảo vệ môi trường và an toàn trong xây dựng 117

7.4.1 Các tác động đến môi trường 117

7.4.2 Các biện pháp giảm thiểu 118

7.4.3 An toàn lao động 118

7.5 Tiến độ xây dựng 118

8 CHƯƠNG 8 NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, ĐỀN BÙ, DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ, RÀ PHÁ BOM MÌN 119

8.1 Nhu cầu sử dụng đất 119

8.1.1 Diện tích chiếm đất sử dụng lâu dài 119

8.1.2 Diện tích chiếm đất sử dụng tạm thời 119

8.2 Tổn thất do xây dựng dự án 119

8.3 Khung chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư 119

8.4 Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư 120

8.5 Kế hoạch tiến độ và kinh phí đền bù, GPMB, di dân tái định cư 120

9 CHƯƠNG 9 TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIÊN 122

9.1 Tổ chức quản lý thực hiện 122

9.2 Tổ chức quản lý vận hành 122

9.2.1 Yêu cầu chung 122

9.2.2 Công trình phục vụ quản lý, bảo vệ 122

Trang 3

9.2.3 Quản lý khai thác, bảo dưỡng công trình 122

10 CHƯƠNG 10 KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHÍNH VÀ VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 123 10.1 Cơ sở tính tổng mức đầu tư 123

10.1.1 Nghị định, quyết định, thông tư 123

10.1.2 Định mức 123

10.1.3 Đơn giá 123

10.2 Tổng hợp khối lượng công tác chính; 123

10.2.1 Khối lượng cho 1 mốc 123

10.2.2 Thống kê số lượng các mốc 124

10.3 Các chi phí dự án theo hạng mục công trình 125

10.3.1 Chi phí dự án khảo sát thiết kế kỹ thuật 125

10.3.2 Chi phí xây lắp 128

10.4 Các chi phí dự án theo cơ cấu vốn 131

11 CHƯƠNG 11 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI 133

12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134

 Những thuận lợi, khó khăn 134

 Thuận lợi 134

 Khó khăn 134

 Kết luận và kiến nghị 134

DANH MỤC BẢNG Bảng 5-1 Thống kê sơ bộ các mốc chỉ giới vùng bảo vệ đặc biệt sau cống Vân Cốc 28

Bảng 5-2 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m- Đập Đáy- Cầu Yên Sở 30

Bảng 5-3 Diện tích khu dân cư nằm trong hàng lang thoát lũ 500m đoạn Yên Sở- Láng 32

Bảng 5-4 Diện tích khu dân cư nằm trong hàng lang thoát lũ 500m đoạn Láng-TL 72 33

Bảng 5-5 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m đoạn TL 72- Mai Lĩnh 35

Bảng 5-6 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m đoạn Mai Lĩnh- Cao Viên 36

Bảng 5-7 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m đoạn Cao Viên- Hoàng Diệu 37

Bảng 5-8 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m đoạn Hoàng Diệu- Phương Trung 40

Bảng 5-9 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m đoạn Phương Trung- Ba Thá 41

Bảng 5-10 Sơ bộ danh sách và tọa độ các mốc chỉ giới thoát lũ – Tả Đáy 42

Bảng 5-11 Sơ bộ danh sách và tọa độ các mốc chỉ giới thoát lũ – Tả Đáy 49

Bảng 5-12 Quy hoạch điều chỉnh cục bộ một số vị trí trên các tuyến đê sông Đáy 56

Bảng 5-13 Sơ bộ mốc và tọa độ tim tuyến đê Tả Đáy mới – đoạn cắt cong Song Phương 57

Bảng 5-14 Sơ bộ mốc và tọa độ tim tuyến đê Tả Đáy mới – đoạn cắt cong Yên Nghĩa 58

Bảng 5-15 Sơ bộ mốc và tọa độ tim tuyến đê Hữu Đáy mới – đoạn cắt cong Sài Sơn 58

Bảng 5-16 Sơ bộ mốc và tọa độ tim tuyến đê Hữu Đáy mới – đoạn cắt cong Đồng Quang 59

Bảng 5-17 Sơ bộ mốc và tọa độ tim tuyến đê Hữu Đáy mới – đoạn từ cống Tân Hòa đến Bến Đục 60

Bảng 5-18 Thống kê chiều dài hành lang chân đê đoạn qua khu dân cư 65

Bảng 5-19 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê Hữu Đáy- phía sông 66

Bảng 5-20 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê Hữu Đáy- phía đồng 69

Bảng 5-21 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê Vân Cốc 72

Bảng 5-22 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê Ngọc Tảo 77

Bảng 5-23 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê La Thạch 79

Bảng 5-24 Tọa độ sơ bộ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê Tả Đáy 82

Bảng 5-25 Tổng hợp phạm vi cần khảo sát 103

Bảng 5-26 Tổng hợp khối lượng khảo sát 108

Trang 4

Bảng 8-1 Sơ bộ diện tích và kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng 120

Bảng 10-1 Tổng hợp khối lượng cho 1 mốc 124

Bảng 10-2 Bảng thống kê số các mốc 124

Bảng 10-3 Chi phí khảo sát tuyến hành lang thoát lũ 125

Bảng 10-4 Chi phí khảo sát tuyến hành lang đê hiện có 126

Bảng 10-5 Chi phí khảo sát tuyến chỉ giới xây dựng đê mới 127

Bảng 10-6 Bảng tính kinh phí xây lắp cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê 129

Bảng 10-7 Bảng tính kinh phí xây lắp cắm mốc chỉ giới xây dựng đê mới 130

Bảng 10-8 Bảng tính toán kinh phí dự án 131

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 6

Hình 2-2 Bản đồ vùng dự án 8

Hình 2-3 Bản đồ vùng vị trí công trình 8

Hình 2-4 Bản đồ quy hoạch xây dựng chung vùng dự án 14

Hình 4-1 Lòng dẫn thoát lũ chính sông Đáy (trích từ bản đồ quy hoạch) 21

Hình 4-2 Bản đồ cao độ mực nước và véc tơ dòng chảy đoạn từ Vân Cốc đến Ba Thá khi xả lũ 2500m3/s 23

Hình 4-3 Bản đồ độ sâu ngập lụt đoạn từ cống Vân Cốc đến Ba Thá ứng với lưu lượng xả lũ 2500m3/s 24

Hình 4-4 Vị trí lòng dẫn sông Đáy đoạn Đập Đáy- Mai Lĩnh theo thiết kế của dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy 26

Hình 5-1 Chỉ giới khu vực thoát lũ chính đoạn sau cống Vân Cốc 28

Hình 5-3 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Cát Ngòi- Thượng Cối 30

Hình 5-4 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Đập Đáy- Cầu Yên Sở 30

Hình 5-5 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Cát Bàng- Tư Văn, Chợ Gỗ 31

Hình 5-6 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Cầu Yên Sở- Láng 32

Hình 5-7 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Ba Nhà- Cát Thuê 33

Hình 5-8 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Láng- TL 72 33

Hình 5-9 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Tình Nhân- Chùa Hào 34

Hình 5-10 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn TL 72- Mai Lĩnh 35

Hình 5-11 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Phúc Cầu, Xóm Lẻ- Thôn Bãi 36

Hình 5-12 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Mai Lĩnh- Cao Viên 37

Hình 5-13 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Lương Xá, Bài Trường, Cốc Thượng và Vọng, Nga My 38

Hình 5-14 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Cao Viên- Hoàng Diệu 39

Hình 5-15 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Hoàng Diệu- Phương Trung 40

Hình 5-16 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Phương Trung- Ba Thá 41

Trang 5

1 TỔNG QUÁT

1.1 MỞ ĐẦU

 Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội;

 Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội;

 Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

 Đơn vị lập BCNCKT: Liên danh Viện Quy hoạch Thủy Lợi và Công ty

CP đầu tư tài nguyên môi trường;

+ Địa chỉ trụ sở: 162A- Trần Quang Khải- Hoàn Kiếm- Hà Nội.

+ Điện thoại: 04-38267020

+ Fax: 043 8252.807

 Chủ nhiệm: TS Lê Viết Sơn;

 Thời gian lập dự án: 120 ngày;

1.2 NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

 Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

 Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

 Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 Căn cứ Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

 Căn cứ Quyết định số 6599/2012/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2015 của thành phố Hà Nội;

 Căn cứ Nghị Quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020;

 Căn cứ Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy;

 Căn cứ Văn bản số 2322/UBND-KH&ĐT ngày 10/4/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ để thực hiện Quy hoạch phòng lũ và đê điều sông Đáy;

 Căn cứ Văn bản số 956/KH&ĐT-NN ngày 27/3/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu

tư về việc cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ để thực hiện Quy hoạch phòng lũ và đê điều sông Đáy;

Trang 6

 Căn cứ Văn bản số 664/SNN-KH ngày 20/4/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc giao nhiệm vụ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy thành phố Hà Nội,

 Căn cứ Văn bản số 4180/UBND-KT ngày 22/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các dự án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 Căn cứ Quyết định số 1534/QĐ-SNN ngày 29/7/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi thuộc dự án “Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy, thành phố Hà Nội”;

 Căn cứ Hợp đồng số 39/2015/HĐ-BQL ngày 1/9/2015 giữa Ban quản lý các

dự án Nông nghiệp- Thủy Lợi Hà Nội và Liên danh Viện Quy hoạch Thủy lợi và công

ty CP đầu tư tài nguyên môi trường về việc Tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy, thành phố Hà Nội”.

1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

Sông Đáy trước đây là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến nay sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971 Sông có chiều dài 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn

Đoạn sông từ Đập Đáy đến Ba Thá dài 61,347km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ từ Song Phương đến cầu Mai Lĩnh có khoảng cách lớn nhất từ 2.800m – 3.065m; từ cầu Mai Lĩnh đến Ba Thá bề rộng lòng sông co hẹp dần tại Ba Thá rộng 667m.

Đoạn sông Đáy từ Ba Thá đến Phủ Lý dài 64,775km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ tại vị trí Tân Lang bị co thắt chiều rộng 180m, từ Tân lang đến Phủ Lý

bề rộng mở rộng dần ra khoảng 400-700m, bờ tả có nhiều bãi khá rộng.

Đoạn sông Đáy từ Phủ Lý đến biển đã được đắp đê 2 bên, bề rộng tuyến thoát lũ dao động từ 500-1.000m.

Quy hoạch phòng chống lũ sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014, trong đó có hạng mục xác định phạm

vi, cắm mốc chỉ giới thoát lũ, chỉ giới xây dựng các tuyến đê mới

Các tuyến đê trên hệ thống sông Đáy ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ, còn làm nhiệm vụ giao thông, cảnh quan đô thị Các tuyến đê đi qua nhiều khu vực đông dân cư nên tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều diễn ra khá phổ biến Thực hiện Luật đê điều và tăng cường bảo vệ các tuyến đê thì việc cắm mốc hành lang bảo vệ đê điều trên hệ thống sông Đáy là yêu cầu cấp thiết

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, dự án Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy thành phố Hà Nội, được thực hiện bao gồm các nội dung chính như sau:

Trang 7

- Xác định khu vực hành lang thoát lũ chính 500m ở vùng bãi sông Đáy, trên cơ

sở đó xác định sơ bộ vị trí các mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy trên bản đồ 1/10.000, làm cơ sở cho việc đo vẽ bình đồ chi tiết phục vụ công tác thiết kế và cắm mốc chỉ giới thoát lũ ngoài thực địa;

- Xác định khu vực dành cho xây dựng các đoạn đê mới trên các tuyến Tả Đáy, Hữu Đáy, trên cơ sở đó xác định sơ bộ tọa độ mốc tim đê trên bản đồ 1/10.000 làm cơ

sở cho việc đo vẽ bình đồ chi tiết để thiết kế và cắm mốc chỉ giới xây dựng đê mới ngoài thực địa;

- Xác phạm hành lang bảo vệ các tuyến đê hệ thống sông Đáy như Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy, trên cơ sở đó xác định tọa độ các mốc sơ bộ hành lang bảo vệ các tuyến đê trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 làm cơ sở cho việc đo vẽ bình

đồ chi tiết để thiết kế và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê ngoài thực địa;

- Đo vẽ bình đồ chi tiết và thiết kế, xác định vị trí mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy; mốc tim đê, hành lang bảo vệ đê của các tuyến đê mới Tả Đáy, Hữu Đáy và mốc hành lang bảo vệ các tuyến đê hiện có Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy.

- Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy; cắm mốc tim đê, hành lang bảo

vệ đê của các tuyến đê mới Tả Đáy, Hữu Đáy và cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến

đê hiện có Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy.

b Tóm tắt dự án và tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phương án chọn:

- Tên dự án: Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy thành phố

Hà Nội.

- Địa điểm xây dựng: Dọc tuyến đê và khu vực bãi sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc địa bàn các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, và quận Hà Đông.

- Tóm tắt mục tiêu dự án:

Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy nhằm triển khai Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu sau:

 Tạo điều kiện phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân tại các khu vực Vân Cốc, bãi sông Đáy, các khu vực phân lũ, chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức trước đây gồm 37.244 ha diện tích và 455.000 dân.

 Tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn trong việc bảo vệ hành lang thoát lũ, bảo vệ các tuyến đê trên hệ thống sông Đáy nhằm bảo vệ an toàn phòng, chống lũ bão cho toàn bộ khu vực phía Hữu Ngạn sông Hồng của Thủ đô Hà Nội và một phần tỉnh Hà Nam với diện tích 184.000 ha và 5,4 dân, trong đó có trung tâm chính trị Ba Đình, trung tâm thương mại và hành chính của Thủ đô và cả nước.

- Tóm tắt nhiệm vụ dự án:

 Cắm mốc chỉ giới thoát lũ sông Đáy vùng lòng hồ Vân Cốc và dọc theo hành lang thoát lũ hai bên bờ sông Đáy

Trang 8

 Cắm mốc chỉ giới xây dựng các đoạn đê mới trên các tuyến Tả Đáy và Hữu Đáy

 Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều cho các tuyến Vân Cốc, Ngọc Tảo,

La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy

- Quy mô dự án:

 Cắm mốc khu vực bảo vệ ở lòng hồ Vân Cốc chiều dài tuyến mốc 4,482km, (cắm theo 3 cạnh gồm hai cạnh song song với dòng chảy khi phân lũ dài khoảng 2km, cách nhau khoảng 500m; cạnh còn lại vuông góc với 2 cạnh trên, cách cống Vân Cốc khoảng 2km).

 Cắm mốc dọc theo lòng dẫn sông Đáy theo quy hoạch, cắm 2 bên cách nhau khoảng 500m, tổng chiều dài cả 2 bên khoảng 96,24km.

 Cắm mốc chỉ giới xây dựng cho các đoạn dự kiến xây dựng đê mới trên các tuyến Tả Đáy, Hữu Đáy, tổng chiều dài khoảng 61,997km (cắm tim tuyến và phạm vi bảo vệ đê điều ở cả 2 bên).

 Cắm mốc bảo vệ đê điều cho các tuyến Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy

và Hữu Đáy ở các đoạn đê hiện có với tổng chiều dài 228,6km Hình thức cắm ở cả 2 phía thượng lưu và hạ lưu đê, vị trí cắm so với chân đê thực hiện theo quy định của Luật Đê điều Chỉ cắm ở những đoạn đê chưa có đường hành lang chân đê.

- Các căn cứ, tiêu chuẩn thiết kế:

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT: Công trình thủy lợi - Các qui định chủ yếu về thiết kế.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-01: 2010/BNNPTNT: Thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi.

 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8478 : 2010 : Công trình thuỷ lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481 : 2010 : Công trình đê điều – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình;

 TCVN 8224: 2009, Công trình thuỷ lợi - Các quy định cụ thể về lưới khống chế mặt bằng;

 TCVN 8225:2009, Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình;

 Qui phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi: QPTL-1-78;

 Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253-86;

 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Trang 9

 Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn lập và phê duyệt Phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

 Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;

 Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội;

 Quyết định số 82/2014/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội;

 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

 Sổ tay kỹ thuật Thuỷ lợi;

 Các tiêu chuẩn qui trình, qui phạm chuyên ngành khác có liên quan.

- Vốn đầu tư xây dựng;

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán các hạng mục chi tiết trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các định mức, đơn giá, chế

độ, chính sách hiện hành như đã nêu trên

- Tiến độ thực hiện: Năm 2016.

Trang 10

2 CHƯƠNG 2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

Thành phố Hà Nội phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ Diện tích tự nhiên của Thành phố là 3.328,89km2 Có thể chia Thành phố thành 2 vùng: vùng Nam sông Hồng (thuộc lưu vực sông Đáy), vùng Bắc sông Hồng (thuộc lưu vực sông Cà Lồ và Bắc Hưng Hải).

Năm 2013, dân số toàn thành phố là 7,212 triệu người, m ật độ dân số trung bình

là 2.169 người/km² Tổng quy mô GDP của Hà Nội (theo giá thực tế) năm 2013 đạt trên 451.213 tỷ đồng (NGTK Hà Nội năm 2013), chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng đồng bằng sông Hồng và 10% cả nước.

Hình 2-1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

Trang 11

Các tuyến thoát lũ chính của Hà Nội gồm: sông Hồng dài 118 km, sông Đà dài

35 km, sông Đuống dài 22km, sông Cà Lồ dài 42km, sông Cầu dài 11km, sông Công dài 9km, sông Nhuệ dài 60 km, s ông Đáy dài 125km, sông dài 91km, sông Bùi dài 15km, sông Mỹ Hà dài 12 km, sông Thanh Hà dài 5km.

Hà Nội có 18 tuyến đê chính với 528,253km Trong đó có 37,709km đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội thành Hà Nội; có 249,187km đê cấp I gồm các tuyến đê: Hữu Hồng, Vân Cốc, Tả Hồng, Hữu Đuống, Tả Đuống, Tả Đáy I; có 45,006km đê cấp II gồm các tuyến đê: Hữu Đà, Tả Đáy II, Ngọc Tảo, La Thạch; có 66,565km đê cấp III gồm các tuyến đê: Hữu Cầu, Tả Cà Lồ, Hữu Cà Lồ, Tiên Tân, Hữu Đáy; và 129,786km đê cấp IV gồm các tuyến đê: Tả Tích, Tả Bùi, Hữu Bùi, Mỹ

Hà, Hữu Đáy.

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình vùng dự án

Vùng dự án bao gồm toàn bộ phần phía Nam sông Hồng của thành phố Hà Nội, thuộc lưu vực sông Đáy Có thể chia thành 2 phần:

Vùng Hữu Đáy có địa hình biến đổi khá phức tạp Cao độ biến đổi thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông Có thể chia ra 3 dạng địa hình: (i) Vùng núi cao có diện tập trung chủ yếu ở Ba Vì có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296m, địa hình dốc; (ii) Vùng địa hình đồi núi thấp, có độ cao

độ từ 30m – 300m tập trung chủ yếu ở vùng thấp của Ba Vì, vùng Hữu sông Tích, sông Bùi của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây Khu vực hữu sông Mỹ Hà của huyện Mỹ Đức tập trung nhiều núi đá vôi và hang động Karst Do có địa hình dốc, diện tích đất trống đồi núi trọc lớn nên đất đai thường bị xói mòn, rửa trôi rất mạnh; (iii) Địa hình đồng bằng tập trung chủ yếu ở các vùng thấp ven sông Tích, tả sông Thanh Hà, dải đồng bằng này cũng bị chia cắt khá phức tạp do các nhánh sông suối Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng với cây trồng chủ yếu là lúa nước Những khu vực cao hơn thì trồng cây ăn quả, làm vườn và trồng hoa màu Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi, cao độ phổ biến từ 3,0 đến trên 11,0 m

Vùng Tả Đáy có địa hình đồng bằng lòng máng thấp trũng ở giữa mà sông Nhuệ

là trục chính, cao ở hai bên ven sông Hồng và sông Đáy và dốc dần từ Bắc xuống Nam Cao độ mặt đất dao động từ 1m  11m Khu vực nội thành Hà Nội có cao độ san nền chủ yếu từ 5m  7m, bề mặt địa hình khá bằng phẳng gây nhiều bất lợi cho việc thoát nước Nơi có cao độ thấp thường tập trung nhiều ở vùng hạ lưu sông Nhuệ như Ứng Hoà, Phú Xuyên.

Vị trí các tuyến cắm mốc chỉ giới nằm dọc theo 2 tuyến đê chính Tả và Hữu Đáy và lòng sông Đáy, thuộc địa bàn của các quận, huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức và quận Hà Đông Đặc điểm địa hình tuyến cắm mốc là vùng ven đê và vùng bãi sông Đáy, cao độ biến đổi chủ yếu từ 2-10m.

Trang 12

Hình 2-2 Bản đồ vùng dự án

Hình 2-3 Bản đồ vùng vị trí công trình

Trang 13

2.1.2 Địa chất công trình, địa chất thủy văn

2.1.2.1 Địa chất kiến tạo

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng Theo tài liệu bản đồ địa chất Hà Nội, tỷ lệ 1:50.000, do Ngô Quang Toàn chủ biên 1994 thì trong khu vực này hiện diện các thành tạo địa chất có tuổi cổ nhất là Proterozoi (PR2) đến thành tạo trẻ nhất tuổi Đệ Tứ (Q) Các thành tạo cổ đều bị che lấp bởi lớp phủ Đệ

Tứ có nguồn gốc sông, Các thành tạo Đệ tứ bao gồm các tầng:

 Tầng cuội có tuổi Q11-111 nguồn gốc aluvi - proluvi, gồm các cuội tròn cạnh

có kích thước và thành phần khác nhau, gặp ở độ xấp xỉ 30m.

 Tầng Vĩnh Phúc có tuổi QIIIvp nguồn gốc aluvi thềm sông, thành phần bên dưới là cát có pha lẫn ít sỏi sạn Thạch Anh, bên trên là sét bột lẫn ít cát nâu vàng, nâu đỏ loang lổ.

 Tầng Thái Bình 1 có tuổi Q1vtb1 nguồn gốc aluvi sông, đầm lầy, thành phần bên trên là cát Thạch Anh lẫn ít bột, bên dưới là bột, sét màu nâu xám đen có chứa mùn bã hữu cơ.

 Trầm tích hiện đại bao gồm các bãi bồi lòng sông với thành phần cát, bột là chủ yếu.

+ Lớp 2b: Cát pha xen kẹp sét pha, cát pha bụi màu xám nâu, nâu hồng xám đen trạng thái dẻo đến chặt vừa.

+ Lớp 3: Hạt nhỏ pha bụi, cát hạt mịn, mầu xám nâu xám đen, trạng thái chặt vừa.

+ Lớp 3a: Cát hạt trung hạt vừa mầu xám ghi xám vàng.

+ Lớp 4: Cát hạt nhỏ, cát hạt vừa màu xám đen xám xanh xám vàng, chặt vừa đến chặt.

+ Lớp 5: Sét pha màu xám nâu, xám đen, xám ghi, lẫn kết vón sét xám trắng trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.

Trang 14

2.1.3 Khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi

Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt Mùa khô bắt đầu từ tháng XI năm trước đến hết tháng IV năm sau, trong các tháng này có số ngày mưa rất ít và lượng mưa tháng cũng rất nhỏ Mùa mưa từ (V  X) trong thời kỳ này hay xảy ra những trận mưa, từ mưa vừa đến mưa to, có khi mưa rất to

Lượng mưa lũ rất lớn, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt từ 300-550 mm, ba ngày lớn nhất đạt 450-770 mm, lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ 500-836 mm Năm xuất hiện mưa lớn thường không đồng bộ giữa các vùng Vùng thượng và trung lưu sông Đáy lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào tháng XI năm 2008 và tháng XI/1984, vùng hạ du lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào năm 1980.

2.1.3.2 Đặc điểm thủy văn công trình và sông ngòi

Trước đây, sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến nay sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971 Sông có chiều dài 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc khá lớn 1,7 Trong trận lũ tháng 8/1932, lưu lượng lớn nhất phân vào đập Đáy đạt khoảng 3000 m3/s khi

đó mực nước lũ tại Phủ lý đạt 4,32 m gây khó khăn cho việc tiêu nước.

Năm 1937 đập Đáy được xây dựng để ngăn nước lũ từ sông Hồng vào, sông Đáy chỉ còn tháo nước lũ của sông Tích, Bùi, Thanh Hà và sông Hoàng Long Lưu lượng của sông Tích chỉ khoảng vài trăm m3/s và được điều tiết dọc sông nên khi về tới Ba Thá lưu lượng lớn nhất cũng chỉ đạt 300-400 m3/s Mực nước cao nhất tại Ba Thá trung bình giảm hơn 3,0 m, ở Phủ Lý giảm hơn 1,0 m so với khi chưa có đập Đáy

Từ đập Đáy tới Đục Khê (địa bản thành phố Hà Nội): Chế độ khí tượng thuỷ văn cũng như việc tiêu úng, thoát lũ trong thời kỳ mưa lũ từ tháng VI ÷ X hàng năm của sông Tích, Thanh Hà, sông Nhuệ và các sông nội đồng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực thượng nguồn của sông Đáy Đoạn sông này vừa có nhiệm vụ nhận nước tiêu úng

từ nội đồng hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ vừa có nhiệm vụ nhận nước lũ từ sông Hồng vào khi có phân lũ qua đập Đáy để bảo vệ Hà Nội trong trường hợp khẩn cấp

Dòng chảy lũ trên sông Đáy rất phức tạp do chịu ảnh hưởng của mưa lũ nội địa bao gồm lũ các sông Tích, Bùi, Thanh Hà, các phụ lưu của sông Đáy phía bờ hữu và lượng nước gia nhập từ các hệ thống thuỷ nông Ngoài ra, sông Đáy còn ảnh hưởng bởi hiện tượng nước vật do dòng chảy sông từ phía sông Hồng chảy sang thông qua

Trang 15

sông Đào Nam Định, nước lũ sông Hoàng Long nhập vào sông Đáy tại Gián Khẩu Lũ sông Đáy còn bị tác động của nước lũ từ sông Hồng vào khi có phân lũ qua đập Đáy.

2.1.4 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội.

Vùng dự án có diện tích 251.870ha, bao gồm toàn bộ các quận huyện phía Nam sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội Đây là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng không những của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Trên khu vực có trung tâm chính trị Ba Đình, đô thị trung tâm của Hà Nội và các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên Mật độ dân số rất cao, có nơi lên tới 39.307 người/km² ( quận Đống Đa ).

Vị trí các tuyến cắm mốc nằm dọc theo hai bên đê tả và Hữu sông Đáy, dọc theo hai bên lòng sông thuộc vùng bãi sông Đáy kéo dài từ Phúc Thọ đến hết Ứng Hòa, thuộc địa phận của 9 quận, huyện Các khu vực dân cư, làng mạc phân bố rải khắp trên dọc 2 bên đê tả và Hữu sông Đáy, trong lòng bãi sông và thậm chí ở sát sông Tuyến công trình đi qua các khu thị trấn Phùng- Đan Phượng, Yên Nghĩa- Hà Đông bên Tả Đáy và Chúc Sơn – Chương Mỹ, Đại Nghĩa- Mỹ Đức bên bờ hữu và các quốc lộ như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6, quốc lộ 32, quốc lộ 21 ngoài ra còn có các tỉnh lộ như TL

72, 145

2.2 HIỆN TRẠNG THUỶ LỢI CỦA VÙNG DỰ ÁN

2.2.1 Các tuyến đê

2.2.1.1 Tuyến đê Tả Đáy

Tuyến đê Tả Đáy thuộc địa phận Hà Nội có chiều dài 80,022km, có 8 kè lát mái

hộ bờ, 18 cống dưới đê Gồm 2 đoạn, đoạn 1 (đê cấp 1) dài 65,350 Km từ K0+000K65+350; đoạn 2 (đê cấp 2) dài 14,672 Km từ K65+350K80+022.

- Về cao trình: Cao trình mặt đê đủ cao trình chống lũ thiết kế (Cao độ/ Cao độ

thiết kế):

Tại K1+200 (Song Phương): 14,43/14,00m.

Tại K23+500 (cầu Mai Lĩnh): 12,50/11,40m.

Tại K46+000 (cầu Ba Thá): 9,50/8,40m.

Tại K65+300 (cống Vân Đình): 9,30/7,50m.

Tại K82+000 (Tân Lang): 8,00/6,80m.

Đoạn đê từ K15+300K15+350 (dốc Thanh Quang giao nhau với tỉnh lộ 78) đoạn chạch đê dài 45m, cao 2m được bạt thấp bằng mặt đê phục vụ giao thông, không

đủ cao độ chống lũ Đoạn đê có chạch: K43+700K46+450, B = 2,5m, cao 1m Đoạn

từ K65+350K80+022 đê có chạch bằng tường đá xây cao 1,2 m.

Trang 16

- Về mặt cắt ngang đê: Đoạn từ K0+000K65+350: Mặt đê rộng 56m; mái đê

phía sông ms = 2, mái phía đồng mđ = 3; những đoạn đê đã có cơ: Thượng lưu: dài 7Km; B = 25m; m = 2 Hạ lưu: dài 35,31 km; B = 310m; m = 3.

Một số đoạn đê chưa đủ mái thiết kế như: K4+000÷K7+000; K13+800÷ K15+500; K23+650÷K29+000; K42+900÷K43+300; K47+500÷K47+700; K68+160÷ K70+295 Trên toàn tuyến một số đoạn chênh cao trên 5m nhưng chưa có cơ đê như: K1+150÷K3+300; K74+645÷K76+300.

- Đường hành lang chân đê: Trên toàn bộ 103,6km đê cư (tính cả 2 bên đê) đi

qua khu dân tuyến mới chỉ có 34,2 km đường hành lang chân đê, dọc theo đê chưa có mốc chỉ giới bảo vệ đê do đó tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê theo quy định là rất lớn, đặc biệt là các đoạn đê đi qua các khu vực dân cư, đô thị.

2.2.1.2 Tuyến đê Hữu Đáy

Có chiều dài 18,42km làm nhiệm vụ ngăn lũ khi có phân lũ từ sông Hồng vào sông Đáy

- Về cao trình: Toàn tuyến đê đủ cao trình chống lũ với mực nước thiết kế:

+ Tại K0+000 cao trình: 15,5/14m.

+ Tại K11+500 cao trình: 13,3/11,9m.

- Về mặt cắt ngang đê: Toàn tuyến đê có chiều rộng mặt đê từ (5  6)m, mái đê phía sông m=2m, phía đồng m=3m Toàn tuyến đê hữu Đáy có trạch, mặt trạch rộng từ 2-2,5m, chiều cao 1-1,5m Một số đoạn đê trạch bị bạt thấp làm giảm cao trình chống

lũ từ 0,2-0,4m Nhiều vị trí dân tự ý xẻ trạch làm đường đi từ K0,5  K4,5 (Phúc Thọ)

có 54 vị trí xẻ trạch và các đoạn K11  K11,35; K15  K16; K17,8  K18,1 (huyện Quốc Oai).

- Thân đê, nền đê: Là tuyến đê khô 45 năm chưa có phân lũ nên trong thân đê có

thể có nhiều ẩn hoạ chưa phát hiện hết Năm 1971 khi phân lũ sông Hồng vào sông Đáy đã xảy ra hiện tượng thẩm lậu K9K10; K12+600K13+200; K14K15 Tại những vị trí mái đê không đủ thiết kế hoặc chân đê là đầm, ao sâu thường xảy ra sạt, trượt mái đê: tại K2+900, cung sạt dài 40m, ở cao trình +11,5 +12,5m (cao trình đê +15m, chân đê +8m); tại K1+700 sạt mái thượng lưu dài 20m ở cao trình +11,5+12,5m (cao trình đê +15m, chân đê +8m) Tháng 9 năm 2010, mái đê hạ lưu từ K15+957K15+980 bị sạt trượt nhẹ hiện chưa được xử lý.

- Cứng hóa mặt đê: Mặt đê hữu Đáy có 2 đoạn kết hợp làm đường giao thông,

mặt đê được rải nhựa Asphal: K0+000K8+750; K14+050K18+420 Đoạn từ K8+750K14+050 cứng hóa bằng bê tông

- Đường hành lang chân đê: Trên toàn bộ 12,22km đê cư (tính cả 2 bên đê) đi

qua khu dân tuyến mới chỉ có 4,342 km đường hành lang chân đê, chưa có mốc chỉ giới bảo vệ đê do đó tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê theo quy định là rất lớn, đặc biệt là đoạn đê vùng phân lũ từ Mai Lĩnh đến Đục Khê.

Ngoài 18,42km đê cấp III, Hữu Đáy còn có 18,57km đê dưới đường 6 (từ Mai Lĩnh đến Bến Đục) là đoạn đê cấp IV Đoạn đê này không liền tuyến (khu vực Mỹ

Trang 17

Đức) và có mặt cắt ngang hẹp, dân cư sinh sống sát đê Theo Quy hoạch lũ và đê điều sông Đáy đã được phê duyệt thì khu vực này sẽ được xây dựng tuyến đê mới tương đương với tuyến đê Tả Đáy để bảo vệ khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức

2.2.2 Tuyến thoát lũ

Đoạn sông từ Đập Đáy đến Ba Thá dài 61,347 km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ từ Song Phương đến Cầu Mai Lĩnh có khoảng cách lớn nhất từ 2.800 - 3.065

m, từ Cầu Mai Lĩnh đến Ba Thá bề rộng lòng sông co hẹp dần tại Ba Thá chỉ còn 667

m Có 2 đoạn sông được cắt cong tại Hiệp Thuận và Yên Nghĩa nên chiều dài sau khi cắt còn 52,5km.

Đoạn sông từ Ba Thá đến hết địa phận Hà Nội dài 64,775 km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ nhỏ trung bình chỉ có khoảng 500m.

Hiện tại dân cư sống trong hành lang thoát lũ là rất lớn, tổng diện tích đất ở bãi sông (nằm giữa 2 đê Tả, Hữu Đáy) là 40.733ha kéo dài từ xã Xuân Phú - huyện Phúc Thọ đến hết huyện Ứng Hòa, dân số khoảng 488.000 người.

2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Theo Quy hoạch chung XD thủ đô Hà Nội thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12% và thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5-10% Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 7.100- 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000- 17.000 USD (tính theo giá thực tế)

Cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,556,6%, công nghiệp xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 2-2,5% Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; đến năm 2020 là 34,5%- 54%- 11,5%.

-Đất nông nghiệp sẽ giảm từ 186.126,9ha hiện nay xuống còn 152.242 ha vào năm

2020, giảm 33.885ha Diện tích đất lúa là 92.120ha, diện tích chuyên nuôi trồng thủy sản là 10.318ha1.

Đối với vùng dự án (khu vực Hữu ngạn sông Hồng của thành phố Hà Nội:

Trong tương lai, khu vực sẽ được xây dựng và phát triển để xứng đáng với vị thế của khu vực là trung tâm chính trị, kinh tế của Hà Nội và cả nước Ngoài việc bảo tồn phát triển các khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, trung tâm thương mại ở các quận nội thành, phát triển đô thị mới ở các khu vực ven nội thành để tạo thành đô thị trung tâm hiện đại Theo quy hoạch, dân số đến 2030 sẽ tăng lên đến 6 triệu người.

Năm khu đô thị mở rộng phía Hữu ngạn sông Hồng được phân ra: Khu vực Tây Bắc Hồ Tây một phần nằm trong quận Tây Hồ và một phần nằm ở phía Nam cầu Thăng Long, định hướng xây dựng khu đô thị mới hiện đại, xây dựng đồng bộ, phát triển theo các dự án Khu vực Tây Nam Hồ Tây: Chủ yếu nằm trong quận Cầu Giấy, cũng là khu vực xây dựng đồng bộ theo hướng hiện đại theo dự án Khu vực Thanh Trì: Nằm trong khu vực phía Nam đường Minh Khai, đẩy nhanh đô thị hoá, xây dựng mới, khu cây xanh và khu đầu mối kỹ thuật Khu vực Thanh Trì- Từ Liêm: Nằm trong quận Thanh Xuân, hướng đô thị hoá, phát triển các trung tâm đô thị chuyên ngành,

1 QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 05 năm (2011 – 2015) thành phố Hà Nội

Trang 18

nghỉ dưỡng… Khu vực Từ Liêm: Khu đô thị mới hiện đại công nghiệp và dân cư Mở rộng không gian nội thị quận Hà Đông và hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh.

Do có quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy, nên các khu vực bãi có điều kiện phát triển kinh tế, dân cư khu vực tăng nhanh, các khu đô thị và công nghiệp

sẽ được phát triển hơn

Tuy nhiên ở khu vực này, trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã xác định đây là hành lang xanh của Thủ đô Do vậy trong tương lai, đây vẫn là khu vực phát triển nông nghiệp, với các khu vực trồng rau, màu, cây ăn quả, và các khu vực sinh thái.

Thị trấn sinh thái Chúc Sơn trên cơ sở phát triển mở rộng thị trấn Chúc Sơn hiện hữu về phía Bắc của Quốc lộ 6, chia thành 2 vùng phát triển gồm vùng phía Đông núi Tiên Phương và vùng phía Tây núi Tiên Phương Cụm không gian mở gồm tổ hợp các Núi Trầm, Núi Ninh, Núi Tiên Phương và thung lũng ở giữa đóng vai trò là trọng tâm không gian đô thị Diện tích tự nhiên khu vực lập quy hoạch khoảng 2.024 ha, quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 53.000 người; đến năm 2030 khoảng 80.000 người:

 Phát triển đô thị có giới hạn và quản lý ngưỡng phát triển đảm bảo không tác động tiêu cực đến hành lang xanh bao quanh đô thị trung tâm.

 Cải tạo thị trấn hiện hữu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo sự gần gũi thân thiện với ngưỡng hạn chế sự phát triển lan tỏa.

 Chuyển đổi cụm công nghiệp Biên giang hiện hữu tại phía đông của thị trấn Chúc Sơn tiếp giáp với sông Đáy (thuộc địa giới hành chính quận Hà Đông hiện nay) thành trung tâm dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ về tài chính, thương mại, thông tin…

Quốc lộ 32, quốc lộ 6 nâng cấp, cải tạo mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng, 4 - 6 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cắt ngang B = 35m Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, TL419, 429, 494B đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 20,5-22,0m (4 làn xe), các tuyến khác nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

Trang 19

Hình 2-4 Bản đồ quy hoạch xây dựng chung vùng dự án

2.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng và phát triển theo yêu cầu và nhịp độ phát triển

xã hội và kinh tế chung của đất nước Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay thì việc quản lý lòng sông, bãi sông là rất quan trọng và cũng là bức xúc lớn của Hà Nội Qua quá trình đầu tư phát triển, hệ thống công trình phòng, chống lũ của Hà Nội trong

đó chủ yếu là hệ thống đê đã vận hành tốt và bảo vệ an toàn cho thủ đô trong suốt thời gian dài Tuy nhiên tình hình phát triển KTXH vùng ven sông đã ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống lũ, sự vi phạm luật Đê điều đã ở mức báo động: các khu dân cư ngày càng lấn ra phía lòng sông và bãi sông được tôn tạo cao hơn, dân cư vùng bãi sông trở nên đông đúc và bùng phát việc xây dựng nhà cửa, đổ đất lấn bờ sông làm co hẹp lòng sông

2.4.1 Đối với lòng dẫn thoát lũ

Ngày 7/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1821/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch Phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy với mục tiêu

đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình phòng chống lũ thuộc hệ thống sông Đáy để chủ động đưa nước sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa về mùa kiệt là 100m3/s, mùa lũ là 450 m3/s làm sống lại sông Đáy phục vụ

Trang 20

cấp nước sinh hoạt, sản xuất, phát triển KTXH và góp phần cải thiện môi trường sinh thái Đồng thời, đảm bảo sông Đáy thoát được lưu lượng tối đa 2.500m3/s Chủ động các biện pháp phòng, chống lũ đảm bảo ổn định dân sinh vùng lòng dẫn sông Đáy, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Để đảm bảo được mục tiêu trong Quyết định số 1821 đề ra, lòng dẫn sông Đáy cần được cải tạo và bảo vệ Ngoài việc cải tạo nạo vét với B=100m thì vùng bãi sông Đáy còn cần quản lý như di dời dân cư trong phạm vi nạo vét lòng B=100m, không xây dựng mới trong phạm vi 500m (riêng khu vực Vân Cốc là 02 km sau cống Vân Cốc) và các khu vực khác thuộc bãi sông chỉ được phép xây dựng với tỷ lệ 15% Vùng bãi sông Đáy, nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội, có bãi sông rộng, dân

cư sống khá đông đúc và sát lòng sông Để thực hiện được các giải pháp nạo vét cải tạo lòng dẫn và quản lý sử dụng đất trên vùng bãi sông Đáy trong những tới thì cần phải có các mốc chỉ giới để phân định các khu vực cần di dời dân cư, các khu vực cấm xây dựng mới và các khu vực cần quản lý mật độ xây dựng Có như vậy người dân và chính quyền ở các địa phương trong khu vực mới có thể thực hiện và tuân thủ quy định

về bảo vệ hành lang thoát lũ

Trong khi Thành phố chưa có điều kiện để thực hiện công tác cải tạo lòng dẫn, nếu không được cắm mốc chỉ giới, chính quyền các địa phương có thể sẽ cho phép người dân xây dựng các công trình vào những khu vực quy hoạch Việc này sẽ gây ra nhiều lãng phí về tiền của của nhân dân và của Nhà nước cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện cải tạo lòng dẫn Và với việc cắm mốc này có thể tránh được những vấn đề như cấp sổ đỏ vào cả những khu vực hành lang thoát lũ, cho phép xây dựng quá nhiều vào khu vực bãi sông gây cản trở dòng chảy thoát lũ, ảnh hưởng đến

an toàn đê điều sông Đáy, uy hiếp đến trung tâm Thủ đô Hà Nội.

2.4.2 Đối với hệ thống đê

Với mục tiêu đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho thủ đô Hà Nội, trong rất nhiều các giải pháp đối với hệ thống đê được quy định trong Quyết định số 1821 có các giải pháp sau:

 Nâng cấp, hoàn thiện đê sông Đáy khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức để thực hiện xóa bỏ các khu chậm lũ trước đây.

 Xây dựng đường hành lang chân đê ở những đoạn đê qua khu dân cư tập trung phục vụ quản lý, chống lấn chiếm, kết hợp làm đường gom.

 Đê Tả Đáy, điều chỉnh tuyến một số đoạn quá cong, khoảng cách giữa 2 tuyến

đê hiện tại rộng, gồm đoạn qua Song Phương phù hợp với tuyến đường vành đai 4 và đoạn qua Yên Nghĩa để kết hợp tạo điều kiện khai thác quỹ đất phục vụ phát triển thành phố Hà Nội.

 Đê Hữu Đáy, điều chỉnh các đoạn đê cong Sài Sơn và Đồng Quang ra phía sông

và một số đoạn điều chỉnh cục bộ để kết hợp giao thông.

Các giải pháp trên sẽ được thực hiện từ nay đến 2030, tuy nhiên cũng tương tự như đối với hành lang thoát lũ, các quỹ đất dành cho việc xây dựng công trình, hành lang bảo vệ các công trình cần được xác định ngay từ bây giờ để tránh việc lãng phí

Trang 21

trong việc xây dựng, quy hoạch các công trình xây dựng vào trong khu vực hành lang bảo vệ đê hiện có và các tuyến đê dự kiến xây mới

Như vậy có thể thấy việc cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy làm cơ

sở đảm bảo an toàn, ổn định dân cư vùng bãi sông; chống lấn chiếm lòng sông, bãi sông; chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật vùng ven sông đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái, đồng bộ với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của khu vực bãi sông Đáy, khu vực phân chậm lũ trước đây Chương Mỹ, Mỹ Đức cũng như của cả khu vực Hữu Ngạn sông Hồng (trung tâm chính trị, kinh tế của thủ đô Hà Nội) là hết sức cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, do việc dân cư sinh sống và phát triển trên bãi sông Đáy khá đông đúc

và sát lòng sông, nên trong Quyết định số 1821của Thủ tướng Chính phủ chưa quyết định cụ thể về tọa độ chỉ giới tuyến thoát lũ mà chỉ mới quy định bề rộng 500m cần thiết của khu vực dòng chảy thoát lũ chính cấm xây dựng mới công trình

Để có thể cắm mốc chỉ giới thoát lũ sông Đáy, trước tiên phải xác định được tuyến thoát lũ chính 500m, trên cơ sở đó xác định được chỉ giới thoát lũ và tiến hành căm mốc chỉ giới thoát lũ Muốn xác định tuyến thoát lũ chính 500m cần phải có nghiên cứu, luận chứng giữa các yếu tố kỹ thuật- kinh tế- xã hội, đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư Việc xác định tuyến thoát

lũ chính 500m và sơ bộ tọa độ chỉ giới thoát lũ sẽ được làm rõ trong báo cáo nghiên cứu khả thi này.

Trang 22

3 CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NHIỆM

VỤ CỦA DỰ ÁN

3.1 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy nhằm triển khai Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu sau:

- Tạo điều kiện phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân tại các khu vực Vân Cốc, bãi sông Đáy, các khu vực phân lũ, chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức trước đây gồm 37.244 ha diện tích và 455.000 dân.

- Tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn trong việc bảo vệ hành lang thoát lũ, bảo vệ các tuyến đê trên hệ thống sông Đáy nhằm bảo vệ an toàn phòng, chống lũ bão cho toàn bộ khu vực phía Hữu Ngạn sông Hồng của Thủ đô Hà Nội và một phần tỉnh Hà Nam với diện tích 184.000 ha và 5,4 dân, trong đó có trung tâm chính trị Ba Đình, trung tâm thương mại và hành chính của Thủ đô và cả nước.

- Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều cho các tuyến Vân Cốc, Ngọc Tảo,

La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy

3.3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

- Xác định khu vực hành lang thoát lũ chính 500m ở vùng bãi sông Đáy, trên cơ

sở đó xác định sơ bộ vị trí các mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy trên bản đồ 1/10.000, làm cơ sở cho việc đo vẽ bình đồ chi tiết phục vụ công tác thiết kế và cắm mốc chỉ giới thoát lũ ngoài thực địa;

- Xác định khu vực dành cho xây dựng các đoạn đê mới trên các tuyến Tả Đáy, Hữu Đáy, trên cơ sở đó xác định sơ bộ tọa độ mốc tim đê trên bản đồ 1/10.000 làm cơ

sở cho việc đo vẽ bình đồ chi tiết để thiết kế và cắm mốc chỉ giới xây dựng đê mới ngoài thực địa;

- Xác phạm hành lang bảo vệ các tuyến đê hệ thống sông Đáy như Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy, trên cơ sở đó xác định tọa độ các mốc sơ bộ hành lang bảo vệ các tuyến đê trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 làm cơ sở cho việc đo vẽ bình

đồ chi tiết để thiết kế và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê ngoài thực địa;

- Đo vẽ bình đồ chi tiết và thiết kế, xác định vị trí mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy; mốc tim đê, hành lang bảo vệ đê của các tuyến đê mới Tả Đáy, Hữu Đáy và mốc hành lang bảo vệ các tuyến đê hiện có Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy.

Trang 23

- Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy; cắm mốc tim đê, hành lang bảo

vệ đê của các tuyến đê mới Tả Đáy, Hữu Đáy và cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến

đê hiện có Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tả Đáy và Hữu Đáy.

Trang 24

4 CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ ĐÊ ĐIỀU SÔNG ĐÁY VÀ CÁC DỰ

ÁN, NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Ngày 7/10/2014 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1821/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Đáy Nội dung chính của quy hoạch như sau:

4.1 MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH

a) Đưa nước từ sông Hồng vào sông Đáy một cách chủ động, lưu lượng tối đa về mùa kiệt là 100 m3/s, mùa lũ là 450 m3/s để duy trì dòng chảy thường xuyên, làm sống lại sông Đáy; đồng thời đảm bảo sông Đáy thoát được lưu lượng tối đa 2.500 m3/s để

dự phòng phải chuyển lũ trong trường hợp xuất hiện lũ đặc biệt lớn có chu kỳ lặp lại lớn hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.

b) Đảm bảo an toàn các tuyến đê sông Đáy, sông Bùi, sông Mỹ Hà, góp phần đảm bảo an toàn dân cư hai bên bờ sông theo tiêu chuẩn phòng, chống lũ; kết hợp phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực.

c) Thực hiện xóa bỏ vùng chậm lũ trước đây thuộc địa bàn các huyện Chương

Mỹ, Mỹ Đức (thuộc thành phố Hà Nội) và khu vực hữu sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam

để nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất; tạo điều kiện để thực hiện công tác quản lý và phát triển phù hợp đối với một số khu vực thuộc vùng bụng chứa Vân Cốc

và hai bên lòng sông Đáy trên cơ sở triển khai các quy hoạch có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó rất nhiều các giải pháp cần được thực thi như sau:

4.2 CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

4.2.1 Các công trình đầu mối

Cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận, cống Vân Cốc; Đập Đáy, tràn Vân Cốc và các khu quản lý.

- Cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo vận hành, đưa nước vào sông Đáy trong mùa khô và mùa lũ.

- Cống Vân Cốc và Đập Đáy: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hàng năm để đảm bảo vận hành chuyển lũ với lưu lượng tối đa 2.500m3/s trong trường hợp lũ sông Hồng vượt tần suất thiết kế, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.

- Đoạn đê tràn Vân Cốc: Củng cố, nâng cấp đoạn tràn Vân Cốc chiều dài 8,5km thành đê chống lũ nhằm đảm bảo chống được lũ tương ứng với mực nước tại Hà Nội ở cao trình +13,10 m.

- Khu quản lý: Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo kiên cố, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vận hành các công trình phòng, chống lũ

hệ thống sông Đáy hiện nay và trong tương lai.

Trang 25

4.2.2 Cải tạo lòng dẫn và bãi sông Đáy

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy: Cải tạo lòng dẫn để đảm bảo đưa nước thường xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy cả về mùa kiệt và mùa lũ, với lưu lượng tối đa là

450 m3/s (không gây ngập vùng bãi sông Đáy), cụ thể:

+ Đoạn kênh dẫn từ Cẩm Đình đến Hiệp Thuận: Giữ nguyên như hiện trạng + Đoạn từ Đập Đáy đến Ba Thá: Tuyến lòng dẫn cải tạo cơ bản theo tuyến lòng sông hiện nay, xem xét điều chỉnh nắn thẳng (cắt cong) ở 2 đoạn: Hiệp Thuận và Yên Nghĩa nhằm tăng khả năng tiêu thoát lũ, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật; đối với những nơi lòng sông hiện tại đi qua các khu dân cư tập trung có thể điều chỉnh tim tuyến để giảm thiểu di dân tái định cư Lòng dẫn sông Đáy được cải tạo theo 2 cấp, gồm: lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải dòng chảy mùa kiệt, với lưu lượng tối đa

100 m3/s; lòng dẫn cấp 2 kết hợp với lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải được dòng chảy mùa lũ, với lưu lượng tối đa 450 m3/s.

+ Đoạn từ Ba Thá đến biển: Cải tạo, nạo vét lòng sông hiện có để đảm bảo thoát

lũ (đoạn từ Gián Khẩu đến biển đang được nạo vét để phục vụ giao thông thủy nội địa

m3/s.

4.2.3 Xây dựng, củng cố, nâng cấp đê và kiên cố hóa đê điều

- Thân đê: Hoàn chỉnh mặt cắt đê theo tiêu chuẩn thiết kế (tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê), đối với những đoạn đê qua khu dân cư tập trung hoặc kết hợp đường giao thông thực hiện các giải pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng dân cư, tăng hiệu quả đầu tư.

Nâng cấp, hoàn thiện đê sông Đáy khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức và đê hữu Đáy (tỉnh Hà Nam) để thực hiện xóa bỏ các khu chậm lũ trước đây.

Xử lý ẩn họa trong thân đê, trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ đê, tạo cảnh quan môi trường.

- Nền đê: Xử lý chống thấm, đùn sủi tại nhũng đoạn nền đê có địa chất yếu, bị đùn sủi; đắp tầng phủ, lấp đầm, hồ, ao sát chân đê tăng cường ổn định cho đê; những đoạn điều chỉnh tuyến, cần xem xét xử lý nền để bảo đảm ổn định lâu dài.

- Cứng hóa mặt đê kết hợp làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hộ đê, quản lý đê; xây dựng đường hành lang chân đê ở những đoạn đê qua khu dân cư tập trung phục vụ quản lý, chống lấn chiếm, kết hợp làm đường gom.

- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê để bảo đảm nhiệm vụ tưới, tiêu; các cống phải phù hợp với mặt cắt thiết kế đê, đảm bảo an toàn chống lũ, an toàn đê điều, những đoạn đê kết hợp giao thông phải phù hợp tải trọng thiết kế chung toàn tuyến.

Trang 26

- Phòng chống sạt lở bờ sông ở những khu vực có nguy cơ sạt lở bằng các giải pháp công trình, phi công trình theo quy định tại Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

4.2.4 Giải pháp phi công trình

- Nâng cao nhận thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh, đối phó, thích nghi với ngập lụt.

Tăng cường công tác quản lý đê điều, các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ Hướng dẫn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà cửa, công trình tại những khu vực được phép xây dựng ở vùng bãi sông Đáy và vùng bụng chứa Vân Cốc đảm bảo tránh lũ, ổn định dân sinh, giảm thiểu thiệt hại khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Tổ chức hộ đê trong mùa mưa lũ, nhất là khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa nhằm phát hiện, xử lý kịp thời khi có sự cố, hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; xây dựng phương án ứng phó khi chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy để chủ động đảm bảo an toàn dân sinh Việc huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để hộ đê thực hiện theo quy định của pháp luật.

4.2.5 Giải pháp cấp nước vào sông Đáy

a) Cấp nước trong mùa kiệt

- Cấp nước từ sông Hồng vào sông Đáy qua cống Cẩm Đình và cống Hiệp Thuận, khi mực nước ngoài sông Hồng tại Cẩm Đình cao hơn +3,00 m.

- Cấp nước từ sông Tích vào sông Đáy thông qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức với lưu lượng khoảng 20 m3/s khi dự án tiếp nước cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú hoàn thành.

- Trường hợp mực nước sông Hồng tại Cẩm Đình nhỏ hơn +3,00 m, ngoài cấp nước từ sông Tích qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức, bổ sung nước từ sông Hồng vào sông Đáy bởi trạm bơm Xuân Phú với lưu lượng 5 m3/s khi dự án xây dựng trạm bơm Xuân Phú hoàn thành.

b) Cấp nước trong mùa lũ

- Qua hệ thống cống và kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận chuyển nước từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa 450 m3/s để không gây ngập bãi sông Đáy, không ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, kinh tế trong khu vực.

- Qua sông Tích và qua cống Liên Mạc: Bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy qua sông Tích tại Thụy Đức, Ba Thá với lưu lượng khoảng 60 m3/s và qua cống Liên Mạc (nhập vào sông Đáy tại Phủ Lý) với lưu lượng khoảng 70 m3/s.

- Trong trường hợp cần thiết, vận hành cống Vân Cốc và Đập Đáy để bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy đáp ứng yêu cầu cấp nước cho sông Đáy và chuyển

lũ sông Hồng vào sông Đáy.

Trang 27

Hình 4-5 Lòng dẫn thoát lũ chính sông Đáy (trích từ bản đồ quy hoạch)

4.2.6 Vị trí các tuyến đê và hành lang thoát lũ

a) Vị trí các tuyến đê

- Vùng lòng hồ Vân Cốc: Các tuyến đê Ngọc Tảo phía bờ hữu, đê La Thạch phía

bờ tả và đê Vân Cốc (hữu sông Hồng) giữ vị trí tuyến hiện nay.

Trang 28

- Đê tả Đáy: Cơ bản theo tuyến đê hiện nay, điều chỉnh tuyến một số đoạn quá cong, khoảng cách giữa 2 tuyến đê hiện tại rộng, gồm đoạn qua Song Phương phù hợp với tuyến đường vành đai 4 và đoạn qua Yên Nghĩa để kết hợp tạo điều kiện khai thác quỹ đất phục vụ phát triển thành phố Hà Nội.

- Đê hữu Đáy: Cơ bản theo tuyến hiện có, điều chỉnh các đoạn đê cong Sài Sơn

và Đồng Quang ra phía sông và một số đoạn điều chỉnh cục bộ để kết hợp giao thông.

- Các tuyến đê Tả, Hữu sông Bùi và đê tả Mỹ Hà cơ bản giữ nguyên vị trí các tuyến đê như hiện trạng.

b) Hành lang thoát lũ

- Phạm vi thoát lũ hệ thống sông Đáy gồm phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng thường xuyên về mùa kiệt và mùa lũ và phần hai bên bờ sông kết hợp với phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng 2.500 m3/s khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Đối với các khu vực dân cư, công trình ở bãi sông:

+ Khu vực lòng hồ Vân Cốc: Không xây dựng nhà ở, công trình trong giới hạn từ đường biên dọc theo bờ trái cống Vân Cốc đến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận trong phạm vi 02 km sau cống Vân Cốc Quản lý chặt chẽ việc xây dựng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ và chứa lũ.

+ Đoạn từ đập Đáy đến biển: Di dời nhà cửa, công trình trong phạm vi cải tạo, nạo vét phần lòng sông và phạm vi lưu không với bờ sông phòng, tránh sạt lở, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định tại Luật Đê điều; phần bãi sông trong phạm vi 500m (bao gồm hai bên bãi và lòng sông) không được xây dựng mới nhà cửa, công trình; đối với công trình, nhà cửa hiện có xây dựng kế hoạch để từng bước di dời; phần bãi sông ngoài phạm vi 500m được sử dụng theo quy định của Luật

Đê điều, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ, chứa lũ.

4.3 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH

- Việc thực hiện dự án Cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ và đê điều sông Đáy thành phố Hà Nội là một trong những hạng mục của Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

- Thực hiện dự án nhằm thực hiện quy định về cắm mốc hành lang bảo vệ đê điều được quy định ở Luật Đê điều.

- Việc thực hiện dự án phù hợp với kế hoạch kinh tế, xã hội của UBND thành phố

Hà Nội.

4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LẬP BẢN ĐỒ NGẬP LỤT SÔNG ĐÁY (GÓI THẦU SỐ 31 )

Trang 29

Gói thầu số 31 “Tư vấn khảo sát, lập phương án vùng ngập úng hạ lưu khi xả

lũ sông Hồng vào sông Đáy “ mới mục tiêu là xây dựng được bản đồ ngập lụt cho các khu vực dọc sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình khi xả lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với các kịch bản khác nhau đang được Viện Quy hoạch thực hiện.

Hiện tại, kết quả thực hiện của tư vấn đã lập xong báo cáo, đang gửi xin ý kiến các địa phương và các ban ngành liên quan Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được các bản đồ ngập lụt theo các kịch bản xả lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với các cấp lưu lượng 2500, 2000, 1500, 1000, 800 và 600 m3/s.

Kết quả tính toán mô hình 2 chiều MIKE 21 có thể cho biết độ ngập sâu h, mực nước ngập Z, vận tốc dòng chảy trên toàn bộ các vùng ngập lụt khi xả lũ.

Hình 4-6 Bản đồ cao độ mực nước và véc tơ dòng chảy đoạn từ Vân Cốc đến Ba Thá khi

xả lũ 2500m3/s.

Từ bản đồ độ sâu ngập lụt trên vùng nghiên cứu Hình 4 -7Hình 4 -6 thấy rằng, khi xả lũ 2.500m3/s, với lòng dẫn sông Đáy và các tuyến đê giữ nguyên như hiện tại thì nhiều khu vực bị ngập úng nghiêm trọng (độ ngập sâu lớn hơn 2m), cụ thể là khu vực vùng bụng chứa Vân Cốc, khu vực sau Đập Đáy, khu vực Tả Bùi, Hữu Bùi, khu vực đồng bằng của huyện Mỹ Đức Chỉ có một số ít khu vực ven sông Đáy có mức ngập ít

Trang 30

nguy hiểm hơn Khu vực vùng đồi của huyện Chương Mỹ (ven đường Hồ Chí Minh) không bị ngập.

Kết quả tính toán từ mô hình cho biết mực nước, độ ngập sâu, vận tốc dòng chảy

ở khoảng 20.000 điểm trên vùng nghiên cứu.

Hình 4-7 Bản đồ độ sâu ngập lụt đoạn từ cống Vân Cốc đến Ba Thá ứng với lưu lượng

xả lũ 2500m3/s

4.5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CẢI TẠO LÒNG DẪN SÔNG ĐÁY

Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Đáy nhằm làm sống lại dòng sông Đáy bằng cách mở thông dòng chảy lấy nước từ sông Hồng vào sông Đáy bao gồm hai hạng mục công trình chính là:

- Cụm công trình đầu mối: Hệ thống cấp nước Cẩm Đình – Hiệp Thuận được

xây dựng năm 2007 có nhiệm vụ lấy nước mùa kiệt với lưu lượng 36,24m3/s; kết hợp dẫn một phần lũ từ 70- 100m3/s hàng năm vào sông Đáy Quy mô của cụm công trình đầu mối như sau:

+ Cống lấy nước tại vị trí Cẩm Đình: Cống hở 2 tầng bằng bê tông cốt thép, chiều dài thân cống 24m, gồm 3 khoang trong đó 02 khoang lấy nước có kích thước (bxh) = (6x5)m và 01 khoang thông thuyền rộng B=8m Tầng dưới để lấy nước trong mùa kiệt

Trang 31

có cao trình ngưỡng +3,00; Tầng trên để lấy nước trong mùa lũ, cao trình ngưỡng +9,50

+ Cống lấy nước tại vị trí Hiệp Thuận: Cống hở bằng bê tông cốt thép, có 03 khoang, 02 khoang lấy nước có kích thước (bxh)= (6x5)m và 01 khoang thông thuyền rộng B = 8m, cửa có kích thước (bxh) = (8x8)m, cao trình ngưỡng +2,00m

+ Kênh dẫn Cẩm Đình- Hiệp Thuận: Kênh dẫn lưu lượng thiết kế Q= 36,24m3/s Mặt cắt kênh có dạng hình thang, chiều rộng đáy kênh Bkênh= 22,00m, hệ số mái kênh

m = 1/5,0 từ cao độ +7.00 trở xuống, cơ mái ở cao trình +7,00, chiều rộng cơ bcơ=3,00m Hệ số mái kênh m = 1/3,0 từ cao độ +7,00 trở lên Tuyến kênh bắt đầu từ sau cống Cẩm Đình tại vị trí K0+00 có cao trình đáy đáyK0 =+3,00m, cao trình đáy cuối kênh đáykc =+2,00m

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy đoạn từ Hiệp Thuận đến Mai Lĩnh: đang được

thi công nạo vét, với các thông số cơ bản như sau:

+ Chiều dài khi chưa nắn thẳng là : 33,7km.

+ Cao trình đáy tại Hiệp Thuận là 1,7m.

+ Cao trình Đáy tại Mai Lĩnh là -0,19m.

Hiện tại dự án đang tiến hành nạo vét lòng dẫn để cấp nước cho hệ thống vào mùa kiệt đoạn từ Đập Đáy đến Mai Lĩnh, hiện đã thực hiện xong đoạn qua đường Láng -Hòa Lạc.

Các thông số kỹ thuật như bề rộng, cao trình, mái… và đặc biệt là tuyến của lòng dẫn đã được phê duyệt, xem Hình 4 -8.

Trang 32

Hình 4-8 Vị trí lòng dẫn sông Đáy đoạn Đập Đáy- Mai Lĩnh theo thiết kế của dự án cải

tạo lòng dẫn sông Đáy

Trang 33

5 CHƯƠNG 5 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC HÀNH LANG THOÁT LŨ, KHU VỰC XÂY DỰNG

ĐÊ MỚI VÀ KHU VỰC HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ HIỆN CÓ

VÀ CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN

5.1 XÁC ĐỊNH KHU VỰC HÀNH LANG THOÁT LŨ

Theo quy hoạch lũ và đê điều sông Đáy được phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 7/10/2014 (như mục 4.2.6 chương IV) gồm phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng thường xuyên về mùa kiệt và mùa lũ và phần hai bên bờ sông kết hợp với phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng 2.500 m3/s khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy:

- Khu vực lòng hồ Vân Cốc: Giới hạn từ đường biên dọc theo bờ trái cống Vân Cốc đến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận trong phạm vi 02 km sau cống Vân Cốc

- Đoạn từ Đập Đáy đến hết địa phận Hà Nội: gồm phần lòng sông và phạm vi lưu không với bờ sông; phần bãi sông trong phạm vi 500m (bao gồm hai bên bãi và lòng sông)

Đoạn sông Đáy từ Ba Thá đến Đục Khê (hết địa phận Hà Nội) bề rộng sông khá hẹp, chỉ bình quân đạt 500m nên hành lang thoát lũ được xác định là giữa hai đê sông Đáy, vì thế đoạn này không cần phải cắm mốc chỉ giới thoát lũ Để xác định được khu vực hành lang thoát lũ chính 500m từ Đập Đáy đến Ba Thá, công tác xác định tuyến hành lang thoát lũ và tọa độ sơ bộ chỉ giới thoát lũ với các công việc sau:

- Thu thập, và biên tập các bản đồ 1/10.000 trong phạm vi tuyến cắm mốc bao gồm từ bên đê Tả đến đê Hữu Đáy và từ Vân Cốc đến Bến Đục

- Khảo sát thực địa bổ sung nhằm xác định tình hình phân bố dân cư ở những khu vực hành lang thoát lũ đi qua khu dân cư.

- Kế thừa kết quả tính toán ngập lũ của gói thầu số 31 và lòng dẫn sông Đáy B=22m theo kết quả thực hiện và phương án được phê duyệt của dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy, phân tích để xác định hành lang thoát lũ sông Đáy trên bản đồ 1/10.000.

5.1.1 Xác đinh vị trí khu vực đặc biệt dành cho thoát lũ sau cống Vân Cốc

Khu vực đặc biệt ở ngay sau cống Vân Cốc theo quy định của quy hoạch là không xây dựng nhà ở, công trình trong giới hạn từ đường biên dọc theo bờ trái cống Vân Cốc đến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận trong phạm vi 2 km sau cống Vân Cốc để dành cho thoát lũ và tránh nguy hiểm Với quy định đó, sơ bộ xác định phạm vi cần bảo vệ như trên Hình 2 -1Error: Reference source not found Với diện tích xác định như trên, không có diện tích khu dân cư nằm trong khu vực này

Danh sách và tọa độ sơ bộ các mốc chỉ giới vùng bảo vệ đặc biệt sau cống Vân Cốc như ở Bảng 5 -1 Với khoảng cách trung bình 300m một mốc sơ bộ có 16 mốc trên tuyến chỉ giới này.

Trang 34

Hình 5-9 Chỉ giới khu vực thoát lũ chính đoạn sau cống Vân Cốc

Bảng 5-1 Thống kê sơ bộ các mốc chỉ giới vùng bảo vệ đặc biệt sau cống Vân Cốc

Tọa độ sơ bộ

Ghi chú Longitude Latitude

5.1.2 Xác định vị trí tuyến thoát lũ sông Đáy

Hành lang thoát lũ bao gồm giữa 2 đê chính, phần không gian chỉ dành cho thoát lũ không được xây dựng công trình nhà cửa là 500 m bao gồm phần bãi sông và lòng sông cần phải được cắm chỉ giới để quản lý Để xác định được hành lang thoát lũ, trước hết cần xác định tim lòng sông để đảm bảo tim lòng sông nằm trong hành lang thoát lũ và đảm bảo sự phù hợp khi thực hiện cải tạo lòng dẫn theo quy hoạch trong tương lai.

Trang 35

Tim lòng sông đoạn từ Đập Đáy đến Mai Lĩnh được lấy theo tim lòng sông nạo vét B=22m đã được thực hiện và phê duyệt trong dự án cải tạo sông Đáy trong đó đã

có các đoạn cắt sông theo quy hoạch như đoạn Hiệp Thuận và đoạn Yên Nghĩa Đối với đoạn sông từ Mai Lĩnh đến Ba Thá, theo quy hoạch không có đoạn nào cắt sông,

do đó tim lòng sông được xác định dựa trên tim lòng sông hiện tại.

Trên cơ sở tim lòng sông đã được xác định, nghiên cứu và phân tích 2 phương

án tuyến chỉ giới thoát lũ:

 Phương án 1: Chỉ giới từ tim sông sang hai bên mỗi bên 250m (chỉ giới màu xanh)

 Phương án 2: Chỉ giới được điều chỉnh lệch về bên tả hoặc bên hữu để giảm thiểu các tác động kinh tế và xã hội mà vẫn đảm bảo độ rộng tuyến

là 500m (chỉ giới màu đỏ)

Quan điểm chuyển dịch là:

 Tránh các khu vực dân cư để ổn định kinh tế xã hội, dựa trên bản đồ 1/10.000 và bản đồ Google Earth, và

 Dịch về bên có độ ngập sâu hơn, nơi có vận tốc dòng chảy lớn hơn dựa trên kết quả tính toán thủy lực mô hình 2 chiều khi phân lũ 2.500m3/s vào sông Đáy của gói thầu số 31.

Các phương án dịch tuyến được xem xét cho từng khu vực như sau:

Khu vực từ Đập Đáy đến cầu Yên Sở

- Phương án 1: Các khu vực làng Xóm Ba, Hữu Hiệp, Đường Cối phía Hữu và làng Đại Thân, Quảng Nguyên, Tam Hiêp, Cát Ngòi phía tả với tổng diện tích 57,65ha khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ.

- Phương án 2: Để giảm bớt diện tích dân cư nằm trong hành lang Điều chỉnh tuyến thoát lũ vị trí qua làng Hữu Hiệp lệch về phía Tả; khu vực Làng Tam Hiệp, Cát Ngòi lệch về phía hữu

Riêng khu vực Cát Ngòi và Thượng Cối cả 2 bên sông đều có dân, việc điều chỉnh tuyến sang phía tả sông về phía làng Đường Cối sẽ giảm được diện tích dân cư

và độ ngập sâu ở khu vực này cũng lớn hơn

Khu vực sau Đập Đáy đến ngầm quốc lộ 32 cũ, tuyến thoát lũ chính đi theo đường quốc lộ 32, và đoạn cuối được mở ra đủ 500m và kéo trơn thuận

Với sự điều chỉnh tuyến như trên, diện tích khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ

sẽ chỉ còn 46,62ha

Trang 36

Hình 5-10 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Cát Ngòi- Thượng Cối

Hình 5-11 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Đập Đáy- Cầu Yên Sở

Bảng 5-2 Diện tích khu dân cư nằm trong HLTL 500m- Đập Đáy- Cầu Yên Sở

Bờ Tả

Bờ hữu

Bờ Tả

Trang 37

TT Khu vực

Vị trí Phương án 1 Phương án 2 Ghi chú

Từ Đến

Bờ hữu

Bờ Tả

Bờ hữu

Bờ Tả

Khu vực từ cầu Yên Sở đến đường Láng- Hòa Lạc

- Phương án 1: Các khu vực làng Cát Nổi, Sơn Hà, Tư Văn, Chợ Gỗ bên Tả và Đắc Sở, Cát Bàng ở bên hữu với tổng diện tích 31,94ha khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ.

- Phương án 2: Để giảm bớt diện tích dân cư nằm trong hành lang, tuyến thoát

lũ chính được điều chỉnh vị trí qua làng Cát Nổi, Sơn Hà, Chợ Gỗ lệch về phía Tả; khu vực Phương Cách, Cát Bàng lệch về phía Hữu

Riêng khu vực Cát Bàng và Chợ Gỗ, Tư Văn cả 2 bên sông đều có dân, việc điều chỉnh tuyến sang phía tả sông về phía Tư Văn, Chợ Gỗ sẽ giảm được diện tích dân cư và độ ngập sâu ở khu vực này cũng lớn hơn.

Với sự điều chỉnh tuyến như trên, diện tích khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ

sẽ chỉ còn 3,87ha

Hình 5-12 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Cát Bàng- Tư Văn, Chợ Gỗ

Trang 38

Hình 5-13 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Cầu Yên Sở- Láng

Bảng 5-3 Diện tích khu dân cư nằm trong hàng lang thoát lũ 500m đoạn Yên Sở- Láng

Khu vực từ đường Láng- Hòa Lạc đến Tỉnh lộ 72

- Phương án 1: Các khu vực Ba Lương, Cát Thuê, Vân Côn và Phương Quan bên Tả và Ba Nhà ở bên hữu với tổng diện tích 36,74ha khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ.

- Phương án 2: Để giảm bớt diện tích dân cư nằm trong hành lang, tuyến thoát

lũ chính được điều chỉnh vị trí qua Ba Nhà lệch về phía Tả; khu vực Ba Lương, Cát Thuê, Vân Côn và Phương Quan lệch về phía Hữu

Riêng khu vực Ba Nhà và Cát Thuê cả 2 bên sông đều có dân, việc điều chỉnh tuyến sang phía tả sông về phía Ba Nhà sẽ giảm được diện tích dân cư và độ ngập sâu

ở khu vực này cũng lớn hơn.

Trang 39

Với sự điều chỉnh tuyến như trên, diện tích khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ

sẽ chỉ còn 6,83ha

Hình 5-14 Độ ngập sâu khi phân lũ đoạn Ba Nhà- Cát Thuê

Hình 5-15 Chỉ giới tuyến thoát lũ chính đoạn Láng- TL 72 Bảng 5-4 Diện tích khu dân cư nằm trong hàng lang thoát lũ 500m đoạn Láng-TL 72

Bờ Tả

Bờ hữu

Bờ Tả

Trang 40

TT Khu vực

Vị trí Phương án 1 Phương án 2 Ghi chú

Bờ hữu

Bờ Tả

Bờ hữu

Bờ Tả

1340

4 Ba Nhà

13100

1400

5 Vân Côn

15100

- Phương án 2: Để giảm bớt diện tích dân cư nằm trong hành lang, tuyến thoát

lũ chính được điều chỉnh vị trí qua Chùa Hào lệch về phía Tả; khu vực An Ninh, Phú Hạng, Đại Tảo, Tình Lam, Hòa Bình lệch về phía Hữu.

Riêng khu vực Tình Nhân, Đồng Nhân và Chùa Hào cả 2 bên sông đều có dân, việc điều chỉnh tuyến sang phía tả sông về phía Đồng Nhân, Chùa Hào sẽ giảm được diện tích dân cư và độ ngập sâu ở khu vực này cũng lớn hơn

Với sự điều chỉnh tuyến như trên, diện tích khu dân cư nằm trong tuyến thoát lũ

sẽ chỉ còn 9,21ha

Ngày đăng: 18/07/2018, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w