KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề nẩy sinh đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn
Trang 1CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
có rất nhiều vấn đề nẩy sinh đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách kịp thời và khoa học, chỉ như thế doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển Có thể tóm gọn những vấn đề nẩy sinh trong hoạt động động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định tài chính quan trọng đó là:
1 Trong rất nhiều cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
2 Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư đã được hoạch định đó?
3 Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách phân phối lợi nhuận như nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ hai liên quan đến huy động vốn và câu hỏi thứ ba liên quan đến sự kết hợp giữa hai quyết định một và hai
Để có cơ sở trả lời tất cả các câu hỏi quan trọng đặt ra trong các các quyết định tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp các nhà khoa học kinh tế đã nghiên cứu và cho ra đời một môn khoa học mới đó là Quản trị Tài chính Doanh nghiệp Quản trị Tài chính Doanh nghiệp là môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở đó lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó một cách hợp lý
và khoa học nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc quản trị tài chính của một doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế; tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu; tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên thị trường Đây có thể chỉ là một câu nói đơn giản và bản thân nó không giúp chúng ta được gì nhiều, giống như những lời khuyên chung chung từ những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như “bạn phải mua gì với giá thấp và bán với giá cao” Vấn đề là thực hiện những điều đó như thế nào Để đạt được các mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp thì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm vững được các nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp Vậy nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các nhà quản trị tài
Trang 2chính doanh nghiệp là gì? Để trả lời các câu hỏi trên tác giả sẽ lần lượt giới thiệu các nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Tham gia xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư và kế
hoạch kinh doanh
Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là hiệu quả tài chính của dự án, tức là xem xét cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể xẩy ra và khả năng thu lợi nhuận khi thực hiện dự án Việc phân tích đánh giá nhằm lựa chọn được các dự án tối ưu, các
dự án có tỷ lệ sinh lời cao là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính Trên cơ sở tham gia xây dựng, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư, các nhà quản trị tài chính cũng cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai
Thứ hai: Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp
ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Bước vào hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, quản trị tài chính cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ Vốn hoạt động của doanh nghiệp gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn để tài trợ hình thành các tài sản ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư, điều quan trọng là nhà quản trị tài chính phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp nhà quản trị tài chính cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn từng thành phần vốn, những điểm lợi và bất lợi của từng hình thức huy động vốn, trên có sở đó đưa ra quyết định huy động một cơ cấu vốn tối ưu, có chi phí sử dụng vốn là thấp nhất
Thứ ba: Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản
thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các khoản vốn còn bị ứ đọng Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi tiền bán hàng và các khoản phải thu khác Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán
Thứ 4: Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ
của doanh nghiệp
Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là một chỉ
Trang 3tiêu mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó có liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của doanh nghiệp Không thể nói doanh nghiệp hoạt dộng kinh doanh tốt, hiệu quả cao khi lợi nhuận của doanh nghiệp giảm qua các kỳ sau khi loại trừ các nhân tố ảnh hưởng khách quan làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ví dụ như sự thay đổi chính sách khấu hao tài sản của doanh nghiệp… Doanh nghiệp cần có phương án tối ưu trong việc phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ như thế mới có thể đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên thị trường
Thứ 5: Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt
động và thực hiện tốt hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ số tài chính trên có sở đó cho phép nhà quản trị đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về mặt sản xuất kinh doanh và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học đảm bảo mọi tài sản và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả nhất
1.3 VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Để thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh, một công ty cổ phần luôn có những nhu cầu đa dạng và không giới hạn về các loại tài sản thực (real assets) Phần lớn những tài sản thực này là tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng và văn phòng làm việc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn… Một số tài sản khác là các tài sản vô hình như độc quyền về kỹ thuật, uy tín thương hiệu,
và bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính… tất cả những tài sản này đều có giá trị tương ứng nó Để tạo vốn khi cần thiết, công ty
cổ phần có thể phát hành các loại giấy tờ có giá được gọi là các tài sản tài chính (finalcial assets) hay các chứng khoán (securities) Các giấy tờ có giá này bản thân nó có một giá trị nhất định bởi vì nó được đảm bảo trên các tài sản thực của công ty và dòng thu nhập tương lai mà nó mang lại Ví dụ nếu công ty vay tiền ngân hàng thì ngân hàng sẽ nhận được một giấy nhận nợ theo đó công ty sẽ cam kết hứa hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thỏa thuận Do đó, ngân hàng có thể giao dịch và hoán chuyển thành tiền mặt từ những tài sản chính này khi cần thiết Các tài sản tài chính không chỉ bao gồm những khoản vay nợ ngân hàng
mà còn bao gồm các cổ phần, trái phiếu và các chứng khoán đặc biệt khác
Các giám đốc tài chính là chiếc cầu nối giữa hoạt động của một doanh nghiệp và thị trường tài chính (finalcal market), thị trường tài chính là nơi mà ở
đó các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản tài chính được phát hành bởi công ty Vai trò của giám đốc tài chính được thể hiện trong sơ đồ mô phỏng 1.1 dưới đây
Trang 4cho thấy dòng chảy của tiền mặt đi từ nhà dầu tư đến công ty và sau đó quay trở lại nhà đầu tư như thế nào Dòng chảy bắt đầu từ khi công ty bán chứng khoán
để huy động vốn (mũi tên 1) Và sau đó tiền được chi tiêu để mua sắm các tài sản thực sử dụng cho hoạt động kinh doanh (mũi tên 2) Sau đó, nếu công ty thực hiện hoạt động sử dụng hiệu quả tài sản thì các tài sản thực sẽ tạo nên dòng tiền gia tăng để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu (mũi tên 3) Cuối cùng tiền được tái đầu tư trở lại (mũi tên 4a) hoặc được hoàn trả cho các nhà đầu tư, những người
đã mua các chứng khoán mà công ty phát hành lúc ban đầu (mũi tên 4b) Dĩ nhiên, sự lựa chọn giữa 4a và 4b không hoàn toàn tự do Ví dụ nếu ngân hàng cho vay ở giai đoạn 1 thì sau đó ngân hàng phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc cộng lãi vay ở giai đoạn 4b
Sơ đồ 1.1: DÒNG CHẢY TIỀN MẶT TỪ NHÀ ĐẦU TƯ ĐẾN CÔNG TY
VÀ SAU ĐÓ QUAY TRỞ LẠI NHÀ ĐẦU TƯ
Các hoạt động của
một công ty
(tất cả các tài sản thực)
Thị trường tài chính (Các nhà đầu tư nắm giữ các tài sản chính)
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
(2)
(1) (4a)
Sơ đồ mô phỏng trên đưa chúng ta quay trở lại ba câu hỏi căn bản đối với một giám đốc tài chính (nhà quản trị tài chính):
• Thứ nhất, những tài sản thực nào sẽ được công ty đầu tư? Trả lời cho câu
hỏi thứ nhất đó là quyết định đầu tư hay quyết định ngân sách vốn của công ty
• Thứ hai, công ty nên sử dụng nguồn tài trợ nào cho dự án đầu tư đã được
lựa chọn đó? Trả lời cho câu hỏi thứ hai đó là quyết định tài trợ của công ty
• Thứ ba, kết hợp cả hai quyết định trên sẽ tạo thành chính sách phân phối
Nghĩa là công ty sẽ đưa ra quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận như thế nào Ngoài ra, sự kết hợp giữa các quyết định tài chính với nhau chứ không phải xem xét một cách riêng lẻ làm cho các giám đốc tài chính “mệt” hơn nữa với việc phân tích và lập kế hoạch tài chính
Thị trường tài chính là nơi mà tại đó các công ty có thể gia tăng vốn, và cũng tương ứng như vậy các công ty có thể gia tăng vốn trong phạm vi toàn cầu
từ các thị trường tài chính quốc tế Các cổ đông của các công ty lớn phân bổ tản mát khắp toàn cầu Các cổ phần của các công ty này được giao dịch trao đổi mua bán trên khắp các múi giờ từ trung tâm tài chính NewYork qua London đến Tokyo và trên khắp các trung tâm tài chính quốc tế khác Các luồng vốn đầu tư bằng trái phiếu và các khoản nợ vay ngân hàng có thể được chuyển đổi và mua bán dễ dàng xuyên biên giới các quốc gia Một công ty cổ phần có nhu cầu huy động vốn thì không nhất thiết phải vay mượn từ ngân hàng địa phương
Trang 5Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ giám đốc tài chính
để chỉ những người có trách nhiệm đưa ra những quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ có những công ty có qui mô rất nhỏ mới sử dụng duy nhất một cá nhân để có trách nhiệm thực hiện tất cả những quyết định được thảo luận trong cuốn sách này Trong hầu hết các trường hợp và trong hầu hết các công ty khác nhau, trách nhiệm này được phân bổ và cùng thực hiện bởi nhiều người
Các nhà quản trị cấp cao trong một công ty luôn có liên quan đến những quyết định về tài chính Không những vậy những kỹ sư, những người thiết kế một sản phẩm mới cũng liên quan đến các quyết định trong lĩnh vực tài chính vì thiết
kế một sản phẩm mới sẽ xác định chủng loại tài sản thực mà công ty sẽ cần phải đầu tư Nhà quản trị Maketing người được giao nhiệm vụ cho một chiến dịch quảng cáo cũng tham gia vào việc đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng Một chiến lược quảng cáo thì bản thân nó cũng là một dự án đầu tư, nhưng là đầu
tư vào tài sản vô hình, mà những đầu tư này mong đợi sẽ bù đắp những chi phí đã
bỏ ra bằng gia tăng doanh số và lợi nhuận của công ty trong tương lai
Tuy nhiên có một vài nhà quản trị mà chuyên môn đặc biệt của họ trong lĩnh vực tài chính Vai trò của họ được thể hiện tổng quát trong sơ đồ 1.2 bao gồm Giám đốc vốn (treasurer) có trách nhiệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, tìm kiếm huy động nguồn vốn mới và duy trì mối quan hệ với các ngân hàng, với các cổ đông cũng như tất cả các nhà đầu tư khác, những người đang nắm giữ các chứng khoán mà công ty đã phát hành
Trong các công ty nhỏ, giám đốc vốn có khả năng chỉ là một chuyên gia điều phối về tài chính Còn trong các công ty cổ phần lớn, ngoài giám đốc còn
có một vị trí khác là kế toán trưởng, người chuyên thiết lập báo cáo tài chính hàng năm, quản lý hệ thống kế toán nội bộ của công ty và theo dõi các khoản thuế phải nộp Bạn có thể thấy rằng giám đốc vốn và kế toán trưởng có những chức năng khác biệt nhau hoàn toàn: Giám đốc vốn có trách nhiệm chính là làm sao huy động và quản lý được các nguồn tài trợ của doanh nghiệp sao cho luôn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Trong khi đó, kế toán trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng tiền luôn được sử dụng một cách hiệu quả và bảo đảm tuân thủ các quy định của luật pháp về tài chính kế toán theo chế độ hiện hành
Cho đến hiện nay tất cả các công ty lớn đều bổ nhiệm các chức danh Giám đốc tài chính (CFO - Chief Financial Officer) để điều hành trực tiếp cả hai
vị trí là giám đốc vốn và kế toán trưởng Bản thân giám đốc tài chính có trách nhiệm chính trong việc hoạch định các chính sách tài chính và các kế hoạch tài chính phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp Thông thường người phụ trách cao nhất về tài chính của công ty - các CFO - đồng thời cũng có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động chung của một công ty với mức độ vượt hơn chuyên môn chính về tài chính của họ, và các CFO cũng có thể là thành viên của ban giám đốc
Trang 6Sơ đồ 1.2: VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Kế toán trưởng Giám đốc vốn
* Thuật ngữ chi tiêu vốn (capital expenditure) dễ tạo ra nhầm lẫn cho các bạn Các bạn có thể cho rằng chi tiêu vốn là quá trình thu chi tiền Thật ra không phải như vậy, chi tiêu vốn liên quan đến các quyết định đầu tư dài hạn mà các bạn sẽ nghiên cứu trong chương 3
Ngày nay vai trò của các CFO ở các công ty lớn càng trở nên quan trọng đến mức những quyết định của họ có thể tác động đến thị trường tài chính nước
đó và thế giới Chẳng hạn những rung động trên thị trường tài chính Mỹ vào tháng 7 năm 2002 qua sự kiện được coi là những vụ phá sản lớn nhất trong lịch
sử Mỹ từ các công ty lớn như Enron, Wordcom …Mà một trong những nguyên nhân chính là cách thức điều hành quản trị tài chính của các CFO ở những công
ty này đã vi phạm những chuẩn mực trong nguyên tắc nghề nghiệp cũng như những chuẩn mực đạo đức Chẳng hạn hiện nay ở Mỹ, đến mức độ là để có thể thành CFO, ngoài những tiêu chuẩn cần thiết về năng lực, chuyên môn về tài chính doanh nghiệp thì họ còn phải thông qua kiểm tra tư cách đạo đức hay xét duyệt lý lịch bởi một cơ quan quản lý độc lập của chính phủ Mỹ
Bộ phận quản lý
hệ thống dữ liệu
Bộ phận
kế toán chi phí
Bộ phận
chi tiêu vốn Bộ phận lập kế hoạch tài chính
Bộ phận kế toán tài chính
Bộ phận quản trị tiền mặt
Bộ phận quản lý thuế
Bộ phận
quản trị
tín dụng
Trang 7Kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính có trách nhiệm tổ chức và theo dõi quá trình hoạch định ngân sách vốn của công ty Tuy nhiên các dự án đầu tư vốn quan trọng thường rất gần với các kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch sản xuất và các chiến lược maketing của những bộ phận khác
Do tầm quan trọng của các vấn đề tài chính phát sinh nên những quyết định cuối cùng thường phải dựa vào các qui định của luật pháp hiện hành như luật doanh nghiệp hoặc bởi quyết định của hội đồng quản trị Ví dụ, chỉ có hội đồng quản trị mới có quyền thông báo mức chia cổ tức hoặc cho phép phát hành các chứng khoán ra công chúng Hội đồng quản trị cũng thường ủy quyền và phân cấp quyết định đối với những dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ Nhưng đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn thì những quyền hạn này ít được ủy quyền
và phân cấp
1.4 SỰ PHÂN ĐỊNH GIỮA QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN QUẢN LÝ
Trong các công ty lớn, sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý hết sức cần thiết Những công ty này có thể có hàng trăm cổ đông, do vậy không
có cách nào thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng tham gia quản lý Bạn có thể nghĩ rằng quản lý một công ty cổ phần cũng gần giống như điều hành một khu
đô thị thông qua các buổi họp hội đồng cho tất cả các cư dân đô thị Luật cho phép ủy quyền cho các người đại diện đi họp thay bạn
Việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý đã có một thuận lợi rõ ràng
Nó cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ
đó sự chuyển nhượng thay đổi quyền sở hữu sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Và điều này cũng cho phép công ty những nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu Tuy nhiên, việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý bản thân nó cũng mang lại nhiều vấn
đề phiền phức khi mục tiêu của chủ sở hữu và mục tiêu của các nhà quản lý khác nhau Và điều này nguy hiểm ở chổ thay vì hành động theo những ước vọng của các cổ đông thì các nhà quản lý lại tìm kiếm những sự nhàn nhã hơn, hoặc một phong cách sống làm việc xa hoa hơn, họ có thể lãng tránh những quyết định không được hợp lòng người hoặc họ có thể cố gắng xây những tòa cao ốc chọc trời bằng tiền của những cổ đông
Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của các cổ đông và các nhà quản lý đã tạo nên những vấn đề về người chủ - người đại diện Các cổ đông là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện của họ Các cổ đông sẽ yêu cầu các nhà quản lý có thể tự rút lui khỏi những công việc nặng nhọc này hoặc có thể thu vén cho cá nhân để làm giàu Các chi phí đại diện (agency cost) xuất hiện khi: (1) các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị công ty, (2) các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ Dĩ nhiên sẽ không có chi phí nào khi các cổ
Trang 8đông đồng thời cũng là nhà quản lý Đây cũng chính là thuận lợi của loại hình công ty tư nhân: Người chủ và người quản lý không mâu thuẫn về lợi ích
Chi phí đại diện: Có thể nảy sinh trong lĩnh vực tài chính Trong những thời điểm thường, ngân hàng và các trái chủ, những người cho doanh nghiệp vay tiền, sẽ có cùng quan niệm với các cổ đông trong việc mong muốn công ty thành công và phát đạt Nhưng khi công ty có những vấn đề khó khăn, sự thống nhất
về mục tiêu chung có thể đổ vỡ Và những lúc như vậy sự thay đổi ban quản lý
là điều cần thiết để cứu doanh nghiệp, nhưng những nhà cho vay lại không còn muốn tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nữa và họ quan tâm đến việc thu hồi lại khoản tiền đã cho doanh nghiệp vay Họ sẽ miễn cưỡng và không muốn quan tâm những vấn đề của doanh nghiệp, những rủi ro có thể đe dọa đến sự an toàn các khoản cho vay của họ Sự tranh cãi thậm chí có thể xảy ra giữa các nhà tài trợ các nhau và khi các chủ nợ cảm nhận công ty có khả năng bị phá sản thì sẽ
có sự tranh giành giữa các chủ nợ nhằm giành cho mình một vị trí ưu tiên hơn
để có thể nhận lại khoản vay theo thứ tự chi trả của luật phá sản Giá trị của toàn
bộ doanh nghiệp cũng giống như một chiếc bánh mà từng phâng của nó được phân chia cho các bên có yêu cầu về quyền lợi Nó bao gồm nhà quản lý và cổ đông cũng như các bên có ảnh hưởng đến công ty và các ngân hàng, các nhà đầu
tư – những người đã cho doanh nghiệp vay nợ Ngoài ra, chính phủ cũng được xem như là một bên có quyền lợi khi doanh nghiệp phải làm nghĩa vụ thuế với nhà nước từ một phần lợi nhuận của mình
Tất cả các bên có yêu cầu quyền lợi cùng đứng chung với nhau trong một mạng lưới các hợp đồng giao kèo pháp lý phức tạp, cũng như bằng các hình thức khác như sự thông hiểu và tin cậy lẫn nhau Ví dụ khi ngân hàng cho công ty vay tiền thì họ thảo một hợp đồng có tính pháp lý và trong đó sẽ qui định đầy đủ tất cả những qui định cần thiết như lãi suất, ngày đến hạn thanh toán, thậm chí
họ sẽ giới hạn mức cổ tức mà doanh nghiệp sẽ thanh toán cho cổ đông trong tương lai hoặc giới hạn các khoản vay bổ sung của doanh nghiệp sau này Nhưng bạn sẽ không thể ký vào những văn bản như vậy vì bạn không thể lường trước được những sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai Vì vậy, một hợp đồng không thể đầy đủ tất cả và cần thiết phải được bổ sung bởi sự tin cậy lẫn nhau và bằng những thương lượng sao cho dung hòa được quyền lợi của các bên khác nhau
Vấn đề chủ - Người đại diện có thể dễ dàng giải quyết nếu mọi người cùng nhận được những thông tin ngang bằng nhau Nhưng đây là điều hiếm có trong lĩnh vực tài chính Các nhà quản lý, các cổ đông và các chủ nợ có thể có những thông tin rất khác nhau về giá trị của các tài sản thực hoặc các tài sản chính của công ty và điều này có thể tồn tại trong nhiều năm trước khi được phát hiện ra Các giám đốc tài chính cần thiết phải ghi nhận những bất cân xứng
Trang 9thông tin này và phải tìm cách làm yên lòng những nhà đầu tư rằng họ sẽ được bảo đảm là không gặp phải một bất ngờ khó chịu nào hết
Đây là ví dụ, giả định rằng bạn là giám đốc tài chính của một công ty dược phẩm vừa mới được thành lập để phát triển và đưa ra thị trường một loại thuốc đặc trị mới Tại cuộc gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng, bạn đã báo cáo lại kết quả thành công của ca thử nghiệm lâm sàng, đọc lại những nhận xét và đánh giá của các công ty nghiên cứu thị trường độc lập và dự đoán mức lợi nhuận một cách đầy đủ để chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được triển vọng của dự án Nhưng các nhà đầu tư tiềm năng này sẽ vẫn lo lắng và cho rằng bạn vẫn còn che giấu nhưng thông tin gì đó nhiều hơn mức bạn đã công bố Bạn phải làm gì để thuyết phục họ rằng bạn đang nói hết sự thật? Nếu bạn chỉ đơn giản nói với họ rằng: “Hãy tin ở tôi và không có sự lừa đảo nào ở đây cả” thì có lẻ không đủ thuyết phục Ngay cả bạn cũng nên cho thấy một dấu hiệu đáng tin cậy nào đó của riêng mình khi bạn đặt cược tiền của mình vào một cơ hội đầu tư nào đó Ví
dụ các nhà đầu sẽ tin tưởng hơn vào kế hoạch của bạn nếu như họ thấy rằng bạn
và các nhà quản lý khác cũng có những khoản góp vốn lớn vào công ty lớn này
Do đó, quyết định của bạn đầu tư tiền của mình vào dự án sẽ là một thông tin đầy thuyết phục về triển vọng của công ty đối với các nhà đầu tư
1.5 MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.5.1 Thị trường tài chính
Chúng ta đã thấy rằng các công ty cổ phần huy động vốn bằng việc phát hành các tài sản tài chính như các cổ phần và các trái phiếu ra thị trường tài chính Và như vậy quá trình này sẽ làm gia tăng về mặt số lượng vốn huy động được của doanh nghiệp và gia tăng số lượng các cổ phần hoặc các trái phiếu đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư Quá trình phát hành như vậy được hiểu
là quá trình phát hành sơ cấp và những tài sản chính này được bán ra lần đầu trên thị trường sơ cấp (primary markets) Nhưng để giúp công ty gia tăng thêm lượng tiền mặt khi cần thiết và tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán, thị trường tài chính cũng cho phép các nhà đầu tư giao dịch mua bán các cổ phần hoặc trái phiếu đã được phát hành với nhau Ví dụ, tại một thời điểm nào đó một nhà đầu tư quyết định gia tăng lượng tiền mặt cần thiết bằng cách bán một số cổ phần của công ty Sony cho một nhà đầu tư khác đang muốn đầu tư vào cổ phần của Sony thì họ chỉ việc tiến hành giao dịch mua bán Kết quả đơn giản là quyền
sở hữu đã được chuyển giao từ người này sang người khác mà vẫn không ảnh hưởng đến lượng tiền mặt, tài sản và những hoạt động khác của công ty đó Những việc mua bán như vậy được hiểu là các hoạt động giao dịch tiếp theo sau
và nó được diễn ra trên thị trường thứ cấp (secondary markets)
Có một vài tài sản chính ít được giao dịch trên thị trường thứ cấp hơn một số loại tài sản chính khác Ví dụ, khi công ty mượn hàng từ ngân hàng thì ngân hàng
sẽ yêu cầu giấy cam kết thanh toán hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay, và tờ giấy có ghi
Trang 10lời hứa thanh toán của công ty này sẽ được xem như là một tài sản chính Vào một thời điểm nào đó trong tương lai, ngân hàng này sẽ bán lại các khoản vay nợ của công ty cho những ngân hàng khác bằng cách chuyển nhượng tài sản tài chính này nhưng thông thường thì các ngân hàng sẽ giữ lại cho đến khi đáo hạn
Các tài sản chính được giao dịch và giá cả của nó được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí hàng ngày ví dụ như: mức giá của các cổ phần hiện đang được niếm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới như Newyork, London hoặc Tokyo Trong trường hợp khác khi các chứng khoán không được giao dịch tại các sàn giao dịch chính thức, thì nó sẽ được giao dịch mua bán thông qua mạng máy tính được kết nối giữa các Dealers với nhau Thị trường, nơi diễn ra các giao dịch mua bán các tài sản chính không được tổ chức chính thức thì gọi là thị trường phi tập trung - OTC (Over - The - Counter Markets)
1.5.2 Các tổ chức tài chính
Khi một công ty huy động vốn, một phần nguồn vốn tài trợ có thể đến trực tiếp từ các nhà đầu tư riêng lẻ, nhưng tỷ lệ lớn nguồn tài trợ được đầu tư từ các
tổ chức tài chính như là các ngân hàng, quỹ bảo hiểm xã hội và các công ty bảo hiểm Nhà quản trị tài chính là mối liên kết giữa một công ty và các tổ chức tài chính này, do đó, để có thể trở thành giám đốc tài chính trong tương lai thì bạn phải hiểu rõ vai trò và chức năng của các tổ chức tài chính trung gian này
Các tổ chức tài chính là những trung gian tài chính, họ nhận tiền gửi tiết kiệm của rất nhiều cá nhân trong xã hội và sau đó thực hiện tái đầu tư lại các khoản vốn nhàn rỗi này trên thị trường tài chính Ví dụ ngân hàng huy động vốn bằng cách nhận gửi tiết kiệm hoặc phát hành các khoản nợ, các cổ phần cho nhà đầu tư Sau đó, họ cho các doanh nghiệp và các cá nhân vay mượn lại Dĩ nhiên các ngân hàng phải tính đầy đủ các chi phí hoạt động của mình cùng với phần chi phí bù đắp quyền lợi cho người gửi tiết kiệm và các nhà đầu tư khác, tất cả được tính vào trong lãi suất cho vay
Ngân hàng và các tổ chức tài chính như các quỹ tiết kiệm và cho vay là những trung gian tài chính tương tự nhau Ngoài ra, cũng có các tổ chức tài chính khác đang hoạt động trên thị trường tài chính như các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư Ở một số quốc gia như Mỹ chẳng hạn, các công ty bảo hiểm có tầm quan trọng hơn các ngân hàng trong vai trò là nhà tài trợ trung dài hạn chon các doanh nghiệp Họ là những nhà đầu tư khổng lồ đối với các cổ phần và trái phiếu công ty và họ thường thực hiện các tài trợ dài hạn trực tiếp cho các công
ty cổ phần Hầu hết nguồn tài trợ được lấy từ doanh thu các sản phẩm bảo hiểm Nếu bạn mua một sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn cho ngôi nhà của bạn thì bạn sẽ phải đóng phí bảo hiểm này bằng tiền mặt cho công ty bảo hiểm và khoản tiền tạm thời nhàm rỗi này sẽ được đầu tư vào thị trường tài chính Đổi lại, bạn sẽ