- Thiết kế các công trình trên mạng lưới theo phương án chọn: công trình xử lý sơ bộ, trạm bơm và các tuyến cống thoát nước.. SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viiiDANH MỤC B
Trang 2NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG THỊ NGỌC THÀNH
I TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, HÀ NỘI
II SỐ LIỆU BAN ĐẦU
- Mặt bằng quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Thăng Long tỷ lệ 1/4000
- Các số liệu về khí tượng - thuỷ văn và địa chất công trình
- Các số liệu khác
III NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN
Phần 1: Tổng quan về Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Phần 2: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
- Lựa chọn loại hệ thống thoát nước mưa và nước thải
- Đề xuất, tính toán, thiết kế mạng thoát nước thải công nghiệp từ các nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp
- Thiết kế các công trình trên mạng lưới theo phương án chọn: công trình xử lý sơ bộ, trạm bơm và các tuyến cống thoát nước
- Tính toán các phương án công nghệ cho trạm xử lý nước thải tập trung
- Thiết kế sơ bộ các công trình xử lý nước thải theo cho hai phương án
- Tính toán, thiết kế xử lý cho một nhà máy trong khu công nghiệp
- Khái toán sơ bộ giá thành trạm và mạng lưới thoát nước thải
Trang 3Cán bộ hướng dẫn chính: GVC.TS Trần Văn Quang Cán bộ hướng dẫn phần thoát nước: GV.KS Phan Thị Kim Thủy
Thông qua khoa
Ngày tháng….năm 2011 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÍNH Khoa Môi trường
Trưởng khoa
Kết quả điểm đánh giá Sinh viên đã hoàn thành
và nộp toàn bộ bản báo cáo cho khoa Ngày tháng năm 2011
Ngày tháng năm 2011 Trương Thị Ngọc Thành CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của GVC.TS Trần Văn Quang và GV.KS Phan Thị Kim Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trong khoa Môi Trường đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện
Con xin chân thành cám ơn gia đình, là nguồn động viên chính về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, tôi thành thật cám ơn bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian làm đồ án này
Trang 5Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, nước ta đã và đang có những chuyển
biến mạnh về mọi mặt Bảo vệ môi trường sống nói chung và môi trường nước nói riêng
là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mà các khu công nghiệp mọc lên ngày
càng nhiều như hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt về mặt kinh tế và xã
hội, thì môi trường lại phải gánh chịu một lượng chất thải ra khá lớn Vì vậy, vấn đề đặt ra
là cần có hướng giải quyết tốt về thoát nước và xử lý nước thải cho khu công nghiệp nếu
không hậu quả của nó gây ra rất khó lường
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long được hình thành sẽ góp phần đáng kể vào việc
phát triển kinh tế, xã hội ở Hà Nội, cũng như chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong cả
nước Vì vậy, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường cho Khu công nghiệp là rất cần
thiết
Là sinh viên chuyên ngành Công nghệ Môi trường, để hoàn thành chương trình đào
tạo một kỹ sư, em tiến hành thực hiện Đồ án tốt nghiệp với tên đề tài: “Thiết kế hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội” Với mục
đích đề xuất ra được một phương hướng giải quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lý nước thải
cho khu công nghiệp, góp phần xây dựng một Khu công nghiệp phát triển vững mạnh mà
không gây ô nhiễm cho môi trường
Để hoàn thành được Đồ án Tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của thầy GVC TS Trần Văn Quang và cô GV KS Phan Thị Kim Thuỷ
Trong quá trình thực hiện, dù đã rất cố gắng nhưng em khó tránh khỏi những thiếu
sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em hoàn thiện hơn
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Ngọc Thành
Trang 6SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ii
LỜI CẢM ƠN iii
LỜI NÓI ĐẦU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii
CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Giới thiệu chung 1
1.2 Điều kiện tự nhiên 1
1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội 3
1.4 Các vấn đề hiện trạng 4
CHƯƠNG 2THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 8
2.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa 8
2.2 Xác định lưu lượng mưa tính toán 9
CHƯƠNG 3THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 13
3.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải 13
3.2 Nguyên tắc vạch tuyến 13
3.3 Tính toán lưu lượng nước thải 14
3.4 Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước thải 17
3.5 Những công trình trên mạng lưới 19
CHƯƠNG 4KHAI TOÁN KINH TẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC 22
4.1 Khai toán kinh tế mạng lưới thoát nước thải 22
4.2 Khai toán kinh tế mạng lưới thoát nước mưa 25
CHƯƠNG 5THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 29
5.1 Các số liệu tính toán 29
5.2 Lựa chọn phương án xử lý và sơ đồ dây chuyền công nghệ 34
5.3 Tính toán các công trình đơn vị cho phương án I 39
5.3.1 Bể điều hoà 39
Trang 7SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
5.3.2 Ngăn tiếp nhận 40
5.3.3 Song chắn rác tinh 41
5.3.4 Bể lắng cát ngang 45
5.3.5 Thiết bị đo lưu lượng 48
5.3.6 Bể trung hoà 48
5.3.7 Bể lắng li tâm đợt một 50
5.3.8 Bể trộn chất dinh dưỡng 53
5.3.9 Hoá chất 54
5.3.10 Bể aeroten đẩy 56
5.3.11 Bể lắng li tâm đợt hai 64
5.3.12 Khử trùng 67
5.3.13 Bể nén bùn 68
5.3.14 Bể Mêtan 70
5.3.15 Sân phơi bùn 73
5.4 Tính toán các công trình đơn vị cho phương án II 75
5.4.1 Bể điều hoà 75
5.4.2 Ngăn tiếp nhận 75
5.4.3 Song chắn rác tinh 75
5.4.4 Bể lắng cát ngang 75
5.4.5 Thiết bị đo lưu lượng 75
5.4.6 Bể trung hoà 75
5.4.7 Bể lắng li tâm đợt một 75
5.4.8 Bể trộn chất dinh dưỡng 75
5.4.9 Hoá chất 75
5.4.10 Bể aeroten hoạt động theo mẻ (SBR) 75
5.4.11 Khử trùng 82
5.4.12 Bể nén bùn 82
5.4.13 Bể Mêtan 83
5.4.14 Sân phơi bùn 86
5.5 Bố trí các công trình trong trạm xử lý 87
CHƯƠNG 6KHÁI TOÁN KINH TẾCHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 88
6.1 Khái toán kinh tế xây dựng trạm xử lý 88
6.1.1 Tính phương án I 88
Trang 8SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
6.1.2 Tính phương án II 89
6.1.3 So sánh - lựa chọn phương án 90
6.2 Quản lý vận hành các công trình xử lý nước thải 92
CHƯƠNG 7THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA 95
7.1 Sơ lược về nhà máy bia 95
7.2 Nước thải trong công nghệ sản xuất bia 95
7.3 Tính toán các công trình 98
7.3.1 Song chắn rác thô 98
7.3.2 Hầm bơm tiếp nhận 99
7.3.3 Bể điều hoà có tường ngăn 100
7.3.4 Bể trung hoà 100
7.3.5 Bể lắng đứng đợt I có ngăn đông tụ sinh học và pha loãng 102
7.3.6 Bể kị khí UASB 105
7.3.7 Bể aeroten xáo trộn hoàn toàn 107
7.3.8 Bể lắng đứng đợt hai 110
7.3.9 Ngăn chứa bùn 112
7.3.10 Xử lý bùn dư bằng máy nén ép bùn dây đai 113
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG 1 TÍNH LƯU LƯỢNG NƯỚC MƯA TỪNG TUYẾN CỐNG
BẢNG 2 CÁC BẢNG TÍNH TOÁN THUỶ LỰC CÁC TUYẾN MƯƠNG THOÁT NƯỚC MƯA
BẢNG 3 GIỚI THIỆU TỪNG LÔ ĐẤT
BẢNG 4 LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TỪNG NHÀ MÁY
BẢNG 5 BẢNG LƯU LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT CÔNG NHÂN
BẢNG 6 BẢNG LƯU LƯỢNG NƯỚC TẮM CÔNG NHÂN
BẢNG 7 LƯU LƯỢNG TỪNG NHÀ MÁY
BẢNG 8 LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪNG ĐOẠN CỐNG PHƯƠNG ÁN I
BẢNG 9 TÍNH THỦY LỰC NƯỚC THẢI PHƯƠNG ÁN I
BẢNG 10 TÍNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CÁC TUYẾN CỐNG PHƯƠNG ÁN II BẢNG 11 TÍNH THỦY LỰC NƯỚC THẢI PHƯƠNG ÁN II
PHỤ LỤC 12 TÍNH TOÁN CÁC ĐOẠN CỐNG CÓ ĐIUKE QUA SÔNG
Trang 9SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
BẢNG 13 KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN CỐNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT
BẢNG 14 KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN GIẾNG THĂM
BẢNG 15 KHAI TOÁN KINH TẾ PHẦN ĐÀO ĐẮP, XÂY DỰNG MẠNG
BẢNG 16 BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN BẢNG 17 BẢNG CHI PHÍ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI TRONG MỘT NĂM
BẢNG 18 BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU KINH TẾ
BẢNG 19 BẢNG LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TỪNG NHÀ MÁY THEO GIỜ
BẢNG 20 BẢNG LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TẮM TỪNG NHÀ MÁY THEO GIỜ BẢNG 21 BẢNG LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TỪNG NHÀ MÁY THEO GIỜ
BẢNG 22 BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪNG NHÀ MÁY THEO GIỜ
BẢNG 23 BẢNG PHÂN BỐ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI THEO GIỜ
BẢNG 24 BẢNG THỂ TÍCH TÍCH LŨY BỂ ĐIỀU HÒA THEO GIỜ TRONG NGÀY BẢNG 25 BẢNG KHAI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ PHƯƠNG ÁN
Trang 10SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân bố đất xây dựng Khu công nghiệp theo các xã
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Bảng 2.1: Bảng các hệ số dòng chảy khu vực
Bảng 4.1: Nhận xét 02 phương án
Bảng 4.2: Khái toán kinh tế phần cống thoát nước mưa
Bảng 4.3: Khái toán kinh tế phần giếng thăm mạng lưới thoát nước mưa
Bảng 4.4: Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp mạng thoát nước mưa
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế mạng lưới thoát nước mưa
Bảng 4.6: Chi phí quản lý mạng lưới thoát nước mưa cho một năm
Bảng 5.1: Lưu lượng nước sông Hồng
Bảng 5.2: Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thải ra sông loại A
Bảng 5.3: Kích thướt máng Parsal
Bảng 5.4: Các thông số đầu ra aeroten hoạt động theo mẻ
Bảng 5.5: Giờ vận hành bể SBR
Bảng 5.6: Các chỉ tiêu thiết kế của bể aeroten hoạt động theo mẻ
Bảng 5.7: Các giờ làm việc của mỗi bể SBR
Bảng 6.1: Khái toán kinh tế
Bảng 7.1: Nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải nhà máy bia
Bảng 7.2: Thông số thiết kế song chắn rác thô
Trang 11SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
Hình 1.9: Cấu tạo bể trộn hợp khối ngăn phân phối
Hình 1.10: Bể Aeroten đẩy 3 hành lang
Trang 12SVTH: Trương Thị Ngọc Thành – Lớp: 06MT Trang viii
BOD (Biological Oxygen Demand) : Nhu cầu Oxy sinh hóa
COD (Chesmical Oxygen Demand) : Nhu cầu Oxy hóa học
SS (Suspended Solids) : Chất rắn lơ lửng
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Giới thiệu chung
Khu công nghiệp tập trung Thăng Long là một trong những tiền đề cơ bản để hình thành khu vực đô thị mới Bắc Thăng Long - Vân Trì, khu vực được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển chùm đô thị Hà Nội Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nằm tại số
27, đường Lý Thái Tổ, thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội Khu công nghiệp TL được công ty liên doanh giữa Công ty Cơ khí Đông Anh và tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản đầu
tư xây dựng, được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày 22/2/1997 Đây là khu công nghiệp rất hấp dẫn các nhà đầu tư công nghiệp trong và ngoài nước nhờ các lợi thế về địa điểm, đặc biệt là về giao thông vận chuyển, được bố trí công nghiệp thực phẩm, may mặc, và một số loại hình công nghiệp khác Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long khi thành lập được gọi là Khu công nghiệp Thăng long với diện tích giai đoạn 1 là 128 ha Năm 2007, Hà nội có thêm dự án xây dựng khu Công nghiệp Nam Thăng Long, huyện Từ Liêm, Hà Nội Từ đó KCN đổi tên thành khu công nghiệp Bắc Thăng Long
1.2 Điều kiện tự nhiên
Đường Sắt: Cách ga Hà Nội 12 km Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích tự nhiên là 18230
ha Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km
1.2.2 Địa hình
Địa hình hiện trạng khu đất qui hoạch có cao độ hơi lượn sóng từ 6,2 m tới 8,6m, hầu như ở điều kiện bằng phẳng, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam Phía Bắc khu công
Trang 14nghiệp là làng mạc và ruộng, cao độ tự nhiên là 8-9m Phía Đông là tuyến đường cao tốc với cao độ nền đường 9- 9,2m
1.2.3 Thời tiết, khí hậu
- Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào
- Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng
- Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo
- Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn
và quan trọng nhất của người Việt Nam
b Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng
6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,50
C Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130
Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình hàng năm 1600
- 1800 mm Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 85% lượng mưa toàn năm Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình 300 - 350 mm Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt Vào mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc
e Gió
Hướng gió thịnh hành về mùa mưa là Đông Nam, về mùa khô hướng gió thịnh hành
là Đông Bắc Thỉnh thoảng có năm xuất hiện gió Tây Nam khô nóng vào tháng 4, tháng 5
Trang 15Thời gian khô nóng mỗi đợt chỉ xuất hiện vài ba ngày nên ít ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi
Nhìn chung, thời tiết Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả Nhưng các đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân
1.2.4 Đặc điểm đất đai, thủy văn
1.2.4.1 Đặc điểm đất đai
Theo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Nippon Koe, khu đất xây dựng khu công nghiệp thuộc lớp đất trầm tích của vùng châu thổ phía Bắc Toàn bộ khu đất được bao phủ bởi lớp đất canh tác màu đỏ nhạt và nâu xám nhạt Bề dày lớp đất từ 0,5 đến 1,0m Dưới lớp đất mặt này là 5 lớp đất phân bổ như sau:
1) Lớp sét (CH1) dày 5 - 6m
2) Sét pha bùn ( CL2) dày 4 - 5,5m
3) Cát pha set ( SC3), nằm ở độ sâu 10 - 12m có chiều dày 3,9 - 4,5m
4) Cát pha sỏi ( SP4) nằm ở độ sâu 14 - 17m, dày 20 - 30m
5) Lớp sỏi (GP5) với kích thước 5 - 100mm, nằm ở độ sâu 37 - 38m, bề dày chưa được xác định
1.2.4.2 Đặc điểm thủy văn
Ảnh hưởng trực tiếp về thủy văn đến khu vực qui hoạch là sông Hồng và hệ thống mương Sông Hồng có mùa lũ kéo dài 2- 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 Đỉnh lũ có năm lên tới cốt 14,13 (năm 1971) Đê sông Hồng có cao độ ở cốt 15m
Nước ngầm : Các lớp đất ở khu vực nói chung nhiều nước Chiều sâu mực nước ngầm so với mặt đất là 5 - 5,5 m Nước chủ yếu có trong các lớp SP4 và GP5 Kết quả phân tích nước là pH : 7,3; sắt Fe+2
Trang 16Phòng - Quảng Ninh, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, xã hội ở Hà Nội, cũng như chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước Việc phát triển khu công nghiệp tập trung Thăng Long là một trong tiền đề cơ bản để hình thành khu vực đô thị mới Bắc Thăng Long - Vân Trì, khu vực được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển chùm
đô thị Hà Nội
- Bất lợi :
Khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, hệ thống giao thông ở đây sẽ phải chịu một khối lượng vận chuyển hàng hoá và người theo ước tính khoảng 17.200 đơn vị xe khách mỗi ngày Việc vận chuyển cho khu công nghiệp làm tăng thêm áp lực giao thông đối với đường cao tốc và có thể gây tắc ách tắc giao thông tại tuyến đường chính của đô thị Việc lấy đất phát triển khu công nghiệp sẽ làm mất đi diện tích canh tác của 3000 lao động, nhưng sẽ tạo cơ hội cho hơn 3 vạn lao động công nghiệp và hàng vạn lao động làm việc trong các hoạt động dịch vụ công cộng Tại đây sẽ diễn ra những thay đổi to lớn về về mặt
xã hội do sự chuyển dịch cơ cấu lao động và nhu cầu rất lớn về nhà ở do thu hút vào đây một số lượng rất lớn dân cư Bên cạnh đó các nhu cầu về các công trình dịch vụ công cộng như trường học, bệnh viện , cửa hàng sẽ tăng lên nhanh chóng Nếu nhà ở và cac công trình công cộng không được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển thì sẽ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của khu công nghiệp Về cảnh quan đô thị, bộ mặt của khu công nghiệp không chỉ được tiếp nhận qua các tuyến đường bao quanh khu công nghiệp, đặc biệt là tại tuyến đường chính đô thị, mà còn được tiếp nhận rất rõ qua điểm nhìn trên cầu Thăng Long - cửa ngõ vào trung tâm Hà Nội
1.4 Các vấn đề hiện trạng
1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng khu công nghiệp nằm trên đất canh tác của 4 xã nông nghiệp thuộc huyện Đông Anh : Kim Chung, Đại Mạch, Võng La và Hải Bối Phân bố diện tích xây dựng khu công nghiệp tại từng xã như sau:
Bảng 1.1: Phân bố đất xây dựng Khu công nghiệp theo các xã
DIỆN TÍCH (HA)
TỶ LỆ CHIẾM ĐẤT(%)
Trang 17TT Chức năng sử dụng Diện tích Tỷ lệ
3 Công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật 6,36 2,04
Mật độ xây dựng tại khu trung tâm khu công nghiệp: 30 - 35%, chiều cao công trình
3 - 5 tầng Mật độ xây dựng trong các lô đất xây dựng XNCN khống chế không vượt quá 50%
- Căn cứ theo các nhu cầu của nhà đầu tư, trung tâm khu công nghiệp Thăng Long gồm các bộ phận với qui mô sau:
1) Văn phòng hành chính của khu công nghiệp
2) Trung tâm giao dịch
3) Trung tâm kinh doanh ( ngân hàng, thư tín, dịch vụ )
4) Trạm phòng cháy
5) Văn phòng Nhà nước ( hải quan, thuế, cảnh sát )
6) Trung tâm viễn thông
7) Các công trình dịch vụ công cộng ( nhà hàng, trạm xá, )
Ngoài ra trung tâm khu công nghiệp còn có diện tích bố trí các bãi đỗ xe, công viên
vv
- Khu vực các xí nghiệp công nghiệp (XNCN) và kho tàng
+ Khu vực XNCN được hình thành bởi các lô đất XNCN Việc xác định qui mô các
lô đất trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long xuất phát từ cơ sở : Khu công nghiệp Bắc Thăng Long chủ yếu do Nhật Bản đầu tư xây dựng nên qui mô lô đất dự kiến cho khu công nghiệp Bắc Thăng Long được đề xuất dựa vào kinh nghiệm phát triển công nghiệp tại Nhật Việc phân chia các lô đất là cơ sỏ quyết định cho tổ chức các tuyến đường nội bộ
Trang 18trong khu công nghiệp Chúng được tổ chức sao cho các lô đất được chia có hình dáng vuông vắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các XNCN sau này Các XNCN trong khu công nghiệp TL có điều kiện vi khí hậu được đảm bảo bằng hệ thống điều hòa khí hậu nhân tạo Bởi vậy chúng đều có chung một đặc điểm là hợp khối lớn, có rất ít hạng mục công trình Hầu hết các bộ phận chức năng của XNCN đều được hợp khối với bộ phận sản xuất Các công trình bố trí độc lập là các công trình có khả năng gây ảnh hưởng độc hại tới sản xuất như bụi,cháy, nổ Công trình công nghiệp trong khu công nghiệp TL
có thể là một tầng và nhiều tầng
+ Khu vực kho tàng của khu công nghiệp dự kiến chiếm 3- 5% quỹ đất xây dựng Quy mô này hoàn toàn phụ thuộc vào việc phát triển khu Trung tâm giao lưu hàng hóa tại phía Đông khu công nghiệp Các khu vực kho tàng của khu công nghiệp được điều hành
và quản lý như những XNCN Theo kinh nghiệp xây dựng các khu công nghiệp của công
ty SUMITÔMÔ, các khu kho này được bố trí trong các lô đất như các lô đất xây dựng XNCN
- Khu vực công viên, cây xanh bên ngoài lô đất xây dựng XNCN
Khu vực này gồm diện tích cây xanh dọc theo hai tuyến mương, các diện tích cây xanh nằm ven các hồ điều hòa Diện tích đất cây xanh chiếm 8-10% diện tích khu công nghiệp
1.4.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp (không kể giao thông trong nội bộ XNCN) bao gồm các tuyến đường chính và tuyến đường cục bộ đảm bảo sự liên hệ giao thông đến từng lô đất Diện tích của các tuyến đường giao thông trong khu công nghiệp chiếm 10 - 12% diện tích khu công nghiệp Ðường chính rộng 37m đến 42m, với 3 làn đường một chiều mỗi phía trên tổng số 6 làn đường Ðường phụ rộng 26m, với một làn đường mỗi phía trên tổng số 2 làn đường
Cấp điện: Mạng lưới cung cấp điện 22 KV được đặt ngầm dưới lòng đất Trạm biến thế 110/22 KV, diện tích chiếm đất 0,5 ha, được đặt tại phía Nam của khu đất, gần tuyến đường cao thế 110 KV Chèm- Đông Anh Trạm phát điện Điesel dự phòng, nhằm duy trì việc cấp điện liên tục với điện thế qui định và giảm biến động tần số Diện tích đất xây dựng trạm phát điện 2 ha
Cấp nước: Sau khi được xử lý tại nhà máy nước của đô thị, nước tiêu dùng công nghiệp được cung cấp bởi hệ thống ống nước bằng sắt mềm đặt ngầm dưới lòng đất
Trang 19Thông tin liên lạc: Đặt ngầm dưới lòng đất, sẽ cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng lên về truyền dữ liệu tốc độ cao
Xử lý nước thải: Nước thải của các đơn vị thuê đất sẽ được thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và được xử lý trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện Đông Anh
Hệ thống tiêu nước
Giữa khu đất qui hoạch có tuyến mương Việt Thắng chạy từ Tây sang Đông Đây là tuyến mương tiêu lớn nhất phục vụ cho việc tiêu nước của các xã Đại Mạch, Kim Chung, Võng La, Hải Bối với lưu vực khoảng 1700 ha Tuyến mương bắt đầu từ đầm Vịt thuộc xã Đại Mạch đến đập Cầu Đen xã Kim Mỗ Chiều dài tuyến mương là 7000m Đoạn qua khu công nghiệp dài 2500m Mương có chiều rộng mặt 15 - 17m, chiều rộng đáy 6 - 8m, sâu 4,1 m Mực nước lớn nhất đã xuất hiện tại cốt 7,8m Lưu lượng thoát nước của mương Q: 8,5m3/s Khi mực nước tại đập Cầu Đen nhỏ hơn 6,8m, lưu vực của mương Việt Thắng hoàn toàn tiêu bằng tự chảy ra sông Thiếp Khi mực nước sông Thiếp tại đập Cầu Đen lớn hơn 6,8m thì đập đóng lại và lưu vực này hoàn toàn tiêu nước bằng động lực, bơm ra sông Hồng qua trạm bơm Phương Trạch Trạm bơm hiện có công suất 32 máy x 800m3/giờ tương đương với 7m3/s Do công suất nhỏ so với yêu cầu nên khi mưa lớn vùng này đã xảy
ra úng lụt
Hệ thống kênh tưới nước
Kênh tưới nước quan trọng nhất trong khu vực là kênh Tưới Giữa Kênh này xuất phát từ trạm bơm Âp Bắc đưa nước sông Hồng lên phía Bắc đến xã Nam Hồng và tiếp nối với hệ thống kênh mương của huyện Mê Linh, Sóc Sơn phục vụ cho khoảng 14000 ha đất nông nghiệp Kênh Tưới Giữa đoạn qua khu vực nghiên cứu dài 1720 m Kênh có chiều rộng mặt 16 - 20m, chiều rộng đáy 8 - 10m, cao độ đáy mương 6 - 7m Trạm bơm Âp Bắc
có công suất 47400 m3/h, tương đương với 13,16m3/s
Trang 20CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA 2.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa
2.1.1 Nguyên tắc vạch tuyến
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu công nghiệp một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố và các tiểu khu Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nước mưa được xả thẳng vào nguồn (sông, hồ ) gần nhất bằng cách tự chảy
- Chiều dài tuyến cống ngắn nhất, nhưng phục vụ diện tích lớn nhất
- Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa
- Tránh không cho các tuyến cống giao cắt với công trình ngầm khác Nếu buộc phải giao cắt thì cống thoát nước phải đặt vuông góc với các công trình này
- Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và quy trình sản xuất
- Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn
- Nước mưa được nhận vào mạng lưới thoát nước kín qua giếng thu nước mưa, là giếng thăm có thêm song chắn rác
- Khi chiều rộng của đường phố nhỏ hơn 30 m, cống thoát nước được đặt ở giữa đường Khi chiều rộng của đường lớn hơn, cống thoát nước có thể đặt cả hai bên
- Cống thoát nước được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc lắp ghép từ các cấu kiện đúc sẵn
- Các giếng thu nước mưa được bố trí ở mép đường cách nhau 30 80 m, tùy thuộc vào độ dốc dọc đường
2.1.2 Phương hướng thoát nước mưa KCN Bắc Thăng Long
Chọn hệ thống thoát nước cho khu công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, nước mưa và nước thải được thoát trong một mạng lưới thoát nước riêng
Sử dụng các lưu vực trên cơ sở địa hình tự nhiên Theo phần trên, khả năng tiêu nước hiện tại, của hệ thống mương tiêu Việt Thắng đi ngang qua địa phận khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn đang hạn chế Do tình hình hiện tại, địa bàn huyện Đông Anh hay xảy ra tình trạng ngập úng, nên việc xả toàn bộ lượng nước mưa trên địa bàn khu công nghiệp vào mương tiêu cùng lúc với lưu lượng lớn thì ảnh hưởng đến việc thoát nước trên địa bàn huyện nói chung, do đó ta lựa chọn phương án thoát nước:
Trang 21Do địa hình có các kênh giao cắt giữa khu đất nên khi vạch tuyến thoát nước, ta giẩm tối thiểu số lần qua kênh của đường cống, trong trường hợp này, ta vạch tuyến thoát nước dựa trên địa hình phân cắt bởi các kênh là chủ yếu
- Tuyến 1: Thu toàn bộ lượng nước mưa của khu Tây Bắc của khu công nghiệp, xả ra cống thoát nước thành phố
- Tuyến 2, tuyến 3: Thu toàn bộ lượng nước mưa của khu Đông Bắc của khu công nghiệp,
2.2 Xác định lưu lượng mưa tính toán
Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau: Qtt = q
v F
Trong đó:
: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào lớp phủ bề mặt, độ dốc địa hình, cường độ mưa và thời gian mưa
qv : Cường độ mưa tính toán theo thể tích (l/s.ha)
F : Diện tích thu nước tính toán (ha)
2.2.1 Xác định hệ số dòng chảy
Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kì lặp lại trận mưa tính toán, xác
định theo bảng 5 – [2]
Đối với các khu công nghiệp tập trung, chu kì lặp lại trận mưa tính toán P phụ thuộc
vào tính chất khu công nghiệp và được xác định theo bảng 4-[2] Khu công nghiệp Bắc
Thăng Long bố trí công nghiệp thực phẩm, may mặc, điện tử và một số loại hình công nghiệp khác Đây là khu công nghiệp có các cơ sở sản xuất có yêu cầu bình thường, nên chọn P = 10 năm
kênh mương
Trang 22Phần trăm diện tích đất xây dựng của khu công nghiệp là 73,42% nên diện tích mặt phủ ít thấm nước lớn hơn 30% Vì vậy, ta có thể tính toán hệ số dòng chảy không phụ
thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa (Trang 7-[12])
Khi đó hệ số dòng chảy lấy theo hệ số dòng chảy trung bình, tính theo công thức:
Trong đó:
i
: Hệ số dòng chảy tương ứng với từng loại mặt phủ
Fi : Phần trăm diện tích từng loại mặt phủ
Số liệu thành phần mặt phủ của KCN Bắc Thăng Long theo tỉ lệ phần trăm, hệ số dòng chảy tương ứng
95,9
17,837,04,005,4)26,1042,73(81,
2.2.2 Xác định thời gian mưa tính toán
Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức: t tt t m t r t C
Trong đó:
tm: Thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực chảy
đến rãnh thu nước mưa (phút) Trong điều kiện tiểu khu không có hệ thống thu nước mưa ta có tm = 10 phút
tr: Thời gian nước chảy trong rãnh thu nước mưa đến giếng thu nước mưa gần
nhất và được tính theo công thức:
r r r
v l
t 0,021 (phút)
Trong đó:
0,021: Hệ số xét đến khả năng tăng vận tốc chảy trong quá trình mưa
lr: Chiều dài rãnh thu nước mưa, sơ bộ chọn lr = 100m
vr: Vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa, vr= 0,7m/s
7,0100021,
v l
Trong đó:
lc: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m)
vc: Vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (m/s)
i i i
ΣF F
Trang 232.2.3 Cường độ mưa tính toán
Cường độ mưa tính toán theo thể tích của KCN được xác định theo công thức:
n
b t LgP C A
q: Cường độ mưa (l/s.ha)
P: Chu kì lặp lại của mưa (năm)
T: Thời gian mưa (phút)
A, b, n, C: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương
1065
,015890
(l/s.ha)
Với các giá trị biết trước của t ta tính được qv cho từng đoạn mương tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến mương đó
Lưu lượng nước mưa: Qtt = 0,755 F qv (l/s)
2.2.4 Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa
Căn cứ vào các bảng tính toán lưu lượng cho từng đoạn ở trên với nước chảy đầy cống
ta tiến hành tính toán thủy lực để xác định được đường kính cống (d), độ dốc thủy lực (i), vận tốc dòng chảy (v) sao cho phù hợp các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường ống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm
+ Chọn độ sâu đặt cống đầu tiên của mạng lưới thoát nước tùy theo từng tuyến cống
mà chọn độ sâu chôn cống
+ Cốt mặt đất lấy theo cốt san nền (m)
+ Nối cống trong giếng thăm ngang mực nước (m)
+ Cốt đáy cống điểm đầu = cốt mặt đất điểm đầu - độ sâu chôn cống đầu (m)
+ Cốt đáy cống điểm cuối = cốt đáy cống điểm đầu - tổn thất (m)
+ Độ sâu chôn cống điểm cuối = cốt mặt đất điểm cuối - cốt đáy cống điểm cuối (m) + Cốt mực nước điểm đầu = cốt đáy cống điểm đầu + chiều cao lớp nước (m) + Cốt mực nước điểm cuối = cốt đáy cống điểm cuối + chiều cao lớp nước (m) + Cốt mực nước điểm đầu đoạn cống tiếp theo = cốt mực nước điểm cuối của đoạn cống trước (m)
+ Cốt mực nước điểm cuối đoạn cống tiếp theo = cốt mực nước điểm đầu của đoạn tiếp theo – tổn thất (m)
Trang 24+ Cốt đáy cống điểm đầu của đoạn cống tiếp theo = cốt mực nước điểm đầu đoạn cống tiếp theo - chiều cao lớp nước của đoạn cống tiếp theo (m)
+ Cốt đáy cống điểm cuối của đoạn cống tiếp theo = cốt đáy cống điểm đầu của đoạn cống tiếp theo - tổn thất của đoạn cống tiếp theo (m)
+ Độ sâu chôn cống điểm đầu của đoạn cống tiềp theo = cốt mặt đất điểm đầu của đoạn cống tiếp theo - cốt đáy cống điểm đầu của đoạn cống tiếp theo (m)
+ Độ sâu chôn cống điểm cuối của đoạn cống tiếp theo = cốt mặt đất điểm cuối của đoạn cống tiếp theo - cốt đáy cống điểm cuối của đoạn cống tiếp theo (m)
Cứ tính toán như vậy cho đến khi hết chiều dài của tuyến cống
Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa bằng phần mềm Hwase 3.1 và Biểu
đồ tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước
Các tuyến mương thoát nước mưa chính: A1- CX1, B1 - CX2, C1 – CX3, D1- CX4, E1 – CX5, F1 – CX6
Ghi chú: Xem tính toán lưu lượng nước mưa từng tuyến cống ở bảng 1 và thuỷ lực các
tuyến mương thoát nước mưa ở Bảng 2 - Phần phụ lục
Trang 25CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 3.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
Nước thải bao gồm lượng nước từ các nhà máy xí nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất và lượng nước thải ra từ các khu vệ sinh của các nhà máy trong các lô đất thải ra cùng với lượng nước thải ra từ trung tâm điều hành
Trong từng nhà máy có hệ thống xử lý sơ bộ để đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945:2005) trước khi thải vào mạng lưới đường cống thoát nước của KCN
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước là một khâu vô cùng quan trọng của phương án thiết kế Nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thoát nước, hiệu quả kinh tế và chi phí giá thành của mạng lưới thoát nước
3.2 Nguyên tắc vạch tuyến
- Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy, đảm bảo thu gom được toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm Vạch tuyến các đường ống bám sát độ dốc địa hình của khu vực
- Vạch tuyến cống phải hợp lý để sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống
- Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ văn, tuân theo các qui định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật và các công trình ngầm hiện có khác
- Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ, đường sắt,
đê đập
- Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư, nhà máy xí nghiệp xung quanh
- Do địa hình khu đất có hai kênh tưới và kênh tiêu nước cắt ngang qua, nên khi vạch tuyến phương án đưa ra phải hạn chế số lần đưa ống qua kênh
- Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên, căn cứ thực tế mặt bằng, cao trình san nền, địa hình KCN Bắc Thăng Long và qui hoạch phân chia các lô đất cho thuê, ta đề xuất phương
án vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
Thiết kế các tuyến cống chính như sau:
+ Tuyến 1: Tuyến một đưa nước ở phần trên của khu công nghiệp, vượt qua kênh tưới và về trạm xử lý
+ Tuyến 2: Tuyến hai đưa phần nước ở khu vực gần trạm xử lý về, tuyến hai được thiết kế nhằm giảm tải trọng của hai tuyến chính còn lại, mà không phải qua kênh
Trang 26+ Tuyến 3: Tuyến một đưa nước ở phần dưới của khu công nghiệp, vượt qua kênh tưới và kênh tiêu để về trạm xử lý
3.3 Tính toán lưu lượng nước thải
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ khu điều hành công nghiệp, và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp
3.3.1 Nước thải sản xuất
Theo điều 2.4-[13], tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải
xác định trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất tượng tự Khi không có số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình: Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha.ngày Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3
/ha/ngày
Ta lấy tiêu chuẩn thải bằng 0,8 lần tiêu chuẩn dùng nước
Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử lý sơ bộ trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung
Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24
Mỗi nhà máy có chế độ làm việc 2 hay 3 ca/ngày tuỳ từng quy trình sản xuất và lưu
lượng trong từng ca thường bằng nhau
Lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà máy được tính như sau:
- Lưu lượng ngày đêm: Qngđ = qtc × F × 1,2 ( m3/ngđ) Trong đó : qtc : Tiêu chuẩn thải (m3/ngđ.ha đất nhà máy)
F : Diện tích của mỗi nhà máy (ha) 1,2 : Hệ số an toàn
n
Q ng
(m3/ca)
Trong đó: n : số ca làm việc trong 1 ngày
- Lưu lượng trung bình giờ của từng ca: QTB h =
Ghi chú: Xem chi tiết giới thiệu từng lô đất, lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà
máy trong bảng 3, 4 - phần phụ lục
3.3.2 Nước sinh hoạt và tắm của công nhân
Trang 27Theo dự án, số lượng công nhân của khu công nghiệp Bắc Thăng Long là 28166 người Mật độ lao động là 135 người/ha
- Số lượng công nhân trong từng ca: Nca =
n
- Tuỳ từng loại hình công nghệp mà tỷ lệ số công nhân làm việc trong xưởng nóng
và phân xưởng nguội là khác nhau
- Số công nhân xưởng nóng có tắm là 80%
- Số công nhân xưởng nguội có tắm là 20%
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nóng: 35 l/ng.ca, Kh = 2,5
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nguội: 25 l/ng.ca Kh = 3
3.3.2.1 Nước thải sinh hoạt
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất:
1000 35
25N1 N2
Q ngđ TB
(m3/ngđ)
Trong đó:
N1 : Số công nhân làm việc ngày đêm trong các phân xưởng nguội
N2 : Số công nhân làm việc ngày đêm trong các phân xưởng nóng
35, 25 : Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân
xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca)
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giờ được tính :
T K N K
N
h sh
.1000
35
N3 : Số công nhân lớn nhất làm việc theo ca trong các phân xưởng nguội
N4 : Số công nhân lớn nhất làm việc theo ca trong các phân xưởng nóng
K1h = 3 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nguội
K2h = 2,5 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nóng
T : Thời gian làm việc của ca (giờ)
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giây:
6,3
X X
MA h sh MA
3.3.2.2 Lưu lượng nước tắm của công nhân
- Lưu lượng nước tắm của công nhân:
1000 40
60N3 N4
Q ngđ TB
(m3/ngđ)
Trang 28Trong đó:
60, 40 : Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân tại nơi làm việc trong các phân
xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca)
- Lưu lượng nước tắm của công nhân lớn nhất giây:
6 , 3
X
T Q q
TB ngđ MA
Trong đó: T : Thời gian tắm (giờ) T = 0,75 giờ
Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước tắm của công nhân từng nhà máy trong bảng
6 - Phần phụ lục
Nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất được vận chuyển chung với nước tắm của công nhân Ta tính lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giờ nước thải lớn nhất và so sánh với nước tắm của công nhân, lấy giá trị lớn hơn cộng với nước thải sản xuất tính toán ta sẽ được lưu lượng tập trung của khu công nghiệp
3.3.3 Lưu lượng nước thải của trung tâm điều hành khu công nghiệp
Theo mục 3.2-[14], tiêu chuẩn cấp nước cho ngày dùng nhiều nhất cho trụ sở cơ
quan hành chính lấy từ 10 – 15 l/người.ngđ Tính thêm nhà ăn tập thể, lấy tiêu chuẩn nước cấp từ 18 - 25 l/người.bữa ăn Giả sử một ngày ăn một bữa Như vậy tổng tiêu chuẩn cấp của trung tâm điều hành công nghiệp là 35 l/người.ngđ
Ta có qth = (0,6÷0,8) ×qc , chọn hệ số 0,8 thì tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn cấp là: qth = 0,8×qc = 0,8.35 = 28 (l/ng.ngđ)
SH ngd tb
8
n
Q ng
3.3.4 Lưu lượng nước thải của nhà máy
Trang 29Trong đó:
Qmax : Lưu lượng nước thải lớn nhất (l/s)
Qsxmax : Lưu lượng nước thải sản xuất lớn nhất (l/s)
Qtmax: Lưu lượng nước thải tắm công nhân lớn nhất (l/s)
Qsh-đh : Lưu lượng nước thải sinh hoạt khu điều hành lớn nhất (l/s)
Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước thải tổng cộng của từng nhà máy trong bảng 7 - phần phụ lục
3.3.5 Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống
- Lưu lượng của từng nhà máy thải vào mạng lưới được xem như là một điểm thải tập trung
- Lưu lượng sinh hoạt của khu điều hành, kỹ thuật thải vào dọc đường mạng lưới
- Lưu lượng tính toán của từng đoạn cống qtt
tt q q q q
Trong đó :
qtr : Lưu luợng của nhà máy thải vào đoạn cống thứ n (l/s)
qdđ : Lưu lượng dọc đường thải vào đoạn cống thứ n (l/s)
qb : Lưu lượng của nhánh bên đổ vào đoạn thứ n (l/s)
qt : Lưu lượng của cống thứ (n-1) đổ vào đoạn cống đó (l/s)
Ghi chú: Kết quả tính lưu lượng và thủy lực của các đoạn cống phương án một và hai xem bảng (8÷11)- Phần phụ lục
Xem tính toán các tuyến cống có điuke qua kênh tại phụ lục 12
3.4 Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước thải
- Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống để xác định được: đường kính cống (D), độ dốc thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D) Sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm
- Tuy nhiên trong quá trình tính toán ở một số đoạn cống đầu tiên một số có một số điều kiện không được đáp ứng, lúc đó ta phải xét một số trường hợp ưu tiên điều kiện nào
- Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước - trường ĐHXD” và phần mềm Hwase 3.1
Đây là một phần mềm hỗ trợ tính toán thiết kế hệ thống thoát nước, được phát triển từ năm 2003 tại bộ môn Cấp thoát nước trường Đại học Xây dựng, xuất phát điểm là một số công cụ tiện ích hỗ trợ tính toán mạng lưới thoát nước Phiên bản được chính thức giới thiệu lần đầu tiên là Hwase 2.2 do PGS.TS Trần Đức Hạ và KS Nguyễn Hữu Hoà xây dựng năm 2004 Sau đó, KS Nguyễn Hữu Hoà tiếp tục phát triển và nâng cấp lên phiên bản Hwase 3.1 hiện đang được sử dụng
Trang 303.4.1 Độ sâu chôn cống ban đầu, đường kính nhỏ nhất
Thông thường cống thoát nước phải đặt sâu để đảm bảo cho nó không bị phá hoại do tác động cơ học gây nên, đồng thời cũng nhằm đảm bảo một độ dốc cần thiết Quy định về
độ sâu chôn cống ban đầu như sau: Độ sâu nhỏ nhất tính từ đỉnh cống là 0,3 m đối với đường ống D < 300mm ở khu vực không có xe cơ giới qua lại, là 0,7 m ở khu vực có xe cơ giới qua lại Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,7m thì phải có biện pháp
bảo vệ cống (Điều 6.2.5 – [2])
Đường kính cống thoát nước trong khu công nghiệp được quy định tối thiểu là 200
mm, ứng với vật liệu là bê tông (Điều 4.5.1 – [2])
3.4.2 Tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống
Sau khi xác định được lưu lượng của từng đoạn cống và chiều sâu chôn cống ban đầu, tiến hành tính toán thuỷ lực của từng đoạn cống Căn cứ vào lưu lượng chọn đường kính cống D, định độ dốc i hợp lý rồi xác đinh độ đầy h/D và tốc độ nước chảy trong cống Trong quá trình tính toán thuỷ lực cần đảm bảo những nguyên tắc sau
- Điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy và các điểm ngoặc là những điểm tính toán
- Đường kính cống lớn hơn đường kính cống tối thiểu là D200
- Độ đầy phải nhỏ hơn độ đầy tối đa, ứng với mỗi loại cống có đường kính khác nhau
sẽ có độ đầy tối đa khác nhau
- Vận tốc nước chảy lớn hơn hoặc bằng vận tốc tối thiểu và nhỏ hơn vận tốc nước chảy tối
đa, mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có vận tốc tối thiểu khác nhau (Điều 4.6.1– [2])
- Tốc độ dòng chảy ở trong cống đoạn sau lớn hơn đoạn cống trước Tuy nhiên quy phạm cũng quy định, trong trường hợp vận tốc nước chảy lớn hơn 1,5÷2 m/s thì cho phép tốc độ đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước nhưng không được vượt quá 15÷20%
- Tốc độ của cống nhánh không được kìm hãm tốc độ của tuyến chính và mực nước trong cống không dềnh
- Độ dốc của cống phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu ứng với từng đường kính và cố gắng theo sát độ dốc mặt đất
Bên cạnh đó, xác định cách nối cống cũng là một việc rất quan trọng Có 3 cách nối cống: nối ngang mực nước, nối ngang đỉnh cống và nối ngang đáy cống Nói chung là hầu hết nối ngang mực nước, tức là mực nuớc cống trước bằng mực nước cống sau Điều kiện của cách nối này là chiều cao lớp nước cống sau lớn hơn cống trước (h2 > h1) Trong trường hợp h2 < h1, bây giờ phải nối theo đáy cống, tức là cốt đáy cống điểm cuối của đoạn trước bằng cốt đáy cống điểm đầu của đoạn cống sau
- Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính nhỏ nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng cống cỡ 200 mm Đối với trường hợp này không đảm bảo được điều kiện về vận tốc tối thiểu (v < 0,7 m/s) của dòng nước
Trang 31Vì vậy nên muốn đảm bảo cho đoạn cống không bị lắng cặn thì phải thường xuyên tẩy rửa,
bố trí thêm giếng rửa trên những đoạn cống này (Điều 4.6.1– [2])
- Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tại một số điểm tính toán của mạng lưới có độ sâu chôn cống quá lớn (H > 6÷8 m), do vậy để đảm bảo yêu cầu về kinh tế và
kỹ thuật trong xây dựng và vận hành ta bố trí các trạm bơm chuyển tiếp tại những vị trí đó
- Trên các đoạn cống thẳng phải bố trí các giếng thăm (Điều 6.5.1– [2])
+ D =150 – 300 mm: khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 20 - 30 m
+ D = 400 – 600 mm: khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 40 m
+ D = 700 – 1000 mm: khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 60 m
+ D >1000 mm: khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 100 m
+ Đối với các ống đường kính D400 – 600 nếu độ đầy dưới 0,5D và vận tốc tính toán bằng vận tốc nhỏ nhất thì khoảng cách giữa các giếng lấy bằng 30m
+ Tại những nơi ống nhánh góp vào cống chính ở những độ sâu khác nhau (theo nguyên tắc khi chiều cao chuyển bậc h > 0,5 m), những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại
những chỗ yêu cầu cốt cống vào và cốt cống ra chênh lệch nhau nhiều (Trang 51-[12])
- Trên mạng lưới thoát nước cần phải xây dựng các miệng xả dự phòng để thải nước vào hệ thống thoát nước mưa hoạc sông, hồ khi có sự cố
- Trên mạng lưới ngoài tổn thất dọc đường còn có tổn thất cục bộ, thường xảy ra ở các nơi: giếng chuyển hướng dòng chảy, giếng chuyển bậc Tổn thất cục bộ thường gây
ra hiện tượng dềnh nước – là hiện tượng không cho phép trong cống thoát tự chảy Tuy nhiên tổn thất này không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên ta có thể bỏ qua
3.5 Những công trình trên mạng lưới
3.5.1 Cống
Sử dụng cống bêtông cốt thép, đây là loại đường cống chịu được tải trọng lớn, dễ chế tạo và giá thành tương đối rẻ Tuy nhiên, loại cống này có một số nhược điểm như độ rỗng lớn, chịu xâm thực yếu Sử dụng cống bêtông cốt thép là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay
3.5.2 Mối nối cống
Để cống thoát nước không bị thấm và sử dụng được lâu dài, khi lắp đặt mối nối phải làm thật thận trọng Tuỳ theo hình thù và cấu tạo cống mà người ta phân biệt hai kiểu nối cống chủ yếu: nối miệng bát và nối bằng cống lồng Nối miệng bát áp dụng cho loại cống một đầu trơn và một đầu loe Nối bằng cống lồng dùng cho cả hai đầu trơn Công việc chèn khe hở giữa hai cống gọi là xảm cống Có ba kiểu xảm : xảm kiểu miệng bát, xảm kiểu cống lồng, xảm ghép bằng vữa xi măng cát
Trang 323.5.3 Nền và bệ cống
Để đảm bảo cho cống không bị lún gãy thì cống phải được đặt trên nền đất ổn định Tuỳ theo kích thước, hình dạng vật liệu làm cống, tuỳ theo điều kiện địa hình và địa chất…
mà cống có thể đặt trực tiếp lên nền đất tự nhiên hoặc trên nền nhân tạo
Cống đặt trên nền đất có ảnh huởng rất lớn đến độ bền vững của nó Nếu cống đuợc đặt trên nền đất khoét lỗ với góc ôm ống 90o
thì sẽ chịu được áp lực lớn hơn 30÷40% so với cống đặt trực tiếp trên nền đất không được khoét lỗ Nền nhân tạo, bọc cống ở phía dưới có thể tăng lực chống đối của cống lên 1,5÷2,5 lần
Do tính chất sử dụng, người ta phân biệt: giếng thăm trên đường thẳng, giếng vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặc biệt
- Giếng vòng : xây dựng ở những nơi cống thay đổi hướng
- Giếng nối : xây dựng ở những nơi có ống nhánh nối vào ống chính
- Giếng kiểm tra: xây dựng ở cuối hệ thống sân nhà hoặc tiểu khu, nhà máy trước khi
đổ vào cống đường phố
- Giếng tẩy rửa: để tẩy rửa cống thường được đặt đầu mạng lưới
- Giếng đặc biệt: xây dựng với kích thước lớn để đưa các dựng cụ nạo vét vào cống Cấu tạo của giếng gồm các phần sau: lòng máng, ngăn công tác, tấm đan hoặc phần
co thắt, cổ và nắp đậy giếng Kích thước mặt bằng của giếng tuỳ thuộc vào đường kính
ống, với D ≤ 800mm - đường kính giếng 1000mm (Điều 6.5.3 – [2])
3.5.5 Giếng chuyển bậc
Giếng chuyển bậc hay còn gọi là giếng tiêu năng, được xây dựng trên mạng lưới thoát nước tại những chỗ cống nhánh nối với cống góp chính ở độ sâu khác nhau, những chỗ cần thiết giảm tốc độ dòng chảy và tại những chỗ yêu cầu cốt cống vào và ra chênh lệch nhau nhiều…
Phân loại giếng: dựa vào chiều cao chuyển bậc, hình dáng xây dựng, người ta chia giếng chuyển bậc thành những loại sau:
- Theo chiều cao chuyển bậc
- Theo hình dáng và kết cấu
- Giếng chuyển bậc kiểu đập tràn mặt cắt thực dụng có hố tiêu năng
Trang 33- Giếng chuyển bậc kiểu tự do với tường tiêu năng
- Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng không có hố tiêu năng
- Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng có hố tiêu năng
- Giếng chuyển bậc kiểu nhiều bậc
3.5.6 Trạm bơm nước thải
Nhiệm vụ của trạm bơm là bơm nước từ cống đặt sâu lên cống đặt nông hoặc lên trạm xử lý Quá trình bơm nước thải có 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất là lọc rác ra khỏi nước để tránh cho máy bơm không bị tắc hỏng
+ Giai đoạn thứ hai là bơm nước thải
Trang 34CHƯƠNG 4 KHAI TOÁN KINH TẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
4.1 Khai toán kinh tế mạng lưới thoát nước thải
4.1.1 Khái toán kinh tế phần cống
Dựa vào phương án vạch tuyến đã vạch, tính toán chiều dài cống và ứng với loại vật liệu và giá thành hiện tại, khái toán sơ bộ chi phí các phương án
Ghi chú: Xem bảng 13 – Phần phụ lục
- Chi phí tính nêu trên đã bao gồm cả thuế VAT, phí mua sắm vật liệu, chi phí lắp đặt,
và chi phí vận chuyển Chi phí lấy từ giá vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội số 01/2011/CBGVL-LS ngày 01/03/2011
4.1.2 Khái toán kinh tế phần giếng thăm
- Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép Với các cống thoát nước thải trong khu công nghiệp đã lựa chọn, đường kính đều nhỏ hơn 800mm, các giếng thăm có đường kính trung bình 1 m, thành giếng dày 0.15 m; tính trung bình các giếng sâu 3.5 m
(Điều 6.5.3-[2])
- Khoảng cách giữa các giếng thăm, kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống thoát, từ
đó tìm được số lượng giếng thăm đối với mỗi loại cống thoát
- Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống
- Khoảng cách bố trí giữa các giếng thăm lấy theo bảng 15-[2]
+ Với cống D = 150 300 mm khoảng cách giữa các giếng là 2030 m lấy 30m + Với cống D = 400 600 mm khoảng cách giữa các giếng là 40 m
Ghi chú: Xem bảng 14 – Phần phụ lục
4.1.3 Khái toán kinh tế khối lượng đào đắp xây dựng
- Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai
- Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 70000 (đồng/m3)
- Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp: Vđất = L b h (m3)
Trong đó:
L : Tổng chiều dài của toàn mạng lưới, (m)
b : Chiều rộng mương đào trung bình, (m)
h : Chiều sâu chôn cống trung bình, (m)
- Giá thành đào đắp: Gđất =
6 70000 10
đ
V (triệu đồng) Ghi chú: Xem bảng 15 – Phần phụ lục
Trang 354.1.4 Khái toán kinh tế đoạn công qua sông
Phương án I và phương án II đều có 3 đoạn ống qua kênh, giá thành xây dựng khoảng
600 triệu
4.1.5 Khái toán kinh tế cho bơm cục bộ
Sơ bộ tính giá thành bơm cục bộ là 200 triệu đồng/1bơm
Phương án I và II đều sử dụng 4 bơm cục bộ
Tổng giá thành xây dựng bơm cục bộ: 200 4 = 800 (triệu đồng)
Ghi chú: Xem bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của các phương án ở bảng 16- Phần phụ lục
4.1.6 Chi phí quản lý mạng lưới trong một năm
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
Trong đó:
MXD : Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới, triệu đồng
MXD = (Gđường ống + Ggiếng thăm + Gđào đắp + Gbơm) (triệu đồng)
Trong đó:
Gđường ống : Khái toán kinh tế phần đường ống, (triệu đồng)
Ggiếng thăm : Khái toán kinh tế phần giếng thăm, (triệu đồng)
Gđào đắp : Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp, (triệu đồng)
Gbơm : Khái toán kinh tế bơm, (triệu đồng)
- Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý: L = N b 12 (triệu đồng)
Trong đó:
N : Số cán bộ, công nhân viên quản lý mạng lưới
lL
(người)
Trong đó:
L : Tổng chiều dài của mạng lưới
l : Chiều dài tuyến cống do 1 người quản lý, chọn 1000 m/người
b : Lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2 triệu/người/tháng
- Chi phí sửa chữa mạng lưới: S1 = 5% MXD (triệu đồng)
- Chi phí sửa chữa bơm: S2 = 3% Gbơm (triệu đồng)
- Tổng chi phí sửa chữa: S = S1 + S2 (triệu đồng)
Trong đó:
S1 : Chi phí sửa chữa mạng lưới, triệu đồng
S2 : Chi phí sửa chữa bơm, triệu đồng
- Chi phí khác: K = 5% (U + S + L) (triệu đồng)
Trang 36- Tổng chi phí quản lý: P = U + S + L + K (triệu đồng)
- Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: Ko = 3% MXD (triệu đồng)
Ghi chú: Xem bảng 17 – Phần phụ lục
4.1.7 Các chỉ tiêu kinh tế
- Xuất đầu tư:
Vốn đầu tư để vận chuyển 1 m3 nước thải đến TXL:
+ Theo đồng /m3: V1 =
Q10
MXD 6
(đồng/m3)
Trong đó:
MXD : Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới
Q : Lưu lượng nước thải, Q = 8608,84 m3/ngđ
+ Theo đồng/người: V2 =
N10
10)KP
- Giá thành xây dựng mạng lưới: MXD = 8134,54 triệu đồng
- Chi phí quản lý mạng lưới: P = 687,64 triệu đồng
- Phương án I xây dựng 1 trạm xử lý
Phương án II:
- Giá thành xây dựng mạng lưới: MXD = 8591,99 triệu đồng
- Chi phí quản lý mạng lưới: P = 728,48 triệu đồng
Trang 37- Chi phí xây dựng mạng lưới và chi
phí quản lý mạng thấp hơn
II - Khả thi về mặt kỹ thuật - Chi phí xây dựng và quản lý mạng
lưới cao hơn
Vì tất cả những lý do về kinh tế cũng như kỹ thuật ở trên, nên chọn phương án I là
phương án thiết kế trong đồ án
4.2 Khai toán kinh tế mạng lưới thoát nước mưa
4.2.1 Khái toán kinh tế phần cống
Bảng 4.2: Khái toán kinh tế phần cống thoát nước mưa
4.2.2 Khái toán kinh tế phần giếng thăm, giếng thu, cửa xả nước mưa
- Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép, các giếng thăm có đường kính trung bình 1 m, thành giếng dày 0,15 m; tính trung bình các giếng sâu 2,5 m
- Khoảng cách giữa các giếng thăm, kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống thoát, từ
đó tìm được số lượng giếng thăm đối với mỗi loại cống thoát
- Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống
- Khoảng cách bố trí giữa các giếng thăm lấy theo bảng 15-[2]
+ Với cống D = 700 1000 mm khoảng cách giữa các giếng là 60 m
+ Với cống D > 1000 mm khoảng cách giữa các giếng là 100 m
Đường kính tương đương: D =
625 , 0
3 , 1
b a b a
Lấy theo giá vật liệu xây dựng Hà Nội số 01/2011/CBGVL-LS
Bảng 4.3: Khái toán kinh tế phần giếng thăm mạng lưới thoát nước mưa
Đường kính tương đương (mm)
Chiều dài
Đơn giá
Số lượng giếng
Giá thành
(m)
(triệu đồng/cái)
(cái) (triệu đồng)
Trang 38- Giếng thu nước mưa
Giếng thu nước mưa đặt ở rãnh đường với khoảng cách theo tính toán (bảng 16-[2])
Lấy sơ bộ giá một giếng thu là 3,5 triệu đồng với 7222/50 = 145 giếng
Vậy sơ bộ giá giếng thu là : 507,5 triệu đồng
- Cửa xả : lấy sơ bộ giá một cửa xả là 3,5 triệu đồng với 6 cửa xả
Vậy sơ bộ giá cửa xả là : 21 triệu đồng
4.2.3 Khái toán kinh tế phần đào đắp xây dựng mạng
- Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai
- Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 70.000 (đồng/m3)
- Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp:
Trong đó:
L : Tổng chiều dài của toàn mạng lưới, m
b : Chiều rộng mương đào trung bình, m
h : Chiều sâu chôn cống trung bình, m
Độ sâu chôn
Chiều rộng mương cống TB
Khối lượng đất
Thành tiền
Trang 398 Cống BTCT 1400 x 1600 424 2,65 1,70 1909,83 133,69
9 Cống BTCT 1500 x 1500 553 3,16 1,60 2799,15 195,94
Tổng hợp ta có:
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế mạng lưới thoát nước mưa
( triệu đồng)
4.2.4 Khái toán chi phí quản lý
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
Trong đó:
MXD : Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới, triệu đồng
MXD = (Gđường ống + Ggiếng thăm + Gđào đắp + Ggiếng thu+ Gcửa xả ) (triệu đồng)
Trong đó:
Ggiếng thu : Khái toán kinh tế phần giếng thăm, triệu đồng
- Lương và phụ cấp cho cán bộ quản lý: L = N b 12 (triệu đồng)
Trong đó: N: Số cán bộ, công nhân viên quản lý mạng lưới
l L
(người)
Trong đó:
L : Tổng chiều dài của mạng lưới
l : Chiều dài tuyến cống do 1 người quản lý, chọn 1.000 m/người
b : Lương và phụ cấp cho công nhân, b = 2 triệu/người/tháng
- Chi phí sửa chữa mạng lưới: S = 5% MXD (triệu đồng)
- Chi phí khác: K = 5% (U + S + L) (triệu đồng)
- Tổng chi phí quản lý: P = U + S + L + K (triệu đồng)
- Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: Ko = 3% MXD (triệu đồng)
Trang 40Bảng 4.6: Chi phí quản lý mạng lưới thoát nước mưa cho một năm
(triệu đồng) (triệu đồng) đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu (triệu đồng) 52733.68 105.47 173.33 2636.68 145.77 3061.25 1582.01