1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện Thi Vào THPT - 28

18 347 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ “Đồng chí “ của Chính Hữu để thấy được tinh thần ỵêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp A / Yêu cầu : - Thể loại : Phân tích tác phẩm thơ ( Phân tích nội dung ,ø nghệ thuật của bài thơ , Đánh giá chung tác phẩm . ) - Nội dung : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp . - Tư liệu dẫn chứng : Bài thơ và một số hình ảnh thơ khác … B/ Dàn bài chi tiết , hứơng dẫn: I/ Mở bài : Giới thiệu tác giả – tác phẩm – chuyển ý . Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ . Chính Hữu sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của Chính Hữu vẫn đọng lại trong lòng bạn đọc yêu thơ bởi những cảm xúc dồn nén , thơ ca giàu hình ảnh, ngôn ngữ thơ cô đọng ,hàm súc . Đăïc biệt khi chọn đề tài trong những tác phẩm của mình , ông thường viết về người lính và chiến tranh . Tiêu biểu nhất là bài thơ “Đồng chí ” . Bài thơ thể hiện một phong cách sáng tạo độc đáo của Chính Hữu . II / Thân bài : Tổng – Phân – Hợp 1 / Tổng : Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – nêu chủ đề tác phẩm . - Bài thơ “ Đồng chí “ được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948 , sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dòch Việt Bắc thu đông 1947 , quân ta đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp khi chúng tiến lên chiến khu Việt Bắc . Đây là một bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp 1946- 1954 . Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo” (1996) của Chính Hữu. - Bài thơ ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp . 2/ Phân : (Phân tích nội dung và nghệ thuật ) -> Lưu ý khi phân tích thơ phải đi từ nghệ thuật đến nội dung . Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu hình ảnh người chiến só chống Pháp thật ấn tượng : Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá …. Bằng thành ngữ tiếng Việt “Nước mặn đồng chua” , tác giả đã tạo nên một hình ảnh người lính không thể quên . Họ xuất thân từ tầng lớp nông dân , từ những vùng nước mặn ven biển miền Trung đến vùng đồi núi đất phèn “ đất cày lên sỏi đá “ . Đó là những vùng đất khó trồng trọt , đời sống của họ vô cùng khó khăn , vất vả . Điểm chung ở đây mà Chính Hữu muốn gợi tả họ – Người chiến só chống Pháp đều là những người nghèo khổ , nhưng vì tinh thần yêu nước họ đã lên đường làm nghóa vụ của một công dân đối với đất nước . Cao đẹp thay hình ảnh của những người chiến só chân chất thật thà “Nơi gốc lúa bờ tre hồn hậu , đã bật lên những tiếng căm hờn”(Nguyễn Đình Thi ) . Khi ra đi người nông dân chỉ có một mong mỏi duy nhất là đem lại hoà bình độc lập tự do cho dân tộc ,đem ấm no hạnh phúc đến cho nhân dân .Tất cả những người chiến só ở đây đều gặp nhau ở một tư tưởng lớn cho nên tự mỗi nẽo đường của quê hương các anh đến đây và trở thành “Đồng chí ”,bởi cùng chung nhiệm vụ giết thù , cùng chung lý tưởng , quyết tâm đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước để chấm dứt cảnh lầm than của dân tộc . Vì thế người chiền só đã chấp nhận Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 1 những khó khăn gian khổ trong chiến đấu : Khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt , máu trộn bùn non , các anh không quản ngại gian lao “ đầu sát bên đầu” , “ ôm súng ‘’ để gìn giữ biên cương của Tổ Quốc .Trong gian khó của “ những đêm rét chung chăn” họ đã trở thành tri kỷ … Phải nói rằng Chính Hữu rất thành công khi xây dựng lên một hình ảnh người lính thật cao đẹp . Đó là những người chiến só cùng giai cấp , cùng lý tưởng , cùng chia xẻ khó khăn trong cuộc kháng Pháp để rồi trong sự phát triển cao độ của tình người , tình bạn các anh đã trở thành “ Đồng Chí “ .Với cách sử dụng từ xưng hô “ Anh “ và “tôi” Chính Hữu đã tạo nên hai nhân vật trữ tình đặc sắc với nét riêng của từng người và nét chung của hai người . Nhưng cái độc đáo nhất của lời thơ có lẽ nếu ta hoán vò hai chủ thể trữ tình của bài thơ thì lời thơ cũng không hề thay đổi về nghệ thuật cũng như tư tưởng nội dung , vì mục đích của tác giả khi miêu tả không nói đến cái riêng mà muốn nói đến cái chung của người lính chống Pháp : Họ gặp nhau ở tư tưởng yêu nước cho nên từ “ Đôi người xa lạ” trở thành “Đôi tri kỷ” . Và một tình cảm mới mẻ nhất thiêng liêng nhất để gắn bó người chiến só với nhau là đồng chí . Hai từ “ Đồng chí” và cấu trúc câu thơ cảm thán thay đổi cuối đoạn như một sự kết tinh , hội tụ những gì tốt đẹp và tinh hoa nhất trong tình cảm của con người. Câu cảm vang lên như một tiếng kêu như một lời thảng thốt vừa gần gũi , vừa bất ngờ , vừa đột ngột nhưng cũng thật mạnh mẽ vì nghóa tình đã ràng buộc các anh lại với nhau . Đồng chí là tri kỷ nhưng mới hơn tri kỷ , cao hơn tri kỷ vì đó là tình cảm của đoàn quân anh hùng chân đất áo nâu , đó là tình bạn trong chiến đấu của những người cách mạng chống Pháp . Nếu ở 6 câu đầu tác giả khái quát chung về người chiến só thì 10 câu tiếp theo tác giả quay lại với những nét riêng của những con người gắn bó với nhau thành đồng chí : (Trích dẫn thơ )……… Tác giả ca ngợi phẩm chất của người chiến só chống Pháp . Họ là những người áo vải quần nâu , là những người nông dân ra đi ra đi từ những vùng đất nghèo xơ xác . Quê hương nghèo Việt Nam hiện ra trong bài thơ rất chân thật từ “Giếng nước” đầu ngõ với “ gốc đa ”sân đình “ .Làng quê Việt Nam nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh nước giếng trong lành mát mẻ , hình ảnh một cây đa đầu làng Bắc Bộ Việt Nam . Cây đa ngày xa xưa trong văn họcï dân gian , trong ca dao dân ca là nơi nhân dân lao động gởi găám tình yêu , tình nghóa thuỷ chung của con người : “ Cây đa xóm cũ ai biểu cây đa tàn Bao nhiêu lá rụng , anh thương nàng bấy nhiêu “ “ Cây đa cũ bến đò xưa …….” ( Ca dao ) Và hôm nay “ Cây đa” là quê hương trong ký ức của người trai làng ra lính .Cây đa quê nhà toả bóng mát che chở ôm ấp tâm hồn các anh trong “ Từng đêm giá rét “ . Bằng biện pháp nhân hoá và hoán dụ kết hợp thật độc đáo với động từ “ nhớ” đã chuyển tải hết ý đồ của tác giả . Giếng nước gốc đa ở đây không chỉ là nguồn gốc , quê hương mà còùn là những gì thân thuộc nhất của người chiến só , ở đó tồn tại hình ảnh thân yêu của những người thân trong gia đình : Cha , mẹ , anh , chò , em…và hình như có cả người yêu , người vợ của người lính . Các anh ra đi ôm ấp hình ảnh của quê hương và quê hương cũng theo chân các anh trong từng bước đường chiến dòch . Ra đi để bảo vệ những gì thân yêu nhất , thiêng liêng nhất . Thế mới biết sự hy sinh to lớn của người chiến só chống Pháp , các anh đã từ giã những gì mến yêu nhất để ra đi làm nghóa vụ của một công dân . “Mảønh đất kia” , “gian nhà kia” nào có sá gì … Người chiến só đã “mặc kệ ” những gì còn lại ở quê nhà . Từ “mặc kệ” mới nghe qua ta cứ tưởng rằng người chiến só vô tâm nhưng thực ra có người nông dân nào không quý ruộng đất , mà dễ dàng giả từ “ ruộng lúa nương khoai” , giã từ “ gian nhà lung lay “ đã Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 2 từng nuôi mình khôn lớn ? vun đắp cho mình từng kỷ niệm tuổi thơ ? …. Bấy nhiêu đó thôi ta cũng có thể cảm nhận được sự hy sinh của người chiến só . Tất cả xuất phát từ lòng căm thù sục sôi trong tim người lính trẻ . Chỉ một từ thôi nhưng Chính Hữu đã bộc lộ được một tâm hồn đơn sơ nhưng cũng thật bình dò của người anh hùng chống Pháp . Cao đẹp hơn ở các anh là những khó khăn hy sinh , gian khổ mà các anh trãi qua trong kháng chiến . Các anh phải đi qua những vùng rừng thiêng nước độc không có dấu chân người , phải đi qua những vùng đồi núi chập chùng thẳng đứng : “ Dốc lên khúc khuỷu , dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời “ (Quang Dũng) “ Những ngày tháng băng rừng lội suối , gai đâm nát bàn chân , đêm nằm nơi sườn đồi chon von không biết rơi xuống vực lúc nào không biết “, “ ăn uống khó khăn thiếu thốn ,mồm lở vì thiếu rau xanh ….” ( Nguyễn Khải), Và đau đớn hơn các anh phải chòu đựng những cơn sốt rét rừng hành hạ với “ những cơn ớn lạnh “những “ cơn sốt run người vầng trán đẩm mồ hôi “ . Hình ảnh người lính : o anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Đã gợi tả sự chòu đựng khó khăn thiếu thốn của người chiến só . Chính Hữu đã miêu tả rất chân thực hình ảnh của người chiến só , của những đồng đội của mình rất oai phong nhưng cũng thật khác thường và lãng mạn . Những người lính ra đi cùng chí hướng , họ gặp nhau trong cảnh bần hàn cơ cực . Trong đêm tối các anh xích lại gần nhau hơn , trong giá rét các anh cần hơi ấm của nhau hơn Các anh thông cảm với nhau và hiểu nhau qua từng hơi thở , từng cái nắm tay trong đêm đông giá rét . Qua ánh mắt các anh đã đồng cảm với nhau vì họ là “Đồng chí” . Nghóa tình và nhiệm vụ đã ràng buộc các anh lại với nhau . Kết thúc bài thơ là những hình ảnh thơ rất lạ và giàu ý nghóa : Đêm nay giữa rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng , trăng treo . Bằng biện pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn Chính Hữu đã tạo nên một bức tranh thật đẹp nơi núi rừng. Giữa núi rừng heo hút trong đêm đông giá rét đầy sương muối nghóa là không gian rất lạnh bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng trên bầu trời . Hình ảnh thật lạ làm sao .” Súng” và “trăng” vốn dó là hai hình ảnh đối lập , xa cách nhau đến nghìn trùng bỗng hoà quyện với nhau thành một thể thống nhất nơi núi rừng hoang dã . Tác giả Chính Hữu không tả mà chỉ gợi , chỉ đưa hình ảnh giúp người đọc liên tưởng được nhiều điều . Người chiến só đứng cạnh nhau chờ giặc tới ,nghóa là cái chết ,sự hy sinh có thể đến bất cứ lúc nào . Thế nhưng người lính vẫn bình thản ngắm trăng … Phải có một tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tónh thì các anh mới lạc quan như thế . Với cụm từ “Đầu súng trăng treo” Chính Hữu đã diễn tả được cái thần của không gian chiến tranh thời chống Pháp . Đây cũng là một biểu tượng, một chất lãng mạn trong thơ ca cách mạng . Lãng mạn nhưng không thoát li , không quên nhiệm vụ , là một khát vọng giải phóng đất nước của người chiến só yêu nước anh hùng . III/ Kết luận: Tóm lại , qua bài thơ ta thấy tài năng tuyệt vời của Chính Hữu trong cách dùng từ đặt câu , sử dụng những biện pháp tu từ độc đáo giàu tính sáng tạo . nếu ai đó đã từng nói “ Nhà văn là người cho máu “ thì chúng ta có thể nói rằng Chính Hữu là người cho máu để tạo nên những vần thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc chiến của dân tộc .Bài thơ đã tác động rất Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 3 lớn đến tâm hồn của thế hệ trẻ bởi tinh thần yêu nước , hy sinh vì đất nước của cha ông.Thúc đẩy trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tổ quốc hôm nay : Phải sống cho xứng đáng với quá khứ hào hùng của dân tộc . Xin cho em mượn lời của một bài hát để nói đến ý nguyện của riêng mình “ đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” ./. Phân tích bài thơ “Chạy giặc ” của Nguyễn Đình Chiểu A / Yêu cầu : - Thể loại : Phân tích tác phẩm thơ ( Phân tích nội dung ,ø nghệ thuật của bài thơ , Đánh giá chung tác phẩm . ) Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 4 - Nội dung : Hình ảnh của dân tộc ta đau thương trong chiến tranh – khi buổi đầu thực dân Pháp xâm lược = > Tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với Tổ quốc . - Tư liệu dẫn chứng : Bài thơ và một số hình ảnh thơ khác … B/ Dàn bài chi tiết , hứơng dẫn: I/ Mở bài : Giới thiệu tác giả – tác phẩm – chuyển ý . Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu , là một nhà thơ tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX của dân tộc ta . Tuy không trực tiếp cầm súng giết giặc tiêu diệt kẻ thù nhưng bằng những tác phẩm văn học của mình Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước . Những tác phẩm của ông đã làm sống dậy trong lòng nhân dân một sự căm thù giặc sâu sắc , sống dậy một tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cao độ của mỗi con người Việt Nam . Bài thơ Chạy giặc là một tác phẩm kiệt tác đó : Tan chợ vừa nghe ………… ……Nở để dân đen mắc nạn này . Bài thơ bộc lộ nỗi lòng thiết tha của tác giả đối với nhân dân và Tổ quốc dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp . II/ Thân bài : Tổng – Phân – Hợp 1/ Tổng : Nêu hoàn cảnh sáng tác , chủ đề bài thơ Năm 1959 khi thực dân tấn công vào Gia Đònh ,trước cảnh nước mất nhà tan nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài thơ này để bày tỏ tấm lòng của mình đối với nhân dân , tổ quốc . Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật 2/ Phân : (Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ) Mở đầu bài thơ bằng hai câu đề tác giả đã đưa người đọc vào một không gian đau thương của một đất nước có chiến tranh : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay ! Ta thấy , cảnh họp chợ , tan chợ là một biểu hiện cho nhòp sống thanh bình của nhân dân ta . Thế nhưng giặc Tây đã nổ súng rung trời làm cho cuộc sống của nhân dân ta bò đảo lộn , mở màn cho cảnh một đất nước có chiến tranh . Bằng những hình ảnh ẩn dụ và tả thực câu thơ gợi nên một cảm giác kinh hoàng về một tai hoạ ập đến thật bất ngờ khiến người dân chưa thấy được giặc đã nghe thấy và cảm thấy tội ác của kẻ thù trên quê hương . Và cũng chính tiếng súng kinh hoàng đó đã đã đẩy triều đình nhà Nguyễn vào một tình thế nguy khốn hiểm nghèo . Cho nên cũng với biện pháp ẩn du ï”Một bàn cờ thế ”tác giả đã vẽ ra được một hiện thực phủ phàng : Sự thất thủ nhanh chóng của tròều đình nhà Nguyễn tại thành Gia Đònh quá nhanh chóng. Hai câu thơ mở đầu như một sự thông báo về một sự kiện lòch sử bi thảm của dân tộc diễn ra vào năm 1859 . Đằng sau hai câu thơ là nỗi đau ,nỗi kinh hoàng , nỗi lo lắng của tác giả về thảm cảnh đau thương của dân tộc . Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 5 Nếu ở hai câu đầu tác giả giới thiệu sự xuất hiện của kẻ thù thì ở hai câu thực tác giả tả thực về thảm hoạ của quê hương : Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dát bay Biện pháp đảo ngữ được tác giả sử dụng rất tinh tế nhầm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc tràn tới .Những hình ảnh trên có một giá trò tượng trưng và gợi cảm cao đã tạo nên một ấn tượng mạnh về sự khốn khổ của nhân dân trong cảnh chạy giặc thương tâm , điêu linh . Hơn hết với những từ láy “Lơ xơ “ “ dáo dát “ kết hợp với biện pháp đối lập thường thấy trong thơ đường luật là hình ảnh của trẻ thơ lạc loài , bỏ nhà hớt hải , tan tác chạy trên đường , lạc bố lạc mẹ và không phương hướng . Hình ảnh của chim vỡ tổ lìa đàn hoảng hốt bay đi . Tất cả đã gợi nên một sự tan nát đến nao lòng người … Rõ ràng , nếu không có một sự thông cảm yêu thương sâu sắc và gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân thì tác giả không thể tạo nên được những hình ảnh chân thực , tự nhiên và xúc động đến như thế . Từ nỗi đau trước cảnh thảm hoạ của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu đã bật từ một trái tim yêu nước thành những tiếng thơ tố cáo tội ác của thực dân Pháp xâm lược : Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây . Ý thơ đã được mở rộng , tác giả lên án tội ác dã man của kẻ thù khi chúng càn quét , đốt nhà , giết người cướp của và tàn phá quê hương . Tất cả đều điêu linh dưới gót giày cùa thực dân Pháp . Hình thức đảo ngữ đặc sắc và biện pháp đối lập đã được tác giả dùng một cách tinh tế để nêu bật lên được hình ảnh những con sông, bến nước , những vùng đất đai của Gia Đònh thành của vùng Nam Bộ trù phú phì nhiêu và màu mở giờ đây đã trở thành đống tro tàn . Câu thơ gợi cảm xúc tiếc nuối vô bờ cho người đọc về hình ảnh một Đồng Nai trong thế kỷ XIX vồn dó là một vựa lúa và là nơi buôn bán sầm uất…giờ đây đã tan hoang . Tiền của tài sản của nhân dân ta bò giặc cướp phá sạch “ tan bọt nước “ . Nhà cửa xóm làng quê hương bò đốt cháy , thiêu rụi , lửa khói nghi ngút “ nhuốm màu mây “ . Nguyễn Đình chiểu đã sử dụng hai hình ảnh so sánh dân gian độc đáo để diễn tả sự tàn ác của kẻ thù trên quê hương ta và đằng sau bức tranh ấy chúng ta đã thấy khá rõ thái độ căm giận tột độ của tác giả trong từng lời thơ . Tuy ông bò mù nhưng ông vẫn cảm nhận tất cả , chứng kiến tất cả do lòng yêu nước thương dân nồng nàn và tình cảm gắn bó tha thiết của tác giả với quê hương . Chính vì tình cảm đó mà khi kết thúc bài thơ nhà thơ đã bật lên thành hai câu hỏi chất vấn : Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nở để dân đen mắc nạn này ? Câu thơ vừa mang dáng dấp của một câu hỏi tu từ vừa mang dáng dấp của câu cảm thán , mang ý châm biếm , mỉa mai “ trang dẹp loạn “ cũng là trang anh hùng hào kiệt , những hôm nay đi đâu vắng mà không xuất hiện ? . Tác giả muốn trách móc quan quân triều đình hèn yếu , thất trận , để giặc chiếm đóng quê hương làm cho nhân dân đau khổ lầm than , đồng thời mang ý mong đợi người tài giỏi hãy ra tay đánh giặc cứu nước , cứu dân . Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 6 III/ Kết luận : Tóm lại , qua những điều đã phân tích ta thấy tài năng của Nguyễn Đình Chiểu trong việc sử dụng lớp từ ngữ Nam Bộ bình dò , dân dã . Ông đã thành công khi sữ dụng những biện pháp tu từ , sử dụng thành thạo thể loại thơ Đường luật một cách mới mẻ sáng tạo …tất cả đã tạo nên một bài thơ hàm súc , giàu sắc thái biểu cảm . Bài thơ có một giá trò lòch sử to lớn đã ghi lại một sự kiện đau thương của dân tộc vào nửa cuối thế kỷ XIX . Tác phẩm mở đầu cho văn học yêu nước của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược . ./. Hết Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải I/ Mở bài : Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ . Ông là một trong những nhà văn có công trong việc phát triển nền văn học cách mạng ở miền Nam . Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của Thanh Hải bao giờ cũng đọng lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên bởi chất trữ tình sâu lắng , bởi chất hiện thực của cuộc sống qua bút pháp tài hoa tinh tế .Tiêu biểu nhất đó là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” Bài thơ thể hiện được phong cách sáng tạo độc đáo của Thanh Hải . II/ Thân bài : Bài thơ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 , khi đất nước ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì sau cuộc kháng chiến chống Mỹ , mọi miền đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc để vươn lên một cuộc sống thanh bình , hạnh phúc . Đặc biệt hơn khi sáng tác bài thơ này Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả đã vượt lên chính mình , vượt lên tất cả với một niềm vui phóng khoáng , bay bổng , nhiều trăn trở để đến với cảm hứng của dân tộc và quê hương . Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ “đã ra đời . Bài thơ được viết theo thể thơ tự do mỗi câu năm chữ , nhà thơ khắc hoạ một bức tranh xuân bằng ngôn ngữ thơ để bày tỏ cảm xúc và suy nghó của mình đối với cuộc sống mới . Mở đầu bài thơ tác giả đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi ! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Không có từ nào chỉ mùa xuân nhưng tác giả vẫn tạo cho người đọc hiểu được bằng những biểu tượng của mùa xuân qua hình ảnh “dòng sông xanh” “ hoa tím biếc” “ chim hót “ Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 7 “vang trời”… Tất cả là một vẽ đẹp hồn nhiên của mùa xuân đang trở về . Với những hình ảnh , âm thanh thanh thoát theo một nhòp thơ nhòp nhàng Thanh Hải đã tạo ra được vẻ thanh khiết trong lành của mùa xụân . Đáng chú ý nhất có lẽ là hình ảnh “ bông hoa tím biếc “ nó vừa mang ý nghóa tả thực vừa mang ý nghóa tượng trưng . Đó là hình ảnh của cuộc sống đang vươn lên , là màu tím của thuỷ chung và hy vọng trong cuộc sống mới . m thanh của tiếng chim chiền chiện – Một loài chim nhỏ xinh vừa bay , vừa hát ca một khúc vui náo nức . Không gian như được mở rộng ra từ chiều rộng đến chiều cao trong không gian rất Huế : Màu tím Huế , dòng sông Hương kết hợp với những từ đòa phương Ơi! ở đầu câu và một từ “chi” rất độc đáo . Để rồi những hình ảnh ấy đọng lại hai câu thơ lung linh : Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Từ láy “ Long lanh đã được Thanh Hải sử dụng rất tinh tế và tài hoa . Nó vừa nói đến giọt âm thanh đều đặn của tiếng chim , vừa cụ thể hoà những gì trong trẻo như giọt nắng – sự tinh tú của đất trời – và được hứng trên đôi tay của người trân trọng nó .Thái độ trân trọng cuộc sống của nhà thơ cũng là biểu hiện cho một niềm tin yêu của những con người mới đối với cuộc sống mới . Tiếp tục cảm hứng trên , tác giả tiếp tục triển khai mùa xụân đang đến với mọi tầng lớp trong xã hội . Đó là một bức tranh về con người và quê hương sinh động : Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trãi dài nương mạ Điệp từ “ Lộc “ được lặp lại một cách có nghệ thuật với ý nghóa đó là cành lá đầu mùa non tơ mơn mởn , là một biểu hiện của mùa xuân mới đến , một cuộc sống mới đầy no đủ . Nếu hình ảnh mùa xuân đến với người cầm súng là “lộc giắt đầy” quanh những vòng lá ng trang thì đối với người nông dân “lộc trãi dài nương ma”ï Câu thơ gợi lên ý nghóa thành quả hạnh phúc no đủ , yên bình do con người tạo nên trên những nẽo đường của quê hương . Nhà thơ như cảm nhận được sức sống của cả dân tộc và niềm vui của mỗi người từ người gìn giữ biên cương đến người xây dựng tổ quốc . Tất cả náo nức như một điệp khúc vang lên một sức xuân bất tận : Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Biện pháp liệt kê và điệp cấu trúc so sánh được tác giả sử dụng một cách khéo léo đã tạo nên được một không khí chung của mọi miền đất nước đang hồ hởi , phấn khởi xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Hơn hết là những từ láy đã gợi lên được không chỉ có cuộc sống đang hối hả nhộn nhòp mà còn biểu đạt được chính sự náo nức , háo hức của nhân dân , của chính tác giả đối với cuộc sống . Từ sức sống , niềm vui náo nức đó , nhà thơ suy tưởng về đất nước và quê hương : Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 8 Cứ đi lên phía trước Ta thấy âm điệu thơ thay đổi, câu thơ như trầm xuống , lắng sâu trong từng nhòp điệu và những hình ảnh . Ở đó chất chứa tấm lòng của nhà thơ đối với Tổ quốc bằng niềm tự hào dân tộc cao độ . Cụm từ “ Đất nước bốn nghìn năm” đơn giản nhưng đã gợi lên được cả chiều dài lòch sử đấu tranh dựng nước , giữ nước của dân tộc . Một đất nước bốn ngàn năm đã hào hùng biết bao lần đánh đuổi giặc ngoại xâm : Từ giặc Hán Nguyên - Mông , Minh trong xã hội phong kiến bạo tàn đến thực dân Pháp rồi đến Đế quốc Mỹ xâm lược …. Tất cả những quá khứ của một dân tộc anh hùng như dội về từ hồn thiêng sông núi trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà “ø của Lý Thường Kiệt : Nam Quốc sơn hà nam đế cư Tuyệt nhiên đònh phận tại thiên thư Như hà nghòch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư Không những thế , cụm từ còn gợi cho ta được sự tự hào của tác giả về một đất nước có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc : “Như nước Đại Việt ta từ trước , Vốn xưng nền văn hiến đã lâu “ (Nguyễn Trãi ) Niềm tự hào của tác giả thật sâu sắc , rất chân thành và cũng thật ý nghóa . Một đất nước vất vả và gian lao biết bao thiên tai , đòch hoạ nhưng đất nước vẫn thật đẹp và cũng đáng thật tự hào . Tác giả đã so sánh bằng những từ ngữ thật đẹp “ Như vì sao “ để nói đến tương lai ngời sáng của đất nước – tương lai còn dài và tất cả đang ở phía trước . Lời thơ như vang dội một niềm tin của tác giả đối với cuộc sống , đối với lý tưởng cách mạng . Tất cả những điều đó đều xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước tha thiết , sự gắn bó niềm tin vào nhân dân của tác giả . Đất nước ta sẽ vượt lên bao gian nan thử thách của cuộc sống hôm nay để khẳng đònh tầm vóc của mình trong lòch sử , sánh vai với cường quốc năm châu . Cuối cùng bài thơ kết lại bằng một ý nguyện muốn đóng góp cho đời của nhà thơ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Trước nhòp sống của thiên nhiên mùa xuân, đất nước , con người nhà thơ cũng khao khát muốn dệt nên mùa xuân tâm tưởng trong tâm hồn mình . Nhà thơ đã chắt lọc những hình ảnh nhẹ nhàng tinh khiết của cuộc sống một cách sáng tạo để thể hiện ước nguyện đóng góp đời mình cho đất nước . Tác giả muốn đem lại niềm vui cho đời một cách khiêm tốn , đáng yêu như con chim đem đến âm vang rộn rã cho cuộc sống , như cành hoa đem đến hương sắc cho cuôc đời , mong muốn làm một nốt trầm trong bài hoà ca để mang đến cho đời một bài hoà ca tuyệt tác . Điệp ngữ “ Ta làm “ đã phát huy hết hiệu lực sáng tạo khi kết hợp với biện pháp so sánh đã thể hiện được sự chân thành thiết tha , khao khát đóng Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 9 góp vào một khúc ca mùa xuân lớn lao của quê hương trong tâm hồn nhà thơ .Ý nguyện đó của nhà thơ thật đáng trân trọng khi ông đang nằm trên giường bệnh . Như vậy nếu như không có một niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống , vào Đảng , vào lý tưởng cách mạng thì không thể có những lời thơ như thế . Sự đóng góp của nhà thơ không phải chỉ ở phút giây mà chính là sự cống hiến cho đất nước cả cuộc đời mình : Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Những từ láy “ nho nhỏ “ “ lặng lẽ “ kết hợp với biện pháp điệp cấu trúc “ Dù là “đối lập đã tạo nên một mạch thơ êm đềm nhưng cũng thật trữ tình sâu lắng như một lời tâm sự nhỏ nhẹ chân thành , thiết tha đầy xúc động . Mùa xuân của đất trời đã được chuyển đổi thành mùa xuân của lý tưởng , mùa xuân của tiếng lòng , của tiếng hát chính tâm hồn nhà thơ – tiếng hát của những con người muốn cống hiến cho đất nước những gì mình có mà không cần được đền bù . Đó chính là tiếng hát của một con người có tâm huyết , không kể gì tuổi tác quyết tâm phấn đấu cho chính lý tưởng mà mình đã chọn . Khổ thơ cuối nhà thơ trở lại với đất Huế thân thương cũng chính nơi đây nhà thơ đã sống hết mình , đã chiến đấu , cống hiến và khát vọng . Đó là những lời ca đằm thắm nghóa tình cất lên từ trái tim của nhà thơ : ( Dẫn thơ và phân tích ) III/ Kết bài : Qua những điều đã phân tích chúng ta thấy được tài năng tuyệt vời của nhà thơ Thanh Hải trong cách dùng từ , đặt câu , sử dụng các biện pháp tu từ một cách tài hoa tinh tế . Nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh thơ thật sống động . Ngôn ngữ sử dụng hoàn toàn là những từ ngữ chân phương , mộc mạc , gần gũi với cuộc sống đời thường nhưng tác giả vẫn tạo được một phong cách thơ độc đáo để lại một ấn tượng khó quên cho người đọc . Bài thơ tuy chỉ là một biểu hiện nho nhỏ cho cảm xúc của tác giả trước mùa xuân , của thời kỳ đất nước đang trên con đường xây dựng nhưng lại giúp cho chúng em hiểu thêm rất nhiều về tâm hồn của cha ông đối với tổ quốc , tâm hồn của những con người đang miệt mài xây dựng đất nước tươi đẹp . Bài thơ đã giúp chúng em có được một ý thức hơn đối với đất nước mà mình đang sống . Xin cho em mượn lời của một nhà thơ để nói lên ý nguyện của riêng mình : Sống đẹp đẽ đâu phải lời sáo rỗng Chỉ có ai biết lao động đấu tranh Cống hiến cho đời mới là người được sống Một cuộc đời đẹp đẽ quang vinh . . / . Hết Văn tuyển 10- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 10 [...]... bài thơ Thương Vợ : ( Dẫn thơ ) II/ Thân bài : 1 / Tổng : Nêu hoàn cảnh sáng tác , chủ đề • Bài thơ được tác giả sáng tác vào khoảng 190 6-1 907 lúc tác giả 2 6-2 7 tuổi có 5 đứa con • Vì sống trong hoàn cảnh xã hội giao thời Tây tàu lẫn lộn cho nên dù học rất giỏi nhưng Tú Xương chỉ thi đổ Tú tài với một nguyên nhân : “ Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui “ Hơn nữa trong giai đoạn này Hán học đang nhường... thuộc của xã hội không cho một ông Tú có một hành động thi t thực để giúp vợ • Thực ra tác giả không hề ăn ở bạc , không hề hờ hững với vợ vì như thế thì làm sao có những lời thơ giàu giá trò nhân văn đến thế từ láy “ hờ hững “ như làm tăng thêm một tình yêu vợ mênh mông sâu sắc và tha thi t của Trần Tế Xương Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – 12 THPTCủ Chi –TPHCM III/ Kết luận : Bài thơ chỉ là những tình... phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ : ( Dẫn thơ ) II/ Thân bài : 1/ Tổng : Bài thơ được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 - được in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa “ - Đây là một giai đoạn cả dân tộc ta đang bước vào cuộc chiến tranh sôi động nhất , chiến tranh đang vào giai đoạn ác liệt đặc biệt trên tuyến đường Bắc Nam – Trường Sơn chập chùng thử thách Bọn Đế quốc Mỹ đã thả hàng vạn tấn... hiên ngang trước trời đất bao la *** Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa , như ùa vào buồng lái • Gió được tác giả nhân hoá và chuyển đổi đầy ấn tượng => Hiện thực : Lái xe thâu đêm , xe không có kính nên có cảm giác “ đắng “ như thế • ø Biện pháp hoán dụ “ Con đường chạy thẳng vào tim” => Ngoài nghóa cụ thể là những con đường... tầm vóc sử thi hào hùng  Mở đầu bài thơ tác giả viết : *** Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật , bom rung , kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất , nhìn trời , nhìn thẳng • Cấu trúc câu thơ dưới hình thức hỏi – đáp + ba chữ : “ không “ đi liền nha u = > câu thơ mang dáng dấp của văn xuôi , đầy chất lính phóng túng , hồn nhiên Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi... xuống dòng sông • Quanh năm buôn bán : Đảo từ - > Bà Tú buôn bán nơi vất vả nguy hiểm suốt năm này qua năm khác Nuôi đủ năm con với một chồng • Mục đích buôn bán của Bà Tú : Nuôi chồng và nuôi con • Nuôi đủ : Nuôi vừa đủ không thừa cũng không thi u mà nuôi một ông Tú vô cùng vất vả vì ngoài cơm ăn , áo mặc ông Tú cần phải có những khoảng chi khác để giao thi p vì ông là “ ông Tú “khá nỗi tiếng ở làng... dân tộc Xin cho em mượn lời của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ để nói lên ý nguyện của riêng mình : “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến “ Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 15 HẾT Phân tích tác phẩm “ Làng “ của nhà văn Kim Lân I/ Mở bài : Kim Lân là một nhà văn được mệnh danh la ø” con đẻ của đồng ruộng “ Những tác phẩm... cảm vui sướng , phấn khởi của ông Hai khi biết làng mình không theo giặc Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 17 III/ Kết luận : Qua tác phẩm ta thấy được tinh thần yêu nước , yêu quê hương xóm làng của nhân dân ta trong nhựng ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chông Pháp Cuộc sống cách mạng đã rhấm sâu vào từng mạch sống của quê hương Bức tranh của tác phẩm đã trở thành một hình tượng... dim ngủ Thầy khoá tư hương nhấp nhỏm ngồi “ ( Đạo học ) Cho nên mộng làm quan của Tú Xương không còn nữa , nghề dạy học thì bấp bênh , Tú Xương phải sống nhờ vào tài tảo tần của Bà Tú Tri ân vợ ông sáng tác bài thơ • Bài thơ nói lên tình cảm thi t tha của tác giả đối với vợ mang một tư tưởng nhân văn sâu sắc 2/ Phân : Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ theo bố cục của thể thơ Đường luật... họ của những tháng ngày mưa bụi , mù trời và trong bom đạn họ lại gặp nhau …và cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo trong tình đồng đội của niềm vui hội ngộ đã có nhiều mất mát hy sinh Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – 14 THPTCủ Chi –TPHCM ***  Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghóa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi , lại đi trời xanh thêm • Khổ thơ miêu tả những bữa cơm đậm . sánh đã thể hiện được sự chân thành thi t tha , khao khát đóng Văn tuyển 1 0- Nguyễn Loan – THPTCủ Chi –TPHCM 9 góp vào một khúc ca mùa xuân lớn lao của. - được in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa “ - Đây là một giai đoạn cả dân tộc ta đang bước vào cuộc chiến tranh sôi động nhất , chiến tranh đang vào

Ngày đăng: 07/08/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w