ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA HỌCKÌ2 Thầy :Trần Đăng Tá MÃ ĐỀ: NV92-LQD1 Câu 1 (2 điểm): Thế nào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.” Câu 2 (1 điểm) : Hãy nêu nội dung và nghệ thuật về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên. Câu 3 (2điểm): Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 4 (5điểm) :Phân tích bức tranh chớm thu thể hiện trong 2 khổ thơ đầu bàt thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh MÃ ĐỀ : NV92-NH1 Câu 1:Hãy chép lại khổ thơ thứ hai bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó (2đ) Câu 2: Xác định thành phần phụ chú trong khổ thơ sau và cho biết bổ sung cho cụm từ nào? (2đ) “ Có cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)” (Giang Nam, Quê hương) Câu 3: (6đ) Phân tích làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. MÃ ĐỀ : NV92-PBC Câu 1(2 điểm) Khởi ngữ là gì ? Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau : “Cái tư tưởng trong nghệ thuật náu mình, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được” ( Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ ) Câu 2(2 điểm ) Chép 2 câu thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Nêu cảm nhận về hai câu thơ đó ? Câu 3(6 điểm) Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1 :Nêu cảm nhân của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Đề 2:Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Hãy giải thích câu tục ngữ trên. MÃ ĐỀ NV92-PBC2 Câu 1: Khởi ngữ là gì? Viết lại và gạch chân thành phần khởi ngữ trong câu sau: Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được. ( 2đ ) Câu 2: Những tình huống nghịch lí trong truyện “Bến quê” ? (2đ ) Câu 3: Cảm nghĩ của em về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. MÃ ĐỀ: NV92-LL1 Câu 1(2 điểm) Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Câu 2(3 điểm) Trong Viếng lăng Bác tác giả viết: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục -2005) Em hãy viết một đoạn văn (10 dòng ) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân từ ngữ của T/p tình thái) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên. Câu 3 ( 5 điểm) 1 Về giá trị truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là chất trữ tình”.Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. MÃ ĐỀ: NV92-LQD2 Câu 1 ( 2đ ). Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý: Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm ! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. ( Nguyễn Quang Sáng ) Câu 2 ( 8đ ) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh MÃ ĐỀ NV92-LTK1 Câu 1: Nêu khái niệm khởi ngữ . ( 1đ ) Cho ví dụ Câu 2: Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau : ( 1đ ) Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về trăng trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận. Câu 3 : ( 2đ) Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) theo chủ đề sau : Lợi ích của việc đọc sách . Đoạn văn có sử dụng hai phép lặp và phép nối. Câu 4: ( 6đ) Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1: Suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, trang 72) “ .Người đồng mình thương lắm con ơi .Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” Đề 2: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. MÃ ĐỀ:NV92-LTT1 Câu1:Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ. (1đ) Câu 2:Tóm tắt truyện ngắn“Những ngôi sao xa xôi”(Lê Minh Khuê) bằng đoạn văn không quá 15 dòng.(2đ) Câu 3:Chủ đề tư tưởng truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.( 1đ) Câu 4:Nêu ý kiến của em về nhận định sau: “ Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.( 6đ) MÃ ĐỀ:NV92-MH1 Câu1(2đ) a-Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. b-Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó . Câu 2 (3đ) a-Chép nguyên văn khổ thơ đầu tiên bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải( 1 điểm ) b-Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu ) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó .( 2 điểm ) Câu 3: (5 đ)Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1:Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và nơi công cộng . Em hãy đặt một nhan đềđể gọi ra hiện tượng ấy . ) Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng ấy và bày tỏ thái độ của mình Đề 2:Phân tích bài thơ “ Nói với con” của Y Phương 2 MÃ ĐỀ: NV92-MH2 Câu 1 ( 2đ) a/Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương . b/ Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó . Câu 2 ( 2đ): Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu , em hãy xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau : “ Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quí trọng tri thức. (1)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức.(2) Họ không biết rằng,muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng ,dân chủ, văn minh ,sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà tri thức trên mọi lĩnh vực.(3)” ( trích Tri thức là sức mạnh –Hương Tâm ) Câu 3(6đ) Chọn 1 trong 2đề làm văn Đề 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới . Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về người. Đề 2:Phân tích cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ để khẳng định truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu thấm đượm tình nhân đạo MÃ ĐỀ : NV92-MH4 Câu 1 (1 điểm): Khởi ngữ là gì? Em hãy chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: "Tôi đã đọc xong quyển sách này"? Câu 2 (2 điểm): Đoạn văn: " … Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên: Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không? Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ." ( Bến Quê – Nguyễn Minh Châu ) Cho biết câu hỏi: "Đêm qua … gì không?" có chứa hàm ý gì? Ý nghĩa của hàm ý đó? Câu 3 (1 điểm): Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài: Sang Thu của Hữu Thỉnh. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 4 (6 điểm): Suy nghĩ của em về khổ thơ 4 và khổ thơ 5 trong bài thơ: Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải ( Từ: "Ta làm con chim hót … Dù là khi tóc bạc" )? MÃ ĐỀ : NV92-NT1 Câu 1 Các cụm từ in đậm trong các câu sau đây là cụm từ gì? a-Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. b-Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Câu 2 Chép lại khổ thơ thứ ba trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phưong .Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Câu 3 Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. MÃ ĐỀ:NV92-NT2 Câu 1 Các từ ngữ in đậm làm thành phần gì trong các câu sau : a. Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm. b. Khi làm bài, anh ấy cẩn thận lắm . c. Anh ấy cẩn thận lắm, nhất là khi làm bài. d. Anh ấy cẩn thận khi làm bài . Câu 2 Tóm tắt truyện ngắn những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê ) trong một đoạn văn khoảng 12 dòng . Câu 3 Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1: Phân tích tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ “Mây và sóng” của Ta –go . Đề 2: Bàn về tinh thần tư học . MÃ ĐỀ: NV92-NT3 Câu 1 Thêm thành phần phụ chú vào các câu sau đây : a. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cầm cù, sáng tạo . 3 b. Mỗi ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần . Câu 2 Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của nhà thơ Thanh Hải . Câu 3 Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1: Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan viết : “ Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ”. Em hãy bình luận ý kiến trên . Đề 2: Phân tích vẽ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” cuả Lê Minh Khuê MÃ ĐỀ: NV92-QT1 Câu 1 Viết đoạn văn ( không quá 10 câu ) tóm tắt truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu (1,5 điểm ) Tác phẩm được viết trong giai đoạn nào của văn học Việt Nam? (0,5 điểm Câu 2 Viết đoạn văn tư 8-> 10 câu về chủ đề quê huơng ,trong đó sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập . Gạch dưới các từ ngữ là thành phần biệt lập và cho biết đó là các thành phần nào ?(2đ) Câu 3 Tác phẩm mang tên “ Mùa xuân nho nhỏ .” nhưng lại ôm ấp biết bao nhiêu khát vọng cao đẹp của một con người .Em hãy phân tích các khổ hay nhất của bài thơ để thấy các khát vọng cao đẹp đó . MÃ ĐỀ NV92-THD1 Câu 1 (2điểm) a/ Thế nào là nghĩa tường minh ? hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? b/ Cho một ví dụ có sử dụng hàm ý đồng thời cho biết nội dung của hàm ý đó là gì Câu 2 (2đ Tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Câu 3 (6điểm)Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1:Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Đề 2:Bằng hiểu biết của mình , viềt bài văn suy nghĩ về chủ đề” Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nhà trường phát động trong năn học MÃ ĐỀ NV92-TP1 Câu 1: (2 điểm) Xác định bố cục bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải và nêu ý chính của từng phần. Câu 2: (2 điểm) Viết 1 đoạn văn (7 đến 10 câu) , nội dung bàn về trường học, có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học Câu 3: (6 điểm) Chọn 1 trong 2đề làm văn Đề 1:Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” Đề 2:Có ý kiến cho rằng, hiện nay trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó. MÃ ĐỀ : NV 92 –TN1 Câu 1: Chép lại 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; giới thiệu nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (2 điểm) Câu 2: ( 5 điểm) Chọn 1 trong 2đề làm văn Đề 1: Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của Y Phương. Đề 2: Lấy nhan đề “ Môi trường sống của chúng ta”, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em về vấn đề trên. MÃ ĐỀ : NV 92 –TN2 Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cách thức xây dựng dàn ý bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) Câu 2: Viết đoạn văn ( không quá 10 câu ) giới thiệu truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu. có sử dụng thành phần khởi ngữ và biệt lập Câu 3: (6điểm): Chọn 1 trong 2đềđể làm văn Đề 1: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. Đề 2: Bằng hiểu biết của mình , suy nghĩ về hiện tượng vi phạm luật giao thông đường bộ của nước ta hiện nay 4 . ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 Thầy :Trần Đăng Tá MÃ ĐỀ: NV 9 2- LQD1 Câu 1 (2 điểm): Thế nào là sự liên kết về nội. Đề 1: Phân tích tình mẫu tử thi ng liêng qua bài thơ “Mây và sóng” của Ta –go . Đề 2: Bàn về tinh thần tư học . MÃ ĐỀ: NV 9 2- NT3 Câu 1 Thêm thành phần phụ