Công tác quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel những năm quabên cạnh những ưu điểm vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần đượckhắc phục trong những năm tới, đó là: Nhận thứ
Trang 1BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN THUYÊN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2NGUYỄN VĂN THUYÊN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ Số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tuân
HÀ NỘI - 2013
Trang 3HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
13
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý học viên 13
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý học viên tại Trung tâm 181.1.3 Nội dung và biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm 22 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý học viên tại Trung tâm Đào
Chương 2 HỆ THỐNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN TẠI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
47
2.1 Yêu cầu trong đề xuất biện pháp quản lý học viên tại
Trung tâm Đào tạo Viettel
Trang 4Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tronggiai đoạn hiện nay Để đáp ứng yêu cầu đó, quân đội phải không ngừng đổimới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo, trong đónâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, quản lý học viên trong quátrình đào tạo ở các nhà trường quân đội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.Quy chế quản lý học viên trong các nhà trường quân đội đã xác định: “Côngtác quản lý học viên giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục - đào tạo
ở nhà trường quân đội ” [35, tr.26]
Công tác quản lý giáo dục, quản lý học viên ở nhà trường quân đội đãgóp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong những nămqua Tuy nhiên, công tác quản lý học viên thời gian qua còn bộc lộ những hạnchế cần được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn
Trung tâm Đào tạo Viettel là cơ sở giáo dục - đào tạo được giao nhiệm
vụ đào tạo đội ngũ CBCNV phục vụ cho nhiệm vụ Sản xuất kinh doanh củaTập đoàn và đảm bảo quốc phòng an ninh Trong hơn 07 năm qua, Trung tâm
đã đào tạo cho Tập đoàn hàng nghìn CBCNV với chất lượng tốt Nhiều họcviên đã phấn đấu đã trở thành những vị trí chủ chốt của Viettel trong nước và ởnước ngoài, góp phần xây dựng Viettel phát triển bền vững và xây dựng quânđội vững mạnh về mọi mặt Để có được những thành tựu đó, Trung tâm đã luônchú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác giáo dục - đào tạo,trong đó có công tác quản lý học viên - đây là nội dung, nhiệm vụ rất quantrọng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo những năm qua
Để nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay, cần nâng cao chất lượng vàhiệu quả tất cả các khâu, các bước, các hoạt động trong quá trình giáo dục -đào tạo; trong đó, nâng cao chất lượng quản lý học viên là nội dung cơ bản
Trang 5quan trọng Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý trong toàn Trung tâm cần cónhững biện pháp cụ thể, khả thi, phù hợp, hiệu quả trong quản lý học viên,góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBCNV có đầy đủ phẩm chất,năng lực, “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xâydựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Công tác quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel những năm quabên cạnh những ưu điểm vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần đượckhắc phục trong những năm tới, đó là: Nhận thức về vị trí, vai trò công tácquản lý học viên, xây dựng kế hoạch quản lý học viên của các chủ thể quản lý,
tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế;chất lượng đội ngũ cán bộ, năng lực chỉ huy, quản lý, phương pháp, tác phongcông tác của đội ngũ cán bộ giáo dục nói chung, cán bộ quản lý học viên nóiriêng còn có mặt hạn chế; phát huy vai trò quản lý của đội ngũ cán bộ kiêmchức còn yếu; công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong quản lýhọc viên hiệu quả chưa cao; vai trò tự quản lý của một số học viên còn là khâuyếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo
Từ những hạn chế trên về công tác quản lý học viên tại Trung tâm, đểnâng cao chất lượng công tác quản lý học viên, khắc phục triệt để những hạnchế, bất cập đó, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đềxuất những biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel hiện nay
là vấn đề rất cần thiết và cấp bách
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel” làm Đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, coigiáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Đối với công tác quản lýgiáo dục, Người yêu cầu phải đi sâu nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm; chủ
Trang 6trương phải cụ thể, thiết thực; kết hợp chặt chẽ chủ trương, chính sách củaTrung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu, phong phú củaquần chúng, của cán bộ và của địa phương Người coi người cán bộ quản lýnhà trường như người làm ra hàng, Người căn dặn: Làm ra hàng phải đúngvới nhu cầu của người tiêu thụ, nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ranhiều bình tích thì hàng ế Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng nguyêntắc khoa học trong quá trình kế hoạch hoá giáo dục
Trung thành và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh; tiếp thu những tinh hoa nền giáo dục nhân loại, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo, công tác quản lý giáo dục và được cụ thể hoá thành
hệ thống các văn bản như: Luật Giáo dục; Nghị quyết Trung ương 2 (khoáVIII); Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020; các Nghị quyết Đại hộiĐảng, Nghị quyết của Trung ương Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trungương về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã xác định phươnghướng: “Đổi mới toàn diện công tác giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà trườngquân đội theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”, tạo sự chuyển biến cơ bản về
và vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo” [19, tr.11-12]; đồngthời, chỉ ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong những năm tới,
đó là: “Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục Bốtrí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực làm công tác giảng dạy và quản lý giáodục - đào tạo” [19, tr.22] Theo đó, Bộ Quốc phòng có các quy chế, chỉ thị , vềcông tác quản lý giáo dục, quản lý học viên trong nhà trường quân đội
Đối với quân đội, công tác giáo dục - đào tạo luôn được xác định là vấn
đề then chốt trong chiến lược xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Đảng uỷ Quân sự Trung ương
đã ra Nghị quyết 86 về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới; các
Trang 7quy chế, chỉ thị, hướng dẫn về công tác quản lý giáo dục, quản lý học viêntrong nhà trường quân đội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới
Nhiều nhà khoa học về giáo dục và quản lý giáo dục ở nước ta đãnghiên cứu và công bố những công trình khoa học về quản lý giáo dục trên cảlĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạotrong trường học Các công trình của các tác giả đã được công bố như:
Nguyễn Minh Đạo “Cơ sở của khoa học quản lý”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997; Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1998; Đặng Quốc Bảo “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1997; “Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo”, Hà Nội, 2002 của tập thể
nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào
tạo; Đặng Bá Lãm “Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Bùi Minh Hiền “Quản lý giáo dục”, Nxb Đại học Sư phạm, 2006; Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn” Các học thuyết quản lý”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả tập trung luận giải nhiềuvấn đề, nhiều nội dung cơ bản như: Vai trò của quản lý, quản lý giáo dục;khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học; bản chất, chứcnăng, nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục; thông tin trong quản lý,quản lý giáo dục, công cụ quản lý giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân;quản lý nhà nước về giáo dục; quản lý nhà trường; quản lý tài chính, quản lý
cơ sở vật chất kỹ thuật trong giáo dục và trường học; quản lý chất lượnggiáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựngvăn hoá trong quản lý giáo dục, quản lý trường học; đổi mới quản lý giáodục; các mô hình quản lý giáo dục; phân cấp trong quản lý giáo dục; thựctrạng công tác quản lý nhà nước về giáo dục; một số kinh nghiệm quốc tế vềquản lý giáo dục; quản lý giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá
Trang 8Đối với quân đội, đã có nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lýnghiên cứu nhiều công trình như: hệ thống giáo trình, tài liệu, bài viết, hộithảo về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, quản lý giáo dục - đào tạotrong nhà trường quân đội Trong đó, có một số công trình tiêu biểu như:
“Những biện pháp cải tiến quản lý quá trình đào tạo học viên người dân tộc thiểu số ở Học viện Chính trị quân sự” của Nguyễn Văn Bình [1]; “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đại học ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”
do tác giả Trương Thành Trung (chủ biên); “Nâng cao chất lượng quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay” của Đinh Văn Thanh [36]; “Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục - đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới” do tác giả
Vũ Quang Lộc (chủ nhiệm) [28; “Công tác quản lý học viên là quân nhân đào tạo ở các trường đại học ngoài quân đội hiện nay” của Nguyễn Đức Thành [37]; “Quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp” của Phạm Đình Dũng [10].v.v.
Theo tác giả Nguyễn Văn Bình, một trong những biện pháp cải tiếnquản lý quá trình đào tạo học viên người dân tộc thiểu số là: Tăng cường côngtác quản lý về học tập và rèn luyện; trong quản lý cần thực hiện tốt các nộidung: coi trọng việc cảm hoá, giáo dục bằng tình cảm; xây dựng tập thể đơn
vị đoàn kết, thống nhất; duy trì chặt chẽ các chế độ nền nếp quy định; độngviên, khuyến khích và khen thưởng kịp thời; phát huy sức mạnh tổng hợp củacác tổ chức, lực lượng để quản lý học viên; bồi dưỡng phương pháp quản lýcho đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp, nhất là cán bộ kiêm chức; đẩy mạnh tổchức các hoạt động thực tiễn; thường xuyên hướng dẫn cho học viên thực tập
Tác giả Trương Thành Trung quan niệm, giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng giáo dục - đào tạo đại học là: Nâng cao chất lượng giáo dục nhâncách học viên trong quá trình đào tạo Trong đó, cần tập trung vào các nộidung như: nâng cao nhận thức về sự cần thiết tăng cường giáo dục, bảo đảm
Trang 9sự thống nhất giữa dạy chữ, dạy nghề và dạy người trong toàn bộ quá trình sưphạm của nhà trường; xây dựng Học viện Chính trị quân sự trở thành một môitrường sư phạm mẫu mực; thường xuyên đưa học viên vào hoạt động thựctiễn, tích cực rèn luyện họ trong những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, căngthẳng; khuyến khích học viên tự giáo dục, rèn luyện trong quá trình đào tạo.
Theo tác giả Vũ Quang Lộc, nội dung then chốt góp phần nâng cao chấtlượng quản lý giáo dục - đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân độihiện nay là: Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên và học viên;trong quản lý cần coi trọng giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúngđắn cho học viên trong quá trình học tập, rèn luyện; xây dựng nền nếp họctập, rèn luyện, duy trì chặt chẽ các chế độ, điều lệnh kỷ luật, chế độ quy địnhcủa quân đội, nhà trường; định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm học tập, rèn luyệncho học viên, bồi dưỡng cho họ về phương pháp học tập; nắm chắc kết quả họctập, rèn luyện, diễn biến tư tưởng, duy trì chặt chẽ nề nếp tự học của học viên
Tác giả Đinh Văn Thanh đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng caochất lượng quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự đó là:Coi trọng xây dựng và củng cố chi bộ lớp học để thực sự phát huy vai trò vàhiệu lực của chi bộ trong quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên là học viên;tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu đào tạo và hoàn thiện các văn bản pháp quy, cácquy định về quản lý học viên sau đại học; phát huy vai trò tự quản lý của họcviên sau đại học trong quá trình đào tạo; phối hợp các lực lượng tham gia vàoquá trình đào tạo sau đại học trong quản lý học viên ở Học viện Chính trị
Theo tác giả Nguyễn Đức Thành, biện pháp quản lý học viên đào tạo làquân nhân ở các trường đại học ngoài quân đội là: nâng cao nhận thức tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác quản lý học viên; xâydựng và thực hiện chặt chẽ quy chế, thường xuyên củng cố hệ thống bộ máy tổchức quản lý học viên; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lý họcviên; phát huy vai trò tự quản lý của học viên trong quá trình đào tạo
Trang 10Tác giả Phạm Đình Dũng đã đề xuất những biện pháp quản lý quá trìnhgiáo dục kỷ luật cho học viên đó là: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lýquá trình giáo dục kỷ luật cho học viên; quản lý một cách khoa học quá trìnhgiáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về kỷ luật quân sự; quản lý chặtchẽ quá trình tổ chức giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên; phát huy vaitrò của các tổ chức, các lực lượng quản lý trong thực hiện quá trình giáo dục
kỷ luật cho học viên; tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý quá trìnhgiáo dục kỷ luật cho học viên
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều bài viết của các nhàkhoa học, các tác giả về công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên đãđược đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học đã được công bố.Các công trình đó đã đề cập đến mục đích, vị trí, vai trò của công tác quản lýgiáo dục, quản lý học viên trong quân đội nói chung, quản lý học viên ở Họcviện Chính trị nói riêng trong tình hình hiện nay
Từ các công trình ở trên cho thấy, đã có một số đề tài, chuyên đề, bài viếtnghiên cứu, luận giải trên nhiều góc độ khác nhau về quản lý giáo dục và quản lýhọc viên trong thời gian qua Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứunào tập trung nghiên cứu cơ bản và hệ thống về công tác quản lý học viên tại
Trung tâm Đào tạo Viettel Vì vậy, đề tài “Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel” lần đầu tiên được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
công tác quản lý học viên, đề xuất những biện pháp quản lý học viên tạiTrung tâm Đào tạo Viettel
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý học viên trong nhà trườngquân đội và Trung tâm Đào tạo Viettel
Trang 11- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel.
- Đề xuất những biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:
Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Viettel
* Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
* Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý đối tượng học viênđào tạo tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Các số liệu điều tra, khảo sát được tính từ năm 2008 đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo học viên tại trung tâm Đào tạo Viettel phụ thuộcnhiều yếu tố, trong đó công tác quản lý học viên là yếu tố giữ vị trí, vai trò rất
quan trọng Nếu các chủ thể quản lý thực hiện tốt kế hoạch hoá quá trình quản
lý; đội ngũ cán bộ quản lý học viên được đào tạo cơ bản về kiến thức, nghiệp
vụ và kỹ năng quản lý; phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượnggiáo dục trong Trung tâm để quản lý học viên; phát huy vai trò tự quản lý của
học viên thì quản lý học viên trong Trung tâm có thể đạt hiệu quả cao, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm, đáp ứng yêu cầu xây dựngTập đoàn Viễn thông Quân đội phát triển bền vững, vươn ra thế giới và gópphần xây dựng quân đội trong giai đoạn mới
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềgiáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo Đồng thời, đề tài dựa trên quan
Trang 12điểm hệ thống - cấu trúc; đối chiếu - so sánh; lôgíc - lịch sử, quan điểm thực tiễnlàm cơ sở xem xét và phân tích những vấn đề liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,
khái quát hoá các tài liệu liên quan như:
Một số tác phẩm kinh điển Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các vănkiện, nghị quyết của Đảng, của các cấp về giáo dục và đào tạo và quản lý giáodục; Luật Giáo dục 2005, được bổ sung, sửa đổi năm 2009, Chiến lược pháttriển giáo dục, Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệ công tác nhà trường Quânđội Nhân dân Việt Nam
Các giáo trình, sách chuyên khảo …về quản lý và quản lý giáo dục; cáccông trình khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công
bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý
của đội ngũ cán bộ các cấp trong Trung tâm; quan sát hoạt động dạy học củagiảng viên, hoạt động học tập, rèn luyện, tự quản lý của học viên; từ đó rút ranhững kết luận liên quan đến nội dung nghiên cứu
Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với 25 cán bộ, học
viên trong Trung tâm về công tác quản lý học viên; từ đó rút ra những kết luận
có cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với 250 cán bộ, học
viên trong Trung trung tâm, làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ ranguyên nhân; đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản quản lý học viêntrong Trung tâm hiện nay
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý: Nghiên cứu hệ thống sổ
sách của cán bộ quản lý, của học viên, tập trung vào kế hoạch quản lý học
Trang 13viên của cán bộ và kế hoạch tự học, tự rèn luyện của học viên; kết quả học tậpcủa học viên từ năm 2009 đến năm 2012.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Khái quát những kết quả thực tiễn và kinh
nghiệm thực tiễn quản lý học viên, sử dụng để làm rõ thực trạng và giải pháp
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản
lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phương pháp
toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, toạ đàm và xử lý số liệu trong quátrình nghiên cứu
7 Ý nghĩa của luận văn
Nếu được nghiên cứu thành công, đề tài luận văn sẽ góp phần bổ sung
lí luận về quản lí học viên vào khoa học quản lí Từ việc nghiên cứu thựctrạng và những vấn đề thực tiễn có liên quan, đề tài sẽ đưa ra những nhậnđịnh, đánh giá mang tính khoa học về hoạt động quản lí học viên tại Trungtâm Đào tạo Viettel, đồng thời đề xuất các biện pháp cơ bản nâng cao chấtlượng quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel hiện nay
Đề tài có thể dùng làm tài liêu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dụchoạch định chủ trương, chính sách, đưa ra những quyết định mang tính khoahọc về quản lí học viên
8 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận và kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỌC VIÊN
TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý học viên
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Quan niệm về người học, Điều 83, Luật Giáo dục đã quy định: Người
học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.Trong quân đội, Điều 34, Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân ViệtNam đã quy định: Người học gọi là học viên; học viên trong các nhà trườngquân đội có các nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện theochương trình đào tạo của trường; thực hiện chức trách học viên, chấp hànhquy chế đào tạo và nội quy của trường; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức
cách mạng, tác phong chính quy, kỷ luật của quân đội; thực hiện các hoạt
động của đơn vị học viên và của trường; xây dựng và phát huy truyền thốngcủa trường, tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên của nhàtrường ; phục tùng sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp ; tham gia cáccông tác khác được phân công
Đối tượng học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel ngoài những đặc điểmchung so với học viên trong các học viện, nhà trường, trung tâm trong quânđội còn có những nét riêng đặc thù Học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettelhiện nay bao gồm các đối tượng sau:
Những CBCNV Viettel xuất sắc được cử và thi vào học Cán bộ nguồn;đối tượng đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật, kinh doanh, CTĐ, CTCT và các kỹnăng; đối tượng mới tuyển dụng vào Viettel
Từ đó, chúng tôi quan niệm, học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel là những CBCNV đang học tập và rèn luyện tại Trung tâm với mục tiêu đào tạo
Trang 15trở thành Cán bộ nguồn, CBCNV đủ năng lực chuyên môn, hiểu và thấm nhuần văn hóa Viettel để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tập đoàn.
Quan niệm trên đã chỉ rõ, học viên trong Trung tâm Đào tạo Viettel ngoàinhững đặc điểm chung còn có những nét riêng so với học viên ở các học viện,trường sĩ quan, các trung tâm trong quân đội đó là: Học viên tại Trung tâm Đàotạo Viettel 100% học viên là CBCNV Viettel được tuyển chọn chặt chẽ theo quychế, quy định của Tập đoàn; có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, được học tập, rènluyện trong môi trường sư phạm quân sự, được tổ chức quản lý chặt chẽ với sựgiúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cókiến thức và năng lực 100 % học viên là CBCNV chính thức của Viettel, cótrình độ khá cao, có kiến thức, năng lực nhất định và sự trải nghiệm ở đơn vị, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có khả năng phát triển
Học viên tại Trung tâm có nhiệm vụ chung là: học tập, nghiên cứu khoahọc; rèn luyện; chấp hành pháp luật, kỷ luật, quy chế, quy định với mục tiêu đàotạo trở thành cán bộ chủ chôt, kỹ sư, chuyên viên, CBCNV tốt trong Tập đoàn,
có khả năng phát triển lên chức vụ cao hơn trong tương lai; đối với cán bộ nguônsau sau khi tốt nghiệp ra trường đảm nhiệm chức vụ Giám đốc hoặc phó giámđốc Chi nhánh tỉnh hoặc các thị trường nước ngoài và tương đương, lớp cán bộnội chính có đủ điều kiện và tín nhiệm để bầu làm bí thư đảng uỷ các Công ty,trung tâm, chi nhánh trong toàn tập đoàn; có đầy đủ phẩm chất, trình độ, nănglực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên cương vị được giao, góp phần xây dựngđơn vị, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Theo quan niệm chung nhất, quản lý là hoạt động hay tác động có địnhhướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức [45, tr.326] Hiện nay, thuật ngữ quản lý đang trởnên phổ biến, song trong thực tế vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất Như
Trang 16vậy, có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quátrình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra
Về quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau; theo tác giảTrần Kiểm, quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô được hiểu là “những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) củachủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các
cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáodục” [25, tr.36-37]; ở cấp vi mô đó là “hệ thống những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [25, tr.37-38] Thựcchất của hoạt động quản lý giáo dục là nhằm đạt hiệu quả cao nhất trongviệc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho người học
Quản lý học viên tại trung tâm đào tạo Viettel cũng là một kiểu quản lý xãhội thu nhỏ - quản lý trường học, quản lý giáo dục ở cấp vi mô, một nội dungquản lý cơ bản của quá trình đào tạo ở nhà trường quân đội Hoạt động quản lýhọc viên tại trung tâm được tổ chức một cách chặt chẽ, vừa theo Luật Giáo dục,vừa theo Điều lệ trường đại học, vừa theo Điều lệ công tác nhà trường Quân độiNhân dân Việt Nam Quản lý học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel thực chất làquản lý tất cả mọi hoạt động của học viên như: hoạt động học tập, nghiên cứukhoa học, rèn luyện, tự quản lý rèn luyện và các hoạt động khác của học viên
Đó là một quá trình diễn ra chuỗi tác động nối tiếp nhau của chủ thể quản lý đếnđối tượng quản lý (học viên), quá trình đó bao gồm các nhân tố sau đây:
Mục tiêu quản lý
Mục tiêu quản lý là kết quả dự kiến sẽ đạt được do quá trình vận động
của đối tượng quản lý dưới sự tác động của chủ thể quản lý Mục tiêu quản lý
Trang 17học viên tại trung tâm đào tạo là cái đích phải đạt tới của quá trình quản lý;đây là cơ sở để thống nhất về nhận thức tư tưởng và hành động của chủ thểquản lý trong Viettel hiện nay (các tổ chức, các lực lượng giáo dục) và đốitượng quản lý Vì vậy, mục tiêu quản lý học viên trong trung tâm đào tạoViettel hiện nay là kết quả đạt được của các lực lượng giáo dục theo mục tiêuđào tạo; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường giáo dục - đào tạo tối ưu, nhằmphát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của các chủ thể quản lý và đội ngũ họcviên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển phẩm chất nhân cáchcho học viên; đồng thời, nâng cao trình độ, năng lực chỉ huy, quản lý học viêncủa các chủ thể quản lý trong Trung tâm
Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý học viên trong Trung tâm Đào tạo Viettel là các tổ chức, cánhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp lãnh đạo, chỉ huy,quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên trong quá trình đào tạo, bao gồm: Các cấp uỷđảng trong Trung tâm; tổ chức chỉ huy các cấp; các cơ quan chức năng Quá trìnhquản lý học viên được thực hiện trong hệ thống thống nhất, các chủ thể quản lý cómối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau, tạo thành hệ thống tổ chức bộ máy lãnhđạo, chỉ huy, quản lý học viên có chất lượng, hiệu quả, đủ khả năng hoàn thành tốtnhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm sảnxuất kinh doanh của Tập đoàn và nhiệm vụ quân đội trong tình hình hiện nay
Đối tượng quản lý
Học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel là đối tượng chịu sự tác động,điều khiển, quản lý của các chủ thể quản lý trong quá trình đào tạo; trong đóthường xuyên, chủ yếu và trực tiếp là đội ngũ cán bộ trung tâm Học viên vừa
là khách thể, vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức thực hiện thông qua hoạtđộng học tập, rèn luyện, công tác, lĩnh hội và phấn đấu vươn lên chiếm lĩnhkiến thức, hình thành phẩm chất, kỹ năng, phát triển và từng bước hình thành,phát triển phẩm chất nhân cách cán bộ, công nhân viên theo mục tiêu đào tạo
Trang 18Từ khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và sự phân tích các nhân tố
cơ bản của quá trình quản lý học viên trong Trung tâm Đào tạo Viettel hiện
nay, chúng tôi quan niệm:
Quản lý học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel là hoạt động có tổ chức,
có mục đích và kế hoạch của chủ thể quản lý các cấp tác động đến học viên bằng hệ thống công cụ và phương pháp quản lý, nhằm làm cho học viên đạt được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Tập đoàn.
Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel
Trong Từ điển trường giải và liên tưởng Tiếng Việt (1999), Nxb Vănhoá Thông tin, tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: Biện pháp là cách làm,cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Biện pháp là cáchlàm, cách tiến hành một hoạt động nào đó
Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên quan niệm: “Biện pháp
là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [50, tr.161]
Từ đó, có thể hiểu một cách chung nhất, biện pháp là cách làm để thực hiện
một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel là tổng hợp các cách thức tổ chức quản lý của chủ thể quản lý các cấp trong Trung tâm, trong đó chủ yếu là vai trò quản lý của đội ngũ cán bộ ở các phòng, ban, tác động đến học viên và phát huy cao
độ vai trò tự quản lý của họ, nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung, nhiệm vụ quản lý theo mục tiêu, yêu cầu quản lý của đối tượng này
Như vậy, biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel là sựtác động đến học viên thông qua các hoạt động của các chủ thể quản lý trongTrung tâm, mà chủ yếu nhất là chủ thể quản lý trong các phòng, ban Đích cầnđạt được của biện pháp quản lý đối tượng này là nhằm nâng cao nhận thức,xác định rõ động cơ, thái độ, trách nhiệm cho học viên trong quá trình họctập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và công tác; đồng thời từng bước hình
Trang 19thành và phát triển phẩm chất nhân cách, văn hóa Viettel cho học viên theomục tiêu đào tạo; có đầy đủ phẩm chất, năng lực để sẵn sàng nhận và hoànthành tốt mọi nhiệm vụ được giao sau khi ra trường và có khả năng phát triểncao hơn
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo
Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel là quản lý nguồn nhânlực giáo dục ở các trung tâm, nhà trường quân sự, đó là: Quan hệ quản lý chủyếu là các mối quan hệ giữa nhân cách với nhân cách, bao gồm các tính chấtnhư quan hệ chỉ huy; lãnh đạo - phục tùng; hợp tác - phối hợp; quan hệ xã hộiđan xen Các loại hình hoạt động của học viên rất phong phú đa dạng, đanxen và tác động qua lại lẫn nhau Quá trình quản lý học viên được thực hiệntheo chu kỳ khép kín và liên tục bao gồm các khâu, các bước từ: Xây dựng kếhoạch quản lý, chuẩn bị nhân sự, giao nhiệm vụ, tổ chức điều khiển hoạtđộng, đánh giá kết quả hoạt động, sơ tổng kết, sắp xếp lại nhân lực để chuẩn
bị cho một chu trình quản lý mới, nhằm không ngừng nâng cao chất lượngquản lý học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm
Mục tiêu đào tạo học viên tại trung tâm là đào tạo theo chương trình vớimục tiêu trở thành Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy và nhân viên tốt trong Tập đoàn,
có đầy đủ phẩm chất nhân cách, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phongcông tác của người CBCNV
Nhiệm vụ đào tạo hiện nay là nhằm đào tạo đội ngũ CBCNV cho Tậpđoàn Viễn thông Quân đội, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, sẵn sàng nhận
và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên cương vị dược giao sau khi ra trường và
có khả năng phát triển lên cao hơn trong tương lai
Đặc điểm quản lý học viên
Hoạt động của học viên trong quá trình đào tạo có những đặc điểm đặctrưng đó là: hướng vào hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách người cán
Trang 20bộ, nhân viên Viettel Đối tượng hoạt động của học viên là hệ thống tri thứckhoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn và các khoa học khác; hệ thống
kỹ năng nghề nghiệp, các chuẩn mực, giá trị xã hội, quân đội, của người lãnhđạo, chỉ huy, CBCNV Viettel Mọi hoạt động của học viên mang tính kế hoạchhoá rất cao, tính chủ động, năng động, sáng tạo, tự quản lý, tự rèn luyện trongquá trình đào tạo, thể hiện rõ nét của những cán bộ, nhân viên, sĩ quan, QNCN
đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động SXKD của Tập đoàn, lãnh đạo, chỉhuy đơn vị Đó là nét khác biệt so với các đối tượng đào tạo khác trong cáctrung tâm, nhà trường quân sự
Như vậy, quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel có những đặc điểm sau:
Một là, quản lý học viên tại trung tâm đào tạo hiện nay đang diễn ra
trong xu thế và yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước và trong quân độinói chung, yêu cầu cao trong đào tạo đội ngũ CBCNV của Viettel nói riêng,nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo
Hai là, quản lý học viên tại trung tâm đào tạo là quản lý đội ngũ cán bộ
chính trị, kỹ thuật, kinh doanh đã từng giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy cấp tổ vàtương đương đối với cán bộ nguồn về học tập tại trung tâm với mục tiêu trở thànhlãnh đạo, chỉ huy sau khi tốt nghiệp ra trường Đối với đào tạo nhân viên vànghiệp vụ khác với mục tiêu thấm nhuần văn hóa Viettel để thích ứng và có cáchlàm sáng tạo với mục tiêu trở thành nhân viên, chuyên viên chính của Tập đoàn
Ba là, quản lý học là cán bộ nguồn tại trung tâm đào tạo là quản lý đội
ngũ cán bộ sĩ quan, QNCN có tuổi quân, tuổi đời; có trình độ, năng lực và kinhnghiệm thực tiễn nhất định trong công tác Đối tượng học viên này có bản lĩnhchính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm, có ý thức tự giác cao, tính tự quảntốt Là nhân viên đào tạo nghiệp vụ, văn hóa Viettel là những người có trình độcao từ các trường Đại học hoặc các doanh nghiệp khác được tuyển về Viettelnên cơ bản có kinh nghiệm, bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm tốt
Trang 21Bốn là, quản lý học viên tại trung tâm đào tạo là quản lý quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, tự rèn luyện, chấp hành quy chế giáo dục
- đào tạo, các chỉ thị, hướng dẫn về giáo dục - đào tạo, chấp hành kỷ luật, quyđịnh của học viên trong quá trình đào tạo theo mục tiêu mô hình phẩm chấtnhân cách lãnh đạo, chỉ huy đối với cán bộ nguồn và vững chuyên môn,nghiệp vụ, thấm nhuần văn hóa Viettel đối với nhân viên khác
Năm là, quản lý học viên tại trung tâm đào tạo cần có tính khoa học,
phù hợp đối tượng học viên, linh hoạt sáng tạo của chủ thể quản lý; phảihướng tới việc hình thành và phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo
Sáu là, trong các khóa đào tạo tại trung tâm, có chủ thể quản lý học
viên trực tiếp nhất là đội ngũ cán bộ kiêm chức, họ vừa là cán bộ, công nhânviên trung tâm vừa là cán bộ lớp, thực hiện quản lý toàn diện học viên trongquá trình đào tạo
Yêu cầu quản lý học viên tại trung tâm đào tạo hiện nay
Quản lý học viên tại trung tâm đào tạo được thực hiện tổng hợp các nộidung, nguyên tắc, biện pháp, hình thức khác nhau; đảm bảo tính thống nhất,hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Vì vậy, để quá trìnhquản lý học viên đạt được mục đích đề ra, các chủ thể quản lý cần thực hiện tốtnhững yêu cầu sau đây:
Trước hết, thống nhất nhận thức, trách nhiệm cho chủ thể quản lý (các lực
lượng giáo dục và quản lý giáo dục trong Trung tâm) và đối tượng quản lý về vịtrí, vai trò, mục đích của công tác quản lý học viên trong quá trình đào tạo
Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình quản
lý học viên, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý,giáo dục, rèn luyện học viên Muốn đạt được điều này, cần thực hiện tốtnhững vấn đề như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đềcao trách nhiệm của đội ngũ cán cán bộ chủ trì các cấp đối với công tác quản
lý học viên Đội ngũ cán bộ các cấp, giảng viên, học viên phải luôn nêu cao
Trang 22vai trò trách nhiệm trong tự quản lý, tự học tập, rèn luyện, phấn đấu hoànthành tốt nhiệm vụ được giao
Hai là, thực hiện tốt kế hoạch hoá quá trình quản lý học viên trong quá
trình đào tạo
Kế hoạch hoá công tác quản lý học viên có vai trò rất quan trọng, nógiúp cho quá trình quản lý của các chủ thể và từng học viên đảm bảo tính kếhoạch, tính hệ thống, phối hợp nhịp nhàng trong quá trình quản lý và tự quản
lý Vì vậy, các chủ thể quản lý và từng học viên phải xây dựng kế hoạch cụthể, đảm bảo tính nguyên tắc, pháp lý, phù hợp và khả thi; thực hiện nghiêmtúc quá trình quản lý bằng kế hoạch, đánh giá theo kế hoạch Quá trình thựchiện, các chủ thể và cá nhân cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lýcho phù hợp với tình thình thực tiễn trong đơn vị, đáp ứng mục tiêu đào tạo
Ba là, quá trình quản lý học viên phải bảo đảm tính toàn diện, thường
xuyên liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với quản lý các nhân tốkhác trong quá trình quản lý
Quá trình quản lý, các chủ thể quản lý cần phải thực hiện quản lý họcviên toàn diện, nhất là số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức lối sống, diễnbiến tư tưởng; các mối quan hệ của học viên trong và ngoài đơn vị, gia đình;trình độ, khả năng nhận thức và kết quả các hoạt động, kết quả hoàn thànhnhiệm vụ hàng ngày, từng học kỳ, năm học, khoá học Thực hiện quản lý cótrọng tâm, trọng điểm trên cơ sở nắm chắc những thông tin về học viên; để từ
đó có biện pháp tác động phù hợp, hiệu quả Đồng thời, các chủ thể cần tránhquản lý theo kiểu thiên về hành chính quân sự, thiếu tính thuyết phục, thiếudân chủ, công khai, công bằng, hiệu quả thấp
Bốn là, tăng cường sự phối kết hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các tổ
chức, các lực lượng giáo dục trong Trung tâm để quản lý học viên
Đây là yêu cầu quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cácchủ thể trong Trung tâm để quản lý học viên Mỗi tổ chức, mỗi lực lượng
Trang 23trong Trung tâm có vị trí, vai trò, chức năng quản lý học viên ở một khía cạnh
và phạm vi khác nhau; do đó, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các tổchức, các lực lượng trong Trung tâm là cơ sở để quản lý chặt chẽ học viên vàđánh giá đúng thực chất công tác quản lý học viên tại trung tâm, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
Năm là, quản lý học viên phải hướng vào nâng cao kết quả học tập, rèn
luyện, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác trong quá trình đào tạo vớimục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo, chỉhuy, của nhân viên Viettel theo mục tiêu đào tạo, biến quá trình đào tạo thànhquá trình tự đào tạo của học viên
Mục tiêu quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel nhằm nâng caochất lượng giáo dục - đào tạo theo mô hình phẩm chất nhân cách, chuyên mônnghiệp vụ của lãnh đạo chỉ huy và văn hóa Viettel của nhân viên cho học viên
Do đó, mọi hoạt động quản lý, rèn luyện học viên của các chủ thể phải trên cơ
sở nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo, kế hoạch quản lý Vì vậy, cácchủ thể quản lý cần giáo dục xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm, ý thức tựquản lý cho mọi học viên, tổ chức duy trì và thực hiện nghiêm các chế độ, nềnếp, quy định; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên trong tựhọc tập, tự quản lý và tự rèn luyện trong quá trình đào tạo
1.1.3 Nội dung và phương pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Nội dung quản lý
Nội dung quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel là quản lý mọihoạt động của học viên trong quá trình đào tạo; đó là quản lý việc thực hiệncác nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, công tác của học viên.Theo đó, nội dung quản lý học viên tại trung tâm phải đảm bảo toàn diện, baogồm những nội dung cơ bản sau:
Quản lý số lượng học viên thường xuyên, theo từng năm học, khoá học
Trang 24Quản lý chất lượng học viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,diễn biến tư tưởng và các mối quan hệ của học viên trong suốt quá trình đào tạotại Trung tâm.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động và chất lượng học tập của học viên, baogồm: Hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện, hoạt động nghiên cứu khoahọc, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hoá thể thao
Tổ chức thực hiện các chế độ giáo dục chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạođức, lối sống, phong cách, rèn luyện năng lực cho học viên theo mô hình mụctiêu đào tạo và kế hoạch từng năm học, khoá học
Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên; đề xuất việc đề bạt, nânglương, điều động, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ cho học viên sau khi tốt nghiệp
Quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy chế, quy định về học tập, rènluyện, kỷ luật của quân đội, pháp luật của nhà nước và xử lý nghiêm vi phạm
kỷ luật của quân đội, quy định của Tập đoàn và Trung tâm
Quản lý tốt cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho học tập,sinh hoạt và đời sống vật chất, tinh thần của học viên
Các nội dung quản lý học viên cần được tiến hành thường xuyên, chặtchẽ theo chức năng của các lực lượng giáo dục trong Trung tâm, thông qua cácchủ thể quản lý như: Các tổ chức trong Trung tâm, đội ngũ cán bộ quản lý giáodục các cấp, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ kiêm chức, nhằm thường xuyêntheo dõi, tìm hiểu và nắm chắc mọi diễn biến trong các hoạt động của học viêntrong quá trình đào tạo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong quản lý họcviên của các lực lượng giáo dục, rèn luyện nhân cách chính cho học viên
Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý học viên tại Trung tâm đào tạo là hệ thống nhữngcách thức, biện pháp tác động, điều khiển của các chủ thể quản lý (các tổchức, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ giảng viên) đến đội ngũ họcviên trong các khóa thông qua hệ thống công cụ quản lý, nhằm đạt được mục
Trang 25tiêu quản lý đã xác định; đó là các chỉ thị, nghị quyết của tổ chức đảng cáccấp; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; điều lệnh, điều lệ của quân đội; cácquy chế, quy định về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo; chươngtrình, kế hoạch, mệnh lệnh của chỉ huy các cấp trong Tập đoàn và Trung tâm.Phương pháp quản lý học viên trong trung tâm hiện nay rất đa dạng và phongphú, tuỳ vào việc sử dụng các biện pháp quản lý của các chủ thể quản lý trongTrung tâm, nhất là đội ngũ cán bộ trong các phòng, ban, linh hoạt, sáng tạo baphương pháp quản lý cơ bản: Phương pháp hành chính quân sự; phương phápgiáo dục - tâm lý; phương pháp kích thích bằng vật chất và tinh thần.
Những cơ sở lý luận ở trên đã khẳng định rõ vị trí, vai trò, sự cần thiếtcủa công tác quản lí học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel, đó cũng là cơ sở
để đề xuất hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng quản lý học viên, gópphần rất quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Vietteltrong tình hình hiện nay
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
1.2.1 Yếu tố tác động đến quản lý học viên tại Trung tâm
Trung tâm Đào tạo Viettel là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộcTập đoàn Viễn thông Quân đội, có nhiệm vụ:
Quản lý đào tạo tập trung cho các đối tượng: Đào tạo nguồn Giám đốcChi nhánh: Trung tâm Đào tạo xây dựng chương trình với 50% thuê ngoài,50% người Viettel dạy (trong đó 20% lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các Cơquan, Tổng Công ty, Công ty giảng dạy trên lớp và 30% hướng dẫn thực tế).Đào tạo quản lý cấp trung: Trung tâm Đào tạo xây dựng chương trình và tổchức đào tạo cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Tổng Công ty, Công ty, Chinhánh Đào tạo định hướng cho nhân viên sau tuyển dụng: Đào tạo về nội quy,quy định, lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn, tổng quan về kinh doanh,văn hóa và cách làm của người Viettel cho CBCNV mới tuyển dụng Đào tạo
Trang 26BAN GIÁM ĐỐC
cho CBCNV người các nước Viettel đầu tư: Tổ chức đào tạo tiếng Việt, Vănhóa Viettel, nghiệp vụ (kinh doanh, kỹ thuật) cho nhân viên người nước ngoàitại các thị trường mà Viettel đầu tư
Quản lý đào tạo qua mạng (Elearning): Trung tâm Đào tạo đẩy mạnhviệc đưa nội dung kiến chuyên môn, kiến thức nghề lên mạng, tổ chức quản lýhọc tập, tự thi sát hạch trên hệ thống Elearning
Xây dựng hệ thống tài liệu, ngân hàng câu hỏi phục vụ thi trắc nghiệm,công cụ hỗ trợ học tập: Chọn lọc và biên soạn hệ thống tài liệu, và ngân hàngcâu hỏi theo hướng 20% cốt lõi, tập trung trả lời câu hỏi “Tại sao?”; Tổ chức,quản lý hệ thống website, thư viện điện tử phục vụ nhu cầu giảng dạy và họctập của CBCNV
Về cơ cấu tổ chức: Thực hiện quan điểm tinh gọn bộ máy tổ chức, giảm
số phòng/ban; Tổ chức bộ máy theo mô hình hạt nhân, giảm bớt lớp trunggian: bỏ cấp trưởng ban các phòng nghiệp vụ; trưởng phòng quản lý, điềuhành trực tiếp đến nhân viên
Ban/Bộ phận đào tạo tại các Cơ quan, đơn vị
Chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ về nghiệp vụ Thông tin phản hồi về hoạt động đào tạo
Giáo
nội dung
P.Kế hoạch - Tổng hợp
Bộ phận Hành chính
Quân y-Hậu cần
Bộ phận Tổng hợp
Khảo thí
Phòng Tài liệu
Ng
vụ Tài liệu
P.Tài chính -
Kế toán
Phòng CNTT
Bộ phận Giáo viên
Trang 27Hàng năm, Trung tâm Đào tạo quản lý số lượng học viên lớn, gồm đàotạo tập trung và đào tạo không tập trung (qua mạng - Elearning), với số lượng
cụ thể như sau: Năm 2008: Tổng số đào tạo cả năm là: 13.625 lượt CBCNV(trong đó đào tạo tập trung là 4.140 CBCNV); Năm 2009: Tổng số đào tạo cảnăm là: 16.836 lượt CBCNV (trong đó đào tạo tập trung là 7.932 CBCNV);Năm 2010: Tổng số lượng đào tạo cả năm là: 29.068 lượt CBCNV (trong đóđào tạo tập trung là 4.286 CBCNV); Năm 2011: Tổng số lượng đào tạo cảnăm là: 67.289 lượt CBCNV (trong đó đào tạo tập trung là 1.633 CBCNV);Năm 2012: Tổng số lượng đào tạo cả năm là: 94.118 lượt CBCNV (trong đóđào tạo tập trung là 2.970 CBCNV)
Những yếu tố tác động đến quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel hiện nay
Để công tác quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel đạt được kếtquả tốt, đáp ứng mục tiêu đào tạo trong tình hình hiện nay, cần xem xét và phântích thấy rõ những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quá trình quản lý học viên trongquá trình đào tạo Từ đó, đề xuất những biện pháp cơ bản nâng cao chất lượngquản lý học viên đảm bảo tính khoa học, khả thi, tính thực tiễn, đạt chất lượng,hiệu quả tốt nhất Quản lý học viên tại Trung tâm hiện nay chịu sự tác động củachịu tác động tổng hợp, đa chiều của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trựctiếp và gián tiếp Sự tác động đó biểu hiện cụ thể ở những yếu tố sau đây:
Một là, sự tác động từ tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt
là từ mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiệnđại hoá bên cạnh những thành tựu đã đạt được là rất to lớn, vẫn còn xuất hiệnnhững nguy cơ và thách thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,trong đó giáo dục là một lĩnh vực chịu sự tác động đáng kể Chính vì vậy,Đảng và Nhà nước ta đã xác định chủ trương xã hội hoá giáo dục, song cũng
Trang 28khẳng định chống “thương mại hoá giáo dục” Đối với công tác quản lý họcviên tại Trung tâm Đào tạo cũng cần quán triệt và thực hiện tốt chủ trươngnày, đồng thời cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Cuộc vận động “Chốngtiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” Lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lýcác cấp trong Trung tâm cần giáo dục, xây dựng động cơ, ý chí quyết tâmtrong tổ chức thực hiện của toàn Trung tâm; đồng thời, cần có những biệnpháp phòng, chống có hiệu quả sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như làm thất bại mọi âm mưu thủđoạn chống phá của các thế lực thù địch
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ, học viên đánh giá về sự tác động của
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và điều kiện kinh tế - xã hộiđất nước đối với công tác quản lý học viên cho thấy: Có 22,00% cho rằng có
sự tác động nhiều; 66,80% cho rằng có sự tác động đáng kể; 7,20% cho rằngtác động ít
Hai là, sự tác động từ đặc thù quản lý trong môi trường sư phạm quân
sự và môi trường giáo dục - đào tạo trong Trung tâm
Môi trường sư phạm ở Trung tâm là môi trường xã hội nhân văn vớitính ưu việt trong thực hiện quản lý của các chủ thể và thuận lợi đối với họcviên trong quá trình đào tạo; do đó sẽ có tác động lớn đến quá trình học tập,rèn luyện của học viên, hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách cho họcviên Quá trình tác động của môi trường đến học viên diễn ra rất đa dạng phứctạp, đa chiều, có cả những thuận lợi và khó khăn Song, sự tiếp nhận đó đếncác tổ chức, đội ngũ cán bộ, học viên đến đâu còn phụ thuộc vào trình độ, khảnăng tổ chức, chỉ huy, quản lý của các chủ thể và việc tự quản lý của từng họcviên Do đó, lãnh đạo, chỉ huy, đội ngũ cán bộ các cấp trong Trung tâm cầnphát huy tinh thần dân chủ, sự đoàn kết nhất trí cao trong đơn vị, xây dựng ýchí quyết tâm cao, xây dựng môi trường sư phạm của Trung tâm trong sạch
Trang 29lành mạnh, mẫu mực, có tính mô phạm cao, góp phần hình thành, phát triểnphẩm chất nhân cách lãnh đạo, chỉ huy cho học viên
Kết quả trưng cầu ý kiến về môi trường học tập, rèn luyện ở Trung tâmhiện nay cho thấy: Có 32,40% đánh giá rất tốt; 52,00% đánh giá cơ bản tốt;15,60% đánh giá còn bất cập
Ba là, sự tác động từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Trung tâm, đáp ứng yêu cầu nhiệm
-vụ trong tình hình mới đến công tác quản lý học viên tại Trung tâm
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta đang đặt ra nhiềuvấn đề mới, nội dung mới với mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao hơn, nhằm đápứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tronggiai đoạn hiện nay Nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, xây dựng Trung tâm hiệnnay đang có bước phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao hơn; đo đó đã cónhững tác động trực tiếp đến công tác quản lý học viên của Trung tâm Sự tácđộng đó được thể hiện ở mục tiêu đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo đặt rađòi hỏi cho các chủ thể quản lý và học viên phải có trình độ cao hơn về mọimặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Để Trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, côngnhân viên đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chấtlượng toàn diện quá trình sư phạm quân sự; đổi mới công tác quản lý giáo dục
- đào tạo mà trong đó nâng cao chất lượng công tác quản lý học viên là mộtnội dung, nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách
Bên cạnh đó, Trung tâm đang tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượngđầu vào của quá trình đào tạo cán bộ nguồn, đổi mới mạnh mẽ nội dung,phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục; phương pháp dạy học tập trunghướng vào tích cực hoá hoạt động nhận thức của học viên, từng bước khắcphục cách dạy truyền thụ một chiều, cách học thụ động, máy móc; rèn luyện
tư duy sáng tạo, năng động của người học, đáp ứng mục tiêu đào tạo; vì vậy
Trang 30đặt ra yêu cầu công tác quản lý học viên cũng phải có sự đổi mới và phát triểntương ứng Đồng thời, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đang đặt ra đòi hỏi caotrong quá trình giáo dục - đào tạo, phát triển học viện và quá trình tổ chức cho
viên tham gia nghiên cứu khoa học Mặt khác, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội
ngũ cán bộ nguồn hiện nay đang đặt ra yêu cầu cao đối với chất lượng đội ngũcán bộ quản lý các cấp và đội ngũ giảng viên
Chất lượng học viên có tác động trực tiếp đến công tác quản lý học viêntrong quá trình đào tạo Nếu chất lượng đầu vào, chất lượng đội ngũ cán bộ,chất lượng tổ chức thực hiện quản lý của các chủ thể trong Trung tâm, chấtlượng các hoạt động của học viên đảm bảo tốt, hiệu quả cao thì công tác quản
lý học viên sẽ đạt chất lượng, hiệu quả cao và ngược lại
Kết quả trưng cầu ý kiến về sự tác động từ mục tiêu yêu cầu đào tạo đếncông tác quản lý học viên, có 82,00% cho rằng có tác động lớn; 16,00% cho rằng
có tác động; 2,00% cho rằng ít tác động
Bốn là, tác động từ điều kiện đảm bảo và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động dạy - học và quản lý học viên trong Trung tâm
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng góp phần nâng caochất lượng giáo dục - đào tạo của Trung tâm Quá trình quản lý học viên đây
là điều kiện và phương tiện hổ trợ các hoạt động trong quá trình đào tạo Đểcông tác quản lý học viên đạt chất lượng, hiệu quả cao trong tình hình hiệnnay, Trung tâm cần tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đảmbảo cho giáo dục - đào tạo nói chung, công tác quản lý học viên nói riêng;tăng cường củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nơi làmviệc, nơi ở và sinh hoạt của cán bộ, giảng viên và học viên Bên cạnh đó, cầntiếp tục ứng dụng phương tiện, công nghệ thông tin vào quá trình quản lý họcviên có hiệu quả
Năm là, sự tác động từ chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên trong Trung tâm
Trang 31Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong Trung tâm là yếu tố cơ bản nhấttrong hệ thống tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ huy, quản lý học viên của Trungtâm Đội ngũ cán bộ trong Trung tâm là lực lượng trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy,quản lý học viên trong quá trình đào tạo; nhân tố có ý nghĩa quyết định đếnnâng cao chất lượng công tác quản lý học viên Cán bộ quản lý học viên có vịtrí vai trò rất quan trọng, với chức năng đề xuất chủ trương, biện pháp lãnhđạo; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý; xây dựng và banhành các công cụ quản lý; trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cáchoạt động quản lý trong đơn vị Vì vậy, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm,phương pháp, tác phong của cán bộ trong Trung tâm là những nhân tố rấtquyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, rènluyện và hình thành, phát triển nhân cách lãnh đạo của học viên Như vậy, nếuđội ngũ cán bộ trong Trung tâm có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm tốt thì
sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng cho việc nâng cao chất lượng quản lý học viên
- đào tạo của Trung tâm và ngược lại Do đó, cần xây dựng đội ngũ giảng viêncủa Trung tâm vững mạnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáodục và quản lý học viên tại Trung tâm
Trang 32Tóm lại, công tác quản lý học viên tại trung tâm đào tạo Viettel là một
hoạt động chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Trong
đó có những tác động tích cực và có những tác động tiêu cực Để nâng caochất lượng, hiệu quả quản lý học viên tại trung tâm Viettel nhất thiết phải tínhđến sự tác động của tất cả các yếu tố đó
*
* *
Công tác quản lý học viên tại trung tâm có vị trí, vai trò rất quan trọngtrong quá trình giáo dục - đào tạo, là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạtđộng quản lý nguồn nhân lực trong quân đội và Tập đoàn Viettel hiện nay Đó
là tổng thể những tác động của hệ thống tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý chỉhuy các cấp trong Trung tâm đến học viên bằng các biện pháp tư tưởng, tổchức hành chính và chính sách, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, tối ưu đểphát huy nội lực của học viên trong quá trình đào tạo nhằm thực hiện thắnglợi mục tiêu đào tạo
Quản lý học viên tại trung tâm ngoài những đặc điểm chung của quản
lý học viên ở nhà trường quân đội, còn có những nét riêng đặc thù từ đốitượng quản lý có chất lượng cao, với mục tiêu đào tạo trở thành lãnh đạo, chỉhuy các đơn vị và trở thành nhân viên chính của Viettel Quá trình quản lý họcviên là tổng thể những tác động của các tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, quản lýcác cấp trong Trung tâm, đến học viên thông qua việc sử dụng tổng hợp cácbiện pháp về tư tưởng, tổ chức hành chính, chính sách, góp phần nâng caochất lượng đào tạo, xây dựng Tập đoàn Viettel phát triển bền vững và gópphần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong giai đoạn mới
Trang 331.2.2 Thực trạng quản lý học viên tại Trung tâm đào tạo Viettel và nguyên nhân, kinh nghiệm
Thực trạng quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel trong những năm qua
Để đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân làm cơ sở xácđịnh những yêu cầu và đề xuất biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đàotạo trong những năm tới bảo đảm tính khả thi, phù hợp, hiệu quả, chúng tôi đãtiến hành tọa đàm trao đổi kết hợp với xin ý kiến chuyên gia (các nhà khoahọc, cán cán bộ quản lí giáo dục có nhiều kinh nghiệm) Trên cơ sở đó, chúngtôi cho rằng, đánh giá chất lượng công tác quản lý học viên tại Trung tâm Đàotạo Viettel cần phải dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:
Một là, phẩm chất, năng lực của các chủ thể trong tổ chức bộ máy lãnh đạo,
quản lý học viên tại Trung tâm
Hai là, việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý
học viên đảm bảo chặt chẽ, khoa học, khả thi
Ba là, xác định rõ các chuẩn đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm
vụ và quản lý các hoạt động của học viên (định tính và định lượng)
Bốn là, việc phát huy vai trò tự quản lý của từng học viên trong quá
trình đào tạo
Năm là, kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và công tác,
mức độ hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách cán bộ công nhân viêncủa học viên theo mục tiêu đào tạo
Những tiêu chí trên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnhthể thống nhất Trong đó, tiêu chí quan trọng nhất là kết quả học tập, nghiêncứu, rèn luyện và công tác, mức độ hoàn thiện nhân cách cán bộ công nhânviên của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường
Trang 34Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá ở trên, chúng tôi nhận thấy, côngtác quản lý học viên tại trung tâm đào tạo những năm qua đã cơ bản đạt đượcmục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo độingũ cán bộ công nhân viên của Tập đoàn Cụ thể là:
Về ưu điểm
Công tác quản lý học viên tại trung tâm thời gian qua đã được tiến hành
có hiệu quả, được các chủ thể quản lý thực hiện có kế hoạch, sử dụng cácphương pháp và công cụ quản lý cơ bản đạt mục đích đề ra Thực hiện quản lýkhá tốt các nội dung, nhiệm vụ của học viên, như: hoạt động học tập, nghiêncứu khoa học, rèn luyện và công tác Công tác quản lý học viên đã góp phần rấtquan trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Trung tâm
Về biên chế tổ chức cán bộ các cấp luôn được Đảng uỷ, Ban Giám đốcTrung tâm đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đảm bảo đủ số lượng, chấtlượng, có biên chế với cơ cấu khá phù hợp, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong quản lý học viên Đội ngũ cán bộ kiêm chức được lựa chọn từ đầukhoá học, cơ bản đáp ứng được cơ cấu, số lượng khá phù hợp và yêu cầuquản lý học viên theo chức trách
Qua quan sát thực tế và trao đổi với một số cán bộ các cấp trong trungtâm cơ bản các ý kiến cho rằng, cơ cấu đội ngũ cán bộ khá hợp lý, đại đa sốcán bộ được bố trí sắp xếp có khả năng, cơ bản phát huy được vị trí, vai trò,năng lực trong chỉ huy, quản lý học viên Kết quả trưng cầu ý kiến về cơ cấuđội ngũ cán bộ quản lý học viên trong trung tâm cho thấy, có 60,00% cho rằnghợp lý; 36,0% cho rằng tương đối hợp lý
Hệ thống công cụ quản lý học viên đã được các tổ chức trong trung tâmchú trọng xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn như: Quy chế giáo dục đàotạo, quy định, chỉ thị, hướng dẫn về quản lý học viên Hệ thống cơ sở vật
Trang 35chất, phương tiện phục vụ cho quản lý học viên ngày càng đảm bảo tốt hơn,đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong quản lý học viên.
Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý học viên tại Trung tâm nóichung và các chỉ thị, quy định của các cấp nói riêng được xây dựng và banhành khá đầy đủ và phù hợp, góp phần trực tiếp vào xác định quy trình, biệnpháp và cách thức quản lý học viên ngày càng phù hợp hơn, hiệu quả hơnnhư: quy chế giáo dục đào tạo, quy định, chỉ thị, về công tác quản lý họcviên Hệ thống công cụ đảm bảo cho quá trình quản lý học viên được các tổchức trong Trung tâm chú trọng và ngày càng hoàn thiện Cơ sở vật chất,phương tiện phục vụ cho quản lý học viên ngày càng đảm bảo tốt hơn, cơ bảnđáp ứng được yêu cầu trong quản lý học viên tại Trung tâm
Kết quả trưng cầu ý kiến một số cán bộ, học viên đánh giá về hệ thốngvăn bản pháp quy quản lý học viên tại Trung tâm hiện nay có 62,00% chorằng đầy đủ và phù hợp, 32,00% cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên có nhận thức khá đầy đủ,đúng đắn về vị trí, vai trò công tác quản lý học viên; cán bộ quản lý các cấpluôn nắm chắc đặc điểm học viên, phát huy vai trò trách nhiệm trong quản lýtoàn diện học viên trong quá trình đào tạo Hệ thống tổ chức chỉ huy, lãnhđạo, quản lý thường xuyên được kiện toàn, củng cố; cấp uỷ, chỉ huy các cấp
đã nắm chắc đặc điểm học viên, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quản lý học viên;đồng thời xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, xây dựng
kế hoạch quản lý học viên và tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ, học viên trong trung tâm về vị trí, vai tròtầm quan trọng của công tác quản lý học viên có 71,60% đánh giá rất quan trọng,26,40% đánh giá quan trọng Đánh giá về nhận thức của cán bộ, học viên tạiTrung tâm về công tác quản lý học viên có 56,40% tốt, 28,28% tương đối tốt
Trang 36Cán bộ trong trung tâm cơ bản được đào tạo chính quy, đáp ứng khá đốivới yêu cầu nhiệm vụ trên cương vị công tác; cơ bản nắm được những kiếnthức và nghiệp vụ về quản lý, có kinh nghiệm nhất định về quản lý học viênViettel; đại đa số cán bộ tích cực học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ, kiếnthức trong quá trình quản lý.
Qua quan sát, toạ đàm, trao đổi với một số cán bộ, học viên tại Trung tâmcho thấy, đội ngũ cán bộ cơ bản đã tích cực tự học tập nâng cao kiến thức,nghiệp vụ quản lý; đa số các ý kiến cho rằng, đội ngũ cán bộ quản lý học viên đãtích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện kiến thức, nghiệp vụ quản lý
Kết quả trưng cầu ý kiến về kiến thức và nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán
bộ có 18,40% đánh giá tốt, 40,40% đánh giá khá
Kinh nghiệm thực tiễn tổ chức quản lý học viên những năm qua chothấy, nếu đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ quản lý tốt, năng lực lãnh đạochỉ huy tốt, sẽ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và giúp cho học viên hiệu quả hơntrong các hoạt động học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và công tác
Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ tại trung tâm cơ bản đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ; nhiều đồng chí có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lýhọc viên khá tốt, có phẩm chất tốt, xứng đáng là tấm gương cho học viên họctập noi theo Cán bộ có phong cách làm việc, quản lý tương đối phù hợp vớiđối tượng học viên; tích cực rèn luyện phương pháp, tác phong, phong cáchlàm việc của người quân nhân cách mạng, thực hiện học tập theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh
Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lýcủa đội ngũ cán bộ tại trung tâm có 29,200% tốt, 44,40% khá; về kinh nghiệmquản lý của cán bộ có 26,80% tốt, 46,00% khá; về phẩm chất đạo đức, lối sốngcủa đội ngũ cán bộ có 80,80% đánh giá tốt, 19,20% tương đối tốt; về phươngpháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ có 25,20% tốt, 48,80% khá
Trang 37Đội ngũ cán bộ trung tâm luôn cao tính tiền phong gương mẫu trongthực hiện nhiệm vụ, chấp hành điều lệnh, điều lệ, kỷ luật, quy định của Tậpđoàn và Trung tâm Đại đa số cán bộ có phương pháp, tác phong công tác kháphù hợp, hiệu quả Cán bộ các cấp đã thực hiện tương đối tốt các chức năng,nhiệm vụ quản lý học viên; trong đó, việc quản lý các nhiệm vụ, các hoạtđộng của học viên trong quá trình đào tạo là trọng tâm, như: Quản lý tình hìnhdiễn biến tư tưởng của học viên, kịp thời phát hiện và xử lý khá tốt những vấn
đề nảy sinh trong đơn vị; quản lý chặt chẽ về con người (số lượng, chất lượng,
lý lịch, khả năng, sở trường, kết quả các hoạt động và việc chấp hành của từnghọc viên); quản lý có hiệu quả hoạt động học tập của học viên, đó là: học tập,khả năng nhận thức, quá trình tự học, chấp hành quy chế giáo dục - đào tạo,các quy định trong học tập, tự học tập, nghiên cứu; kết quả học tập của họcviên sau từng môn học, học kỳ, năm học, khoá học; kịp thời phát hiện, chấnchỉnh và xử lý nghiêm biểu hiện vi phạm của học viên
Cán bộ các cấp đã quản lý khá tốt việc rèn luyện và thực hiện cácnhiệm vụ khác của học viên trong quá trình đào tạo Thực hiện nghiêmnguyên tắc quản lý, có sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả khá phù hợp với đốitượng học viên Thực hiện tốt phương pháp quản lý hành chính; việc kết hợp
ba phương pháp trong quản lý tương đối tốt Trong quá trình quản lý học viên,cán bộ đã sử dụng được những công cụ quản lý để vận dụng sáng tạo, sát vớiđối tượng học viên đào tạo tại trung tâm
Kết quả trưng cầu ý kiến về việc thực hiện các nguyên tắc, phươngpháp quản lý của đội ngũ cán bộ tại trung tâm thời gian qua cho thấy: Phươngpháp hành chính quân sự có 47,60% đánh giá tốt, 39,60% đánh giá khá;phương pháp giáo dục - tâm lý có 19,60% đánh giá tốt, 42,40% đánh giá khá;phương pháp kích thích bằng vật chất và tinh thần có 22,400% đánh giá tốt,41,60%% đánh giá khá Về việc sử dụng các biện pháp quản lý của cán bộquản lý trong trung tâm có 30,80% đánh giá phù hợp, 40,00% đánh giá tươngđối phù hợp
Trang 38Trong quá trình giáo dục - đào tạo, các chủ thể trong trung tâm đã thườngxuyên quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, hướng dẫn của trên về
“Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và Cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Họcviên tại trung tâm đã thực hiện nghiêm Luật Giao thông, đảm bảo an toàn
Đội ngũ học viên đã nhận thức rõ vai trò công tác quản lý và tự quản lýcủa mình trong quá trình đào tạo Từ đó, từng học viên xây dựng kế hoạch tựquản lý, tự rèn luyện của bản thân, xác định quyết tâm cao trong thực hiện,chấp hành nghiêm quy chế giáo dục - đào tạo, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quyđịnh của Quân đội, của Tập đoàn và Trung tâm Đại đa số học viên luôn nêucao ý thức tự giác, tự quản lý trong học tập, rèn luyện, phát huy sáng kiến, ýtưởng, chấp hành nghiêm kỷ luật Vì vậy, trong những năm qua, không có họcviên vi phạm kỷ luật quân đội, quy định Tập đoàn, số học viên vi phạm quychế, quy định trong giáo dục - đào tạo, rèn luyện ngày càng giảm thiểu
Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về tính tự giác, phát huy vai trò tựquản lý, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo, có 39,20% tốt,45,20% tương đối tốt Ý kiến đánh giá về tình hình chấp hành kỷ luật, các chế
độ, quy định của học viên có 58,00% tốt, 27,60% khá
Công tác quản lý học viên những năm qua đã góp phần rất quan trọngnâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm Theo đó, sự hình thành và phát triểnphẩm chất nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa Viettel ở học viên đã cơbản đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp ra trường
Thống kê kết quả rèn luyện của học viên tại Trung tâm từ năm 2008đến năm 2012 cho thấy, phần lớn học viên có kết quả rèn luyện tốt (Xem phụlục 6) Cụ thể là:
Năm 2008: Có 4.100/4.140 học viên rèn luyện tốt (99,03%)
Năm 2009: Có 7.910/7.932 học viên rèn luyện tốt (99,72%)
Trang 39Năm 2010: Có 4.278/4.286 học viên rèn luyện tốt (99,81%).
Năm 2011: Có 1.630/1.633 học viên rèn luyện tốt (99,82%)
Năm 2012: Có 2.966/2.970 học viên rèn luyện tốt (99,86%)
Kết quả phân loại đào tạo của học viên đạt khá cao (phụ lục 8) Cụ thể:Năm 2008: Có 87,93% tốt nghiệp loại khá, 5,36% giỏi
Năm 2009: Có 79,15% tốt nghiệp loại khá, 5,03% giỏi
Năm 2010: Có 84,49% tốt nghiệp loại khá, 4,96% giỏi
Năm 2011: Có 83,23% tốt nghiệp loại khá, giỏi 5,59% giỏi
Năm 2012: Có 84,20% tốt nghiệp loại khá, giỏi 6,10% giỏi
Kết quả khảo sát về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũcán bộ trung tâm những năm qua cho thấy, đại đa số cán bộ hoàn thành tốtnhiệm vụ (xem phụ lục 7) Cụ thể là:
Năm 2008: Có 18/21 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (85,70%)
Năm 2009: Có 27/29 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (93,10%)
Năm 2010: Có 30/32 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (93,80%)
Năm 2011: Có 41/45 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (91,10%)
Năm 2012: Có 50/54 cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (92,60%)
Môi trường giáo dục - đào tạo tại Trung tâm những năm qua đã luônđược cấp uỷ, chỉ huy các cấp chú trọng xây dựng, đảm bảo điều kiện tốt nhấtcho học viên học tập, rèn luyện và công tác đạt hiệu quả Thực tế cho thấy,môi trường sư phạm tại Trung tâm đã góp phần rất quan trọng vào quá trìnhđào tạo, làm cho các chủ thể quản lý và đội ngũ học viên luôn xác định rõ ýthức trách nhiệm, xây dựng động cơ phấn đấu, ý chí quyết tâm cao trong thựchiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị, trung tâm vững mạnh, chính quy, tiên tiến,mẫu mực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ, học viên đánh giá về môi trường học tập,rèn luyện ở trung tâm có 32,40% đánh giá rất tốt, 52,00% đánh giá cơ bản tốt
Trang 40Mức độ hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo, chỉ huy vànhân viên Viettel được qua đào tạo những năm qua luôn có bước phát triểnmới cao hơn, cơ bản đáp ứng được mục tiêu đào tạo Thực tế ở các đơn vịtrong toàn Tập đoàn hiện nay, có nhiều đồng chí phấn đấu phát triển tốt, đã vàđang giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy các đơn vị.
Về khuyết điểm
Công tác quản lý học viên tại trung tâm trong những năm qua vẫn còntồn tại một số khuyết điểm, yếu kém cần khắc phục triệt để trong thời năm tới,nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu đào tạo
Nhận thức về vai tròN, tầm quan trọng của công tác quản lý học viêncủa một số chủ thể quản lý còn hạn chế, còn có biểu hiện xem nhẹ công tácnày Một số cán bộ các cơ quan, giảng viên còn biểu hiện cho rằng: công tácquản lý học viên là của cán bộ trong các phòng liên quan Việc sắp xếp, bố tríđội ngũ cán bộ có thời gian chưa thật sự phù hợp nên phát huy hiệu quả trongquản lý học viên còn hạn chế Công tác lựa chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ kiêmchức có thời gian chưa hợp lý, có thời điểm chưa kịp thời bố trí cán bộ khi cóthay đổi; cán bộ kiêm chức chưa thật sự là tấm gương sáng cho học viên noitheo Phát huy vai trò trách nhiệm trong quản lý học viên của một số cán bộ các
cơ quan chức năng, giảng viên chưa sâu sát, chưa rõ nét
Kết quả trưng cầu ý kiến về cơ cấu cán bộ quản lý trong trung tâm có4,00% đánh giá chưa hợp lý Qua trao đổi, một số cán bộ trong trung tâm cũngcho rằng, cơ cấu cán bộ có giai đoạn chưa thực sự hợp lý
Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý học viên chưa thực sự phù hợpvới từng đối tượng đào tạo; các văn bản chưa được bổ sung, điều chỉnh và kịpthời đổi mới cho phù hợp, có tính khả thi cao Quá trình triển khai thực hiệntrong quản lý học viên còn biểu hiện bất cập, chưa thực sự thống nhất; nhất làgiữa các lớp, các tổ học viên Việc tổ chức thực hiện quy trình quản lý họcviên của đội ngũ cán bộ có lúc còn giản đơn, chưa chặt chẽ, cụ thể