1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhat ky dang thuy Tram

2 398 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Nhật Đặng Thùy Trâm Kính thưa quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn thân mến! Hôm nay, nhân buổi chào cờ đầu tuần cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam, tôi xin trân trọng giới thiệu với toàn thể bạn đọc cuốn :“ Nhật Đặng Thuỳ Trâm” của tác giả Vương Trí Nhàn. Nhật Đặng Thuỳ Trâm gồm những trang viết có số phận kỳ lạ của một nữ liệt sỹ 27 tuổi.Đó là liệt sĩ- bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Chị sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Bố là một bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ- nguyên là giảng viên của trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa năm 1966, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến đi công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi. Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng tại nơi chị ngã xuống. Sau giải phóng, chị được gia đình và đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phải sau hơn một phần ba thế kỷ lưu lạc, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hai cuốn nhật của Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mới trở về với gia đình. Hiện chúng được lưu giữ tại Viện Lưu trữ về Việt Nam ở Lubbock, Texas, Mỹ. Nhật Đặng Thuỳ Trâm được chị bắt đầu viết từ ngày 08 tháng 4 năm 1968 và dừng lại vào ngày 20 tháng 6 năm 1970. Sách được viết với ngôn từ mộc mạc, cảm xúc chân thành nhưng đã làm sống lại một thời khắc oanh liệt mà hào hùng của dân tộc ta. Đọc cuốn nhật ai cũng phải sụt sùi nhớ thương về người con gái đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Chị không những là người sống có lý tưởng, người lính dũng cảm mà chị còn là người giàu tình thương.Chị đã khuất phục được những con người ở bên kia chiến tuyến bằng hình ảnh một người bác sĩ đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một một người lính vừa rời tay súng … Tấm gương hy sinh của chị thật cao đẹp. Chị luôn thể hiện tình yêu thương của mình với tất cả mọi người; chị đau nỗi đau của bệnh nhân; chị luôn yêu cây cỏ;… nhưng chị lại không được bù đắp nhiều trong chuyện tình cảm riêng. Có lẽ vì thế mà chị là một người luôn sống nội tâm. Trong nhật chị là một con người khác, không như một con người mà mọi người vẫn thấy hàng ngày. Chị muốn chia sẻ, muốn thú nhận, muốn tìm thêm niềm tin, nhưng đôi khi cũng là một cách làm nũng với riêng mình- một thế giới riêng của chị mà thôi. Tất cả những điều đó tạo nên một sự cuốn hút và hấp dẫn của những trang nhật được viết đều đặn hàng ngày. Nhật Đặng Thuỳ Trâm cho chúng ta thấy được những mong muốn thiết tha cao đẹp và cả những đắng cay bi thảm trong một kiếp sống con người. Sự hy sinh của chị thật cao cả khiến ai cũng phải cảm động và thấy mình thật nhỏ bé. Có lẽ cho đến thời điểm này tôi nghĩ đã có rất nhiều người đã đọc và đã biết đến cuốn “Nhật Đặng Thuỳ Trâm” nhưng qua bài giới thiệu sách hôm nay tôi hy vọng những ai chưa đọc thì hãy đến thư viện trường THCS Lao Bảo hay các nhà sách để tìm đọc và hiểu thêm về cuốn nhật này nhé. Chào tất cả các bạn!

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w