Kiểm tra địa lí học kì II lớp 9 1.) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đông Nam Bộ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội ? 2.) Tại sao ĐNB trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất đất nước ? 3.) tình hình phát triển nông nghiệp của đb sông CỬu Long? Tại sao có thế mạnh để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản? 4.) Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? Nêu sự phát triển của ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản? 5.) Trình bày sự gia tăng dsố của HN? Nguyên nhân sự gia tăng? Dân số đông và tăng nhanh có ảnh hưởng ntn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân
Trang 11.) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đông Nam Bộ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội ?
2.) Tại sao ĐNB trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất đất nước ?
3.) tình hình phát triển nông nghiệp của đb sông CỬu Long? Tại sao có thế mạnh để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản?
4.) Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? Nêu sự phát triển của ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản?
5.) Trình bày sự gia tăng dsố của HN? Nguyên nhân sự gia tăng? Dân số đông và tăng nhanh có ảnh hưởng ntn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân
TRẢ LỜI
C1:
ĐẤT LIỀN Địa hình thoải , đất badan, đất xám Khí hậu cận
xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt
Mặt bằng xây dựng tốt.Các Cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả
BIỂN Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần
đường hàng hải quốc tế Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa Đánh bắt hải sản Giao thông,du lịch biển và các dịch vụ khác C2:
Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình bán bình nguyên và đồng bằng
- Đất badan, đất xám
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
- Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông Đồng Nai là nguồn nước tưới phong phú
Kinh tế - xã hội:
- Dân số đông,lực lượng lao động dồi dào, cần cù,năng động
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm
- Là vùng kinh tế năng động => thu hút nhìu lao động
- Trình độ dân trí cao
- Nhiều cơ sở chế biến, nhiều máy móc
- NN có những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư hợp lí, từ đó khuyến khích người dân phát triển , mở rộng sx cây công nghiệp
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn
ĐNB là vùng trọng điểm số 1 về trồng cây công nghiệp và cây ăn quả của cả nước
C3:**Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản
Trang 2nước lợ, nước mặn Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn
+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn nuôi + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản
C4:Vì nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển: nguồn lợi thủy sản, tài nguyên dầu khí Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển, khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển
- Biển giàu tiềm năng => nhiều tiềm năng về các ngành kinh tế biển có 1 số chưa đc chú trọng phát triển toàn diện
- Phát triển tổng hợp => Đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ môi trường biển
Sự phát triển của ngành nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản là:
- Nước ta có nhiều tiềm năng :+ bờ biển dài vùng biển đặc quyền kinh tế rộng có hơn 2000 loài cá trong
đó có khoảng 110 loài có giá trị xuất khẩu trên 100 loài tôm
- + trữ lượng khai thác 1.9 tấn/năm trong đó có khoảng 500 nghìn tấn/ năm ở gần bờ
- + chế biến hải sản đang ngày càng quan tâm phát triển
C5:* Sự gia tăng dân số của hà nội:- Số dân 7.5 triệu người (2015) trong đó 3.2 triệu dân thành thị
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp 1,2%
- Gia tăng cơ giới cao Mỗi năm có 50000 người di cư đến HN
Nguyên nhân gia tăng dân số:
- Chủ yếu do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình
- Do tỉ lệ sinh cao
- Do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển
Dân số đông và tăng nhanh có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân
- Về lương thực => sẽ có nhìu người chết đói
- Về y tế => nhìu bệnh tật lây lan nhìu người hơn
- Về giáo dục => sẽ có nhìu hiện tượng mù chữ, thất học
- Về việc làm => thất nghiệp, áp lực việc lm mà ko có vc lm thì tình trạng trộm cắp gia tăng
- Về đất đai => chật hẹp , những người ko có đất để ở phải lang thang ngoài đường
- Về đời sống => khó khăn chật vật, khó nuôi nhìu con
- Môi trường: tàn phá nhìu để cung cấp đất, nguyên liệu phục vụ cho con người ngày càng tăng
+ mt sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
+ động vật giảm đi các nguồn gen hiếm bị mất , nhìu loài có nguy cơ truyệt chủng
+ ô nhiễm mt=>khi có lũ mưa to ko có cây bảo vệ
+ biến đổi khí hậu