Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
PHẠM THU PHƯƠNG
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUẤN LỘC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS BÙI CÔNG LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng
Tuấn Lộc” do Phạm Thu Phương, sinh viên khoá 33, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng ngày
ThS.BÙI CÔNG LUẬN Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, trước hết con xin khắc ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn động viên, ủng hộ, đặt niềm tin nơi con
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý thầy cô trường
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy em trong suốt bốn năm
học niên khóa 2007 – 2011, đặc biệt là THẦY BÙI CÔNG LUẬN đã tận tình hướng
dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cán bộ Công nhân
viên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUẤN LỘC đã tạo điều kiện tốt
để tôi có thể tiếp xúc với công tác kế toán tại Công ty
Kính chúc thầy cô sức khỏe và công tác tốt
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cán bộ Công nhân viên Công ty thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc Chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh
Sinh viên
PHẠM THU PHƯƠNG
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THU PHƯƠNG Tháng 7 năm 2010 “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí và
Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc”
PHAM THU PHUONG JULY 2011 “Cost Accounting and Determination
of The Actual Unit Value of The Product at Tuan Loc Construction investment corporation”
Đề tài mô tả về tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc dựa trên việc trình bày có hệ thống các
lý thuyết để làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, phân tích, mô tả quy trình lưu chuyển chứng từ, cách ghi sổ kế toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh Bên cạnh đó, đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Trang 6MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc 3
2.1.1 Giới thiệu về Công ty 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 3
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 4
2.2 Chiến lược phát triển 4
2.2.1 Về nguồn nhân lực: 4
2.2.2 Về xây dựng thương hiệu Công ty: 4
2.2.3 Về mở rộng xây dựng và phát triển lĩnh vực đầu tư 5
2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý 5
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 5
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 6
2.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 8
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị 8
2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán 9
2.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Nội dung nghiên cứu 13
3.1.1 Những vấn đề chung 13
3.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX xây lắp 15
3.1.3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 16
Trang 73.1.4.1 Phương pháp tập hợp CPSX theo các đối tượng tập hợp CPSX 18
3.1.4.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19
3.1.4.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 22
3.1.4.4 Kế tán chi phí sử dụng máy thi công 24
3.1.4.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 29
3.1.5 Kế toán phân bổ, tổng hợp và kết chuyển chi phí 31
3.1.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 33
3.1.7 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành: 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp thu nhập thông tin 36
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 36
3.2.3 Phương pháp mô tả 36
3.2.4 Phương pháp quan sát 36
3.2.5 Phương pháp lịch sử 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 38
4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí 39
4.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí 40
4.2 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành 40
4.2.1 Đối tượng tính giá thành 40
4.2.2 Phương pháp tính giá thành 40
4.2.3 Kỳ tính giá thành 41
4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 41
4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 50
4.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 58
4.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 62
4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình 67
4.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 67
4.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 69
Trang 8CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 71
5.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán 72
5.1.3 Công tác hạch toán chi phí phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 73
5.2 Kiến nghị 75
5.2.1 Đối với Công ty 75
5.2.2 Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBC Bảng chấm công
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội
CP NVL Chi phí nguyên vật liệu
GTGT Giá trị gia tăng
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty 6
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty 9
Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính 12
Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí NVL Trực Tiếp 22
Hình 3.2 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp 24
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán chi phí MTC theo phương thức cung cấp lao vụ 26
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán chi phí MTC theo phương thức bán lao vụ MTC 26
Hình 3.5 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sử Dụng Máy Thi Công 28
Hình 3.6 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung 31
Hình 3.7 Sơ Đồ Hạch Toán Kết Chuyển Chi Phí Tính Giá Thành Sản Phẩm 33
Hình 4.1 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nhập Kho Nguyên Vật Liệu 43
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 45
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp 46
Hình 4.4 Lưu Đồ Luân Chuyển ChứngTừ 52
Hình 4.6 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sử Dụng Máy Thi Công 60
Hình 4.7 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 64
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01 Giấy đề nghị thanh toán
Phiếu chi số 35/12-PCHI
Hóa đơn GTGT mua thép ống QT/2010N số 0091788
Phụ lục 02 Hóa đơn GTGT mua cừ tràm AK/2010N số 0034689
Biên bản nghiệm thu vật tư giao thẳng công trường
Phụ lục 03 Hóa đơn GTGT mua cây chống bạch đàn AK/2010N số 0034687 Phiếu nhập kho NK12/12
Biên bản giao nhận
Phụ lục 04 Phiếu yêu cầu cấp vật tư
Phiếu xuất kho XK13/12
Phụ lục 05 Phiếu nhập kho NK43/12
Hóa đơn GTGT mua xi măng Holcim RS/2010N số 0168750
Phụ lục 06 Phiếu yêu cầu vật tư
Phiếu xuất kho XK64/12
Phụ lục 07 Hóa đơn GTGT mua bê tông RG/2010N số 0067573
Phụ lục 08 Phiếu chi số 42/12-PCHI
Giấy đề nghị tạm ứng
Phụ lục 09 Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý và nhân công điều khiển máy Bảng tổng hợp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2010
Phụ lục 10 Bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp sản xuất
Bảng kê chi phí nhân công tháng 12
Phụ lục 11 Hóa đơn GTGT mua nhớt RB/2010N số 0109310
Phiếu nhập kho NK37/12
Phụ lục 12 Phiếu xuất kho XK17/12
Phụ lục 13 Hóa đơn GTGT thuê máy RT/2010N số 0008352
Biên bản nghiệm thu ca máy
Phụ lục 14 Bảng chi tiết khấu hao máy thi công
Trang 13Phiếu xuất kho XK08/12
Phụ lục 16 Hóa đơn GTGT tiền nước tháng 12 số 00439857
Phụ lục 17 Hóa đơn bán hàng thông thường về cước vậ tải số 0092352 Phụ lục 18 Hóa đơn GTGT tiền điện AV/2010-T số 0967638
Phụ lục 19 Hóa đơn GTGT cước vận chuyển SM/2010N số 0170751 Phiếu điều chuyển nội bộ
Phụ lục 22 Hợp đồng thi công xây dựng
Bảng chi tiết chi phí sản xuất
Bảng tổng hợp giá thành
Trang 14cơ bản Đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp
Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp luôn xác định hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công
ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Bùi Công Luận, giảng viên khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP HCM và các cán
bộ phòng kế toán tại công ty em đã chọn đề tài “Kế toán tập chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP Đầu Tư và XD Tuấn Lộc ”
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để hiểu sâu hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc
Thông qua việc hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm thấy được cách thức hạch toán, phân bổ chi phí, sử dụng tài khoản, khấu hao tài sản, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm xây lắp trong thực tế
Từ kết quả ghi nhận được rút ra ưu nhược điểm và đưa ra những giải pháp để giúp công tác kế toán tại đơn vị được hoàn thiện hơn
Bên cạnh đó cũng là cơ hội để đưa kiến thức chuyên ngành vào thực tế để tích lũy những kinh nghiệm giúp ích cho công việc của bản thân trong tương lai
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc
Về không gian: Tại Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc
Về thời gian: từ ngày 01/03/2011 đến ngày 01/06/2011
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: Nêu lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn
Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày những khái niệm,
TK áp dụng và phương pháp hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp Đồng thời cũng nêu rõ phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện khóa luận
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: mô tả công tác kế toán CP và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty qua những nghiệp vụ kinh tế phát sinh kèm theo những chứng từ thực tế minh họa
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc
2.1.1 Giới thiệu về Công ty
- Ngày 11/07/2005 Thành lập Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tuấn Lộc theo quyết định số 4102031566 của Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM
- Ngày 08/05/2008 được chuyển đổi thành Công Ty Cổ phần Đầu tư xây dựng
Tuấn Lộc theo quyết định số 4103010243 của Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM
- TÊN CÔNG TY: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUẤN LỘC
- TÊN GIAO DỊCH ĐỐI NGOẠI :Tuan Loc Construction investment corporation
- GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKKD: Số 0303898093 cấp ngày 30 tháng 12 năm
cơ bản về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động Ban lãnh đạo và những thành viên trung thành nhiệt huyết trong công ty đã cùng nhau góp sức chuyển đổi thành Công ty
Trang 17có tên gọi: " Công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUẤN LỘC " với mong
muốn đóng góp vào sự phát triển chung của Đất nước!
- Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng;
- Mua bán và cho thuê thiết bị, phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, linh kiện viễn thông, tin học, điện;
- Khai thác đất, cát, đá;
- Trang trí nội thất;
- Xây lắp điện;
- Kinh doanh và cho thuê nhà ở
2.2 Chiến lược phát triển
2.2.1 Về nguồn nhân lực:
Công ty luôn xác định yếu tố con người là then chốt, tạo nên sự bền vững và phát triển của công ty Để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của Thị trường xây dựng trong những năm tới, Công ty sẽ xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao Công ty có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV trong đó nêu cao ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật
2.2.2 Về xây dựng thương hiệu Công ty:
Trong năm 2009 công ty đã xây dựng được thương hiệu về mặt pháp lý Nhưng
việc khẳng định vị thế trên Thị trường xây dựng vốn nhiều tiềm năng này là Mục tiêu
của Tuấn Lộc trong giai đoạn 2010-2015 Để thay đổi một hình ảnh mới, một định
hướng rõ ràng cho giai đoạn 2010-2015, Công ty cam kết với khách hàng: “ Nơi nào
Trang 18có Tuấn Lộc nơi đó có Lòng Tin !” Lòng tin ở đây chính là về Chất lượng, An toàn
lao động, và Tiến độ !
2.2.3 Về mở rộng xây dựng và phát triển lĩnh vực đầu tư
Với chiến lược phát triển trong giai đoạn 2010 – 2015, Công ty tập trung mũi nhọn chủ lực vào lĩnh vực xây dựng cầu đường, đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư Nhà máy nước
có quy mô lớn và là công trình trọng điểm Quốc gia : “ Xây dựng Đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây”và nhiều dự án khác…
- Lĩnh vực đầu tư:
Trong điều kiện về nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình tại Tp.HCM còn
có nhiều khó khăn, Công ty nhận thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và đang rất nóng trên Thị trường nhà ở hiện nay Vì vậy, Công ty đang chuẩn bị cho những dự án lớn về đầu tư Khu chung cư khu vực Quận 7, … nhằm cải tạo phát triển dân sinh, dân trí, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trường Đồng thời, công ty đang triển khai
dự án Nhà máy nước BOO tại Tp Gia Lai, tỉnh Gia Lai
2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Trang 19Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
- Hội Đồng Quản Trị:
HĐQT là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông công ty bầu ra,
số thành viên trong HĐQT công ty do đại hội đồng cổ đông ấn định
Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư và các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán của công ty
Quyết định cơ cấu tổ chức, quyết định thành lập công ty, chi nhánh và các quyết định quan trọng khác của công ty
- Giám đốc:
Giám đốc công ty được HĐQT bầu ra, có trách nhiệm điều hành quản lý công
ty hoạt động có hiệu quả theo đường lối mà HĐQT đề ra, đồng thời chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quan trọng như: Phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các phòng ban…
GIÁM ĐỐC
Phòng
kế toán
Phòng đầu tư
Phòng KH- KT
Phòng máy thiết bị
Phòng vật tư
Phòng
nhân sự
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đội thi công
Số 1
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đội thi công
Trang 20Hỗ trợ cho Giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban chức năng
- Phó giám đốc:
Là nguời giúp cho Giám đốc điều hành hoạt động SXKD của công ty theo sự phân công của Giám đốc Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ mà giám đốc phân công
Phó giám đốc chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của các phòng ban
- Phòng nhân sự:
Quản lý nhân sự, nắm giữ hồ sơ, lý lịch, năng lực, sở trường để bố trí công việc phù hợp phát huy hết khả năng của nhân viên
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo, nâng cấp, khen thưởng
và kỷ luật Thực hiện bố trí lao dộng hợp lý và đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Thường xuyên cải tiến bộ máy tổ chức, giảm biên chế phù hợp với hợp đồng lao động
- Phòng kế toán:
Tổ chức ghi chép, theo dõi, tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các nghiệp vụ tài chính và thanh toán, kiêm làm các chứng từ xuất nhập khẩu, hạch toán giá thành sản xuất Lập báo cáo quyết toán của công ty
Lưu trữ, bảo quản, giữ gìn bí mật chứng từ, số liệu tài chính kế toán theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý của Công ty
- Phòng đầu tư:
Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác hoạch thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, thiết bị
Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành công tác tư vấn, thiết kế, quản lý
kỹ thuật – chất lượng, kinh tế - khoa học, tiến độ, kỹ thuật công nghệ, công tác kỹ thuật an toàn lao động trong đầu tư xây dựng
Xúc tiến đầu tư, lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư XD mới, công tác thẩm định các hồ sơ kinh tế - kỹ thuật, các dự án đầu tư XD, công tác đấu thầu
- Phòng KH- KT:
Lập kế hoạch SXKD hàng năm, chiến lược SXKD từng thời điểm cụ thể trong năm
Trang 21Chịu trách nhiệm trước công ty về kỹ thuật và chất lượng công trình Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong công tác thi công, đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực sao cho không trái với các tiêu chuẩn trong XD
- Phòng máy, thiết bị
Tham mưu cho giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý tài sản, vật tư, quản lý
và khai thác máy, thiết bị của công ty đạt hiệu quả cao nhất
Tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc – thiết bị
Quản lý và điều hành các loại máy, thiết bị theo quy định Xây dựng khấu hao
và tình hình thực hiện khấu hao, sửa chữa đối với máy móc thiết bị, hướng dẫn và phổ biến các quy trình sử dụng máy móc thi công
- Phòng vật tư:
Căn cứ tiên lượng vật tư kỹ thuật, vật tư thi công được Giám đốc duyệt, quản lý
và đảm bảo cung ứng vật tư chính, trang thiết bị và vật tư thi công phục vụ các công trình Lập phiếu nhập – xuất, tổng hợp và lưu trữ tài liệu, số liệu vật tư thiết bị
Nhận các phiếu yêu cầu cung cấp vật tư từ các đơn vị SX
Tìm nhà cung ứng, lấy báo giá, so sánh lựa chọn để có nhà cung ứng vật tư phù hợp, lập hồ sơ và trình ký nhà cung ứng được chọn
- Các đội thi công:
Là nơi nhận NVL trực tiếp SX ra sản phẩm
Trực tiếp thực hiện thi công các công trình do Công ty đảm nhiệm
Thực hiện công việc được giao theo đúng tiến độ thi công đã được lập
Kết hợp với ban chi huy công trường để giải quyết các vướng mắc(nếu có)
Lập đề xuất cung ứng vật tư cho công việc có liên quan
Tổ chức thi công theo đúng thiết kế, tiến độ công trình, chấp hành đúng các quy định trong hợp đồng giao khoán với công ty
Chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại của công trình
2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm: kế toán trưởng – trưởng phòng kế toán,
kế toán tổng hợp – phó phòng kế toán, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán
Trang 22Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty
2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm mọi hoạt động về kế toán của phòng tài chính kế toán
Chịu sự lãnh đạo và giúp đỡ người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quản lý và giám sát công tác tài chính tại đơn vị mình
Thực hiện các quyết định về tài chính kế toán trong Công ty
Tham gia ý kiến với ban giám đốc về việc thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng đối với nhân viên trong phòng kế toán, đồng thời có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn ghi chép thực hiện công tác kế toán
- Kế toán tổng hợp:
Tổng hợp doanh thu, CP và thanh toán nghĩa vụ với Nhà nước Kiểm toán và sử dụng số liệu của từng bộ phận để hạch toán và cân đối tài chính trong kỳ, tập hợp CP phát sinh và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra rà soát những khoản CP không hợp lý
và loại khỏi giá thành
Thường xuyên đôn đốc đối chiếu sổ sách kế toán với các kế toán viên khác theo từng kỳ kế toán đã quy định Kiểm tra toàn bộ hồ sơ thanh toán và báo cáo quyết toán tài chính của công ty theo quy định hiện hành
- Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Kế toán nguyên vật liệu
Thủ quỹ
Kế toán
thanh
toán
Kế toán tiền lương
Trang 23Kế toán công nợ nắm rõ tình hình công nợ của Công ty một cách chính xác nhất, theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản thu - chi của từng đối tượng phát sinh Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, các chứng từ và các cam kết thanh toán….để kế toán phản ánh kịp thời các khoản phải thu, phải trả trong kỳ
Phải theo dõi thường xuyên từng khoản công nợ theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra và đôn đốc kịp thời các khoản phải thu, thanh toán các khoản phải trả
- Kế toán tiền lương:
Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng
Theo dõi, cập nhật thông tin mới về các chính sách chế độ tiền lương đối với nhân viên trong Công ty
Theo dõi và cập nhật các thông tin mới về chế độ bảo hiểm, hưu trí, chế độ nghỉ mất sức, nghỉ hộ sản, nghỉ ốm…
Đối chiếu, thanh toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN…
- Kế toán nguyên vật liệu:
Ghi chép, định khoản các khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến NVL, sắp xếp, lưu trữ chứng từ liên quan
Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động vật tư, CCDC, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành SP
- Kế toán thuế:
Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của Công
ty, theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Công
ty, đồng thời thực hiện báo cáo thuế đúng quy định, đúng thời hạn
- Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm trong công tác thu chi TM, ghi chép và báo cáo qũy TM, phát lương cho CBCNV theo định kỳ thông qua phiếu thu, phiếu chi hợp lệ và chịu sự chỉ
Trang 24Thường xuyên đối chiếu với các kế toán khác để xác định chính xác TM của đơn vị
2.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
a Tổ chức thực hiện công tác kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/QĐ – BTC ban hành ngày
20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc
Kế toán tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp thực tế đích danh TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Công ty sử dụng các biểu mẫu, chứng từ phù hợp
c Báo cáo kế toán
Công ty lập BCTC hàng năm BCTC gồm đầy đủ 4 biểu mẫu theo quyết định 15/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính như sau:
Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Trang 25Sổ kế toán: Công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản và sổ nhật ký chung để xuất dữ liệu từ phần mềm kế toán
Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra kế toán làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để nhập vào máy vi tính theo thiết kế sẵn có trên phần mềm
Theo thiết kế của phần mềm, các thông tin được tự động cập nhật vào các sổ có liên quan
Cuối năm kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC, việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn luôn đảm bảo chính xác theo thông tin đã nhập vào phần mềm
Sổ sách, báo cáo kế toán được in ra giấy, đóng thành tập vào cuối năm
Chứng từ, sổ sách được tổ chức lưu trữ theo đúng quy định
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Những vấn đề chung
a) Khái niệm về xây dựng cơ bản
XDCB là ngành SX vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế và có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Hoạt động của ngành XD là hoạt động hình thành nên năng lực SX cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Nói một cách cụ thể hơn, XDCB là quá trình XD mới,
XD lại, cải tạo, hiện đại hóa, khôi phục lại các công trình, nhà máy, xí nghiệp, đường
xá, cầu cống, nhà cửa…nhằm phục vụ cho SX và cho đời sống xã hội
b) Đặc điểm của sản xuất xây lắp và chi phí xây lắp
Ngành SX sản phẩm xây lắp có các đặc điểm sau:
- Sản xuất sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ
Sản phẩm SX xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào Mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về thiết kế kỹ thuật, kết cấu, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công
và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn và thời gian thi công tương đối dài
Khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, nhân lực Việc quản lý theo dõi quá trình SX thi công cần chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm
Trang 27Do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành thường được xác định khi công trình, HMCT hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tùy thuộc vào kết cấu, đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài
Sai lầm trong xây lắp vừa gây lẵng phí, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài
và khó khắc phục Do vậy trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát công trình
- Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chổ, địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công
Khi chọn địa điểm xây lắp cần điều tra, nghiên cứu, khảo sát kỹ thuật về điều kiện địa chất, thủy văn kết hợp với yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài
Do địa điểm các công trình thi công thay đổi nên sẽ phát sinh các CP như điều động công nhân, máy móc thi công, CP xây dựng công trình tạm thời cho công nhân
và cho máy móc thi công Do vậy, các đơn vị xây lắp thường sử dụng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt chi phí di dời
- SX xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ
Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể phát sinh những thiệt hại nên cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công đúng tiến độ, phù hợp nhằm tiết kiệm CP, hạ Z công trình
c) Phương thức xây lắp
Việc thi công xây lắp có thể được tiến hành theo phương thức giao thầu hay tự làm Hiện nay phương thức giao thầu đang có xu hướng sử dụng phổ biến
Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:
- Giao thầu toàn bộ công trình (Tổng thầu xây dựng):
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao cho một tổ chức xây dựng đẩm nhận tất
cả các khâu từ khâu khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt
Trang 28Theo phuơng thức này, chủ đầu tư giao thầu cho nhiều tổ chức xây dựng HMCT độc lập, riêng biệt
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức, phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu
Theo phương thức này chủ đầu tư giao từng công việc cho các đơn vị như sau:
- Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng
- Một tổ chức nhận thầu về khảo sát, thiết kế toàn bộ công trình từ thiết kế kỹ thuật cho đến lập bảng vẽ thi công, lập dự toán chi tiết cho từng HMCT
- Một tổ chức nhận thầu về chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên
cơ sở thiết kế kỹ thuật đã đuợc duyệt
3.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX xây lắp
a) Khái niệm CPSX xây lắp
Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về lao động sống, lao động vật hóa và các CP cần thiết khác mà DN bỏ ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ nhất định
b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Tùy theo cơ cấu tổ chức SX, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu về hạch toán kinh tế nội bộ của DN mà đối tượng tập hợp CP có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn Tùy theo quy trình công nghệ SX của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của công tác tính Z mà đối tượng tập hợp CPSX có thể là:
- Sản phẩm hoàn chỉnh: Là các công trình, HMCT, một bộ phận của HMCT (ví dụ: tính Z một ngôi nhà trong một dãy nhà) đã được xây lắp xong đến giai đoạn cuối
kỳ của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng
- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định
Trang 29c) Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
- Theo sản phẩm hay đơn đặt hàng:
Sản phẩm trong DN xây lắp là công trình, HMCT hoàn thành Hàng tháng, CPSX phát sinh có liên quan đến công trình, HMCT nào thì được tập hợp vào đối tượng đó một cách thích hợp
Khi hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng chính là Z sản phẩm xây lắp
- Theo bộ phận sản phẩm:
Bộ phận sản phẩm XDCB là các giai đoạn xây lắp của các công trình, HMCT
có dự toán riêng Hàng tháng, CPSX phát sinh được tập hợp cho từng giai đoạn xây lắp có liên quan
Khi hoàn thành, tổng cộng CP theo các giai đoạn chính là Z sản phẩm xây lắp
- Theo nhóm sản phẩm:
Được áp dụng trong trường hợp DN xây lắp cùng lúc thi công một số công trình, HMCT theo cùng một thiết kế (hoặc thiết kế gần giống nhau) theo một phương thức thi công nhất định và trên cùng một địa điểm
Hàng tháng, CPSX phát sinh được tập hợp theo nhóm sản phẩm
Khi hoàn thành toàn bộ, kế toán phải xác định Z đơn vị sản phẩm hoàn thành
- Theo giai đoạn công nghệ:
Được áp dụng đối với DN SX vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện lắp sẵn Trong các DN đó, toàn bộ quy trình công nghệ SX sản phẩm được chia ra thành nhiều giai đoạn công nghệ, vật liệu được chế biến liên tục từ khâu đầu cho đến khâu cuối theo một trình tự nhất định
3.1.3 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
a) Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính Z là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do DN SX ra và cần phải tính được Z và Z đơn vị
Trong DN xây lắp, đối tượng tính giá thành có thể là:
Trang 30- Sản phẩm hoàn thành: Là các công trình, HMCT đã được xây lắp xong đến giai đoạn cuối kỳ của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng
- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định tuỳ theo phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư
b) Kỳ tính giá thành
- Do đặc điểm của ngành xây lắp có chu kỳ SX dài, công trình, HMCT chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ SX sản phẩm nên kỳ tính Z thường được chọn là thời điểm mà công trình, HMCT hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
- Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp CPSX theo các đối tượng tính Z (tức là theo đơn đặt hàng) Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào
sử dụng, kế toán sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành để tính Z đơn vị Như vậy, kỳ tính Z có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ SX sản phẩm
c) Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp
- Giá trị dự toán:
Là giá trị được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định tính trên đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phần LN định mức của DN xây lắp
Giá trị dự
toán =
CP hoàn thành KL công tác xây lắp theo dự toán +
LN định mức
Trang 31- Giá thành thực tế:
Là toàn bộ CP thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do
kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của DN xây lắp
3.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.4.1 Phương pháp tập hợp CPSX theo các đối tượng tập hợp CPSX
Có 2 phương pháp chủ yếu để tập hợp CPSX theo các đối tượng tập hợp CPSX:
- Phương pháp ghi trực tiếp
Áp dụng trong trường hợp các CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp CP riêng biệt
Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đối tượng Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, 2 hoặc chi tiết theo đúng đối tượng CP với mức độ chính xác cao
- Phương pháp phân bổ gián tiếp
Áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được
Phương pháp nàu đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh CP Trên cơ sở đó kế toán tập hợp các chứng từ kế toán theo từng địa điểm phát sinh CP (tổ, đội SX, công trường…) Sau đó
Trang 32Việc tính toán phân bổ gồm 2 bước:
+ Bước 1: Tính hệ số phân bổ
H =
T C
Với:
H: hệ số phân bổ
C: tổng CP đã tập hợp cần phân bổ
T: tổng tiêu chuẩn cần phân bổ
+ Bước 2: Phân bổ CP cho từng đối tượng có liên quan
C n = T n H
Với: Cn: là CP phân bổ cho từng đối tượng
Tn: là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
3.1.4.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tính theo giá từng lần xuất nhập (giá đích danh)
- Tính theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho (giá bình quân liên hoàn)
- Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO)
- Tính theo giá thức tế nhập sau, xuất trước (LIFO)
- Tính theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (giá cố định)
DN phải đảm bảo tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán
CP NVL trực tiếp gồm:
- Nguyên vật liệu chính:
+ Bao gồm những nguyên liệu khi tham gia vào quá trình thi công, SX có cấu thành thực thể chính của sản phẩm như: cát, đá, xi măng
Trang 33+ CP NVL chính đều có liên quan trực tiếp với từng đối tượng tập hợp CPSX như: công trình, HMCT Do đó, chi phí NVL trực tiếp thường được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp
+ Chỉ được tính vào giá thành phần thực tế đã sử dụng, phải loại trừ phần xuất
sử dụng không hết để lại
- Nguyên vật liệu phụ:
+ Bao gồm những thứ vật liệu khi tham gia vào quá trình SX nó góp phần tăng thêm chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm hoặc giúp cho hoạt động SP được tiến hành thuận lợi
+ CP NVL phụ thường gồm nhiều loại với công cụ đa dạng, phát sinh liên quan nhiều đối tượng Nên khó tổ chức ghi chép ban đầu cho từng đối tượng riêng biệt mà thường dùng phương pháp phân bổ gián tiếp
- Nhiên liệu: Tập hợp CP tương tự như CP NVL phụ
b Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 được dùng để tập hợp tất cả các khoản CP về nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình SX, chế tạo sản phẩm xây lắp của DN xây lắp
TK 621
Trị giá thực tế NVL xuất dùng - Trị giá NVL sử dụng không
trực tiếp sản xuất sản phẩm hết nhập lại kho
giá thành sản phẩm xây lắp Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 621 phải được theo dõi chi tiết từng hoạt động, từng đối tượng
c Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 152 (2) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu đưa vào sử dụng ngay (không qua kho) và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Trang 34Nợ TK 621 – Giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 (3) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động SXKD và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ghi:
Nợ TK 621 – Giá gồm thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331 (4) Trường hợp DN thực hiện tạm ứng CP xây lắp giao khoán nội bộ mà đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng
Nợ TK 154
Có TK 621
Trang 35Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí NVL Trực Tiếp
Vật liệu xuất kho sử dụng trực Vật liệu không sử dụng hết
tiếp cho sản xuất xây lắp cuối kỳ nhập lại kho
Trang 36b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân tham gia vào quá trình sản công trực tiếp để tính giá xuất sản phẩm xây lắp thành sản phẩm xây lắp
TK 622 không có số dư cuối kỳ
TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP
c Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
(1) Căn cứ bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX xây lắp gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp và các khoản phải trả lao động thuê ngoài:
Nợ TK 622
Có TK 334 (3341, 3348) (2) Trả tiền thuê công nhật
Nợ TK 622
Có TK 111, 112 (3) Tạm ứng CP nhân công để thực hiện giá trị giao khoán xây lắp nội bộ, đơn
vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng
Nợ TK 141 (1413)
Có TK 111, 112 (4) Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt phần giá trị nhân công, kế toán ghi:
Trang 37Hình 3.2 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Tiền lương, tiền công, phụ cấp Cuối kỳ tính, phân bổ và kết phải trả công nhân trực tiếp sản xuất chuyển CP nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương nghỉ phép CP nhân công trực tiếp vượt
của công nhân trực tiếp sản xuất trện mức bình thường
TK 111, 112 TK 141
Tạm ứng tiền công Thanh toán giá trị
cho các đơn vị nhận công nhận theo
khoán bảng quyết toán
3.1.4.4 Kế tán chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp DN không tổ chức các đội thi công riêng biệt hoặc có nhưng tổ chức kế toán riêng và thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa các
CP liên quan kết hợp bằng máy thì các CP liên quan đến hoạt động của đội máy được tính vào khoản mục CP sử dụng MTC sau đó phân bổ cho từng công trình
Để hạch toán CP sử dụng MTC, hàng ngày các đội xe máy phải lập “nhật trình
xe máy” hoặc “phiếu theo dõi hoạt động xe MTC” Định kỳ kế toán thu hồi các chứng
từ để tổng hợp các CP phục vụ cho xe MTC cũng như kết quả thực hiện của từng loại máy, từng nhóm hoặc từng máy Sau đó tính phân bổ CP sử dụng máy cho các đối
Trang 38b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632 để phản ánh CP sử dụng MTC
TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển chi phí sử dụng máy phát sinh trong kỳ thi công để tính giá thành sản
+ CP sửa chữa thường xuyên MTC
+ CP nhiên liệu, dầu mỡ và các CP vật liệu phụ khác
Các CP này đươc tính trực tiếp 1 lần vào các CP sử dụng MTC
- CP tạm thời: là những CP phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, chạy thử, CP cho các công trình tạm phục vụ cho sử dụng MTC Các CP này được phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm theo thời gian thi công trên công trường
d Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp 1: DN tổ chức đội MTC riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo
dõi riêng cho CP như một bộ phận SX độc lập
(1) Tập hợp các CP liên quan đến hoạt động của đội MTC
Trang 39Phân bổ cho các đối tượng
- Nếu DN thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy, chỉ kết chuyển giá thành sang CP sử dụng MTC
- Nếu DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy
Nợ TK 623
Có TK 512 Đồng thời: Nợ TK 632
Có TK 154
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán CP MTC theo phương thức bán lao vụ MTC
TK lên quan TK 621, 622, 627 TK 154 TK 632
Tập hợp CP Kết chuyển Phản ánh giá vốn thực tế phát sinh CP tính Z lao vụ MTC
CP sử dụng MTC theo giá bán nội bộ
Trường hợp 2: DN không tổ chức đội MTC riêng biệt hoặc có tổ chức nhưng
không phân cấp thành một bộ phận SX độc lập
- Đối với chi phí thường xuyên
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy
Nợ TK 623
Trang 40(2) Xuất kho NVL hoặc mua NVL đưa vào sử dụng ngay
Nợ TK 623
Nơ KT 133 (nếu mua về dùng ngay)
Có TK 152, 111, 112, 331 (3) Chi phí CCDC dùng cho MTC
Nợ TK 623
Nơ KT 133 (nếu mua về dùng ngay)
Có TK 153 (142, 242), 111, 112, 331 (4) Khấu hao MTC
Nợ TK 623
Có TK 214 (5) CP dịch vụ mua ngoài và các CP bằng tiền khác
Nợ TK 623
Có TK 111, 112, 331
- Đối với chi phí tạm thời
(1) Khi phát sinh các CP tạm thời được tập hợp
Nợ TK 142, 242
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331 Phân bổ CP trong kỳ:
Nợ TK 623
Có TK 142, 242 (2) Nếu trích trước CP
Nợ TK 623
Có TK 335 Khi phát sinh CP thực tế
Nợ TK 335
Nợ TK 133