ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 2653/SGD&ĐT-CNTT Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 V/v Hướngdẫn tổ chức thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi năm học 2008-2009 Kính gửi: Các Đ/c Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thực hiện công văn số 14241/BGDĐT-VP của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 13 tháng 12 năm 2006 và Hướngdẫn công tác thư viện trường học năm học 2008- 2009, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướngdẫn các Phòng Giáo dục- Đào tạo thực hiện tổ chức “Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi năm học 2008-2009”như sau: I. MỤC ĐÍCH HỘI THI 1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên thư viện trường học (TVTH), nâng cao chất lượng công tác TVTH. 2. Động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên TVTH yên tâm công tác, yêu ngành yêu nghề, biểu dương những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tiễn của cán bộ, giáo viên TVTH. 3. Tham mưu với các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện để toàn xã hội quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống TVTH. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI 1. Là cán bộ, giáo viên thư viện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tại các trường tiểu học thành phố Hà Nội, trong biên chế hoặc hợp đồng có chỉ tiêu của quận, huyện; đã làm công tác thư viện ít nhất 2 năm học. 2. Thư viện nơi cán bộ, giáo viên thư viện dự thi phải là thư viện trường học đạt Chuẩn trở lên hoặc là thư viện hoạt động hiệu quả. 3. Cán bộ, giáo viên thư viện đã tham dự cuộc thi “Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi” cấp quốc gia không tham dự Hội thi này. III. NỘI DUNG THI VÀ THANG ĐIỂM CHẤM THI Tổng số điểm chấm thi 20 điểm gồm 3 phần sau: 1- Lý thuyết: (6 điểm):. - Hình thức: Trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm (làm bài theo phòng thi). - Nội dung thi: Các văn bản qui phạm của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về công tác TVTH; Những hiểu biết chung về chức năng, nhiệm vụ, kỹ thuật và nghiệp vụ thư viện trường học. Đối với hội thicấp cơ sở, các đơn vị có thể tự ra đề thi hoặc tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm và nội dung ứng xử trong phụ lục “Một số nội dung tham khảo dùng cho hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi” . - Thời gian: 15 phút. 2- Thực hành (10 điểm) - Nội dung: Giới thiệu sách hoặc điểm sách theo chủ đề; trả lời câu hỏi ứng xử nghề nghiệp của Ban giám khảo. Sách sử dụng trong phần thi này phải là sách của 1 thư viện và nằm trong danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. - Hình thức : + Thí sinh có quyền chọn lựa một trong hai hình thức: giới thiệu sách hoặc điểm sách theo chủ đề. + Phần trả lời câu hỏi ứng xử thi theo hình thức vấn đáp, nội dung liên quan đến sách và nghiệp vụ thư viện; cách trả lời cần gọn, rõ, đúng ý và hấp dẫn. - Thời gian trình bầy và trả lời câu hỏi của một thí sinh: tối đa 20 phút . 3- Sáng kiến kinh nghiệm: (4 điểm) Thí sinh được chuẩn bị trước và nộp một sáng kiến kinh nghiệm có nội dung về hoạt động thư viện trường học (đánh trên máy vi tính, không quá 6 trang khổ giấy A4). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tổ chức Bồi dưỡng cho các thí sinh tham dự Hội thi Các phòng GD triển khai hướng dẫn thể lệ, yêu cầu, hình thức tổ chức Hội thi cấp quận, huyện tới các trường và các cán bộ thư viện các trường trong quận, huyện, trên cơ sở hướngdẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục các câu hỏi trắc nghiệm và ứng xử được gửi kèm theo hướngdẫn này). 2. Tổ chức Hội thi cán bộ giáo viên thư viện giỏi các cấp “Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi năm học 2008-2009” được tiến hành theo 2 vòng. Cán bộ, giáo viên thư viện dự thi đạt giải ở cấp nào thì được công nhận là cán bộ - giáo viên thư viện giỏicấp đó (Quận, huyện, thành phố). - Vòng 1: Hội thi cán bộ giáo viên thư viện trường học giỏicấp quận, huyện + Các phòng GD- ĐT thành lập Ban tổ chức Hội thi, ban giám khảo, xây dựng đề thi, biểu điểm chấm, cơ cấu giải thưởng, hướngdẫn các cơ sở và tổ chức Hội thi tại quận, huyện. + Thời gian hoàn thành thicấp quận, huyện: trong tháng 1-2009. + Phương thức tổ chức thi tại quận, huyện: * Các quận, huyện tổ chức khai mạc và tổng kết hội thi * Bài thi lý thuyết tổ chức thi theo phòng, mỗi phòng thi đảm bảo 2m 2 /01 thí sinh, có từ 2 tới 3 giám thị. * Bài thi thực hành có thể tổ chức bằng một trong các hình thức sau: ** Tổ chức thi tập trung tại một địa điểm; mỗi buổi thi thực hành không quá 10 thí sinh tham dự. ** Tổ chức thi theo cụm địa bàn trong quận,huyện. (Sẽ tổ chức gắp thăm thứ tự thí sinh dự thi; thí sinh có thể chủ động lựa chọn các giải pháp thực hiện bài thi với hiệu quả cáo nhất; Trong buổi thi thực hành mời cán bộ giáo viên tham dự động viên và yêu cầu tất cả cán bộ thư viện các trường học do phòng GD&ĐT quản lý tham dự đầy đủ). * Công bố kết quả thi trong buổi tổng kết. - Sau vòng thicấp quận, huyện, các phòng GD và ĐT gửi báo cáo (Theo mẫu ) và 10 ảnh hội thi tại quận huyện (kích thước: 10X15) về ban chỉ đạo hội thi Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng KH- CNTT) trước ngày 10/2/2009 qua đường công văn và 2 thư điện tử, địa chỉ: Phòng KH-CNTT Sở GD&ĐT Hà Nội 23 Quang Trung Hà Nội; hộp thư điện tử: kh-cntt@hanoiedu.vn . - Vòng 2: Hội thi cán bộ giáo viên thư viện trường học giỏicấp thành phố: + Dựa trên kết quả thi ở quận, huyện, mỗi phòng Giáo dục lựa chọn 1 thí sinh xuất sắc tham dự hội thicấp thành phố, dự kiến được tổ chức vào tuần 4 tháng 2 năm 2009 (Lịch cụ thể sẽ thông báo trước ngày 10/2/2008) + Vòng thi cấp Thành phố sẽ tổ chức thi tập trung; mỗi thí sinh sẽ làm 02 bài thi gồm: ++ Bài thi lý thuyết trắc nghiệm đề thi gồm 30 câu hỏi (thời gian làm bài 15 phút) ++ Bài thi thực hành và trả lời câu hỏi ứng xử (Theo thứ tự gắp thăm, thời gian thực hiện của mỗi thí sính không quá 20 phút) Nhận được công văn này, Sở giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức tốt Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏicấp Quận, huyện; đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích và tiến độ, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên thư viện ở các trường tiểu học có đủ điều kiện đều được tham gia. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần thông tin kịp thời về kế hoạch, thời gian tổ chức và kết quả Hội thicấp quận, huyện cho Ban chỉ đạo Hội thi của Sở Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ liên hệ: Phòng Khoa học- công nghệ thông tin- Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội -23 Quang Trung. ĐT: 3.936.3257. địa chỉ Email: kh- cntt@hanoiedu.vn Nơi nhận: - Đ/c Giám đốc; - Các phòng ban Sở; - Các Phòng GD&ĐT; - Lưu VT, KH-CNTT. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) Phạm Thị Hồng Nga 3 Mẫu (báo cáo về Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp quận, huyện): UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN…………………… PHÒNG GD&ĐT —————— Số: / SGD&ĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————— Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2009 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN THƯ VIỆN GIỎI A. Phần I I. Nhận xét khái quát về thư viện trường học trong quận, huyện. (Nhận xét có tính tổng thể toàn quận, huyện) …………… II. Tình hình tổ chức và kết quả Hội thi cấp quận, huyện. - Các công việc chuẩn bị tiến hành trong Hội thi . - Số lượng cán bộ thư viện tham gia dự thi cán bộ, giáo viên thư viên giỏi . - Cách thức tiến hành, thời gian hội thi… - Sự hỗ trợ của các lực lượng khác với Hội thi . - Đánh giá hiệu quả … III Kiến nghị (hình thức và nội dung tổ chức thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi) ……… B. PHẦN 2: (Trình bầy riêng theo mẫu đính kèm trên khổ giấy A 4 căn ngang ) Danh sách cán bộ, giáo viên thư viện được giải cấp Quận, huyện ; danh sách cán bộ, giáo viên thư viện được lựa chọn tham dự hội thicấp Thành phố TT Họ tên Năm sinh Trường Trình độ CMTV Thời gian làm CTTV Biên chế Hợp đồng Q,H Đạt giải Tên SKKN Tên sách giới thiệu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 . TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT (Ký ghi rõ họ tên) Cách nhập dữ liệu vào bảng thống kê: - Cột 1: ghi số thứ tự (thứ tự 1 dành cho cán bộ thư viện dự thi thư viện giỏi cấpThành phố). - Cột 2: ghi đầy đủ họ và tên. - Cột 3: ghi rõ ngày tháng năm sinh. - Cột 5: ghi trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thư viên của cán bộ dự thi: ĐH, CĐ, TC, - Cột 6: ghi số năm làm công tác thư viện. - Cột 7: nếu biên chế ghi số 1, chưa biên chế ghi số 0. - Cột 8: nếu là hơp đồng quận, huyện ghi số 1, trường hợp khác ghi số 0. - Cột 9: ghi rõ giải: Nhất, nhí, ba, KK. - Cột10: ghi tên sáng kiến kinh nghiệm. - Cột11: ghi tên sách giới thiệu trong Hội thi cấp Thành phố. 4 - Cột 12: ghi DTTP cho cho cán bộ TV của Q,H được cử đi thi thư viện giỏi cấp Thành phố, hoặc các trường hợp đặc biệt khác. MỘT SỐ NỘI DUNG THAM KHẢO DÙNG CHO HỘI THI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN THƯ VIỆN GIỎI I. Một số câu hỏi trắc nghiệm có thể sử dụng trong phần thi lý thuyết hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏicấp cơ sở 1. Thư viện trường học thuộc loại hình thư viện n: a. Tổng hợp b. Đa ngành c. Chuyên ngành d. Đại chúng 2. Đăng ký cá biệt trong thư viện là đăng ký theo: a. Tác giả và tên sách b. Từng lô sách c. Từng bản sách d. Nội dung sách 3. Theo thông tư 30/TT-LB, kinh phí dành cho mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, SGK và các thiết bị cho thư viện trường học chiếm: a. 6-10% tổng ngân sách nhà nước b. 6-10% ngân sách giáo dục địa phương c. 3-6% tổng ngân sách cho sự nghiệp giáo dục d. 6-10% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông. 4. Ký hiệu phân loại chính của sách dựa vào: a. Nội dung sách b. Công dụng của sách c. Tên sách d. Cả ba điều trên. 5. Cơ sở vật chất của thư viện gồm: a. Phòng đọc và sách báo, tạp chí b. Nơi để sách và cách sắp xếp. c. Kho sách, Phòng đọc và trang thiết bị. d. Trang thiết bị thư viện và sách, báo, tạp chí. 6. Sách được đóng dấu thư viện ở: a. Trang tên sách. b. Trang 17 c. Bìa sách d. Trang tên sách và trang 17. 7. Đơn vị đăng ký tổng quát kho thư viện là: a. Tổng số sách báo theo mỗi chứng từ nhập xuất. b. Từng tên sách báo mới nhập c. Tổng số sách xuất kho. d.Tổng số sách báo nhập, xuất từng học kỳ. 8. Tiêu chuẩn đánh giá thư viện trường học hiện nay có: a. 3 tiêu chuẩn. b. 4 tiêu chuẩn. c. 5 tiêu chuẩn. 5 PHỤ LỤC LỤCC d. 6 tiêu chuẩn. 9. Các hình thức bổ sung sách: a. Bổ sung khởi đầu, bổ sung hoàn bị. b. Bổ sung hoàn bị, bổ sung hiện tại. c. Bổ sung hiện tại, bổ sung khởi đầu. d. Bổ sung khởi đầu, bổ sung hiện tại và bổ sung hoàn bị. 10. Tiêu chuẩn công nhận TVTH hiện nay được áp dụng theo: a. QĐ 61/QĐ-BGD&ĐT ngày 6-11-1998 b. QĐ 659/QĐ-BGD&ĐT ngày 9-7-1990 c. QĐ 01/QĐ-BGD&ĐT ngày 2-1-2003 d. Thông tư 30/ LBGD-TC 11. Trong cấu trúc một bài giới thiệu sách, phần quan trọng nhất là: a. Mở đầu b. Giới thiêu nghệ thuật của tác phẩm. c. Giới thiệu tác giả . d. Giới thiệu nội dung tác phẩm. 12. Yêu cầu để đạt tiêu chuẩn IV- Tổ chức hoạt động thư viện theo quyết định 01/ QĐ- BGD&ĐT ngày 2/1/2003 là phải thu hút và phục vụ: a. 100% giáo viên và 70% học sịnh. b. 70 % giáo viên và 50 % học sinh c. 100 % giáo viên và 50 % học sinh d. 80% giáo viên và 50 % học sinh. 13. Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt” có ký hiệu phân loại là: a. 4(V) (03) b. 4(V) -04 c. 4(V) (083) d. 4(V) (07) 14. Đối tượng phục vụ của TVTH là: a. Giáo viên và học sinh. b. Giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhà trường. c. Giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên nhà trường. Ngoài ra có thể phục vụ nhân dân trên địa bàn. d. Mọi đối tượng bạn đọc. 15. Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu đọc: a. Giới tính b. Lứa tuổi c. Tôn giáo, chính trị. d. Trình độ văn hoá. 16. Những loại sách có trong TVTH: a. Sách giáo khoa. b. Sách tham khảo. c. Sách nghiệp vụ d. Cả ba loại sách trên. 17. Đối với sách có 4 tác giả trở lên thì tiêu đề mô tả là: a. Tên tác giả đầu. b. Tên sách. c. Tên tác giả thứ hai. d. Tên tác giả tập thể. 18. Sơ đồ mô tả sách theo tiêu chuẩn ISBD có: 6 a. 4 khu vực mô tả. b. 5 khu vực mô tả. c. 6 khu vực mô tả d. 7 khu vực mô tả. 19. Các loại sổ đăng ký sách báo trong TVTH là: a. Sổ đăng ký tổng quát b. Sổ đăng ký cá biệt. c. Sổ đăng ký tổng quát, sổ đăng ký cá biệt. Ngoài ra có phiếu đăng ký báo, tạp chí. d. Sổ đăng ký tổng quát và đăng ký cá biệt. 20. Trong thư viện trường học có: a. Mục lục chủ đề. b. Mục chữ cái và mục lục chủ đề. c. Mục lục chữ cái và mục lục phân loại. d. Mục lục phân loại và mục lục chủ đề. 21. Yêu cầu cơ bản của việc thanh lý sách ra khỏi thư viện là: a. Được giám hiệu đồng ý. b. Có biên bản và hội đồng thanh lý. c. Có hội đồng thanh lý, biên bản xuất sách khỏi kho, bảng kê kèm theo, hiệu trưởng ký duyệt. d. Có biên bản xuất sách khỏi kho, bảng kê kèm theo, hiệu trưởng ký duyệt. 22. Có mấy danh hiệu công nhận thư viện đạt chuẩn: a. 2 danh hiệu. b. 3 danh hiệu. c. 4 danh hiệu. d. 5 danh hiệu. 23. Các phương pháp tuyên truyền sách là: a. Tuyên truyền trực quan. b. Tuyên truyền miệng. c. Tuyên truyền, giới thiệu sách. d. Tuyên truyền trực quan và tuyên truyền miệng. 24. Các hình thức tổ chức hoạt động nghiệp vụ thư viện: a. Cho mượn, cho thuê sách. b. Tổ chức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà. c. Tổ chức đọc, mượn, cho thuê sách, phục vụ hoạt động ngoại khoá và giới thiệu sách d. Tổ chức đọc, mượn, giới thiệu sách. 25. Phích mô tả thư viện có kích thước: a. 7 x 10cm b. 7,5 x 12 cm c. 7 x 12,5 cm d. 7,5 x12,5cm 26. Cuốn “Phân tích , bình giảng văn học 8” có ký hiệu phân loại chính là: a. 8 b. V c. N d. 4 27. Trong mô tả, trợ ký hiệu của sách được trình bày: a.Trong móc vuông [ ] b. Sau dấu hai chấm : 7 c. Trong ngoặc đơn ( ) d. Trong ngoặc kép “ “ 28. Trợ ký hiệu sách dùng cho giáo viên là: a. ( 07) b. (071) c. ( 075) d. (073) 29. Các loại trợ ký hiệu trong bảng phân loại: a. Trợ ký hiệu hình thức b. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý c. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý. liên quan, phân tích d. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý, liên quan, phân tích, ngôn ngữ. 30. Cuốn sách “ Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh có ký hiệu phân loại là: a. V21 b. V11 c. V29 d. 3K5H 31. Trong các hình thức sau, hình thức nào không phải là hình thức tuyên truyền miệng: a. Câu lạc bộ bạn đọc b. Pa nô, biểu ngữ thư viện c. Kể chuyện theo sách d. Giới thiệu sách 33. Thư viện trường học đạt chuẩn theo QĐ 01 là những thư viện: a. Đạt đầy đủ cả 5 tiêu chuẩn trong QĐ trên b . Hoạt động đều đặn và là trung tâm sinh hoạt văn hoá trong nhà trường c. Đạt 5 tiêu chuẩn với những hoạt động nề nếp. d. Có 3 tiêu chuẩn vựot trội. 34. Mô tả tài liệu trong thư viện nhằm mục đích: a. Nhận dạng về tàI liệu b. Nhận dạng, thông tin và tra tìm tài liệu c. Nhận dạng, thông tin về tàI liệu d. Cả 3 đáp án trên đều sai. 35. Đánh giá công tác bạn đọc trong thư viện cần căn cứ vào: a. Số lượng sách lớn và nhiều sách quí , hiếm b. Phòng thư viện rộng, khang trang và đủtiện nghi c. Tổ chức hoạt động phong phú, lượng sách luân chuyển lớn d. Giáo viên thư viện nhiệt tình, có trình độ. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ SỬ DỤNG LÀM CÂU HỎI SAU KHI THI THỰC HÀNH TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH. 1. Các câu hỏi liên quan đến cuốn sách vừa giới thiệu: - Điều tâm đắc nhất khi giới thiệu cuốn sách đó. - Taị sao chọn cuốn sách đó/ tiêu chí chọn sách để giới thiệu - Hãy kể tên một số sách có cùng chủ đề với cuốn sách vừa giới thiệu - Tác giả cuốn sách bạn vừa giới thiệu còn có những tác phẩm nào khác? - Cuốn sách này có ký hiệu phân loại là gì? - Ở trường, bạn sẽ giới thiệu cuốn sách này vào thời điểm nào? Ở đâu? Đối tượng? Tại sao? 2. Các câu hỏi liên quan đến việc tổ chức giới thiệu sách - Để tổ chức thành công một buổi giới thiệu sách cần chú ý tới những vấn đề gì? 8 - Cần phải phối hợp với các cá nhân và tổ chức, đoàn thể nào trong trường khi giới thiệu sách? - Một bài giới thiệu sách hoặc điểm sách thông thường có mấy phần?. Theo bạn phần nào quan trọng nhất? - Có mấy hình thức tuyên truyền giới thiệu sách? Kể tên một số hình thức tuyên truyền giơí thiệu sách? - Hình thức tuyên truyền giới thiệu sách nào được sử dụng nhiều nhất đối với học sinh trường bạn, tại sao? 3. Các câu hỏi tình huống - Sau khi giới thiệu sách nhiều bạn đọc đến mượn nhưng sách đã hết. - Bạn đọc chưa thích cuốn sách vừa được giới thiệu. - Bạn đọc muốn tìm thêm một số sách có cùng chủ đề - Bạn đọc hỏi một vấn đề trong nội dung sách mà bạn không thông thạo. - Bạn đọc mượn sách quá hạn vẫn chưa trả. - Học sinh tự động vào lấy sách của thư viện ra xem - Học sinh mượn và viết, vẽ vào sách. - Hai người cùng muốn mựơn một cuốn sách duy nhất của thư viện. - Bạn đọc có nhu cầu mượn một cuốn sách mà thư viện trường không có… 4. Các câu hỏi nhận thức - Quan điểm của bạn khi có người nói học sinh hiện nay không thích đọc sách? - Quan điểm của bạn khi có người nói học sinh hiện nay không có thời gian đọc sách? - Quan điểm của bạn khi có người nói giáo viên hiện nay không thích mượn sách của thư viện? - Những yếu tố nào hình thành nên một thư viện? - Để thu hút bạn đọc (Giáo viên hoặc học sinh) đến thư viện cần chú ý những vấn đề gì? - Hệ thống tra cứu chủ yếu trong thư viện truyền thống? - Tại sao thư viện phải nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc sách? - Nội dung của công tác bạn đọc trong thư viện trường học? - Cách tra tìm sách nhanh nhất trong thư viện khi bạn đọc biết tên sách hoặc tên tác giả? - Cách tra tìm sách nhanh nhất trong thư viện khi bạn đọc chỉ biết chủ đề của tài liệu . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 9 . kết hội thi * Bài thi lý thuyết tổ chức thi theo phòng, mỗi phòng thi đảm bảo 2m 2 /01 thi sinh, có từ 2 tới 3 giám thi . * Bài thi thực. thứ tự thi sinh dự thi; thi sinh có thể chủ động lựa chọn các giải pháp thực hiện bài thi với hiệu quả cáo nhất; Trong buổi thi thực