1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn thi thử TN THPT (Số: 205/SGDĐT-KTKĐ)

5 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 205 /SGDĐT-KTKĐ Đà Lạt, ngày 12 tháng 3 năm 2010 V/v: Hướng dẫn thi thử TN THPT năm 2010. Kính gửi: Các trường trung học phổ thông. Theo kế họach năm học 2009-2010, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đầu tháng 6/2009, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh lớp 12 THPT đang học và thí sinh tự do có yêu cầu đăng ký dự thi thử. Mục đích, yêu cầu và kế họach tổ chức như sau: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Khảo sát chất lượng học tập các môn thi tốt nghiệp, qua đó nhà trường có biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, xây dựng kế hoạch, phương pháp ôn tập sao cho có hiệu quả trong kỳ kiểm tra học kỳ II và thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp đến. 2. Qua kỳ thi thử, giáo viên học tập quy chế thi TN THPT 2009, Thông tư 05/TT BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp, nâng cao nghiệp vụ coi thi, tổ chức kiểm tra hồ sơ học sinh, nhập liệu danh sách thí sinh theo quy định mới, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài tự luận, trắc nghiệm để hạn chế phạm quy, những lỗi về kỹ thuật làm ảnh hưởng tới kết quả bài thi. 3. Tổ chức thi thử với sự chuẩn bị chu đáo từ khâu ra đề đến khâu coi thi, chấm thi, đảm bảo nghiêm túc, phản ảnh đúng trình độ học sinh so với yêu cầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông. II. Văn bản thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện kỳ thi thử cơ bản theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT- BGDĐT, ngày 12 tháng 3 năm 2009 (gọi tắt là Quy chế thi 2009) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 05/TT-BGDĐT ngày 24/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT. III. Các môn thi, ngày thi, lịch thi 1. Các môn thi: là các môn thi trong kỳ thi TN THPT năm học 2009-2010. 2. Ngày thi: 07, 08 và 09/4/2010 1 3. Lịch thi: Ngày Buổi Mơn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 07/4/2010 SÁNG Ngữ văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Mơn thứ tư 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 08/4/2010 SÁNG Mơn thứ năm 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Mơn thứ sáu 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 09/4/2010 SÁNG Tốn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 4. Đề thi: - Dưới hình thức tự luận: Văn, Tốn và mơn thi thứ 5. - Dưới hình thức trắc nghiệm: Mơn tiếng Anh, mơn thứ tư, mơn thứ sáu. Sở sẽ thơng báo mơn thứ tư, mơn thứ năm, mơn thứ sáu vào ngày 31/3/2010; Sở khơng ra đề mơn tiếng Pháp,Tiếng Anh 3 năm và mơn thi thay thế mơn ngoại ngữ. - Đề thi dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp THPT (gồm: thí sinh học Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Cơ bản và thí sinh tự do) được ra theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp THPT hiện hành, nội dung đề thi chủ yếu từ tuần 12 đến tuần 30 theo kế hoạch thời gian năm học và một số kiến thức quan trọng ở học kỳ I mà các đề thi tốt nghiệp THPT thường có. - Đối với các mơn Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi mơn gồm 2 phần: + Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; + Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều khơng được chấm. - Đối với các mơn Ngoại ngữ, đề thi chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, khơng có phần riêng. IV. Về công tác chuẩn bò, tổ chức thi Trước khi tiến hành kỳ thi thử, Sở Giáo dục và Đào tạo u cầu các trường: 2 1. Tổ chức tập huấn thi nghiêm túc cho toàn thể giáo viên về Quy chế thi 2009, Thông tư 05/TT-BGDĐT, nghiệp vụ coi thi tự luận, trắc nghiệm. 2. Kiểm tra hồ sơ học sinh với các nội dung sau: - Học sinh phải có đầy đủ hồ sơ thí sinh theo Điều 11 Quy chế thi 2009 gồm có: học bạ trung học phổ thông (bản chính); giấy khai sinh (bản sao); bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chứng thực); giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực); các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có). - Đối với học sinh thuộc diện chuyển trường từ tỉnh khác đến phải đủ hồ sơ theo quy định (giấy giới thiệu của 2 sở giáo dục và đào tạo, giấy chứng nhận vào lớp 10 THPT). - Đối với học bạ trung học phổ thông: kiểm tra có đủ các môn học; chú ý điểm của các môn GDCD, Công nghệ, Thể dục, GDQP-AN; kiểm tra lại điều kiện lên lớp, ở lại lớp theo quy định (ở lớp 10, lớp 11), kiểm dò việc trùng khớp hộ tịch của học sinh …. Khi kiểm tra hồ sơ phải có biên bản và được lưu tại trường để quy trách nhiệm khi có sai sót về hồ sơ thí sinh của những phần nội dung đã kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp. 3. Lập danh sách thí sinh Danh sách thí sinh được sắp xếp theo các bước sau: - Bước 1. Xếp theo thứ tự ưu tiên của môn thi tiếng Anh 7 năm, 3 năm, Tiếng Pháp rồi đến môn thay thế ngoại ngữ. - Bước 2. Hiện nay, tất cả các trường trung học phổ thông, chỉ có chương trình Anh văn 7 năm, nên lập danh sách thí sinh cho học sinh toàn trường theo thứ tự a, b, c, của tên thí sinh. + Mỗi phòng thi 24 thí sinh, phòng thi cuối cùng không quá 28 thí sinh; + Mỗi thí sinh có 01 số báo danh gồm 06 chữ số: 2 chữ số đầu là mã trường (có quy định kèm theo); 4 chữ số sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách, đánh từ 0001 đến hết số học sinh của trường. Lưu ý: Thí sinh tự do xếp riêng thành các phòng thi cuối cùng (chỉ cần đơn xin dự thi thử, chưa yêu cầu phải có hồ sơ dự thi). 4. Chuẩn bị các biểu mẩu, ấn chỉ Các trường chuẩn bị các lọai ấn chỉ, biểu mẫu cơ bản như sau: Giấy thi, giấy nháp; phiếu trả lời trắc nghiệm (có thể sử dụng bản photocoppie), mẫu biên bản mở niêm phong bì đụng đề thi tại phòng thi, cái kéo cho mỗi phòng thi, phiếu thu bài thi của thí sinh (đối với môn thi trắc nghiệm cột số tờ được thay bằng cột mã đề) …. 3 5. Tổ chức ôn tập cho học sinh Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỷ năng, yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường chủ động tổ chức cho các tổ nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch ôn tập kiến thức, hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỷ năng làm bài; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc tổ chức có hiệu quả, đảm bảo thực chất trong kỳ thi thử. V. Tổ chức ra đề coi thi, chấm thi 1. Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng ra đề thi, sao in đề thi (đề thi được phát đến từng thí sinh). 2. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng coi thi (mỗi phòng thi có 2 giám thị bên trong và giám thị ngoài phòng thi), chấm thi (kể cả môn thi trắc nghiệm). Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm một số phòng thi của một số trường trên địa bàn Đà Lạt. VI. Xử lý kết quả chấm thi: 1. Điểm thi thử các môn được tính điểm của bài kiểm tra 1 tiết (tăng thêm một cột điểm so với quy định). 2. Căn cứ vào chất lượng từng bộ môn, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập, phụ đạo tại trường (kể cả thí sinh tự do nếu trường có điều kiện). 3. Các trường gửi kết quả chấm thi bộ môn, nhận xét về bài làm của học sinh, kỷ thuật làm bài trắc nghiệm, tình hình về hồ sơ học sinh, các đề xuất và kiến nghị về Phòng KT&KĐCL và Phòng GDTrH trước ngày 16/4/2010. VII. Lịch làm việc trong kỳ thi - Tuần IV tháng 3 và tuần I tháng 4/2010: + Phổ biến, học tập quy chế thi 2009, nghiệp vụ coi thi trong hội đồng trường. + Tổ chức kiểm tra hồ sơ học sinh, nhận đơn xin dự thi của TSTD. + Nhập liệu danh sách thí sinh theo phần mềm quản lý thi tốt nghiệp năm 2009. + Chuẩn bị biểu mẫu, ấn phẩm. - Ngày 06/4/2010: Sở đưa đề thi đến các trường THPT đóng tại trung tâm thị trấn của huyện, thị xã. Buổi chiều ngày 06/4, các trường trung học phổ thông khác cử người trong lãnh đạo nhà trường nhận đề tại các trường quy định (có ghi tại cột ghi chú của bảng quy định mã trường), riêng các trường đóng tại thành phồ Đà Lạt, Lạc Dương, Đam Rông nhận tại Sở vào sáng 06/4/2010. - Ngày 07, 08, 09/4/2010: coi thi theo lịch. - Từ ngày 08/4 đến 14/4: tiến hành chấm thi. - Hạn cuối cùng là ngày 16/4 nộp các báo cáo về Sở (báo cáo chuyên môn gởi về phòng GDTrH; báo cáo tình hình hồ sơ học sinh, nhận xét về kỹ thuật làm bài trắc 4 nghiệm gởi về phòng KT&KĐCLGD) theo E mail: phonggdtrh.solamdong@.@moet.edu.vn ; phongktkd.solamdong@moet.edu.vn Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường trung học phổ thông báo đến cha mẹ học sinh, và tạo điều kiện để thông tin đến học sinh cũ thi hỏng tốt nghiệp năm 2010 về kỳ thi thử và có kế hoạch ôn tập, rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, đồng thởi tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá để kỳ thi tốt nghiệp phổ thông sắp tới đạt kết quả tốt. KT.GIÁM ĐỐC Nơi nhận: PHÓ GIÁM ĐỐC - Như trên; - Lãnh đạo Sở; (đã ký) - Các phòng CM Sở; - Lưu: KTKĐ, CNTT, VP Sở. Huỳnh Văn Bảy 5 . chế thi tốt nghiệp THPT ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT. III. Các môn thi, ngày thi, lịch thi 1. Các môn thi: là các môn thi trong kỳ thi TN THPT năm học 2009-2010. 2. Ngày thi: . đến. 2. Qua kỳ thi thử, giáo viên học tập quy chế thi TN THPT 2009, Thông tư 05/TT BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp, nâng cao nghiệp vụ coi thi, tổ chức kiểm. ngày 12 tháng 3 năm 2010 V/v: Hướng dẫn thi thử TN THPT năm 2010. Kính gửi: Các trường trung học phổ thông. Theo kế họach năm học 2009-2010, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Ngày đăng: 01/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w