Vận dụng vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

28 775 0
Vận dụng vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Học thuyết kinh tế tiến bộ trong sự phát triển tư tưởng kinh tế học chính trị của giai cấp tư sản, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu một cách khoa học phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ra đời vào thế kỉ XVII Anh và Pháp, phát triển mạnh Anh, vì Anh là nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến lúc bấy giờ. Người sáng lập Petty U. (W.Petty) người Anh, Boaghilơbe (P.L.P.Boisguillebert) người Pháp và Xixmôngđi X. đơ (L.S De Sismondi) người Thuỵ Sĩ. Về sau được phát triển hơn nữa Pháp và Anh, đại biểu là Ketne F. (F.Quesnay) và Tuyêcgô (A.R.J.Turgot), Xmit A. (A.Smith), Ricacđô Đ. (D. Ricardo). Vào thời kì này, giai cấp tư sản đã tích luỹ được một số lượng lớn tư bản và tập trung vào phát triển sản xuất, xây dựng một hệ thống các phạm trù, các qui luật của nền kinh tế thị trường (giá trị, giá cả, lợi nhuận, địa tô, tiền lương…). Ý nghĩa tiến bộ của kinh tế học chính trị tư sản cổ điển: là vũ khí lý luận quan trọng của chủ nghĩa tư bản để đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, lên án tính chất ăn bám và hành vi lãng phí của vua chúa phong kiến. Lần đầu tiên vạch ra bản chất và qui luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chống lại những tàn dư của các qui chế phường hội thời trung cổ và những biện pháp hạn chế tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước phong kiến vào kinh tế. Họ bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa. Song, sai lầm của kinh tế học chính trị tư sản cổ điển là đã coi tính chất tiến bộ của chủ nghĩa tư bản là tuyệt đối, và cho rằng chế độ tư bản chủ nghĩa vĩnh viễn không thay đổi, là chế độ duy nhất phù hợp với “bản tính con người”, cho nên phương pháp nghiên cứu của họ là siêu hình. Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ đề cập đến “các giai đoạn phát triển và đặc điểm của trường phái chính trị tư sản cổ điển, từ đó đưa ra những vận dụng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam”. Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 1 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế NỘI DUNG I. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN Cuối thế kỉ XVII Anh và Pháp trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển xuất hiện. Vào thời kì này sau khi tích luỹ được một số lớn tiền tệ, giai cấp tư sản tập trung vào phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, các công trường thủ công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành giai cấp vô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất. Song song với đó là sự tồn tại của chủ nghĩa phong kiến không chỉ kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giai cấp, chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ đã ngăn cản việc tập trung ruộng đất vào tay các chủ doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện kinh doanh theo chủ nghĩa tư bản. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn giữa địa chủ, quan lại phong kiến với tư sản mới ra đời, dẫn đến sự phân hoá trong bản thân giai cấp quí tộc. Các nước phương Tây chuyển dần sang thời kì phát triển mới, thời kì quá độ sang chủ nghĩa tư bản. Nếu trong thời kì hưng thịnh của chủ nghĩa trọng thương, người ta chỉ tập trung vào lĩnh vực lưu thông thì thời kì này đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế được đặt ra của quá trình sản xuất vượt ra ngoài giới hạn giải thích của lý thuyết kinh tế trọng thương. Điều này đòi hỏi phải có lý thuyết mới soi đường, học thuyết của trường phái kinh tế trọng thương lỗi thời và suy đồi nhường chỗ cho một học thuyết kinh tế mới: học thuyết của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 2 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế II. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN VÀ CÁC HỌC THUYẾT THỜI KỲ KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN 2.1. Đặc diểm chung của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát sinh trong thời kì hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy học thuyết này có những đặc điểm chủ yếu sau: - Các nhà kinh tế của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. - Lần đầu tiên các nhà kinh tế học cổ điển xây dựng một hệ thống các phạm trù, các qui luật của nền kinh tế thị trường như phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, lợi tức, các qui luật cung- cầu và lưu thông tiền tệ. - Trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. - Lần đầu tiên trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển áp dụng phương pháp trừu tượng hoá, nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất người, các qui luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Những quan điểm lý luận của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển nhìn chung chưa thật nhất quán, còn trộn lẫn giữa các xu hướng, tư tưởng, một mặt là muốn đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng, nhưng mặt khác lại mang tính siêu hình phi lịch sử. 2.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển trong các giai doạn phát triển 2.2.1. Giai đoạn ra đời của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Giai đoạn này nhà kinh tế tiêu biểu là Petty. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các nhà kinh tế đang chuyển dần tư tưởng trọng thương sang xây dựng nền tảng ban đầu cho kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. Trong lịch sử Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 3 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế tư tưởng kinh tế, vấn đề giá trị hàng hoá được sản xuất, phân phối, trao đổi, sử dụng giá trị hàng hoá như thế nào là hai vấn đề trọng tâm, thu hút sự chú ý phân tích của các trường phái,vậy những vấn đề kinh tế của giai đoạn này giải quyết hai vấn đề đó như thế nào? - Về tư tưởng giá trị hàng hoá, đây là thời kì phát triển sản xuất nên vấn đề trọng tâm mà trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển cần giải quyết là sản xuất và sản phẩm được sản xuất ra. Chính vậy tập trung sự chú ý vào vấn đề then chốt của sản xuất là chi phí sản xuất và lợi nhuận, lý thuyết giá trị, lý thuyết mà trường phái trọng thương chưa hề biết đến, đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư sản cổ điển. Trong lịch sử tư tưởng kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị hàng hoá, có thể khái quát thành 3 quan điểm lớn: + Giá trị hàng hoá do lao động sống của người lao động sản xuất tạo ra, giá trị theo quan điểm này được gọi là giá trị lao động. Học thuyết giá trị lao động dạng hoàn chỉnh nhất bao gồm ba vấn đề cơ bản, đó là: Chất của giá trị là lao động sống. Lao động trừu tượng của người sản xuất tạo nên. Lượng giá trị do thời gian lao động hội cần thiết quyết định. Cơ cấu giá trị bao gồm: lao động sống và lao động vật hoá. + Giá trị là do các chi phí sản xuất tạo thành mà đây chi phí sản xuất là chi phí về lao động, đất đai và vốn. Chi phí sản xuất càng nhiều thì giá trị của hàng hoá càng lớn và ngược lại. Như vậy, giá trị theo quan điểm này được gọi là giá trị các yếu tố sản xuất hay giá trị chi phí sản xuất. + Giá trị do lợi ích tạo nên, ích lợi càng nhiều thì giá trị càng lớn và ngược lại, giá trị này được gọi là giá trị ích lợi. Cả ba quan điểm này đều có tư tưởng xác định khác nhau: Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 4 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế Người đầu tiên đã đặt vấn đề giá trị lao động là Petty, ông coi giá trị hàng hoá là lao động khai thác bạc tạo ra, được gọi là lý thuyết giá trị của Petty là giá trị lao động, các nhà kinh tế của trường phái trọng nông đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng kinh tế của ông. Trên cơ sở lý luận giá trị lao động mà Petty đưa ra, các nhà kinh tế học sau này đã xây dựng một hệ thống các phạm trù về tiền lương, lợi tức, địa tô, tiền tệ. Tuy nhiên, giá trị lao động trong giai đoạn phát sinh của trường phái kinh tế học tư sản cổ điển còn sơ khai, phiến diện, thiếu nhất quán vì còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của trường phái trọng thương, biểu hiện như sau: Nhà kinh tế học thời này mới chỉ biết chất của giá trị do lao động tạo nên nhưng lao động đó là lao động gì thì chưa tiếp cận đến. Quan điểm của họ về giá trị lao động còn phiến diện mặc dù coi giá trị hàng hoá do lao động tạo ra nhưng chỉ thừa nhận giá trị do lao động khai thác bạc tạo nên, còn lao động trong các ngành khác không tạo ra giá trị. Trường phái trọng nông cho rằng sản phẩm thuần tuý hay giá trị hàng hoá là do lao động nông nghiệp tạo nên còn lao động các ngành khác không tạo ra giá trị của hàng hoá. Quan niệm giá trị còn chưa nhất quán bởi lẽ trong khi thừa nhận giá trị do lao động tạo ra thì đồng thời các nhà kinh tế thời kỳ này cho rằng giá trị vừa do lao động vừa do đất đai tạo thành, chính tư tưởng này là mầm mống của giá trị chi phí sản xuất. Trong khi cho rằng giá trị do lao động tạo ra nhưng các nhà kinh tế học vẫn coi trọng lao động buôn bán, lao động làm ra vàng và bạc hơn lao động sản xuất. - Về tư tưởng và vai trò kinh tế của nhà nước Nhìn chung các nhà kinh tế thời kỳ này đều ủng hộ tư tưởng kinh tế tự do mà nổi bật trong lý thuyết về quyền tự nhiên. Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 5 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế 2.2.2. Giai đoạn phát triển của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Giai đoạn này Adam Smith và Ricardo là nhà kinh tế tiêu biểu, người đầu tiên đã tạo ra sự phát triển của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. Đặc điểm chung của giai đoạn này là các nhà kinh tế đã phát triển một cách toàn diện các vấn đề lý luận kinh tế của trường phái cổ điển, đặc biệt là lý thuyết về giá trị lao động được xây dựng một cách hoàn thiện hơn cả về chất và lượng, về cơ cấu, giá trị của hàng hoá. Nếu như Petty và những người trọng nông còn thể hiện phiến diện trong lý thuyết giá trị lao động thì Adam Smith đã đưa lý thuyết này đến một sự phát triển mới, được thể hiện chỗ: ông quan niệm lao động trong mọi ngành sản xuất đều tạo ra giá trị, không kể đó là lao động trong công nghiệp hay nông nghiệp. Đến Ricardo lại phát triển cao hơn một tầm so với Adam Smith, ông khẳng định về chất của giá trị hàng hoá, ông cho rằng: giá trị hàng hoá do lao động tạo ra, thực thể giá trị là lao động. Về lượng giá trị hàng hoá của hàng hoá cũng được các nhà kinh tế học thời này phân tích kỹ hơn. Họ cho rằng lượng giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động hội cần thiết quyết định và họ quan niệm nếu thời gian lao động hội cần thiết bỏ vào nhiều giá trị hàng hoá thì lượng giá trị hàng hoá càng lớn. Tuy nhiên kinh tế chính trị học tư sản cổ điển trong giai đoạn này vẫn còn hạn chế, trong lý thuyết về giá trị vẫn không thống nhất về quan niệm giá trị, thể hiện chỗ: một mặt cho rằng giá trị do lao động tạo nên, mặt khác Adam Smith coi giá trị do các nguồn tự nhiên tạo nên hay Ricardo thì cho rằng tính khan hiếm quyết định giá trị. Trong cơ cấu giá trị Adam Smith đã bỏ qua yếu tố vật chất, còn Ricardo thì bỏ qua yếu tố nguyên vật liệu. Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 6 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế 2.2.3. Giai đoạn hậu cổ điển Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, giai đoạn này kinh tế chính trị học tư sản cổ điển bắt đầu suy đồi Đặc điểm của các học thuyết kinh tế giai đoạn này: Các nhà kinh tế tiếp tục như Adam Smith, Ricardo đã bắt đầu xa rời phương pháp luận của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, làm cơ sở cho các nhà kinh tế sau này xa rời những phương pháp của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. Không phát triển quan điểm kinh tế của trường phái cổ điển, đặc biệt là nguyên lý giá trị lao động nhưng các nhà kinh tế không ủng hộ mà chuyển sang lý thuyết giá trị các yếu tố sản xuất, giá trị lợi ích, điều này được thể hiện các nhà kinh tế giai đoạn này còn tạo nền móng cho sự phát triển của học thuyết cổ điển mới. Các nhà kinh tế thời kỳ này thể hiện tính chất biện hộ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, coi chủ nghĩa tư bản như một thực thể hội tồn tại vĩnh viễn nên việc giải quyết mâu thuẫn vốn có của nó bị các nhà kinh tế học hậu cổ điển cố gắng giới hạn trong khuôn khổ của hội tư bản. Những đặc điểm kinh tế hậu cổ điển có cơ sở tư tưởng kinh tế hội của nó. Về mặt tư tưởng thì học thuyết kinh tế hậu cổ điển bắt nguồn từ phương pháp luận có tính hai mặt của các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển: một mặt là khoa học, một mặt là tầm thường và siêu hình. 2.2. Các học thuyết kinh tế của thời kỳ phát triển kinh tế chính trị tư sản cổ điển 2.2.1. Học thuyết kinh tế của Petty - Lý thuyết về giá trị - lao động Ông chia giá cả thành 2 loại: giá cả chính trị và giá cả tự nhiên. Theo ông, giá cả chính trị (giá cả thị trường) phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên do đó khó xác định, còn giá cả tự nhiên (giá trị) là do thời gian lao động hao phí Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 7 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó. Ông kết luận: số lượng lao động bằng nhau bỏ vào sản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hoá. Giá cả tự nhiên (giá trị) tỉ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị của ông vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng trọng thương. Mặt khác, ông có một luận điểm nổi tiếng “lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải”. Về phương diện của cải vật chất thì đó là công lao to lớn của Petty nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị lao động khi kết luận lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm tức là giá cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Chính vấn đề đó là mầm mống của lý thuyết các nhân tố tạo ra giá trị sau này. - Lý thuyết tiền tệ Ông là người đầu tiên đưa ra qui luật lưu thông tiền tệ mà nội dung của nó là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá và tốc độ chu chuyển của tiền tệ, ông chỉ ra ảnh hưởng của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. - Lý thuyết tiền lương Ông xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Tiền lương không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Nếu tiền lương nhiều thì công nhân không muốn làm việc hay nói cách khác, muốn cho công nhân làm việc thì biện pháp là hạ thấp tiền lương xuống mức tối thiểu. - Lý thuyết địa tô, lợi tức, giá cả ruộng đất Về địa tô: ông định nghĩa địa tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất. Về lợi tức: ông coi lợi tức là địa tô của tiền và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa tô (trên đất mà người ta có thể dùng tiền vay để mua0 Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 8 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế Về giá cả ruộng đất: công lao to lớn của ông là ông đã dùng lý luận giá trị lao động để giải thích giá cả ruộng đất. 2.2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith - Lý luận về phân công lao động Ông cho rằng cội nguồn của của cải lao động, tài sản của hội phụ thuộc vào hai nhân tố, đó là tỷ lệ làm việc trong nền sản xuất vật chất và trình độ phát triển của phân công. Tuy nhiên ông chưa phân biệt được phân công của công trường thủ công với phân công hội, chưa chú ý đến mặt hội của sự phân công. - Lý thuyết về tiền tệ Ông cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện. Như vậy ông đánh giá không đúng về tiền tệ, coi tiền chỉ là môi giới giản đơn. Ông đã hiểu được tiền là một thứ hàng hoá tách ra tức là hiểu được bản chất hàng hoá của tiền và cũng chỉ hiểu đến đó thôi. - Lý thuyết về tiền công Adam Smith cho rằng tiền công chịu sự tác động của nhân khẩu và qui mô của tư bản quyết định tiền công. Ông đã phân biệt một cách có lý tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Ông còn có những hạn chế và sai lầm về lý luận tiền công như coi tiền công là giá cả của lao động, là một phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển kinh tế . - Lý thuyết về lợi nhuận Khác với chủ nghĩa trọng nông, ông cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên ông còn có những hạn chế về lý luận lợi nhuận như: không thấy được sự khác nhau Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 9 Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, và cho rằng lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra. - Lý luận về địa tô Ông đã phân biệt được địa tô với lợi tức do tư bản đầu tư vào đất đai. Theo ông thì địa tô là hình thái của giá trị thặng dư. Ông đã phân biệt được địa tô chênh lệch nhưng lại không đi sâu nghiên cứu về nó. - Lý luận về tư bản Tư bản lưu động là tư bản mang lại thu nhập cho người chủ của nó do kết quả của việc thực hiện, tiêu thụ hàng hoá. Tư bản thương nhân thuộc về tư bản lưu động. Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận. - Lý luận về tái sản xuất Ông nhận thấy cần phân biệt hai hình thức lao động: một thứ cung cấp những vật phẩm tiêu dùng, một thứ cung cấp những sản phẩm không phải để tiêu dùng. Như vậy, ông đã có bước tiến so với những người trước ông. 2.2.3. Học thuyết kinh tế của David Ricardo - Lý luận về giá trị Ông định nghĩa giá trị hàng hoá như sau: “giá trị của hàng hoá hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá đó trao đổi, là do số lượng lao động tương đối, cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định” David Ricardo đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hoá: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông cho rằng hàng hoá hữu ích sở dĩ có giá trị trao đổi là do hai nguyên nhân; tính chất khan hiếm và lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng. Ông là người đầu tiên phân biệt được lao động cá biệt và lao động hội. Ông đã chứng minh một cách tài tình rằng giá trị hàng hoá giảm khi năng suất lao động tăng lên. Học viên: Trần Thị Thu Huyền Lớp: CH 10.02 10 . Tiểu luận lịch sử các học thuyết kinh tế PHẦN III: Vận dụng vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3.1. Quan tâm đến vấn đề sản. điểm của trường phái chính trị tư sản cổ điển, từ đó đưa ra những vận dụng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan