Thiết kế nhà máy bia 20 triệu lít/ năm
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận xét chung rằng nguồn vốn của xí nghiệp được đầu tư từ 2 nguồn đó là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, còn nợ dài hạn không phát sinh tại Xí nghiệp. Trong tổng nguồn vốn của cả 3 năm thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất, sao đó đến khoản phải trả người lao động và quy mô vốn của Xí nghiệp trong 3 năm đều tăng cụ thể là: + Năm 2006 so với năm 2005 nguồn vốn tăng 360,782,667 VNĐ hay 15.58% trong đó chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng lên lại chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên một lượng là 226,946,984 VNĐ hay 12.09%. Còn nợ phải trả năm 2006 so với năm 2005 tăng 132,035,683 hay 30.19% trong đó nợ phải trả tăng lên chủ yếu do khoản phải trả người lao động tăng lên là 63,515,500 hay 31.62% tiếp đến là khoản thuế phải nộp Nhà nước tăng 49,960,664 VNĐ hay tăng lên 33%. Còn lại là khoản khác tăng lên với một lượng nhỏ. + Nguồn vốn của Xí nghiệp năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 162,426,824 VNĐ hay tăng 6007% trong đó chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng lên một lượng là 281,704,568 VNĐ hay 13.37%. Vốn chủ sở hữu tăng lại chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 283,348,568 VNĐ hay tăng 13.47% nhưng trong khi đó quỹ khen thưởng phúc lợi lại giảm đi một lượng là 1,664,000 hay giảm 43.78%. Còn khoản nợ phải trả năm 2007 lại giảm đi 119,277,744 VNĐ hay giảm 20.95% so với năm 2006. Nợ phải trả giảm đi do khoản thuế phải nộp giảm nhiều nhất trong nợ phải trả là 200,946,000 VNĐ hay giảm 100%, tiếp đến là khoản phải trả người bán giảm 20,159,992 VNĐ hay giảm 50.97%. Còn trong khí đó khoản thuế phải nộp và khoản phải trả người lao động lại tăng lên nhưng sự tăng lên của hai khoản này cũng không làm ảnh hưởng đến sự giảm đi của khoản nợ phải trả mặt khác sự giảm đi của khoản nợ phải trả cũng không làm ảnh hưởng tới sự tăng lên của nguồn vốn Xí nghiệp trong năm 2007. * Cơ cấu tài sản của Xí nghiệp ô tô 2-9 trong 3 năm trở lại đây được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây: Bảng 2: Bảng kết cấu tài sản của X nghiệp ô tô 2-9. (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp năm 2005-2006-2007). Đơn vị tính:VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) TT(%) ST TT(%) TT(%) A TSNH 1,099,466,632 47.47 1,293,226,110 48.31 1,533,952,04 2 54.03 193,759,478 17.62 0.84 240,725,932 18.61 5.71 I Tiền và tương đương tiền 279,729,508 12.86 357,910,175 13.37 269,496,743 9.49 60,180,667 20.21 0.52 (88,413,432) (24.70) (3.88) 1 Tiền 279,729,508 12.86 357,910,175 13.37 269,496,743 9.49 60,180,667 20.21 0.52 (88,413,432) (24.70) (3.88) II Phải thu NH 607,463,002 26.23 691,034,793 25.82 1,005,041,126 35.40 83,571,791 13.76 (0.41) 314,006,333 45.44 9.58 1 Phải thu KH 431,649,355 18.64 410,867,245 15.35 377,070,810 13.28 (20,782,110) (4.81) (3.29) (33,796,435) (8.23) (2.07) 2 Trả trước N.bán - - - - 7,618,950 0.27 - - - 7,618,950 - 0.27 3 Phải thu nội bộ NH 175,813,647 7.59 280,167,548 10.47 620,351,366 21.85 104,353,901 59.35 2.88 340,183,818 121.472 11.38 III Hàng tồn kho 194,274,122 8.39 244,281,142 9.13 257,814,374 9.08 50,007,020 25.74 0.74 13,533,232 5.54 (0.05) 1 Hàng tồn kho 194,274,122 8.39 244,281,142 9.13 257,814,374 9.08 50,007,020 25.74 0.74 13,533,232 5.54 (0.05) IV TSNH khác - - - - 1,599,799 0.06 - - - 1,599,799 0 0.06 1 Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 1,599,799 0.06 - - - 1,599,799 0 0.06 B Tài sản dài hạn 1,216,465,678 52.53 1,383,488,867 51.69 1,305,198,759 45.97 167,023,189 13.73 (0.84) (78,299,108) (3.36) (4.11) I Phải thu DH - - - - - - - - - - - - II TSCĐ 1,067,245,686 46.08 1,238,612,556 46.27 1,196,961,124 42.16 171,366,870 16.06 0.19 (41,651,432) (3.36) (4.11) 1 TSCĐ hữu hình 1,067,245,686 46.08 1,238,612,556 46.27 1,196,961,124 42.16 171,366,870 16.06 0.19 (41,651,432) (3.36) (4.11) III BĐS đầu tư - - - - - - - - - - - - IV ĐTTC dài hạn - - - - - - - - - - - - V TSDH khác 149,219,992 6.44 144,876,311 5.41 108,228,635 3.81 (4,343,681) (2.91) (1.03) (36,647,676) (25.30) (1.60) 1 Chi phí trả trước DH 149,219,992 6.44 144,876,311 5.41 108,228,635 3.81 (4,343,681) (2.91) (1.03) (36,647,676) (25.30) (1.60) Tổng tài sản 2,315,932,310 100 2,676,741,977 100 2,839,141,801 100 360,782,667 15.58 0.00 162,426,824 6.07 0.00 Nhận xét: Nhìn vào bằng số liệu trên ta có thể nhận xét chung rằng: Tổng tài sản của Xí nghiệp trong 3 năm đều tăng nhưng năm 2007 so với năm 2006 thì tăng ít hơn năm 2006 so với năm 2005. Và tài sản của Xí nghiệp được đầu tư từ các nguồn như các khoản tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; còn các khoản như khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn không phát sinh tại Xí nghiệp. Trong hai năm 2005 và 2006 thì TSCĐ hữu hình đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản sau đó là các khoản phải thu khách hàng. Nhưng riêng năm 2007 thì khoản phải thu nội bộ ngắn hạn lại đứng ở vị trí chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau TSCĐ hữu hình. Tình hình biến động tài sản của Xí nghiệp như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tổng tài sản của Xí nghiệp tăng 360,782,667 VNĐ hay tăng 15.58% trong đó tài sản của Xí nghiệp năm 2006 tăng lên chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng lên một lượng là 193,759,478 VNĐ hay tăng 17.62%, mà tài sản ngắn hạn tăng lên lại chủ yếu là do phải thu nội bộ ngắn hạn tăng lên là 104,353,901 VNĐ hay tăng 59.35%, tiếp đến là tiền tăng lên 60,180,667 VNĐ hay tăng 25.74%. Còn phải thu khách hàng lại giảm 20,782,110 VNĐ hay giảm 4.81% nhưng sự giảm đi của khoản phải thu này không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Về tài sản dài hạn thì năm 2006 tăng lên 167,023,189 VNĐ hay tăng 13.73% so với năm 2005 trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình tăng lên 171,366,870 VNĐ hay tăng 16.06% mặc dù khoản chi phí trả trước dài hạn lại giảm 4,343,681 VNĐ hay giảm đi 2.91%. Nhưng sự giảm đi của khoản này không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tài sản dài hạn. + Tổng tài sản của Xí nghiệp năm 2007 tăng 162,426,824 VNĐ hay tăng 6.07%. Trong đó chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng 240,725,932 VNĐ hay tăng 18.61%. Tài sản ngắn hạn tăng là do phải thu nội bộ ngắn hạn tăng 340,183,818 VNĐ hay tăng 121.42%. Tiếp đến là hàng tồn kho tăng 13,533,232 VND hay tăng 5.54% và cuối cùng là hai khoản chỉ có năm 2007 mới phát sinh tăng đó là trả trước người bán 7,618,950 VND và khoản thuế GTGT được khấu trừ là 1,599,799 VNĐ. Trong khi đó tiền lại giảm 88,413,432 VNĐ hay giảm 24,70%, phải thu khách hàng giảm 33,796,435 VNĐ hay giảm 8.,23%. Nhưng sự giảm đi của hai khoản này không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Còn tài sản dài hạn năm 2007 giảm 78,299,108 VNĐ hay giảm 5.66% đó là do tài sản cố định hữu hình giảm 41,651,432 VNĐ hay giảm 3,36% tiếp đến là tài sản dài hạn khác giảm 36,647,676 VNĐ hay giảm 25.30 %. 1.4.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây : Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từ năm 2005 đến năm 2007. Đơn vị tính VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 ST TL(%) ST TL(%) 1. DT bán hàng và CCDV 4,493,731,481 4,747,367,929 5,801,255,675 253,636,448 5.64 1,053,887,746 22.2 2. Khoản giảm trừ - - - - - - - 3. DT thuần bán hàng CCDV 4,493,731,481 4,747,367,929 5,801,255,675 253,636,448 5.64 1,053,887,746 22.2 4. Giá vốn hàng bán 3,511,072 3,781,139,355 4,567,803,634 270,066,392 7.69 786,664,279 20.8 5. LN gộp bán hàng CCDV 982,658,518 966,228,574 1,233,452,041 (16,429,944) (1.67) 267,223,467 27.66 6. DT tài chính - - - - - - - 7. Chi phí tài chính - - - - - - - 8. Chi phí bán hàng - - - - - - - 9. Chi phí quản lý Dn 540,583,742 544,053,132 568,437,610 3,469,390 0.64 24,384,478 4.48 10. LN thuần HĐKD 442,074,776 422,175,442 665,014,431 (19,899,334) (4.5) 242,838,989 57.52 11. Thu nhập khác 201,890,481 291,991,341 290,000,000 90,100,860 44.63 (1,991,341) (0.68) 12. Chi phí khác 132,719,699 92,620,559 126,371,365 (40,099,140) (30.21) 33,750,806 36.44 13. Lợi nhuận khác 69,170,782 199,370,782 163,628,635 130,200,000 188.23 (35,742,147) (17.93) 14. Tổng LN trước thuế 511,245,558 621,546,224 828,643,066 110,300,666 21.57 207,096,842 33.32 15. Thuế TNDN hiện hành - - - - - - - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. LN sau thuế 511,245,558 621,546,224 828,643,066 110,300,666 21,57 207,096,842 33,32 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - - - - - Nhận xét : Qua bảng số liệu trên ta có thế thấy : Nói chung tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây là tương đối tốt. Tình hình lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp năm 2006 so với năm 2005 tăng 110,300,666 VNĐ hay tăng 21,57%,. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng 207,096,842 VNĐ hay tăng 33,32% so với năm 2006. Mặt khác nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được các khoản giảm trừ không phát sinh trong cả 3 năm, đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy xí nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm dịch vụ chăm sóc khách hàng nên không phát sinh khoản này ; do xí nghiệp không tham gia hoạt động đầu tư tài chính và cũng không vay vốn từ bên ngoài nên không phát sinh hai khoản doanh thu tài chính và chi phí tài chính; bên cạnh đó chi phí bán hàng không phát sinh bởi một phần là do Xí nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngay tại Xí nghiệp nên không mất chi chi phí cho khoản này nhưng Xí nghiệp cũng cần phải quan đến khoản này hơn như đầu tư cho việc quảng cáo; mặt khác là do đơn vị hạch toán phụ thuộc với Công ty Hồ Tây nên Xí nghiệp không phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập với Nhà nước mà khoản này thuộc về nghĩa vụ của Công ty Hồ Tây. Còn các khoản khác tình hình biến động trong 3 năm cụ thể như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 253,636,448 VNĐ (5.64%). Trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng nhiều hơn doanh thu, giá vốn tăng 270,066,392 VNĐ (7.69%). Như vậy tốc độ tăng của giá vốn năm 2006 đã cao hơn tốc độ tăng cao so với doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp từ việc bán hàng cung cấp dịch vụ giảm đi 16,429,944 VNĐ (0.64%) đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 19,899,334 VNĐ (4.5%). Nhưng nhờ có lợi nhuận khác của Xí nghiệp tăng 130,200,000 VNĐ (188.23%) đã làm cho lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp tăng lên được 110,300,666 VNĐ (21.57%). + Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao đó là 1,053,887,746 VNĐ (22.2%) kéo theo giá vốn cũng tăng tương đương 786,664,746 VNĐ (20.8%) làm cho lợi nhuận gộp bán hàng chỉ còn lại tăng lên 267,223,467 VNĐ (27.66%). Chí phí quản lý tăng 24,384,478 VNĐ (4.48%) dẫn đến lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng lên 242,838,989 VNĐ (57.52%). Nhưng lợi nhuận khác của năm 2007 lại giảm 35,742,147 VNĐ (17.93%) nên lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp năm 2007 tăng lên chỉ còn 207,096,842 VNĐ (33.32%) và đó cũng là lợi nhuận sau thuế. Như vậy từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ta có thể thấy được rằng quy mô hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp là tương đối nhỏ, do Xí nghiệp chỉ kinh doanh một loại hình đó là dịch vụ vận tài và sửa chữa vì vậy mà đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu góp phần tạo nên lợi nhuận của Xí nghiệp vì thế mà lợi nhuận đem lại không cao. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÔNG NỢ CỦA XÍ NGHIỆP Ô TÔ 2-9 2.1 Phân tích tình hình quản lý công nợ phải thu Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu các khoản phải thu của Xí nghiệp ô tô 2-9 Trong đó: TT - Tỷ trọng TL: Tỷ lệ Các khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 ST (VNĐ) TT(%) ST (VNĐ) TT(%) ST (VNĐ) TT(%) ST (VNĐ) TT(%) TT(%) ST (VNĐ) TT(%) TT(%) 1. Phải thu khách hàng 431,649,355 71.06 410,867,245 59.46 377,070,810 37.46 (20,782,110) (4.81) (11.60) (33,796,435) (8.23) (22.00) 2. Phải thu nội bộ 175,813,647 28.94 280,167,548 40.54 620,351,366 61.63 104,353,901 59.35 11.60 340,183,818 121.42 21.08 3. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 1,599,799 0.16 - - - 1,599,799 - 0.16 4. Trả trước người bán - - - - 7,618,950 0.76 - - - 7,618,950 - 0.76 5. Phải thu khác - - - - - - - - - - - - 6. Dự phòng phải thu khó đòi - - - - - - - - - - - - Tổng các khoản phải thu 607,463,002 100 691,034,793 100 1,006,640,92 5 100 83,571,791 13.76 0.00 315,606,132 45.67 0.00 Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta có thể đưa ra một số nhận xét rằng: Tình hình công nợ phải thu của Xí nghiệp trong cả 3 năm đều tăng. Nhưng năm 2007 so với năm 2006 công nợ phải thu tăng nhiều hơn của năm 2006 so với năm 2005. Tình hình biến động công nmợ phải thu trong 3 năm như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 công nợ phải thu tăng 83,571,791 VNĐ (13.76%). Trong đó công nợ phải thu tăng lên chủ yếu là do khoản phải thu nội bộ tăng 104,353,901 VNĐ (59.35%) mặc dù khoản phải thu khách hàng giảm 20,782,110 VNĐ (4.81%) + Năm 2007 so với năm 2006 công nợ phải thu tăng 315,606,132 VNĐ (45.67%). Cũng như năm 2006 công nợ phải thu tăng lên chủ yếu là do phải thu nội bộ tăng khá cao 340,183,818 VNĐ (121.42%) trong khi đó phải thu khách hàng giảm 33,796,435 VNĐ (8.23%). Như vậy năm 2006, 2007 khoản phải thu khách hàng đều giảm, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khách hàng đã thanh toán cho Xí nghiệp được nhiều hơn, công tác thu hồi công nợ của Xí nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn mặc dù đây khoản mà trong cả 2 năm 2005 và 2006 đều chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng công nợ phải thu tương ứng năm 2005 là 71.06%, năm 2006 là 59.46%, còn riêng 2007 khoản phải thu khách hàng lại chiếm tỷ trọng đứng vị trí thứ 2 sau phải thu nội bộ là 37.46%. Bên cạnh khoản phải thu khách hàng giảm thì khoản phải thu nội bộ lại tăng với tốc độ khá cao, đặc biệt năm 2007 tăng 121.42% so với 2006. Đây là khoản mà vào cuối mỗi năm, đặc biệt năm 2007 tăng 121.42% so với 2006. Đây là khoản mà vào cuối mỗi năm Xí nghiệm sẽ tiến hành bù trừ công nợ trên số dư của hai TK 1368 và TK 336 với đơn vị cấp trên là Công ty Hồ Tây. Trên TK 1368 sẽ phản ánh những khoản mà một số khách hàng nợ Xí nghiệp và phải thanh toán cho Xí nghiệp, còn trên Tk 336 sẽ phản ánh những khoản mà Xí nghiệp phải trả cho một số nhà cung cấp và các khoản phí quản lý mà Xí nghiệp phải nộp lên Công ty Hồ Tây trong đó Công ty Hồ Tây là người đứng ra thanh toán các khoản phải thu cũng như các khoản phải trả với một số khách hàng này mà Xí nghiệp đã ký kết hợp đồng. Và như vậy khi số dư trên khoàn phải thu nội bộ khác 1368 lớn hơn số dư trên khoản phải trả nội bộ 336 thì Xí nghiệp sẽ phải thu nốt phần chênh lệch giữa hai tài khoản đó từ Công ty Hồ Tây. Do khoản này chỉ được thanh quyết toán vào cuối mỗi năm dẫn đến số dư tồn đọng nợ nhiều. Vì vậy Xí nghiệp cần có giải pháp đề xuất với đơn vị cấp trên thanh quyết toán nhanh chóng khoản này tránh để tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu. Riêng hai khoản thuế GTGT được khấu trừ và trả trước người bán chỉ có năm 2007 mới phát sinh cụ thể: Thuế GTGT được khấu trừ là 1,599,799 VNĐ chiếm tỷ trọng 0.16% trả trước người bán 7,618,950 VND chiếm tỷ trọng 0.76%. Các khoản phải thu khác và khoản dự phòng phải thu khó đòi không phát sinh tại Xí nghiệp trong 3 năm. Với khoản dự phòng phải thu khó đòi không phát sinh là do công tác quản lý công nợ tương đối tốt trong việc tìm hiều nghiên cứu khách hàng, xác định tiêu chuẩn hợp lý áp dụng cho từng khách hàng đồng thời công việc đối chiếu và bù trừ công nợ đối với khách hàng của Xí nghiệp được thực hiện tốt nên cuối năm tài chính Xí nghiệp không nhận thấy có dấu hiệu phát sinh nợ khó đòi nên không trích lập dự phòng. Như vậy, qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy được rằng tình hình quản lý công nợ phải thu của Xí nghiệp là tương đối tốt. Để chi tiết và thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán dựa trên các chỉ tiêu cụ thể của khoản mục phải thu khách hàng, một khoản chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng công nợ phải thu và là khoản phải thu từ đối tác bên ngoài mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.