1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm có hiệu quả tại công ty kim khí miền trung

41 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 355 KB

Nội dung

Khái niệm hệ thống kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận người trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệ

Trang 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

TRONG DOANH NGHIỆP

I KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCHNHIỆM

1 Khái quát về kế toán quản trị

1.1 Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhàquản lý các cấp tại doanh nghiệp, được thực hiện thông qua các báo cáo kế toán quảntrị

1.2 Kế toán quản trị với các chức năng quản lý

Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông quaviệc phân tích các chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuấtkinh doanh theo kế hoạch đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động ngàycàng đạt hiệu quả cao hơn Vì vậy mà kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ với cácchức năng của quản lý, hay nói cách khác kế toán quản trị phục vụ cho từng chức năngcủa quản lý Cụ thể:

- Đối với chức năng hoạch định: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiếnhành theo các chương trình định trước với các phạm vi thời gian khác nhau như kếhoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn Chức năng hoạch định tiếnhành lập kế hoạch cho các chương trình hoạt động đó Để phục vụ cho chức năng này,

kế toán quản trị sử dụng công cụ là dự toán ngân sách Dự toán này cung cấp cho nhàquản lý những mục tiêu cụ thể làm căn cứ để đánh giá sau này, phối hợp hoạt độnggiữa các bộ phận với nhau bằng một mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, và lườngtrước được những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có biện pháp đối phó

- Đối với chức năng tổ chức thực hiện: dựa trên những dự toán do kế toán quảntrị lập, nhà quản lý sẽ triển khai thực hiện công việc Nhờ dự toán, mọi công việc cụthể sẽ được tiến hành theo thứ tự, mỗi bộ phận sẽ thực hiện một công việc được giao

và thực hiện theo đúng chương trình đã vạch ra

- Đối với chức năng kiểm tra: Kế toán quản trị đóng vai trò kiểm soát hoạt độngkinh doanh trước, trong và sau khi quá trình hoạt động kinh doanh xảy ra Việc kiểmtra của kế toán quản trị được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống kiểm soát nội bộnằm trong lòng cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp

Đối với chức năng đánh giá: dựa trên các báo cáo kế toán quản trị và dựa trên

dự toán đã lập, nhà quản lý sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch trong kỳ.Trên cơ sở đó, nhà quản lý cũng tìm ra các nguyên nhân gây nên sự chênh lệch giữathực tế và kế hoạch để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy

- Đối với chức năng ra quyết định: Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trịphải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án được đưa ra Để đưa ra quyết định,thông tin là yếu tố quan trọng cần thiết của nhà quản trị Các thông tin này phần lớn do

kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị 1.3 Vai trò của kế toán quản trị

Trước sự phát triển vượt bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiềuphương pháp sản xuất mới ra đời, sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn lực xã hội, làmgia tăng nhiều lần của cải xã hội Song song với quá trình đó là sự thay đổi tất yếu củacác cách thức, các quan điểm quản lý truyền thống, trong đó có sự thay đổi quan điểmquản lý tài chính và sự ra đời của kế toán quản trị doanh nghiệp Là một bộ phận của

Trang 2

kế toán, kế toán quản trị hướng đến việc cung cấp một hệ thống thông tin hoàn chỉnh,

có độ tin cậy cao cho các nhà quản lý Để cung cấp được hệ thống thông tin đó, kếtoán quản trị gắn bó chặt chẽ với các chức năng của quản lý và phục vụ cho việc thựchiện có hiệu quả các chức năng này Kế toán quản trị tham gia vào việc lập kế hoạch,triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện Nhờ hệ thôngthông tin do kế toán quản trị cung cấp, nhà quản lý sẽ có quyết định đúng, hợp lý đểmang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm lại, kế toán quản trị là một yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với quá trìnhphát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, nhiều nhà quản lývẫn còn lúng túng khi xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với tình hình, đặcđiểm của đơn vị mình Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn,địa bàn phân bố rộng nhưng bộ máy quản lý tài chính cồng kềnh, không hợp lý dẫnđến gây khó khăn, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung, và côngtác kế toán tài chính - kế toán quản trị nói riêng Xuất phát từ thực tế đó, vào nhữngnăm đầu thế kỷ XX, các nhà kinh tế đã đưa ra quan điểm về kế toán trách nhiệm.Trong đó chỉ ra một mô hình quản lý tài chính mà nhà quản trị bộ phận có sự độc lậptương đối trong việc điều hành công việc của mình và phải đảm bảo hoàn thành mọicông việc thuộc trách nhiệm của bộ phận mà mình quản lý Hệ thống kế toán tráchnhiệm cho phép phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận và hoàn thành tốt nhất mụctiêu của tổ chức

2 Khái niệm và mục đích thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

2.1 Khái niệm hệ thống kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (người) trong một

tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộcphạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên trong tổ chức,thông qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quảcủa các bộ phận trong tổ chức

Như vậy, thực chất của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là thiết lậpnhững quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và thiết lập hệ thống cácchỉ tiêu để có thể ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổchức Trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểmsoát được hoạt động và chi phí của họ, xác định trách nhiệm đối với từng loại chi phí.Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một phương pháp thu thập và báo cáo các thôngtin dự toán và thực tế về các đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm

2.2 Mục đích thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Mục đích của kế toán trách nhiệm là đo lường, qua đó đánh giá trách nhiệmquản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chungcủa toàn doanh nghiệp Do đó hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằmkhuyến khích các nhà quản lý trong doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chung Để đạtđược các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp phải

nỗ lực thực hiện các mục tiêu riêng rẽ do ban quản lý cấp cao đã vạch ra cho bộ phậnmình Việc đánh giá sự thực hiện của các bộ phận dựa trên hai tiêu chí là hiệu quả vàhiệu năng Hiệu quả là mức độ mà trung tâm trách nhiệm hoàn thành mục tiêu củamình, còn hiệu năng là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được so với nguồn tài nguyênthực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả Như vậy, có thể xácđịnh được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó xác định

Trang 3

các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm, việc đo lườngthành quả của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượnghoạt động của giám đốc các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điền khiển hoạt độngtrung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp Tóm lại,nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao trong việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm làcung cấp các động cơ tích cực nhằm khuyến khích các nhà quản lý bộ phận quan tâmđến thành quả chung của toàn doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện tốt mục tiêu của bộphận mình.

3 Những ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đến thái độ của nhà quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm khuyến khích các nhà quản

lý bộ phận trong tổ chức hướng đến mục tiêu chung Hệ thống cung cấp các công cụ,các chỉ tiêu, các báo cáo để đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận, đánh giátrách nhiệm của nhà quản lý bộ phận Vì vậy thái độ của nhà quản lý bộ phận sẽ có ảnhhưởng đến thành quả của bộ phận mà họ phụ trách

Hệ thống kế toán trách nhiệm mang tính hai mặt đó là thông tin và trách nhiệm.Trong đó mặt thông tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo đánh giá các thông tin mangtính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ cấp quản lý cấpdưới lên cấp quản lý cao hơn Còn mặt trách nhiệm là việc quy trách nhiệm về những

sự kiện tài chính xảy ra, chẳng hạn như nhà quản lý bộ phận phải có nhiệm vụ báo cáolên cấp quản lý cao hơn về những chi phí, lợi nhuận mà mình đảm nhận và giải trình

về từng sự kiện trong kết quả tài chính mà mình có quyền kiểm soát Tùy thuộc vàoviệc sử dụng hai mặt này mà ảnh hưởng khác nhau tới thái độ của nhà quản lý và hiệuquả của hệ thống

Nếu hệ thống kế toán trách nhiệm quá chú trọng đến việc quy trách nhiệm chocác nhà quản lý thì sẽ tác động đến thái độ của nhà quản lý theo chiều hướng tiêu cực

Đó là thay vì tìm ra nguyên nhân của những sai phạm và khắc phục nó, thì nhà quản lýlại có xu hướng che đậy các sai phạm, đối phó và hoài nghi hệ thống kiểm soát, đánhgiá của tổ chức, từ đó đi đến tìm cách phá vỡ hệ thống Lúc này hệ thống kế toán tráchnhiệm không hoàn thành mục tiêu đề ra

Nhưng khi hệ thống kế toán trách nhiệm chú trọng đến mặt thông tin thì sẽ ảnhhưởng đến thái độ của nhà quản lý theo hướng tích cực Họ sẽ thu thập thông tin, tìmhiểu nguyên nhân dẫn đến thành quả của bộ phận, đưa ra các biện pháp nhằm khắcphục các sai phạm nếu có, từ đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả của bộ phận mình

Như vậy cần phải thấy được rằng thông tin là yếu tố quan trọng, quyết định đếntính hiệu quả của hệ thống kế toán trách nhiệm Hệ thống này chỉ ra người có tráchnhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kết quả tài chính đặc biệt Hệ thống kế toán tráchnhiệm phải cung cấp các thông tin giúp nhà quản lý cấp cao hơn biết được nguyênnhân dẫn đến thành quả của các bộ phận, giúp nhà quản lý các bộ phận hiểu đượcthành quả và mục tiêu chung của cả tổ chức, thúc đẩy họ nỗ lực hơn nữa trong việcnâng cao kết quả của mình Khi được vận dụng đúng đắn, hệ thống kế toán tráchnhiệm sẽ không quá chú trọng đến việc quy trách nhiệm mà chỉ xem yếu tố này là mộtyếu tố góp phần vào hiệu quả thông tin của hệ thống

II NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONGDOANH NGHIỆP

1 Tổ chức phân cấp quản lý trong doanh nghiệp

Trang 4

Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý Có thể nóiphân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm Nếu không có phân cấp quản lý sẽkhông tồn tại hệ thống kế toán trách nhiệm.

1.1 Nội dung phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyền được hiểu là sự phân chia quyềnlực xuống cấp dưới, quyền ra quyết định không còn của một người hay một nhómngười mà trải rộng trên toàn tổ chức Do vậy các cấp quản lý khác nhau được quyền raquyết định liên quan đến phạm vi trách nhiệm của họ

Khi quy mô doanh nghiệp càng lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phứctạp thì càng đòi hỏi doanh nghiệp phải phân chia thành nhiều bộ phận, nhiều cấp quản

lý khác nhau Sự phân chia này đi kèm với sự phân chia quyền hành, quyền ra quyếtđịnh cho các nhà quản lý cấp dưới Lúc này, nhà quản trị cấp cao phải xác định đượcmức độ phức tạp của doanh nghiệp để có sự phân quyền cho phù hợp Nếu sự phânquyền quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng nhà quản trị cấp cao mất quyền kiểm soát đối vớicác bộ phận, không đảm bảo tính thống nhất của tổ chức Nếu sự phận quyền quá nhỏhay tập trung tất cả quyền lực vào nhà quản trị cấp cao thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tảiđối với nhà quản trị cấp cao, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức

Do vậy, nhà quản trị phải xây dựng một hệ thống các mục tiêu sao cho mỗi bộ phậnđều đảm bảo thực hiện được, phải có sự tương quan giữa quyền hạn và trách nhiệm.Hay nói cách khác nhà quản trị phải lựa chọn cho tổ chức mình một mô hình phân cấpquản lý tối ưu để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy được hiệu quả vốn có của nó 1.2 Ý nghĩa của sự phân cấp quản lý

Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý Do vậy,ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày nên họ cóthể tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều phối hoạt động của các bộ phậntrong tổ chức, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung Sự phân cấp quản lý còn giúpnhà quản lý các cấp có sự độc lập trong điều hành công việc của mình, phát huy kỹnăng, nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý; thúc đẩy họ phát huy tínhnăng động, sáng tạo của mình trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bộ phận

Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý các cấp có sự hài lòng trong côngviệc Do đó động viên họ nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình

Việc ra quyết định ở nơi trực tiếp phát sinh ra vấn đề được coi là thuận lợi nhất,

vì những nàh quản lý cấp dưới tiếp xúc thường xuyên với các vấn đề nên họ nhanhchóng tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục tốt hơn so với nhà quản lý cấpcao hơn

Phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ

sở để đánh giá thành quản ở các cấp quản lý

1.3 Hạn chế của sự phân cấp quản lý

Thách thức lớn nhất của sự phân cấp quản lý là tính thống nhất và hướng đến mục tiêuchung Bởi vì khi có sự phân cấp quản lý, các bộ phận có sự độc lập tương đối và do

đó có sự không đồng nhất trong quyết định giữa các nhà quản lý bộ phận Họ khôngquan tâm liệu quyết định của họ có ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phận khác trong

tổ chức Mặt khác, do sự độc lập tương đối nên dẫn đến cạnh tranh thành tích giữa các

bộ phận, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tổ chức

Những thuận lợi và thách thức của sự phân cấp quản lý đòi hỏi nhà quản trị phải

có các biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn Để đạt được

sự hướng đến mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chức phải hướng

Trang 5

đến mục tiêu của nhà quản lý cấp cao hơn Các nhà quản lý không những phải có tầmnhìn đối với các mục tiêu của tổ chức mình, mà còn phải có động cơ tích cực để đạtđược chúng Nhiệm vụ của nhà kế toán quản trị trong việc thiết kế hệ thống kế toántrách nhiệm là cung cấp các động cơ tích cực cho các nhà quản lý bộ phận trong tổchức, để hướng họ đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức Hệ thống kế toán tráchnhiệm được coi là tốt hơn khi nó hướng sự cố gắng của các nhà quản lý đến các mụctiêu chung của tổ chức nhiều hơn.

2 Xác định các trung tâm trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm được xác định dựa trên cơ sở xác định trách nhiệm của mỗiđơn vị cơ sở trong tổ chức Mỗi một đơn vị cơ sở có một cá nhân chịu trách nhiệm vềmặt tài chính đối với toàn bộ hoạt động trong đơn vị Mỗi đơn vị như vậy gọi là mộttrung tâm trách nhiệm Tổ chức các trung tâm trách nhiệm là khâu quan trọng sau khi

đã có một cơ cấu tổ chức được phân cấp quản lý phù hợp và đúng đắn

2.1 Khái niệm về trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản

lý ở đó có quyền và trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động thuộcphạm vị mình quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý thểhiện thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách nhiệm

2.2 Phân loại các trung tâm trách nhiệm

Một trung tâm trách nhiệm có bản chất giống như một hệ thống, mỗi hệ thốngđược phân định để xử lý một công việc cụ thể Hệ thống này sử dụng các đầu vào làcác giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch

vụ khác Hệ thống sẽ làm việc với những nguồn này kèm theo các thiết bị sản xuất,vốn và các tài sản khác Kết quả là các trung tâm trách nhiệm sẽ cho ra các đầu ra làcác loại hàng hóa dịch vụ

Cơ cấu tổ chức

Công ty Trung tâm lợi nhuận - Chênh lệch lợi nhuận- Tỷ lệ lợi nhuận trên

Trang 6

Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa đầu vào và đầu ra của các trungtâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người quản lý trung tâm, người tachia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trungtâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

a, Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ởđây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc phạm viquản lý của mình

Trong trung tâm chi phí, đầu vào được đo lường bằng thước đo của tiền tệ, tạiđây phát sinh các chi phí sản xuất và không trực tiếp tạo ra doanh thu Trong mộtdoanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vịthực hiện chức năng như phân xưởng sản xuất, phân xưởng phục vụ, bộ phận muahàng, các phòng ban quản lý

Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chi phí là phải kiểm soát tốt các chi phíphát sinh ở đơn vị mình và đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí

b, Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà nhà quản lý ởđây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với doanh thu đạt được trong phạm viquản lý của mình

Trong một doanh nghiệp, trung tâm doanh thu thường được tổ chức gắn liền vớicác bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệpnhư các cửa hàng, quầy hàng

c, Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý

ở đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận đạt được trong phạm vi mình quản lý

Do lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nên các nhàquản lý trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm đối với sự phát sinh của cả doanh thu vàchi phí

Trong một doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận thường tổ chức gắn liền với cácchi nhánh, các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập

d, Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ởđây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận và vốn đầu tư mà trung tâm sử dụng đểtạo ra lợi nhuận Trung tâm đầu tư là bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong

tổ chức

3 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

3.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

Số lượng sản phẩmsản xuất dự toán

Tỷ lệ chi phí trên

doanh thu

Chi phí bộ phậnDoanh thu ước tính

Trang 7

- Hoàn thành kế hoạch sản xuất, đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ,đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạch tiêu thụ.

- Hoàn thành định mức và dự toán chi phí

- Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần giatăng lợi nhuận

- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thựchiện các định mức và dự toán chi phí

3.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

a, Chỉ tiêu đánh giá

* Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

b, Trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối với mục tiêu chung

- Hoàn thành dự toán về tiêu thụ sản phẩm

- Kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc

độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí

- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc thựchiện dự toán tiêu thụ và sự phát sinh chi phí của các bộ phận trong kỳ kế hoạch

3.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

a, Chỉ tiêu đánh giá

Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của hai trung tâm doanh thu và trung tâm chiphí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá ở hai trung tâm trên, ta còn sửdụng các chỉ tiêu như sau

b, Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận đối với mục tiêu chung

Ngoài việc hoàn thành các trách nhiệm ở trung tâm doanh thu và trung tâm chiphí, trung tâm lợi nhuận còn phải huàn thành các trách nhiệm sau:

- Đảm bảo tỷ lệ gia tăng lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận trên

Tỷ lệ lợi nhuận trêndoanh thu

Lợi nhuậnDoanh thu

Tỷ lệ doanh thu trênvốn đầu tư Vốn đầu tư bình quânDoanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận trên chi

phí kinh doanh

Lợi nhuậnChi phí kinh doanh

Trang 8

- Muốn tăng doanh thu phải đầu tư vốn, đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu caohơn tốc độ tăng của vốn, hoặc ngược lại tốc độ giảm của doanh thu phải chậm hơn tốc

độ giảm của vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận tạo ra

từ 1 đồng chi phí kinh doanh

3.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

b, Trách nhiệm của trung tâm đầu tư đối với mục tiêu chung

- Trung tâm phải thực hiện được các biện pháp để cải thiện tỷ lệ hoàn vốn đầutư

- Xem xét cân đối mở rộng đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, khắc phục việc quá chú trọng vào khuynh hướng đầu tư ngắn hạn, không pháttriển đầu tư mà thu hẹp, giảm vốn hoạt động khi muốn tăng ROI

- Phân cấp về quản lý, xác định trách nhiệm và quyền ra quyết định về lượngvốn đầu tư ở các cấp quản lý Tránh khuynh hướng quản lý cấp cao can thiệp quá sâuvào hoạt động của các cấp thấp hơn

- Sử dụng một cách linh hoạt chỉ tiêu ROI, RI để đánh giá thành quả của cáctrung tâm, nhằm hướng hoạt động của các trung tâm đến việc thực hiện các mục tiêuchung của tổ chức

4 Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ

4.1 Sự cần thiết phải phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ

Bộ phận phục vụ là những đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất phụ, phụ trợ,hoạt động phục vụ nhằm cung cấp sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cho các bộ phận phục vụkhác hoặc các bộ phận chức năng

Mặc dù các bộ phận phục vụ không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chứcnăng của doanh nghiệp nhưng hoạt động của chúng phục vụ cho hoạt động chức năngnên chi phí của chúng phải được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch

vụ Vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ hợp lý, chính xác chi phí của các bộ phận phục vụcho từng bộ phận có nhận dịch vụ cung cấp? Trên cơ sở phân bổ hợp lý chi phí của các

bộ phận phục vụ thì nhà quản lý mới đánh giá được một cách chính xác thành quả củacác bộ phận

4.2 Tiêu thức phân bổ chi phí

Về mặt nguyên tắc, mỗi loại chi phí phục vụ sẽ có một số tiêu thức phân bổriêng Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý cho mỗi loại chi phí phục vụ, người tathường căn cứ vào các tính chất lý hóa, đặc tính kinh tế nào đó liên quan đến trung tâm

Vốn đầu tư bình quân

Trang 9

trách nhiệm Người ta cũng có thể dựa vào các tác nhân chi phí để xác định tiêu thứcphân bổ

Tiêu thức phân bổ là một chỉ tiêu đo lường mức độ hoạt động hoặc mức sửdụng các chi phí phục vụ của trung tâm trách nhiệm Tiêu thức phân bổ khi đã đượclựa chọn để phân bổ một loại chi phí nào đó thường được sử dụng trong thời gian dài

Nó chỉ thay đổi khi có sự thay đổi lớn phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Một tiêu thức phân bổ hợp lý phải đạt được các tiêu chuẩn:

- Gắn liền với chi phí phân bổ, dễ tính toán, dễ hiểu, nhất quán

- Phản ánh được mức lợi ích mà mỗi trung tâm trách nhiệm đã thụ hưởng

- Phản ánh mức sử dụng chi phí chung của mỗi bộ phận và đo lường được 4.3 Các mô hình phân bổ chi phí bộ phận phục vụ

a, Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ theo chi phí thực tế

Theo mô hình này, chi phí ở các bộ phận phục vụ phân bổ cho các bộ phân kháctheo chi phí thực tế phát sinh ở các bộ phận phục vụ

Ưu điểm của mô hình này là việc phân bổ chi phí được thực hiện một lần vàocuối kỳ dựa trên chi phí thực tế phát sinh nên không có chênh lệch giữa chi phí thực tế

và chi phí phân bổ

Hạn chế của mô hình này là không cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý;

do toàn bộ chi phí phát sinh đều được phân bổ nên không thúc đẩy các bộ phận phục

vụ nỗ lực tiết kiệm chi phí

b, Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ theo chi phí kế hoạch

Chi phí của các bộ phận phục vụ phân bổ cho các bộ phận khác căn cứ vào chiphí ước tính ở bộ phận phục vụ Do có sự chênh lệch giữa số thực tế và kế hoạch nênkết quả phân bổ chi phí sẽ khác nhau Để điều chỉnh chênh lệch, người ta dựa vào sốlượng của tiêu thức phân bổ theo thực tế và đơn giá kế hoạch để phân bổ

4.4 Các phương pháp phân bổ chi phí

a, Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp là phương pháp phân bổ mà tất cả các chi phí của bộphận phục vụ được phân bổ trực tiếp cho các bộ phận chức năng Phương pháp nàykhông tính đến phần giá trị sản phẩm dịch vụ cung cấp giữa các bộ phận phục vụ vớinhau

Ưu điểm: đơn giản, dễ làm

Nhược điểm: thiếu chính xác, không tính đến phần sản phẩm, lao vụ, dịch vụcung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận phục vụ

b, Phương pháp bậc thang

Việc phân bổ chi phí được thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Phân bổ các chi phí chung cho tất cả trung tâm trách nhiệm có sửdụng dịch vụ, bao gồm các bộ phận phục vụ và các bộ phận chức năng

- Bước 2: Lần lượt phân bổ chi phí ở các bộ phận phục vụ cho các bộ phận chứcnăng và các bộ phận phục vụ khác theo một trình tự nhất định

Trình tự phân bổ chi phí có thể được xác định dựa trên các căn cứ:

- Lượng dịch vụ cung cấp: Chi phí của bộ phận phục vụ nào có lượng dịch vụcung cấp cao nhất sẽ được phân bổ trước

- Phạm vi phục vụ của các bộ phận: Chi phí của bộ phận phục vụ nào có phạm

vi phục vụ rộng nhất sẽ được phân bổ trước

5 Định giá sản phẩm chuyển giao

Trang 10

5.1 Khái niệm giá sản phẩm chuyển giao

Giá sản phẩm chuyển giao thực chất là giá bán sản phẩm nội bộ, đây chính làgiá bán sản phẩm:

- Giữa các đơn vị thành viên trong một doanh nghiệp

- Giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên trong một doanh nghiệp

Xuất phát từ mục đích chính là chuyển giao sản phẩm trong nội bộ doanhnghiệp, vì vậy tính linh hoạt của đinh giá sản phẩm chuyển giao cũng khác với việcđịnh giá sản phẩm bán ra bên ngoài Tuy nhiên khi định giá sản phẩm chuyển giaongười định giá phải đảm bảo:

- Bù đắp chi phí thực hiện sản phẩm

- Đảm bảo lợi ích chung của toàn doanh nghiệp

- Kích thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm chi phí và tăng cường trách nhiệmvới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể khi lập giá, nhà quản trị có thể hy sinh mộttrong những vấn đề trên Tuy nhiên, điều lý tưởng nhất là khi định giá sản phẩmchuyển giao phải hội đủ 3 điều kiện trên

5.2 Định giá sản phẩm chuyển giao theo chi phí thực hiện

Xuất phát từ sự chuyển nhượng sản phẩm dịch vụ giữa các đơn vị thành viênthường chưa trải qua khâu lưu thông, vì vậy giá chuyển giao chỉ bao gồm giá phí sảnxuất Mô hình tổng quát giá chuyển giao theo chi phí thực hiện như sau:

Giá sản phẩm chuyển giao = Chi phí thực hiện sản phẩmĐối với những bộ phận độc lập thì giá sản phẩm chuyển giao còn bao gồm phílưu thông, quản lý

Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, dễ tính toán, dễ hiểu

Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nhược điểm sau:

- Không khuyến khích các bộ phận kiểm soát chi phí tốt hơn vì tất cả các chiphí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm chuyển giao dù tiết kiệm hay lãngphí đều được chuyển cho bộ phận tiếp nhận sản phẩm gánh chịu

- Khó khăn trong việc đánh giá thành quả của các bộ phận một cách chính xác 5.3 Định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường

Mô hình chung của định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường là

Áp dụng phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường chỉ rõcho nhà quản trị một mức giá thị trường thấp nhất được chấp nhận và đảm bảo mụctiêu lợi nhuận của bộ phận chuyển giao Đồng thời giá chuyển giao cũng đảm bảođược lợi nhuận của bộ phận nhận sản phẩm chuyển giao

Để vận hành được các quyết định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường,các nhà quản trị cần phải tuân thủ một số điều kiện chung mang tính chất nguyên tắc:

- Bộ phận mua phải mua sản phẩm của bộ phận bán nếu bộ phận bán đáp ứngđược tất cả các điều kiện giá cả, chất lượng và muốn bán nội bộ

- Bộ phận mua có quyền từ chối nếu bộ phận bán không đáp ứng được các điềukiện giá mua, chất lượng

Đơn giá

chuyển giao Biến phí tính cho mộtđơn vị sản phẩm Phân bổ số dư đảm phí của sảnphẩm bán ra ngoài bị thiệt hại

Trang 11

- Cần thiết lập một ủy ban, bộ phận trung gian giải quyết các bất đồng, tính cục

bộ giữa các bộ phận mua với các bộ phận bán để đảm bảo mục tiêu chung cho doanhnghiệp

Ưu điểm của mô hình này là các bộ phận hoặc phân xưởng đều có khả năng thuđược lợi nhuận trên vốn đầu tư nếu sử dụng giá thị trường Phương pháp định giá sảnphẩm chuyển giao theo giá thị trường cũng giúp cho nhà quản trị quyết định tốt nhấtkhi nào chuyển giao Quan điểm này tạo điều kiện cạnh tranh với thị trường của tất cảcác bộ phận, giúp cho các bộ phận nhận thức được mức phí hợp lý của mình so vớinhu cầu tiêu thụ sản phẩm Đồng thời đây cũng là căn cứ để đánh giá kết quả của nhàquản trị

5.4 Định giá sản phẩm chuyển giao thông qua thương lượng

Việc định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường được áp dụng khá phổbiến vì nó phát huy được những ưu điểm trong kiểm soát chi phí của các bộ phận, đảmbảo mục tiêu lợi nhuận của từng bộ phận và kích thích các bộ phận thực hiện tốt hơntrách nhiệm của mình trong một tổ chức phân quyền Tuy nhiên điều này đôi khikhông thực hiện được bởi lẽ:

- Bộ phận mua không thể tìm thấy sản phẩm tương tự của bộ phận bán ở ngoàithị trường

- Bộ phận bán không thể bán được ra ngoài thị trường những sản phẩm dịch vụsản xuất theo yêu cầu của bộ phận mua

- Không tồn tại giá thị trường của sản phẩm chuyển giao

Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản trị thường định giá sản phẩm chuyểngiao thông qua thương lượng Nghĩa là qua quá trình đàm phán và thỏa thuận, hai bên

sẽ chọn ra một mức giá thích hợp thỏa mãn lợi ích của cả hai bên

6 Lập báo cáo thành quả cho từng trung tâm trách nhiệm

Báo cáo thành quả là công cụ dùng để phản ánh kết quả về các chỉ tiêu tài chínhchủ yếu đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm Thành quả của mỗi trung tâm tráchnhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo thành quả Báo cáo thành quả là báocáo so sánh các chỉ tiêu thực tế với dự toán phù hợp với quyền hạn và phạm vi tráchnhiệm tài chính các trung tâm trách nhiệm có liên quan Báo cáo thành quả là nhân tốcăn bản gắn kết việc lập kế hoạch, việc kiểm soát và ra quyết định của các nhà quản trịcấp dưới

Các trung tâm trách nhiệm, từ cấp quản lý thấp nhất phải lập báo cáo thành quảtrình lên cấp quản lý cao hơn trong tổ chức để nhà quản lý cấp trên nắm được hoạtđộng các bộ phận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trên cơ sở đó kiểmsoát được hoạt động của các đơn vị trực thuộc

Trong một doanh nghiệp, báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm vềphương diện tài chính thường được thể hiện gắn liền với từng trung tâm Các báo cáonày về cơ bản thể hiện những vấn đề tài chính chính sau:

- Kết quả tài chính thực hiện được so với kế hoạch về mặt quy mô

- Kết quả tài chính thực hiện được so với kế hoạch về mặt hiệu suất (hiệu quả)Ngoài ra, trong mỗi báo cáo thành quả còn phải giải thích các nguyên nhân gâynên thành quả nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần quan tâm quản lý, khắc phục

để có thể hướng các trung tâm về mục tiêu chung của tổ chức

Số lượng báo cáo thành quả lập hàng kỳ của một bộ phận cấp dưới phụ thuộcvào mức độ ảnh hưởng của giám đốc bộ phận đó đến chi phí và hoạt động của bộphận Nếu một giám đốc ảnh hưởng mạnh đến tất cả hoạt động và chi phí của bộ phận

Trang 12

thì một báo cáo thành quả sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thông tin Tuy nhiên, thông thườngthì có một số chi phí không thể kiểm soát được, hoặc chỉ kiểm soát được một cách cục

bộ hoặc gián tiếp bởi nhà quản lý bộ phận Trong trường hợp đó báo cáo thành quả cómột trong hai hình thức Thứ nhất là chỉ cần lập một bản báo cáo trong đó chỉ ra tất cảcác chi phí phát sinh ở bộ phận, phân loại riêng chi phí kiểm soát được và chi phíkhông thể kiểm soát được bởi nhà quản lý bộ phận Một cách khác là lập báo cáo riêngcho bộ phận và nhà quản trị bộ phận: trong đó báo cáo của nhà quản trị bao gồm cácchi phí dưới quyền kiểm soát của họ, và báo cáo của bộ phận bao gồm tất cả các chiphí

Trong báo cáo trách nhiệm phải đưa ra được một kết quả đầy đủ phản ánh cácchỉ tiêu cụ thể của một bộ phận Báo cáo thu nhập bộ phận xác định mức đóng góp của

bộ phận hay nói cách khác báo cáo thu nhập bộ phận thường được lập theo mẫu số dưđảm phí: chi phí trong báo cáo thường được phân thành chi phí kiểm soát được và chiphí không kiểm soát được Báo cáo bộ phận được xác định bằng số dư đảm phí để đưa

III Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆMTRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng vềhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định ở đâu, ai là ngườichịu trách nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm soát đối với hoạt động xảy ra Nói cáchkhác, kế toán trách nhiệm chính là sự nhân cách hóa hệ thống kế toán quản trị Kế toántrách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị nên về cơ bản cũng có đầy đủ nộidung của kế toán quản trị, nó thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý ở các bộ phận đốivới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Để thấy rõ ý nghĩa của hệ thống kế toántrách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp ta xem xét sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữachức năng quản trị và quá trình kế toán:

Sơ đồ: Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán

Trang 13

Xác định mục tiêu Hình thành các chỉ tiêu kinh tế Xây dựng kế hoạch Lập các bảng dự toán

Tổ chức thực hiện Thu thập kết quả thực hiện Kiểm tra, đánh giá Lập các báo cáo thực hiện

Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các chứcnăng quản trị, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị Khi quá trình kế toán đóđược tổ chức lại một cách có hệ thống, hoàn chỉnh thì sẽ đảm bảo cung cấp cho nhàquản trị một lượng thông tin đầy đủ, có chất lượng, phục vụ tốt nhất cho nhà quản trịtrong việc ra quyết định Đó là việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanhnghiệp

Do là một bộ phận của kế toán quản trị nên kế toán trách nhiệm cũng sử dụngcác kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị để hỗ trợ cho quá trình thu thập và

xử lý thông tin Thông tin kế toán trách nhiệm cung cấp phục vụ cho nhà quản trịdoanh nghiệp trong quá trình ra quyết định nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp Vì vậy thông tin kế toán được thiết kế thành các chỉ tiêu phục vụquá trình ra quyết định theo các tiêu chuẩn tương ứng của các cấp ra quyết định Rõràng số liệu sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó Vì lẽ đó, các thôngtin kế toán trách nhiệm cung cấp ở các bộ phận được thiết kế thành các chỉ tiêu có thể

so sánh được số liệu thực tế với các dự án, định mức hay mục tiêu đã đặt ra Nhờthông tin được thiết kế dưới dạng so sánh được mà nhà quản trị cấp cao có thể đánhgiá các bộ phận có hay không hoàn thành kế hoạch, từ đó đánh giá chính xác thànhquả của các bộ phận

Một đặc điểm nữa của thông tin do kế toán trách nhiệm cung cấp là nó đượcphản ánh một cách chính xác trong mối quan hệ giữa các nhân tố Việc sử dụng cácdạng đồ thị, phương trình toán học có thể biểu thị mối tương quan rõ nét giữa cácthông tin với nhau cũng như xu hướng biến thiên của thông tin, hỗ trợ công tác phântích và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tốquan trọng quyết định hiệu quả của doanh nghiệp, do đó hầu hết các quyết định quảntrị của doanh nghiệp đều có liên quan đến chi phí Vì vậy chi phí sẽ được phân loạitheo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi loại quyết định, đáp ứngmục tiêu quản lý cụ thể Để phục vụ cho yêu cầu quản trị, các báo cáo trách nhiệmphải thể hiện khả năng kiểm soát chi phí, đồng thời chi phí được phân loại thành chiphí bất biến và chi phí khả biến, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí xác định

và chi phí cơ hội… Việc phân loại chi phí như vậy sẽ giúp nhà quản trị cấp cao thấyđược khả năng kiểm soát chi phí của các nhà quản lý bộ phận, từ đó có các biện pháp

và quyết định phù hợp để giảm thiểu chi phí

Tóm lại, việc thiết lập một hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp làcần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp Thông qua quá trìnhđịnh lượng các thông tin kinh tế, đánh giá tình hình thực hiện ở từng bộ phận và trách

Trang 14

nhiệm của nhà quản lý bộ phận, hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tinhữu ích theo nhu cầu cho từng nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả.

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KINH DOANH

NỘI BỘ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

Trang 15

A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦACÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Kim Khí và Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung là đơn vị thành viên củaTổng Công ty Thép Việt Nam - Tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam

Công ty Kim Khí và Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung được thành lập theo quyếtđịnh số 1065 QĐ/TCCB-ĐT ngày 20/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên cơ

sở hợp nhất giữa hai công ty là Công ty Kim Khí Đà Nẵng và Công ty Vật tư thứ liệu

Đà Nẵng Công ty chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1995 theo giấy phépkinh doanh số 109669 cuả Uỷ ban Kế hoạch tỉnh QNĐN (cũ) cấp ngày29/12/1994

- Trụ sở làm việc chính : 16 Thái Phiên - Quận Hải Châu

TP Đà Nẵng

- Cấp chủ quản : Tổng Công ty Thép Việt Nam

- Thành phần kinh tế : Doanh Nghiệp Nhà Nước

- Tên giao dịch đối ngoại : Central Vietnam Metal and General

Material Company (CEVIMETAL)

Công ty Kim Khí và Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung là một doanh nghiệp nhànước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập và đượcphép mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước Hoạt động kinh doanh của Công tythực hiện trong khuôn khổ luật pháp của nước CHXHCNVN và chịu sự quản lý trựctiếp của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Các ngành nghề chính:

- Kinh doanh các loại sắt thép, phôi thép trong và ngoài nước

- Kinh doanh vật tư thứ phế liệu và vật liệu xây dựng

- Sản xuất thép tròn đốt theo TCVN 1651-85; JIS G3112 ( Nhật Bản)

Công ty đã xây dựng thành công và được Công ty SGS (Anh Quốc) cấp chứngchỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001-2000 Với sự hợp nhấtcủa hai công ty đã tạo nên sự thuận lợi về vốn, cơ sở vật chất song cũng gặp không ítkhó khăn về số lao động dư thừa, chất lượng lao động không đồng đều, tư tưởng cán

bộ công nhân viên chưa ổn định và những tồn tại cũ của hai công ty cần được tập trunggiải quyết Đồng thời Công ty ra đời trong hoàn cảnh đất nước chuyển mình sang cơchế thị trường nên gặp không ít khó khăn Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo cùngcác thành viên trong Công ty đã đoàn kết cùng nhau giải quyết những vướng mắc, tồntại, định hướng kinh doanh cùng sự hỗ trợ nhiều mặt của Tổng Công ty Thép ViệtNam Do đó Công ty đã sớm dần đi vào ổn định sản xuất

Ngày 17/3/2004 Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Kim Khí Miền Trung

- Tổng công ty Thép Việt Nam Ngoài khối văn phòng Công ty, nhà máy, xí nghiệp củaCông ty đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mạng lưới kinh doanh của Công ty còntrải rộng trên khắp cả nước thông qua các chi nhánh và các cửa hàng tại các tỉnh, thànhphố Mạng lưới kinh doanh luôn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về thép cho các côngtrình xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế Công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý,đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề thực hiện công việc với hiệu quả cao

Từ ngày thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của Đảng Uỷ và Ban Giám Đốc,Công ty Kim Khí Miền Trung đã xác định đúng đắn vai trò và nhiệm vụ của mình,luôn năng động sáng tạo trong kinh doanh, hoàn thành tốt các kế hoạch của TổngCông ty giao, đạt được các chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối

Trang 16

với nhà nước Công ty đã góp phần làm tăng giá trị kinh tế cho địa phương, cho ngành,tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động của Thành phố Quy mô,doanh số tăng dần qua các năm, thị phần được duy trì và mở rộng, hoạt động sản xuấtkinh doanh có hiệu quả hơn Bên cạnh đó Công ty đã từng bước nâng cấp, xây dựnglại cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác quản lý và sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là tình trạng nợ kéo dài củakhách hàng làm chiếm dụng vốn lớn của công ty dẫn đến chi phí lãi vay phải trả choNgân hàng cao Nhưng với sự nỗ lực cố gắng , tinh thần đoàn kết của cán bộ côngnhân viên và bộ máy quản lý năng động, chắc chắn kết quả đạt được của Công ty còncao hơn nữa trong thời gian đến và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.

Không kể đến khách sạn Phương Nam đã được cổ phần, hiện nay Công ty cócác đơn vị trực thuộc:

- Xí nghiệp kinh doanh Kim Khí số 2 - 234 Trường Chinh Đà Nẵng

- Xí nghiệp kinh doanh Kim Khí số 3 - 400 Hùng Vưng Đà Nẵng

- Xí nghiệp khai thác phế liệu và kinh doanh VTTH - 69 Quang Trung Đà Nẵng

- Chi nhánh Nha Trang - 94 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Nha Trang

- Chi nhánh Hà Nội - 355 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

- Chi nhánh Quảng Ngãi - 104 Quang Trung, Thị Xã Quảng Ngãi

- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - 4/5 Út Tịch, Q10, TPHCM

- Nhà máy cán thép Miền Trung - Khu Chế xuất An Đồn - Đà Nẵng

Ngoài ra còn có các cửa hàng trong và ngoài thành phố Đà Nẵng

2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Công ty

2.1 Chức năng, quyền hạn của Công ty

Chức năng , quyền hạn của Công ty bao gồm:

- Tổ chức kinh doanh các mặt hàng: kim khí các loại, vật liệu, vật tư tổng hợp,khai thác phế liệu, nhập khẩu phôi thép về kinh doanh

- Tổ chức gia công chế biến các loại sản phẩm thép từ nguyên liệu ban đầu

- Tổ chức kinh doanh các loại dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, cho thuê khobãi

- Được chủ động trong giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng

- Được kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu và tổ chức thực hiện theo kế hoạch,nội dung phân cấp của Tổng Công ty

- Chủ động sử dụng nguồn vốn cấp trên giao, được vay vốn các ngân hàngtrong nước

- Được tổ chức thành lập các văn phòng đại diện ở các thành phố, địa phươngtrong cả nước

- Được bổ nhiệm, bãi miễn, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc, hạ bậc cán bộ côngchức theo phân cấp quản lý tại Công ty

2.2 Nhiệm vụ của Công ty

Với chức năng như trên, Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng kế hoạch dài hạn trình cấp trên phê duyệt, triển khai tổ chức tốt kếhoạch đã được duyệt

- Dự báo, nắm bắt nhu cầu sử dụng kim loại trên thị trường để xây dựng kếhoạch kinh doanh

- Tổ chức kinh doanh các mặt hàng theo chức năng của Công ty, tiếp nhận hàngnhập khẩu của Tổng Công ty tại Đà Nẵng

- Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn được giao

Trang 17

- Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, côngtác an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị, chấp hành nghiêm chỉnhcác quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty

Bên cạnh hoạt động kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn, với mạng lướicác cửa hàng, các văn phòng đại diện, các kênh phân phối trên khắp cả nước, Công tycòn tiến hành hoạt động sản xuất nhằm thay thế nguồn hàng mua và nhập ngoài, đảmbảo tính kịp thời và thuận tiện trong việc điều động nguồn hàng cung ứng tại các thịtrường khác nhau

Công ty có một lượng khách hàng khá đông, trải rộng trên cả 3 miền và đượcphân thành các nhóm khách hàng như sau:

- Khách hàng Nhà nước: là đơn đặt hàng của các công ty xây lắp, các công trìnhtrọng điểm của nhà nước như công trình thủy điện Yaly, sông Hinh, các công ty xâydựng cầu đường Đây là những đơn vị nhà nước nên khi giao dịch mua bán thường có

sự bảo lãnh của cơ quan chủ quản, do đó Công ty tránh được tình trạng nợ khó đòi vàthường bán với khối lượng hàng lớn Song do đặc điểm xây dựng, những công trìnhnày sau khi hoàn thành mới được nghiệm thu và quyết toán, nên việc thanh toán nợchậm dẫn đến tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn

- Khách hàng bán buôn: là những khách hàng mua để bán lại như các công ty tưnhân, công ty TNHH Đây là những khách hàng thường xuyên, có mối quan hệ làm ănlâu dài với Công ty nhưng việc bán hàng cho đối tượng này thường xảy ra tình trạng

nợ khó đòi, gây phát sinh các chi phí khác có liên quan

- Khách hàng mua sử dụng: gồm các cá nhân, hộ gia đình, trường học, cơ quannhà nước mua để xây dựng, sửa chữa các công trình cơ sở vật chất phục vụ cho cáchoạt động Công ty đang chú trọng đến việc mở rộng thị trường, phân bổ hợp lý hệthống các cửa hàng nhằm thu hút nhiều hơn những khách hàng thuộc nhóm này

2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng Ban lãnhđạo Công ty chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban chức năng, các chi nhánh, các xínghiệp Các bộ phận này phối hợp với nhau và tham mưu cho Giám đốc những thôngtin có liên quan về hoạt động sản xuất kinh doanh Các phòng ban có chức năng vànhiệm vụ như sau:

- Ban giám đốc gồm: Giám đốc là người điều hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả kinh doanh trước Bangiám đốc của Tổng Công ty Thép Việt Nam Giám đốc là người chủ trương đề raphương hướng hoạt động chung cho toàn Công ty trên cơ sở thảo luận bàn bạc với cáctrưởng, phó các phòng ban cấp dưới Ngoài ra còn có các phó giám đốc phụ trách cáccông tác khác nhau như : Phó giám đốc phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản,phó giám đốc phụ trách công tác Đoàn kiêm giám đốc nhà máy và phó giám đốc phụtrách công tác tài chính

- Phòng Kế toán tài vụ: tham mưu và lập kế hoạch tài chính cho Công ty, thựchiện tốt công tác hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn các đơn vịtrực thuộc trong công tác kiểm tra quyết toán, giao dịch với Ngân hàng và thực hiện tốtcác nghĩa vụ đối với Nhà nước

Trang 18

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán

bộ, xem xét chế độ tiền lương và các chế độ khác theo quy định nhằm tổ chức hợp lý

bộ máy hoạt động của Công ty

- Phòng kế hoạch đầu tư phát triển: Tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê

dể tham mưu cho Giám đốc về tình hình phát triển của đơn vị, lập kế hoạch và đưa raphương án kinh doanh, xây dựng các quy chế, quy định, dự thảo các hợp đồng kinh tế,

tổ chức công tác pháp chế theo đúng pháp luật

- Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu cho giám đốc Công ty về sự biếnđộng thay đổi của thị trường Trên cơ sở đó lập báo cáo vể khả năng nguồn hàng, khảnăng tiêu thụ, vạch ra chiến lược kinh doanh, tổ chức công tác tiếp thị đẩy mạnh việcmua vào, bán ra làm tăng doanh số, lợi nhuận của Công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

III ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

1 Mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Công ty Kim Khí Miền Trung là đơn vị quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc

Để đảm bảo công tác hạch toán nhanh chóng, gọn nhẹ và hiệu quả, Công ty áp dụng

mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Tổ chức kế toán được thực hiện ở

bộ phận kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng Cácđơn vị có tổ chức kế toán riêng chịu trách nhiệm hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tếphát sinh ở đơn vị mình, cuối tháng nộp các báo cáo về cho bộ phận kế toán ở Công ty

Bộ phận kế toán ở Công ty chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở Vănphòng Công ty, các đơn vị cơ sở không tổ chức kế toán riêng, đồng thời tập hợp báocáo do các đơn vị trực thuộc gửi về và lập Báo cáo kế toán cho toàn Công ty

Phó giám đốc phụ trách công tác tài chính

Phòng kế

toán tài vụ

Phòng tổ chức hành chính đầu tư phát triểnPhòng kế hoạch Phòng kinh doanh thị trường

Phòng thanh tra

Các xí

nghiệp Các chi nhánh Nhà máy Cán Thép Miền Trung Kho nước mặn cửa hàngCác

Trang 19

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty

Ghi chú:

- Quan hệ trực tuyến:

- Quan hệ chức năng:

2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng: Là cán bộ chủ chốt của phòng kế toán, có quyền hạn và nghĩa

vụ điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với các nhân viên kế toán trong Công

ty, là người trợ lý đắc lực cho Ban giám đốc về công tác tài chính, tham gia vào việclập phương án kinh doanh cho toàn Công ty

- Phó phòng phụ trách tổng hợp: thay thế khi kế toán trưởng vắng mặt, đồngthời phụ trách công tác tổng hợp quyết toán, lập báo cáo tổng hợp cuối kỳ

- Phó phòng phụ trách KHTC - XDCB: trực tiếp làm công tác tài chính, xâydựng các kế hoạch tài chính, dự toán vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

-Phó phòng phụ trách khối xí nghiệp - các cửa hàng trực thuộc: theo dõi cáchoạt động kinh doanh của các xí nghiệp và các cửa hàng trực thuộc

- Kế toán Ngân hàng: Theo dõi vốn bằng tiền tại Ngân hàng, thực hiện việc vayvốn và thanh toán qua ngân hàng các hợp đồng kinh tế khi có sự uỷ quyền của kế toántrưởng

- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu khách hàng: theo dõi phản ánh cácnghiệp vụ bán hàng, các khoản phí liên quan đến hoạt động bán hàng, theo dõi doanhthu tại văn phòng Công ty và các đơn vị cơ sở, theo dõi các khoản nợ của khách hàng

- Kế toán mua hàng và công nợ phải trả người bán: Theo dõi tình hình nhập,xuất, tồn hàng hóa Tính giá vốn hàng xuất kho trong tháng và phân bổ chi phí mua

và thanh toán với CBCNV

Kế toán TSCĐ

Kế toán chi phí

Kế toán ngân hàng

Kế toán theo dõi

về thuế

Kế toán công

nợ nội bộ

Kế toán tổng hợp văn phòng

và toàn công ty

Phó phòng phụ trách khối XN, các cửa hàng trực thuộc

Phó phòng phụ trách

kế toán tổng hợp

Kế toán các đơn vị trực thuộc

Thủ quỹ

Trang 20

hàng Cuối kỳ kiểm kê hàng hóa tồn kho Mở các sổ chi tiết theo dõi quản lý hàng hoá,theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp.

- Kế toán TSCĐ và CCDC: Theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm, sửa chữaTSCĐ, đồng thời theo dõi nhập, xuất CCDC

- Kế toán chi phí: Theo dõi các khoản chi phí trả trước, trích trước, đồng thờitập hợp và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kế toán thuế: Kê khai và tổng hợp tất cả các khoản thuế phải nộp cho Nhànước và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Hàng tháng, quý, năm lên bảng kê, Báocáo quyết toán thuế, theo dõi nợ phải trả Ngân sách

- Kế toán công nợ nội bộ: Theo dõi mọi nghiệp vụ liên quan đến mua, bán,thanh toán của Công ty với các đơn vị trực thuộc

- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt theo chứng từ do kế toán tiền mặt lập Quản lý tiền

3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty Kim khí Miền Trung vừa thực hiện chức năng kinh doanh thương mại,vừa tổ chức sản xuất kinh doanh Do đó khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rấtnhiều, để thuận tiện cho công tác quản lý, Công ty sử dụng kế toán máy và chọn hìnhthức "Nhật ký chứng từ" để hạch toán Do đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Công ty vàcác mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị trực thuộc nên trình tự ghi chép vào sổ sách kếtoán không rập khuôn theo lý thuyết mà có sự chỉnh lý

Hằng ngày, từ chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán phản ánh vàocác bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết có liên quan Nếu nghiệp vụ phát sinh có liênquan đến thu, chi tiền mặt thì thủ quỹ sẽ theo dõi trên sổ quỹ, định kì lập báo cáo thuchi quỹ tiền mặt

Cuối kỳ, từ nhật ký chứng từ, bảng kê số liệu được tập hợp và phản ánh vào SổCái, từ sổ chi tiết phản ánh vào bảng tổng hợp chi tiết, từ đó số liệu được lấy để vàobáo cáo kế toán

Các sổ chi tiết sử dụng ở phòng kế toán để ghi chép hàng ngày gồm sổ chi tiết

TK 1111,112,131,1388,1368,331,336 Để theo dõi hàng hóa xuất, nhập, kế toán theodõi vào thẻ kho Với nghiệp vụ mua hàng, kế toán sử dụng Bảng kê hàng mua để phảnánh giá trị và số lượng hàng hóa mua vào Đối với nghiệp vụ bán hàng, kế toán sửdụng Bảng kê chứng từ hàng hoá bán ra để phản ánh doanh thu bán hàng và thườngxuyên đối chiếu với báo cáo quỹ doanh thu, thực thu

Cuối tháng, các phần hành kế toán liên quan đối chiếu với nhau, đồng thời căn

cứ vào các báo cáo của các chi nhánh và các tổ chức kinh doanh gởi về để bổ sung vàtập hợp lại, phản ánh vào nhật ký chứng từ

Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ:

Sổ quỹ Chứng từ gốc - Bảng tổng

hợp chứng từ gốc

Ngày đăng: 07/06/2018, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w