HỒ CHÍ MINH **************** PHẠM TRƯỜNG GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI RỪNG IIA LÀM CƠ SỞ CHO NUÔI DƯỠNG RỪNG TẠI NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
PHẠM TRƯỜNG GIANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI RỪNG IIA LÀM CƠ SỞ CHO NUÔI DƯỠNG RỪNG TẠI NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
PHẠM TRƯỜNG GIANG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI RỪNG IIA LÀM CƠ SỞ CHO NUÔI DƯỠNG RỪNG TẠI NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: TS LÊ BÁ TOÀN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
i
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Hôm nay, khóa luận tốt nghiệp của tôi được thực hiện và hoàn thành tốt nhờ sự quan tâm lo lắng từ phía gia đình, sự tận tình chỉ dạy của tất cả các Thầy
Cô giáo và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể…Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Cha – Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người
Kính gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy TS Lê Bá Toàn, cô Th.S Nguyễn Thị Bình đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Bộ môn Lâm sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thành khóa luận
Quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý Thầy Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Những người đã giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Xin cám ơn đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, các anh, các chú tại chốt Quản lý bảo vệ rừng Bù Chốp thuộc Nông Lâm Trường Cao Su Đồng Nai huyện Bù Đăng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu tại đây
Cám ơn đến tập thể lớp DH08LN, các ơn đến tất cả các bạn đã luôn thăm hỏi, động viên và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập
Do thời gian thực hiện khóa luận có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô giáo và các bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cám ơn!
Tp HCM, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Trường Giang
Trang 4iii
TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA làm cơ sở cho nuôi dưỡng rừng tại Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được tiến hành tại tiểu khu 187, Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai, huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, thời gian từ ngày 01/03/2012 đến 14/06/2012
Kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau đây:
1 Tổ thành loài thực vật
Số loài thực vật thống kê được ở trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu
là 33 loài, với các loài ưu thế là Giẻ trắng, Chò xót, Re, Cà chắc, Chua khét, Trâm
Độ tàn che trạng thái rừng IIA tại KVNC là 0,37
4 Định lượng các nhân tố điều tra
- Mật độ bình quân của lâm phần khá cao (1037 cây/ha), biến động từ 995 –
Trang 5iv
5 Phân bố số cây theo cấp chiều cao H
Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng IIA tại KVNC có dạng đường cong một đỉnh lệch trái (Sk > 0) Số cây chủ yếu tập trung vào cấp chiều cao từ 8 – 9
m (chiếm 31,5% số cây) Chiều cao bình quân của lâm phần 7,7 m, biến động trung bình 17,8% Tỷ lệ số cây có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình là 55,8%, còn lại 44,2% số cây có chiều cao nhỏ hơn chiều cao trung bình
6 Phân bố số cây theo cấp đường kính D 1,3
Phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu là một dạng phân bố giảm liên tục từ cấp kính nhỏ đến lớn Đường kính bình quân của lâm phần là 11,5 m, số cây tập trung chủ yếu ở cấp kính từ 8 – 10 cm chiếm 38,6%, Cv = 26,9%, R = 16 cm
7 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính
Trữ lượng rừng bình quân tại khu vực nghiên cứu M = 42,76 m3/ha, phần lớn tập trung ở các cấp kính từ 9 – 15 cm chiếm 72,43% tổng trữ lượng lâm phần Mặc
dù tổ thành loài trong lâm phần cũng khá đa dạng (33 loài) nhưng phần lớn trữ lượng lâm phần tập trung vào những loài thuộc nhóm gỗ trung bình như Giẻ trắng, Chò xót, Re,…
8 Tương quan giữa chiều cao H và đường kính D 1,3
Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính của trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu có hệ số tương quan rất cao (r = 0,99), sai số phương trình là Sy/x = 0,21 m
Phương trình cụ thể: H = 4,14881 + 0,304762*D1,3
Với r = 0,9914, Sy/x = 0,21226, Ftính = 345,23 > F0,05, 2tính = 0,03 < 2 0,05 = 11,1, phạm vi sử dụng là 8 cm D1,3 24 cm
9 Tình hình tái sinh dưới tán rừng
Số lượng loài cây tái sinh dưới tán rừng tại KVNC có 29 loài, mật độ cây tái sinh 11360 cây/ha Trong đó có 7 loài có tỷ lệ tổ thành trên 5%, đó là những loài như Giẻ trắng, Chua khét, Cồng tía, Cò ke, Re, Chò xót, Lòng mang
Trang 6Số cây thuộc nhóm gỗ V – VI chiếm ưu thế nhất về số lượng với 6840 cây/ha (chiếm 36,2%), biến động giữa các lâm phần là 57,4%, kế đến là nhóm gỗ VII – VIII với 3947 cây/ha (chiếm 34,7%), nhóm gỗ III – IV với 2827 cây/ha (chiếm 24,9%), nhóm gỗ I – II có mật độ ít nhất với 480 cây/ha (chiếm 4,2%)
Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao < 50 cm với 5152 cây/ha (chiếm 45,4%) và giảm dần ở các cấp chiều cao lớn hơn
Số cây tái sinh có chất lượng tốt là 8940 cây/ha (chiếm 78,7%) chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao < 50 cm với 4015 cây/ha (chiếm 35,3%)
Đa phần cây tái sinh dưới tán rừng có nguồn gốc tái sinh từ hạt (với 8179 cây/ha, chiếm 72,0%), số cây tái sinh từ chồi chiếm tỉ lệ khá ít (3181 cây/ha, chiếm 28,0%)
Phân bố tái sinh trên mặt đất theo dạng cụm
Trang 7vi
1 Structure of botanic species
The quantiny of species in a natural forest at study area is 33 species The
species have the upper hand such as: Lythocaspus dealbatus, Schima superba, Cinnamomum sp, Shorea obtusa, Chukrasia sp, Syzygium zeylanicum, Litsea pierrei
2 Structure of wood group
The number of species of V - VI wood group is most often (52.2%), the next III - IV wood group (30.9%), VII - VIII wood group (13.2%), I - II wood group (3, 7%)
3 Canopy cover rate
Canopy cover rate of IIA forest type in study area is 0.37
4 Quantitative of investigation factors
- The average density of the forest in the study area is rather high (1037 trees / ha), ranging from 995 to 1075 trees/ha
- The average diameter of the forest is 11.5 cm, ranging from 8 - 24 cm, Cv%
Trang 8vii
5 Distribution of tree by height level H
Distribution of tree by height level H in the IIA forest type at the study area has a curve that left top indined (Sk > 0) The number of tree primarily gathered on height level from 8 – 9 m (up 31.5% of trees) The average height of the forest is 7.7 m, Cv% = 17.8% Rate of tree that its height greater than the average height is 55.8%, 44.2% of the remaining tree with height less than average height
6 Distribution of tree by diameter D 1,3
Distribution of tree by diameter of IIA forest type in the study area is a form
of distribution decreased continuously from small to large diameter Average diameter of forest is 11.5 m, the mainly of tree in diameter from 8 – 10 cm accounted for 38.6%, Cv = 26.9%, R = 16 cm
7 Distribution of reserve by diameter
The average reserves of the forest is M = 42.76 m3/ha, the majority concentrated in the diameter from 9 – 15 cm accounted for 72.43% Although the species in the forest is also quite diversified (33 species), but most forest reserves
concentrated on the species belong to average wood group as Lythocaspus dealbatus, Schima superba, Cinnamomum sp
8 Correlation between height H and diameter D 1,3
Correlation between height and diameter of IIA forest type in study area has rather high correlation coefficient (r = 0.99), error equation is Sy/x = 0.21 m
Specitic equation: H = 4.14881 + 0.304762 * D1, 3
With r = 0.9914, Sy/x = 0.21226, F ratio = 345.23 > F0,05, 2
ratio = 0,03 < 2 0,05
= 11,1, range use: 8 cm ≤ D1,3 ≤ 24 cm
9 The situation of seeding under canopy forest
The number of seeding under the canopy forest in the study area has 29 species, seedling density was 11360 plants/ha Inside, there are 7 species have
structure > 5%, which is the species as Lythocaspus dealbatus, Cinnamomum sp, Calophyllum saigonense, Grewia paniculata, Chukrasia sp, Schima superb, Pterospermum grewiaefolium
Trang 9viii
The number of V - VI wood group gained the upper hand with 6840 trees /
ha (accounting for 36.2%), the fluctuations between the forest is 57.4%, the next VII - VIII wood group with 3947 trees / ha (accounting for 34.7%), III - IV with
2827 trees / ha (accounting for 24.9%), I - II wood group with density at least 480 trees/ha (accounting for 4.2% )
The number of seeding concentrated mainly in the height lever < 50 cm with
5152 trees/ha (accounting for 45.4%) and decreased in height levels
The number of seeding of good quality is 8940 trees/ha (accounting for 78.7%) concentrated mainly in the hight level < 50 cm with 4015 trees/ha (accounting for 35.3%)
The most of seeding under the canopy forest have regenerate source from the seed (with 8179 trees/ha, accounting for 72.0%), the number of seeding from shoot
is quite low proportion (3181 trees / ha, accounting for 28.0 %)
Distribution of seeding occording to the form of cluster on the ground
Trang 10ix
MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
SUMMARY vi
MỤC LỤC ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
DANH DÁCH CÁC BẢNG xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 3
Chương 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
2.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình, địa mạo 4
2.1.3 Khí hậu 5
2.1.4 Thủy văn 6
2.1.5 Địa chất 7
2.1.6 Tài nguyên rừng 9
2.2 Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội 10
2.2.1 Tình hình dân cư 10
2.2.2 Sản xuất nông nghiệp 11
Trang 112.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của NLT 13
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp 15
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp 17
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Đặc trưng tổ thành của trạng thái rừng IIA 21
4.1.1 Thành phần loài tham gia vào tổ thành của trạng thái rừng IIA 21
4.1.2 Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIA 23
4.1.3 Đặc trưng tổ thành của trạng thái rừng IIA phân theo nhóm gỗ 24
4.1.3 Trắc đồ David – Richards 26
4.1.4 Định lượng các nhân tố kết cấu trạng thái rừng 27
4.2 Kết cấu đường kính và chiều cao của rừng IIA tại KVNC 28
4.2.1 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) 28
4.2.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) 29
4.2.3 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) 31
4.2.4 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/ D1,3) 33
4.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng IIA tại KVNC 38
4.3.1 Thành phần loài tham gia vào tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng IIA tại KVNC 38
4.3.2 Tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng IIA 39
4.3.3 Tình hình tái sinh dưới tán rừng IIA tại KVNC 40
4.3.3.1 Đánh giá chung tái sinh rừng IIA 40
4.3.3.2 Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao 41
4.3.3.3 Phân bố số cây tái sinh theo chất lượng 43
Trang 12xi
4.3.3.4 Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc 44
4.3.4 Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến tái sinh tại KVNC 45
4.3.5 Phân bố cây trên mặt đất rừng 46
4.4 Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng rừng IIA 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ BIỂU
Trang 13xii
Hvnlt Chiều cao vút ngọn tính theo lý thuyết
Hvntn Chiều cao vút ngọn theo thực nghiệm
NLT Nông Lâm trường
KVNC Khu vực nghiên cứu
4.1: Số hiệu của bảng hình hay bảng theo chương
Sk Hệ số biểu thị độ lệch của phân bố
Sy/x Sai số của phương trình hồi quy
ÔDB Diện tích ô dạng bản
ÔTC Diện tích ô tiêu chuẩn
Trang 14xiii
DANH DÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất 8
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất loại rừng 9
Bảng 2.3: Tình hình phân bố dân cư theo xã 10
Bảng 4.1: Danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu 21
Bảng 4.2: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIA tại KVNC 23
Bảng 4.3: Một số đặc trưng tổ thành rừng IIA tại KVNC 24
Bảng 4.4: Tổng hợp các đặc trưng điều tra trạng thái rừng IIA 27
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn trạng thái rừng IIA 28
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 trạng thái IIA 30
Bảng 4.7: Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) 32
Bảng 4.8: Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm (H/D1,3) 34
Bảng 4.9: Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) của hàm (1) 34
Bảng 4.10: Danh mục các loài cây tái sinh dưới tán rừng IIA tại KVNC 38
Bảng 4.11: Tổ thành cây tái sinh trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu 39
Bảng 4.12: Tình hình chung về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIA 40
Bảng 4.13: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng IIA 41
Bảng 4.14: Phân bố số cây theo chất lượng trạng thái rừng IIA 43
Bảng 4.15: Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc trạng thái rừng IIA 44
Bảng 4.16: Phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che trạng thái rừng IIA 45
Trang 15xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tổ thành loài trạng thái IIA tại KVNC 23
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo nhóm gỗ 25
Hình 4.3: Trắc diện đứng và ngang của trạng thái rừng IIA 26
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái rừng IIA 29
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính trạng thái rừng IIA 30
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) 32
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) 35
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tổ thành loài cây tái sinh trạng thái rừng IIA 40
Hình 4.9: Phân bố số cây tái sinh theo nhóm gỗ 41
Hình 4.10: Biểu đồ phân số cây tái sinh theo cấp chiều cao 42
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố số cây theo chấy lượng cây tái sinh 43
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc 44
Hình 4.13: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp độ tàn che tán rừng 45
Trang 16và sự phong phú về các loài sinh vật Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng nhiệt đới ẩm Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn
có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường
Vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta Nhưng “lá phổi xanh” đang dần bị phá hoại do hoạt động của chính con người Tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu do chính sức
ép của sự gia dân số, sự phát triển các ngành công nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao… đã dẫn đến những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một
Trang 17trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt
độ trung bình của trái đất…
Theo tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc FAO (Food and Agriculture Organization), diện tích rừng thế giới tiếp tục giảm nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, giữa những năm 1985 và 1995, đã mất khoảng 200 triệu
ha rừng Nước ta cũng không nằm ngoài thực trạng trên Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn 6,5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989)
Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới nên vai trò của rừng rất quan trọng Nước ta là một nước nông lâm nghiệp, dân số đông, kinh tế còn yếu… vì vậy
để công tác bảo vệ rừng đạt hiệu quả là hoàn toàn không đơn giản Trước những vấn
đề trên, ngoài công tác bảo vệ thì việc nhiên cứu đặc điểm sinh học và đề ra các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những đặc điểm sinh học của rừng khác nhau để có biện pháp tác động thích hợp nhất Rừng không phải
là tài nguyên vĩnh cửu nhưng cũng không phải là tài nguyên không tái tạo được
Chính vì thế mà việc đánh giá, tìm hiểu các đặc điểm lâm học của các loại rừng trở thành vấn đề có vai trò to lớn bởi vì nó là cơ sở, nền tảng cho những tác động về sau Chính vì lý do này và được sự nhất trí của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Lê Bá
Toàn, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chủ đề: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA làm cơ sở cho nuôi dưỡng rừng tại Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”
Trang 181.2 Mục tiêu
Góp phần làm rõ đặc trưng lâm học như đặc trưng tổ thành thực vật, kết cấu đường kính, chiều cao,tương quan H/D1,3, M/D1,3, tái sinh rừng…nhằm cũng cố những thông tin cơ bản làm cơ sở đề xuất một số giải pháp lâm sinh nuôi dưỡng, phục hồi, tái tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu
Trang 19Chương 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
NLT Cao su Đồng Nai nằm trên địa bàn các xã Phú Sơn, Thọ Sơn, Đồng Nai, Phước Sơn và một phần nhỏ xã Đoàn Kết thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước Diện tích NLT Cao su Đồng Nai hiện quản lý có phạm vi ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông;
+ Phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng;
+ Phía Tây giáp các xã Phú Sơn, Thọ Sơn, Đồng Nai, Phước Sơn và Đoàn Kết thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;
+ Phía Nam giáp Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Thống Nhất
Tọa độ địa lý:
+ Từ 11o42’30” đến 11o53’25” vĩ độ Bắc
+ Từ 107o15’00” đến 107o25’30” kinh độ Đông
2.1.2 Địa hình, địa mạo
NLT Cao su Đồng Nai thuộc vùng địa mạo “cao nguyên Bà Rá” (Theo bản
đồ phân vùng địa mạo Việt Nam 1/1.000.000 – Tổng cục Địa chất; năm 1979; chủ biên: TS Lê Đức An) Đặc điểm địa mạo đơn giản, hình thái sơn văn cao nguyên bazan chiếm toàn bộ diện tích NLT Cao su Đồng Nai
Dạng địa hình chủ yếu trong địa bàn là đồi cao: địa hình có độ cao từ 200 –
300 m, độ chia cắt địa hình trung bình < 50 m;
Dạng địa hình trũng: nằm xen giữa các dạng đia hình đồi, dạng địa hình này phân bố ở rải rác nhiều nơi và có diện tích không đáng kể
Trang 20Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006-2010, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của NLT Cao su Đồng Nai là 11.718 ha, trong đó: diện tích có độ dốc cấp I (< 8o) là 4.643,6 ha; 2.524 ha đất đai có độ dốc cấp II (< 8– 15o); 2071,4 ha đất đai có độ dốc cấp III (16o – 25o); 2.479,0 ha đất đai có độ dốc cấp IV (>25o - 35o)
Địa hình của NLT Cao su Đồng Nai với trên 50% diện tích tương đối bằng phẳng là điều kiện rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất nông lâm nghiệp cũng như phát triển hệ thống giao thông đường bộ, ổn định dân cư
2.1.3 Khí hậu
Điều kiện khí hậu của vùng dự án nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh Khí hậu huyện Bù Đăng nói chung và vùng dự án nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau:
+ Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan
hệ tương tác với cảnh quan địa hình
+ Diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa
+ Nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 26,20C Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 280 C và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 240 C
+ Tổng giờ nằng trong năm trung bình 2.474 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2-6,6 giờ Thời gian nắng dài nhất trong tháng 261 giờ và ngắn nhất là
cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62- 63% lượng mưa
cả năm
Trang 21+ Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô, cây cối khô cằn phát triển rất kém
2.1.4 Thủy văn
- Nước mặt
Trên vùng dự án có 1 con sông lớn chảy qua là sông Đồng Nai, dài 45 km nằm ở phía Đông Theo số liệu của Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ,(năm 2004), các chỉ số đặc trưng của hệ thống sông Đồng Nai đi qua tỉnh Bình Phước như sau: Diện tích lưu vực: 620 km2; Mô đun dòng chảy bình quân: 0,8 l/s.km2; Lưu lượng nước bình quân: 19,1 m3/s; Tổng lượng nước đến bình quân: 602,1 triệu m3
Ngoài ra, trong khu vực còn có hệ thống các nhánh sông, suối khá cao như
Da Tơi, Da Dang, Da R’Lou, Da Tiam, Da ú Trong lâm phần có các suối Da Nao,
Da M’Lo, Da Bo Tuy nhiên hệ thống sông suối trong vùng phần lớn có lòng sông hẹp, dốc, có nguy cơ tạo lũ lớn lơn trong mùa mưa và kiệt nước trong mùa khô Khả năng cung cấp nước cũng như bồi đắp phù sa rất ít Để sử dụng nguồn nước này cho sản xuất 1 cách bền vững thì cần có những đầu tư lớn vào các công trình thủy lợi
Do nguồn nước mặt trong vùng dự án rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Vì vậy, ngành trồng trọt phải tập trung phát triển cây lâu năm chịu hạn, ít dùng nước; bố trí mùa vụ hợp lý để tận dụng nguồn nước mưa
- Nước ngầm
Theo tài liệu và bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/100.000 (Đoàn Địa chất 801, Liên đoàn Địa chất – Thủy văn 8, năm 1994; chủ biên: KS Trần Hồng Lĩnh), khu vực NLT Cao su Đồng Nai có các đặc điểm về nước ngầm như sau:
Tầng chứa nước chính là Bazan Pleistoxen (Bpq) và Đệ tứ (Q); mức chứa nước nghèo đến trung bình, lưu lượng nước 5 – 20 l/s; thuộc loại nước nhạt Clorua – bicacrbonat; Sulfat – clorua; độ khoáng hoá M = 0,1 – 0,2 g/l; có thể sử dụng tốt trong sinh hoạt; độ sâu nước ngầm 10 – 25m
Trang 22Tại những nơi có địa hình cao, việc sử dụng nước ngầm cho tưới cây trồng gặp nhiều khó khăn do mức nước ngầm sâu, do đó nước tưới chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt do mưa và hệ thống suối cung cấp
2.1.5 Địa chất
Theo bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Sông Bé (tỷ lệ 1/100.000) do Liên đoàn Địa chất 6 – Tổng cục Địa chất (Nguyễn Ngọc Hoa, Hà Quang Hải) xây dựng năm 1993 và các văn liệu địa chất của tỉnh Bình Phước được công bố trong thời gian gần đây Nền địa chất trong phạm vi NLT Cao su Đồng Nai thuộc các hệ tầng địa chất với các đặc điểm sau:
a) Hệ tầng Đray Linh (J1đ1): Các trầm tích của hệ tầng Đray Linh xuất lộ rộng rãi và kéo dài dọc theo sông Đồng Nai đến huyện Đồng Phú Tại NLT Cao su Đồng Nai, đá trầm tích của hệ tầng này là phiến sét (có tuổi Mezôzôi) trên diện tích của các tiểu khu thuộc xã dọc theo sông Đồng Nai Đá có màu thay đổi, mức độ phong hóa cao, thường thấy đá mục nát ở đáy vỏ phong hóa Đất trên đá phiến sét thường có màu vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá Tuy nhiên do phong hóa cùng với quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên đất thường có tầng mỏng
b) Hệ tầng Phú Riềng (QI1-2 pr): Đá phun trào (bazan) thuộc hệ tầng Phú Riềng có ở các tiểu khu phía Tây NLT Cao su Đồng Nai Đá bazan (có tuổi Mezôzôi và Neogen) tại đây là bazan olevin kiềm có màu nâu đỏ là hàm lượng oxyt sắt cao, oxyt magiê và oxyt canxi trung bình Đá bazan olevin kiềm có cấu tạo đặc sít và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa rất dày và có màu nâu đỏ rực rỡ Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols),
là loại đất có chất lượng tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta
Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Bình Phước của “Chương trình Điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất phục vụ công tác quy hoạch nông - lâm - thủy lợi cấp tỉnh vùng Đông Nam Bộ” do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 2003
Trang 23Hệ thống phân loại được sử dụng là hệ thống phân loại đất Việt Nam 1984,
có vận dụng một số tiêu chuẩn chuẩn đoán đất trong phân loại đất quốc tế đã được
công bố qua các tài liệu của FAO/UNESCO/ISRIC 1988, 1990, 1993, 1994
Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đơn vị đất NLT Cao su Đồng Nai (tỷ lệ
1/25.000) cho thấy trong khu vực có một nhóm đất với 2 loại đất khác nhau Diện
tích của các loại đất như thống kê tại bảng sau:
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất Loại đất Diện tích
I Nhóm đất đỏ vàng Ferralsols 11.596,5 99,0
1 Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) Rhodi - Acric Ferralsols 5.824,8 49,7
2 Đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs) Skeleti - Chromic Acricsols 5.771,7 49,3
WRB*: Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới, ISS/FAO/UNESCO, 1998
Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp phía Nam
Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai của bao gồm các sản phẩm: bản đồ dạng đất
tỷ lệ 1/25.000 và tài liệu đánh giá khả năng thích nghi đất đai cùng với các tài liệu đánh
giá, mô tả về đặc tính thổ nhưỡng cho thấy tiềm năng về đất của NLT Cao su Đồng Nai
là rất lớn đối với việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
Đặc điểm của các loại đất trong NLT Cao su Đồng Nai như sau:
- Nhóm nâu đỏ trên đá bazan
Tổng diện tích nâu đỏ trên đá bazan (Fk) 5.824,8 ha (chiếm 49,7%), loại đất
này phân bố ở hầu hết trong loại rừng sản xuất trên tất cả các tiểu khu thuộc các xã
Đồng Nai, Thọ Sơn và Phú Sơn
Đất nâu đỏ trên đá bazan có thành phần cơ giới nặng đến rất nặng, đất Fk
giàu Al, quá trình tích lũy mùn mạnh, tầng đất dày, cấu tượng viên, đất tơi xốp Đất
có nhiều kết von ở tầng mặt và tăng lên ở độ sâu 70-100 cm Kích thước kết von từ
0,2 - 0,7 cm, kết von không gắn kết Độ phì nhiêu của đất cao Tầng mặt có hàm
lượng mùn 2-4%, đạm, lân đều giàu (N:0,17-0,19%; P2O5: 0,13-0,15%), nghèo K,
đất chua pH KCL < 5 Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét là 50%
Trang 24Hướng sử dụng đất Fk: đây là các loại đất tốt hiện được sử dụng trồng cây
lâu năm, hoa màu và trồng rừng Các khu vực đất có tầng trung bình có thể trồng
cây hàng năm và trồng rừng cây lấy gỗ và các lâm sản khác
- Nhóm đỏ vàng trên đá phiến
Đất Fs hình thành trên vỏ phong hóa Saprolit (vụn thô) và cát gồm các mảnh
vụn đá phiến ở nơi địa hình dốc, mưa nhiều, quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh Phân
bố của đất Fs chủ yếu trong rừng phòng hộ, dọc theo sông Đồng Nai ở các tiểu khu
196, 200, 201, 203, 204 Tổng diện tích đất Fs là 5.771,7 ha (chiếm 49,3%)
Đặc tính thổ nhưỡng của đất Fs: tầng đất trung bình đến dày, độ dày phụ
thuộc vào độ dốc địa hình, nơi cao, dốc có tầng mỏng hơn nơi độ dốc thấp Độ pH
từ 4,1 - 4,4 Ở nơi đất có rừng, đất tầng mặt có các chỉ tiêu độ thì tương đối cao tuy
nhiên các chất dễ tiêu nghèo, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt pha cát (59-68%)
2.1.6 Tài nguyên rừng
Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 –
2010, đất quy hoạch cho lâm nghiệp của NLT Cao su Đồng Nai phân bố tại 16 tiểu
khu rừng với diện tích là 11.718 ha (số liệu chi tiết thể hiện ở bảng 2.2), toàn bộ
diện tích đất lâm nghiệp NLT Cao su Đồng Nai thuộc đối tượng rừng phòng hộ và
Phân theo 3 loại rừng RĐD RPH RSX
Tổng diện tích tự nhiên 100,0 11.718,0 3.151,0 8.567,0
1 Đất có rừng 69,0 8.083,3 2.044,6 6.038,71.1 Rừng tự nhiên 68,2 7.995,2 2.044,6 5.950,6
Trang 2510
2.2 Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội
2.2.1 Tình hình dân cư
NLT Cao su Đồng Nai nằm trên địa bàn 5 xã Phú Sơn, Thọ Sơn, Đồng Nai,
Đoàn Kết và Phước Sơn, số liệu được thể hiện ở bảng 2.3 Sau khi rà soát 3 loại
rừng phần lớn diện tích lâm phần mà dân cư sinh sống đã được điều chỉnh ra khỏi
đất lâm nghiệp, hiện tại chỉ còn một phần nhỏ dân cư sống tại tiểu khu 184, 202,
204 và rải rác tại tiểu khu 185, 190
Bảng 2.3: Tình hình phân bố dân cư theo xã
Đơn vị hành chính Diện tích tự
nhiên (km 2 )
Dân số (người)
Mật độ DS (người/km 2 )
Nguồn: Kết quả thu thập tình hình kinh tế xã hội tại 5 xã tháng 11 năm 2009
Thành phần dân tộc cư trú trong vùng gồm nhiều dân tộc, trong đó nhiều
nhất là người Kinh và S’Tiêng Người Tày, M’nông, H’mông, Nùng, Dao…di cư từ
miền Bắc vào định cư, làm ăn sinh sống trong lâm phần Nông lâm trường.Người
S’Tiêng là dân bản địa sống lâu đời tại đây, các hộ này đã chuyển từ phát nương
làm rẫy, sống du canh du cư sang sống định canh định cư, ổn định sản xuất, gây
trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như điều, cà phê, cao su
Người S’Tiêng có quá trình hình thành và phát triển lâu đời và còn lưu giữ
nhiều truyền thống văn hoá đặc trưng mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Đa số
lao động làm nông nghiệp, một số lao động còn lại hoạt động trong các lĩnh vực
thương mại, dịch vụ và phi nông nghiệp
Địa bàn NLT Cao su Đồng Nai quản lý là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa
cách mạng, địa hình là đồi, núi cao, hiểm trở, cơ sở vật chất còn nghèo Nhân dân
sống trên địa bàn phần lớn là bà con đồng bào dân tộc ít nguời bản địa và người dân
Trang 2611
tộc di cư tự do (Tày, Nùng, M’nông, Dao, H’mông…) định cư gần rừng và sống dựa vào thu lượm các sản phẩm từ rừng, sản xuất quảng canh, tự cung tự cấp
Nguồn thu nhập chính của người dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó từ các loài cây trồng chính là điều, tiêu, cao su, ngô, mì, cà phê… Thu nhập từ chăn nuôi chưa trở thành thế mạnh của vùng, chăn nuôi theo hộ cá thể, chăn nuôi theo phương thức thả rông Đàn bò chủ yếu có nguồn gốc địa phương, tỷ lệ lai còn thấp nên hiệu quả từ chăn nuôi đem lại không cao Những năm trước đã có nhiều hộ tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng để tăng thêm thu nhập
Nhìn chung, đời sống người dân nơi dây còn nhiều khó khăn thiếu kỹ thuật canh tác, thiếu nguồn vốn để sản xuất, trình độ canh tác còn lạc hậu Thu nhập bình quân đầu người từ 7 - 8 triệu đồng/người/năm, chủ yếu từ việc bán nông sản (hạt điều, tiêu, cà phê, ngô, mì…) Đây là đối tượng cần phải quan tâm, từng bước thu hút người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp
2.2.2 Sản xuất nông nghiệp
a Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở của các xã trên địa bàn NLT Cao
su Đồng Nai, tiềm năng đất đai ở đây được khai thác tốt, cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển dịch hợp lý, phù hợp với thổ nhưỡng, thị trường và khả năng đầu tư của người lao động
+ Ngành trồng trọt: Tập trung vào các cây trồng chính là điều, cao su, các loài cây lâu năm và cây ăn quả, nhưng chủ yếu mới mở rộng thêm diện tích, chưa chú ý đến thâm canh, tăng vụ tăng năng suất Diện tích trồng trọt đến năm 2009 là chính với diện tích là 14.004 ha Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm là 982 ha, các loài cây được trồng gồm: mì, bắp Năng xuất các loại lương thực đều thấp, mì đạt
15 tấn/ha, bắp đạt 2,5 tấn/ha
Trang 2712
Cây lâu năm chủ yếu là điều, cao su một số diện tích trồng tiêu, cà phê và cây ăn trái Năng xuất điều không ổn định, trung bình đạt 1,2 tấn/ha Phần lớn diện tích cao su mới trồng 1 – 5 tuổi, chưa cho thu hoạch, một số ít diện tích cao su đang khai thác cho năng xuất trung bình 1,5 tấn/ha/năm
Về chăn nuôi: Vật nuôi trên địa bàn gồm trâu, bò (4.885 con), lợn (4.823 con), gia cầm (45.477 con) Ngoài ra có một số hộ nuôi dê với số lượng không đáng
kể
b Lâm nghiệp
Theo kết quả thống kê tại biên bản bàn giao Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai về Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thì tình hình sử dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp dưới các mô hình, dự án như sau:
+ Thực hiện liên doanh liên kết và chuyển giao cho thuê đất với các doanh nghiệp, cá nhân để cải tạo rừng nghèo, rừng bị tác động mạnh theo chủ trương của UBND tỉnh là 11 dự án với diện tích là 2.706,4 ha
+ Diện tích quy hoạch cho dự án ổn định dân cư tự do, dự án định canh định
cư theo Quyết định số 33/2007/TTg là 413,1 ha
+ Diện tích điều chỉnh quy hoạch thủy điện ĐakKar và ĐaM’Lo theo Quyết định số 1869/QĐ - UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh là 69,0 ha
+ Diện tích thu hồi giao về địa phương để chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện Chương trình 134 là 140,1 ha
+ Diện tích trồng rừng bằng vốn ngân sách và vốn giao khoán là 683,1 ha + Diện tích rừng tự nhiên giao khoán cho tập thể, công ty là 327,7 ha
+ Chuyển chủ quản lý giao cho Công ty TNHH Vynaphyghen là 671,1 ha Phần diện tích còn lại do lực lượng của NLT tự quản lý bảo vệ rừng
Trang 2813
2.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của NLT
Sau khi sát nhập Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai về Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của UBND Tỉnh Bình Phước và văn bản số 7911/VPCP-KTN ngày 18/11/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc đồng ý chuyển giao Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai thuộc Tỉnh Bình Phước cho Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam thì hoạt động sản xuất kinh doanh của NLT Cao su Đồng Nai thay đổi theo, cụ thể là:
- Tập trung quản lý bảo vệ rừng, đất rừng hiện có
- Xây dựng và liên doanh với các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su, cây nguyên liệu tại những vùng đáp ứng đủ tiêu chí về cải tạo rừng tự nghiên nghèo kiệt
Trang 2914
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trạng thái rừng gỗ phục hồi sau nương rẫy (IIA) gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài khá phức tạp, không đều tuổi Trong lâm phần còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể, đường kính phổ biến khoảng 20 cm Nguồn gốc của loại rừng này là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (theo phân loại của Thái Văn Trừng (1970 – 1978))
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được nội dung của đề tài, nội dung nghiên cứu gồm:
1 Đặc trưng kết cấu lâm phần
- Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng IIA KVNC
- Kết cấu tổ thành loài thực vật
- Kết cấu về đường kính và chiều cao của lâm phần (N/D1,3 và N/Hvn)
- Phân bố trữ lượng rừng theo cấp đường kính (M/D1,3)
- Xác định độ tàn che của rừng theo phương pháp vẽ trắc đồ David – Richards (1934)
2 Xác định mối tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang ngực (D1,3)
3 Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng
- Tổ thành loài cây tái sinh
- Phân bố số cây theo cấp H
- Phân bố số cây theo chất lượng
Trang 3015
- Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc
- Phân bố cây trên mặt đất
- Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh rừng
4 Đề xuất các biện pháp nuôi dưỡng và phục hồi rừng IIA tại khu vực nghiên cứu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp
- Kế thừa số liệu
Đề tài có kế thừa một số tư liệu sau:
+ Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng
+ Tư liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác
+ Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc tổ thành rừng ở Việt Nam
- Phương pháp thu thập số liệu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính để mô
tả Việc thu thập số liệu tiến hành trên các ÔTC ÔTC được lập theo phương pháp điển hình, đại diện cho trạng thái rừng ÔTC được xác định trên bản đồ và ngoài thức tế Cách tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo quy trình kỹ thuật của Bộ môn Điều tra – Quy hoạch điều chế rừng Trường đại học Nông Lâm ÔTC có hình chữ nhật với diện tích là: 40 m x 50 m = 2000 m2 với tổng số là 3 ô
Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập thêm 5 ÔDB để điều tra cây tái sinh tại 4 góc và giao điểm của hai đường chéo trong ÔTC, với diện tích mỗi ô là 25 m2 (5 m x 5 m) Cũng trong ÔTC 2000 m2, chọn một dải rừng có diện tích 500 m2 (10 m x 50 m) để tiến hành đo đếm các chỉ tiêu vẽ trắc đồ
Điều tra cây gỗ lớn
Tiến hành điều tra tất cả các cây có đường kính 8 cm được quy định là cây
gỗ lớn Định danh loài cây, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây gỗ
Trang 3116
- Đường kính thân cây (D1,3, cm) được đo bằng thước mét dây tại vị trí 1,3 m (ngang ngực) với độ chính xác đến 0,5 cm
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) được đo bằng sào đo cao kết hợp với mục trắc
- Đường kính tán (Dt, m) đo bằng thước mét dây Đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó lấy trị số bình quân (chỉ tiêu này chỉ đo trong ô vẽ trắc đồ) Số liệu thu thập được làm căn cứ để tính độ tán che của rừng
- Xác định độ tàn che Độ tàn che của rừng được xác định dựa vào phương pháp vẽ trắc đồ của David - Richads (1934) Lựa chọn một dải rừng có diện tích 500
m2 (10 m x 50 m) tại vị trí điển hình trong ÔTC Ngoài số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng như Hvn, D1,3, đo thêm Dt, tọa độ cây, sau đó tiến hành vẽ trên giấy ô ly với
tỉ lệ 1/200 Độ tàn che được tính bằng % giữa diện tích hình chiếu tán che trên giấy
ô ly so với diện tích dải vẽ trắc đồ (500 m2)
Điều tra cây tái sinh
Cây tái sinh là những cây còn non, sống dưới tán rừng từ giai đoạn cây mẹ cho đến khi chúng bắt đầu tham gia vào tầng tán rừng
Cây tái sinh được thống kê trong các ÔDB 25 m2 với các nội dung sau:
- Định danh loài, thành phần loài cây gỗ và số lượng của chúng
- Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào khắc vạch có độ chính xác đến cm với phân cấp theo cây, chia làm 5 cấp
- Chất lượng cây tái sinh gồm tốt và xấu:
+ Cây tốt: là những cây sinh trưởng, phát triển tốt, tán lá tròn đều, cân đối, xanh tốt, không có sâu hại hay hai thân
+ Cây xấu: là những cây sinh trưởng, phát triển kém, không ổn định, có hiện tượng sâu bệnh, hai thân trở lên
- Xác định mật độ cây tái sinh thông qua số lượng cây trong ô điều tra
- Điều tra phân bố cây tái sinh theo phân bố Poisson do Svedberg (1992)
Trang 3217
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp
Các số liệu thu thập được trong các ÔTC, ÔDB được tập hợp lại, tiến hành
xử lý và tính toán theo các nội dung đã được đề cập trong đề tài bằng phương pháp toán thống kê thông thường dựa trên các phần mềm Excel và Statraphics plus
Tính các đặc trưng lâm học của các trạng thái rừng
Tổ thành cây gỗ lớn
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau
Trên quan điểm sinh thái, người ta xác định tổ thành cây cao theo số lượng, còn trên quan điểm sản lượng, người ta xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hay theo trữ lượng Trong nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp tính tỷ
lệ tổ thành loài theo phương pháp của Daniel Marmillod (dẫn theo Vũ Đình Huề, 1984) để tính tổ thành tầng cây cao
IV% = (Ni% + Gi%)/2
Trong đó: IV% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng Important Value) của loài Ni% là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật rừng Theo Daniel Marmillod (1958), những loài cây có IV 5% mới thật sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần Theo Thái Văn Trừng (1978), trong mỗi lâm phần nhóm loài cây nào đó có IV 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế Cần tính tổng IV của nhóm loài có trị số này > 5% xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV đạt 50%
Trang 3318
S là diện tích 3 ô tiêu chuẩn
Đường kính thân cây (D1,3,cm/cây); tiết diện ngang (G,m2/cây); thể tích thân cây (V,m3/cây)
- Đường kính thân cây được tính bằng công thức:
Trong đó: C1,3 là chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m
- Tiết diện ngang được tính bằng công thức:
G1,3 = x D1,32
Trong đó: D1,3 là đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m
- Thể tích thân cây được tính bằng công thức:
2 2
n n
x f x
f
m
i i i
i
Độ lệch tiêu chuẩn S = S2
Hệ số biến động Cv% = 100
X S
Sai tiêu chuẩn trung bình mẫu
n
S
S X
Biên độ biến động R = Xmax - Xmin
Các đặc trưng mẫu được tính bằng phần mềm Excel hoặc Statraphics plus
- Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn),phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) cho trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu được thiết lập trên trị số giữa tổ xi có được và tần suất (N%) tương
Trang 3419
ứng Các số liệu lập thành bảng tổng hợp để xác định đặc trưng lâm học của rừng IIA
- Số tổ tính theo công thức của Brooks và Carruder:
Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng
- Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
n =
m
n m
- Mật độ cây tái sinh
Đây chính là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích được xác định theo công thức:
Trang 3520
SÔDB là tổng diện tích ÔDB điều tra cây tái sinh:
SÔDB = 5 ÔDB/ÔTS x 25 m2/ÔDB x 3 ÔTC = 375 m2
- Phân bố cây tái sinh theo chất lượng: tốt, xấu
- Phân bố cây tái sinh theo cấp H, theo nguồn gốc (chồi, hạt)
- Phân chia cây tái sinh theo nhóm loài cây (phân theo nhóm gỗ)
- Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính tán
- Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng
Trang 3621
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc trưng tổ thành của trạng thái rừng IIA
4.1.1 Thành phần loài tham gia vào tổ thành của trạng thái rừng IIA
Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật tại trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu được đưa ra ở bảng 4.1 cho thấy:
Bảng 4.1: Danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu
1 Bằng lăng lông Lagers troemia tomentosa Presl Lythraceae
2 Bình linh Vitex pubescens Viter Verbenaceae
3 Bời lời Litsea pierrei Lee Lauraceae
4 Cà chắc Shorea obtusa Wall ex Blume Dipterocarpaceae
5 Căm xe Xylia xylocarpa (Roxb) Taubert Fabaceae
6 Cầy Irvingia malayana Oliv.ex Benn Ixonanthaceae
7 Chò xót Schima superba Gard.&Champ Theaceae
8 Chua khét Chukrasia sp Meliaceae
9 Chiếc tam lang Barringtonia racemosa (L.) Spreng
10 Cò ke Grewia paniculata Roxb ex DC Tiliaceae
11 Cơm nguội Mitrella mesnyi (Pierre) Annonaceae
12 Cồng tía Calophyllum saigonense Clusiaceae
13 Dâu da Baccaurea ramiflora Luor Euphorbiaceae
14 Gáo vàng Neonauclea sessilifolia (Hook.f.) Merr Rubiaceae
15 Giẻ trắng Lythocaspus dealbatus (Hookf) Rehd Fagaceae
16 Gòn Ceiba pentadra Gaertn Bombacaceae
Trang 3722
17 Gỏ mật Sindora cochinchinensis Baill Fabaceae
18 Lòng mang Pterospermum grewiaefolium Pierre Sterculiaceae
19 Máu chó lá
nhỏ Knema tonkinensis (Warb) de Wilde Myristicaceae
20 Mò cua Alstonia scholaris L R Br Apocynaceae
21 Ngát Gironniera subaequalis Planch Ulmaceae
22 Thị rừng Diospyros varilgata Ebenaceae
24 Săng đen Diospyros lancaefolia Roxb Ebenaceae
25 Vên vên Anisoptera costata Dipterocarpaceae
26 Lành ngạnh Cratocylum formosum Benth et Hook Hypericaceae
27 Trám trắng Canarium album Raeusch Burseraceae
28 Trường chua Nephelium chryseum Sapindaceae
29 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre Fabaceae
30 Trâm vỏ đỏ Syzygium zeylanicum (L.) DC Myrtaceae
31 Trâm trắng Syzygium wightianum Wight et Arn Myrtaceae
32 Làu táu Vatica odorata Griff Dipterocarpaceae
33 Vàng nhựa Garcinia villersiana Pierre Cluciaceae
Qua bảng 4.1 cho thấy, thành phần loài thực vật tại trạng thái rừng IIA thuộc
Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai gồm 33 loài, 28 chi thuộc hơn 20 họ Trong đó
có mặt của một số loài cây thuộc họ Sao dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Re (Lauraceae), và một số loài của họ Bàng
(Combretaceae), họ Tử Vy (Lythraceae),… Trong rừng còn sót lại một vài loài cây
gỗ nhóm I như Gõ mật, nhóm II như Xoay, Căm xe nhưng bắt gặp với số lượng rất
ít với kích cở nhỏ cả về đường kính và chiều cao Còn lại hầu hết các loài cây có
D1.3 < 20 cm và Hvn < 10 m
Trang 3823
4.1.2 Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIA
Để biểu thị cho công thức tính tổ thành loài tầng cây gỗ lớn tại khu vực
nghiên cứu, đề tài đã sử dụng chỉ số IV% Những số liệu cần thiết ở 3 ô tiêu chuẩn
được tổng hợp và tính toán theo công thức tính tổ thành như đã trình bày ở chương
3 Kết quả tính toán cụ thể được dẫn ra ở bảng 4.2 và hình 4.1 sau:
Bảng 4.2: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIA tại KVNC
Trang 3924
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy, tổ thành loài thực sự có ý nghĩa về mặt lâm học chỉ có 7 loài (IV = 56,16%), chiếm tỷ lệ cao nhất là Giẻ trắng (IV = 13,49),
kế đến là Chò xót (IV% = 8,23%), Re (IV = 8,08%), Cà chắc (IV = 7,78%), Chua khét (IV = 6,66%), Trâm vỏ đỏ (IV = 6,19%), Bời lời (IV = 5,68%) Đa số các loài trên đều thuộc nhóm gỗ trung bình Những loài có IV < 5% là 26 loài (chiếm 43,84%), trong đó có những loài có giá trị như Gõ mật, Căm xe và Xoay
Hiện tượng một số loài chiếm ưu thế như Giẻ trắng, Chò xót, Re, Cà chắc, Chua khét, Trâm vỏ đỏ, Bời lời đã tạo nên những ưu hợp thực vật đặc trưng cho khu vực này, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiểu trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu hiện tại Các loài chiếm số lượng ít chỉ giữ vai trò thứ yếu trong việc hình thành kiểu trạng thái rừng, nó chỉ làm tăng thêm sự phong phú về loài cho kiểu trạng thái đó Do vậy, biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là phải loại bỏ dần những cây phi mục đích (Gòn, Chiết tam lang, Gáo vàng, Vàng nhựa,…), nuôi dưỡng và bổ sung những loài có giá trị kinh tế
4.1.3 Đặc trưng tổ thành của trạng thái rừng IIA phân theo nhóm gỗ
Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, rừng IIA tại khu vực nghiên cứu có sự tham gia của 33 loài cây gỗ khác nhau với 28 chi thuộc hơn 20 họ thực vật (Bảng 4.1) Tỷ lệ số loài phân theo nhóm gỗ, kết quả tính toán được dẫn ra ở bảng 4.3 và hình 4.2:
Bảng 4.3: Một số đặc trưng tổ thành rừng IIA tại KVNC
Chỉ tiêu Bình quân G (m 2 /ha) M (m 3 /ha)
42,76
1,53 12,65 23,94 4,64
Trang 4025
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo nhóm gỗ
Căn cứ theo quy trình phân loại nhóm gỗ rừng Việt Nam thành 8 nhóm của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, các loài cây trong trạng thái rừng IIA tại KVNC được phân chia theo nhóm gỗ Theo kết quả tổng hợp ở bảng 4.3, cho thấy:
- Nhóm gỗ I – II: chiếm 3,73% gồm các loài Gõ mật, Xoay, Căm xe
- Nhóm gỗ III – IV: chiếm 30,9% gồm một số cây họ Sao Dầu như Vên vên,
Cà chắc, Làu táu và một số loài khác như Bình linh, Bằng lăng, Trường chua, Bời lời, Chua khét
- Nhóm gỗ V – VI: chiếm 52,17% gồm các loài: Lành ngạnh, Săng đen, các loài Trâm, Thị rừng, Cồng tía, Cầy,…
- Nhóm gỗ VII – VIII: chiếm 13,2% gồm các loài như: Gáo vàng, Vàng nhựa, Chiết tam lang,…
Tuy thành phần hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu còn khá phong phú, nhưng rừng còn rất ít những cây thuộc nhóm gỗ I – II như: Gõ mật, Căm xe, Xoay (chỉ chiếm 3,73%), nhiều cá thể các loài cây thuộc nhóm gỗ III – VI như các loài cây trong họ Sao dầu, Bằng lăng, Bình linh… xuất hiện với số lượng không nhiều Rừng tập trung chủ yếu là các loài cây thuộc nhóm gỗ trung bình V – VI chiếm 52,17% và nhóm gỗ tạp, chất lượng kém (VII – VIII) chiếm 13,2%