1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CẢNH QUAN NHÀ VĂN HÓA THIẾU NHI TỈNH KHÁNH HÒA

55 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 18,41 MB

Nội dung

Với chức năng là nơi phát hiện, đào tạo năng khiếu cho thiếu nhi, đồng thời tạo điều kiện để các em thiếu nhi có nơi vui chơi, sinh hoạt, học tập, phát triển năng khiếu…, qua nhiều năm x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ THỊ MINH NGUYỆT

THIẾT KẾ CẢNH QUAN NHÀ VĂN HÓA THIẾU NHI

TỈNH KHÁNH HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/ 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ THỊ MINH NGUYỆT

THIẾT KẾ CẢNH QUAN NHÀ VĂN HÓA THIẾU NHI

TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Phạm Minh Thịnh

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 05/ 2012

Trang 3

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

*****************

LE THI MINH NGUYET

LANDSCAPE DESIGN OF KHANH HOA

CHILDREN’S HOUSE

Landscape deign

GRADUATED THESIS

Supervisor: Pham Minh Thinh, M.Sc

Ho Chi Minh city

May/ 2012

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu trong suốt bốn năm liền của tôi tại trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Trong suốt quãng thời gian này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô trong trường cũng như các thầy cô trong bộ môn Cảnh quan & Kỹ thuật hoa viên và các bạn trong và ngoài lớp Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh quan & Kỹ thuật hoa viên cùng các thầy cô trong bộ môn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập

Tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Phạm Minh Thịnh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa

Xin cảm ơn ban giám đốc nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp những

tư liệu cần thiết để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình

Xin chân thành cảm ơn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012

Lê Thị Minh Nguyệt

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Thiết kế cảnh quan nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thời gian từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/05/2012

Kết quả thu được như sau:

- Đề xuất phân khu chức năng cho nhà thiếu nhi

- Thiết kế tổng thể khuôn viên nhà thiếu nhi

o Phối cảnh các phân khu: 16 bản vẽ

- Thuyết minh thiết kế

- Đề xuất danh mục cây xanh

Trang 6

SUMMARY

Research topic "Landscape design of Khanh Hoa Children’s House" was conducted in Nha Trang City, Khanh Hoa Province, the time from 01/01/2012 until 30/05/2012

Results given:

- To propose the functional

- The overall design of the campus playhouse

- Completing the design including:

o Tree Master planning: 1 drawing

o Elevation planning: 2 drawings

o Section: 2 drawings

o Overall perspective drawings: 1 drawing

o Perspective drawing of the subdivision: 16 drawings

- Intelligent design theory

- List of plants were used in the design

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Trang tựa tiếng anh ii

Lời cám ơn iii

Tóm tắt luận văn( Tiếng Việt) iv

Tóm tắt luận văn( Tiếng Anh) v

Mục lục vi

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng x

Danh sách các chữ viết tắt xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Khái niệm về nhà văn hóa thiếu nhi 3

2.2 Tiêu chí xây dựng cảnh quan nhà văn hóa thiếu nhi 5

2.3 Một số ví dụ tham khảo 5

2.3.1 Việt Nam 5

2.3.2 Phương Tây 8

2.4 Khu đất xây dựng 10

2.4.1 Vị trí và hiện trạng 10

2.4.1.1 Vị trí 10

2.4.1.2 Hiện trạng 11

2.4.2 Điều kiện tự nhiên 14

2.4.2.1 Khí hậu 14

2.4.2.2 Địa chất thổ nhưỡng 15

2.5 Các quy tắc thiết kế 15

2.5.1 Sự thống nhất 15

2.5.2 Sự hài hòa 16

Trang 8

2.5.3 Tính đúng đắn 16

2.5.4 Sự thu hút 16

2.5.5 Tính đơn giản 17

2.5.6 Sự nổi bật 17

2.5.7 Điểm nhấn 17

2.5.8 Sự cân bằng 18

2.5.9 Tỷ lệ và sự cân đối 18

2.5.10 Chuỗi tuần tự 18

2.6 Nguyên tắc chọn cây cho nhà thiếu nhi 19

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 20  

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.2.1 Đối tượng 20

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu 20

3.3 Nội dung nghiên cứu 20

3.4 Phương pháp thực hiện 21

3.4.1 Phương pháp điều tra thực địa 21

3.4.2 Phương pháp thiết kế 21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Hiện trạng cảnh quan khuôn viên nhà văn hóa thiếu nhi 22

4.1.1 Hiện trạng cây xanh, hoa cỏ 22

4.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảnh quan 23

4.2 Đánh giá và phân tích khu đất thiết kế 23

4.2.1 Thuận lợi 23

4.2.2 Khó khăn 24 

4.3 Thuyết minh thiết kế 24

4.3.1 Khu ngoạn cảnh 28

4.3.2 Hồ bơi 30

4.3.3 Sân thể thao 31

Trang 9

4.3.4 Vườn thực vật 33

4.3.5 Khu vui chơi 33

4.3.6 Nhà xe 35

4.4 Bảng đề xuất cây trồng 35

4.5 Thiết kế phần xây dựng 36

4.6 Danh mục hình minh họa 38

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Kiến nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Nhà thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng 6

Hình 2.2: Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau 7

Hình 2.3: Góc vui chơi 1 8

Hình 2.4: Góc vui chơi 2 8

Hình 2.5: Vườn trường 9

Hình 2.6: Góc vườn hoa 9

Hình 2.7: Vị trí khu đất 10

Hình 2.8: Mặt trước khối lớp học- hành chính 11

Hình 2.9: Khoảng sân bên cạnh khối lớp học- hành chính 11

Hình 2.10: Mặt trước khối hội trường sân khấu 12

Hình 2.11: Mặt bên khối hội trường sân khấu 12

Hình 2.12: Sân bóng nhìn từ nhà xe 13

Hình 2.13: Trò chơi trong khuôn viên nhà thiếu nhi 13

Hình 4.1: Sơ đồ công năng và giao thông 24

Hình 4.2: Mặt bằng tổng thể 27

Hình 4.3: Phối cảnh tổng thể 27

Hình 4.4: Phối cảnh thuyền 29

Hình 4.5: Phối cảnh vườn hoa 29

Hình 4.6: Phối cảnh hồ nước 30

Hình 4.7: Phối cảnh hồ bơi 31

Hình 4.8: Phối cảnh sân bóng rổ 32

Hình 4.9: Phối cảnh sân tập luyện 32

Hình 4.10: Phối cảnh vườn thực vật 33

Hình 4.11: Phối cảnh khu vui chơi 34

Hình 4.12: Phối cảnh góc trò chơi liên hoàn 34

Hình 4.13: Phối cảnh nhà xe 35

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Danh mục các loài cây điều tra tại khuôn viên nhà thiếu nhi 22

Bảng 4.2: Bảng đề xuất hạng mục 26

Bảng 4.3: Bảng cây xanh 35

Bảng 4.4: Bảng cây bụi 36

Bảng 4.5: Bảng cây phủ nền 36

Bảng 4.6: Danh mục hình minh họa cây che bóng 38

Bảng 4.7: Danh mục hình minh họa cây gỗ nhỏ 39

Bảng 4.8: Danh mục hình minh họa cây bụi, hoa nền, cây phủ đất 40

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU

Nhà văn hóa thiếu nhi Tỉnh Khánh Hòa được xây dựng ngay tại trung tâm Thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Với chức năng là nơi phát hiện, đào tạo năng khiếu cho thiếu nhi, đồng thời tạo điều kiện để các em thiếu nhi có nơi vui chơi, sinh hoạt, học tập, phát triển năng khiếu…, qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành Nhà thiếu nhi Tỉnh Khánh Hòa đã trở thành nơi ươm mầm và chắp cánh ước

mơ cho tuổi thơ trên địa bàn Thành phố Nha Trang nói riêng và Tỉnh Khánh Hòa nói chung

Với nhiều bộ môn học và năng khiếu, Nhà thiếu nhi đã đón nhận hàng ngàn lượt thiếu nhi, thanh thiếu niên đến sinh hoạt, học tập… tập trung ở một số bộ môn như: múa, thanh nhạc, nghi thức đội, trống- kèn đội, đàn organ, đàn ghi- ta, các môn

võ thuật, vẽ, cờ vua, cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, tin học căn bản, tin học văn phòng, tin học A- B, ngoại ngữ, aerobic, kèn melodion… Đặc biệt, qua từng khóa học, từng năm học số lượng học viên theo học tại Nhà thiếu nhi ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng Có thể nói đây là ngôi nhà chung thứ hai của các em thiếu nhi, là nơi học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí, giao lưu chia sẻ với các bạn khác

Nhận thấy rằng, nhà thiếu nhi không chỉ là nơi chỉ để các em học tập, rèn luyện mà đó còn là nơi các em có thể đến để vui chơi giải trí Ở đây không chỉ bao gồm nhiều trò chơi phục vụ cho các em thiếu nhi mà còn có không gian rộng rãi thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên để các em có thể thoải mái vui chơi, vận động Với tình hình thực tế những năm gần đây, nhiều nhà thiếu nhi trên cả nước đã trở nên xuống cấp, thiếu đi những hoạt động vui chơi và cảnh quan thiên nhiên không

Trang 14

được tôn tạo rơi vào trạng thái tồi tàn làm cho các em không còn cảm giác thích thú khi đến sinh hoạt

Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở cho Nhà thiếu nhi Tỉnh là thật sự cần thiết không chỉ về cơ sở trang thiết bị, phòng ốc bên trong mà còn về cảnh quan bên ngoài Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hiện nay, khi những tòa nhà cao tầng mọc lên dần lấn át những không gian vui chơi, sinh hoạt cho thiếu nhi thì việc có một khuôn viên dành cho các em là điều cần thiết Với tiêu chí

về an toàn, thẩm mỹ và đảm bảo cho các em có một không gian xanh để vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động ngoài trời thì cần thiết phải cải tạo, trang trí lại cảnh quan khuôn viên Nhà thiếu nhi, đồng thời góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị Một môi trường cảnh quan đẹp không chỉ làm các em thích thú mà còn góp phần mang thiên nhiên lại gần với các em

Đó là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài “Thiết kế cảnh quan Nhà thiếu nhi Tỉnh Khánh Hòa”

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm về nhà văn hóa thiếu nhi

Nhà thiếu nhi là một bộ phận thiết chế văn hóa, là trung tâm giáo dục ngoài nhà trường, ngoài gia đình, ngoài cộng đồng cho trẻ em, do UBND các tỉnh ra Quyết Định thành lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh định hướng hoạt động

Nhà thiếu nhi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Tỉnh Đoàn thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh Đoàn giao

Nhà Thiếu nhi có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được cấp một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định

Tập hợp mọi đối tượng trẻ em để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội thông qua các hoạt động quần chúng rộng rãi và hoạt động văn hóa,văn nghệ, TDTT, kỹ năng công tác Đội, giáo dục hướng nghiệp, vui chơi, giải trí… qua đó giáo dục tinh thần và thể chất cho thiếu nhi

Nghiên cứu, tổng kết, bồi dưỡng và hướng dẫn phương pháp công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong và ngoài nhà trường

Phát hiện năng khiếu, tài năng và có sự quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và tính sáng tạo cho các em thiếu nhi thông qua nhiều hoạt động thực tiễn

Trang 16

Nội dung:

Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa văn nghệ, TDTT, khoa học kỹ thuật, vui chơi giải trí để thu hút và đáp ứng nhu cầu, sở thích của đông đảo trẻ em

Tổ chức thực hiện và thể nghiệm các hoạt động trọng tâm theo chương trình của Đội TN TP.Hồ Chí Minh, chương trình rèn luyện Đội viên để giáo dục các em tham gia trong Nhà Thiếu Nhi và tạo kinh nghiệm hướng dẫn phong trào

Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục công dân thông qua các chương trình lễ hội, nói chuyện chuyên đề, kể chuyện, gặp gỡ giao lưu với các nhân vật anh hùng, chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ vào các ngày lễ kỷ niệm trong năm, theo các chủ điểm sinh hoạt của Đội

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và phát hiện năng khiếu, hướng nghiệp cho trẻ em thông qua việc mở các lớp năng khiếu ngắn hạn, dài hạn, hình thành các câu lạc bộ, đội nhóm chuyên ở lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, TDTT

Phối hợp với các Sở Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Văn hóa - Thể Thao & Du lịch và các ban ngành liên quan để tổ chức và phát hiện năng khiếu trẻ em, thành lập các đội, nhóm chuyên, nồng cốt cho tỉnh để tham dự hội thi tin học, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Sử dụng và phát huy mọi nguồn lực và điều kiện của Nhà Thiếu Nhi để tham mưu cho Ban Thường Vụ Tỉnh Đoàn tổ chức các hoạt động phục vụ phong trào của đội, nhà trường và nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, coi đó là hình thức giáo dục thực tiễn cho trẻ em

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác đội cho ban chỉ huy đội, tổng phụ trách; tổ chức hội thảo, chuyên đề giáo dục các bậc phụ huynh

Toàn quốc hiện có 58 Cung thiếu nhi, Nhà văn hóa thiếu nhi cấp tỉnh; 244 Cung thiếu nhi, Nhà văn hóa thiếu nhi cấp huyện và 5 Nhà văn hóa thiếu nhi các

ban, ngành

Độ tuổi các em đến sinh hoạt ở nhà thiếu nhi thường từ 4 đến 15 tuổi

(Nguồn: http://www.phuctuy.violet.vn/present/show/entry_id/5392642)

Trang 17

2.2 Tiêu chí xây dựng cảnh quan nhà văn hóa thiếu nhi

Nhà văn hóa thiếu nhi được xem là sự kết hợp giữa môi trường học tập và vui chơi Nó không đơn thuần chỉ là nơi các em đến để học mà đó còn là nơi các em vui chơi, sinh hoạt, có những giờ phút vui vẻ sau những giờ học căng thẳng Chính

vì vậy đối với cảnh quan nhà thiếu nhi bên cạnh việc tổ chức không gian học tập thân thiện còn phải lồng ghép vào những không gian vui chơi, giải trí Các trò chơi được đưa vào để phục vụ cho hoạt động giải trí của các em như một công viên giải trí nhỏ Ngoài ra, nhà thiếu nhi còn cần có những không gian dành cho hoạt động thể thao, những khu dạo mát, khu sinh hoạt ngoài trời…

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống nhà thiếu nhi cả nước có nhiều xu hướng phát triển tích cực, góp phần khẳng định vai trò của tổ chức Đội trong việc giáo dục nhân cách trẻ em Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, hầu như các hoạt động ở nhà văn hóa thiếu nhi đã trở nên quá “già cỗi” thiếu sinh khí Một số nơi không đủ tiêu chí đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em dẫn đến tình trạng nhiều khu vực các em không biết đi đâu để vui chơi, sinh hoạt trong những dịp hè Từ thực trạng trên cho thấy, việc thiết kế một không gian dành cho thiếu nhi vui chơi, sinh hoạt là điều cần thiết ở các nhà thiếu nhi

Trang 18

- Nhà thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng:

Hình 2.1: Nhà thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng

Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng là một công trình kiến trúc với nhiều hạng mục được xây dựng rải rác trên một diện tích đất gần 2ha với hội trường, phòng học, sân chơi… Đây là nơi vui chơi, sinh hoạt, bồi dưỡng về tin học, tiếng Anh, hội hoạ, âm nhạc, múa, thể dục, thể thao… cho lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên của địa phương

(Nguồn: http://www.tuoitredalat.gov.vn/)

Trang 19

- Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau:

Hình 2.2: Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau

Với diện tích gần 3 ha, với 4 mặt giáp với 4 trục lộ Phan Ngọc Hiển; Lý Thường Kiệt; Trần Hưng Đạo; Lê Đại Hành có đủ các cổng ra vào thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động lễ- hội lớn tại nhà thiếu nhi, gồm có 4 hạng mục chính

đã được đầu tư: khu hành chính; khối phòng học năng khiếu; hội trường và sảnh đa năng; sân bóng đá, hồ bơi thiếu nhi Ngoài ra, còn có sân bãi rộng thoáng mát để tập các bộ môn thể dục thể thao và tập kỹ năng nghi thức Đội rất thuận lợi cho việc phục vụ các hoạt động học tập, sinh hoạt Đoàn - Hội - Đội, vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi tỉnh nhà

(Nguồn:http://tinhdoancamau.com.vn/home/?74642c7368772c323432322c7067652c)

Trang 21

Một số khuôn viên trong trường học:

Hình 2.5: Vườn trường

(Nguồn: http://plantwhateverbringsyoujoy.com/?p=4202)

Hình 2.6: Góc vườn hoa

(Nguồn: http://www.rhoadesbutterflygarden.org/index.html)

Trang 22

Phía Bắc giáp trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Phía Nam đối diện Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua( hay còn gọi là Nhà thờ Núi)

Phía Đông Nam giáp vòng xoay ngã sáu, là nơi giao nhau giữa cái con đường lớn ở Nha Trang như: Thái Nguyên, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Lý Thánh Tôn, Lê Thành Phương

Phía Tây giáp khu nhà dân

- Khu vực thiết kế được giới hạn như trong hình

Hình 2.7: Vị trí khu đất

Trang 24

Hình 2.10: Mặt trước khối hội trường sân khấu

Hình 2.11: Mặt bên khối hội trường sân khấu

Trang 25

Hình 2.12: Sân bóng nhìn từ nhà xe

Hình 2.13: Trò chơi trong khuôn viên nhà thiếu nhi

Trang 26

2.4.2 Điều kiện tự nhiên

Theo những tài liệu về quan trắc khí tượng, khí hậu Nha Trang có những đặc trưng như sau:

 Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình năm : 26,5C

Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 14,6C (Tháng 11.1918 và tháng 1.1946)

Nhiệt độ cao tuyệt đối : 39,5C (Tháng 6.1912 và tháng 8.1950)

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 28,3C (Tháng 6, 7, 8)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 23,9C (Tháng 1 và 12)

Tổng nhiệt trong năm : 9.820C

 Lượng mưa:

Tổng lượng mưa trung bình năm : 1.252mm

Tổng lượng mưa năm cao nhất : 2.552mm (1981)

Tổng lượng mưa năm thấp nhất : 641mm (1957)

Trang 27

 Nắng:

Số giờ nắng trung bình năm 2.482 giờ, số giờ nắng trung bình ngày từ 6 đến

7 giờ Vào mùa mưa, xen kẽ giữa những đợt mưa là những ngày nắng ấm thuận tiện cho việc tổ chức du lịch, nghỉ dưỡng quanh năm

đá tảng 30-50cm Sâu 4m dưới là lớp phong hóa tàn tích dày 2-3m đến 5-7m mức

độ cát chảy ít Lớp đất thịt phủ trên là đất xám feralit trên đá macma axit, đá phiến sét, granite và đá mẹ khác Đất xám feralit có đặc điểm chung là chua, tầng mặt bị xói mòn, rửa trôi nên nghèo hàm lượng các hạt sét và hình thành tầng B feralit, độ

Là sự hợp thành của những đối tượng thiết kế đơn lẻ cho phép bao quát vấn

đề và nhận thức được toàn bộ các bộ phận cấu thành một cách dễ dàng Sự thống nhất là một phẩm chất độc nhất và có khuynh hướng kết hợp với nhau, được thực

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Grant W. Red, ASLA, 2006. Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (Hà Nhật Tân dịch). Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hồ Chí Minh, Việt Nam, 82-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
3. Ernst Neufert, 2004. Dữ liệu kiến trúc sư. Nhà xuất bản thống kê, Hồ Chí Minh, Việt Nam, 433 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dữ liệu kiến trúc sư
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Nguyễn Anh Thi, 2011. Thiết kế cảnh quan khu du lịch Đen Giòn Resort- giai đoạn II Phan Rang Tháp Chàm- Ninh Thuận. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Cảnh quan hoa viên, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cảnh quan khu du lịch Đen Giòn Resort- giai đoạn II Phan Rang Tháp Chàm- Ninh Thuận
5. Mai Thị Nguyệt Vinh, 2011. Thiết kế cảnh quan khu phức hợp căn hộ khách sạn và dịch vụ du lịch ven biển- Hồ xanh bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Cảnh quan hoa viên, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.WEB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế cảnh quan khu phức hợp căn hộ khách sạn và dịch vụ du lịch ven biển- Hồ xanh bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng
6. Quy tắc chọn cây xanh đối với nhà thiếu nhi http://www.havillandgarden.com/?mod=content&act=detail&cid=90   Link
7. Tổng quan nhà thiếu nhi http://www.phuctuy.violet.vn/present/show/entry_id/5392642   Link
8. Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau http://tinhdoancamau.com.vn/home/?74642c7368772c323432322c7067652c 9. Nhà thiếu nhi tỉnh Lâm Đồnghttp://www.tuoitredalat.gov.vn/   Link
10. Nhà trẻ nước ngoài http://www.2bconsultancy.co.uk/o_schools.htm Link
2. Đinh Quang Diệp, 2011. Tài liệu hướng dẫn môn đồ án quy hoạch cảnh quan. TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w