1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập môn kỹ thuật lâm sinh

48 397 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 25,49 MB

Nội dung

Tại đây em đã được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và hiểu sâu hơn kiến thức về cách gieo ươm một số loại cây lâm nghiệp và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như quá trình nuô

Trang 1

Mục lục

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU Error! Bookmark not defined 1.1 Khái niệm lưu vực và quản lý lưu vực Error! Bookmark not defined. 1.2 Lưu vực sông 5

CHƯƠNG 2 6

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

2.2 Đối tượng nghiên cứu: 6

- Lưu vực Bàu Ông Và Bàu Bà Tại đơn vị Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng phong 6

2.3 Địa điểm nghiên cứu : 6

- Đơn vị Ban quản lý rừng phòng hộ Lê hồng Phong – Xã Hoà Thắng – Huyện Bắc Bình- Tỉnh Bình Thuận 6

2.5 Phương pháp nguyên cứu 8

2.5.1 Phương Pháp kế thừa số liệu 8

2.5.2 Hiện trạng tài nguyên trong lưu vực Ban QLRPH Lê Hồng Phong 8

a.Đánh giá môi trường đất 8

CHƯƠNG 3 15

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15

3.1 Lịch sử hình thành 15

* Cơ cấu tổ chức và nhân lực 17

3.2 Điều kiện tự nhiên 19

3.2.1 Vị trí địa lý 19

Hình: Bản đồ Ban QLRPH Lê Hồng Phong 20

3.2.2 Địa hình: 20

3.2.3 Khí hậu: 20

3.2.4 Thủy văn 21

3.2.5 Đất đai 21

Trang 2

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Bình

3.2.6 Tài nguyên rừng và rừng đất rừng: 22

3.3 Đặc điểm xã hội khu vực Ban quản lý 24

3.3.1 Cơ cấu hành chính 24

3.3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội 25

3.3.3 Lao động 26

3.3.4 Kinh tế xã hội 27

3.3.5 Cơ sở hạ tầng 28

3.3.6 Tình hình giáo dục 29

3.3.7 Y tế 29

3.3.8 Văn hóa 30

2.3 Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong 31

2.3.3 Rừng và đất rừng Ban quản lý 31

2.3.4 Kế hoạch sản xuất lâm nghiệp 31

2.3.5 Cơ sở hạ tầng 33

2.3.7 Thực trạng trong công tác quản lý bảo vệ rừng: 36

CHƯƠNG 4 37

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 37

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập ngoại nghiệp là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình học tập của

mỗi sinh viên, đây là quá trình giúp sinh viên cũng cố lại kiến thức đã học tại nhà

trường và biết vận dụng lý thuyết đó vào thực tiễn Được sự đồng ý của nhà trường,

lớp chúng em thực tập tại xã Hải Ninh – huyện Bắc Bình

Sau một thời gian thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Để hoàn thành tốt thực

tập ngoại nghiệp này trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã trang bị

kiến thức quý báu và cần thiết trong suốt quá trình học tập, em xin cảm ơn giảng viên

bộ môn NCS Nguyễn Tuấn Bình đã nhiệt tình hướng dẫn tỷ mĩ từng khâu trong quá

trình thực hành

Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên báo cáo

thực hành không tránh khỏi những thiếu sót nhất định vì vậy em rất muốn nhận được ý

kiến đóng góp của thầy cô để em hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

LỜI MỞ ĐẦU

Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng

sinh thái cho môi trường Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày

đồng thời duy trì được độ ẩm Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu

toàn cầu bằng cách đồng hoá carbon và cung cấp oxi Tuy nhiên, với tình trạng rừng

ngày càng suy giảm thì thiên tai như hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất và cường độ

ngày càng tăng gây ra nhưng thiệt hại nghiêm trọng Việt Nam là một nưóc nhiệt đới

nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331 700 km2, kéo dài từ

923 độ vĩ bắc, trong đó diện tích ở rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20%

diện tích toàn quốc (Tổng I cục thống kê năm 1994) Trước đây, rừng chiếm diện tích

khoảng 60 triệu km2 Hiện nay rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp về diện tích, từ

một nước có độ che phù rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn

giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh Tuy nhiên trong mấy năm qua, diện tích

rừng có chiều hướng tăng lên Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng

lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng

lo ngại Vậy nên chúng ta cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tái tạo lại

rừng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng đề có nhưng khu rừng chất lượng, đảm bảo và duy

trì rừng bền vững

Môn kỹ thuật lâm sinh là một môn khoa học kỹ thuật quan trọng, được tổng hợp

các giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong quá trình tái tạo lại rừng và tác động xúc tiến quá

trình sản xuất tự nhiên mang lại hiệu quả cho con người về kinh tế xã hội và lâm sinh

Được sự quan tâm của nhà trường và giáo viên bộ môn là giảng viên Nguyễn

Tuấn Bình đã tạo điều kiện cho em đi thực tập tại khu rừng Bạch đàn thuộc xã Hải

Ninh – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận Tại đây em đã được áp dụng những kiến

thức đã học vào thực tiễn và hiểu sâu hơn kiến thức về cách gieo ươm một số loại cây

lâm nghiệp và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc

cho tới khi thu hoạch

Trang 5

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC HÀNH

I Quy trình kỹ thuật sản xuất 3 loại cây con

1 Cây bạch đàn trắng – tên khoa học: Ecucaliptus camaldulensis Dehn

1.1 Hạt giống

Thu hái hạt bạch đàn khi cây mẹ từ 8 tuổi trở lên Trước khi thu hái hạt nên

chọn cây có dáng đẹp, thân thẳng, tán đều và không bị sâu bệnh Quả có màu xanh

thẩm, đầu quả màu nâu sẫm, cuống quả mốc trắng, hạt màu nâu, mày màu nâu nhạt

Quả hái về phải loại bỏ những vật lẫn vào rồi vun thành đống, ủ 2 – 3 ngày để

quả chín đều, mỗi ngày đào quả lên một lần, sau đó phơi quả trong nắng nhẹ, quả tự

tách và hạt rơi ra Làm sạch hạt, loại bỏ vật lẫn, phơi hạt thêm một đến hai nắng nữa

rồi cất trữ bảo quản

Bảo quản hạt theo phương pháp cất khô bịt kín, để nơi thoáng mát Nếu có điều

kiện cất trữ hạt ở kho lạnh nhiệt độ 1 – 50C

1.2 Kỹ thuật tạo cây con

- Thời vụ gieo hạt:

Căn cứ vào điều kiện khí hậu từng vùng mà thời gian gieo hạt có khác nhau

Điều kiện chung là gieo hạt trước khi trồng 3 – 4 tháng, nên gieo hạt vào hai đợt, mỗi

đợt cách nhau 1- 2 tuần để việc tổ chức gieo ươm được thuận tiện

- Xử lý hạt giống:

Ngâm hạt trong thuốc tím 0.05% ở nhiệt độ 20 – 400C trong 24 giờ sau đó vớt

hạt đưa đi ủ (nên đựng hạt trong túi vải để hạt giống không bị rơi vải, trong thời gian ủ

hạt, mỗi ngày rửa chua một lần, khi hạt bắt đầu nhú mầm trắng thì đưa đi gieo

- Gieo hạt:

+ Làm đất: Chuẩn bị đất để gieo vải trên luống, cấy cây trên luống để tạo cây trồng

rễ trần và cấy cây trên bầu

Trang 6

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Luống gieo và luống cấy cây: Đất cát pha thoát nước đất được bừa kỹ, đập tơi nhỏ,

xử lý đất trước khi gieo một ngày bằng phun dung dịch Boocđô 0.5% hoặc Benlat

0.1% Lên luống và bón lót (Phân chuồng hoai 7 – 8kg và 100g Super lân/m2

+ Bầu ươm cây: Túi bầu bằng pôlyêtylen kích thước tùy thuộc vào điều kiện khí hậu

và đất nơi trồng ở mỗi địa phương Ở khu vực miền Đông Nam Bộ thường sử dụng

kích thước túi bầu 7x17cm, ruột bầu gồm 99% đất mặt và 1% super lân Hoặc 89% đất

mặt, 10% phân chuồng hoai và 1% super lân

+ Gieo hạt: Tưới nước ẩm trước khi gieo, sửa lại luống, làm đất thật tơi, mặt luống

phẳng hay có dạng sống trâu (cao ở giữa nghiên về hai phía, trộn hạt với đất màu có

màu khác với màu luống gieo, chia hạt làm 3 phần, gieo 3 lần (các lần gieo sau quan

sát màu đất để gieo cho đều, gieo xong phủ kín hạt, tưới nước bằng vòi hoa sen lỗ nhỏ,

dùng rơm, rạ đã khử trùng che, tủ lên hạt, dùng thuốc sâu bột rắt xung quanh để chống

kiến, mối tha hạt Lượng hạt gieo 100g hạt/15m2, nếu hạt lẫn mày thì 500g hạt/15m2

+ Chăm sóc giai đoạn cây mạ: (giai đoạn cây mạ ở đây được tính từ khi gieo cho

đến khi nhổ cây đi cấy)

Nội dung gồm: Che tủ, gỡ vật che tủ, làm giàn che với mức che thích hợp theo từng

giai đoạn tuổi, tưới nước, bón phân, phá váng nhưng nơi không có cây, đất bị chai

cứng, bí chặt Khi cây được 25 ngày tuổi cap 5cm cố thể nhổ từng cây cứng cáp cấy ra

luống ươm

- Cấy cây: Tưới nước ẩm nơi luống gieo và luống cấy, nhổ cây đạt tiêu chuẩn để cấy,

thao tác kỹ thuật cấy gồm 2 thao tác cơ bản: mở lỗ cấy giữa bầu, đặt cây giữa lỗ để hệ

rễ ở dạng tự nhiên nhất (nếu rễ cọc dài thì ngắt bớt, ép đất chặt vào rễ

+ Chăm sóc giai đoạn cây mạ:

1.2 Lưu vực sông

- Tổng quan chung về lưu vực vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất

chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển

Trang 7

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Về kiến thức :

- Cũng cố được kiến thức lý thuyết về quản lý lưu vực

- Thu thập và trình bày được thông tin cơ bản của đơn vị thực tập

- Xác định được các bước xây dựng, thu thập số liệu và nội dung cơ bản của

học phần quản lý lưu vực

2.1.2 Về kỹ năng :

- Khảo sát được hiện trạng tài nguyên trong lưu vực, chú trọng vào tài nguyên

rừng, đất, nước …

- Xác định được một số đặc trưng và nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp lưu vực

theo tiềm năng xói mòn và nguy cơ khô hạn

- Xác định và đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lưu vực

sông

- Thống kê được các chính sách, dự án, chương trình quản lý tài nguyên thiên

nhiên trong lưu vực tại địa pương và kết quả đạt được

- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quản lý tài nguyên trong

lưu vực

- Đề xuất được các giải pháp quản lý lưu vực bền vững

2.1.3 về thái độ

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Có thái độ tôn trọng hòa nhã đối với cán bộ tại đơn vị

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chề của đơn vị thực tập, nhà trường và

pháp luật của địa phương

Bên cạnh đó để phục vụ con người, đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ được

nâng cao, ổn định, ít chịu rủi do nhất trên cơ sở sử dụng bền vững và hiệu quả các

nguồn tài nguyên thiên nhiên Đây là nhân tố đảm bảo tính bền vững của các chương

trình quản lý lưu vự quản lý nguồn nước

Trang 8

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Lưu vực Bàu Ông Và Bàu Bà Tại đơn vị Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng

phong

2.3 Địa điểm nghiên cứu :

- Đơn vị Ban quản lý rừng phòng hộ Lê hồng Phong – Xã Hoà Thắng – Huyện

Bắc Bình- Tỉnh Bình Thuận

2.4 Nội dung:

2.4.1 Khảo sát cơ bản, hiện trạng tài nguyên trong lưu vực :

Nội dung thực hiện

- Điều kiện tài nguyên đất đai, các loại đất đai theo hiện trạng sử dụng hiện tại,

các loại đất đai theo khả năng sử dụng cho hoạt động công tác có tính năng đến phát

triển bền vững

- Điều kiện tài nguyên rừng, diện tích các loại rừng, trữ lượng các loại rừng, sản

phẩm ngoài gổ trong các loại rừng

- Điều kiện tài nguyên thực vật, các loài hiện được trong các hệ canh tác, những

loài có thể trồng, những loài cây mà người dân có nguyện vọng, được trồng trong các

hệ canh tác, những nguyên nhân và hạn chế, thúc đẩy sử dụng các loài một cách có

hiệu quả

- Điều kiện tài nguyên động vật các loài gia súc gia cầm, hiệu quả phát triển các

loài gia súc gia cầm, nguyên nhân hạn chế, thúc đẩy phát triển gia súc gia cầm, các

loài động thực vật hoang dã của khu vực ; loài được khai thác và sử dụng ? loài đã bị

biến mất và nguyên nhân

- Điều kiện khí hậu thời tiết : những hiện tượng thời tiết đặc biệt có ảnh hưởng

đến các hoạt động sản xuất của khu vực kinh nghiệm của người dân

- tài nguyên nước : Tổng trữ lượng nước mặt, nước ngầm, lưu lượng nước mùa

mưa và mùa khô, có hệ thống dông suối nào ở địa phương

* Điều kiện kinh tế:

- Các ngành nghề sản xuất và dịnh vụ những nghà nghề hiện được áp dụng ở

địa phương những nghành nghề mới được phát triển trong thời gian gần đây, những

ngành nghề đã bị mất trong thời gian gần đây, khả năng phát triển ngành nghề mới lý

do

Trang 9

- Thu thập kinh tế hộ gia đình : các nguồn thu nhập, các khoản c hi phí, nguyên

nhân làm cho phân hóa mức kinh tế của gia đình

- Thị trường Giá các loại sản phẩm, hàng hóa nông lâm nghiệp, nguyên nhân

làm cho giá cả hàng hóa khác với địa phương khác, dòng sản xuất, phân phối, sử dụng,

thương nghiệp…

* Điều kiện xã hội:

- Trình độ dân trí : Biết tiếng phổ thông, trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, ý

thức bảo vệ tài nguyên môi trường

- Lực lượng lao động, số lượng lao động, cơ cấu theo tưo6i3, theo giới tính,

trình độ lao động

- Quan hệ xã hội, phân công lao động trong gia đình và xã hội, tính bình đảng

trong quan hệ gia đình và xã hội, phong tục ma chay, cuới xin, cúng lễ

- Tập quán sản xuất các phương thức canh tác, lựa chọn thời vụ, tuyển chọn

giống cây trồng, vật nuôi, tập quán chăn thả, khai thác tài nguyên thiên nhiên

2.4.2 Phương pháp thực hiện :

- Thu thập số liệu thứ cấp, Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên

cứu

- Lập 2 tuyến điều tra dọc theo lưu vực theo hai chiều về thượng lưu và hạ lưu,

quan sát mô tả hiện trạng các tài nguyên lưu vực

2.5 Phương pháp nguyên cứu

2.5.1 Phương Pháp kế thừa số liệu

Được sử dụng số liệu thu thập thông tin cơ sở về điều kiện tự nhiên, dân sinh

kinh tế -xã hội và văn hóa các địa phương tại trên lâm phận đơn vị quản lý

2.5.2 Hiện trạng tài nguyên trong lưu vực Ban QLRPH Lê Hồng Phong

a.Đánh giá môi trường đất

Đất tại những nơi có tuyến đường vận xuất, vận chuyển, vận xuất gỗ và khu vực bãi gỗ

sẽ bị nén chặt, sau vài năm sẽ bị ảnh hưởng đến sức tái sinh của các loài cây tái sinh tự

nhiên mọc tại những nơi đó, môi trường sống của vi khẩn và sâu bọ cũng bị huỷ hoại,

bề mặt trống trải ở những nơi đó dễ bị rửa trôi và gây xói mòn đất

- Thuộc đất cát đỏ, phù sa cổ, khô hạn Đây là diện tích đất bãi cát bán di động nên

hàm lượng dinh dưỡng trong đất tương đối thấp nên rừng trên nơi đây chậm phát triển

Trang 10

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

- Hàng năm trồng rừng đơn vị tiến hành đào phẩu diện đất lấy mẫu đất phân tích một

số tiêu chuẩn về đất như: Độ ẩm, độ PH, Kali tổng hợp … Nhưng qua tìm hiểu thì

chưa có một quy chuẩn về đất để đơn vị so sánh khả năng thích ứng của lòai cây trồng

Chỉ dựa trên cơ sở trồng, trồng thử nghiệm trên vùng đất đó và những vùng lân cận

- Thảm thực vật trong vùng tương đối thưa nên tạo lớp thảo mục ít bao phủ trên bền

mặt đất, góp phần cung cấp một lượng độ mùn và chất dinh dưỡng cho đất cũng như

tạo môi trường sống cho các loài côn trùng và vi sinh vật trong đất trên lâm phận

b Xói mòn đất

- Nhìn chung, toàn bộ các khu vực trên lâm phần Ban quản lý có độ dốc thấp tương đối

bằng phẳng Tuy nhiên cũng có một khu vực tại tiểu khu 159 thuộc rừng trồng năm

2010 có độ dốc tương đối cao, khu vực này hàng năm quá trình xói mòn đất xảy ra từ

trước đến nay, chủ yếu vào mùa mưa khi có lượng mưa lớn, làm cho đất tại khu vực

này bào mòn, rửa trôi và không ổn định

đi lớp mùn và chất dinh dưỡng có trong đất và lớp thảm thực vật trên bề mặt đất.

Hình 2: Hiện trạng xói mòn đất tại khu vực rừng trồng năm 2010

c Đánh giá môi trường nước

Lâm phần của Ban quản lý nằm tiếp giáp với 2 bàu nước (Bàu Ông và Bàu Bà) do xã

Hoà Thắng quản lý Nguồn nước từ Bàu Bà hiện nay được cung cấp nước sạch sinh

hoạt cho người dân 2 xã Hoà Thắng và Hồng Phong Nhưng do sự quản lý của địa

phương chưa được quan tâm nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại 2 Bàu hiện nay đã

có hiện tượng xảy ra

- Bàu Ông diện tích: 38,6 ha

+ Chiều dài: 2.430 m

Trang 11

+ Chiều rộng mặt Bàu trung bình từ: 120 – 290 m

- Bàu Bà diện tích: 85,2 ha

+ Chiều dài: 2.860 m

+ Chiều rộng của mặt Bàu trung bình từ: 190 – 520 m

Đây là nguồn nước phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất kinh tế của

người dân xã Hòa Thắng

Mặt khác, chất lượng nước ở đây rất tốt, nhưng có khả năng bị ảnh hưởng bởi

các tác động của con người từ quá trình hoạt động đánh bắt cá trên bàu, các chất thải

từ hoạt động sinh hoạt của các hộ dân sinh sống, chuồng trại gia súc lân cận và trên

khu vực lưu vực bàu nước, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong quá trình sản

xuất hoa màu trên diện tích xung quanh bờ bàu, dầu mỡ từ máy móc chảy ra và ngấm

xuống nước làm ảnh hưởng đến môi trường nước

Đặc biệt tại Bàu bà giáp với điểm Du lịch sinh thái Bàu trắng, quá trình bị ảnh

hưởng bởi các tác động của con người (du khách tham quan du lịch) bỏ vỏ chai nước

ngọt, túi nilông bay xuống Bàu làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, người dân

làm chuồng trại gia súc (bò, heo) sát bàu nước khi có mưa lớn nước chảy xuống Bàu

gây ô nhiễm nguồn nước và có thể làm hủy hoại hệ sinh thái trong Bàu nước (cá, thủy

sinh, vi sinh vật).

Đồng thời trong lâm phần Ban quản lý còn có khe nước chảy ngầm trong lòng đất ra biển

quanh năm, là nguồn nước sạch ngấm trong lòng đất từ Bàu bà chảy ra, nó phục vụ nguồn nước sinh

hoạt cho người dân đi đánh bắt cá trên biển tại khu vực này

Trang 12

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Hình 4: Nước ngọt người dân sử dụng sinh hoạt tại khu vực biển Mũi Yến

(chảy ngầm trong lòng đất từ Bàu Bà ra biển)

Mặt khác tại khu vực đồi cát bay, khi vào mùa gió bất thổi mạnh thì cát tại khu

vực bay mịt mù trên không trung và bao trùm cả khu vực nhà dân trong xã và các xã

lân cận, quá trình làm ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu vực và ảnh hưởng

tiêu cực tới môi trường sống của người dân trong vùng Phần lớn cát bay sẽ lấp xuống

bàu nước làm cho bàu nước càng ngày cạn đi

Hình 6: Hiện trạng đồi cát bay

Trang 13

Việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ trong quá trình người dân sản xuất

hoa màu hàng ngày, làm bốc mùi hôi gây ảnh hưởng đối môi trường sống của người

dân, vật nuôi trong khu vực Tuy nhiên khu vực vườn ươm của Ban nằm xa khu dân cư

và nguồn nước, đồng thời xung quanh vươn ươm đã có rừng trồng hạn chế phát tán

hóa chất trong quá trình chăm sóc cây

Ngoài ra, việc người dân làm chuồng trại gia súc (Bò, heo) sát dọc theo bàu nước khi

có mưa lớn mùi phân của gia súc bốc hôi, thối gây ô nhiễm xung quanh

* Trong quá trình thực tập tại đơn vị thuộc quản lý lưu vực điều tra là khu vực

mô hình sail 2; Vì SALT2, diện tích lưu vực khoản 18.000m2

là mô hình cây nông nghiệp xen với các băng cây lâu năm, cây lâm nghiệp và một

phần đất dành cho chăn nuôi như:

- Khu vực trồng cây;

- Khu vực Ao cá;

- Khu vực Trồng Cây Na;

- Khu vực chăn thả gia súc;

* Một số hình ảnh thực tập trong lưu vực sail 2:

Trang 14

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Trang 15

d Hệ thống đường

Hệ thống giao thông phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển trong công tác trong khu vực

thuộc lâm phận của đơn vị

Biểu 02: Thống kê mạng lưới đường hiện có trong lâm phần

STT Tên tuyến đường Số hiệu tuyến Chiều dài (Km) Chất lượng

1 Lương Sơn – Hòa Thắng Tỉnh lộ 715 8 km Tốt (nhựa)

2 Hòa Thắng – Hồng Phong Tỉnh lộ 715 14 km Tốt (nhựa)

3 Hòa Thắng – Hòa Phú Tỉnh lộ 706 B 17 km Tốt (nhựa)

Trang 16

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Đường Hoà Thắng – Hoà Phú Đường Lương sơn - Hoà Thắng

Hình 7: Hệ thống tuyến đường chính đi lại tại Ban QL RPH Lê Hồng Phong

Ngoài ra đơn vị còn mở thêm một số con đường nhánh đến các lô rừng, còn khó khăn

trong quá trình phục vụ cho công tác vận chuyển cây giống, phân bón trồng rừng và

chăm sóc rừng trồng Các đoạn đường này sẽ đi qua các khu vực trồng rừng các năm

trên lâm phận quản lý

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Lịch sử hình thành

Đơn vị được thành lập ngày 10/12/2003 theo quyết định số 3291/QĐ-CTUBBT của

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:

- Chức năng:

Giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, phát triển

rừng, đất rừng trên diện tích lâm phận được giao quản lý theo đúng quy định hiện hành

của pháp luật

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng đất lâm nghiêp

được giao theo đúng quy chế quản lý từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành và theo sự hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo của các cấp, các ngành chức

năng

Trang 17

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch triển

khai các đợt cao điểm, thời vụ và phương án bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích

đất lâm nghiệp được giao để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng

thời tổ chức thực hiện kế hoạch và phương án được duyệt theo đúng quy định của nhà

nước

- Nắm chắc tình hình tài nguyên rừng, xác định rõ ranh giới đất lâm nghiệp,

ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa, để có biện pháp tổ chức quản lý, bảo

vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng đến tận cơ sở, gắn với chính quyền cấp xã

trên địa bàn, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để tham

mưu cho cơ quan chủ quản, quản lý tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao

- Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, các công trình phòng chống cháy rừng,

khoanh nuôi tái sinh rừng theo các chương trình kế hoạch được duyệt hàng năm

- Được ký kết hợp đồng trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, chăm sóc rừng,

khoanh nuôi tái sinh rừng theo kế hoạch giao hàng năm, đồng thời phối hợp với Hạt

Kiểm lâm huyện, UBND các xã trong lâm phận được giao quản lý để kiểm tra, giám

sát việc giao khoán đất rừng sản xuất cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

- Xây dựng phương án điều chế rừng sản xuất, không trực tiếp hoặc gián tiếp

kinh doanh khai thác, chế biến gỗ và lâm sản khác dưới mọi hình thức

- Lập hồ sơ thiết kế các công trình lâm sinh, hồ sơ thiết kế khai thác tận thu, tận

dụng lâm sản từ rừng trồng, rừng tự nhiên và khai thác lâm sản phụ theo kế hoạch giao

hàng năm

- Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác khuyến lâm, tuyên

truyền, giải thích chính sách pháp luật về rừng đến nhân dân

- Tham gia thực hiện dịch vụ chi trả môi trường rừng trong vai trò là tổ chức

nhà nước tham gia quản lý và chi trả tiền công bảo vệ rừng cho hộ gia đình cá nhận,

cộng đồng dân cư thôn bản theo quy định

- Được phép hợp tác, liên kết dịch vụ: gieo tạo cây giống để cung cấp trồng cây

phân tán trên địa bàn, cây giống phục vụ trồng rừng và các chương trình khác khi có

kế hoạch, tư vấn kỹ thuật lâm sinh, lập hồ sơ thiết kế, đánh giá hiện trạng rừng cho các

tổ chức và các cá nhân có nhu cầu và nghiên cứu khoa học sau khi được cấp có thẩm

quyền phê duyệt

- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án về lâm nghiệp của Trung ương

và các tổ chức khác sau khi được cơ quan có thẩm quyền thống nhất đồng ý

+ Tên tiếng Việt: BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LÊ HỒNG PHONG

Trang 18

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong tiền thân là Hạt kiểm lâm Khu Lê

Lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý là quản lý bảo vệ và phát triển rừng như: Trồng

và chăm sóc rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khai thác

Tổng điện tích từ khi mới thành lập là: 16.230 ha gổm 17 tiểu khu, trong đó,

rừng phòng hộ là: 16.230 ha Sau quá trình rà soát quy hoạch theo quyết định

674/QĐ-UBND ngày 13/03/2007, quyết định 714/QĐ-674/QĐ-UBND ngày 22/03/2011 và quyết định

số 4315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 Tổng diện tích đất lâm nghiệp đơn vị quản lý là:

14.946 ha, trong đó rừng phòng hộ 7.952 ha và rừng sản xuất 6.994 ha Theo kết quả

kiểm kê rừng năm 2015, Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc phê

duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015 Tổng diện tích rừng và đất

rừng Ban đang quản lý hiện nay là 15.247,11 ha bao gồm: 9.459,26 ha đất rừng tự

nhiên, 4.187,87 ha đất rừng trồng, 1.568,34 ha đất trống, 26,42 ha đất nông nghiệp,

5,22 ha đất khác

Ban quản lý là đơn vị hành chính sự nghiệp, được Nhà Nước cấp kinh phí hoạt

động và chịu sự quản lý của Sở NN-PTNT theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận,

được độc lập về tài chính và có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản riêng tại

ngân hàng và sử dụng con dấu của mình theo quy định của nhà nước

* Cơ cấu tổ chức và nhân lực

- Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý như sau:

Trang 19

Đơn vị có 04 trạm và 11chốt bảo vệ rừng, mỗi trạm có từ 2 – 4 chốt Các chốt

bảo vệ rừng này giao cho các hộ nhận khóan quản lý và sử dụng, dưới sự kiểm tra

giám sát của các trạm

- Cơ cấu tổ chức của Ban QL:

+ Ban lãnh đạo: 02 người: Trưởng ban - Ông: Lê Châu Thành

Phó trưởng ban - Bà: Phùng Thị Phương+ Phòng Tổ chức: 06 người, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch: 02 người, gồm 1 trưởng phòng và 1 nhân viên

+ Phòng Kỹ thuật – QLBVR : 14 người, gôm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và

11 nhân viên

- 04 trạm quản lý bảo vệ rừng mỗi trạm có 3 người là nhân viên đơn vị và có từ

2-3 hộ nhận khoán, dưới các trạm có các Chốt bảo vệ rừng, mỗi trạm có từ 2 – 4 chốt

bảo vệ rừng, mỗi chốt có từ 1-3 hộ nhận khoán Trạm, chốt có trách nhiệm kiểm tra,

giám sát, quản lý bảo vệ rừng, đất rừng, không để người, gia súc vào lâm phận quản lý

của mình

PHÒNG KỸ THUẬT -QLBVR

PHÒNG TC – HÀNH CHÍNH

TrạmĐồiMỹ

Trạm Dốc Hầm

Trạm Hồng Phong

PHÒNG TÀI CHÍNH -

KẾ HOẠCH

Trạm Giếng học

PHÓ TRƯỞNG BAN

TRƯỞNG BAN

Trang 20

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Tọa độ X từ: 475216 đến 500707Tọa độ Y từ 1221947 đến 1235616

- Về từ cận:

+ Bắc giáp các xã: Bình Tân, Lương Sơn, Hồng Thái, Chợ Lầu;

+ Nam giáp các xã Hồng Phong, Hòa Thắng và Biển Đông;

+ Đông giáp ranh giới huyện Tuy Phong và Biển Đông;

+ Tây giáp xã Hồng Phong và ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận Bắc

Cách trung tâm thành Phố Thiết 60 km về phía Tây Nam.

Trang 21

Hình: Bản đồ Ban QLRPH Lê Hồng Phong

3.2.2 Địa hình:

Độ dốc từ 50 - 110 trong lâm phần tương đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt

động sản xuất

Độ cao tuyết đối: < 160,5 m

Độ cao tương đối: < 135,5 m

Nhìn chung khu vực có các loài đất cát xám đỏ, cát trắng vàng, khô hạn kết cấu

không chặt, dễ bị rửa trôi, gió quét

Trang 22

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Lượng bốc hơi trung bình năm là: 1.349 mm

Lượng bốc hơi mặt nước trung bình năm là: 2.210 mm

- Chế độ gió: Khu vực chịu tác động của gió mùa nhiệt đới châu Á Từ tháng 11

đến tháng 4 hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông, từ tháng 5 đến tháng 10 là

hướng gió Tây Đặc trưng gió tại đây trung bình năm là: 3,2 m/s, tuy nhiên vào mùa

khô, ở những vùng này, tốc độ gió tối đa lên trên 16 m/s, thậm chí lên đến 25 m/s (từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau)

- Lượng mưa: Khu vực có lượng mưa rất nhỏ, thuộc vùng chuyển tiếp giữa 2

chế độ mưa duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ Mùa mưa không ổn định, thời gian

mưa thường bắt đầu từ tháng 7 hoặc tháng 8, kết thúc vào tháng 10 hoặc 11, có năm

không xuất hiện mưa (các tháng liên tục có lượng mưa > 100 mm) Qua thống kê mùa

mưa ở đây tập trung chủ yếu vào tháng 8 và 9, thời gian trước đây thường có khoảng

50 ngày mưa; trong đó ngày có lượng mưa trên 10 mm chỉ có khoảng 20 ngày; Lượng

mưa trung bình hàng năm khoảng 528,6 mm/ năm đến 629,8 mm/ năm (cao nhất 800

mm/ năm, thấp nhất 200 mm/ năm)

Đặc điểm nổi bật của khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong là

mưa ngắn, mưa trung bình thấp, nhiệt độ cao ít thay đổi trong năm, gió và lượng bốc

hơi lớn

3.2.4 Thủy văn

Đơn vị có đặc thù là lâm phận quản lý nằm trong vùng khí hậu khô hạn, nắng

nóng và lượng mưa ít nhất so với cả Nước, gió thổi mạnh vào mùa khô Đất đai toàn là

đất cát, có một số đồi cát bán di động; mực nước ngầm tương đối sâu Nhưng trong

lâm phận quản lý không có sông, suối Nguồn nước duy nhất được sử dụng là nguồn

nước đọng của Bàu Ông và Bàu Bà Đây cũng là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt

cho người dân hai xã Hồng Phong và Hòa Thắng

3.2.5 Đất đai

Đất đai khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ chủ yếu là đất cát Đây là loại đất

nghèo dinh dưỡng, có khả năng giữ nước kém, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp,

trong đó bao gồm các loại đất cát sau:

- Đất cát đỏ (Hapli-Rhodic Arenosols): Phân bố tập trung khu vực ven biển.

Đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, trong đó cát chiếm ưu thế, đặc biệt là

cát mịn và trung bình từ 84 – 92% Hàm lượng sét vật lý (< 0,002 mm) trong đất

không lớn, chỉ dao động trong khoảng 5 – 8% ở tầng mặt, 7 – 12% ở tầng tích tụ đất

cát đỏ có lượng sét khá lớn Kết cấu cục tản nhỏ, nhưng kết cấu này kém bền trong

nước

Các số liệu phân tích cho thấy đất cát đỏ rất nghèo mùn Hàm lượng chất hữu

cơ (OM) trong đất dưới 1%, hàm lượng đạm tổng số thấp, dao động trong khoảng 0,03

– 0,10%

Trang 23

Đất rất nghèo lân tổng số, trị số tối đa không vượt quá 0,05% Lân dễ tiêu rất

nghèo, phần lớn các mẫu đất đều không vượt quá 4mg/100g đất

Hàm lượng kali tổng số (K2O) giao động từ 0,08 – 0,15% kali dễ tiêu thấp dao

động 5 – 10mg/100g đất

Nhìn chung đất cát đỏ có độ phì thấp, ngay cả trong tầng đất mặt (tầng mùn),

hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng ở mức nghèo

Kết quả thử nghiệm độ PH dao động từ 4,94 – 5,89, Hàm lượng Nitơ từ 5,4 –

4,8 cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong đất tương đối kém

+ Đất cát trắng vàng (Hapli – Luvic Arenosols): Phân bố hầu hết ở khu vực

Nhìn chung đất cồn cát trắng vàng, chủ yếu là những hạt thạch anh (SiO2 >

95%), tơi xốp, rời rạc, không có kết cấu, thấm thoát nhanh Đất ít chua, có độ phì

nhiêu rất thấp, khả năng giữ nước và giữ các chất dinh dưỡng kém Toàn bộ các chất

dinh dưỡng N, P, K và các cation trao đổi đều rất nghèo: giá trị CEC của đất rất thấp

(thấp nhất trong các loại đất ở Việt Nam) do tỉ lệ sét ở trong đất gần như không có.

Theo kết quả phân tích ở độ sâu 40 – 80 cm xác định được hàm lượng Nitơ

tổng, Photpho tổng, Kali tổng đều rất thấp, chỉ chiếm từ 0,02 – 0,03%, độ PH trong đất

dao động từ 6,39 – 6,83, đất hơi chua, ẩm độ thấp từ 0,62 – 2,14%

Trang 24

Báo cáo thực hành: Kỹ thuật lâm sinh GVHD: NCS Nguyễn Tuấn

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w