1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chất lỏng

4 523 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm áp suất? A. Áp suất tại mọi điểm trên trên một mặt bị ép là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích của mặt đó. B. Nếu gọi F là độ lớn của áp lực tác dụng lên diện tích có độ lớn S thì áp suất lên mặt đó cho bởi S F p = . C. Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa). D. Các phát biểu A, B, C điều đúng. Câu 2 : Trong trường hợp nào sau đây, chất lỏng được xem là ở trạng thái cân bằng? A. Nước chảy trong lòng sông. B. Xăng, dầu được truyền đi trong ống dẫn. C. Nước chứa trong bình đựng cố định. D. Dòng thác đang đổ xuống. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Tại mỗi điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi hướng là như nhau. B. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau. C. Đơn vị áp suất chất lỏng là Paxcan (Pa). D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 4: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào KHÔNG phải là đơn vị của áp suất? a. Niutơn trên mét vuông (N/m 2 ). b. Jun (J). c. Átmốtphe (at). d. Milimét thủy ngân. Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về độ lớn của áp suất trong lòng chất lỏng? a. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng tăng. b. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng giảm. c. Áp suất chất lỏng không thay đổi theo độ sâu. d. Độ sâu càng tăng thì lúc đầu áp suất chất lỏng cũng càng tăng nhưng sau đó giảm dần. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lý Paxcan? a. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng khi chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. b. Áp suất của chất lỏng chứa trong bình được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình. c. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. d. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền đến mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. Câu 7: Trường hợp nào sau đây có sử dụng nguyên lý Paxcan. a. Chế tạo động cơ ôtô. b. Chế tạo động cơ phản lực. c. Chế tạo máy dùng chất lỏng. d. Chế tạo máy bơm nước. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật cơ bản của thủy tĩnh học? a. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng khối lượng của khối lượng chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A. b. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A. c. Hiệu áp suất giữa hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng riêng của khối chất lỏng đó. d. Áp suất tác dụng lên hai điểm A và B cùng nằm trong một chất lỏng cân bằng có giá trị bằng trọng lượng của khối chất lỏng đó chứa trong một hình trụ thẳng đứng, đáy có diện tích bằng một đơn vị và chiều cao bằng hiệu độ sâu giữa hai điểm B và A. Câu 9: Gọi p A , p B lần lượt là áp suất chất lỏng tại A, B có độ sâu tương ứng h A và h B ; D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Biểu thức nào sau đây thể hiện đúng định luật cơ bản của thủy tĩnh học? a. p B – p A = Dg(h B – h A ) b. p B + p A = Dg(h B + h A ) c. p A – p B = Dg(h B – h A ) d. p B + p A = Dg(h A – h B ) Câu 10: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất khí quyển? a. Ứng với mỗi điểm trong không gian của khí quyển có một giá trị tương ứng của áp suất khí quyển. b. Áp suất khí quyển thay đổi theo độ cao tính từ mặt đất. c. Áp suất khí quyển có thể đo bằng đơn vị torr hay átmốtphe. d. Các phát biểu A, B, C đều đúng Câu 11: Đặc trưng nào sau đây KHÔNG đúng với điều kiện chảy ổn định của chất lỏng? a. Chất lỏng là đồng tính. b. Vận tốc chảy của chất lỏng không phụ thuộc vào thời gian. c. Khi chất lỏng chảy, chỉ có xoáy rất nhẹ. d. Chất lỏng không nén và chảy không ma sát. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưu lượng chất lỏng? a. Lưu lượng là lượng chất lỏng tính theo đơn vị mét khối. b. Lưu lượng của chất lỏng qua tiết diện S là đại lượng đo bằng thể tích chất lỏng chảy qua S trong một đơn vị thời gian. c. Nếu gọi S là tiết diện của ống, v là vận tốc của chất lỏng trong ống thì lưu lượng chất lỏng tính bởi v S q = . d. Đơn vị của lưu lượng chất lỏng là mét vuông trên giây (m 2 /s). Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật bảo toàn dòng? a. Khi một chất lỏng chảy trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau. b. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất trong ống dẫn là lớn nhất. c. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu luợng của chất lỏng tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau. d. Khi một chất lỏng chảy ổn định trong một ống dẫn thì lưu lượng của chất lỏng tại mọi tiết diện ngang của ống dẫn là như nhau. Câu 14: Gọi v 1, v 2 là vận tốc của chất lỏng tại các đoạn ống có tiết diện S 1 ,S 2 (của cùng một ống). Biểu thức liên hệ nào sau đây là đúng? a. S 1 v 1 = S 2 v 2 b. 2 2 1 1 v S v S = c. S 1 S 2 = v 1 v 2 d. S 1 + S 2 = v 1 + v 2 Câu 15: Định luật Bernoulli áp dụng cho ống dòng nằm ngang được phát biểu: a. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ luôn bằng nhau. b. Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ luôn dương. c. Trong một ống dòng nằm ngang, áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ luôn chuyển hoá qua lại lẫn nhau. d. Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ luôn là một hằng số. Câu 16: Khi chất lỏng được đựng trong một bình cố định và mọi điểm trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của một áp suất, đó là a. Áp suất động. b. Áp suất tĩnh. c. Áp suất khí quyển. d. Áp suất thủy tĩnh. Câu 17: Dùng các ống trụ hở hai đầu đặt sao cho miệng ống song song với dòng chảy, căn cứ vào tiết diện ống và độ cao của cốt chất lỏng trong ống, ta tính được tại điểm đặt ống. a. Áp suất động. b. Áp suất tĩnh. c. Áp suất khí quyển. d. Áp suất thủy tĩnh. Câu 18: Nếu gọi ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, v là vận tốc của dòng chảy thì đại lượng 2 vρ 2 1 là độ lớn của của chất lỏng. Áp suất động. Áp suất tĩnh. Áp suất khí quyển. Áp suất thủy tĩnh. Câu 19: Càng lên cao (so với mặt đất) thì . càng giảm. Áp suất động. Áp suất tĩnh. Áp suất khí quyển. Áp suất thủy tĩnh. Câu 20: Trong một phạm vi không gian không lớn lắm thì tại mọi điểm đều có thể coi là bằng nhau. Áp suất động. Áp suất tĩnh. Áp suất khí quyển. Áp suất thủy tĩnh. Câu 21: Một thùng nước có lỗ rò ở đáy cách mặt nước một khoảng h. Gọi g là gia tốc trọng trường, vận tốc dòng nước chảy qua lỗ rò tính bằng công thức nào sau đây? a. gh2v = b. ghv = c. gh2v = d. g h 2v = Câu 22: Phát biểu nào sau đây phù hợp với hiện tượng venturi? a. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy càng lớn, áp suất lớn và ngược lại. b. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất lớn và ngược lại. c. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng nhỏ thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất lớn và ngược lại. d. Khi chất lỏng chảy trong một ống nằm ngang, chỗ nào tiết diện càng nhỏ thì vận tốc chảy càng nhỏ, áp suất nhỏ và ngược lại. Câu 23: Trường hợp nào sau đây liên quan đến định luật Bernoulli? a. Lực nâng cánh máy bay khi máy bay chuyển động. b. Bộ chế hoà khí dùng để cung cấp hổn hợp nhiên liệu – không khí cho động cơ xe ôtô. c. Hoạt động của bình xịt nước hoa. d. Cả ba trường hợp A, B, C đều liên quan đến định luật Bernoulli. Câu 24: Ống Pitô có thể sử dụng trong trường hợp nào sau đây? a. Gắn ở cánh máy bay để đo vận tốc máy bay. b. Nhúng trong chất lỏng để đo áp suất tĩnh. c. Đặt trong không khí để đo áp suất khí quyển. d. Nhúng trong dòng chảy để đo áp suất động. . của chất lỏng? a. Chất lỏng là đồng tính. b. Vận tốc chảy của chất lỏng không phụ thuộc vào thời gian. c. Khi chất lỏng chảy, chỉ có xoáy rất nhẹ. d. Chất. trong lòng chất lỏng? a. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng tăng. b. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng giảm. c. Áp suất chất lỏng không

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w