1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009

49 658 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. ĐỀ ÔN TẬP THI TN THPT. (Thời gian 90 phút ,không kể thời gian phát đề) Đề 1 Câu 1.(3,0 điểm ) Trình bày những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên đồi núi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta . Câu 2. (2,0 điểm ) Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta . Câu 3.(3,0 điểm ) Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ. Câu 4.(2,0 điểm ) Dựa vào bảng số liệu sau đây: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm (đơn vị :nghìn ha) Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1976 210,1 172,8 1980 371,7 256,0 1985 600,7 470,3 1990 542,0 657,3 1995 716,7 902,3 2000 778,1 1451,3 2005 861,5 1633,6 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta thời kì( 1976- 2005) ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1 . a)Thuận lợi : -Khoáng sản :các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên ,nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp . - Rừng và đất trồng :tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới , đa dạng hoá cây trồng . + Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động ,thực vật và nhiều loài quí hiếm . + Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trông cây lương thực . + Ở bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp cho trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu . - Sông ngòi :các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn . - Tiềm năng du lịch :miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng ,du lịch sinh thái …). b) khó khăn : - Địa hình bị chia cắt mạnh ,nhiều sông suối ,hẻm vực ,sườn dốc gẩytở gại cho giao thông ,cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng . Do mưa nhiều , độ dốc lớn ,miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn,lũ quét ,xói mòn ,trượt lở đất ,…) . Tại các đứt gảy sâu có qui cơ phát sinh động đất . - Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng . - Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước . Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 1 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. - Trên các vùng núi cao , địa hình hiểm trở ,cuộc sống của người gặp nhiều khó khăn . - Ngoài ra còn các thiên tai khác như lốc,mưa đá,sương muối ,rết hại …thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống . Câu 2 .a)Thế mạnh : - Số lượng + Dân số hoạt động kinh tế :42,53 triệu người (năm 2005),chiếm 51,2 % tổng dân số . + Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động . - Chất lượng + Người lao động cần cù , sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú . + Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao .Số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 25% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005) B ) Hạn chế -Lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng . - Đội ngũ cán bộ quản lí ,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều . Câu 3.a) Đất: + Các vùng đất ba dan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích đất của vùng nối tiếp với miền đất ba dan của Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. + Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn một chút ít ,phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh ,Bình Dương . Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất ba dan , nhưng thoát nước tốt . b) Khí hậu : khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm ( cao su,cà phê, điều, hồ tiêu ), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương ,mía thuốc ,lá …)trên qui mô lớn . C) Sông: - Hệ thống sông đồng nai có tiềm năng thuỷ điện lớn . - Ngoài ra ,hệ thống sông còn có giá trị về giao thông, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ,cung cấp nước cho sinh hoạt . D) Rừng : - Tuy không nhiều ,nhưng cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận ,nguồn nguyên liệu giấy cho liên hiệp giấy Đồng Nai. - Có vườn quốc gia Các Tiên (Đồng Nai ) nổi tiếng còn bảo tồn được nhiều loài thú quí ,vườn quốc gia Bù Gia Mập ( Bình Phước ), vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh )và khu dự trữ sinh quyểnCần Gìơ ( TP Hồ Chí Minh ) e) Khoáng sản : - Nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm ,sứ . g) Biển : - Có trữ lượng hải sản lớn của các ngư trường : Ninh Thuận-Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu ; ngư trường Trường Sa . - Dọc bờ biển có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá . - Ven biển có rừng gập mặn ,thuận lợi để nuôi thuỷ sản nước lợ . - Có nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng : Vũng Tàu ,Long Hải ,Côn Đảo … Câu 4) a) Xử lí số liệu Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 2 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. Năm Tổng Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1976 100% 54,9 45,1 1980 100% 59,2 40,8 1985 100% 59,6 40,4 1990 100% 45,2 54,8 1995 100% 44,2 55,8 2000 100% 34,9 65,1 2005 100% 34,5 65,5 b) Trên cơ sở bảng số liệu đã xử lí vẽ biểu đồ miền . Chú ý khoảng cách giữa các năm phải tỉ lệ với thời gian .Cần chú thích, ghi số liệu vào mỗi miền, tên biểu đồ . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN: ĐỊA LÝ (NĂM HỌC 2008-2009) Đề 2 I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm) Câu I: (3điểm) 1. Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với việc phát triển kinh tế? 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây , hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005. BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2000 2002 2003 2004 2005 Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5 Ngoài nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9 Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,3 1,5 1,6 Câu II: (2 điểm) Dựa vào atlat địa lý Việt Nam (trang công nghiệp chung) và kiến thức đã học, nhận xét sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. Câu III: (3điểm) 1. Những điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên? 2. Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của duyên hải Nam Trung Bộ. II- PHẦN RIÊNG: (2điê ̉ m) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng chương trình đó (câu IVa hoặc IVb) Câu IV: a. Theo chương trình chuẩn Cho bảng số liệu: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG CU ̉ A NƯƠ ́ C TA QUA MỘT SỐ NĂM Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 3 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. Năm Tổng diện tích có rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu trên. Câu IV b: Theo chương trình nâng cao. Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. ***.Hê ́ t*** ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 Điểm) Câu I ( 3 điểm) 1. Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng với việc phát triển kinh tế. a. Thế mạnh (1,5 điểm) - Cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đadạng các loại nông sản mà nông sản chính là gạo. - Cung cấp các nguồn lựi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản, lâm sản. - Là nơi có điều kiện tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. - Phát triển giao thông vận tải đường bộ, sông. b. Hạn chế (0,5 điểm) - Thiên tai bão lụt, hạn hán thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của. 2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005: - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005 có sự thay đổi: lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần. Lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng dần lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và liên tục. - Sự thay đổi này phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Câu II ( 2 điểm) Nhận xét về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta: - Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước từ Hà Nội tỏa đi các hướng. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng Đắp cầu -Bắc Giang: Vật liệu xây dựng, phân hóa học Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim Việt Trì - Lâm Thao: Hóa chất, giấy Ninh Bình - Nam Định - Thanh Hóa: Dệt May, nhiệt điện, vật liệu xây dựng - Đông Nam Bộ và vùng phụ cận: Hình thành một dải công nghiệp nối thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Biên Hòa - Vũng Tàu. - Dọc duyên hải miền Trung : Lớn nhất là Đà Nẵng ngoài ra còn có Nha Trang, Quy Nhơn Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 4 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. - Các khu vực còn lại mức độ tập trung công nghiệp rất thấp. Câu III: (3 điểm) 1. Những điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên a) Tự nhiên: - Đất đỏ ba zan - Khí hậu cận xích đạo b) Kinh tế xã hội: - Nguồn lao động dồi dào - Cơ sở vật chất kĩ thuật: đổi mới công nghệ chế biến cà phê - Chính sách: Hàng loạt chính sách có tác dụng thúc đẩy sản xuất cà phê - Thị trường: nhu cầu thị trường trên thế giới về cà phê phát triển mạnh, sản lượng cà phê xuất khẩu không ngừng tăng. 2. Ý nghĩa của việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của vùng kinh tế của duyên hải Nam Trung Bộ - Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tạo thế mở cho nền kinh tế, làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế trong vùng. - Hiện đại hóa và phát triển tuýen giao thông Bắc - Nam (quốclộ 1A, tuyến đường sắt Thống nhất .)và các tuyến đường lên Tây Nguyên, đi đôi với việc mở các cảng biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng. II-PHẦN RIÊNG (2điểm) IV. a. Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường; vẽ đúng, đầy đủ: 2 điểm. Thiếu hoặc sai mỗi chi tiết - 0,25 điểm IV. b. Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta + Sản xuất lương thực: - Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của vùng đạt gần 4 triệu ha chiếm 46% diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và 51% diện tích lúa cả nước. - Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối, diện tích lúa gieo tròng hàng năm dao động trong khoảng 3,7 - 3,9 triệu ha, chiếm gần 51% diện tích lúa cả nước - Năng suất lúa đứng 2 sau đồng bằng sông Hồng - Đây là vựa lúa lớn nhất nước ta, chiếm hơn 1/2 sản lượng lúa cả nước. BÌnh quân lương thực có hạt lên đến 1000kg gấp hơn 2 lần mức bình quân cả nước. - Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất đồng thời cũng là tỉnh có sản lượng lúa cao nhất: Kiên giang, An giang, Đồng tháp, Long An. + Sản xuất thực phẩm: - Là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước đặc biệt là thủy sản nước ngọt, sản lượng thủy sản luôn chiếm hơn 1/2 sản lượng thủy sản cả nước. - Trong những năm gần đây, việc nuôi cá, tôm phát triển mạnh, cá tôm đông lạnh trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. - Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sảnlớn nhất của vùng cũng như của cả nước năm 2005là: Kiên giang, Cà mau, An giang. - Các sản phẩm của ngành chăn nuôi góp phần làm phong phú thêm nguồn thực phẩm của vùng đáng chú ý hơn cả là đàn lợn, bò đặc biệt nơi đây có đàn vịt đông đúc. Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 5 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN : ĐỊA LÍ Thời gian : 90 phút Đề 3 I/ PHẦN CHUNG: ( 8,0 đ) Câu I. (3.0 đ) 1.Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ? 2. Cho bảng số liệu sau : DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1979, 1989, 2005 Năm Tổng số ( nghìn người) Nhóm tuổi ( %) 0 – 14 15- 59 Từ 60 trở lên 1979 52.472 41,7 51,3 7,0 1989 64.405 38,7 54,1 7,2 2005 84.156 27,1 63,9 9,0 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên ? Câu II (2,0 đ) Cho bảng số liệu : CƠ CÂU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 1986, 2005 ( Tính theo giá thực tế năm 1994 ) ( Đơn vị : %) Ngành 1986 2005 Nông- lâm – ngư nghiệp 38,1 21,0 Công nghiệp- xây dựng 28,9 41,0 Dịch vụ 33,1 38,0 1) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1986, 2005 ? 2) Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? Câu III. (3,0 đ) 1. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ? Trình bày những định hướng chuyển dịch những cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng ? 2. Điền tên các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta sau năm 2000 vào bảng theo mẫu sau : Vùng kinh tế trọng điểm Tỉnh – thành Phía Bắc Miền Trung Phía Nam II/ PHẦN RIÊNG. (2,0 đ) ( Thí sinh học chương trình nào thì chỉ làm được làm câu dành riêng cho chương trình đó – Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a : Theo chương trình Chuẩn (2,0 đ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ ? Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 6 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. Câu IV.b : Theo chương trình Nâng cao (2,0 đ) Trình bày khả năng sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng ? (Thí sinh dược phép sủ dụng Atlat Địa lí) ĐÁP ÁN đề 3 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN : ĐỊA LÍ I/ PHẦN CHUNG: (8,0 đ) Câu I (3,0 đ) 1. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ mang lại:(1,5 đ) * Ý nghĩa tự nhiên:(0,75 đ) - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa(khi hâu, sinh vât, .) - Thiên nhiên đa dạng, phong phú ( khoáng sản, sinh vật .) - Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán .) * Ý nghĩa kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng:(0,75 đ) - Giao thông thuận lợi, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. - Nằm trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm.(1,5 đ) a) Nhận xét.(0,75 đ) - Có sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. + Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 8,1% + Nhóm tuổi 15- 59 tăng 7,0% + Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 1,1% => Như vậy, kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số già. b) Giải thích.(0,75 đ) - Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để - Nhận thức của người dân ngày cành tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh - Do y tế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình. Câu II(2,0 đ) 1)Vẽ biểu đồ.(1,0 đ) - Vẽ biểu đồ tròn ( 1 biểu đồ năm 1986, 1 biểu đồ năm 2005) - Tên biểu đồ, chú thích, ghi số liệu lên biểu đồ - Thiếu một nội dung trừ 0,25 đ 2) Nhận xét và giải thích. (1,0 đ) * Nhận xét.(0,5 đ) - Cơ cấu GDP phân theo các nghành kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo chiều hướng: + Giảm dần tỉ trọng của ngành Nông- Lâm – Ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. + Năm 2005, Công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 41,0%, tiếp đến là dịch vụ 38,0%, thấp nhất là Nông – lâm- ngư nghiệp 21,0%. * Giải thích.(0,5 đ) Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 7 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. - Sự thay đổi trên là do nước ta thực hiện các chính sách đổi mới và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Sự hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, tác động của xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại trên thế giới. Câu III. (3,0 đ) 1.a. Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.(1,5 đ) - Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều thế mạnh, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta.(0,5 đ) - Đáp ứng nhu cầu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.(0,25 đ) - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành góp phần phát huy hết thế mạnh của vùng.(0,5 đ) - Cần có sự chuyển dịch để đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế-xã hội vùng và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.(0,25 đ) b) Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.(1,5 đ) - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.(0,5 đ) - Phát triển và hiện đại hóa Công nghiệp chế biến(0,25 đ) - Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.(0,25 đ) - Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.(0,25 đ) - Đối với khu vực III, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và một số dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, GD-ĐT .(0,25 đ) 2. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta sau năm 2000. (1,5 đ) - Đầy đủ mỗi vùng cho 0,5 đ Câu IV.a : Theo chương trình Chuẩn (2,0 đ) Điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế Nông-lâm -nghư nghiệp ở Bắc Trung Bộ : - Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào củng có biển, đồng bằng phía Đông, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi phía Tây. (0,5 đ) - Vùng núi có độ che phủ càng cao, trữ lượng gỗ lớn, vùng đồi trước núi có nhiều đông cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm.(0,5 đ) - Vùng đồng bằng đất đai phần lớn là cát pha, thuận lợi trồng các cây công nghiệp hằng năm như: lạc, mía, đậu tương .không thuận trồng lúa.(0,5 đ) Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 8 Vùng kinh tế trọng điểm Tỉnh – thành Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Miền Trung Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phía Nam TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. - Vùng biển có nghiều cá tôm và các hải sản quí, dọc theo bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá .thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.(0,5 đ) Câu IV.b : Theo chương trình Nâng cao (2,0 đ) a) Khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.(1,25 đ) - Diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lớn nhất cả nước ( khoảng 3 triệu ha trên gần 4 triệu ha của vùng), chiếm ¾ diện tích tự nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất Nông nghiệp của cả nước. - Được phù sa bù đắp, lại không bị con người can thiệp quá sớm ( như đắp đê), đất đai màu mỡ, nhất là giái đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu để trồng 2- 3 vụ lúa. - Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác như: khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp để phát triển trồng lúa. - Trở ngại lớn nhất của vùng là : sự nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt vào mùa khô. - Tình trạng độc canh cây lúa và chậm phát triển của một số ngành kinh tế củng làm ảnh hưởng đên sản xuất lượng thực, thực phẩm của vùng. (Mỗi ý đúng cho 0,25 đ) b) Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.(0,75) - Dân cư Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cây lúa cao hơn. - Cơ sở vật chất kĩ thuật ở Đồng bằng sông Hồng tốt hơn tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh. - Bình quân đất Nông nghiệp trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp, vì thế để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng thì phải đẩy mạnh thâm canh. KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM : 2008- 2009 MÔN : ĐỊA LÝ THỜI GIAN : 60 PHÚT Đề 4 A- PHẦN THI CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : (8 điểm) Câu I : (3 điểm) Xác định vị trí địa lý và hệ tọa độ địa lý nước ta. Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Câu II : (2 điểm )Cho bảng số liệu sau : Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh- Năm 2005 Các chỉ tiêu Cả nước Hà Nội TP Hồ Chí Minh Sản lượng công nghiệp (tỉ đồng) 416562,8 34559,9 98403 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp(nghìn người) 6240,6 839,2 1496,8 Số doanh nghiệp 112952 18214 31292 a. Tính tỉ lệ % các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh b. So sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Câu III : (3 điểm) Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng ở nước ta Năm 2005 (đơn vị : %) Các vùng Cơ cấu sản lượng lúa Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 9 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. Cả nước 100 Đồng bằng sông Hồng 17,3 Trung du và miền núi Bắc Bộ 8,6 Bắc Trung Bộ 8,9 Duyên hải Nam Trung bộ 4,9 Tây Nguyên 2,0 Đông Nam Bộ 4,5 Đồng Bằng Sông Cửu Long 53,8 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng nước ta- năm 2005 b. Nhận xét và giải thích cơ cấu sản lượng lúa ở các vùng nước ta B- PHẦN RIÊNG: (2 điểm) * Thí sinh học ở chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó Câu IV a. (dành cho chương trình chuẩn) Tại sao ngành công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Câu IV b : (dành cho chương trình nâng cao) Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gây gắt ở nước ta . Hãy : a. Chứng minh nhận định trên b. Đảng và nhà nước đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng này c. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động gì tới vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta -------- HẾT -------- KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM : 2008- 2009 MÔN : ĐỊA LÝ Đáp án đề 4 Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa. 10 [...]... nhau b + Đều là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước - Khác nhau Nguồn: Tư liệu sưu+ Về có chỉnh sửa Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả tầm qui mô TP Hồ nước Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 + Các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp của TP Hồ Chí Minh đều cao hơn so với Hà Nội 1đ 11 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Môn Địa Lý –... tăng(0 .25 ) + Giai đoạn từ 2001-2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động thị trường, thi n tai (0 .25 ) Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa 22 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 90 phút ĐỀ 10 I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm ) Câu I ( 3 điểm ) 1 Hãy nêu những ảnh hưởng của thi n... liệu sưu tầm có chỉnh sửa 26 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 Hết KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊAĐỀ 11 I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 8 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1 Đặc điểm thi n nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.(2,0 điểm) a) Phần lãnh thổ phía Bắc - Thi n nhiên đặc trưng cho vùng... năm có gần một triệu việc làm mới - Tình trạng thất nghiệp, thi u việc làm còn gay gắt - Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,1%, thi u việc làm 8,1% và có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn * Hướng giải quyết( 0,5đ) - Phân bố lại dân cư, nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số sức khoẻ sinh sản Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa 18 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học. .. 4b: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam( trang 13) và kiến thức đã học, hãy kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay và nêu sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng (Thí sinh được mang Átlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi) -Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2009 MÔN: ĐỊAĐỀ 8 I: PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm): ( Tất cả các thí sinh đều làm phần này) Câu... I II A- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Ý Nội dung V thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địata Nămra ý nghĩa - 2009 trí địa lý và hệ tọa độ địa lý nước lí Rút học 2008 25 Đề a Xác định vị trí địa lý và hệ tọa độ địa lý - Vị trí địa lý : + Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á + Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á- Âu vừa tiếp giáp Thái Bình Dương rộng lớn =>... chiếm 17,9%, dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ bé 2,8% ( 0 ,25 ) + Sau 15 năm, năm 2005: ngành trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo nhưng tỉ trọng trong ngành nông nghiệp đã giảm bớt chỉ còn 73,5%, ngành chăn nuôi 24,7%, trong đó ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn thấp 1,8 % ( 0 ,25 ) Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa 16 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 * Giải thích: ( 1,5đ) + Ngành trồng... Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 -Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, chuyên môn hoá: hoá chất, giấy -Phía Tây: Hoà Bình, Sơn La: chuyên môn hoá: thuỷ điện -Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, may, điện, vật liệu xây dựng -KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề ) ĐỀ 11 I PHẦN CHUNG CHO TẤT... chỉnh sửa 17 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 Câu 4a: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm Năm 1990 1995 2000 2005 Diện tích ( Nghìn ha) 6042,8 6765,6 7666,3 7329,2 Sản lượng ( Nghìn tấn) 19 225, 1 24963,7 3252 9,5 35832,9 - Tính năng suất lúa cả năm của nước ta (tạ/ha) (0,5điểm) - Nhận xét về sự thay đổi diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước... trung tâm công nghiệp nhỏ nhưng rất ít - Giải thích: (0,75 điểm) Nguồn: Tư liệu sưu tầm có chỉnh sửa 27 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn ĐịaNăm học 2008 - 2009 + Có sự khác nhau về phân bố các trung tâm công nghiệp là do có sự khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp + Những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp là những vùng có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, kết cấu . sửa. 5 25 Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008 -2009 MÔN : ĐỊA LÍ Thời gian : 90 phút Đề 3. thi thử Tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Năm học 2008 - 2009. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Môn Địa Lý – Ban cơ bản Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ 5

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b) Trên cơ sở bảng số liệu đã xử lí vẽ biểu đồ miền. Chú ý khoảng cách giữa các năm phải tỉ lệ với thời gian .Cần chú thích, ghi số liệu vào mỗi miền, tên biểu đồ . - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
b Trên cơ sở bảng số liệu đã xử lí vẽ biểu đồ miền. Chú ý khoảng cách giữa các năm phải tỉ lệ với thời gian .Cần chú thích, ghi số liệu vào mỗi miền, tên biểu đồ (Trang 3)
Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu trên. - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
bi ểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu trên (Trang 4)
- Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đadạng của tự nhiên giữa các miền - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
tr í và hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đadạng của tự nhiên giữa các miền (Trang 11)
+ Khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điể m( chế biến lương thực- thực phẩm, dệt may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện - điện tử) - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
hu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điể m( chế biến lương thực- thực phẩm, dệt may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện - điện tử) (Trang 25)
Câu 4a .Cho bảng số liệu sau đây: - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
u 4a .Cho bảng số liệu sau đây: (Trang 32)
+ Trong sự hình thành đồng bằng ,biển đóng vai trò chủ yế u. Đất có đặc tính nghèo , ít phù sa . - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
rong sự hình thành đồng bằng ,biển đóng vai trò chủ yế u. Đất có đặc tính nghèo , ít phù sa (Trang 33)
- Đã hình thành được ngành công nghiệp lọc-hoá dầu: Nhà máy lọc dầu Dung Quốc (cs: 6,5 tr tấn/năm) - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
h ình thành được ngành công nghiệp lọc-hoá dầu: Nhà máy lọc dầu Dung Quốc (cs: 6,5 tr tấn/năm) (Trang 37)
1, Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
1 Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển (Trang 46)
- Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện số dân của đồng bằng sông Hồng so với số dân cả nước năm 2005:Đúng, đủ, chính xác - 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009
bi ểu đồ hình tròn thể hiện số dân của đồng bằng sông Hồng so với số dân cả nước năm 2005:Đúng, đủ, chính xác (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w