1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1. Vì sao nói rằng, hình thái tiền tệ xuất hiện là một yêu cầu tất yếu trong trao đổi hàng hóa?

5 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,56 KB

Nội dung

- 4 hình thái biểu hiện của tiền tệ: - Tiền tệ xuất hiện như một yêu cầu tất yếu trong trao đổi hàng hóa vì: Khi đồng tiền chưa xuất hiện, con người ta sử dụng phương thức lấy hàng hóa đ

Trang 1

BÀI TẬP MAC – LENIN Câu hỏi:

1 Nhóm hãy phân tích 4 hình thái biểu hiện của giá trị trong trao đổi hàng hóa?

Vì sao nói rằng, hình thái tiền tệ xuất hiện là một yêu cầu tất yếu trong trao đổi hàng hóa?

2 Tiền tệ có những chức năng gì? Khả năng khủng hoảng kinh tế liên quan đến tiền tệ sẽ diễn ra khi tiền tệ thực hiện những chức năng nào? Vì sao? Lấy vì

dụ điển hình để chứng minh.

Trả lời:

1.

- 4 hình thái biểu hiện của tiền tệ:

- Tiền tệ xuất hiện như một yêu cầu tất yếu trong trao đổi hàng hóa vì:

Khi đồng tiền chưa xuất hiện, con người ta sử dụng phương thức lấy hàng hóa để trao đổi hàng hóa Tuy nhiên, việc này dẫn đến sự bất cập bởi giá trị của từng món hàng phụ thuộc vào ý kiến của mỗi người, thêm vào đó xuất hiện các nhược điểm như lấy hàng hóa cồng kềnh đổi hàng hóa cồng kềnh sẽ rất khó trong việc vận chuyển, tính giá trị của nó Vào khoảng 1000 năm TCN, người Trung Quốc bắt đầu sản xuất ra những đồng tiền xu bằng kim loại đầu tiên Những đồng tiền xu đầu tiên này được xem như là khởi nguồn của quá trình phát triển đồng tiền kim loại Bắt đầu từ lúc này, đồng tiền được xem là vật trung gian cho sự trao đổi hàng hóa

Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh

tế hàng hóa Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và

phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, trôi chảy Khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ

Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế.

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh

tế thị trường, cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế thì tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện, mở rộng quan hệ, hội nhập và hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực

Trang 2

Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế - xã hội đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ Tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lí và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó

2.

- Những chức năng của tiền tệ:

Thước đo giá trị

 Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa, lý do tiền

có chức năng này là vì bản thân tiền có giá trị cụ thể Khi đo lường giá trị của một hàng hóa nào đó không nhất thiết phải sử dụng tiền giấy mà có thể thay thế bằng bất kỳ loại tiền nào cũng được, chỉ cần loại đó cũng có giá trị Trong thực tế giữa giá trị vàng và giá trị hàng hóa đã có 1 tỷ lệ nhất định Tỷ lệ đó dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng

 Giá trị hàng hóa được biểu diễn bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa Giá

cả hàng hóa phụ thuộc vào những yếu tố sau: giá trị hàng hóa, giá trị tiền, quan hệ cung – cầu về hàng hóa

 Đơn vị để đo lường tiền tệ là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ, ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ có tên khác nhau

 Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn của giá cả

 Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác; tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ

Phương tiện lưu thông

 Tiền tệ làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Trao đổi hàng hóa lấy tiền gọi là lưu thông hàng hóa

 Công thức lưu thông hàng hóa: H – T – H

 Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho bán và hành vi mua có thể bị tách rời nhau Trong quá trình lưu thông, các hình thức tiền được làm bằng kim loại có xu hướng bị hao mòn qua

Trang 3

thời gian và mất dần giá trị thực của nó Vì vậy đó cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của tiền giấy Nguyên tác của Nhà Nước khi in tin giấy: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”

Phương tiện cất giữ

 Tiền có thể được rút khỏi lưu thông và đưa vào cất trữ Lý do tiền có chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải nên việc cất giữ tiền được hiểu như là cất giữ của cải

 Để thực hiện chức năng này tiền, vàng hay bạc phải có giá trị

Phương tiện thanh toán

 Tiền còn có chức năng thanh toán Tiền được chi trả sau mỗi cuộc giao dịch giữa người mua và người bán

 Chức năng này gắn liền với chế độ tín dụng thương mại là mua bán chịu hàng hóa

 Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ và người bán trở thành con nợ

 Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới – tiền tín dụng, dưới các hình thức tiền giấy như bạc ngân hàng, tiền ghi sổ, tài khoản có thể phát hành séc,…

Tiền tệ thế giới

 Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới của 1 quốc gia và hình thành quan hệ mua bán giữa các nước thì tiền còn có chức năng làm tiền tệ thế giới

 Tiền bắt buộc phải có đủ giá trị, phải trở về hình thái ban đầu (ví dụ: vàng, tiền tín dụng, ) thì tiền mới có chức năng tiền tệ thế giới

 Năm chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau Sự phát triển về 5 chức năng của tiền tệ đồng thời phản ánh sự phát triển về nền kinh tế của 1 quốc gia.

- Khả năng khủng hoảng kinh tế liên quan đến tiền tệ sẽ diễn ra khi tiền tệ thực hiện những chức năng sau:

Phương tiện lưu thông: Sự không thống nhất giữa hành vi mua và hành vi

bán Công thức lưu thông hàng hóa: H – T – H, hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông, tiền có thể làm hành vi mua – bán tách rời nhau  Khủng hoảng kinh tế xảy ra

Ví dụ: Khi các doanh nghiệp sản xuất ra lượng hàng hóa lớn để cung

ứng ra thị trường quá lớn, vượt quá mức nhu cầu của người tiêu

Trang 4

dùng sẽ gây ra sự “thừa” (cung vượt quá cầu) mà tình trạng thừa hàng hóa không phải là so với nhu cầu xã hội, mà là "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng lao động Trong lúc khủng hoảng thừa nổ ra, hàng hóa đang bị tiêu hủy thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán

Cụ thể, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng

kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản nổ ra ở Mỹ Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924 –

1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng

đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản Hậu quả: Lan rộng ra các nước TBCN khác Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50%, thép cũng sụt gần 50%, thương nghiệp sụt 60% Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30% Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp giảm 77% Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, đều có khủng hoảng kinh tế

Phương tiện thanh toán: Kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất

định dẫn đến xuất hiện tình trạng mua – bán chịu Sự phát triển của mối quan hệ mua - bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiện mặt Nhưng mặt khác, lại hình thành mối quan hệ chủ nợ - con nợ Khi mối quan hệ này phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác  Phá vỡ toàn hệ thống  Khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772: Khởi đầu từ London

sau đó nhanh chóng lan ra toàn Châu Âu

Cụ thể, Những năm 1760 và 1770, vương triều Anh trở nên vô cùng

giàu có nhờ vào thương mại và thuộc địa Các ngân hàng nước này phóng khoáng hơn trong việc cho vay tín dụng Ngày 8/6/1772, Alexander Fordyce - một trong những đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce, và Down - mang theo khoản nợ chưa thanh toán chạy trốn sang Pháp Tin tức lan nhanh và dấy lên sự hỗn loạn cho các ngân hàng Anh Các chủ nợ đứng chật kín trước của ngân hàng đòi rút tiền Khủng hoảng lan nhanh đến Scotland, Hà Lan, nhiều vùng khác ở châu

Âu và các thuộc địa khu vực châu Mỹ của Anh Ảnh hưởng của cuộc

Trang 5

khủng hoảng được xem là một trong những tác nhân dẫn đến nổi loạn tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ

Ngày đăng: 24/05/2018, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w