ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK Đánh giá định tính và định lượng của công ty Acecook. Công ty Acecook là công ty chuyên sản xuất mì ăn liền theo dây chuyền sản xuất của Nhật Bản I. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam 1. Sự ra đời Tên tiếng Anh: Acecook Vietnam JSC Địa chỉ: Lô II 3, đường số 11, KCN Tân Bình, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM Điện thoại: (08) 3815 4064 Fax: (08) 3815 4067 Website: www.acecookvietnam.com Ngày thành lập: 15121993 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được hình thành trên nền tảng phát triển của một liên doanh là Công ty Liên doanh Vifon Acecook (được thành lập ngày 15121993 giữa công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Vifon Việt Nam và tập đoàn thương mại tài chính Marubeni, Acecook Nhật Bản). Từ ngày 322004 Công ty liên doanh VifonAcecook được chuyển đổi thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam một trong những nhà sản xuất mì và phở ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngày 1812008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Acecook Việt Nam hiện sở hữu 10 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền,... với những thương hiệu như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi, mì Udon SưkiSưki, mì ly cao cấp Enjoy, mì Số Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm Sáng, hủ tiếu Nhịp Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất,... 2. Công nghệ mà công ty Acecook áp dụng vào sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cải tiến, gia tăng tính tiện dụng, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, Acecook sử dụng toàn bộ kỹ thuật , công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng của Nhật Bản. Nhờ đó, Acecook đã gia tăng mức độ tự động hóa, đầu tư dây chuyền hiện đại công suất hoạt động cao, có thể sản xuất gần 600 gói mì trong một phút, đồng thời trang bị các hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cân trọng lượng, máy Xray… Ngoài ra, công ty còn có phòng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan. Toàn bộ đều hướng đến đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Người ta vẫn nói tuổi 20 là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người, với sự phát triển của một doanh nghiệp, con số 20 lại mang một tầm vóc khác, đó
là sự khẳng định và đánh dấu cho bước chuyển giao mạnh mẽ của một thương hiệu
đã trở nên bền vững trên thương trường cùng một vị trí nhất định trong tâm thức người tiêu dùng Vina Acecook là một thương hiệu thành công trong việc phát huy những giá trị đó
Được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự điều hành,
hỗ trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ của chính nguồn nhân lực Nhật Bản cùng đội ngũ nhân sự người Việt được đào tạo bài bản tại Acecook chính là “bảo chứng” cho chất lượng của mỗi gói mì ăn liền trước khi được tung ra thị trường Đây cũng chính là tôn chỉ giúp thương hiệu mì ăn liền luôn là sự lựa chọn an toàn, chất lượng
và phù hợp với người tiêu dùng Việt
Acecook có 10 nhà máy trên khắp Việt Nam nhưng luôn luôn đảm bảo về chất lượng và sự ổn định Để làm điều này, công nghệ của chúng tôi được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất cả nhà máy Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi có những điểm mới đều cập nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp dụng đồng bộ cho các nơi Acecook đang áp dụng hoàn toàn máy móc thiết bị từ Nhật bản, để xác định việc lựa chọn công nghệ có phù hợp hay không, hay sử dụng công nghệ có hiệu quả hay không, chúng ta cùng đánh giá năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần Acecook
Trang 3I. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam
1. Sự ra đời
Tên tiếng Anh: Acecook Vietnam JSC
Địa chỉ: Lô II - 3, đường số 11, KCN Tân Bình, P Tây Thạnh, Q.Tân Phú,
Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3815 4064
Fax: (08) 3815 4067
Website: www.acecookvietnam.com
Ngày thành lập: 15/12/1993
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được hình thành trên nền tảng phát triển của một liên doanh là Công ty Liên doanh Vifon - Acecook (được thành lập ngày 15/12/1993 giữa công ty sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Vifon - Việt Nam và tập đoàn thương mại tài chính Marubeni, Acecook - Nhật Bản)
Từ ngày 3/2/2004 Công ty liên doanh Vifon-Acecook được chuyển đổi thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam - một trong những nhà sản xuất mì và phở ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với hơn 50 chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước
Ngày 18/1/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Acecook Việt Nam hiện sở hữu 10 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, với những thương hiệu như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi,
mì Udon Sưki-Sưki, mì ly cao cấp Enjoy, mì Số Đỏ, mì Hảo 100, mì Bắc Trung Nam, miến Phú Hương, bún Điểm Sáng, hủ tiếu Nhịp Sống, nước mắm Đệ Nhất, dầu ăn cao cấp Đệ Nhất,
2. Công nghệ mà công ty Acecook áp dụng vào sản xuất.
Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cải tiến, gia tăng tính tiện dụng, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, Acecook sử dụng toàn bộ kỹ thuật , công nghệ sản xuất và
Trang 4quản lý chất lượng của Nhật Bản Nhờ đó, Acecook đã gia tăng mức độ tự động hóa, đầu tư dây chuyền hiện đại công suất hoạt động cao, có thể sản xuất gần 600 gói mì trong một phút, đồng thời trang bị các hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cân trọng lượng, máy Xray… Ngoài ra, công ty còn có phòng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra
nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan Toàn bộ đều hướng đến đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất
3. Quy trình sản xuất mì ăn liền
Gồm 12 bước:
Bước 1: Nguyên liệu
Vắt mì được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột lúa mì và màu vàng tạo ra do chiết xuất từ củ nghệ
Nguyên liệu các gói gia vị bao gồm: rau củ sấy các loại, gia vị, dầu tinh luyện Các sản phẩm ly còn có nguyên liệu sấy như: trứng, tôm, thịt gà, thịt heo v.v
Bao bì gói và ly, tô, khay được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe theo quy định của Việt Nam và quốc tế
100% nguyên vật liệu đều được kiểm tra nghiêm ngặt và đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào nhà máy sản xuất
Bước 2: Trộn bột
Bằng hệ thống ống dẫn khép kín, bột mì, chiết xuất từ củ nghệ tươi và dung dịch phối trộn từ bồn chứa được bơm vào cối trộn và trộn đều bằng thiết bị tự động
Bước 3: Cán tấm
Bột mì sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải Tại đây, các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm
Bước 4: Tạo sợi
Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược
Trang 5Bước 5: Hấp chín
Sợi mì được hồ hóa và làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước Nguồn nhiệt được tạo thành từ hệ thống cấp hơi nóng hiện đại kết hợp với áp suất tiêu chuẩn cài đặt và điều chỉnh tự động
Bước 6: Cắt định lượng và bỏ khuôn
Qua hệ thống lưới trung chuyển đi vào dao, thớt, sợi mì được cắt ngắn và tự động rơi xuống phễu, bỏ vào khuôn chiên tạo hình dáng cho vắt mì Tùy vào từng loại sản phẩm mà vắt mì sẽ có hình dáng vuông, tròn hoặc định dạng cho các loại
mì ly, tô, khay…
Bước 7: Làm khô
Vắt mì sau khi được hấp chín sẽ qua hệ thống làm khô hiện đại để làm giảm độ
ẩm của vắt mì xuống mức thấp nhất giúp sản phẩm có thể bảo quản trong thời gian
5 – 6 tháng
Có 02 phương pháp làm khô:
- Sấy bằng nhiệt gió: sản xuất mì không chiên
- Chiên bằng dầu: Sản xuất mì chiên
• Dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) trước khi đưa vào hệ thống chảo kín
• Trong quá trình chiên, dầu hao hụt bao nhiêu luôn được bổ sung bằng lượng dầu mới bấy nhiêu một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động
• Thời gian chiên mì là khoảng 2,5 phút
• Chỉ số oxy hóa của dầu luôn được kiểm soát theo TCVN và Codex để đảm bảo dầu luôn tươi mới
Bước 8: Làm nguội
Với hệ thống làm nguội tự động bằng gió tươi lấy từ môi trường tự nhiên và được lọc sạch bằng thiết bị hiện đại, nhiệt độ của vắt mì sau khi sấy khô sẽ nhanh chóng được đưa về mức bình thường trước khi đóng gói
Bước 9: Cấp gói gia vị
Vắt mì sau khi làm nguội sẽ được bổ sung các gói gia vị theo từng hương vị sản phẩm bằng hệ thống tự động
Bước 10: Đóng gói
Trang 6Sau khi cấp gói gia vị đầy đủ theo từng sản phẩm, vắt mì được đóng gói bằng bao film để tạo thành gói mì hoàn chỉnh Hạn sử dụng sản phẩm được in trên bao
bì trong quá trình đóng gói
Bước 11: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: cân trọng lường và dò dị vật, kim loại
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, từng sản phẩm một đều được kiểm tra qua các thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray Những gói mì không đạt chuẩn sẽ bị loại khỏi quy trình
Bước 12: Đóng thùng
Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QA (Quality Assurance) trước khi phân phối ra thị trường
4. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ mà công ty đang sử dụng
Ưu điểm:
Công nghệ mà công ty đang sử dụng là công nghệ tiên tiến, mang lại năng suất cao, và đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng cao Với công nghệ hiện đại, các dòng sản phẩm của công ty ( đại diện là mì ăn liền) sẽ an toàn vệ sinh thực phẩm từ ngay những bước đầu tiên là chọn nguyên liệu Vì áp dụng hoàn toàn các thiết bị hiện đại nên giảm đáng kể số lượng công nhân giúp giảm chi phí
Năng suất mà công nghệ tạo ra có thể lên đến 600 gói mì trong 1 phút giúp tăng đáng kể năng suất, tiết kiệm thời gian tạo ra lợi nhuận cao cho công ty
Nhược điểm:
Công nghệ mà Acecook đang sử dụng là công nghệ tiên tiến, nên những công nhận Việt Nam chưa thể tiếp thu và vận hành ngay được, nên phải đào tạo Chính vì thế làm tăng chí phí đào tạo và thời gian đào tạo
Chưa đầu tư vào hình thức sản phẩm: Trong khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và sản phẩm họ mang đến tăng nhanh chóng, đa dạng từ hương vị mẫu mã, hình thức đóng gói, giá cả, thì các sản phẩm mì
ăn liền của acecook vẫn trung thành với những mẫu mã cũ
Hệ thống quản lý chưa tốt: các phòng ban đầu tư công nghệ, tài chính kế toán, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính chưa đầu tư vào bộ phận Marketing, tiếp thị
II. Đánh giá định tính năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần Acecook
Trang 71. Khái niệm đánh giá năng lực công nghệ
Theo Lall, là một chuyên gia nghiên cứu về công nghệ, ông đã đưa ra khái
niệm về năng lực công nghệ như sau: “Năng lực quốc gia, ngành hay cơ sở là khả
năng của một nước/ngành/cơ sở triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ”.
Qua các công trình nghiên cứu khác nhau, chúng ta rút ra một điều, năng lực công nghệ là kết quả phức hợp của nhiều tác động tương tác Nhưng cần làm rõ và đánh giá được hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ
2. Mục đích của đánh giá năng lực công nghệ
Đánh gia năng lực công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó
Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục
Đánh giá công nghệ để cung cấp các đầu vào của quá trình ra quyết định
• Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế xã hội
• Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài
• Khi quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động
• Khi xác định thứ tự phát triển ưu tiên công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn
Giúp doanh nghiệp biết thực trạng, năng lực công nghệ của mình trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng loại, từ đó cân nhắc xem đã đến lúc phải đầu tư để đổi mới công nghệ hay chưa
3. Đánh giá năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần Acecook
Đánh giá năng lực vận hành
- Năng lực sử dụng và kiểm tra kĩ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ: Tại Acecook, vì là công ty liên doanh Nhật Bản nên toàn bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng đều được chuyển giao hoàn toàn từ Nhật Bản Khi phát triển ở
Trang 8thị trường Việt Nam, Acecook có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm là người Việt để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích ẩm thực theo từng vùng miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận
- Năng lực quản lý sản xuất: Để mỗi sản phẩm từ Acecook Việt Nam trở thành bữa ăn thơm ngon, đảm bảo chất lượng và mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng, xuyên suốt toàn bộ quy trình sản xuất của chúng tôi luôn được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và đáp ứng cả những tiêu chuẩn khắt khe nhất
về an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu
- Năng lực bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ, ngăn ngừa sự cố
và khắc phục sự cố xả ra:
• Bảo trì sửa chữa: được thực hiện khi xảy ra các sự cố, hư hỏng trong quá trình sản xuất
• Bảo trì phòng ngừa: theo qui định của công ty, được thực hiện định
kỳ 1 lần/tháng với thời gian thực hiện là 8h/1 lần
Đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài.
- Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yếu tố sản xuất kinh doanh: vì là công ty liên doanh Nhật Bản nên toàn bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng đều được chuyển giao hoàn toàn từ Nhật Bản Vì thế, chất lượng giữa sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam và Nhật Bản là giống nhau Nhật bản là mội nước có nền công nghệ phát triển mạnh mẽ, chính vì thế chọn Nhật Bản để đổi mới công nghệ sẽ giúp cho tăng năng suất sản phẩm và giúp làm giảm chi phí
- Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên
doanh, licence…): Acecook là công ty liên doanh Nhật Bản nên khi ở
Nhật có công nghệ mới, Aceccook Việt Nam cũng được tiếp cận và
nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình
- Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao: Khi phát
triển ở thị trường Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm là người Việt để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích
ẩm thực theo từng vùng miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận Acecook được chuyển giao kỹ thuật để kiểm soát và quản lý chất lượng luôn ở mức ổn định Được đào tạo cách
Trang 9để kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo tiêu chuẩn
Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ
- Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ: về mặt chất
lượng, đội ngũ Acecook được chuyển giao kỹ thuật để kiểm soát và quản
lý chất lượng luôn ở mức ổn định Thứ ba là được đào tạo cách để kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo tiêu chuẩn
Nhân lực trình độ cao, tinh thần làm việc tích cực: chuyên viên và
công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm, Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình, trẻ hóa đội ngũ lao động, mạnh dạn bố trí lao động trẻ có năng lực vào các vị trí chủ chốt Thường xuyên có các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ điều hành
- Năng lực tìm kiếm, huy động vốn đầu tư: Có nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài nhiều
- Năng lực xác định thị trường mới cho sản phẩm của mình và đảm bảo đầu vào cần thiết cho sản xuất: trong những năm gần đây Vina Acecook
còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm được làm từ gạo – nguồn nguyên liệu và là thực phẩm chính của Việt Nam Với mục tiêu phát huy tối đa tiềm lực kinh tế nước nhà, Vina Acecook đã khéo léo tận dụng lợi thế của quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại cùng những kinh nghiệm ẩm thực dân gian, công
ty nghiên cứu, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam và bạn bè thế giới những sản phẩm mang đậm hương vị quê hương Việt Nam Tính tới thời điểm hiện nay, công ty đã có hai nhà máy sản xuất các sản phẩm về gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Ninh – hai vựa thóc lớn nhất Việt Nam Trong thời gian sắp tới Vina Acecook sẽ tiếp tục giới thiệu đến mọi người nhiều hơn nữa các mặt hàng làm từ gạo và phát triển sản phẩm như là “đặc sản văn hóa ẩm thực”, là thế mạnh của công ty ở thị trường xuất khẩu
Năng lực đổi mới công nghệ
Việc bê nguyên một công nghệ nước ngoài vào trong nước để vận hành
mà không có sự đổi mới, thì công nghệ đó khó có thể phát huy được hết công dụng, tính năng của nó Vì mỗi nước sẽ có một đặc điểm khác nhau như khí hậu, con người…; và bản thân mỗi ngành của các nước cũng có sự khác biệt về quy mô Vậy sự đổi mới công nghệ là thực sự cần thiết Do mỗi quốc gia có một
Trang 10nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng Khi phát triển ở thị trường Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm là người Việt
để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích ẩm thực theo từng vùng miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận
III. Đánh giá định lượng năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần Acecook
1. Cơ sở lý thuyết
Căn cứ vào công thức tính giá trị tạo được do công nghệ:
TCA = λ.TCC.M
hay TCA = λ TCC.VA
Trong đó:
- TCA : Giá trị tạo được do công nghệ
- λ: Hệ số môi trường công nghệ quốc gia ( < 1)
- M : Giá trị sản lượng
- VA : Giá trị gia tăng
- TCC : Hàm hệ số đóng góp của công nghệ hay hàm hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ
TCC=
Trong đó:
- T : Hệ số đóng góp của phần kỹ thuật
- H : Hệ số đóng góp của phần con người
- I : Hệ số đóng góp của phần thông tin
- O : Hệ số đóng góp của phần tổ chức
- - Cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng