- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vàtrong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay
Trang 1- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v
- Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế
học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất
và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác)…
- WTO Là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng
giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại Tính đến ngày 29 tháng
07 năm 2016, WTO có 164 thành viên
- Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự
do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Việt Nam đã chính thức ký kết TPP vào ngày 04 tháng 02 năm 2016 và TPP
sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó
Trong một video được công bố vào ngày 21 tháng 11 năm 2016, tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump cho biết ngay trong ngày ông nhậm chức, ngày 20 tháng 1 năm 2017, ông sẽ ban hành quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
- Chiến tranh Lạnh (1946–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị,
căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh
kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian
- Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ
vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960 Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo và Liên Xô gọi là Damansky gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969
- Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế
chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu Liên minh châu Âu được
thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).Với hơn 500 triệu dân
- Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ
diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011 và chịu ảnh hưởng từ các
Trang 2cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi
cư trú của mình.Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn
có tới 1 triệu trẻ em Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu…
- Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh
các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế Thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc,
về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế
- Thị trường tự do là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế và
quy định của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản Thị trường tự do ngược lại với thị trường có kiểm soát, trong đó nhà nước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thể được sử dụng, định giá giá cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào cơ chế sở hữu tư nhân