1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống điều khiển trạm bơm nước sử dụng module Sim 900A với Arduino

74 573 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,77 MB
File đính kèm DOANTNQA.rar (2 MB)

Nội dung

Với sự ra đời của công nghệ SIM900A việc điều khiển các thiết bị qua SMS đang dần được phổ biến bởi các ưu điểm vượt trội của nó đặc biệt là trong các hệ thống tưới tiêu tự động cho nhữn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình của chúng em, đặc biệc là cha

mẹ chúng em đã tạo mọi điều kiện cho chúng em ăn học cho đến ngày hôm nay Chính họ là nguồn động viên lớn nhất ủng hộ chúng em, giúp đỡ chúng

em trong suốt quá trình học tập cũng như việc thực hiện đồ án này

Chúng em xin chân thành cám ơn cô hướng dẫn PGS TS TRẦN THU

HÀ trường Đại học Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng

dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đồ án Chúng em cũng xin chân thành cám ơn thầy cô trong khoa Điện - Điện

Tử nói riêng và thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh đã tạo ra cho chúng em một môi trường học tập thật tuyệt vời và đã tạo mọi điều kiện cho chúng em hoàn thành đồ án này

Xin cám ơn tất cả các bạn sinh viên và các anh chị đã đóng góp những ý kiến và giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này

Người thực hiện đồ án

LÊ VĂN QUANG

HÀ MINH TUẤN ANH

Trang 2

TÓM TẮT

Trong những năm qua, khoa học máy tính và xử lý thông tin có những bước tiến vượt bậc và ngày càng có những đóng góp to lớn vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại Đặc biệt sự ra đời và phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số làm cho ngành điện tử trở nên phong phú và đa dạng hơn Nó góp phần rất lớn trong việc đưa

kỹ thuật hiện đại thâm nhập rộng rãi vào mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất, kinh tế

và đời sống xã hội Từ những hệ thống máy tính lớn đến những hệ thống máy tính cá nhân, từ những việc điều khiển các máy công nghiệp đến các thiết bị phục vụ đời sống hằng ngày của con người Hiện nay, các hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp vẫn còn thủ công và sử dụng sức người là chính, hệ thống như vậy thường không hiệu quả và làm tốn sức lao động, chúng ta hãy xem xét một ứng dụng thực tế như máy bơm nước trong các hộ gia đình Xét trường hợp khi máy bơm bơm mà không có nước , nếu máy bơm chạy trong thời gian dài trong trường hợp không tải như vậy thường dẫn tới hư hỏng Với sự ra đời của công nghệ SIM900A việc điều khiển các thiết bị qua SMS đang dần được phổ biến bởi các ưu điểm vượt trội của nó đặc biệt là trong các hệ thống tưới tiêu tự động cho những người nông dân

Đồ án này trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ SIM 900A gửi tin nhắn thông báo lỗi ứng dụng vào việc thông báo tình trạng hoạt động của máy bơm được điều khiển bằng board Arduino

Từ khóa: SIM 900A, Board Arduino Mega 2560

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH v

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MODULE SIM900A VÀ ARDUINO 1

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1

1.1.1.Giới thiệu chung 1

1.1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 2

1.2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

1.2.1.Mục tiêu 3

1.2.2.Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 3

1.3.1.Nhiệm vụ 3

1.3.2.Giới hạn 4

1.4.Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.Nội dung luận văn 4

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1.Tổng quan về công nghệ GMS 6

2.1.1.Giới thiệu về công nghệ GSM 6

2.1.2.Đặc điểm của công nghệ GSM 6

2.1.3.Dịch vụ tin nhắn SMS 7

2.2 Giới thiệu chuẩn truyền thông UART 9

Trang 4

2.3.1.Khối nguồn 18

2.3.2.Khối giao tiếp thẻ Sim 19

2.3.3 Khối giao tiếp RF 20

2.3.4 Các chế độ hoạt động của module sim 900A 21

2.3.5 Tập lệnh AT của module sim 900A 22

2.4 Board Arduino Mega2560 32

Chương 3 THIẾT KẾ VÈ THI CÔNG MÔ HÌNH BƠM NƯỚC 38

3.1 Thiết kế phần cứng: 38

3.1.1 Khối nguồn: 38

3.1.2 Khối xử lý: 39

3.1.3 Khối sim 900A: 40

3.1.4 Khối cảm biến: 41

3.2 Giới thiệu linh kiện sử dụng trong thiết kế trạm bơm : 42

3.2.1 Cảm biến siêu âm HC – SR 04: 42

3.2.2 Cảm biến lưu lượng nước: 43

3.2.3 Rơ le trung gian : 44

3.2.4 Động cơ AC 1 pha: 45

3.3 Thiết kế mạch và sơ đồ kết nối: 46

3.3.1 Sơ đồ mạch in : 46

3.3.2 sơ đồ nguyên lý của hệ thống: 47

3.3.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống : 47

3.4 Mô hình trạm bơm sau thiết kế: 48

3.5 Lưu đồ giải thuật của chương trình: 49

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 52

4.1 Những mục tiêu đã đạt được 52

4.2 Nhận xét 52

4.3 Những hạn chế của đề tài 52

4.4 Hướng phát triển của đề tài 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2 1 Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS 8

Hình 2 2 Định dạng của một ký tự truyền theo chuẩn RS-232 11

Hình 2 3 Hình ảnh SIM 900A 12

Hình 2 4 Sơ đồ khối của Module Sim900A 14

Hình 2 5 Sơ đồ chân của Sim900A 15

Hình 2 6 Sử dụng tụ bybass cung cấp cho nguồn 18

Hình 2 7 Sơ đồ mạch nguồn cung cấp cho Module sim900A 19

Hình 2 8 Giao tiếp Simcard 6 chân và chip Sim 900 19

Hình 2 9 Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp âm thanh 21

Hình 2.10 Khởi tạo cấu hình mặc định cho module SIM 28

Hình 2 11 Đọc tin nhắn từ hai vùng nhớ 1 và 2 trên SIM 30

Hình 2 12 Gửi tin nhắn 31

Hình 2.13 Giao diện IDE của Arduino 35

Hình 2.14 Board Arduino Mega 2560 (mặt trước và sau) 35

Hình 2.15 Board Arduino Mega 2560 36

Hình 2.16 Sơ đồ chân của ATMEGA 2560 36

Hình 3 1 Sơ đồ khối của hệ thống 38

Hình 3 2 Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn 39

Hình 3 3 Sơ đồ nguyên lý nguồn sim900 39

Hình 3 4 Sơ đồ chân board arduino mega 2560 40

Hình 3 5 Sơ đồ chân sim 900A 41

Hình 3 6 Cảm biến siêu âm HC- SR 04 42

Hình 3 7 Cảm biến lưu lượng nước 43

Hình 3 8 Cấu tạo của role trung gian 44

Hình 3 9 role trung gian 45

Hình 3 10 Động cơ AC 1 pha 46

Hình 3.11 Sơ đồ mạch in 46

Hình 3.12 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống 47

Hình 3.13 Mô hình trạm bơm nước 48

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2 1:Sơ đồ chân cổng COM 10

Bảng 2 2: Tên và chức năng từng chân của Module sim900A 15

Bảng 2 3: Chế độ lệnh AT 23

Bảng 2 4:Lệnh ATZ 23

Bảng 2 5: Lệnh AT+CMGR 24

Bảng 2 6: Lệnh AT+CMGS 24

Bảng 2 7: Lệnh AT+CMSS 24

Bảng 2 8: Lệnh AT+CMGD 25

Bảng 2 9: Lệnh ATE 25

Bảng 2.10:Lệnh AT+CLIP 25

Bảng 2.11: Lệnh AT&W 26

Bảng 2.12 Lệnh AT+CMGF 26

Bảng 2.13:Lệnh AT+CNMI 26

Bảng 2.14:Lệnh AT+CSAS 27

Trang 7

CÁC TỪ VIẾT TẮT

DCD Data Carry Detect / Phát hiện bộ mang dữ liệu

DTR Data Terminal Ready / Sẵn sàng nhận dữ liệu

RXD Receive Data / Truyền dữ liệu

TXD Transmit Data /Nhận dữ liệu

RTS Request To Send / Yêu cầu để gửi

CTS Clear To Send / Xóa để gửi

RI Ring Indicator / Báo hiệu chuông

DSR Date Set Ready / Dữ liệu sẵn sàng

ADC Analog-to-Digital Converter / Chuyển tín hiệu analog sang digital

GPRS General Packet Radio Service

GSM Global Standard for Mobile Communications

IC Integrated Circuit

Imax Maximum Load Current

Kbps Kilo bits per second

LED Light Emitting Diode

Li-Ion Lithium-Ion

PAP Password Authentication Protocol

PDU Protocol Data Unit

Trang 8

TDMA Time Division Multiple Access

TE Terminal Equipment, also referred to as DTE

UART Universal Asynchronous Receiver & Transmitter

Vmax Maximum Voltage Value/giá trị điện áp cao nhất

Vnorm Normal Voltage Value/giá trị điện áp ngẫu nhiên

Vmin Minimum Voltage Value/ giá trị điện áp thấp nhất

VIHmax Maximum Input High Level Voltage Value

VIHmin Minimum Input High Level Voltage Value

VILmax Maximum Input Low Level Voltage Value

VILmin Minimum Input Low Level Voltage Value

Vimax Absolute Maximum Input Voltage Value

Vimin Absolute Minimum Input Voltage Value

VOHmax Maximum Output High Level Voltage Value

VOHmin Minimum Output High Level Voltage Value

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MODULE SIM900A VÀ ARDUINO

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Giới thiệu chung

Ngày nay, khoa học và kỹ thuật phát triển nhanh chóng, nhu cầu thông tin liên lạc của con người ngày càng cao Đặc biệt các mạng viễn thông những năm gần đây phát triển với tốc độ chóng mặt như viettel, mobiphone, vinaphone…một trong những vấn đề đưa ra là chúng ta có thể sử dụng các sim để điều khiển thiết bị kết nối bên ngoài qua SMS được không Đây là điều mà khoa học kỹ thuật ngày nay hoàn toàn có thể giải quyết được

Chúng ta vẫn thường thấy động cơ bơm nước thường dùng cơ học để điều khiển đóng cắt động cơ như là các phao, tuy nhiên sự đóng cắt bằng phao thường hay làm cháy động cơ, vấn đề đặt ra là chúng ta có thể thay thế đóng cắt thủ công đó bằng phương pháp tự động sử dụng cảm biến và có thể điều khiển đóng cắt động cơ bơm nước bằng SMS, dù bất cứ ở đâu chỉ cần một tin nhắn chúng ta có thể điều khiển hoạt động của động cơ, điều này rất tiện ích trong việc tưới tiêu hoặc bơm thuốc trừ sâu cho người nông dân với diện tích canh tác rộng và cần nhiều nhân công

Để thực hiện ý tưởng này, chúng em sử dụng SIM900A và bộ xử lý để xử lý thông tin và gửi lệnh điều khiển Bộ xử lý này từng được sử dụng bởi Board Arduino,

hệ thống này đã thành công nhưng vẫn còn hạn chế là chỉ hiển thị được 1 nhà mạng, vẫn chưa tích hợp được real time Hiện nay trên thị trường công nghệ Arduino phát triển mạnh mẽ với những board được thiết kế sẵn, có thể nạp chương trình trực tiếp trên board, và tất nhiên sẽ có board cho kết nối với sim900A thuận tiện cho việc truyền nhận cũng như điều khiển thiết bị Hiện nay trên thế giới nói chung, việt nam nói riêng để điều khiển và giao tiếp với nhiều thiết bị ngoại vi, board mạch Arduino là một chọn lựa thích hợp Arduino thật ra là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác Đặc điểm nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với người

Trang 10

ít am hiểu về điện tử và lập trình Và điều này làm nên hiện tượng Arduino chính là mức giá rất thấp và tính chất nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm Chỉ với khoảng

$30, người dùng đã có thể sở hữu một board Arduino có 20 ngõ I/O có thể tương tác

và điều khiển chừng ấy thiết bị Board này có nhiều cổng giao tiếp với Sim 900A, có thể mở rộng để hiển thị thông tin nhiều nhà mạng Cụ thể ở đây chúng em sử dụng board Arduino mega 2560 Đây là những ưu điểm vượt trội của Arduino vì những lý

do trên nên chúng em quyết đinh thực hiện đề tài : “Hệ thống điều khiển trạm bơm nước sử dụng module sim900A với Arduino ” Đề tài ứng dụng công nghệ Sim

900A phổ biến trên nhiều thiết bị, cùng với việc điều khiển thông qua board Ardiuno

sẽ đem lại nhiều cảm hứng cũng như thực hiện các dự án theo ý muốn một cách dễ dàng

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa có nhiều sản phẩm điều khiển thiết bị bằng sim900A, đa số những sản phẩm hiện có đều là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao Phạm vi ứng dụng điều khiền thiết bị bằng sim900A trong nước hiện nay được ứng dụng và phát triển khá mạnh mẽ nhưng đều là sản phẩm nước ngoài, đó là đối với công nghệ sim còn đối với Arduino ở Việt Nam, nó cũng được biết đến vào những năm 2010 bởi những thành viên trong ban quản trị Cộng đồng Arudino Việt Nam Và cũng đã gần 2 năm kể từ ngày Cộng đồng Arduino Việt Nam chính thức đi vào hoạt động Với quy mô ngày càng lớn về chất lượng và cả số lượng Cộng đồng Arudino Việt Nam đã dần trở thành một sân chơi quen thuộc của các bạn Việt Nam , nơi mà mọi người đến học hỏi, trao đổi và chia sẻ những kiến thức độc đáo nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân và cùng phát triển dựa trên tinh thần vì cộng đồng nguồn mở và

sự chia sẻ , quan tâm giữa các thành viên trong Cộng đồng Việt Nam Tuy còn hạn chế nhưng cũng đã có một số ứng dụng công nghệ sử dụng sim900A và board Ardiuno được thiết kế và xây dựng như :

 “ Kỹ thuật nhận dạng tiếng nói thành lệnh ứng dụng trong công nghiệp” của PGS.TS: Trần Thu Hà – Th.s : Nguyễn Thành Chung

 “ Gửi và nhận tin nhắn trên module sim900 sử dụng MCU 89 để điều khiển” của nhóm sinh viên Đại học bách khoa TP Hồ Chí Minh

Trang 11

 “Thiết kế bảng led thông báo tin khuyến mãi ” của nhóm sinh viên Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ chính của đồ án này là thiết kế mô hình và điều khiển mô hình hệ thống thông qua Board Arduino Mega 2560 và module Sim900A

1.2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu

Đề tài có những mục tiêu chính như sau :

 Nghiên cứu công nghệ SIM900A

 Nghiên cứu board Arduino Mega 2560

 Nghiên cứu ngôn ngữ lập trình Java, C, C++, tập lệnh AT

 Thi công mô hình

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu

 Công nghệ SIM900A: khái niệm về SIM900A, các đặc điểm của công nghệ SIM900A, liên kết vật lý trong công nghệ SIM, các chế độ kết nối, cách thức hoạt động Nghiên cứu board mạch Module SIM900A: các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của module SIM900A

 Tìm hiểu cảm biến siêu âm SRF 05

 Thiết kế hệ thống sử dụng vi điều khiển board Arduino Mega 2560 để giao tiếp module SIM900A, điều khiển các thiết bị

1.3 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

1.3.1 Nhiệm vụ

 Nghiên cứu board Arduino Mega 2560 các chức năng và ứng dụng để điều khiển giao tiếp thiết thiết bị bên ngoài

 Nghiên cứu công nghệ module Sim900A giao tiếp với board Arduino Mega

2560 điều khiển mô động cơ bơm nước

 Tìm hiểu công nghệ GSM

 Tìm hiểu tập lệnh AT

 Thiết kế và thi công mô hình động cơ bơm nước

 Vận hành thử mô hình hệ thống

Trang 12

1.3.2 Giới hạn

 Do nhóm làm đề tài chỉ nghiên cứu điều khiển thiết bị thông qua module sim900A nên chưa thể so sánh về ưu nhược điểm so với các thiết giao tiếp khác , cùng với khả năng lập trình có hạn nên chưa thể viết để điều khiển các thiết bị với độ phức tạp cao

 Vì thời gian có hạn như đã nêu trên nên phần thiết kế và thi công mô hình thực nghiệm chỉ dừng lại ở dạng là một mô hình động cơ bơm nước , do đó việc thực hiện điều khiển nhiều thiết bị phức tạp bị hạn chế

 Việc gửi nhiều tin nhắn để điều khiển nhiều thiết bị cùng một thời điểm chưa đạt được theo yêu cầu đưa ra

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Người thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp sau đây:

Do điều kiện về môi trường nghiên cứu, chúng em không có điều kiện làm việc trong các phòng LAB với nhiều thiết bị hỗ trợ, do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:

 Tham khảo tài liệu: các đề tài liên quan, tìm kiếm thông tin trên Internet;

 Tự thiết kế mô hình thí nghiệm và viết chương trình điều khiển theo các yêu cầu đặt ra

 Thực nghiệm trực tiếp trên mô hình để kiểm tra phần cứng và phần mềm sau đó điều chỉnh các thông số cho phù hợp với điều kiện thực tế

1.5 Nội dung đồ án

Nội dung đề tài gồm các phần sau:

Chương 1: Tổng quan

 Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu

 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

 Phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 Tổng quan về công nghệ GMS

 Giới thiệu chuẩn truyền thông UART

 Giới thiệu Module SIM 900A

Trang 13

 Giới thiệu Board mạch Ardunio

Chương 3:Thiết kế và thi công mô hình trạm bơm nước

 Thiết kế mô hình

 Thông số kỹ thuật của động cơ

 Thông số kỹ thuật các loại cảm biến siêu âm

 Giao tiếp các thiết bị và điều khiển mô hình

Chương 4: Kết luận

 Những mục tiêu đạt được

 Hạn chế của đề tài

 Hướng phát triển đề tài

Trang 14

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về công nghệ GMS

2.1.1 Giới thiệu về công nghệ GSM

GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống thông tin di động

số toàn cầu, là công nghệ không dây thuộc thế hệ 2G(second generation) có cấu trúc mạng tế bào cung cấp dịch vụ truyền giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất lượng cao với các băng tần khác nhau: 800Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz, được tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu(ETSI) quy định

GSM là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, người ta có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau

Do nó hầu như có mặt khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch

vụ thực hiện việc ký kết chuyển vùng với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng máy điện thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu

Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác rẻ tiền hơn đó là tin nhắn SMS Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau

Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra tính năng chuyển vùng cho thuê bao của mình với các mạng khác trên toàn thế giới Và công nghệ GSM cũng phát triển thêm các tính năng truyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn sử dụng EDGE

2 1 2 Đ c điểm của c ng nghệ SM

- Cho phép gởi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 126 kí tự

- Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ hiện hành lên đến 9.600 bps

- Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn mạng mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một sự

Trang 15

thay đổi, điều chỉnh nào Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ GSM(dịch

vụ chuyển vùng)

- Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM(Time Division Multiplexing)

để chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate

- Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng tần GSM 850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM 1800/1900 Mhz

- Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1 Khz

đó là mã hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate(13kbps) và Haft rate(6kbps)

Như chính tên đầy đủ của SMS là Short Message Service, dữ liệu có thể được lưu giữ bởi một SMS là rất giới hạn Một SMS có thể chứa tối đa là 140 byte(1120 bit)

dữ liệu Vì vậy, một SMS có thể chứa:

- 160 ký tự nếu mã hóa ký tự 7 bit được sử dụng(phù hợp với mã hóa các ký tự latin như alphatet của tiếng Anh)

- 70 ký tự nếu như mã hóa ký tự 16 bit Unicode UCS2 được sử dụng(dùng cho các ký tự không phải mã latin như chữ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …)

SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau Nó có thể hoạt động tốt với nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm Arabic, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trang 16

Bên cạnh gửi tin nhắn dạng text thì tin nhắn còn có thể mang dữ liệu dạng binary Nó cho phép gửi nhạc chuông, hình ảnh cùng nhiều tiện ích khác…tới điện thoại khác

Instructions to handset

Instructions to SIM(optional)

Message Body

Hình 2.1 Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS

- Instructions to air interface: chỉ thị dữ liệu kết nối với air interface(giao diện không khí)

- Instructions to SMSC: chỉ thị dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC

- Instructions to handset: chỉ thị dữ liệu kết nối bắt tay

- Instructions to SIM(optional): chỉ thị dữ liệu kết nối, nhận biết SIM

- Message body: nội dung tin nhắn SMS

- Ưu điểm của SMS

- Tin nhắn có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào

- Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại dù chúng đang bị tắt nguồn

- Ít gây phiền phức trong khi bạn vẫn có thể giữ liên lạc với người khác

- Được sử dụng trên các điện thoại di động khác nhau và có thể gửi cùng mạng hoặc khác mạng đều được

Phù hợp với các ứng dụng wireless sử dụng cùng với nó như: chức năng SMS được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại sử dụng công nghệ GSM, có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh… hỗ trợ chi trả các dịch vụ trực tuyến download nhạc chuông…

Trang 17

Khó khăn của SMS chuỗi là ít được hỗ trợ nhiều so với SMS ở các thiết bị có sử dụng sóng wireless

ng đ i in n ắn

Một tổng đài tin nhắn SMS: SMS Center(SMSC) là nơi chịu trách nhiệm luân chuyển các hoạt động liên quan tới SMS của một mạng wireless Khi một tin nhắn SMS được gửi đi từ một điện thoại di động thì trước tiên nó sẽ được gửi tới một trung tâm SMS Sau đó, trung tâm SMS này sẽ chuyển tin nhắn này tới đích(người nhận) Một tin nhắn SMS có thể phải đi qua nhiều hơn một thực thể mạng(netwok) chẳng hạn như SMSC và SMS gateway trước khi đi tới đích thực sự của nó Nhiệm vụ duy nhất của một SMSC là luân chuyển các tin nhắn SMS và điều chỉnh quá trình này cho đúng với chu trình của nó Nếu như máy điện thoại của người nhận không ở trạng thái nhận(bật nguồn) trong lúc gửi thì SMSC sẽ lưu trữ tin nhắn này Và khi máy điện thoại của người nhận mở nguồn thì nó sẽ gửi tin nhắn này tới người nhận

Thường thì một SMSC sẽ họat động một cách chuyên dụng để chuyển lưu thông SMS của một mạng wireless Hệ thống vận hành mạng luôn luôn quản lí SMSC của riêng nó và ví trí của chúng bên trong hệ thống mạng wireless Tuy nhiên hệ thống vận hành mạng sẽ sử dụng một SMSC thứ ba có vị trí bên ngoài của hệ thống mạng wireless

Ta phải biết địa chỉ SMSC của hệ thống vận hành mạng wireless để sử dụng, tinh chỉnh chức năng tin nhắn SMS trên điện thoại Điển hình một địa chỉ SMSC là một số điện thoại thông thường ở hình thức, khuôn mẫu quốc tế Một điện thoại nên có một thực đơn chọn lựa để cấu hình địa chỉ SMSC Thông thường thì địa chỉ được điều chỉnh lại trong thẻ SIM bởi hệ thống mạng wireless Điều này có nghĩa là ta không cần phải làm bất cứ thay đổi nào cả

2.2 Giới thiệu chuẩn truyền thông UART

Chuẩn RS-232 được phát triển bởi the Electronic Industry Association and the Telecommunications Industry Association(EIA/TIA), là chuẩn truyền thông phổ biến nhất, thường được gọi tắt là RS-232 thay vì EIA/TIA-232-E Chuẩn này chỉ đề cập đến việc truyền dữ liệu nối tiếp giữa một host(DTE-Data Terminal Equipment) và một ngoại vi(DCE-Data Circuit-Terminating Equipment)

Trang 18

Phiên bản đầu tiên của RS-232 được định nghĩa vào năm 1962, do đó các mức logic được định nghĩa khác với logic TTL Ở ngõ ra của một mạch lái, mức cao(tương ứng với logic 0) là một điện áp từ +5 đến +15 V, còn mức thấp(tương ứng với logic 1)

là một điện áp từ -5 đến -15 V Tại ngõ vào của một bộ thu, mức cao được định nghĩa

là từ +3 đến +15 V(gọi là space), và mức thấp được định nghĩa là từ -3 đến -15 V(gọi

là mark)

Để giảm nguy cơ bị nhiễu giữa các tín hiệu kế cận, tốc độ thay đổi(slew rate) được giới hạn tối đa là 30 V/μs, và tốc độ cũng được giới hạn tối đa là 20 kbps(kilobit per second)(giới hạn này hiện đã được nâng lên nhiều lần)

Trở kháng nhìn bởi mạch lái được định nghĩa là từ 3 đến 7 kΩ Tải dung tối đa của đường truyền cũng được giới hạn là 2500 pF, và như vậy tùy thuộc vào loại cáp

mà chiều dài tối đa có thể được xác định từ điện dung trên đơn vị chiều dài của cáp

Các tín hiệu RS-232 được định nghĩa tại DTE, theo bảng sau(chỉ nói đến các tín hiệu của đầu nối 9 chân)

Bảng 2.1: Sơ đồ chân cổng COM

1 Data Carrier Detect(DCD) Từ DCE

2 Receive Data Line(RD) Từ DCE

3 Transmit Data Line(TD) Đến DCE

4 Data Terminal Ready(DTR) Đến DCE

Các hệ thống logic hiện nay chủ yếu sử dụng các chuẩn logic TTL hay CMOS,

do đó khi cần giao tiếp bằng chuẩn RS-232 sẽ phải dùng các mạch lái và thu(RS-232 driver và receiver, hay RS-232 transceiver) để chuyển đổi giữa TTL/CMOS và RS-232 vật lý Các bộ transceiver hiện nay thường có sẵn các bơm điện tích(charge pump) để tạo ra các mức áp RS-232 vật lý(phổ biến là +12 V và -12 V) từ một điện áp nguồn đơn cực giá trị nhỏ(5 V hay 3.3 V)

Trang 19

Vì chuẩn RS-232 chỉ dành cho giao tiếp giữa DTE và DCE, do đó khi hai máy tính(là các DTE) cần giao tiếp với nhau thông qua chuẩn RS-232 thì cần phải có các DCE(chẳng hạn như modem) làm trung gian Các DCE này là các ngoại vi nên có thể giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua một chuẩn nào đó

Hình minh họa định dạng của một ký tự (character) được truyền theo chuẩn RS-232 Ở trạng thái nghỉ, các đường dữ liệu RS-232 ở trạng thái mark Một ký tự luôn bắt đầu bằng một bit start(là một space), sau đó các bit được truyền theo thứ tự bit

từ thấp đến cao(bit thấp nhất được truyền trước tiên), tiếp đến là một bit parity(nếu có), và cuối cùng là một hay nhiều bit stop(là một mark) Phổ biến nhất là định dạng 8N1, nghĩa là 8 bit dữ liệu, không có parity, và 1 bit stop

Hình 2.2 Định dạng của một ký tự truyền theo chuẩn RS-232

Việc đọc một bit được truyền đến thường được thực hiện tại giữa bit, do đó các

bộ thu và phát thường sử dụng xung clock bằng 16 lần tốc độ baud(số bit truyền được trong mỗi giây trên một đường tín hiệu) Bộ thu sẽ dò bit start, và sẽ đọc bit đầu tiên sau 24 chu kỳ xung clock khi đã phát hiện được start bit, các bit sau đó sẽ được đọc sau mỗi 16 chu kỳ xung clock

Như có thể thấy, việc đồng bộ xung clock giữa phía thu và phía phát được thực hiện ở mỗi bit start cho mỗi ký tự được truyền Do đó, trong trường hợp xấu nhất là truyền 12 bit(1 bit start, 8 bit dữ liệu, 1 bit parity, và 2 bit stop), chúng ta có thể chấp nhận việc lệch giá trị xung clock giữa phía thu và phía phát tối đa là khoảng 3%(tại bit cuối cùng sẽ bị lệch 11x3 = 33%) Do đó, chúng ta không nhất thiết phải sử dụng các

bộ dao động thật chính xác để tạo xung clock cho các bộ thu phát RS-232 Hay nói cách khác, chúng ta không cần độ sai lệch xung clock là 0% đối với giao tiếp RS-232

Đa số các DTE và các DCE đều có các bộ truyền nhận bất đồng bộ đa dụng(UART-Universal Asynchronous Receiver/Transmitter) ở dạng module phần

Trang 20

cứng, do đó chúng ta thường không cần quan tâm đến các thao tác cấp thấp trong việc

sử dụng giao tiếp RS-232 Tuy nhiên, nếu phần cứng của thiết bị không hỗ trợ giao tiếp RS-232, chúng ta có thể sử dụng một UART ngoài hay sử dụng phần mềm để giả lập một UART

UART là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter hay truyền nhận dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ Được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi Rất nhiều vi điều khiển hiện nay đã được tích hợp UART, vì vấn đề tốc độ và độ tiện dụng của UART không thể so sánh với các giao tiếp mới hiện nay nên các dòng PC & Laptop đời mới không còn tích hợp cổng UART, hay còn gọi là cổng COM Thay vào đó là các cổng USB Để có thể giao tiếp với cổng COM thì ta cần liên kết ít nhất 3 chân: GND(Ground), TXD(Transmitter data), RXD(Receiver data)

2.3 Giới thiệu SIM900A

Hình 2.3 Hình ảnh SIM 900A

Sim900A là một module GSM/ GPRS cực kỳ nhỏ gọn, được thiết kế cho thị trường toàn cầu Sim900 hoạt động được ở băng tần GSM 900MHz, 1800MHz như là một loại thiết bị đầu cuối với một Chip xử lý đơn nhân đầy sức mạnh, tăng cường các tính năng quan trọng dựa trên nền vi xử lý ARM926EJ-S, với kích thước nhỏ gọn(24x24 mm)

Trang 21

u i

 Nguồn đơn cung cấp 3.4 - 4.5V, dòng 2A

 Ở chế độ Sleep thì module tiêu thụ dòng 1.5mA

 Hỗ trợ đầy đủ các ngõ ra: RS232, audio, ADC, VRTC, PWM, I2C

 Có thể kết nối với các dòng vi điều khiển: PIC, AVR, ARM, ARDUINO

- GPRS dữ liệu tải xuống: Max 85.6 kbps

- GPRS dữ liệu up lên: Max 42.8 kbps

- Toàn bộ chế độ tăng cường(ETS 06.50/ 06.06/ 06.80)

- Loại bỏ tiếng dội

Chống nhiễu

Trang 22

Giao tiếp nối tiếp

- Cổng nối tiếp: 7 Cổng nối tiếp(ghép nối)

- Cổng kết nối có thể sử dụng với CSD Fax, GPRS và gửi lệnh AT Command tới module điều khiển

- Cổng nối tiếp có thể sử dụng chức năng giao tiếp

- Sim900A Nặng 3.4g(khi không giao tiếp)

Khảo sát sơ đồ khối và các khối cơ bản

Hình 2.4 Sơ đồ khối của Module Sim900A

Trang 23

Hình 2.5 Sơ đồ chân của Sim900A Bảng 2.2 Tên và chức năng từng chân của Module sim900A

POWER SUPPLY

N U N CUN CẤP

VBAT I Kết nối nguồn áp Vmax=4.5V; Vmin=3.4V;

Vnorm=4V với dòng 2A

Vmax=3.15V; Vmin=2.0V; Vnorm=3.0V

Iout(max)=300uA; Iin=2Ua

Cung cấp nguồn điện áp 2.8V cho mạch ngoài Xác định trạng thái ON/OFF của hệ thống Khi điện áp mức thấp thì hệ thống OFF và ngƣợc lại

Vmax=2.95V; Vmin=2.7V; Vnorm=2.8V

Trang 24

VIHmax=VDD_EXT VOHmin= VDD_EXT-0.1V VOLmax=0.1V

VOHmax= VDD_EXT VOLmin=0V

POWER ON OR POWER OFF

N T N U N

Cung cấp Cho mức điện áp thấp khi tắt hoặc

mở nguồn hệ thống Khi mở nguồn nên bấm giữ vài giây để hệ thống nhận dạng phần mềm VILmax=0.15*VDD_EXT

VIHmin=0.85*VDD_EXT

VImax=VDD_EXT VILmin=0V

Trang 25

VOHmin=VDD_EXT-0.1V VOLmax=VOHmin=VDD_EXT-0.1V VOHmax=VDD_EXT VOLmin=0V

Ngõ vào của microphone - MIC_N

Ngõ ra audio - SPK_N

VOHmin=SIM_VDD-0.1V VOLmax=VOHmin=SIM_VDD-0.1V VOHmax=SIM_VDD VOLmin=0V

Trang 26

NRESET I

VILmax=0.15*VDD_EXT VIHmin=0.85*VDD_EXT VILmin=0V VIHmax=VDD_EXT

PULSEWIDTHMODULATION

Đ ỀU CHẾ Đ R N UN

VOHmin=VDD_EXT-0.1V VOLmax=0.1V

VOHmax=VDD_EXT VOLmin=0V

2.3.1 Khối nguồn

SIM900 được cấp nguồn VDC từ chân VBAT=3.4V - 4.5V Trong trường hợp này, các gợn sóng trên đường truyền có thể gây ra sụt áp khi dòng tiêu thụ tăng lên đến 2A Vì vậy việc cấp nguồn phải có khả năng cung cấp đủ dòng lên tới 2A

Đối với nguồn cung cấp cho module thì cần khuyến khích tụ điện bypass( 100uF) và 1

tụ điện(0.1uF đến 1uF) ghép song song và đặc sau VBAT như hình minh họa sau

Hình 2.6 Sử dụng tụ bybass cung cấp cho nguồn

Trang 27

Hình 2.7 Sơ đồ mạch nguồn cung cấp cho Module sim900A

Với loại pin lithium 3.6V có thể kết nối vào module sim trực tiếp Nhƣng đối với các loại pin Ni Cd hoặc Ni MH thì cần phải cẩn thận trong việc sử dụng, bởi vì điện áp của chúng có thể tăng lên vƣợt quá giá trị điện áp cao nhất của module sim và gây nguy hiểm cho module sim

2.3.2 Khối giao tiếp thẻ sim

- Có thể sử dụng lệnh AT để có đƣợc thông tin trong thẻ SIM

Trang 28

2.3.3 Khối giao tiếp RF

Giao tiếp RF phải có trở kháng 50 Ohm

Tần số hoạt động của SIM 900A:

Cổng nối tiếp

- Dùng để giao tiếp dữ liệu với máy tính và các dòng vi xử lí

- Các module cung cấp một kênh đầu vào tương tự, sử dụng cho micro Micro có trở

kháng 32Ω thường được sử dụng chủ yếu

- Đầu vào bên ngoài có thể trực tiếp kết hợp hoặc ghép bên ngoài tạo ra các tín hiệu tương tự như nhạc chuông đa âm từ một giai điệu bên ngoài IC hay âm nhạc được

tạo ra bởi một bộ chỉnh IC FM hoặc module

- Ta có thể sử dụng AT+ CMIC điều chỉnh mức tăng đầu vào của Microphone, sử

dụng AT SIDET để thiết lập mức độ phụ âm

Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng AT + CLVL điều chỉnh mức tăng âm lượng

Trang 29

Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp âm thanh

2.3.4 Các chế độ hoạt động của module sim900A

GSM/GPRS SLEEP

- Module sẽ tự động chuyển sang chế độ SLEEP nếu DTR được thiết lập mức cao và ở đó không có ngắt phần cứng như ngắt GPIO hoặc dữ liệu trên port nối tiếp

- Trong trường hợp này, dòng tiêu thụ của module sẽ ở mức thấp nhất 1.5mA

- Trong suốt chế độ SLEEP, module vẫn có thể gởi hoặc tin nhắn từ hệ thống bình thường

Module sẵn sàng truyền dữ liệu GPRS, nhưng không có dữ liệu nào được gửi

và nhận Trong trường hợp này, năng lượng tiêu thụ phụ thuộc vào thiết lập mạng và cấu hình GPRS

GPRS DATA

Trang 30

Xảy ra việc truyền dữ liệu GPRS Trong trường hợp này, năng lượng tiêu thụ liên quan tới việc thiết lập mạng ( mức điều khiển nguồn), tốc độ uplink/downlink và

cấu hình GPRS(sử dụng thiết lập multi-slot)

2.3.5 Tập lệnh AT của module sim900

Các lệnh AT là các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển một module AT là một cách viết gọn của chữ Attention Mỗi dòng lệnh của nó bắt đầu với “AT” hay “at”

Đó là lý do tại sao các lệnh module được gọi là các lệnh AT Nhiều lệnh của nó được

sử dụng để điều khiển các module quay số sử dụng dây mối(wired dial-up modems), chẳng hạn như ATD(Dial), ATA(Answer), ATH(Hool control) và ATO(return to online data state), cũng được hỗ trợ bởi các module GSM/GPRS và các điện thoại di

động

 Các thuật ngữ

<CR>: Carriage return(Mã ASCII 0x0D)

<LF>: Line Feed(Mã ASCII 0x0A)

MT: Mobile Terminal - Thiết bị đầu cuối mạng(trong trường hợp này là modem) TE: Terminal Equipment - Thiết bị đầu cuối(máy tinh, hệ vi điều khiển)

Trang 31

“ATS<n>=<m>”

Với:

<n>: Chỉ số của thanh ghi S được thiết lập

<m>: Giá trị đặt cho thanh ghi S

<m> có thể tùy chỉnh, nếu thiếu, giá trị mặc đinh sẽ được đặt cho <m>

Cú pháp mở rộng:

Các lệnh có cú pháp này có thể hoạt động ở nhiều chế độ Các chế độ được liệt

kê ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Chế độ lệnh AT

Lệnh kiểm tra AT+<x>=? Liệt kê danh sách các tham số của lệnh và

các giá trị có thể thiết lập cho tham số Lệnh đọc AT+<x>? Cho biết giá trị hiện tại của các tham số

trong lệnh Lệnh thiết lập AT+<x>=<…> Thiết lập các giá trị cho các tham số của

lệnh Lệnh thực thi AT+<x> Đọc các tham số bất biến được tác động bởi

các tiến trình bên trong của module Kết hợp các lệnh AT liên tiếp trên cùng một dòng lệnh: Chỉ cần đánh “AT” hoặc “at” một lần ở đầu đầu dòng lệnh, các lệnh còn lại chỉ cần đánh lệnh, các lệnh cách nhau bởi dấu chấm phẩy Một dòng lệnh chỉ chấp nhận tối đa 256 ký tự Nếu số

ký tự nhiều hơn sẽ không có lệnh nào được thi hành

Nhập các lệnh AT liên tiếp trên các dòng lệnh khác nhau: Giữa các dòng lệnh

sẽ có một đáp ứng(Ví dụ như OK, CME error, CMS error) Cần phải chờ đáp ứng này trước khi nhập lệnh AT tiếp theo

<value> 0 Thiết lập lại mẫu thứ 0 Chú ý:

Mẫu được người dùng định nghĩa được lưu trên bộ nhớ

Trang 32

Lệnh AT+CMGS: gửi tin nhắn SMS

<da> Số điện thoại mà tin nhắn được gửi đến

<toda> Định dạng dạng địa chỉ thể hiện trong số điện thoại

129 Dạng không xác định(Số định dạng ISDN)

128 Dạng không xác định(Số định dạng không xác định)

161 Dạng số quốc gia(Định dạng ISDN)

145 Dạng số quốc tế(Định dạng ISDN)

177 Số mạng chuyên biệt(Định dạng ISDN)

Lệnh AT+CMSS: gửi tin nhắn SMS đã được lưu sẵn trong bộ nhớ

AT+CMGS=<index>[,<d

a>[,<toda>]

Đáp ứng Module sẽ gửi tin nhắn được lưu ở bộ nhớ lưu trữ tin nhắn với vị trí vùng nhớ được chỉ bởi tham số <index> Nếu số điện thoại đến mới <da> được chọn, module sẽ gửi tin nhắn đến số đó thay vì số được lưu trong tin nhắn Giá trị tham chiếu <mr> sẽ được gửi lại cho thiết

bị đầu cuối báo việc gửi tin nhắn thành công

Trang 33

1) Nếu gửi thành công:

+CMGS:<mr> [,<scts>]

OK 2) Nếu có lỗi sẽ báo:

+CMS ERROR: <err>

Các tham số

<index> dạng số nguyên; giá trị nằm trong khoảng giá trị được hỗ trợ bởi bộ nhớ lưu trữ liên quan

<da> Số điện thoại mà tin nhắn được gửi đến

<toda> Định dạng dạng địa chỉ thể hiện trong số điện thoại

129 Dạng không xác định(Số định dạng ISDN)

128 Dạng không xác định(Số định dạng không xác định)

161 Dạng số quốc gia(Định dạng ISDN)

145 Dạng số quốc tế(Định dạng ISDN)

177 Số mạng chuyên biệt(Định dạng ISDN)

Lệnh AT+CMGD: xóa tin nhắn SMS

Bảng 2.8: Lệnh AT+CMGD

Lệnh đọc

AT+CMGD=?

Đáp ứng +CMGD: <khoảng các tin nhắn SMS trên SIM có thể được xóa>

OK Lệnh thiết lập

<value> 0 Tắt chế độ phản hồi

1 Mở chế độ phản hồi Lệnh AT+CLIP: định dạng chuỗi trả về khi nhận cuộc gọi

Bảng 2.10: Lệnh AT+CLIP

Lệnh đọc

AT+CLIP?

Đáp ứng +CLIP:<n>,<m>

Trang 34

OK Nếu có lỗi sẽ báo cho TE:

+CME ERROR: <err>

Lệnh kiểm tra

AT+CLIP?

Đáp ng +CLIP:(danh sách các <n> được hỗ trợ) Lệnh thiết lập

AT+CLIP=<n>

Đáp ứng

OK Nếu có lỗi sẽ báo cho TE:

+CME ERROR: <err>

<n> 0 số thứ tự của mẫu được lưu vào

Lệnh AT+CMGF: lựa chọn định dạng tin nhắn SMS

Bảng 2.12: Lệnh AT+CMGF

Lệnh đọc

AT+CMGF?

Đáp ứng +CMGF: <mode>

OK Lệnh kiểm tra

AT+CMGF=?

Đáp ứng +CMGF: Danh sách các <mode> được hỗ trợ

OK Lệnh thiết lập

AT+CMGF=[<mode>]

Đáp ứng

OK Tham số

<mt> được hỗ trợ),(danh sách các <bm> được hỗ trợ),(danh sách các <ds> được hỗ trợ),(danh sách các

<bfr> được hỗ trợ)

Trang 35

OK Lệnh thiết lập

+CMS ERROR <err>

Các tham số

<mode> 0 lưu các mã lệnh chỉ thị kết quả trong bộ đệm của module Nếu bộ đệm đầy thì các chỉ thị có thể lưu ở các vùng nhớ khác hoặc chỉ thị cũ nhất sẽ bị xóa và thay thế bởi chỉ thị mới nhận được

1 Hủy chỉ thị và không chấp nhận mã lệnh chỉ thị kết quả báo tin nhắn mới nhận khi kết nối giữa module

và thiết bị bị ngắt Ngược lại truyền chúng trực tiếp cho thiết bị

2 Lưu các mã lệnh chỉ thị kết quả trong bộ đệm của module nếu kết nối giữa module và thiết bị bị ngắt

và gửi chúng cho thiết bị nếu kết nối được thiết lập lại Ngược lại gửi chúng trực tiếp cho thiết bị

<mt> 0 Không có chỉ thị báo có tin nhắn mới được gửi đến thiết bị

1 Có chỉ thị báo có tin nhắn mới được gửi đến cho thiết bị

Lệnh AT+CSAS: lưu các thiết lập SMS

Bảng 2.14 – Lệnh AT+CSAS

Lệnh kiểm tra

AT+CSAS=?

Đáp ứng +CSAS: Danh sách các <profile> được hỗ trợ

OK Lệnh thiết lập

AT+CSAS=[<profile>]

Đáp ứng

OK Nếu có lỗi sẽ báo cho TE:

+CMS ERROR: <err>

Tham số

<profile> 0 số của mẫu lưu các thiết lập

 Khởi tạo cấu hình m c định cho module

Trang 36

Hình 2.10 Khởi tạo cấu hình mặc định cho module SIM

(1) ATZ<CR>

Reset module, kiểm tra module modem đã hoạt động bình thường chưa Gửi nhiều lần cho chắc chắn, đến khi nhận được chuỗi: ATZ<CR><CR><LF>OK<CR><LF> (2) ATE0<CR>

Tắt chế độ cho lệnh Chuỗi trả về có dạng: ATE0<CR><CR><LF>OK<CR><LF> (3) AT+CLIP=1<CR>

Định dạng chuỗi trả về khi nhận cuộc gọi

Thông thường, ở chế độ mặc định, khi có cuộc gọi đến, chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>RING<CR><LF>

Sau khi lệnh AT+CLIP=1<CR> đã được thực thi, chuỗi trả về sẽ có dạng:

<CR><LF>RING<CR><LF>

<CR><LF>+CLIP: "01692766613",129,"",,"",0<CR><LF>

Trang 37

Chuỗi trả về có chứa thông tin về số điện thoại gọi đến Thông tin này cho phép xác định việc có nên nhận cuộc gọi hay từ chối cuộc gọi

Kết thúc các thao tác khởi tạo cho quá trình nhận cuộc gọi Các bước khởi tạo tiếp theo liên quan đến các thao tác truyền nhận tin nhắn

Sau khi lệnh trên được thiết lập, tin nhắn mới nhận được sẽ được lưu trong SIM, và

MT không truyền trở về TE bất cứ thông báo nào TE sẽ đọc tin nhắn được lưu trong SIM trong trường hợp cần thiết

(7) AT+CSAS<CR>

Lưu cấu hình cài đặt được thiết lập bởi các lệnh AT+CMGF và AT+CNMI

 Đọc tin nhắn

Ngày đăng: 21/05/2018, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w