- “một tổ chức được tạo thành bởi toàn thể nhân dân của một quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời số
Trang 1PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: Ngô Quốc Chiến, tiến sỹ luật
Email: ngoquocchien@ftu.edu.vn
Ngày tiếp sinh viên: Thứ hai, 8h30-11h tại Văn phòng Khoa Luật, tầng 2, nhà B
Trang 2PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1 Học môn PLĐC làm gì?
- Vì bắt buộc?
- Vì hữu ích?
Trang 3PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
2 Môn PLĐC có những nội dung chính nào?
-Lý luận về nhà nước và pháp luật
-Một số nội dung cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam -Công pháp quốc tế
-Tư pháp quốc tế
Trang 4PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
3 Học môn PLĐC như thế nào?
Điều kiện dự thi:
- Có mặt trên lớp >= 75% số buổi của toàn bộ chương trình học, và
- Điểm kiểm tra giữa kỳ >= 4
Trang 53 Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (hai tập), Nxb
Công an nhân dân 2012.
4 Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (hai tập),
Trang 6Chương I: LÝ LUẬN
VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Các nội dung cơ bản sẽ trình bày trong chương I:
I Nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp
luật
II Chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước
III Các kiểu, hình thức và chức năng của pháp luật
Trang 7I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Một số quan điểm về nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp luật
1.1 Thuyết thần học
NN do đấng siêu nhiên tạo ra NN tồn tại vĩnh viễn và bất biến trong lịch sử nhân loại NN thay mặt thượng đế để cai trị dân chúng (Kan, Hêghen, Tibô )
1.2 Thuyết gia trưởng
Xã hội là gia đình lớn, cần có người đứng đầu cai quản – vua NN &
PL hình thành giúp vua cai quản xã hội
Trang 8I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.3 Thuyết khế ước xã hội
Các thành viên trong xã hội ký kết với nhau một khế ước giao cho NN làm “trọng tài” NN cai trị trong khuôn khổ khế ước
1.4 Thuyết bạo lực
Thị tộc chiến thắng sử dụng 1 hệ thống cơ quan đặc biệt – Nhà nước để
nô dịch kẻ chiến bại
1.5 Thuyết tâm lý
Nhu cầu tâm lý của con người là muốn phụ thuộc vào thủ lĩnh
Trang 9I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2 Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp luật
2.1 Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
NN và PL không phải là những hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến
2.1.1 Xã hội loài người thời cộng sản nguyên thủy
- Không có tư hữu
- Không có giai cấp >>> không có mâu thuẫn giai cấp đối kháng>>> Không có NN
Trang 10I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.1.2 Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã và sự xuất hiện NN và PL
- Lần 1: Chăn nuôi trở thành một ngành kinh tế độc lập
- Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Lần 3: Thương nghiệp xuất hiện trước nhu cầu trao đổi hàng hóa
Của cải dư thừa >>> Chế độ tư hữu >>> Giai cấp xuất hiện >>> Mâu thuẫn giai cấp >>> Đấu tranh giai cấp >>> NN xuất hiện
Trang 11I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.1.2 Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã và sự xuất hiện NN và pháp luật
- Nguyên nhân kinh tế: tư hữu về tư liệu sản xuất
- Nguyên nhân xã hội: mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được
Trang 12I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTĐịnh nghĩa: Nhà nước là:
- “sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”
- “một tổ chức được tạo thành bởi toàn thể nhân dân của một quốc gia,
có vai trò quan trọng trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở của luật pháp, bảo vệ trật tự pháp luật và phát triển xã hội”
Trang 13I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.2 Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
2.2.1 Nguồn gốc của pháp luật
- Mâu thuẫn giai cấp làm cho phong tục, tập quán không phát huy hết được sức mạnh để điều chỉnh các QHXH
- NN cần có công cụ để củng cố vị trí thống trị của mình
>>> Pháp luật ra đời
ĐN 1: “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật,
ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định”
ĐN 2: “Pháp luật là tất cả những gì có giá trị ràng buộc chung và có tính cưỡng chế thực hiện”
Trang 14I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.2.2 Bản chất của pháp luật
- Ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật
- Quy tắc có tính chất cưỡng chế chung, bắt buộc tất cả mọi người phải phục tùng
- Ý chí nêu lên thành luật là do điều kiện kinh tế xã hội chi phối
- Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất để giai cấp thống trị thực hiện chuyên chính giai cấp
Trang 15I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu hỏi thảo luận:
- Nhà nước đầu tiên trên thế giới là nhà nước nào?
- Nhà nước Văn Lang xuất hiện như thế nào?
- Bộ luật nào được coi là bộ luật cổ nhất trên thế giới?
- Bộ luật đầu tiên của Việt Nam là bộ luật nào?
- Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?
Trang 16II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm và đặc trưng của Nhà nước
1.1 Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước:
NN giống và khác gì với các tổ chức khác, như Hội nông dân, hội phụ nữ, hội nhà văn, hội đồng hương, hội cựu học sinh…?
- Lãnh thổ, dân cư, tổ chức chính quyền
- NN xác lập quyền lực chính trị trên toàn lãnh thổ
Quốc hội, chính phủ, tòa án, quân đội, cảnh sát, nhà tù… được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Quan lại, cán bộ công chức, viên chức.
Trang 17II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
1.1 Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
- NN thực hiện chủ quyền quốc gia: đối nội, đối ngoại.
Trong đối nội: NN có quyền tối cao trong hoạch định chính sách,
tổ chức thực thi chính sách trên mọi mặt của đời sống xã hội
VD: Năm 1986 VN quyết định việc xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của NN; công nhận quyền tự
do kinh doanh của công dân, theo đó các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH… ra đời, tham gia vào đời sống kinh tế trong nước và xuất khẩu, từ đó hình thành hiệp hội của các doanh nghiệp như: Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong đối ngoại: NN có quyền độc lập tự quyết các vấn đề đối ngoại mà các
quốc gia khác, các tổ chức khác không thể can thiệp.
VD: Năm 1995, Việt Nam quyết định bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Trang 18II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
1.1 Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
- NN đặt ra thuế và thu thuế
- NN ban hành pháp luật, xác lập trật tự pháp luật đối với toàn
XH.
Pháp luật khác gì với Điều lệ Đảng, Điều lệ Đoàn, Quy chế nội bộ của Trường ĐHNT?
Trang 19II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
1.2 Khái niệm Nhà nước
Nhà nước là một tổ chức được tạo thành bởi toàn thể nhân dân của một quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên
cơ sở của luật pháp, bảo vệ trật tự pháp luật và phát triển xã hội.
Trang 20II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
2 Chức năng nhà nước
2.1 Khái niệm chức năng nhà nước
Chức năng NN là phương diện hoạt động cơ bản, có tính định hướng lâu dài, trong nội bộ quốc gia và trong quan hệ quốc tế, thể hiện vai trò của NN, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước NN.
VD: Tổ chức và quản lý kinh tế; Tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục,
khoa học công nghệ; Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 21II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
2.2 Phân loại chức năng nhà nước
2.2.1 Căn cứ vào phương diện thực hiện quyền lực NN
- Chức năng lập pháp: Nghị viện, Quốc hội.
- Chức năng hành pháp: Chính phủ.
- Chức năng tư pháp: Tòa án.
Trang 22II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
2.2.2 Căn cứ vào tính hệ thống và chủ thể thực hiện chức năng
- Chức năng của toàn thể bộ máy NN
VD: Để thực hiện chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, nhiều cơ quan nhà nước phải tham gia như: tòa án, công
an, viện kiểm sát Các cơ quan đó cùng tham gia thực hiện chức năng này ở những phương diện và mức độ khác nhau, phù hợp với nhiêm vụ, quyền hạn được giao.
- Chức năng của cơ quan NN
VD: Chức năng của cơ quan công an là tham gia vào hoạt động phát hiện,
khởi tố, điều tra vụ án; Viện kiểm sát truy tố vụ án; Tòa án thực hiện hoạt động xét xử vụ án nhằm thực hiện chức năng chung là bảo vệ trật tự pháp luật của cả bộ máy nhà nước.
Trang 23II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
2.2.4 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của sự tác động
- Chức năng đối nội
- Chức năng đối ngoại
Trang 24II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
3 Hình thức và bộ máy nhà nước
3.1 Hình thức nhà nước
3.1.1 Khái niệm
Là cách thức tổ chức và phương pháp để thực hiện quyền lực NN.
- Cách thức tổ chức quyền lực NN ở trung ương (hình thức chính thể).
- Tổ chức quyền lực NN theo đơn vị hành chính–lãnh thổ (hình thức
cấu trúc).
- Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước (chế độ chính trị).
Trang 25II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
3.1.2 Các yếu tố cấu thành
a) Hình thức chính thể
- Khái niệm “chính thể”: “Tổ chức và vận hành quyền lực NN ở TW”
+ Quyền lực NN trung ương được hình thành như thế nào?
+ Các cơ quan có quyền lực đó quan hệ với nhau ra sao?
+ Nhân dân có thể tham gia và tham gia như thế nào vào việc hình thành các cơ quan này?
Trang 26II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
a) Hình thức chính thể
i) Quyền lực NN trung ương được hình thành như thế nào: tam quyền
phân lập hay tập quyền? Bầu cử, bổ nhiệm hay thế tục?
VD1: Bầu cử Nhân dân bầu các đại biểu quốc hội ở VN, cử tri bầu tổng thống ở
Mỹ…
VD2: Bổ nhiệm Chủ tịch nước CHXHCN VN bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ
trưởng và các thành viên khác của CP; Nữ hoàng Anh bổ nhiệm thủ tướng Anh, toàn quyền Úc
VD3: Thế tập Elizabeth II kế vị vua George VI vào năm 1952, Bhumibol
Adulyadej của Thái Lan kế vị ngai vàng sau khi anh của ông, Vua Ananda Mahidol mất năm 1946.
Trình tự thiết lập
VD4: Ở VN, phải bầu được QH mới có thể thành lập được CP và hình thành tòa
án tối cao Ở Mỹ, việc bầu tổng thống Mỹ không phụ thuộc vào việc bầu QH Mỹ.
Trang 27II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
a) Hình thức chính thể
ii) Các cơ quan có quyền lực đó quan hệ với nhau ra sao?
VD1: Quan hệ ngang bằng VD: Tổng thống Mỹ và Quốc hội Mỹ là
quan hệ giữa những cơ quan cùng do dân bầu ra, địa vị ngang nhau và nội dung quan hệ giữa hai cơ quan này là kìm chế, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, các cơ quan này không phụ thuộc vào nhau
VD2: Quan hệ phụ thuộc Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, có quyền thành lập và bất tín nhiệm Chính phủ, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Đây là mối quan hệ trên dưới, chấp hành, theo đó Chính phủ phải phụ thuộc vào Quốc hội
Trang 28II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
a) Hình thức chính thể
iii) Nhân dân có thể tham gia hình thành các cơ quan này không?
VD: ở VN nhân dân trực tiếp bầu đại biểu quốc hội, nhưng không bầu
chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ Ở Pháp, nhân dân trực tiếp bầu đại biểu quốc hội và tổng thống
Trang 29II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
iv) Phân loại chính thể:
+ Chính thể quân chủ: tuyệt đối, hạn chế (đại nghị, lập hiến)
VD: Việt Nam có chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có
chính thể quân chủ lập hiến
VD: Nhà nước trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam là quân chủ
tuyệt đối, Vương quốc Anh là quân chủ đại nghị, Nhật Bản là quân chủ lập hiến
+ Chính thể cộng hòa: cộng hòa tổng thống (Mỹ…); cộng hòa
đại nghị (Đức, Italy…), cộng hòa lưỡng hệ (Pháp, Nga ).
Trang 30II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
VD về chính thể cộng hòa tổng thống: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là chế
độ cộng hòa tổng thống theo đó tổng thống được bầu phổ thông với nhiệm kỳ 4 năm Tổng thống Mỹ thành lập chính phủ và các bộ trưởng không là thành viên của Quốc hội Mỹ
Trang 31II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
VD về chính thể cộng hòa đại nghị: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa
Italia là chính thể cộng hòa đại nghị Chính phủ hình thành từ nghị viện, chịu trách nhiệm trước nghị viện và có thể bị nghị viện giải tán, nguyên thủ quốc gia là tổng thống tách biệt với thủ tướng - người đứng đầu hành pháp
Trang 32II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
VD về chính thể cộng hòa lưỡng hệ: Tổng thống Cộng hòa liên bang
Nga do dân bầu, có quyền rất lớn và là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu hành pháp Thủ tướng Dmitry Medvedev nắm quyền hành pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội
Các đặc tính:
(1) Tổng thống được bầu phổ thông;
(2) Tổng thống có quyền hiến định rất lớn, là người đứng đầu hành pháp và nguyên thủ quốc gia;
(3) Thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước nghị viện
Trang 33II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
b) Hình thức cấu trúc
- Nhà nước liên bang: Mỹ, Đức, Nga…
- Nhà nước đơn nhất: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp…
c) Chế độ chính trị
- Định nghĩa: Cách thức, phương pháp thực hiện quyền lực NN
- Phân loại: dân chủ, phi dân chủ
Trang 34HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
Hình thức
chính thể
Hình thức Cấu trúc
Chế độ chính trị
Quân
chủ
Cộng hòa
Đơn nhất
Liên bang
Dân chủ
Phi dân chủ
Đại nghị
Lưỡng hệ
Trang 35II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
3.2 Bộ máy nhà nước
3.2.1 Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy NN là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của NN.
- Cơ quan NN từ trung ương xuống địa phương.
- Được tổ chức thống nhất.
Trang 36II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
3.2.2 Cơ quan nhà nước - bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
Các đặc điểm:
- Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
- Nhân danh NN thực hiện quyền lực NN trên cơ sở ý chí đơn phương và có tính chất bắt buộc đối với các đối tượng liên quan
- Hoạt động trong phạm vi thẩm quyền trên cơ sở luật định.
Trang 37II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
3.2.3 Các thiết chế cơ bản trong bộ máy NN của các quốc gia trên thế giới ngày nay
- Nguyên thủ quốc gia
- Nghị viện (Quốc hội)
- Chính phủ
- Tòa án
Trang 38II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
a) Nguyên thủ quốc gia
- Người đứng đầu NN, có quyền thay mặt NN về đối nội và đối ngoại
- Tên gọi khác nhau: tổng thống, chủ tịch nước, quốc vương
- Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được thể hiện trong lĩnh vực:
i) Lập pháp: Ban hành luật
ii) Hành pháp: Bổ nhiệm các quan chức cấp cao của hành pháp
iii) Tư pháp: Bổ nhiệm các thẩm phán tòa án cấp cao, tổng công tố,
người đứng đầu ngành tư pháp; ân xá, đặc xá
iv) Đối ngoại: Thay mặt cho nhà nước trong công tác đối ngoại, có
quyền bổ nhiệm các đại sứ, các đại diện ngoại giao; triệu hồi các đại sứ; tiếp nhận ủy nhiệm thư các đại diện ngoại giao nước ngoài; quyết định phong hàm cấp ngoại giao…
Trang 39II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
b) Nghị viện (Quốc hội)
- Lập pháp: Thảo luận và thông qua các dự luật.
- Quyết định các vấn đề quan trọng: Phê chuẩn sử dụng
ngân sách, phân bổ ngân sách, quyết toán ngân sách, quyết định chiến tranh hay hòa bình.
- Giám sát tối cao: Thành lập CP, giám sát CP, bất tín nhiệm
CP.
- Tư pháp: Luận tội các quan chức cấp cao của hành pháp, kể
cả nguyên thủ quốc gia (chỉ ở một số quốc gia).
Trang 40II CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC
c) Chính phủ
- Khởi xướng và hoạch định các chính sách đối ngoại và đối nội của nhà nước
- Quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Lập pháp và lập quy: trình các dự án luật tới nghị viện, có quyền đề
nghị nguyên thủ phủ quyết các dự luật của nghị viện và có quyền ban hành văn bản pháp quy để cụ thể hóa các quy định của luật hoặc để bổ khuyết cho sự thiếu hụt của luật được áp dụng vào cuộc sống
- Tư pháp: đệ trình nguyên thủ quốc gia hay nghị viện bổ nhiệm thẩm
phán Phần lớn chính phủ của các nhà nước tư sản nằm giữ quyền thi hành án