1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN KẾT CẤU TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

123 512 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Luận văn viết về kết cấu tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Đây là cuốn luận văn được người nghiên cứu viết rất công phu, có sự đầu tư và chỉnh sửa kỹ lưỡng. Người viết hy vọng cuốn luận văn sẽ trở thành tài lựu hữu ích cho các bạn nghiên cứu về nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng như về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn của ông.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÙI THỊ THU HIỀN KẾT CẤU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trungthực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Hiền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Kim Tiến đãtận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình trong thời gian qua Xin cùngbày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, những người

đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừaqua Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Đạihọc Văn Hiến đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập Cuối cùng tôi xin gửi lờicám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khíchtôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Bùi Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp của Luận văn 12

6 Cấu trúc Luận văn 12

CHƯƠNG 1 13

KẾT CẤU TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG 13

CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH 13

1.1 Kết cấu tác phẩm văn học 13

1.1.1 Khái niệm kết cấu 13

1.1.2 Chức năng kết cấu 14

1.1.3 Các kiểu loại kết cấu 15

1.2 Kết cấu tiểu thuyết và sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm 1975 19

1.2.1 Kết cấu tiểu thuyết 19

1.2.2 Sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Vi t Nam ệt Nam sau năm 1975 22

1.3 Nhà văn Sương Nguyệt Minh và Tiểu thuyết Miền hoang 27

1.3.1 Ch ng đường sáng tạo của ặng đường sáng tạo của Sương Nguyệt Minh 27

1.3.2 Tiểu thuyết Miền hoang – Giải sách hay năm 2015 35

CHƯƠNG 2 39

KẾT CẤU NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 39

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 39

2.1.1 Đề từ - yếu tố ngoài cốt truyện 39

2.1.2 Cốt truy n biên niên ệt Nam - kế thừa và sáng tạo 44

2.1.3 Các kiểu nới lỏng cốt truy n trong Miền hoang ệt Nam 46

Trang 5

2.2 Ngh thu t tổ chức nhân v t ệ thuật tổ chức nhân vật ật tổ chức nhân vật ật tổ chức nhân vật 53

2.2.1 Ngh thu t kiến tạo nhân v t - người kể chuy n ệt Nam ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện ệt Nam 54

2.2.2 Ngh thu t kiến tạo nhân v t kì ảo ệt Nam ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện 67

2.2.3 Ngh thu t kiến tạo nhân v t qua diễn ngôn quyền lực ệt Nam ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện 73

CHƯƠNG 3 85

KẾT CẤU NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 85

3.1 Ngh thu t tổ chức không gian ệ thuật tổ chức nhân vật ật tổ chức nhân vật 85

3.1.1 Không gian chiến tr n ật kiến tạo nhân vật - người kể chuyện 85

3.1.2 Không gian hoang dã 89

3.1.3 Không gian hồi ức quá khứ 91

3.1.4 Không gian lãng mạn - trữ tình 95

3.1.5 Không gian phức hợp của con người 99

3.2 Ngh thu t tổ chức thời gian ệ thuật tổ chức nhân vật ật tổ chức nhân vật 100

3.2.1 Thời gian sự ki n ệt Nam 101

3.2.2 Thời gian đảo tuyến trong Miền hoang 104

3.2.3 Sự gia tăng thời gian hồi ức quá khứ 106

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Cả dân tộc chuyển trạng thái từ thời chiến sang hòa bình Thời đại mới, cuộc sốngmới Cả dân tộc bắt tay vào công cuộc hòa giải hòa hợp, thống nhất và xây dựng tổquốc Khó khăn nhọc nhằn dai dẳng nhất không phải là chia tay thói quen kinh tếthời chiến, mà chính là công cuộc hòa hợp về nhận thức, tư duy gác bỏ hận thùhướng tới tương lai

Hiện thực mới, đối tượng văn học cũng mới Văn học không chỉ kể, tả màcòn nghiền ngẫm về hiện thực Đặc biệt từ năm 1986, đất nước ta bước vào côngcuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vănnghệ sĩ tự “cởi trói” và được “cởi trói” trong tự do sáng tác Công cuộc đổi mới nhưmột luồng gió mới mát lành thổi tràn vào đời sống văn nghệ vốn một thời quan liêu,bao cấp, tù túng buộc văn nghệ sĩ đứng trước sự lựa chọn: hoặc vẫn tiếp tục sáng tác

như cũ hay đồng hành cùng dân tộc làm cuộc đổi mới? Trong bài Tổng luận Thế

hệ nhà văn sau năm 1975, họ là ai?, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn đã viết:

“Trong đời sống văn chương, bên cạnh mỹ học thời chiến còn có mỹ học của ngàythường muôn thuở” [28; 13] Văn xuôi của nhà văn Sương Nguyệt Minh, trong đó

có tiểu thuyết Miền hoang được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội đầy biến động và

sự vận động tất yếu của văn học trong giai đoạn này

Chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia thoát khỏinạn diệt chủng của Pon Pot được sáng tạo và soi chiếu với cái nhìn mới, tư duy mới

Miền hoang đã cùng với các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh biên giới Tây

Nam và chiến trường K dựng lại những khoảnh khắc ác liệt của cuộc chiến tranh,người đọc có được những giây phút suy nghĩ, nghiền ngẫm về số phận con ngườitrong chiến tranh Chiến tranh không chỉ là cuộc chiến đấu bằng súng đạn mà chiếntranh còn là cuộc chiến đấu với thú dữ, với cái đói, cái khát… với chính sự “hoang

dã hóa” của bản thân khi họ bị lạc vào thế giới rừng hoang

Tiểu thuyết Miền hoang với dung lượng hiện thực, tư tưởng và nghệ thuật

sáng tạo, không chỉ góp phần làm phong phú thêm đề tài chiến tranh trong dòng

Trang 7

chảy văn xuôi hiện đại, mà riêng đối với nhà văn Sương Nguyệt Minh, tác phẩmphần nào khẳng định được sự thành công của ông không chỉ ở lĩnh vực truyện ngắn

mà còn đưa ông sang một bước ngoặt sáng tác về thể loại mới, thể loại tiểu thuyết

Thực hiện đề tài Kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang của Sương

Nguyệt Minh, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang với cách thể hiện mới lạ, đầy tính hiệu quả của nhà văn Sương Nguyệt

Minh Qua đó, khẳng định những cách tân nghệ thuật của ông ở thể loại tiểu thuyết,cũng như những giá trị đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật c ủa tiểu thuyết

Miền hoang khi viết về đề tài chiến tranh nói chung và đề tài chiến tranh biên giới

Tây Nam nói riêng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với kinh nghiệm cầm bút lâu năm, Sương Nguyệt Minh đã để lại cho người

đọc nhiều tập truyện ngắn cùng cuốn Miền hoang, tiểu thuyết đầu tay của ông.

Xung quanh những tác phẩm này, có không ít bài viết trên báo, tạp chí, mạnginternet, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ…những bài viết với nhiều ýkiến đánh giá khác nhau Điều này, chứng tỏ tác phẩm của nhà văn đã tạo hiệu quảtốt, được khá nhiều bạn đọc chú ý và tìm hiểu

Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, một số nhà nghiên cứu phê bình đã đểtâm và thậm chí có những bài viết đánh giá cao về giá trị tác phẩm truyện ngắn của

ông Buổi ra mắt tập truyện ngắn Dị hương đã thành buổi Tọa đàm sôi nổi với

những đánh giá khác nhau Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức khẳng định:

“Sương Nguyệt Minh viết về đàn bà rất hay, và đây là cây bút có mặt trong hàngngũ đi tốp đầu hiện nay của văn chương quân đội Sương Nguyệt Minh không saochép lịch sử, mà đã dùng ngôn ngữ hiện đại khiến cho lịch sử nóng bỏng lên, có philý nhưng chấp nhận được bởi sự đan xen giữa cổ điển và hiện đại” [106]

Tập truyện ngắn Dị hương được Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam và gây

được nhiều tiếng vang, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt Nhà phê bình văn họcPhạm Xuân Nguyên tâm đắc với những tìm tòi khám phá cái mới của nhà văn Sựkhác biệt trong cách viết của Sương Nguyệt Minh được ông nhận xét: “ Ngườiviết sau không hẳn là cứ phải hay hơn người viết trước, nhưng nhất thiết phải mới,

Trang 8

phải khác Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này, đã bứt phá để có được một

cái mới, đặc biệt thể hiện rõ nhất trong truyện Dị hương Tác giả đã đặt ra một cái

nhìn mới về lịch sử, một cách để soi chiếu các vấn đề từ lịch sử đến văn học” [106].Nhà phê bình văn học Văn Giá trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn

Dị hương đã khái quát tập truyện bằng các từ “Hoạt - Phiêu - Thõa” Ông lý giải:

“Hoạt là sự biến chuyển linh hoạt Phiêu là sự phong phú về chất liệu và Thõa là sự

trẻ trung” [106] Ý nhà phê bình Văn Giá muốn nhấn mạnh đến chất "trẻ" của Dị

hương và chính người cha tinh thần của tác phẩm thể hiện năng lực trẻ hóa về bút

pháp

Trong bài phê bình Đọc Dị hương của Sương Nguyệt Minh, Đoàn Ánh

Dương đã khái quát về lao động nghệ thuật tìm tòi cái mới, và sự khác biệt của tác

giả của Dị hương: “Ở trường hợp Sương Nguyệt Minh, từ xuất phát điểm lãng mạn,

với những trang văn giàu chất trữ tình trước kia, ông tìm thấy cái hấp dẫn mình từnhững yếu tố kỳ ảo Chính kiểu trí tuệ cảm xúc gặp gỡ với cái kỳ ảo đã làm nảy nở

ở Sương Nguyệt Minh vẻ đắm say, ma mị Có thể nghĩ đến sự “thức dậy” của tưduy thần thoại trong văn cảnh ấy?” [18] Đi từ hiện thực qua lãng mạn đến kỳ ảo, lànhững bước dài trong sáng tạo văn chương Sương Nguyệt Minh Ông là ngườikhông chịu cũ, luôn làm mới bản thân mình cả tư duy và thể nghiệm nghệ thuật Bên cạnh đó, những tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn được lựachọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn… Trong đó, luận văn thạc sĩ của

Giang Thị Hà với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, mã số

60.22.34, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trong luận văn, tác giả bàiviết đã khảo sát tất cả các tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh Từ đó chỉ ranhững đặc điểm truyện ngắn hình thành nên phong cách viết riêng của nhà văn Cụthể, đề tài đã đi sâu vào khai thác tình huống truyện, các loại kết cấu nhà văn sửdụng tạo ra những điểm mới thu hút bạn đọc Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra rất

rõ các loại hình nhân vật mà nhà văn thường sử dụng như: kiểu nhân vật phụ nữ cóngoại hình đẹp, kiểu nhân vật cô đơn, kiểu nhân vật người lính trở về…Đặc biệt, côcũng chỉ ra được phong cách riêng của nhà văn khi sử dụng yếu tố kỳ ảo, ngôn ngữ

và giọng điệu trong các tập truyện ngắn Kiểu nhân vật được kỳ ảo hóa, thậm chíloài vật cũng được kỳ ảo hóa, không gian bao trùm màu sắc kỳ ảo… Chúng ta cũng

Trang 9

sẽ thấy trong tiểu thuyết Miền hoang, đây là một trong những yếu tố được tác giả

vận dụng khá thành công trong tác phẩm của mình

Trong khi đó, đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh,

năm 2010 Trần Thị Phương Loan đi sâu vào nghiên cứu những nét chính về cảmhứng nghệ thuật; thế giới nhân vật và các phương diện nghệ thuật đặc sắc Bài viếtliên hệ so sánh với các thể loại văn học của các tác giả khác nhau và so sánh vớinhững tập truyện ngắn của một số nhà văn cùng và khác thời Từ đó, người viết chỉ

ra được thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng trong các tập truyện ngắn Cụthể trong thế giới xây dựng nhân vật, tác giả bài viết chỉ ra kiểu nhân vật mà nhàvăn vừa có sự kế thừa kiểu nhân vật truyền thống bên cạnh đó là một số kiểu nhânvật cách tân theo xu hướng của dòng chảy văn học sau đổi mới Một số kiểu nhânvật cách tân: nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt, nhân vật huyền thoại, giả lịch sử…Bài viết còn khảo sát thế giới nghệ thuật trên các phương diện cốt truyện, khônggian thời gian nghệ thuật, giọng điệu…

Ngoài ra còn nhiều luận văn khác như: Sự vận động trong truyện ngắn

Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Hồng Gấm, năm 2012, mã số:

60.22.34, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Thế giới nhân vật trong truyện ngắn

Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Minh Phượng, năm 2013 Mã

số: 60.22.01.21, Đại học Quy Nhơn Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn

Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, năm 2015.

Mã số: 60.22.01.21, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Diễn ngôn nữ quyền trong văn

xuôi Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Giàu, năm 2016.

Mã số: 60.22.01.21, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh… Hầu hết các luậnvăn đều chỉ ra được những điểm đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật trong các tậptruyện ngắn của tác giả Bên cạnh đó, các tác phẩm đã khẳng định được sự thànhcông của Sương Nguyệt Minh trong lĩnh vực truyện ngắn, góp phần cho sự đổi mớivăn học của nền văn xuôi đương đại

Sau khi đã trở thành cây bút vững chắc ở thể loại truyện ngắn, nhà văn không

dừng ở đó mà ông tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, thử sức với thể loại tiểu thuyết Miền

hoang là “đứa con tiểu thuyết đầu tay” của Sương Nguyệt Minh Ông bắt đầu viết

tiểu thuyết Miền hoang từ ngày 1.5.2013 và hoàn thành ngày 31.8.2014, in xong

Trang 10

tháng 10.2014, ra mắt sách vào ngày 17.12.2014 Tiểu thuyết đoạt giải thưởng sách

hay năm 2015 vào ngày 27 tháng 9 năm 2015 do bạn đọc bình chọn Miền hoang

có thể xem là một trong những tác phẩm gây ra những hiệu ứng khá nhanh về nộidung cũng như về mặt nghệ thuật với những ý kiến tích cực cũng như tiêu cực từphía người đọc và nhà nghiên cứu khi mới ra đời

Trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Miền hoang đã có hơn 120 tác giả văn

chương, nhà báo, sinh viên… đến dự Các nhà văn nhà thơ như: Nguyễn KhắcTrường, Văn Giá, Nguyễn Việt Chiến, Văn Chinh, Lê Minh Khuê, Nguyễn TrọngTạo, Trần Chiến, Nguyễn Văn Thọ, Văn Công Hùng, Lê Quang Sinh, Nguyễn ThịNgọc Hà, Khuất Quang Thụy, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Huy Anh, Nguyễn Hữu Quý,

Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Phùng Văn Khai, Nguyễn Xuân Thủy, Đỗ TiếnThụy, Vũ Xuân Tửu, Lê Thanh Kỳ, Trần Thanh Cảnh, Lữ Thị Mai Các nhà phêbình văn học: Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Nguyễn Hoàng Đức, Tôn Phương Lan,Nguyễn Chí Hoan, Mai Anh Tuấn, Bùi Việt Thắng, Hoàng Đăng Khoa, Đoàn MinhTâm Các nhà sử học Vũ Văn Quân - chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường Đại họcKhoa học Xã hội & Nhân văn, Tiến sĩ sử học Trần Viết Nghĩa, Nguyễn HoàiPhương, Vũ Minh Nguyệt cũng tham dự với tư cách là những người làm sử tham

chiếu tiểu thuyết Miền hoang Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “Miền hoang là cuốn tiểu thuyết được viết tâm huyết, công phu, độc đáo về

cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến ở chiến trường

Campuchia Một cuộc chiến Miền hoang với cuộc lạc rừng là cuộc chiến giữa văn

minh và bạo tàn, chỉ có cuộc lạc rừng loanh quanh của 4 người mà viết được hơn

600 trang, đọc vẫn bất ngờ, cuốn hút, hấp dẫn” [70; 35] Nguyễn Văn Thọ: “Tiểu

thuyết Miền hoang có cách thể hiện mới Sương Nguyệt Minh dùng nhiều ngôi kể,

hệ chiếu, sử dụng cả tư liệu, tài liệu đây là một nỗ lực rất lớn Nói như nhà văn

Trần Đăng Khoa thì Miền hoang là tiểu thuyết có tư tưởng, kể bằng những ẩn dụ,

chứ không phải kể chỉ chuyện đánh trận” [70; 35] Nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng

nhận xét về Miền hoang Theo ông, sở trường giỏi nhất về truyện ngắn của Sương

Nguyệt Minh lại một lần nữa được thể hiện trong tác phẩm, đặc biệt là các chi tiết

Chi tiết trong Miền hoang kĩ lưỡng, sắc nét Và ông cho rằng, với Miền hoang,

Sương Nguyệt Minh thêm một lần nữa khẳng định tên tuổi ở thể loại tiểu thuyết

Trang 11

Nhà phê bình văn học Lã Nguyên đã dành nhiều chữ ca ngợi cách tân tiểu thuyết

của Sương Nguyệt Minh, ông viết: “Miền hoang là tiểu thuyết viết về đề tài chiến

tranh với tất cả sự tàn khốc của nó Cũng từ chuỗi sự kiện này, độc giả nhận ra cái

“tứ” trung tâm của tác phẩm Bị “lạc” hiểu theo nghĩa rộng, “lạc đường”, “lạchướng”, “lạc loài”, rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” là cái “tứ” lớn của thiên tiểu thuyếtnói về thân phận bi hài của con người hiện đại Cái “tứ” lớn ấy có ý nghĩa rộng hơnrất nhiều so với đề tài của của tác phẩm” [71; 16] Cũng trong bài viết này, nhà phêbình văn học Lã Nguyên còn chỉ ra nghệ thuật tổ chức điểm nhìn và chuyển đổi

điểm nhìn trần thuật độc sáng trong tiểu thuyết Miền hoang Ông nói: “ người kể

chuyện đông hơn các nhân vật truyện kể Sẽ không tìm thấy trong văn xuôi ViệtNam hiện nay một cuốn tiểu thuyết thứ hai có hệ thống nhân vật người kể chuyệnđược dụng công xây dựng như vậy” [71;16] Nhà thơ Nguyễn Việt Chiết viết:

“Theo đánh giá của một số nhà phê bình văn học, sau tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh của nhà văn Bảo Ninh (1993) viết về chiến tranh chống Mỹ, tiểu thuyết Mình

và họ (2014) của nhà văn quân đội Nguyễn Bình Phương viết về chiến tranh biên

giới phía Bắc và tiểu thuyết Miền hoang (2014) của nhà văn quân đội Sương

Nguyệt Minh, nền văn học viết về chiến tranh của các nhà văn Việt Nam đã mởsang những trang mới, vượt lên tầm nhân loại, với cái nhìn khái quát sâu sắc vàobản thể cốt lõi của mỗi cuộc chiến, vào bản thể đau đớn của mỗi số phận, cùng sựchiêm nghiệm, day dứt, ám ảnh về nỗi đau “không cần bi tráng” của con ngườitrong chiến tranh ở nửa sau thế kỷ 20” [16; 6]

Theo như chúng tôi tìm hiểu, ngoài những bài báo, tạp chí đánh giá về Miền

hoang còn có một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này Tuy nhiên, hiện nay

chúng tôi mới khảo sát được đề tài Những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Miền

hoang, luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Ngọc Linh, năm 2016, Đại học Sư phạm Hà

Nội Trong luận văn này, người viết đã chỉ ra được vai trò, vị trí của nhà văn SươngNguyệt Minh trong đội ngũ các nhà văn viết về chiến tranh và trong đội ngũ các câybút viết về tiểu thuyết đương đại Ngoài ra, bài viết còn đi sâu vào khai thác những

nét đặc sắc trên các phương diện về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Miền

hoang So sánh Miền hoang cùng một số thể loại khác của ông, đặc biệt là thể loại

truyện ngắn Bên cạnh đó, tác giả cũng so sánh với một số tác phẩm viết về chiến

Trang 12

tranh cùng và khác thời của các tác giả như: Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn TrọngOánh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… Từ đó thấy được những nét riêng,những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh ở thể loạitiểu thuyết

Vừa mới ra đời chưa lâu, lại là tiểu thuyết chiến tranh biên giới Tây Nam, tiểuthuyết chứa đầy những trăn trở, suy ngẫm về số phận con người đặc biệt là thânphận của những người lính trước và sau chiến tranh Bên cạnh những ý kiến cổ vũ,

đánh giá cao tiểu thuyết Miền hoang không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, thậm

chí lên án gay gắt, phủ nhận giá trị của tác phẩm Tiêu biểu nhất là ý kiến của nhà phê

bình Nguyễn Văn Lưu trong Báo Văn nghệ, Miền hoang - Một quyển sách xấu!, ngày

14/05/2015 Ông cho rằng: “Sự ngạo mạn dẫn dến thiệt thòi cho Sương Nguyệt Minh

Và Miền hoang tỏ ra quá kém về mọi phương diện” [44; 9] Nhà nghiên cứu Nguyễn

Văn Lưu đã lên án và phê phán mọi phương diện kể cả nội dụng và nghệ thuật của tácphẩm Theo ông “nhân vật Tùng- chiến sĩ tình nguyện Việt Nam- khi bị thương, rơi vàotay bọn quân Pon Pot thì hoàn toàn suy sụp, mất hết thần khí, bạc nhược” [44; 9] và

“đặt nhân vật vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nan giải, sẽ bộc lộ được tận cùng phẩmchất của nhân vật Nhân vật Tùng đã bộc lộ phẩm chất bạc nhược, yếu hèn, sợ khó khăngian khổ, tham sống sợ chết Anh ta cuối cùng thoát chết, nhưng không còn là conngười, mà là một con vật, dã nhân, người rừng…Sương Nguyệt Minh đã hóa thân vào

nhân vật Tùng như thế Làm xiếc trên cây mà non tay thì ngã nhào Toàn bộ Miền

hoang là một cú ngã như thế” [44; 10] Sau bài viết của nhà phê bình Nguyễn văn Lưu,

cũng xuất hiện một số bài viết phản hồi ý kiến của nhà nghiên cứu Phải kể đến là bài

viết Nhân cách người Việt từ một cuộc hội thảo Văn học Nghệ thuật (Sức khoẻ và

Đời sống, ngày 17/10/2015) của nhà thơ Văn Công Hùng Trong bài này, ông đã tríchdẫn một số ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu và có những phản bác lại ở từngnội dung và từng vấn đề cụ thể Theo Văn Công Hùng “Nguyễn Văn Lưu là ác khiông cắt câu nói của nhân vật ra khỏi ngữ cảnh và hành vi của nhân vật ra khỏi chuỗihành động Ông Lưu lên diễn đàn chứng minh tiểu thuyết Miền hoang của nhà vănSương Nguyệt Minh là một cuốn sách “xấu”, bởi nhân vật bảo rằng sẽ tiếp tụckhiêng Lục Thum (ông lớn Campuchia) và có điều kiện trốn mà không trốn, như thế

là phản bội Tổ quốc Rồi là tục tĩu, dâm loạn Tiểu thuyết này của nhà văn Sương

Trang 13

Nguyệt Minh hiện đang được đánh giá rất cao Ngay trong hội thảo này, nhà thơ

Inrasara lên phát biểu rằng theo ông thì Miền hoang là một cuốn sách hay hiện nay.

Có một anh lính Việt Nam bị lạc, bị quân Khơ me đỏ bắt Và bản thân những tên

lính Khơme ấy cũng bị lạc Và Miền hoang phát triển trên cái nền ấy để nhân cách

từng người thể hiện” và “Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đã cố tình cắt xén để kếttội đồng nghiệp trước khá đông người dự, có người chưa đọc, trong đó có một thiếutướng quân đội, sau đấy vị tướng lên phát biểu nói rằng, ông chưa đọc, nhưng ngheanh Lưu nói thì ông sẽ phải lưu ý Trong phát biểu của mình, khi nhân vật nóichuyện với nhau, thì ông Lưu lại kết tội là tác giả tuyên ngôn nghệ thuật Nhân vật

là cái thằng lính Pôn Pốt áo đen man rợ, vô học, dốt nát, thô lỗ nói tục là chuyệnđương nhiên Nhân vật nó nói tục, chửi tục, chứ không phải là văn tục Vậy nhưngông Lưu cho rằng tác giả viết tục” [33; 80 - 81]

Nhìn chung Miền hoang là một tiểu thuyết công phu, dù tác phẩm có những

tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học tiểuthuyết đương đại viết về chiến tranh với cách nhìn hoàn toàn mới Chắc chắn tiểuthuyết sẽ là một “mảnh đất màu mỡ”, đầy “hứa hẹn” cho những ai có ý định đi sâuvào nghiên cứu tiểu thuyết thời kỳ đương đại đặc biệt là tiểu thuyết viết về đề tàichiến tranh Trên thực tế, từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay vẫn chưa có một bàiviết hay công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ

thống về Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền hoang Trên tinh thần tham

khảo và học hỏi ý kiến của những người đi trước, với đề tài này chúng tôi muốn đisâu nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết những giá trị đặc sắc về kết cấu nghệthuật của tác phẩm Từ đó, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học đươngđại Việt Nam

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu tiểu thuyết Miền hoang, luận văn nhằm khẳng định:

- Vai trò, vị trí, thành tựu của nhà văn Sương Nguyệt Minh bên cạnh nhữngnhà văn viết về chiến tranh và các nhà văn tiểu thuyết đương đại

Trang 14

- Tìm hiểu, khám phá có hệ thống những nét đặc sắc về mặt kết cấu của tiểu

thuyết Miền hoang.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích, xác lập đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang trên phương

diện Kết cấu nghệ thuật với các vấn đề: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tổ chức nhânvật, tổ chức không gian nghệ thuật, và thời gian nghệ thuật đa chiều

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh,

do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2014

Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử – xã hội: Qua việc tìm hiểu về những vấn đề lịch sử xãhội Luận văn sẽ chỉ ra những đóng góp về mặt giá trị của nội dung và nghệ thuật

trong tác phẩm Miền hoang.

Phương pháp so sánh: So sánh giúp chúng tôi nhận dạng chỉ ra các điểm giống

và khác giữa các loại kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật tiểu thuyết Miền

hoang với tiểu thuyết đương đại khi đối chiếu với nhau Luận văn cũng so sánh với

một vài tiểu thuyết hiện đại khác để có cơ sở đánh giá về những đóng góp của nhàvăn qua tác phẩm này

Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa những chi tiết về miêu tả nhân vật, ngôn

ngữ, giọng điệu trong hệ thống kết cấu tiểu thuyết Miền hoang Sau đó phân loại

cụ thể các kiểu đã thống kê và kết luận từng phương diện nêu trên

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận văn vận dụng phương pháp này làmcăn cứ lý luận để phân tích, chứng minh cụ thể thi pháp tiểu thuyết với các đặc

trưng thể loại của nó, từ đó soi chiếu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Miền

Trang 15

Luận văn nhằm khái quát những đặc điểm về tư duy tư tưởng và tư duy nghệ

thuật của tiểu thuyết Miền hoang, đồng thời, chỉ ra những cách tân nghệ thuật của

tác giả ở thể loại tiểu thuyết Từ đó, luận văn hy vọng sẽ mở ra hướng nghiên cứutoàn diện hơn về phong cách văn xuôi Sương Nguyệt Minh, và khẳng định nhữngđóng góp của ông cả về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật cho nền văn xuôi ViệtNam đương đại

6 Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục lục tham khảo, Nội dung chính củaluận văn được triển khai qua 3 chương:

Chương 1: Kết cấu tiểu thuyết và tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh

Chương 2: Kết cấu nghệ thuật nhìn từ phương diện tổ chức cốt truyện và nhân vậtChương 3: Kết cấu nghệ thuật nhìn từ phương diện không gian và thời gian

Trang 16

CHƯƠNG 1

KẾT CẤU TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG

CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH 1.1 Kết cấu tác phẩm văn học

1.1.1 Khái niệm kết cấu

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn thiện Để tác phẩmhoàn chỉnh nhất, tác giả phải nghĩ ngợi, “bày binh bố trận”: Sự kiện nào xuất hiệntrước, sự kiện nào xuất hiện tiếp theo, và sau cùng là sự kiện nào; có nghĩa là cái gì

kể tả trước, cái gì dành cho đoạn giữa, cái gì để sau cùng Tình huống nào xuất hiệnđầu tiên, tình huống nào tiếp theo Nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ Khi nàothì xuất hiện mâu thuẫn, lúc nào sẽ xung đột, giải quyết mâu thuẫn khi nào sẽ hợplý Chi tiết nào đậm, chi tiết nào thoáng qua Nếu là tiểu thuyết thì có tổ chứcchương hồi hay không? Tổ chức chương hồi thì có bao nhiêu chương hồi, chươngnày dài bao nhiêu trang, chương kia ngắn bao nhiêu từ Mỗi chương có lời đề từ haykhông? Kể chuyện theo hệ thống, dựng cốt truyện hay cắt dán, phân mảnh Nhàvăn tổ chức, sắp xếp, bố trí, sử dụng các yếu tố đó thành một chỉnh thể tác phẩmnghệ thuật của mình gọi là kết cấu nghệ thuật

Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuậtsinh động của tác phẩm là phương tiện khái quát nghệ thuật” [80; 295] Để tái tạo

và phản ánh cuộc sống sinh động giàu tính khái quát, nhà văn phải tổ chức lại chấtliệu sống, tước bỏ những cái thừa thãi, rườm rà, tưởng tượng hư cấu thêm những cáicần có, đặt các yếu tố ấy trong mối liên quan mật thiết tạo thành chỉnh thể nghệthuật

Có một định nghĩa về kết cấu khá ngắn gọn khúc chiết phổ biến hiện nay là:

“Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức là sựcấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu” [6; 715]

Bên cạnh đó “Kết cấu là một phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệthuật Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: Bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng tácphẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách: tổ

Trang 17

chức điểm nhìn trần thuật của các tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như làmột hiện tượng thẩm mỹ” [80; 132]

Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố cơ bản: kết cấu cốt truyện, kếtcấu trần thuật, kết cấu chi tiết, kết cấu ngôn từ, kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện

Đó chính là các thành phần như: Hệ thống các hình tượng (phân bố các nhân vật);các sự kiện và hành động tạo nên cốt truyện; cách thức trần thuật, ngôn ngữ thốngnhất trong tính biện chứng thành kết cấu tác phẩm

Kết cấu tác phẩm văn học không giống bố cục tác phẩm Bố cục là cấp độthấp, và chỉ là kết cấu về hình thức bề mặt tác phẩm, là sự sắp xếp các phần 1, phần

2, phần 3 phần cuối; các chương 1, chương 2, chương 3 chương cuối; các đoạn,các trường đoạn như là sự tổ chức về hình thức tác phẩm Nhưng thuật ngữ kếtcấu có nội hàm rộng lớn, phức tạp hơn bố cục Kết cấu không chỉ là tổ chức, sắpxếp các thành phần tác phẩm, mà còn liên kết bên trong với tác động qua lại của cácyếu tố thuộc hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng tác phẩm, bao gồm cả cácyếu tố của bố cục

1.1.2 Chức năng kết cấu

Nhà văn sáng tạo luôn muốn truyền đạt, gửi gắm một thông điệp, hay còn gọi

là chủ đề tư tưởng nào đó đến với bạn đọc Tư tưởng tác phẩm được thể hiện quangôn ngữ, giọng điệu, nhân vật, chi tiết, thời gian và không gian nghệ thuật và quakết cấu tác phẩm

Có thể khẳng định, kết cấu có chức năng thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.Kết cấu càng tốt, càng hợp lý càng làm sáng rõ và chuyển tải được đầy đủ tư tưởngtác phẩm đến với bạn đọc Đối với nhà văn, viết về cái gì không quá khó khăn,nhưng viết như thế nào lại là một thách thức khủng khiếp Trình độ viết như thế nàosẽ phản ánh tính nghệ sĩ và tầm vóc nghệ sĩ của tác giả Tất nhiên viết như thế nào

là viết nội dung, chứ không phải kể nội dung Kết cấu tác phẩm có chức năng thểhiện một cách hiệu quả nhất nội dung, tư tưởng tác phẩm

Kết cấu có chức năng tổ chức hệ thống nhân vật với những tính cách và cátính, các sự kiện trung tâm, lớn nhỏ, các biến cố xã hội và cá nhân, những hình ảnhnghệ thuật, và các trạng thái cảm xúc trong mối liên quan chặt chẽ, có ảnh hưởng,

Trang 18

tác động lẫn nhau trong nội hàm tác phẩm, làm cho tác phẩm trở thành chỉnh thểnghệ thuật hoàn thiện, không chia cắt, thêm bớt được Chẳng hạn, kết cấu của tiểu

thuyết Anna Karenina là một thành công lớn của L.Tolstol Ông tự hào các vòm đã

được xây dựng thế nào mà không thể nhận ra được bộ đỡ ở đâu Như vậy, mối liên

hệ của công trình xây dựng không dựa và sườn truyện và những mối quan hệ củacác nhân vật, mà dựa vào mối liên hệ bên trong Như vậy, việc tổ chức sắp xếp hợplý, đúng chỗ trong một tác phẩm sẽ tạo nên hiệu quả nghệ thuật không ngờ Chỉtrong một ngày diễn ra bao nhiêu sự kiện, câu chuyện nối tiếp câu chuyện được kể

tả suốt 2/3 tiểu thuyết Tắt đèn, là một chủ ý xây dựng kết cấu nghệ thuật của Ngô

Tất Tố “suất sưu” đặt giữa các mối quan hệ qua lại trong Tắt đèn Chúng ta hình

dung, nếu chị Dậu có đủ tiền nộp “suất sưu” cho chồng thì đã không phải bị bọncường hào đến nhà bắt bớ, đã không phải bán con bán chó Nếu chị có thêm tiền

để nộp “Suất sưu” của người em chồng - đã chết) thì chị đã không uất ức đánh têncai lệ và người nhà lý trưởng, rồi bị bắt giam, phải đi làm “vú em” cho cụ cố Ýnghĩa tố cáo thực dân - phong kiến sẽ không còn, và tiểu thuyết cũng không thểtriển khai tiếp nếu không để nhân vật chị Dậu phải qua nhiều hoàn cảnh éo le,nghiệt ngã, qua nhiều sự kiện để đến cuối cùng chị phải vùng chạy ra ngoài giữalúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy

Người sáng tác giỏi bao giờ cũng thành thạo kết cấu, biết xây dựng kết cấu.Đồng thời sử dụng kết cấu để dẫn dụ, mê hoặc người đọc Qua đó, tăng cường sứcmạnh nghệ thuật, và tạo tính hiệu quả của tác phẩm văn học

1.1.3 Các kiểu loại kết cấu

Kết cấu tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở hai cấp độ: Kết cấu văn bảnnghệ thuật và kết cấu hình tượng Kết cấu bao giờ cũng hàm chứa hai yếu tố cơ bản

là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Tác giả gắn kết các yếu

tố hình thức phù hợp nhất để làm phương tiện thể hiện nội dung tác phẩm một cáchtối ưu nhất

Kết cấu hình tượng bao gồm: Hệ thống hình tượng nhân vật và hệ thống sựkiện Hệ thống hình tượng chính là mối quan hệ của các nhân vật mang tính nghệthuật Phổ biến nhất là mối quan hệ đối lập giữa các nhân vật Từ mâu thuẫn đếnxung đột, các mối quan hệ nhân vật vận động là một hiện thực xã hội, nhà văn nắm

Trang 19

bắt và tổ chức các nhân vật đối lập ấy trong tác phẩm của mình: thiện - ác; tốt - xấu;giai cấp cai trị - giai cấp bị trị Nhân vật đối lập cả địa vị, đạo đức, tính cách và cátính: quân tử - tiểu nhân; trượng phu - hạ tiện; dũng cảm - đớn hèn; chân thành - giảdối; ngay thẳng - nịnh bợ Chúng ta không khó gì để tìm thấy hệ thống nhân vậtđối lập trong văn học: Lí Thông - Thạch Sạch; Thúy Kiều – Sở Khanh; Chị Dậu –Nghị Quế; Mị - Thống lý Pá Tra Mối quan hệ giữa các nhân vật đối lập thường làmột mất một còn Trong kết cấu hình tượng còn có quan hệ đối chiếu, tương phản;quan hệ bổ xung

Hệ thống sự kiện là những biến đổi, những sự cố, những ảnh hưởng, tác độngđến nhân vật, làm cho nhân vật không thể tĩnh lặng, và cũng làm cho mối quan hệgiữa các nhân vật biến đổi Nhân vật gặp gỡ nhau với các cấp độ tư tưởng, tình cảm,hành động khác nhau chính là sự kiện, là sự cố, là tình huống, để nhân vật gặp gỡ,bộc lộ tính cách, để va chạm hoặc thân thiết, để yêu thương hoặc thù ghét, để loạitrừ hoặc nắm tay nhau, để hãm hại nhau hoặc giúp đỡ nhau Nhân vật gặp gỡ trựctiếp hay gián tiếp thì cũng sinh cảm xúc, tình cảm, sinh ra mối quan hệ mới Nhưngnhân vật va chạm, xung đột hay đoàn kết, nhân ái ở đâu, trong tình huống nào, diễnbiến ra sao đều phải tổ chức sắp xếp lại một cách sáng tạo, độc đáo Điều quantrọng nhất là phải tổ chức và liên kết các sự kiện ấy từ các câu chuyện thành…truyện với cốt truyện, và diễn biến cốt truyện: từ thắt nút (mâu thuẫn) - phát triểnđến cao trào (xung đột) rồi mở nút (giải quyết xung đột)

Hệ thống hình tượng nhân vật nổi bật dứt khoát phải có một hệ thống sự kiệntương ứng, hợp lý, và điều quan trọng, không thể thiếu một trong hai

Ngoài kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản cũng có vai trò rất quan trọng trongviệc tổ chức tác phẩm, nó làm cho tác phẩm mạch lạc trong một sự thống nhất khóphá vỡ Các tác phẩm thuộc chủ nghĩa cổ điển thường có tính quy phạm, các thànhphần miêu tả luôn cân xứng với các đơn vị văn bản Về tính thể loại thì các tácphẩm được tiếp nhận nhanh gọn một lần xem, một lần đọc như truyện ngắn, vởkịch, bài thơ thì sự rõ ràng, chỉnh thể hoàn thiện của kết cấu luôn là yêu cầu đặc biệtquan trọng Nhưng “tính không hoàn tất” của kết cấu được sử dụng rất nhiều trongvăn học thế kỷ 19, thế kỷ 20 thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết tự sự cỡ lớn, lại có xu

Trang 20

hướng phá vỡ yêu cầu chặt chẽ, tương xứng để vươn tới tính không xác định và tựdo.

Có một số kiểu loại kết cấu tác phẩm phổ biến trong lịch sử văn học nhân loại,không còn xa lạ như:

Kết cấu đầu cuối tương ứng, hay còn gọi là kết cấu vòng tròn, được sử dụngkhá phổ biến trong văn học cổ điển Tác giả bắt đầu câu chuyện ở thì hiện tại,chuyện dẫn dắt về quá khứ, rồi lại trở về hiện tại bằng cái kết thúc Thông thườngkiểu kết cấu này lấy chuyện quá khứ làm chủ yếu, làm tâm điểm, chuyện quá khứtác động, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của nhân vật Nhân vật tưởng nhớ quákhứ và kể lại, tả lại thường là đường đi của chuyện từ hiện tại về quá khứ Ngườiđọc bị dẫn dắt đi cùng đường với người kể khiến người đọc tưởng như mình đangsống cuộc đời nhân vật, can dự vào tâm trạng hành động của nhân vật Từ đó, hiểutính cách, cá tính và hành động của nhân vật, mà tác giả không cần bình luận, thuyếtminh

Kết cấu tuyến tính là kiểu chuyện kể xảy ra theo dòng chảy thời gian Chuyệnxảy ra trước thì kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau Các tình huống, tình tiết, sự kiệnđược sắp xếp và tổ chức đi từ quá khứ xa về quá khứ gần, rồi đến hiện tại

Kết cấu đối lập bao giờ cũng có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diệnđối lập nhau Đối lập về tư tưởng, về đạo đức, về hành động Các nhân vật mâuthuẫn với nhau dẫn đến xung đột Bức tranh trắng - đen, tư tưởng chính - tà, đạo đứctốt - xấu, và địch - ta luôn rõ ràng Hai lực lượng này luôn đấu tranh và cuối cùngcái thiện thắng cái ác Tư tưởng tác phẩm được thể hiện nổi bật qua so sánh, đốichiếu giữa hai hệ thống nhân vật tốt - xấu này Các truyện thơ Nôm của Việt Nam

thường được sáng tác theo kết cấu đối lập Chẳng hạn như truyện thơ Nôm Lục

Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm “văn dĩ tải đạo”, bàn về đạo làm

người kết cấu theo lối chương hồi Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài, Vương TửTrực, Hớn Minh cương trực, thương người gặp hoạn nạn đối lập với Trịnh Hâm,Bùi Kiệm lòng dạ hẹp hòi, đố kị, ghen ghét

Trang 21

Kết cấu đảo ngược là kiểu kết cấu tác giả đưa kết truyện lên mở đầu, rồi dẫndắt người đọc bằng các sự kiện trở lại tình huống truyện ban đầu, cũng chính lànguyên nhân xảy ra câu chuyện.

Kết cấu đồng hiện, hay còn gọi là kết cấu đan xen: Các sự kiện, hành độnghiện tại, quá khứ, thậm chí cả tương lai cùng hiện lên một lúc Kiểu kết cấu này

được sử dụng rất phổ biến trong văn học hiện đại Có thể kể đến tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng của Chu Lai, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tiểu thuyết

Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, và tất nhiên là cả tiểu thuyết Miền hoang

của Sương Nguyệt Minh

Trong văn học hiện đại, kết cấu văn bản luôn được các tác giả quan tâm, thểhiện ở công phu tổ chức trần thuật để văn bản ngôn từ đạt hiệu quả thẩm mỹ nhưmong muốn Chẳng hạn như:

Kết cấu tâm lý, đây là kiểu kết cấu không dành cho loại truyện có cốt truyện

sự kiện, hành động, mà là đặc thù của loại truyện có cốt truyện tâm lý Kết cấu tâmlý xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 20 cũng với sự ra đời của loại truyện tâm lý Sựkiện, hành động ít chỉ đóng vai trò gợi cảm cho mạch nước ngầm tâm lý bùng chảy,còn lại là tâm trạng, cảm nghĩ miên man của nhân vật với những hồi sức sống động,những liên tưởng mênh mông và những trang độc thoại nội tâm sâu sắc Tiêu biểu

cho loại kết cấu tâm lý này là các tác phẩm Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam; Giăng sáng và Đời thừa của Nam Cao; Họa mi chim hót của nhà văn

Đỗ Chu…Với nhà văn Sương Nguyệt Minh là các truyện ngắn: Mây bay cuối

đường, Đồi con gái, Đêm Thánh vô cùng, Đi qua đồng chiều…

Kết cấu truyện lồng truyện: đây là kiểu kết cấu hiện đại xuất hiện trong vănhọc đầu thế kỷ 20 Hiện nay, các nhà văn sử dụng khá nhiều kiểu kết cấu truyệnlồng truyện trong sáng tác nhằm biểu đạt nhiều chủ đề tư tưởng trong một chủ đềchung Kết cấu truyện lồng truyện là kết cấu nhiều tầng, phức tạp, đa thanh, đagiọng, nhiều truyện trong một câu chuyện lớn bao trùm, hàm chứa như các tác phẩm

Một cái chết, Một đồng bạc của Vũ Trọng Phụng; Mười ba bến nước và Miền hoang của Sương Nguyệt Minh

Trang 22

1.2 Kết cấu tiểu thuyết và sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm 1975

1.2.1 Kết cấu tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn hư cấu, quy mô hoành tráng Độ dàivề hình thức vài trăm trang đến hàng ngàn trang Dung lượng phản ánh của tiểuthuyết là toàn bộ cuộc sống của một hay nhiều con người, một mặt của xã hội haymột giai đoạn lịch sử Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết có thể được nhà văn trầnthuật qua quá trình phát triển đến hoàn chỉnh Nhân vật tiểu thuyết có thể một nhânvật hoặc hàng trăm nhân vật khác nhau Tiểu thuyết chứa đựng được nhiều biến cố.Tiểu thuyết cũng chứa đựng thời gian nghệ thuật nhiều chiều, và không gian nghệthuật rộng lớn Giọng điệu tiểu thuyết đa thanh Cảm thụ tiểu thuyết là một quá trìnhtiếp nhận phải nhiều giờ, lâu dài Với tính chất vạm vỡ, phức tạp của thể loại, tiểuthuyết là một thể loại “công nghiệp nặng” chiếm vị trí trung tâm của hệ thống thểloại văn học từ thời cận đại đến nay

Chính đặc điểm và tính chất phức tạp, quy mô hoành tráng, dung lượng phảnánh rộng lớn của tiểu thuyết nên kết cấu cũng vận động, biến đổi phù hợp với thểloại tiểu thuyết Chúng ta thường gặp các loại kết cấu tiểu thuyết sau:

Kết cấu chương hồi: Dễ nhận biết kết cấu tiểu thuyết chương hồi là tác phẩmđược chia thành nhiều chương hoặc nhiều hồi Mỗi hồi chuyển tải một câu chuyệnchính Tiêu biểu cho loại tiểu thuyết chương hồi đạt thành tựu rực rỡ nhất là tiểu

thuyết Minh – Thanh: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu

mộng Kết cấu chương hồi thường có cốt truyện chặt chẽ và hệ thống nhân vật rõ

nét về tính cách và cá tính

Ở Việt Nam, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái được phân chia

thành các chương hồi Đầu mỗi hồi thường tóm tắt câu chuyện bằng một câu, hoặchai câu văn vần rồi mới kể Cuối mỗi hồi thường có câu nói: “Muốn biết việc sauthế nào nào, xem hồi sau sẽ rõ” Chẳng đầu hồi thứ hai có tóm tắt câu chuyện “LậpĐiện đô, bảy quan nhận di chúc Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương” thì cuốihồi là câu đầu môi: “Chưa biết Chỉnh tính liệu như thế nào? Hãy xem hồi sau phângiải” Trong loại kết cấu tiểu thuyết chương hồi thường dùng các cụm từ “Lại nói

”, “Lại nói về ”, “Sách nói rằng ” Ví dụ: “Lại nói, khi Thuận Hoá mới vỡ, vua

Trang 23

Tây Sơn nhận được thư báo tin thắng trận của Bình” Thực ra, đó chính là dấu vếtcủa chuyện kể dân gian để lại trong tiểu thuyết chương hồi.

Sự xuất hiện của tác giả trong tiểu thuyết rất phổ biến Sau khi kể xong mỗitình huống, hay một câu chuyện, một sự kiện thì tác giả thường bình luận Chẳnghạn sau khi kể chuyện: Phò Lê đế, đạo Vũ thành lại ra quân Đốt Trịnh cung, chúa

án đô phải bỏ nước, thì tác giả buông lời bình bằng hai câu: “Âu quen trên biểnchừng không lạ/ Thỏ mắc trong vòng hẳn khó ra”

Kết cấu chương hồi thường sử dụng trong tiểu thuyết thiên về sự kiện, hànhđộng có ưu điểm rõ ràng, rành mạch làm cho người đọc dễ tiếp nhận Câu đầu môi ởcuối mỗi hồi đã làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn, thường làm cho người đọc tò mò,khám phá theo hết câu chuyện

Kết cấu phân mảnh, lắp ghép: Kết cấu phân mảnh phù hợp với tiểu thuyếtthiên về thể hiện thế giới nội tâm phức tạp trong xã hội hiện đại ngổn ngang, sốngnhanh, sống mạnh hiện nay Nhà văn sử dụng không gian và thời gian “phi tuyếntính”, cốt truyện không xuyên suốt theo trật tự một chiều, mà bị cắt vụn ra từngmảnh, nhân vật với các mối liên kết rời rạc và lỏng lẻo Tính chất mù mờ và rối bờitạo mê cung bí ẩn, rất kén người đọc Bởi các mảnh truyện có cảm giác như độc lập,tách rời nhau, như người kể chuyện bỏ lửng từng chuyện nhỏ một cách lạnh lùng.Với kết cấu phân mảnh, người kể chuyện có thể xới tung, đảo lộn trật tự các câuchuyện nhỏ, các thành phần trong tác phẩm mà vẫn không ảnh hưởng đến liên kếtvăn bản

Ở Việt Nam, kết cấu phân mảnh, lắp ghép xuất hiện rõ nhất và sớm nhất trong

tiểu thuyết Thiên sứ của nhà văn Phạm Thị Hoài Tác giả sáng tạo ra 19 mảnh

chuyện là 19 chương tưởng như không ăn nhập vào nhau Tuy nhiên nhà văn sửdụng hình thức trần thuật kết cấu phân mảnh, làm chức năng của người kể chuyệnlắp ghép, xâu chuỗi các mảnh truyện vào chỉnh thể tác phẩm

Tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh chỉ có độ dài 198 trang, và 9

chương Chương 2 chỉ có độ dài 5 trang, ngắn kỉ lục là chương 9 chỉ có 3 dòng Mỗichương là một mảnh chuyện, lồng trong một truyện ngắn hoàn chỉnh, và được xâuchuỗi qua nhân vật “bào thai” Bào thai chưa nhìn thấy ánh sáng mặt trời, nhưng

Trang 24

biết mọi thứ trên đời như ông cụ non Bào thai nghe được mọi âm thanh, đặc biệt làtiếng người trong bệnh viện phụ sản kể chuyện với nhau Mọi cảm xúc buồn vui,trái ngược và đắn đo có quyết định chui ra bụng mẹ hay ở tịt trong đó Sáng tạo mớilạ của Tạ Duy Anh là từ 9 mảnh chuyện nhỏ ghép lại thành hai mảnh lớn đối lập vớihai thế giới khác nhau: Một là, thế giới nhỏ bé của bào thai an lành, nâng niu, trìumến Hai là, thế giới rộng lớn ở bên ngoài bụng mẹ với người lạ luôn bất an, bất ổn,bất trắc, hỗn loạn, đầy đe dọa.

Đại diện của kết cấu phân mảnh, lắp ghép còn có thể kể đến tiểu thuyết Cơ hội

của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Miền hoang của Sương Nguyệt Minh

Kết cấu liên văn bản: Thuật ngữ Liên văn bản - Intertextuality do JuliaKristéva đề xuất năm 1967 Nếu văn học hiện đại tập trung vào tâm điểm, thì vănhọc hậu hiện đại lại giải trung tâm, mà chủ trương đa tâm điểm Các nhà tiểu thuyếtkhông những đào sâu vào hiện thực đời sống đa chiều và thế giới nội tâm phức tạpcủa con người Văn học đôi khi “bất lực” trước hiện thực, mà các môn nghệ thuậtkhác lại có ưu thế phản ánh, soi chiếu cuộc sống, khám phá thế giới nội tâm bí ẩntrước thực tại quá phức tạp Các nhà tiểu tuyết không bỏ qua cơ hội tìm kiếm, sửdụng các văn bản nghệ thuật khác để chở tải hiện thực, thể hiện sâu sắc ý tưởng,thông điệp của người sáng tạo Các loại hình nghệ thuật, các thể loại văn học, cácdiễn ngôn, các kiểu đề từ đều có thể dung hợp trong một siêu văn bản tiểu thuyết.Kết cấu liên văn bản ra đời như một tất yếu khách quan do yêu cầu của hiện thực xãhội và nhu cầu tự đổi mới nghệ thuật của nhà văn

Hình thức liên văn bản có thể “nhỏ bé”, đơn giản như: có lời đề từ, có tríchdân ca hò vè, có bài hát Gần đây, khi công nghệ thông tin truyền thông phát triểnthì các nội dung tin nhắn, chát, comment của mạng xã hội cũng được sử dụng như

các văn bản để đưa vào tiểu thuyết (Blogger của Phong Điệp, 3.3.3.9 những mảnh

hồng trần của Đặng Thân, Nháp của Nguyễn Đình Tú )

Hình thức liên văn bản rộng lớn, phức tạp, tương tác, dung hợp nhiều thể loại

trong một tiểu thuyết như: Tiểu thuyết liên văn bản với kịch Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Tiểu thuyết liên văn bản với thư Cơ hội của Chúa của

Trang 25

Nguyễn Việt Hà, tiểu thuyết liên văn bản với thơ, đề từ, phóng sự Miền hoang

của Sương Nguyệt Minh

Kết cấu liên văn bản trong tiểu thuyết sẽ phá vỡ tính thống nhất, thuần nhất,tính hệ thống của cốt truyện Người kể chuyện đặt trong các văn bản khác nhau ởmột chỉnh thể tiểu thuyết có thể nhiều câu chuyện xa, gần, hiện tại, quá khứ, hoặctương lai để truyền đi thông điệp tư tưởng một cách dễ dàng, linh hoạt

Kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết: Đây là loại văn bản “siêu tiểu thuyết”.Nhà văn như một gã phù thùy chơi trò “truyện lồng truyện”, với kỹ thuật viết văn

điêu luyện Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một loại kết cấu “tiểu thuyết

lồng tiểu thuyết” Có một “tiểu thuyết chiến tranh” với nhân vật người lính trước vàtrong những hi sinh mất mát, những thử thách khốc liệt trôi miên man trong dòngký ức, và các câu tự vấn thời bình được lồng vào một “tiểu thuyết thời hậu chiến”với nhân vật Kiên mất mát, đổ vỡ, tuyệt vọng của ngày thường Có thể tìm thấy kiểu

kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết ở Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Đàn bà xấu

thì không có quà của Y Ban, Phố Tàu của Thuận

Thực ra, kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết là một dạng thức đặc biệt, siêuvăn bản của kết cấu liên văn bản Tiểu thuyết ôm chứa, dung hợp, đan xen tiểuthuyết Đây là một bước tiến mới của kết cấu tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại.Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm về các loại kết cấu tiểu thuyết khác như: kếtcấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đa tuyến

1.2.2 Sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm

1975

Trước hết là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật: Văn học Việt Nam bước vàothời kỳ đổi mới, bên cạnh những cách tân mạnh mẽ về mặt nội dung ở các thể loạithơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì sự đổi mới về nghệ thuật cũng không kém phầnquan trọng mặc dù sự cách tân trong nghệ thuật có phần chậm và dè dặt hơn Cácnhà tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết chiến tranh cũng ý thức hơn về việc tìm tòi,đổi mới sáng tạo về nghệ thuật trong đó có sự đổi mới về kết cấu nghệ thuật bởi từtrước đến nay những tiểu thuyết viết về chiến tranh gặt hái được thành công khôngphải ít Nên, để thành công buộc những tác phẩm sau đó phải có những đột phá nhất

Trang 26

định tạo được sự hấp dẫn, cá tính riêng để thu hút người đọc Tiểu thuyết không chỉ

kể lại nội dung của cuộc chiến đó diễn ra như thế nào, có nghĩa là câu hỏi viết về cái

gì mà thay vào đó là cách viết như thế nào? Có nghĩa chúng ta đang chạm đến sựđổi mới về nghệ thuật, sự kế thừa và phát huy về mặt nhân vật, ngôn ngữ, giọngđiệu…

Trước năm 1975, cảm quan sáng tác chủ đạo cuộc đấu tranh thống nhất nướcnhà ở miền Nam và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Phương pháp sáng táchiện thực xã hội chủ nghĩa hầu như chi phối trọn vẹn nền văn học Nhà văn NguyễnMinh Châu là một trong những nhà văn có công đầu đổi mới văn nghệ đã nhận ravăn nghệ một thời khá chính xác: “Bằng các cuốn tiểu thuyết và những tác phẩmtiêu biểu thuộc nhiều thể loại khác, nền văn học ta suốt gần 40 năm qua đã ghi nhậnđược cái điều, giống như cái lưỡi cày khổng lồ, những tư tưởng cách mạng củaĐảng ta đã đào xới xã hội Việt Nam đến tận gốc, để tác động vào đời sống và conngười Và con đường đi đến hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa củavăn xuôi cách mạng là một con đường phải trải qua phấn đấu gian khổ của nhiềulớp người cầm bút” [15; 337] Cũng chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đọc “Lời

ai điếu cho một nền văn học minh họa”, ông đã khách quan chỉ ra rằng: “ mấychục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, quen với công việccài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn” [14] Trong khi đó, nhữngcây bút minh họa “ ca ngợi một chiều thì lại thoải mái, chẳng có gì phải luồn lách,phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức, sơ lược, nhạt, và càng ngày ngườiđọc càng thấy nó giả, ca ngợi một chiều sự giả dối không thể nào bào chữa, đắp đậynổi, so với cuộc đời thực bên ngoài Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họacủa ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánhmất tính tư tưởng" [14] Văn học chiến tranh nói chung và tiểu thuyết chiến tranhcũng hòa chung vào âm hưởng ngợi ca, nghệ thuật gần với cổ điển, chủ yếu kể và

tả Kể một chiến dịch, một trận đánh, kể một nhân vật thời chiến, kể một câuchuyện chiến tranh Tuy nhiên, văn học cách mạng nói chung và tiểu thuyết chiếntranh nói riêng trước năm 1975 cũng làm được một rất lớn là góp phần cổ vũ độngviên cả nước hừng hực ý chí chống quân xâm lăng và làm cho ngày thống nhất nướcnhà đến sớm

Trang 27

Sau năm 1975, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới (1986), thời đại mới, tư duy mới,các nhà văn tự thấy mình không thể viết như trước, và các cây bút trẻ cũng tự tìmcho mình một hình thức thể hiện mới

Cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp, chống Mỹ thần thánh của dân tộcthắng lợi, đất nước thống nhất Song chưa được bao lâu thì cuộc chiến tranh biêngiới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc lại xảy ra Cả dân tộc vào cuộcchiến mới với tinh thần bảo vệ Tổ quốc Thời chống Pháp, chống Mỹ, các nhà văn -chiến sĩ vừa cầm súng vừa sáng tác, đã có nhiều tác phẩm văn xuôi thành công viết

về chiến tranh, ghi lại dấu ấn trong lòng bạn đọc như: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Hòn đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Dấu chân

người lính của Nguyễn Minh Châu Nhưng, văn học chiến tranh trong giai đoạn

này chủ yếu với cảm hứng sử thi, ngợi ca những người chiến sĩ, ngợi ca Tổ Quốcchưa có những tự vấn, những nghiền ngẫm về sự được mất của chiến tranh và thân

phận con người trong chiến tranh Sau năm 1977 với truyện ngắn Hai người trở lại

trung đoàn của Thái Bá Lợi, sau đó là tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng

Oánh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh…đã gây được những tiếng vang lớn cho thể loại tiểu

thuyết viết về chiến tranh Chiến tranh không chỉ ở hiện tại mà còn có những dư âmtrong quá khứ, những hệ lụy kéo dài về tương lai Một trong những nhà văn tiênphong đổi mới văn học là Nguyễn Minh Châu, năm 1987, ông đã viết bài luận gây

tiếng vang lớn Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa Nhưng trước đó, ông cựa quậy, tìm tòi thay đổi chính mình với truyện ngắn Bức tranh viết

từ năm 1976, nhưng hoàn thiện và đến năm 1982 mới in và sau đó là truyện vừa Cỏ

lau đã từ bỏ cách nhìn một chiều, phiến diện, con người được đặt vào mối quan hệ

phức tạp với cộng đồng Nhân vật phức tạp, đa chiều và luôn biến đổi, vận động Thời gian làm cho bạn đọc trưởng thành thì cũng làm cho nhà văn tự nhìn lạimình, nhận thực lại những hiện tượng xã hội Đã đến lúc nhà văn phải viết về chiếntranh khác với những gì mình đã viết, còn các nhà văn trẻ thì cũng thấy mình viếtphải khác với thế hệ cha anh Vẫn viết về chiến tranh, nhưng cái nhìn của nhà vănkhông đơn giản, một chiều, không chỉ sục sôi âm hưởng ngợi ca mà đa chiều, phứctạp Người viết không chỉ là nhà văn công dân, mà còn là con người cá nhân đầy cá

Trang 28

tính sáng tạo Nếu như trước năm 1975, tiểu thuyết chiến tranh chỉ nhằm đến cangợi cuộc chiến tranh chính nghĩa và con người trong chiến tranh, thì thời bình lạihướng tới con người với số phận cá nhân với những mất mát, hi sinh, những tâmtrạng vui buồn, được mất, dao động, hoang mang trong chiến tranh Lần đầu tiênmột cán bộ phó chính ủy phân khu (tương đương cấp sư đoàn phó) phản bội, đầu

hàng xuất hiện trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh Con người

thật, con người thường, con người tha hóa trong trận mạc được phản ánh hiệntượng, mổ xẻ chiều sâu tâm lý Nguyễn Trọng Oánh đặt nhân vật vào thử thách trậnmạc khốc liệt nhất để con người thật hiện ra, nhân vật Tám Hàn đã không có mộtlập trường cách mạng triệt để, sẵn sàng hy sinh cao nhất cho quyền lợi của nhândân Hắn đã đi theo Đảng như một phần tử cơ hội, mang theo những động cơ cánhân Câu chuyện cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đầu thú, tha hóa chưa hề có trong tiểuthuyết chiến tranh trước đây

Lại có một cuộc chiến tranh khác với cái nhìn bao quát của nhà văn Bảo Ninh

trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Nếu như các nhà tiểu thuyết trước Bảo

Ninh nhìn chiến tranh với góc độ số phận cộng đồng, dân tộc, thì ông lại nhìn chiếntranh với góc độ cá nhân Bảo Ninh không chống, không phủ định chiến tranh như

đã từng xảy ra trong các tiểu thuyết chiến tranh trước đó, mà ông dựng lên một cuộcchiến tranh khác Điều này càng khẳng định chân lý: Có nhiều cái nhìn khác nhaukhi một hiện tượng chiến tranh xảy ra

Tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh lại là một cuộc tự

vấn triền miên về ý nghĩa cuộc chiến tranh với những được mất, với những số phậncon người trong chiến tranh, về sự có lý và vô lý của cuộc chiến tranh Nghệ thuậttiểu thuyết chiến tranh chưa bao giờ phong phú, đã dạng, mới lạ như sau năm 1975

Trong Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai đã sử dụng phương pháp đan xen quá

khứ và hiện tại trong 16 chương của tiểu thuyết Nhìn chung các chương về hiện tại

và chương về quá khứ xen kẽ trong đó có những sợi dây vô hình nối kết với nhauliền mạch Đây là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm Nhân vật tiếptục nhìn lại những gì đã qua một cách trung thực, dũng cảm để nắm chắc các quyluật, tìm tòi các mối liên hệ sâu xa, phức tạp giữa quá khứ và hiện tại, đem lại chohiện tại những điều mới mẻ, tốt đẹp cổ vũ và thúc đẩy hiện tại tiến lên phía trước

Trang 29

Ở phương Tây, M Proust là nhà văn tiêu biểu sáng tác theo dòng ý thức vĩ đạinhất thế kỷ 20 Ông quan niệm dòng ý thức mới là cái chân thực của đời sống vàkhông ngần ngại phơi bày bí ẩn nội tâm con người Sử dụng kỹ thuật sáng tác dòng

ý thức có lẽ thành công nhất thuộc về nhà văn Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn

chiến tranh Nhân vật Kiên đi qua chiến tranh nhưng vẫn không thoát khỏi cuộc

chiến Anh ta kể chuyện bằng những ảo giác và rất nhiều giấc mơ luôn sống động,cựa quậy như hiện hữu Các suy tư và hồi ức lúc trôi miên man, lúc đứt đoạn của

Nỗi buồn chiến tranh không hề có trong tiểu thuyết chiến tranh trước năm 1975.

Kỹ thuật đồng hiện quá khứ, hiện tại được sử dụng khá phổ biến Mình và họ

là tiểu thuyết hiếm hoi viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Hiện thực ở thìhiện tại trần tục nhập nhằng rối bời với thời quá khứ chiến tranh xa xôi, ám ảnh giấc

mơ, hoặc những suy tưởng Câu chuyện trôi theo dòng ý thức của nhân vật Hiếu vớinhiều sự kiện lớn nhỏ, rời rạc, có chuyện nhỏ nhặt, tủn mủn, có chuyện lớn lao vừaxảy ra chốc lát, rồi chuyển sang chuyện khác khiến người đọc rất khó nắm bắt Hiếuluôn sống trong mơ hồ với những tổn thương đau buốt từ ký ức “đội mồ” sống lạitrong cuốn nhật ký của anh trai cộng với những hoàn cảnh, câu chuyện, tâm trạng

đã đi qua đời mình Thật khó khăn khi đọc xong Mình và họ mà có ý định kể lại câu chuyện một cách rành mạch có đầu có cuối, như đã từng kể chuyện Hòn đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, hay Dấu chân người lính của Nguyễn

Minh Châu

Nhân vật Tùng trong Miền hoang cũng là hai con người: Con người bị lạc

rừng sống cùng lũ lang sói lính áo đen Pon Pot và con người của những hồi ức vềgia đình, quê hương, tình bạn, tình mẫu tử ; thậm chí cuộc sống của tương lai vớinhững hình dung, tưởng tượng vô bờ của đám người lạc rừng (Lục Thum – trungđoàn trưởng, Rô – lính áo đen, Sa Ly – cô gái y tá Khơme và Tùng – Quân tìnhnguyện Việt Nam) cũng được kéo gần với hiện tại

Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh lại khám phá những bí ẩn nội

tâm của con người trong các hoàn cảnh khốc liệt, thử thách và chọn lựa Những chấtvấn, tự vấn thường xuyên xảy ra ở nhân vật Tùng, lúc đó quá khứ và hiện tại cũngchính là dòng chảy ý thức – điều mà văn học trước năm 1975 chưa thấy xuất hiện

Trang 30

Ngoài ra, chuyển đổi điểm nhìn trần thuật cũng là một sự vận động không thể

bỏ qua của tiểu thuyết chiến tranh sau năm 1975 Một ngày và một đời của Lê Văn

Thảo là những di chuyển điểm nhìn liên tục với các mảnh chuyện lắp ghép qua lời

kể và trí nhớ của các nhân vật làm sống lại cuộc đời một nữ biệt động vô danh.Tiểu

thuyết Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh có sự dịch chuyển 5 điểm

nhìn trần thuật qua các nhân vật: Lục Thum (trung đoàn trưởng quân PolPot), Rô(lính áo đen), Sa Ly (cô y tá câm người Khơme), Tùng (lính tình nguyện Việt Nam)

và tác giả - nhà văn Năm điểm nhìn là năm tư duy mỹ học, năm giọng kể, nămngôn ngữ riêng Điều này, không bao giờ thấy trong tiểu thuyết chiến tranh trướcnăm 1975

Cũng cần phải nhắc đến mỹ học hậu hiện đại in dấu rất đậm nét trong tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương,

và Miền hoang của Sương Nguyệt Minh Các tiểu thuyết chiến tranh mang dấu ấn

hậu hiện đại thường là những mảnh chuyện rời rạc, lắp ghép, rất khó kể như một cốttruyện có đầu có cuối Hồi ức, ký ức, hiện tại đan xen Đại tự sự bị phá vỡ, bị phânmảnh Đây cũng là một sự vận động, biến đổi của thi pháp tiểu thuyết chiến tranhsau năm 1975

Có thể nói, bên cạnh dòng tiểu thuyết chiến tranh với lối viết truyền thống cócốt truyện mạch lạc, nhân vật có tính cách, cá tính, nghệ thuật hướng tới cái khúcchiết, rành mạch, rõ ràng, thì một dòng chảy tiểu thuyết chiến tranh hết sức mới mẻ,

với những cách tân nghệ thuật rất hiệu quả Chỉ cần khảo sát một số tiểu thuyết Nỗi

buồn chiến tranh, Chim én bay, Mình và họ, Miền hoang cũng đã thấy tiểu thuyết

chiến tranh không những đi vào vùng đất mới – khai thác số phận con người cánhân với tư duy số phận cá thể trong chiến tranh mà thấy sự vận động tiếp cận thựchành các kỹ thuật đồng hiện, kỹ thuật dòng ý thức, kỹ thuật phân mảnh lắp ghép, kỹthuật liên văn bản rất hiện đại, sáng tạo Sự vận động tiểu thuyết chiến tranh đã điđến cái đích cách tân nghệ thuật tiểu thuyết rất đáng ghi nhận thể hiện quá trình: từđơn giản đến phức tạp, từ một chiều đến nhiều chiều, từ ổn định đến biến hóa, từngưng đọng đến phát triển của tiểu thuyết chiến tranh sau năm 1975

1.3.1 Chặng đường sáng tạo của Sương Nguyệt Minh

Trang 31

1.3.1.1 Vài nét về cuộc đời

Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15tháng 9 năm 1958, ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Ông sinh ra vàlớn lên trong một gia đình có chữ nghĩa, hiếu học ở nông thôn Thế kỷ 20 là mộtthời kỳ lịch sử đầy biến động, phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn thời đại và cáccuộc chiến tranh lớn Đất nước Việt Nam và gia đình nhà văn Sương Nguyệt Minhcũng bị cuốn vào những biến động, xung đột của nhân loại Suốt một thời kỳ dài,sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, sau đó nhân dân Việt Nam giành được chínhquyền rồi tiến hành hai cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp chống Mỹ thắnglợi Trong công cuộc xây dựng đất nước thời bình, có nhiều thành tựu, kinh tế, vănhóa, xã hội phát triển, song đất nước ta cũng trải qua những sai lầm mà cuộc cảicách ruộng đất những năm 50 của thế kỷ 20 là một tổn thất và bài học cách mạngđắt giá Gia đình nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng chịu nhiều sóng gió trong cuộcđấu tranh nội bộ về ruộng đất này Ông nội nhà văn bị quy sai là thành phần địa chủ,bị bắt và đưa ra đấu tố trước tòa án nông dân là những người thân và hàng xóm lánggiềng và kết tội là “địa chủ cường hào gian ác, bóc lột và đánh đập nông dân” Rấtmay, sau đó có lệnh sửa sai từ Trung ương, ông nội nhà văn không bị kết tội địa chủnữa, được giải oan và xuống thành phần trung nông lớp dưới

Cải cách ruộng đất dù kết thúc, nhưng hậu quả của nó rất nặng nề trong đờisống tinh thần của người dân quê Suốt những năm tháng tuổi thơ, nhà văn SươngNguyệt Minh sống trong không khí mâu thuẫn dòng họ, xung đột bè phái ở làngquê, và cả sự kỳ thị “con cháu địa chủ” của dân làng Tuổi thơ mặc cảm, cô độctrong kỳ thị, hoàn cảnh gia đình, quê hương và những ngày tháng chiến tranh,nghèo đói ở nông thôn là bất hạnh của con người bình thường, nhưng lại là maymắn với một nhà văn trong việc hình thành tính cách, tư duy nghệ thuật và cá tính

sáng tạo Chúng ta có thể bắt gặp điều này ở tác phẩm đầu tay Nỗi đau dòng họ,

Trang trại lúc mờ sáng của nhà văn Sương Nguyệt Minh Bên cạnh đó, ông là

một người sớm bộc lộ tư chất văn chương Năm lớp 4 (hệ phổ thông 10 năm), ông

đã là học sinh giỏi văn của tỉnh Ninh Bình Ông có ước mơ trở thành nhà văn từthuở ấu thơ và luôn phấn đấu cho ước mơ ấy trở thành hiện thực

Trang 32

Quê hương đói nghèo, nhưng thiên nhiên hoang sơ và những năm giặc giãcũng làm nên các trang văn đằm sâu tình người, lại lung linh đẹp như bức tranhthủy mặc Nhà văn sinh ra và lớn lên ở một làng quê thuần nông Chiến tranh trongcon mắt nhà văn là tiếng gầm rú của máy bay Mỹ, chui hầm trú ẩn, đội mũ rơmcuốc bộ đi học đường dài, các trận bom đạn rơi xuống cầu Bút, xóm làng tan nát,người chết người bị thương, những trận địa pháo cao xạ vạch những đường đạn đỏrực nối đuôi nhau lên bầu trời đen ngòm Nhà văn chứng kiến các cuộc truy điệu liệt

sĩ ở và làng, những cuộc tiễn đưa các chàng trai, cô gái nhập ngũ, và chia li đẫmnước mắt trước ngày ra mặt trận của bố mẹ với con trai con gái, người vợ vớichồng, chàng trai và cô gái yêu nhau Bạn đọc có thể bắt gặp không khí chiến tranh

ở những tác phẩm Ngày xưa nơi đây là cửa rừng, Người ở bến sông Châu và một số đoạn văn hồi ức của nhân vật Tùng trong tiểu thuyết Miền hoang của nhà

văn Sương Nguyệt Minh

Năm 1975, những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhà vănSương Nguyệt Minh lên đường nhập ngũ Khi ông đã mặc quân phục, đã ngủ trongdoanh trại quân đội thì giấy gọi vào đại học mới về đến nhà Ước mơ vào giảngđường đại học tạm thời khép lại Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông bắt đầulàm người lính thực sự ở mặt trận Tây Ninh, và có mặt ở chiến trường K, cùng đoànquân tình nguyện giúp nhân dân Camphuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng dobọn phản động Pon Pot gây ra

Sau những năm tháng ở chiến trường K, nhà văn Sương Nguyệt Minh đượcđiều về nước học trường Sỹ Quan Lục Quân 2, rồi về Học viện quân y công tác Sau

đó, ông còn theo học chuyên ngành Văn học - Đại học Tổng hợp Hà Nội, họcchuyên ngành Xây dựng Đảng - Chính quyền và Nhà nước ở Học viện Chính trị -Quân sự

Nhà Sương Nguyệt Minh cũng đã từng sống những năm gian khó thời bao cấp

mà bất cứ người dân nào ở nước Việt Nam thời kỳ đó cũng đã từng trải qua “Cơm

áo không đùa với khách thơ”, ông đã từng đi buôn trứng vịt lộn, thuốc lá, cắt dánphong bì, khoan nước giếng bán cho khu tập thể, nuôi chim cút, nuôi gà côngnghiệp, quần áo lót phụ nữ

Trang 33

Nhà thơ Vương Tâm viết về chuyện mua bán mưu sinh của nhà văn SươngNguyệt Minh: “ Nhưng không nản, chàng thượng úy Sơn lại dấn thân một chuyếnbuôn nữa, vào tận “Sè Gòn” chơi một quả toàn tập: quần, áo lót đàn bà Một câyvàng làm vốn chứ có ít Đóng liền hai thùng chật ních hàng Sơn ta nghĩ phen nàyquyết làm giàu, không một vốn bốn lời, thì cũng phải một bung thành hai Đúng làtrời không có mắt chẳng ủng hộ người nghèo Hai vợ chồng khênh hàng đi đâu cũngchẳng ai mua Vì sao không biết Mẫu mã ư? Không, rất đẹp mà Chất liệu ư? Đâu

có, toàn vải xịn bóng mượt Hay là giá cả? Hạ lấy vốn cũng chẳng ai thèm” [103].Nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng từng viết về Sương Nguyệt Minh khi ông đi buôntrứng vịt lộn: “Để ngụy trang, chiếc rương đựng quần áo cưới đã được SươngNguyệt Minh mang theo để làm vật chứa hàng Xếp xong mấy trăm trứng lộn,Sương Nguyệt Minh cẩn thận khoá chặt rương, buộc lên phooc-ba-ga rồi gò lưngđạp nhanh Đoạn đường dài hơn trăm cây số, vậy mà nhà văn không cảm thấy mệt

nhọc Trong lòng phơi phới, anh vừa đạp xe vừa ngâm nga câu thơ cải biên : Phen này ông quyết đi buôn… trứng/ vừa bán vừa la cũng đắt hàng… Rồi nhà văn trẻ

nhẩm tính, giá trứng gốc là…, giá bán lẻ là…, tổng lãi sẽ là… Ôi, nhiều quá! Nếutrời thương, chỉ cần vài chuyến là mình sẽ hất chiếc xe đạp Thống Nhất cà khổ này

đi, mua chiếc xe đạp pơ-giô chở vợ con đi chơi cho nó… tao nhã! Vừa về đến nhà,hai vợ chồng bê vội chiếc rương vào nhà, đóng cửa thậm thụt xem hàng Và rồi cảhai vợ chồng cùng rú lên một tiếng hãi hùng trước chiếc rương vừa mở nắp Sauhơn trăm cây số chịu nhưng cú xóc từ con đường dày đặc ổ gà ổ trâu, trong rươngkhông còn một quả trứng nào nguyên vẹn, mà là một khối lẫn lộn lông – máu –trứng lầy nhầy trông phát khiếp Hai vợ chồng mặt méo xẹo hỏi nhau, làm gì với sốtrứng vỡ bây giờ?” [104]

Vừa công tác, vừa mưu sinh và viết văn, các tác phẩm của Sương NguyệtMinh lần lượt in ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Văn Nghệ… Ông đoạt giải cuộcthi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996 Đến đầu năm 1998, ôngđược chuyển về làm biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội Ông bắt đầu mộtgiai đoạn sáng tác mới - sáng tác chuyên nghiệp Lúc này, ông đã có điều kiện thoátkhỏi chuyện mưu sinh cơm áo gạo tiền để toàn tâm toàn ý vào văn chương

1.3.1.2 Quan niệm sống, trải nghiệm và viết

Trang 34

Sương Nguyệt Minh là người đến với văn chương muộn mằn hơn bạn văncùng thế hệ Năm 34 tuổi, ông mới in truyện ngắn đầu tay Theo nhà văn, ông viếtvăn muộn hơn đồng nghiệp đến 15 năm Ông đã từng băn khoăn cắt nghĩa về sựchín muộn văn chương của ông: “Có những lúc tôi cứ nghĩ: Tại sao mình lại lãngphí đến 15 năm không viết văn? Và 15 năm ấy, nếu không là người lính lạc rừnglang thang đói khát, mặt quắt như ngón tay chéo ở những cánh rừng Campuchia,không đi buôn thuốc lá Smit N0 14 từ Phnom Pênh về Chợ Lớn, không đi buôntrứng vịt, buôn pháo từ quê ra phố từ phố về quê, không đi buôn quần áo từ Sài Gòn

ra Hà Nội, không đi khoan nước giếng UNICEF bán cho khu tập thể, không đêmđêm khuya khoắt cắt dán phong bì “đổ” cho căn tin Quân y viện 103, không đi kiếmtiền gạo bạc mặt, cưới vợ đẻ con, lam lũ mưu sinh…mà cứ đèo đẽo viết văn thì cuộcđời mình sẽ ra sao? Đâu là con người đời thường lấm láp, đâu là con người nhàvăn?” [65]

Tuy nhiên, chính sự chậm, muộn in tác phẩm đầu tay lại là một sự cần thiếtvững chắc của đời văn Sống, trải nghiệm rồi mới cầm bút có thế mạnh của ngườidồi dào vốn sống Câu chuyện cuộc đời trải qua, nhặt nhạnh chi tiết, tình huống, điqua mỗi vùng đất là một không gian mới tất cả điều đó được tiếp nhận, được ẩngiấu trong người trở thành tiềm năng, thành quặng và tiếp tục được tôi luyện để chờ

ra đời Vả lại, cuộc sống bao giờ cũng phong phú, sinh động hơn những trang văn Hiện thực cuộc sống luôn có những bất ngờ, rất khó đoán định, bởi chính sựphong phú, sinh động của nó Nếu trải qua, nếu là người trong cuộc thì “chép lạicũng đủ hay” Có thể coi phát ngôn của nhân vật Du - đại đội trưởng với anh chiến

sĩ Tùng, cũng là suy nghiệm của Sương Nguyệt Minh về quan niệm viết văn: “Có lẽanh mày sẽ viết những gì đã chứng kiến Viết bằng tâm thế người can dự trong cuộc

đi suốt cuộc chiến tranh với nỗi phấp phỏng băn khoăn dày vò, chứ không viết bằngthứ tình cảm đi xem người ta đánh nhau rồi sáng tác…” [68; 232 - 233]

1.3.1.3 Tư duy sáng tạo khác biệt và viết cũng khác biệt

Nhà văn Sương Nguyệt Minh quan niệm khác biệt chính là để phân biệtgiữa người này và người khác Khác biệt rất quan trọng đối với bất cứ người viếtvăn nào, tìm kiếm tác giả là tìm kiếm cái sự không giống ai của tác giả Ông luônluôn chú ý, quan tâm và có vẻ yêu thích những giọng hát chòi ra, “phô” ra trong

Trang 35

một dàn hợp xướng Là một người thẳng thắn, ông không ngần ngại trả lời nhữngcâu hỏi khó về nghề văn Khi được nhà thơ nhà báo Hồng Thanh Quang hỏi “Ai làtác giả mà anh cảm thấy tương đồng nhất?” Nhà văn cho rằng: “ Tôi không thấy ai

là tương đồng nhất với tôi Vì các cụ ngày xưa nói “văn là người”, cái tạng, cái khíchất con người ta thế nào thì người ta nói, người ta viết như thế Không khác được.Càng có cá tính, càng khác biệt Nhưng, tôi cùng với nhiều người viết văn cùng thờidễ bị cái đẹp của văn học cổ Trung Quốc, văn học Nga - Xô viết và văn học Phápthế kỉ XVIII, XIX ảnh hưởng Chỉ đến lúc “nhà văn trưởng thành” cảm thấy mìnhphải khác biệt thì mới biết chạy khỏi cái bóng của cha ông Nhưng, cũng không dễđâu” [105]

1.3.1.4 Văn chương là thân phận con người

Thân phận là danh từ Thân phận chỉ địa vị xã hội thấp hèn, hoặc cảnh ngộkhông may mà con người không sao thoát khỏi được, do số phận định đoạt Conngười là chúa tể của muôn loài, nhưng con người cũng có giới hạn nhất định và bấtlực trước thiên nhiên, trước đồng loại Con người sáng tạo ra cái gì cũng chỉ phục

vụ con người Sáng tác văn chương vừa là nhu cầu tự thân thỏa mãn và chia sẻ Mọiđược - mất, vui - buồn, khổ - đau, hạnh phúc - bất hạnh có liên quan đến conngười đều được văn học nghệ thuật phản ánh Từ xưa, thân phận con người đã đivào ca dao, dân ca buồn day dứt: "Thân em như hạt mưa sa/ Hạt rơi xuống đất hạt rangoài đồng"; "Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" Các tác

phẩm văn học hay đi cùng năm tháng như Truyện Kiều, Chinh Phụ ngậm, Tắt

đèn, Bước đường cùng, Nỗi buồn chiến tranh đều nói đến thân phận con người

Dường như cả sự nghiệp văn chương của nhà văn Sương Nguyệt Minh đều

viết về thân phận con người: Mười ba bến nước, Người ở bến sông Châu, Đêm

làng Hạ, và cả tiểu thuyết mới nhất Miền hoang của ông cũng viết về thân phận

con người trong chiến tranh Sương Nguyệt Minh dùng ngòi bút bênh vực phe nướcmắt, dù đàn ông hay đàn bà, yếu đuối, bị bất công, thiệt thòi, mất mát…cũng bênh.Ông đặt mối quan hệ giữa quyền lực và người đẹp, để khẳng định người phụ nữ chỉ

là vật trung gian đổi chác giữa các thế lực chính trị Quan niệm này rõ nhất trong

truyện ngắn Dị hương, Ông cho rằng, thân phận đàn bà trên bàn cờ lịch sử vẫn chỉ

là món hàng của những người đàn ông quyền lực đánh đổi lấy sự bình yên của cá

Trang 36

nhân, của bờ cõi, hoặc đổi lấy đất đai ; vì trong xã hội phong kiến thì mọi ngọn

cỏ, hạt cát cũng là của vua Thực ra, các mỹ nhân ấy đáng thương hơn đáng phục.Khi viết về những thiệt thòi, mất mát, đau thương, khổ ải của con người, nhà vănSương Nguyệt Minh đều nhất quán rằng, văn chương phải phản ánh, nghiền ngẫmthân phận con người rồi như một tuyên ngôn nghệ thuật, ông nói và viết: “Xét đếncùng, văn chương là thân phận con người”

Đối với Sương Nguyệt Minh, ông quan niệm văn chương: “Nhà văn là nhàvăn Nhà tuyên huấn là nhà tuyên huấn Tuyên huấn là một khoa học, một nghềriêng Người làm tuyên huấn được chọn lọc, được học hành đến nơi đến chốn mớihành nghề tuyên huấn được Ông nhà văn đưa nhiệm vụ tuyên huấn vào hành nghềvăn thì văn chẳng ra văn, tuyên truyền chẳng ra tuyên truyền Sống sít, “ngô ngọng”lắm! Nhà văn phản ánh cuộc sống và xây dựng nhân cách tâm hồn con người, gópphần kiến tạo xã hội theo cách riêng của mình; đó là xây dựng hình tượng, hình ảnhnghệ thuật Hình tượng nghệ thuật tác động đến hiện thực đời sống cũng diễn ratheo quy luật riêng, chứ không đi thẳng, đến thẳng, trực tiếp như giảng bài, haytuyên truyền” [105] Sương Nguyệt Minh cho rằng giữa tác giả và tác phẩm có mốiquan hệ với nhau Tác phẩm làm nên nhà văn thì chính tác phẩm đã là một giá trị tựbảo vệ nó rồi, hay nói về lao động nhà văn, ông khuyên bạn nghề: “Nhà văn nàocảm thấy mắc nợ kí ức chiến tranh thì nên viết, viết nhanh đi kẻo tuổi mỗi ngày mộtnhiều, lực bất tòng tâm, viết không nổi” [105] Quan niệm về tự do sáng tác của ôngcũng rất cực đoan Theo ông một khi nhà văn đã nhận tiền rồi thì phải viết theo ýmuốn ông chủ, dù là ông chủ hồi ký hay ông chủ bút cũng thế thôi Muốn tự dosáng tạo tuyệt đối thì tốt nhất là không nhận tài trợ

1.3.1.5 Sương Nguyệt Minh và quá trình tự làm mới văn chương

Sương Nguyệt Minh tự nhận mình là con người cựa quậy, ưa xê dịch,không chịu được cũ mòn, nhàm chán, luôn thích cái mới Chính cuộc sống đầy cátính ưa sự mới lạ của Sương Nguyệt Minh đã làm cho văn chương luôn luôn mới

mẻ Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn không giấu diếm về quá trình sáng tácchưa bao giờ mòn cũ của mình là: “Giai đoạn đầu tôi viết trong trường thẩm mỹ

truyền thống với những tác phẩm như Đêm làng Trọng Nhân, Người về bến sông

Châu, Nỗi đau dòng họ, Mây bay cuối đường Sau đó có sự thay đổi với sự pha

Trang 37

trộn của bút pháp hiện thực, huyền ảo như Nơi hoang dã đồng vọng, Mười ba bến

nước, Dị Hương, hay mổ xẻ, nghĩ ngợi về các vấn đề tâm lý xã hội như tạp văn Đàn ông chọn khe ngực sâu Còn bây giờ là sự thay đổi các điểm nhìn, cách kể

khác biệt ở Miền hoang” [98] Tuy nhiên, chín muộn nhưng sự nghiệp sáng tác của

ông lại rất đáng kể Sau hơn 20 năm sáng tác, đến nay, ông đã in 11 tập truyện ngắn,búy ký, tiểu thuyết như:

Đêm làng Trọng Nhân (tập truyện ngắn, 1998); Người ở bến sông Châu (tập

truyện ngắn, 2001); Trong cơn đại hồng thủy (tập bút ký, 2002); Đi qua đồng

chiều (tập truyện ngắn, 2005); Mười ba bến nước (tập truyện ngắn, 2005); Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (tập truyện ngắn, 2006); Chợ tình (tập truyện ngắn,

2007); Dị hương (tập truyện ngắn in 2009, tái bản năm 2011); Đêm Thánh vô cùng (Truyện ngắn chọn lọc Sương Nguyệt Minh, 2011); Đàn ông chọn khe ngực sâu? (Tập Tản văn, Nxb Văn học, năm 2013); Miền hoang (tiểu thuyết, Nhà xuất bản

Trẻ, năm 2014)

Nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng là người có duyên với các Giải thưởng vănhọc, báo chí Ông đã từng được 14 Giải thưởng văn chương như:

Giải thưởng Tư Cuộc thi Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996

với truyện ngắn Bản kháng án bằng văn Giải A truyện ngắn cuộc thi Truyện ngắn – Bút ký mang tên Cây bút Vàng của Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an (1998 - 2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang Giải 3 cuộc thi Bút ký - Phóng sự của Đài Tiếng nói Việt Nam (2003) với Phóng sự Đêm phà cò Giải 3 cuộc thi Truyện ngắn của Nxb Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của Nxb Giáo dục (2004) với tác phẩm Những bước

đi vào đời Giải 3 cuộc thi Truyện ngắn của báo Văn nghệ (2004) với tác phẩm Mười ba bến nước Giải nhì cuộc thi Bút ký Báo Giáo dục & Thời đại năm 2004,

với tác phẩm Nhọc nhằn reo chữ vùng cao Giải Nhì cuộc thi bút ký Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Bộ đội Biên phòng năm 2003 với tác phẩm Trập trùng miền Tây.

Giải 3 Văn học - Nghệ thuật 5 năm của Bộ Quốc phòng (1999 – 2004) với tập Bút

ký Trong cơn đại hồng thủy Giải 3 Văn học - Nghệ thuật 5 năm của Bộ Quốc Phòng (2004 - 2009) với tập truyện ngắn Mười ba bến nước Giải nhì cuộc thi

Truyện ngắn về Hình tượng người chiến sĩ Công an của Công an thành phố Hà Nội

Trang 38

năm với tác phẩm Chiếc lá xanh rụng cuối ngày Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt

Nam, năm 2010 với tập truyện ngắn Dị hương Giải B Cuộc thi Văn học – nghệ

thuật về biển đảo do Hải quân nhân dân Việt Nam tổ chức với hai tập Bút ký:

Trường Sa - kì vĩ và gian lao; Tàu ngầm Việt Nam – huyền thoại và những câu chuyện lạ năm 2016 Giải thưởng sách hay năm 2015 của Viện nghiên cứu phát

triển Giáo dục (IRED) và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh với tiểu thuyết Miền

hoang Ngoài ra, ông còn được nhiều giải thưởng báo chí khác.

Tìm hiểu sự nghiệp văn chương Sương Nguyệt Minh, có thể thấy ông đi qua

ba giai đoạn sáng tác sau:

Thời kỳ đầu: Bắt đầu là các truyện ngắn Nỗi đau dòng họ, Bản kháng án

bằng văn, Người ở bến sông Châu, Trương hạ Về cơ bản, đây là thời kỳ nhà văn

tràn đầy sức trẻ và cảm xúc, hồn nhiên, trong sáng Văn chương lúc này mang vẻđẹp cổ kính của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19, các nhân vật mang tính cách truyềnthống Bút pháp chủ yếu và kể và tả, tác phẩm nào cũng có cốt truyện, có thể kểđược từ đầu đến cuối

Thời kỳ thứ hai: Ông chú ý nhiều đến tâm lý nhân vật Chất huyền ảo, hiệnthực và lãng mạn pha trộn, đan xen Có thể tìm thấy sự mới mẻ này trong truyện

ngắn: Mười ba bến nước, và đặc biệt là tác phẩm Dị hương Cùng dòng chảy này,

nhưng tiết tấu câu văn ngắn, sử dụng câu đơn nhiều, và thực sự mới lạ ở truyện

ngắn Nơi hoang dã đồng vọng, Đêm mùa hạ tuyết rơi, Ánh trăng xanh trong lò

mổ, Mùa trâu ăn sương

Thời kỳ thứ ba – hiện nay: Là những nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết với

việc chuyển đổi điểm nhìn trần thuật Rõ ràng nhất là tiểu thuyết Miền hoang, có 4

điểm nhìn của 4 nhân vật: Tùng - anh lính quân tình nguyện, Lục Thum - Trungđoàn trưởng của tàn quân Pon Pot, cô y tá Sa Ly - người Khơme, Rô - tên lính áođen, và điểm nhìn trần thuật của nhà văn giấu mình Năm điểm nhìn trần thuật thaynhau quan sát, kể chuyện, thay nhau bộc lộ quan niệm, suy nghĩ, tâm trạng và hànhđộng Cùng với nỗ lực đổi mới bút pháp, là các đề từ ở 88 chương mang tính thôngtấn, mang tính triết lý nhân sinh, cũng là sự mới lạ của Sương Nguyệt Minh

1.3.2 Tiểu thuyết Miền hoang – Giải sách hay năm 2015

Trang 39

Theo như nhà văn Sương Nguyệt Minh tâm sự thì lúc đầu ông chưa định viết

tiểu thuyết Miền hoang, mặc dù vẫn nung nấu, ấp ủ muốn viết một cái gì đó về

chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến trường K Bởi một lẽ cứ mỗi lần ông ngồiviết là lại thấy có một người biên tập đứng ở bên Ông cũng đã viết thử vài chụcdòng, rồi đọc lại cảm giác thích thú, hài lòng nhưng cứ thấy thấp thoáng bóng dángcác nhà văn đi trước như Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh Khôngmuốn bị lẫn vào thế hệ nhà văn chống Mỹ, ông không vừa lòng với những gì đã viết

và đi tìm một cách thể hiện mới Tư liệu, vốn sống trải nghiệm, cảm xúc, ý chí laođộng nhà văn có cả, chỉ thiếu mỗi viết thế nào cho mới

Trong một cuộc đối thoại về Văn học Chiến tranh, nhà văn Nguyễn Văn Thọhỏi: “Cuộc chiến với quân Khơme Đỏ Pon Pot lùi xa đã 25 năm Hơn 20 năm ông

đã viết khá nhiều truyện ngắn, ít nhiều liên quan đến cuộc chiến này, nhưng cho tậntới giờ mới có cuốn tiểu thuyết đồ sộ hơn 600 trang Vì sao độc giả phải chờ đợi lâuthế một trận chiến mà ông là người lính trực tiếp tham gia?” [88; 24] Nhà vănSương Nguyệt Minh trả lời: “Nói thật là trước đây tôi không biết cách thể hiện cuộcchiến này trong tác phẩm của mình như thế nào để trước hết là vừa lòng mình đã.Tôi không muốn lặp lại cách của các thế hệ đàn anh đi trước, nhưng tìm cho mìnhmột cách viết khác và một cái nhìn khác về cuộc chiến này thì tôi vẫn loay hoay,chìm trong nhận thức tìm đường” [88; 25]

Cuộc chiến càng lùi xa, tình hình chính trị, xã hội của thế giới, của đất nước ta

và của Campuchia đã khác thời nhà văn Sương Nguyệt Minh cầm súng, ông nghĩđến sự được - mất, đến sự lãng quên, đến tâm thế người lính đi qua cuộc chiến ởngoài biên giới Cộng với bạn bè cùng nhập ngũ, cùng chiến trường thúc giục, ôngcầm bút viết như một sứ mệnh Theo nhà văn tâm sự lúc đầu ông viết khoảng 300

trang và đặt tên là Rừng Khơme hoang dã có bốn nhân vật lạc rừng: Anh Tùng –

lính tình nguyện Việt Nam bị bắt làm tù binh sau một trận bị phúc kích đẫm máu

Ba nhân vật còn lại là Lục Thum trung đoàn trưởng bị thương gãy một chân, Rô lính áo đen và cô y tá Sa Ly người Khơme Bản đồ, la bàn bị mất, cả bên này và bênkia lạc rừng không có lối ra Các câu chuyện, tình tiết, mâu thuẫn, xung đột, hồi ức,hiện tại diễn ra trong mối quan hệ ấy Và các nhân vật cứ thế hiện dần lên với tínhcách, cá tính khác nhau

Trang 40

-Với câu chuyện như thế, lẽ ra tác giả có thể vừa lòng với một cốt truyện hay,hấp dẫn Nhưng, đọc lại, ông vẫn thấy mình viết cũ, vẫn là lối kể chuyện của nhàvăn giấu mình “biết tuốt”, cái gì cũng biết, của lối văn truyền thống Ông lại thaothức và trong một đêm như có người mách bảo, trong đầu ông lóe lên cách kểchuyện mới: Bốn nhân vật thay nhau kể chuyện: với đại từ nhân xưng: tôi – ta – tao– tui, thêm nhà văn nữa là năm Đặt đề từ mang tính chất thông tấn ở 88 chương nữa

và hoàn thành Tiểu thuyết Miền hoang viết về cuộc lạc rừng, cũng coi như lạc

đường và hành trình tìm đường trong bất lực, tuyệt vọng Nhân vật Tùng tìm đượclối về với thế giới người, thì đồng thời cũng nhận ra một cuộc lạc đường mới, bởi

lúc này anh lại là kẻ lạc loài Đánh giá về sự thành công của tiểu thuyết Miền

hoang, Nhà lý luận - phê bình văn học Lã Nguyên cho rằng: “ điểm độc sáng

trong thiên tiểu thuyết của Sương Nguyệt Minh là nghệ thuật tổ chức điểm nhìn vàchuyển đổi điểm nhìn trần thuật” [71; 16] Nhà thơ Lê Minh Quốc - Trưởng banVăn Nghệ báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh cũng là người lính tham gia Quântình nguyện Việt Nam ở Campuchia nhận định về những người viết trong thời kỳchiến tranh biên giới Tây Nam và chiến trường K rằng: “Cuộc chiến này, hầu nhưchưa được thể hiện nhiều trên các trang viết chưa kịp hình thành một lực lượngviết mới đông đảo như cuộc chiến trước” [101] Nhiều nhà văn cũng khoác áo lính,cũng sáng tác về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam và tham gia Quân tình

nguyện ở chiến trường Campuchia Có thể kể đến: Dòng sông của Xô nét của

Nguyễn Trí Huân, xuất bản năm 1980, là tiểu thuyết đầu tiên viết về đề tài chiếntranh biên giới Tây Nam và chiến trường Campuchia Sau đó, là các tiểu thuyết:

Chiến tranh không phải trò đùa của Khuất Quang Thụy; Bên dòng sông Mê của

Bùi Thanh Minh; Mùa xa nhà của Nguyễn Thành Nhân; Biên giới và Bên rừng

thốt nốt của Nguyễn Quốc Trung Mặc dù có đề cập đến chiến tranh biên giới Tây

Nam và biên giới phía Bắc, tuy nhiên các tác phẩm chưa gây ra hiệu ứng văn họcnhiều, chưa khiến người đọc phải tìm đọc, và các nhà nghiên cứu phải để tâm sức.Trong bối cảnh, đất nước đang cần thiết những tác phẩm viết về chiến tranhđặc biệt là chiến tranh biến giới Tây Nam, nói như Phương Trinh, chúng ta đang cầnnhững tác phẩm “như nén hương tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh vì Tổ

Quốc” [96; 10] Lúc đó, tiểu thuyết Miền hoang ra đời, phần nào góp thêm sự

Ngày đăng: 19/05/2018, 12:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004
23. Nguyễn Hoàng Đức (2014), “Cảm hứng nhân đạo từ một cuộc chiến tranh”, Báo Quân đội Nhân dân, (số 989) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng nhân đạo từ một cuộc chiến tranh”,"Báo Quân đội Nhân dân
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
Năm: 2014
24. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Ly luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
25. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thời đại mới trong văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
26. Nhiều tác giả (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứuvà giảng dạy
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
27. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyền thoại và Văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2007
28. Nhiều tác giả (2015), Thế hệ nhà văn sau năm 1975, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế hệ nhà văn sau năm 1975
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2015
29. Nguyễn Hương Giang (2011), “Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyếtchiến tranh thời kỳ đổi mới”, "Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nguyễn Hương Giang
Năm: 2011
30. Alain Robbe Grillet (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì một tiểu thuyết mới
Tác giả: Alain Robbe Grillet
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1997
31. Nam Hà (2002), “Lại nói về chiến tranh và viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số (564) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại nói về chiến tranh và viết về chiến tranh”," Tạp chí Vănnghệ Quân đội
Tác giả: Nam Hà
Năm: 2002
32. Giang Thị Hà (2011), Đặc điểm truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
Tác giả: Giang Thị Hà
Năm: 2011
33. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
34. Phạm Thị Hoài (1999), Thiên sứ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên sứ
Tác giả: Phạm Thị Hoài
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1999
35. Nguyễn Trí Huân (1988), Chim én bay, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chim én bay
Tác giả: Nguyễn Trí Huân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1988
36. Văn Công Hùng (2015), “Nhân cách người Việt từ một cuộc hội thảo văn học Nghệ thuật”, Báo văn nghệ, số (204) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách người Việt từ một cuộc hội thảo văn họcNghệ thuật”, "Báo văn nghệ
Tác giả: Văn Công Hùng
Năm: 2015
37. Lê Khâm (2007), Bên kia biên giới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bên kia biên giới
Tác giả: Lê Khâm
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2007
38. Lê Khâm (2007), Trước giờ nổ súng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trước giờ nổ súng
Tác giả: Lê Khâm
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2007
39. Chu Lai (1995), “Nhân vật người lính trong văn học", Văn nghệ Quân đội, số (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật người lính trong văn học
Tác giả: Chu Lai
Năm: 1995
40. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn học thời kỳ đổi mới”, Văn học, số (9), tr.44 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về con người trong văn học thờikỳ đổi mới”, "Văn học
Tác giả: Tôn Phương Lan
Năm: 2001
41. Trần Thị Phương Loan (2010), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương NguyệtMinh
Tác giả: Trần Thị Phương Loan
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w