Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn. Tên tiếng Anh: Thoai Son Food One Member Limited. Trụ sở chính: Ấp Sơn Lập, Xã Vọng Đông, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. Được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2011. Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn, đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Nay là Tập đoàn Lộc Trời) tọa lạc trên địa bàn Xã Vọng đông, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. Với diện tích gần 9ha, riêng kho nhà máy có sức chứa 30.000 tấn và công suất chế biến gạo xuất khẩu trên 200.000 tấnnăm, hệ thống sấy với một dãy 5 máy sấy mỗi hệ thống là 2 dãy, công suất mỗi lò là 30 tấnmẽ, 40 tháp sấy với công suất từ 18 đến 30 tấntháp,… với tổng vốn đầu tư dự án lớn, nhà máy được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện qui trình sản xuất từ lúa ra gạo xuất khẩu với các khâu: sấy, bóc vỏ, xát trắng, lau bóng gạo xuất khẩu,… đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đồng thời giải quyết việc làm bình quân cho trên 100 lao độngngày. Đây là mô hình liên kết giữa Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn với bà con nông dân nhằm góp phần giúp nông dân làm giàu và xây dựng gạo thương hiệu, đảm bảo tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Từ mục đích mô hình liên kết ký hợp đồng bao tiêu với nông dân, thông qua việc khảo sát vùng nguyên liệu; Công ty (Tập đoàn Lộc Trời) cung ứng vật tư như đầu tư giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật và hỗ trợ kỹ thuật, đưa đội ngũ “Nhân viên Ba cùng” (Cùng ăn – Cùng ở Cùng làm) hợp tác cùng nông dân xử lý dịch hại trên cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đi đôi đảm bảo chất lượng lúa gạo theo tiêu chuẩn. Trong đó yêu cầu nông dân sử dụng giống xác nhận như các loại Jasmine, BND 9520, OM4300, OM2517, OM4218, CS2000, OM7347, OM6976, AGPPS 103, AGPPS 140,… Khi nông dân thu hoạch mang lúa đến nhà máy để bán và thanh toán hợp đồng đầu tư thì nhà máy chịu chi phí vận chuyển, bốc xếp, sấy và cả bao bì. Đồng thời thực hiện phương thức thu hồi sản phẩm xong mới trừ nợ. Ngoài ra, do công ty chỉ thu mua lúa ở vùng nguyên liệu nên giá cả được ổn định
Trang 1Lời cảm tạ
Qua ba năm học tập chuyên môn tại trường Đại học An Giang Em đã tiếp thu nhữngkiến thức làm cơ sở để áp dụng vào thực tế Trong thời gian thực tập tại Công tyTNHH MTV lương thực Thoại Sơn đã giúp em biết thêm về kiến thức và thực tiễn.Những kiến thức nắm được trong thời gian thực tập là những kinh nghiệm thật quý giá
và hữu ích giúp chúng em có điều kiện đem những kiến thức đã học ở trường lớp kếthợp kiến thức trong quá trình thực tập sẽ tốt hơn cho công việc của em sau này
Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này:
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng quí Thầy, Cô Khoa Công nghệThực phẩm Trường Đại học An Giang Em cũng xin chân thành cám ơn Thầy TrầnThanh Bình đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy cho em trong suốt quá trình hoàn thànhbài báo cáo này Con cũng xin cảm ơn ba, mẹ, người đã luôn ủng hộ và tạo niềm tin
cho con trên suốt quảng đường Đại học Ngoài ra, em chân thành cám ơn Ban Lãnh
Đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn đãtận tình hướng dẫn em trong thời gian qua
Do thời gian thực tập có hạn kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránhkhỏi những sai sót trong đề tài Kính mong được sự nhận xét đóng góp ý kiến của BanLãnh Đạo Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn và quí thầy cô, em xin chânthành cám ơn!
Cuối lời em xin kính chúc quí thầy, cô và các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệpdồi dào sức khỏe, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Nhóm thực hiện
Thoại sơn
Trang 2Mục lục
Trang 3Danh sách hình
Trang 4Danh sách bảng
Trang 5Hình 1: Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn
Chương 1
Tổng quan
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn
Tên tiếng Anh: Thoai Son Food One Member Limited
Trụ sở chính: Ấp Sơn Lập, Xã Vọng Đông, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang
Được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2011 Công ty TNHH MTV lương thựcThoại Sơn, đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Nay là Tậpđoàn Lộc Trời) tọa lạc trên địa bàn Xã Vọng đông, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.Với diện tích gần 9ha, riêng kho nhà máy có sức chứa 30.000 tấn và công suất chếbiến gạo xuất khẩu trên 200.000 tấn/năm, hệ thống sấy với một dãy 5 máy sấy mỗi hệthống là 2 dãy, công suất mỗi lò là 30 tấn/mẽ, 40 tháp sấy với công suất từ 18 đến 30tấn/tháp,… với tổng vốn đầu tư dự án lớn, nhà máy được trang bị phương tiện kỹ thuậthiện đại sẽ đảm bảo thực hiện qui trình sản xuất từ lúa ra gạo xuất khẩu với các khâu:sấy, bóc vỏ, xát trắng, lau bóng gạo xuất khẩu,… đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ sảnphẩm cho nông dân, đồng thời giải quyết việc làm bình quân cho trên 100 laođộng/ngày
Đây là mô hình liên kết giữa Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn với bà connông dân nhằm góp phần giúp nông dân làm giàu và xây dựng gạo thương hiệu, đảmbảo tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Từ mục đích mô hình liên kết ký hợpđồng bao tiêu với nông dân, thông qua việc khảo sát vùng nguyên liệu; Công ty (Tậpđoàn Lộc Trời) cung ứng vật tư như đầu tư giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật và hỗtrợ kỹ thuật, đưa đội ngũ “Nhân viên Ba cùng” (Cùng ăn – Cùng ở - Cùng làm) hợptác cùng nông dân xử lý dịch hại trên cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đi đôi
Trang 6đảm bảo chất lượng lúa gạo theo tiêu chuẩn Trong đó yêu cầu nông dân sử dụng giốngxác nhận như các loại Jasmine, BND 95-20, OM4300, OM2517, OM4218, CS2000,OM7347, OM6976, AGPPS 103, AGPPS 140,… Khi nông dân thu hoạch mang lúađến nhà máy để bán và thanh toán hợp đồng đầu tư thì nhà máy chịu chi phí vậnchuyển, bốc xếp, sấy và cả bao bì Đồng thời thực hiện phương thức thu hồi sản phẩmxong mới trừ nợ Ngoài ra, do công ty chỉ thu mua lúa ở vùng nguyên liệu nên giá cảđược ổn định.
1.1.2 Tình hình và định hướng phát triển công ty
Nhằm bắt kịp xu thế thời đại, nhà máy hiện đang thực hiện giá thu mua linh hoạt, điềuchỉnh kịp thời theo diễn biến thị trường Người nông dân bán tận gốc, tức trực tiếp đếngiao hàng, việc cân đong, xác định tạp chất, độ ẩm,… đều qua thiết bị điện tử và côngkhai, càng tăng thêm lòng tin với công ty có thể nói với cách làm này, công ty nóiriêng và tập đoàn Lộc Trời đã và đang thực hiện mục tiêu hỗ trợ nông dân góp phầntạo điều kiện cho bà con an tâm sản xuất cũng như tập quán canh tác giống có chấtlượng cao, đảm bảo kỹ thuật, đạt chuẩn xuất khẩu Đồng thời, thiết thực góp phần thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nông dân
Trang 7Liên hệ các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ để thực hiện hợp đồng xuất khẩu và liên
hệ khách hàng nội địa để tiêu thụ thành phẩm, phụ phẩm
Trang 81.2.1.4 Phòng hành chánh
Là bộ phận giúp việc cho Ban Giám Đốc xí nghiệp trong công tác tổ chức quản lý vàđiều hành xí nghiệp Trưởng phòng Hành chánh có nhiệm vụ tham mưu quản lýnghiệp vụ, lập kế hoạch phương án theo nhiệm vụ cụ thể do phân công của Ban GiámĐốc xí nghiệp
1.2.1.5 Quản đốc
Là người quản lý cao nhất tại phân xưởng, chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc xínghiệp trong công tác thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo thànhphẩm theo lệnh phân bổ, điều động của xí nghiệp Chịu trách nhiệm về số lượng vàchất lượng hàng hoá, tài sản, kho tàng… Trực tiếp phân công, điều động công nhânphục vụ công tác xuất nhập hàng hoá, đảm bảo tiến độ thu mua, xuất hàng nhằm hoànthành chỉ tiêu kế hoạch của xí nghiệp
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật sản xuất chế biến lương thực, đề xuất biện pháp cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Kiểm tra máy móc, thiết bị trongphân xưởng, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chốngcháy nổ tại phân xưởng
1.2.1.6 Nhân viên ba cùng
Tham mưu cho BGĐ ngành trong việc tuyển chọn vùng nguyên liệu, nông dân, đạidiện nông dân liên hệ và đàm phán ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất thu mua lúa vớinông dân
Hướng dẫn và giám sát kỹ thuật trồng trọt cho nông dân ở các địa bàn từ khâu xuấtgiống đến khâu thu hoạch bảo đảm nông dân tuân thủ quy trình canh tác do công ty đềra
Lập kế hoạch thu hoạch lúa hàng ngày của từng vùng báo cáo đến BGĐ nhà máy.Báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận cho BGĐ ngành và lưu trữ các dữ liệu
1.2.1.7 Tổ kho
Thực hiện đúng các thủ tục, chứng từ sổ sách, có trách nhiệm tổ chức sắp xếp kho,thực hiện tốt quy định về xuất, nhập hàng hoá Ghi chép sổ kho, thẻ kho đầy đủ, rõràng, chính xác, cập nhật hàng ngày Thường xuyên kiểm tra để đề xuất các biện pháp
tu bổ kho tàng nhằm đảm bảo an toàn hàng hoá trong kho, kết hợp với phòng nghiệp
vụ xí nghiệp kiểm kê kho theo định kỳ
1.2.1.8 KCS
Là người trực tiếp kiểm tra chất lượng, đánh giá sản phẩm, giúp Ban Giám Đốc quyếtđịnh giá mua, quy trình công nghệ chế biến hợp lý để sản xuất ra sản phẩm có chấtlượng cao và hiệu quả nhất Theo dõi chất lượng gạo thành phẩm từng ca sản xuất, xâydựng mẫu gạo chuẩn để làm căn cứ cho công nhân kỹ thuật sản xuất Có trách nhiệm
Trang 9lấy mẫu bình quân từng lô hàng theo hướng dẫn thử nghiệm của xí nghiệp, phân tíchchất lượng mẫu, ghi phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập kho.
ra đúng phẩm cấp theo kế hoạch đã được triển khai của xí nghiệp, chịu trách nhiệm về
số lượng, chất lượng gạo thành phẩm và phụ phẩm trong ca chạy máy
Khi có kế hoạch sửa chữa thiết bị máy móc phải báo cáo cho bộ phận quản lý biếtđồng thời lập bảng dự trù chi tiết sửa chữa và được phê duyệt của Ban Giám Đốc thìtiến hành thực hiện
1.2.1.10 Tổ cơ điện
Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, thiết bị, máy móc theo kế hoạch đề ra
Vệ sinh máy móc, thiết bị, nơi làm việc
Mua vật tư, thiết bị, dụng cụ nhằm phục vụ cho nhà máy
Báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận cho BGĐ, và lưu trữ dữ liệu
Trang 101.2.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty
Trang 11Chương 2
Quy trình công nghệ
Trang 122.1 Quy trình sản xuất
Trang 142.2 Giải thích quy trình
2.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu
2.2.1.1 Giới thiệu về nguyên liệu
Vỏ trấu: là lớp vỏ ngoài cùng chủ yếu là các chất xơ, có tác dụng bảo vệ hạt chống lạicác yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài như điều kiện khí hậu, phá hoại của côntrùng, nấm mốc… Độ dày của vỏ trấu cũng thay đổi theo giống Tỉ lệ vỏ trấu thườngchiếm khoảng 17% - 24% khối lượng hạt Thành phần hóa học của vỏ trấu có tỉ lệtương đối cao của silic (SiO2) làm cho các thiết bị bằng kim loại dễ bị bào mòn (Mai
Nội nhũ: nội nhũ bao gồm lớp aleuron và thành phần tinh bột Nội nhũ là thành phầnchủ yếu nhất của hạt thóc với thành phần chủ yếu của nội nhũ là tinh bột (chiếm đến90%) Tùy theo điều kiện canh tác và giống lúa mà nội nhũ trắng trong hay trắng đục(giống hạt dài nội nhũ trắng trong, giống hạt bầu nội nhũ trắng đục) Nội nhũ chiếmkhoảng 72% khối lượng toàn hạt (Mai Lề, 2009)
Phôi: Phôi nằm cuối hạt (ở vị trí cuốn hạt) Phôi có nhiệm vụ chuyển hóa các chất dựtrữ trong hạt thành các chất dinh dưỡng phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển của
nó Phôi là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin… Phôi có cấutạo xốp và dễ hút ẩm nên khi xay xát dễ bị vụn nát thành cám Tùy giống lúa có phôilớn nhỏ khác nhau Thường chiếm 2,2% - 3% khối lượng hạt (Mai Lề, 2009)
Thành phần hóa học: thành phần hóa học của hạt thóc gạo thay đổi rõ rệt theo giốngphân bón kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết từng vụ như chu vi lại trong hạt thócgồm các thành phần sau: Trong thóc trung bình có khoảng 11- 13,5% nước, trên 2%
Hình 2: Cấu tạo hạt lúa
Trang 15lipid, 8 – 9% protid, khoảng 70% carbohydrat, một lượng muối khoáng vitamin và cácenzyme (Mai Lề, 2009)
Lúa tươi được vận chuyển đến nhà máy bằng ghe có bạt che, lúa chứa trong bao docông ty cung cấp, nhân viên ba cùng áp tải lúa từ ruộng về đến nhà máy, bộ phận kiểmtra chất lượng sản phẩm lấy mẫu tại ghe rồi xem hợp đồng mua bán đã ký kết mà kiểmtra các chỉ tiêu chất lượng như: độ ẩm, tạp chất, xanh non, lẫn loại
Mục đích: đảm bảo lúa nguyên liệu mua vào có xuất xứ rõ ràng và chất lượng đạt yêucầu Thuận tiện cho việc tổ chức chế biến, lưu trữ và bảo quản ở các công đoạn sau.Nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm và chế độ vận hànhmáy móc – thiết bị Vì thế, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào là việc làmcần thiết
Việc kiểm tra có thể tiến hành như sau: kiểm tra tình trạng vệ sinh phương tiện vậnchuyển và bảo quản nguyên liệu, nguồn gốc lô nguyên liệu, các chỉ tiêu theo tiêuchuẩn hợp đồng hợp tác đầu tư sản xuất lúa (hợp đồng sản xuất mua bán lúa)
Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu theohợp đồng sản xuất mua bán Thông thường thì kiểm tra độ ẩm, phân tích rạn gãy đểlàm cơ sở quyết định giá mua lúa cho nông dân
2.2.1.2 Thu mua nguyên liệu
Mục đích nhằm thu mua lúa theo thừng thời điểm, đạt sản lượng và giá cả phù hợp vớithị trường Tạo nguồn nguyên liệu sản xuất, chế biến có hiệu quả cho Công ty
Các bước thực hiện:
Người bán sẽ vận chuyển nguyên liệu lại trực tiếp hoặc đem mẫu gạo lại để Công typhân tích về độ ẩm, hạt xanh non Khách hàng mang đến bán, thực hiện đăng kí xếptài và viết vào phiếu mua hàng do người chuyên môn phụ trách
Bộ phận cung ứng sẽ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo các thông số chất lượng trênphiếu mua hàng
Sau khi kiểm tra cho ra hai loại lúa như sau:
Lúa đẹp: ít hạt xanh non, ít tạp chất,
Lúa xấu: nhiều hạt xanh non, nhiều hạt lép và tạp chất,
Nguyên liệu sau khi thu mua được vận chuyển bằng ghe, hoặc các phương tiện chuyêndụng khác, nguyên liệu được cho vào nhà máy để tiến hành sản xuất
2.2.1.3 Kiểm tra lấy mẫu
Trước khi thu mua cán bộ kiểm phẩm sẽ lấy mẫu thực tế theo phương pháp lấy mẫu.Đối với công ty do gần kênh nên chủ yếu là lấy mẫu lúa theo đường thủy, cụ thể là cácghe lúa Sẽ có dụng cụ chuyên lấy mẫu lúa và sẽ tùy theo hình dạng của ghe mà sẽ cócác vị trí lấy mẫu khác nhau
Trang 162.2.1.4 Phân tích, định giá
Mẫu được phân tích và định giá theo các chỉ tiêu cơ bản như: độ ẩm, tấm, hạt ẩm vàng,hạt khác màu… do cán bộ kiểm phẩm được phân công trực tiếp phân tích thực hiện.Cán bộ kiểm phẩm có thể thực hiện kiểm tra phân tích các chỉ tiêu theo hai phươngpháp: phương pháp phân tích, phương pháp cảm quan và phải đảm bảo các chỉ tiêuchất lượng Sau khi phân tích mẫu xong cán bộ kiểm phẩm đưa kết quả cho người phụtrách để trình Ban Giám Đốc nếu đạt chất lượng yêu cầu thì duyệt giá mua hàng
- Màu sắc, mùi vị
Là chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng nguyên liệu, phần lớn lúa cómàu vàng
- Độ ẩm
Là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xay xát gạo Nếu hạt khô thì
độ tan rời khối hạt tốt nhưng kết cấu sẽ cứng, giòn, khi đưa vào xay xát tỉ lệ tấm cao.Nếu hạt có độ ẩm cao thì kết cấu hạt mềm, bở, độ tan rời thấp ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống xay xát Cán bộ mua sẽ dùng máy kett để đo độ ẩm của lúa, hoặc dựa vàokinh nghiệm mà họ dùng phương pháp cắn hạt lúa Lúa có nhiều loại mà có độ ẩmkhác nhau, nhưng thông thường được mua với độ ẩm là 15 – 15.5%
- Tạp chất
Lượng tạp chất trong nguyên liệu nhiều thì hiệu suất làm việc của sàng tạp chất kém,khi qua các thiết bị dễ gây hư hỏng và tổn thất khống càng cao
Trang 17Bảng 1: Một số chỉ tiêu về chất lượng khi nhập lúa
“Nguồn: Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn, 2016”
Nhân viên KCS của công ty sẽ tiến hành đo độ ẩm để tính tiền lúa cho công ty theocông thức quy đổi sau
Công thức tính khối lượng lúa tươi thành khối lượng lúa khô:
MLúa khô = MLúa tươi – [(WLúa tươi – 15,5) x 1.2/100 x MLúa tươi]
MLúa khô: khối lượng lúa khô ở độ ẩm 15,5% (Kg)
MLúa tươi: khối lượng lúa tươi (Kg)
WLúa tươi: độ ẩm lúa tươi (%)
15,5: độ ẩm tiêu chuẩn của lúa (%)
1,2: cứ một độ ẩm sẽ mất đi 1,2% về khối lượng lúa
Thành tiền: Tiền bán lúa = MLúa khô x Giá lúa
2.2.2 Sàng tạp chất
Nguyên liệu (lúa) khi đưa vào dây chuyền sản xuất còn chứa các tạp chất như hạt cỏdại, lá cây, đất cát, côn trùng, mảnh kim loại, dây nilon hoặc các vật liệu trơ khác Cáctạp chất này lẫn vào trong khi thu hoạch, vận chuyển nên làm giảm giá trị của hạt lúa
và hiệu suất thu hồi nguyên liệu, giảm khả năng bảo quản, đồng thời cũng ảnh hưởnglớn đến độ bền của thiết bị
Lúa từ ghe được vít tải khoan lên băng tải ( băng tải treo) chuyển đến sàng tạp chất đểbắt tạp chất nhằm tách các đất, đá, dây buộc còn sót trong lúa, sau đó lúa sạch đượcbăng tải qua bồn chứa tiếp theo băng tải chuyển đến cân (cân tự động mạch điện tử)
để xác định khối lượng cho mẻ sấy (khối lượng lúa tươi cho khách hàng), 1 lần quacân chỉ chứa tối đa 200kg/1 lần xả lúa và số lượng được cộng dồn đến khi đạt yêu cầunhằm giúp thiết bị hoạt động ở khoảng an toàn, độ chính xác cao hơn và lượng lúa đưavào thiết bị sấy sẽ dễ kiểm soát hơn
Trang 182.2.2.1 Hệ thống sàng hai lớp phân chia nguyên liệu thành ba loại
Lớp trên có kích thước 1mm: phần không lọt qua sàng là tạp chất lớnnhư đất đá, rác, vật liệu bằng kim loại, dây bao Phần lọt qua sànggồm gạo và các tạp chất nhỏ
Lớp dưới có kích thước 2,5mm: phần lọt qua sàng là các tạp chất nhỏnhư bông cỏ, bụi, những hạt gạo vụn nát Phần được giữ lại trên sàng
là gạo sạch được đưa vào gàu tải vận chuyển đến các công đoạn tiếptheo
2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất sàng
Các yếu tố về nguyên liệu
Hàm lượng tạp chất trong nguyên liệu: hàm lượng tạp chất trongnguyên liệu quá lớn, sàng tạp chất làm việc quá tải, lượng tạp chấtcòn lại sau khi phân loại nhiều dẫn đến hiệu suất làm sạch của sànggiảm
Loại tạp chất: các loại tạp chất có hình dạng, kích thước giống hạtlúa sẽ khó bị loại ra khỏi khối hạt
Độ ẩm của gạo: độ ẩm của lúa càng cao thì hiệu suất làm sạch củasàng cũng giảm
Bề dày của lớp nguyên liệu trên sàng: khi lưu lượng nguyên liệuxuống sàng càng nhiều thì bề dày của lớp nguyên liệu trên sàngcàng lớn khi đó năng suất của thiết bị cao nhưng bề dày lớp nguyênliệu lớn thì khả năng phân loại kém, khi đó hiệu suất làm sạch củasàng thấp Khi nạp liệu bề dày của hạt trên sàng thích hợp khoảng
10 - 12mm
Các yếu tố về thiết bị
Biên độ dao động của sàng: nếu biên độ dao động của sàng lớn thìtăng khả năng xáo trộn và phân lớp của gạo trên sàng Khi đó, năngsuất và hiệu suất làm sạch của sàng càng cao Nhưng nếu biên độquá lớn, hạt mất khả năng phân lớp thì hiệu suất làm sạch giảm.Tần số dao động của sàng: tần số dao động của sàng lớn thì năngsuất và hiệu suất làm sạch cao và ngược lại
Độ nghiêng của mặt sàng: độ nghiêng của mặt sàng càng lớn thìnăng suất thiết bị cao nhưng hiệu suất làm sạch của sàng càng giảm
và ngược lại Độ nghiêng thích hợp của mặt sàng từ 7 - 1000
2.2.3 Sấy
2.2.3.1 Công đoạn sấy
Trang 19Lúa tươi sau khi nhập kho phải được sấy về độ ẩm yêu cầu trước khibảo quản.
Mục đích: giảm ẩm độ, làm giảm các hoạt động trao đổi chất của lúa,hạn chế vi sinh vật, nấm mốc phát triển để bảo quản Đảm bảo cholúa được bảo quản và giữ được chất lượng tốt
Lúa tươi sau khi nhập kho được đưa vào hệ thống sấy đạt chỉ tiêu về
cơ bản, sau đó được chuyển qua công đoạn xát bóc vỏ tiếp theo Vìvậy, sấy lúa là giai đoạn quan trọng nhất trong hệ thống sau thuhoạch, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và tỉ lệ thu hồi qua tồntrữ và chế biến gạo sau này
Nhân viên kỹ thuật sấy kiểm tra tình trạng lò sấy trước khi vận hành
Hệ thống sấy của nhà máy gồm: máy sấy tầng sôi và tháp sấy
Nhà máy có bốn khu sấy A, B, C và D Mỗi tháp ở các khu có sứcchứa khoảng 30 tấn và có cấu tạo tương dương nhau
Lúa tươi sẽ được chuyển vào máy sấy tầng sôi sau đó nhờ hệ thốngvít tải, bồ đài, băng tải để vào tháp sấy Khi qua máy sấy tầng sôi thì
độ ẩm sẽ giảm khoảng 2% nhờ hơi nóng tù lò cung cấp, mục đíchlàm giảm ẩm độ để cho tháp sấy hoạt động nhẹ hơn Cuối cùng lúa
sẽ được chuyển qua hệ thống tháp sấy
Mỗi khu sẽ có hai lò đốt và mười tháp Cứ năm tháp sẽ sử dụng một
lò đốt Nhiên liệu để đốt trong lò chủ yếu là trấu thu được từ côngđoạn sấy tầng sôi ban đầu Thông thường lượng lúa nhập vào < 30tấn, nhiệt độ sấy ở công đoạn tháp sấy đối với lúa thường từ 42 –
450C và 40 – 450C đối với lúa Nhật, thời gian sấy từ 10 - 24 giờ tuỳ sốlượng lúa và ẩm độ lúa tươi Nhân viên sẽ kiểm tra độ ẩm của lúa vớitần suất 4 giờ/1 lần
Quá trình sấy được lập lại tuần hoàn trong 1 tháp cho đến khi đạt ẩm
độ theo yêu cầu thì dừng lại Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
sẽ đi kiểm tra độ ẩm lần cuối khi kết thúc quá trình sấy Tùy theo yêucầu sản phẩm cũng như giống mà mà sẽ có các độ ẩm đặt ra khácnhau Nhưng thông thường, nếu độ ẩm đạt khoảng 14 – 14,5 sẽchuyển vào kho để bảo quản, nếu không đạt thì phải báo cho tổ sấy
để xử lý
2.2.3.2 Phương pháp kiểm tra mẫu ở tháp sấy.
Lúa sau khi sấy đạt được nhân viên tổ sấy báo đạt, nhân viên KCStiến hành lấy mẫu kiểm tra lại, mỗi tháp lấy mẫu ít nhất bốn lần, mỗilần cách nhau khảng 30 phút, nếu trong bốn lần bình quân mỗi lần
ẩm độ từ 14,0 - 14,5% tùy giống thì cho ra lò (trong đó có ẩm độ lần
Trang 20nào lớn hơn 14,5% thì cho sấy tiếp đến khi tổ sấy báo đạt và bắt đầulấy mẫu đo lại từ đầu).
Trong quá trình lúa ra lò nhân viên KCS phải thường xuyên lấy mẫukiểm tra lại ẩm độ Nếu thấy ẩm độ vượt so với yêu cầu thì ngưng và
đề xuất xử lý
2.2.4 Lưu kho
2.2.4.1 Các yêu cầu khi chất cây hàng
Mục đích: lúa nguyên liệu phải đảm bảo được đóng bao hoặc đưa vàobồn chứa để lưu trữ, không để điều kiện bảo quản tác động đến chấtlượng sản phẩm, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc một cách dễdàng
Lúa hoặc gạo đạt yêu cầu khi tiếp nhận hoặc đạt yêu cầu sau khi sấyđược tịnh vào bao PP jumbo 450 - 580kg đối với lúa hạt dài và 600kgđối với lúa hạt tròn Ưu điểm của loại bao này là trao đổi khí dễ hơn,tránh hiện tượng bốc nóng, cần ít nhân công và giảm chi phí Kiểmtra pallet trước khi sử dụng (pallet không bị gãy, lồi đinh) tránh làmrách bao bì chứa sản phẩm Các bao lúa hay gạo được xếp ngayngắn tạo thành các cây hàng, khối lượng mỗi cây tối đa không quá
250 tấn
Cây hàng phải chất cách tường tối thiểu 1m, cách trần tối thiểu 1,5m, các cây cáchnhau ít nhất 0,5m Các cây phải có dấu hiệu tách biệt nhau tránh nhầm lẫn Chiều caomỗi cây hàng không quá 4 lớp Trong đó, lớp 1 và 2 được phép xếp song song vớinhau, từ lớp thứ 3 trở lên xếp thụt vào 0,5m và xếp xen kẻ bẻ khóa vào nhau để tránh
đổ ngã Chiều cao mỗi cây không được vượt quá 5m Nếu quá cao sẽ làm tăng ẩm độcác bao phía trong gây vàng gạo, gây khó khăn khi chất cũng như lấy ra Hơn nữa, nếuchất cao quá sẽ dễ ngã cây hàng gây mất an toàn lao động
Các lối đi chính trong kho phải cách nhau tối thiểu 2,5m, để đảm bảo sự thông thoáng,
dễ vận chuyển các băng tải bên trong kho Các lối đi chính này thông suốt với các cửakho tạo điều kiện thông gió và vận chuyển hàng hóa
Việc lưu kho bảo quản phải đảm bảo cho lúa hay gạo được thoáng khí, để giải phóng
ẩm độ và nhiệt độ khối hạt sớm đưa khối hạt về trạng thái ổn định Mỗi cây hàng đều
có gắn thiết bị kiểm tra nhiệt độ (dây dò nhiệt) được đặt từ tâm cây hàng ra đến bênngoài và bảng nhận diện thông tin cây hàng
Khi bồn chứa lúa trong kho lưu trữ đầy có thể chứa đỡ lúa trong tháp sấy nhưng chỉtrong thời gian ngắn và trong lúc lưu giữ có thể bị nhiệt từ tháp khác truyền qua làmtăng độ ẩm nên trước khi đưa ra khỏi tháp cần kiểm tra lại ẩm độ cho đạt yêu cầu mớitiến hành đổ tiếp
2.2.4.2 Kiểm tra lúa lưu kho
Trang 21Sau khi lúa sấy xong được chất thành cây hàng trong kho, nhân viênKCS phải xăm đều cây lấy mẫu phân tích lại các chỉ tiêu (tỉ lệ thu hồi,hạt khác màu, rạn gãy, ẩm độ…), ghi kết quả phân tích được vàophiếu kiểm tra hàng hóa lưu kho và coi như đó là lần kiểm tra thứnhất Các lần kiểm tra kế tiếp sẽ được kiểm tra vào hàng tháng đếnkhi cây hàng được xuất hết.
Khi có lệnh sản xuất của cây hàng nào thì nhân viên KCS phải lấymẫu kiểm tra lại các chỉ tiêu chất lượng của cây hàng đó (có thể lấykết quả phân tích của lần kiểm tra lưu kho cuối cùng nhưng khôngquá 10 ngày và phải có kết quả tỉ lệ rạn gãy)
Các cây lúa có thời gian bảo quản trên 90 ngày phải tiến hành đođịnh kì (Độ ẩm, nhiệt độ, mốc, rạn gãy…) để kiểm tra chất lượng câylúa Nếu thấy cây lúa lúa có vấn đề chất lượng thì phải tiến hành chobóc vỏ và sản xuất
Nhiệt độ cây lúa không được cao hơn 36 – 370C và độ ẩm tốt nhất phải vào khoảng
14 – 14,5%
Chỉ tiêu hao hụt của lúa cho phép là 0,3% đối với lúa thơm và 0,2% đối với lúa thôngdụng
Trang 22 Kiểm tra ẩm độ
Trộn đều mẫu tiến hành đo giống như các thao tác đo ở trên
Kiểm tra về cảm quan
Kiểm tra các chiêu tiêu bên ngoài như: mùi, màu sắc, mốc,
Kiểm tra tỉ lệ thu hồi
Tiến hành cân 500g lúa bảo quản và cho đi bóc vỏ, cân lại lần nữalượng gạo bóc vỏ thu hồi Đem gạo đi xát trắng lúa bằng máy xátmini Đem gạo xát trắng vào sàng để phân loại gạo nguyên và tấm
ra, tiến hành cân và tính tỉ lệ thu hồi
Kiểm tra hạt khác màu
Bóc vỏ và xát trắng lúa bằng các máy mini Trộn và chia đều mẫu,cân đúng 25g gạo, chọn các hạt có một phần hay toàn phần có màuvàng chanh, cam hoặc đen, cân và tính phần trăm theo khối lượng
Kiểm tra tỉ lệ rạn gãy
Trộn và chia đều mẫu, sử dụng dụng cụ lấy ra 100 hạt đem đi bóc vỏtừng hạt Đem lại rọi dưới ánh đèn xác định các hạt rạn gãy, từ đóchia tỉ lệ xác định độ rạn gãy
2.2.5 Bóc vỏ
2.2.5.1 Công đoạn bóc vỏ
Mục đích: bóc đi lớp vỏ trấu và các loại tạp chất lớn, tạo điều kiệnthuận lợi cho công đoạn xát trắng được dễ dàng hơn Đáp ứng theoyêu cầu khách hàng về an toàn thực phẩm
Lô lúa nguyên liệu được chỉ định bóc vỏ ra gạo lức sẽ được chuyểnđến hố cấp liệu của dây chuyền bóc vỏ Nhờ vào hệ thống bồ đài vàống dẫn, lúa nguyên liệu sẽ được đưa đến sàng tách tạp chất Tạiđây, các loại tạp chất như: cỏ, rơm rạ, dây nilon, sẽ được tách rakhỏi hạt lúa, sau đó lúa sẽ qua rulô cao su xuống máy bóc vỏ Lúcnày hỗn hợp sẽ gồm gạo bóc vỏ (gạo lức), vỏ lúa (trấu), cám và mộtphần nhỏ lúa còn sót lại Tất cả sẽ được cho đi qua sàng để tách bỏcám, sau đó hỗn hợp sẽ được quạt hút hút những hạt nhẹ như trấu rangoài, còn lại là những hạt nặng như gạo lức được chuyển qua băngchuyền đưa đến công đoạn xát trắng
Thiết bị bóc vỏ lúa là máy xay hai trục cao su
Trang 23Hiệu suất bóc vỏ và gãy nát phụ thuộc vào tốc độ trục nhanh, trụcchậm, kích thước khe hở, điều kiện cấp liệu, và cơ lý tính của lớp caosu.
Lớp cao su cần có độ cứng đồng đều và vừa đủ để tách vỏ hạt,nhưng không làm gãy vỡ nhân, cần có độ dẻo và đai đế tạo được lực
ma sát cần thiết nhưng lại lâu mòn và mòn đều trên suốt chiều dàitrục
Với lúa khe hở thường được khống chế từ 0,4 - 0,75mm
Chú ý khi nhập liệu: lớp hạt từ trong hộc chứa liệu chảy xuống hoặcqua máng cấp liệu hoặc qua trục rải liệu phải được tạo thành lớpmỏng và đều dài suốt chiều dài trục
2.2.5.2 Kiểm tra trong công đoạn bóc vỏ.
Tại công đoạn này, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ tiếnhành lấy mẫu bóc vỏ tại hai hệ thống để tiến hành phân tích Mỗibên, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ lấy 0,5kg Khi phântích nếu tổng tỉ lệ thóc lẫn hai bên vượt quá 50 hạt thì nhân viênkiểm tra chất lượng sản phẩm phải báo cho người vận hành để tiếnhành điều chỉnh lại hệ thống bóc vỏ
Tần suất kiểm tra không quá 2 giờ/lần
Kiểm tra gạo lẫn trong trấu.
Dùng thau nhựa đặt ngay miệng ống thổi trấu Dùng tay xem trongtrấu có lẫn gạo hay không Nếu có thì báo ngay cho nhân viên vậnhành biết để điều chỉnh, sửa chữa máy
Kiểm tra tỉ lệ rạn gãy của gạo lức.
Lấy khoảng 1kg mẫu gạo lức sau khi tách thóc Trộn và chia mẫu, lấyngẫu nhiên 100 hạt nguyên vẹn (không tính hạt xanh non) Đếm sốhạt bị rạn gãy
2.2.6 Xát trắng
2.2.6.1 Công đoạn xát trắng
Trang 24Mục đích: Tăng giá trị thương phẩm cho sản phẩm Tránh được oxi hóa chất béo dolipid ở cám và phôi gây ra.
Gạo sau khi qua máy bóc vỏ được lưu trữ trong silo chứa, sẽ nhờ hệthống gàu tải (bồ đài) và băng tải đưa đến các thiết bị như sàng tạpchất, máy xát trắng
Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình xát trắng gạo là dùng lực cơ học đểbóc lớp vỏ cám bên ngoài của gạo Phương pháp dùng lực cơ học tácđộng để xát gạo thì khi xát, nhờ tác dụng của lực ma sát của hạt gạo
và lưới mát xát, các hạt gạo chà xát lẫn nhau khi chuyển động làmcác lớp vỏ hạt và phần lớn eleuron được tách ra
Tỉ lệ thu hồi cám khô sau quá trình xát trắng là khoảng 5 - 7%
Trong hệ thống xát trắng không khí được hút vào buồng xát một mặt
có tác dụng tách cám ra một cách triệt để và mặt khác có tác dụnggiải nhiệt hạt gạo
Cám được tách ra trong công đoạn này là cám khô và sẽ được quạthút ra qua lưới xát vào hệ thống cyclone
2.2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xát trắng của gạo.
Vận tốc vòng quay của côn xát: vận tốc vòng quay lớn, vận tốc bềmặt làm việc lớn thì khả năng xát trắng càng nhanh, năng suất caonhưng dễ bị gãy nát Vận tốc bề mặt làm việc phụ thuộc vào đườngkính côn xát Đường kính lớn vận tốc bề mặt làm việc cao nhưngkhông nên vượt quá giới hạn 14m/s khi đó làm cho hạt bị gãy nhiều.Thường vận tốc vòng quay thích hợp từ 350 – 500 vòng/ phút
Số lần xát: muốn bóc lớp vỏ cám phải tạo ra áp suất trong buồng xát áp lực lớn Gạoxát càng trắng thì áp lực trong buồng xát càng lớn Do đó, để thu được gạo có độ trắngcao, loại bỏ được sọc đỏ trên hạt và đồng đều, tỉ lệ gạo nguyên lớn, thì phải xát nhiềulần Nhưng để đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu suất làm việc thì nhà máy thường xáttrắng ba lần là pass một, pass hai và pass ba Việc khống chế mức bóc cám qua các lầnxát là không giống nhau, lần xát đầu luôn có mức bóc cám cao hơn các lần xát sau.Rây cám: rây cám có tác dụng để cám thoát ra trong khi xát và tăng cường trở lực củabuồng xát Do đó cách sắp xếp và kích thước lỗ rây cám có ảnh hưởng nhất định đếnhiệu suất xát gạo Lỗ rây nhỏ thì cám khó thoát, lỗ rây lớn thì hạt gạo sẽ lọt qua râytheo cám, hoặc dính vào rây và bị gãy
Khe hở giữa dao đá và côn xát: nếu khe hở này có khoảng cách càngnhỏ thì áp lực trong buồng xát sẽ càng tăng Do vậy, mức xát trắng
sẽ càng cao nhưng tỉ lệ gãy hạt cũng tăng theo Sau một thời gianhoạt động, dao xát bị mòn làm tăng khe hở giữa dao xát và côn xát,
Trang 25lúc này sẽ làm giảm mức xát trắng Vì vậy, cần phải điều chỉnh lạikhe hở giữa dao xát và côn xát cho thích hợp.
Lưu lượng nguyên liệu: lưu lượng nguyên liệu vào càng nhiều năngsuất tăng, nhưng mức xát trắng giảm vì lúc này mật độ trong buồngxát cao nên làm giảm sự ma sát giữa hạt với côn xát và lưới xát Do
đó, sự nạo gọt bề mặt kém Ngược lại, nếu lưu lượng nguyên liệuxuống ít làm giảm áp lực trong buồng xát, khi đó mức xát trắng cũnggiảm Vì vậy, phải điều chỉnh lưu lượng xuống cho phù hợp để đảmbảo năng suất và hiệu quả của thiết bị
Tỉ lệ gạt đỏ trong gạo lật: hạt gạo đỏ có vỏ cám dày hơn và bámchắc hơn vào nội nhũ hơn các loại gạo thông thường Vì vậy, nếu tỉ lệhạt đỏ trong nguyên liệu cao sẽ làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyênrất nhiều khi xát trắng và ảnh hưởng đến chất lượng gạo thànhphẩm
2.2.7 Lau bóng
2.2.7.1
Công đoạn lau bóng
Hạt gạo sau khi xát trên bề mặt còn có những lớp gợn do sự ma sát giữa mặt đá và hạttạo thành các rãnh cám nhỏ Sự có mặt của những hạt cám này gây khó khăn cho quátrình bảo quản, vì cám hút nước nhanh dễ bị ôi làm giảm giá trị thương phẩm và giá trị
sử dụng của gạo Do đó, gạo sau khi xát cần phải được đánh bóng để tách các hạt cámnày làm cho bề mặt hạt gạo nhăn, đẹp và đồng nhất, làm tăng giá trị cảm quan và khảnăng bảo quản hạt
Hiện nay nhà máy dùng phương pháp đánh bóng ướt bằng cách sử dụng nước phunvào khối gạo đang bị chà xát tạo môi trường ẩm Trong môi trường này, lớp cám đượctách ra dễ dàng hơn do bề mặt gạo mềm hơn
Nhà máy thực hiện lau bóng ba lần Ở máy lau bóng bộ phận vận hành máy điều chỉnhvan chặn gạo, tốc độ gạo ra, áp lực trong buồng lau, lượng nước phun sương, van giósao cho gạo được giữ trong buồng lau ở mức độ hợp lý vì nếu lượng nước phun sươngnhiều quá sẽ làm gạo bị dính nhưng nếu nước ít quá sẽ làm hạt gạo bị sọc trên bề mặtkhông đạt giá trị cảm quan Lớp cám được bóc ra và gạo được lau bóng nhờ sự ma sátgiữa gạo với gạo, gạo với lưới kim loại cộng với nước phun sương Cám tách ra trongcông đoạn này cũng được quạt hút hút ra qua khe hở của lưới vào hệ thống cyclone, tathu hồi được cám ướt
Gạo sau khi lau bóng lần một, sẽ tiếp tục theo hệ thống bồ đài đến máy lau bóng lầnhai và lần ba Tiến trình cũng được thực hiện như trên
Cũng giống như công đoạn xát trắng, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ lấymẫu để tiến hành phân tích hạt nguyên, hạt gãy để điều chỉnh thiết bị cho phù hợp
Trang 26Đồng thời, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng kiểm tra độ bóng của hạt gạodựa vào cảm quan Thông thường độ bóng kiểm tra ở máy lau bóng lần ba.
2.2.7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lau bóng gạo
Lưu lượng nguyên liệu: nếu nguyên liệu xuống nhiều quá, lượng cám tách ra nhiều,thu hồi không triệt để, có thể sẽ gây hiện tượng bó cám làm kết quả lau bóng khôngđạt yêu cầu
Vận tốc trục máy: vận tốc trục máy bảo đảm khả năng xáo trộn trong buồng lau bóngtốt, sản phẩm đạt yêu cầu
Lượng nước cung cấp: lượng nước cung cấp vào buồng lau bóng phải bảo đảm hóasương đúng thời gian, đúng liều lượng thì kết quả lau bóng tốt và không gây ẩm gạo.Nếu lượng nước thiếu, hạt gạo không bóng, có nhiều bụi, gạo trở nên nóng và bị rạngãy
Nếu lượng nước vừa, hạt gạo bóng, ít bụi bám trên hạt gạo
Nếu lượng nước dư, hạt gạo ẩm, dễ làm nghẹt lỗ lưới
Điều chỉnh quả đối trọng: việc điều chỉnh quả đối trọng nhằm thay đổi áp lực trongbuồng lau bóng Nếu áp lực lớn thì lực ma sát càng lớn, độ trắng bóng của gạo càngcao nhưng hạt gãy nát nhiều
2.2.7.3 Kiểm tra công đoạn xát trắng, lau bóng
Dùng tay lấy khoảng 1kg mẫu tại mỗi công đoạn: sau khi qua xáttrắng, lau bóng
Tần suất lấy mẫu: 2 giờ/lần
Kiểm tra lau bóng
Kiểm tra cảm quan độ bóng của từng công đoạn
Trang 27Đầu tiên gạo sẽ được vào hệ thống sàng đảo Hệ thống sàng đảo có năng suất 6-8tấn/giờ, công suất 2,8KW gồm bốn lớp lưới với các kích cỡ khác nhau Gạo từ trên quahai lớp sàng trên cùng các hạt gạo cội sẽ được giữ lại và theo đường ống đẫn tới gàutải Phần còn lại xuống lớp sàng thứ ba, ở đây các hạt gạo nằm trên mặt sàng sẽ đượcđưa xuống trống bắt tiếp tục Các hạt nằm trong mặt sàng thứ ba sẽ đưa xuống lớpsáng cuối cùng, những hạt nào rớt khỏi mặt sàng này sẽ là tấm 1 và những hạt còn lại
sẽ là tấm 2 (tấm mài)
Tấm mài (những mảnh gãy, vỡ của gạo) được phân riêng khi qua sàng đảo, gạo đượcgiữ lại và theo ống chuyển đến bồ đài
Bảng 2: Các cỡ tấm tương ứng với các lỗ lưới
Lớp lưới Kích thước lỗ lưới (mm) Mục đích
2.2.8.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của sàng đảo
Vận tốc của sàng càng lớn thì hiệu suất và năng suất phân loại càng cao
Độ nghiêng của mặt sàng càng lớn thì năng suất càng cao nhưng hiệu suất lại giảm.Lượng nguyên liệu xuống sàng càng nhiều, hiệu suất phân loại càng giảm
Trang 282.2.8.3 Kiểm tra công đoạn sàng đảo (tách tấm)
Dùng tay lấy khoảng 1kg gạo sau khi tách tấm Trộn và chia mẫu, cân đúng 25g gạomẫu Dùng tay hoặc sàng tách các hạt tấm Kích thước hạt tấm theo từng loại sảnphẩm Cân và tính phần trăm theo khối lượng
2.2.9 Trống phân loại.
Hỗn hợp gạo và tấm được đưa vào trống phân loại để tách tấm Khi trống hoạt động,những hạt tấm mắc vào lỗ lõm bên trong của trống, nhờ chuyển động xoay tròn trêntrục vít tải, tấm được đưa lên trên và rơi xuống máng hứng kim loại hình chữ V, gạo vàtấm có kích thước lớn hơn 4,65mm, do có độ dài hơn đường kính của lỗ lõm và nặngnên trượt xuôi theo chiều nghiêng của trống và theo đường ống tiến tới bồ đài chungvới gạo cội Bồ đài sẽ vận chuyển gạo thành phẩm đến các bồn chứa thành phẩm.Tấm nhỏ được gài trong lỗ lõm của trống được đưa lên phía trên và rơi dần xuốngmáng hứng nhờ trọng lực (tấm có kích cỡ lớn hơn sẽ rơi xuống trước, tấm có kích cỡnhỏ hơn rơi sau) Sau quá trình này ta thu được tấm một
Chú ý: nâng máng hay chỉnh tốc độ trống chậm lại thì bắt tấm ít Hạ máng hay chỉnhtốc độ nhanh hơn thì bắt tấm nhiều Nếu gạo dư tấm thì hạ máng hay chỉnh tốc độnhanh hơn, nếu gạo thiếu tấm thì nâng máng hay chỉnh tốc độ chậm lại
Đây là công đoạn quan trọng để kiểm soát lượng tấm, nhân viên kiểm tra chất lượngsản phẩm thường lấy mẫu để phân tích ở công đoạn này Chỉ tiêu ưu tiên để kiểm tra làlượng tấm Tuỳ vào hợp đồng mà nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ bắt tấmcho phù hợp Thông thường lượng tấm khi phân tích phải < 3,2% Vì đây là công đoạncuối cùng để tách tấm, nếu lượng tấm nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng
2.2.10 Máy tách màu
2.2.10.1
Công đoạn tách màu
Tùy theo điều lệ của hợp đồng mà có hoặc không có qua giai đoạn tách màu Nhà máy
sử dụng hai hệ thống máy tách màu là Satake GS và Buhler z+
Mục đích của công đoạn tách màu là loại bỏ những hạt bạc bụng, vàng, hư theo hợpđồng sản xuất
Nguyên lý cơ bản của máy tách màu là hệ thống cảm ứng Camera CCD có độ phângiải cực cao, lưu điểm ảnh nén và truyền thông tin đến van thổi khí tự động, thổi cáchạt khác màu ra ngoài, với năng suất 6-8 tấn/giờ
Tuỳ theo yêu cầu mà gạo sau khi phối trộn sẽ đưa vào máy tách màu Gạo sau khi quamáy tách màu sẽ có chất lượng đồng đều về màu sắc, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu qua cácnước khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật,
Tại công đoạn này nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ tiến hành lấy mẫu gạo
để kiểm tra Tuỳ theo chất lượng gạo mà nhà máy sẽ tiến hành tách màu bao nhiêu lần
Trang 29Các chỉ tiêu chủ yếu để kiểm tra trong giai đoạn này là: hạt vàng, hạt hư, bạc bụng.
Bảng 3: Chỉ tiêu chất lượng của gạo trắng (Gạo hạt dài, 5% tấm)
“Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 5644:2008”
2.2.10.2 Kiểm tra công đoạn tách màu
Dùng tay lấy khoảng 1kg gạo sau khi tách màu Kiểm tra tạp chất trên sàng 1,5mm.Trộn và chia mẫu Cân đúng 25g mẫu, phân tích các chỉ tiêu chất lượng theo chỉ tiêuchất lượng bán thành phẩm, thành phẩm hoặc theo yêu cầu của từng đơn hàng
Tần suất lấy mẫu: 2 giờ/lần
Hóa chất nhà máy sử dụng ở đây là Aluminium Phosphide (AlP) hoặc Methyl Bromide(CH3Br) Nhà máy sẽ tiến hành lấy lấy bạt phủ kín toàn bộ cây lúa, dán keo ở chân bạt
và để dấu hiệu nguy hiểm khi được lại gần trong suốt thời gian hun trùng, thường thì
từ 168 giờ – 7 ngày
2.2.12 Sàng đá
Sau khi tách màu thì gạo sẽ được chuyển vào sàng đá Sàng đá được thiết kế dựa theo
sự khác biệt về tỷ trọng giữa đá, sạn và lúa, gạo bằng cách dùng lưới có cánh được đặtnằm nghiêng và chuyển động tịnh tiến kết hợp với luồng gió mạnh thổi xuyên qua lỗlưới để tách đá, sạn lẫn trong lúa hoặc gạo
Qua công đoạn này các tạp chất lẫn trong gạo sẽ được loại bỏ một cách đáng kể
Trang 30Gạo thành phẩm sau công đoạn sàng đá sẽ được trữ trong các silo trước khi đóng gói.Gạo đóng gói trên bao bì theo yêu cầu của khách hàng hoặc trên bao pp, PE Gạo saukhi đóng gói được xuất kho ngay hoặc nhập kho bảo quản và lưu trữ chờ xuất kho.Việc đóng gói có thể theo TCVN 5646/1992 hoặc theo các yêu cầu riêng của Công tynhư sau:
Bao bì chứa gạo là bao PE, pp hoặc PA nguyên vẹn, không rách, bao phải bền chắc,khô sạch (không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ)
Bao chứa gạo xuất khẩu hoặc cung ứng xuất khẩu được sử dụng là loại bao mới chưaqua sử dụng, kích cỡ, trọng lượng bao do khách hàng quyết định
2.2.13.2 Máy dò kim loại
Gạo sau khi đóng gói được vận chuyển bằng băng tải qua máy dò kim loại Gạo saukhi qua máy dò kim loại được xuất kho ngay hoặc nhập kho bảo quản và lưu trữ chờxuất kho
Trước khi sử dụng máy dò kim loại phải cho máy làm quen với từ trường của sảnphẩm Tùy theo từng sản phẩm hay khu vực khác nhau thì từ trường khác nhau Ví dụ,với bao 25kg thì từ trường khoảng 300 đơn vị điện từ hay với bao 50kg thì là 450 đơn
vị điện từ, nếu vượt qua mức trên máy sẽ báo sản phẩm bị nhiễm
2.2.13.3
Phương pháp đóng gói.
Máy đóng gói là một dây chuyền tự động cân định lượng gạo, cho vào bao (đã dánnhãn), ghép mí Gạo được cung cấp vào máy qua phễu Sau đó, nhờ trọng lực gạo chảyxuống hệ thống cân tự động Cân tự động có thể điều chỉnh khối lượng gạo Sau khiđịnh lượng xong, gạo được trút vào bao và ghép mí lại
Sai số cho phép trong bao gói theo Quyết định 30/2002/QĐ - BKHCNMT ngày17/05/2002 về việc ban hành "Quy định về đo lường đối với hàng đóng gói sẵn địnhlượng theo khối lượng hoặc theo thể tích"
Đối với gạo bán lẻ tại thị trường trong nước, tùy theo yêu cầu của khách hàng có thểđóng trong túi pp từ 10 - 50kg được may bằng chỉ cotton hoặc bao PE 5kg và 25kg.Miệng bao được ép chắc chắn bằng máy ép nhựa đảm bảo không rơi vãi trong quátrình vận chuyển
Trang 312.2.13.4 Kiểm tra chất lượng gạo thành phẩm
Tổ KCS định kỳ dùng lấy mẫu gạo từ các bao xuất đem đi kiểm tra
Trong quá trình xăm lấy mẫu, nhân viên KCS thông qua kinh nghiệm quan sát các mẫugạo Quan sát màu sắc, tỉ lệ tấm, tạp chất, hạt hư, bạc bụng…so với mẫu gạo xuấthàng
Tiếp theo dùng máy đo độ ẩm phân tích độ ẩm của gạo, đo lập lại nhiều lần rồi lấytrung bình
Tổ KCS tiến hành trộn mẫu thật đều chia mẫu rồi lấy 25 gam gạo đi phân tích Phânloại ra các hạt gạo nguyên, tấm, hạt bạc bụng, hạt hư, hạt sọc đỏ, tạp chất… Sau đó,cân khối lượng của từng loại rồi tính ra phần trăm
Tổ KCS luôn theo dõi quá trình xuất hàng để đảm bảo độ đồng đều chất lượng của gạoxuất và uy tính công ty
Bảng 4: Một số nguyên tắc cơ bản khi lấy mẫu
Khối lượng lô hàng Số mẫu nguyên thủy cần phải lấy
Dưới 10 bao Lấy mẫu ở tất cả các bao
Từ 11 đến 100 bao Ít nhất là 5 bao lấy 1 mẫu, nhưng không lấy ít hơn 10 mẫu
Trên 100 bao Ít nhất là 10 bao lấy 1 mẫu, nhưng không lấy ít hơn 20
mẫu
“ Nguồn: Chế biến ngũ cốc sau thu hoạch của Hà Thanh Toàn, 2002”
Các tiêu chuẩn gạo thành phẩm theo quy định
Tùy theo loại nguyên liệu đem sản xuất mà có thể thu được các dạng sản phẩm vớichất lượng khác nhau, thông thường gạo thành phẩm được đánh giá theo tiêu chuẩnViệt Nam Ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện của hợp đồng mà ta có các tiêu chuẩnchất lượng gạo thành phẩm khác nhau Gồm có các loại: 5%, 15%, 20%, 25%
Trang 32Bảng 5: Tiêu chuẩn chất lượng gạo thành phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam
Chiều dài trung bình (mm) 6,2 6,2 6,2 6,2 6,2
“Nguồn: QĐ số 61/QĐILTTPAG, 2011” 2.2.14 Bảo quản (Kho gạo)
2.2.14.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo
Các sắp xếp, bố trí ở kho gạo và kho lúa gần như là tương đồng nhau Các sản phẩmkhác nhau sẽ được làm dấu theo màu bao và pallet:
Bảng 6: Các loại gạo tương ứng với màu bao
Loại
gạo Gạo thành phẩm phẩm và gạo phếGạo bán thành Tấm
Lưu trữ tốt nhất ở ẩm độ 14% nếu độ ẩm tăng sẽ gây ra hiện tượng bó cám, bóc nóng,
ẩm vàng khắc phục bằng cách đem gạo đi lau bóng lại, trường hợp ẩm độ tăng caotrong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến nấm mốc Nếu lượng nấm mốc ít, ta tiếnthành nhanh các quá trình để xuất gạo đi (gạo kém chất lượng) còn trường hợp nấmmốc nhiều sinh ra độc tố thì phải tiêu hủy ngay (hủy khi có hiện tượng nấm mốc).Nhiệt độ khoảng 30 – 400C sẽ thúc đẩy nhanh quá trình ôi, phân hủy chất béo Đặc biệt
là gạo xát không kỹ Do đó, nhiệt độ này củng rất thích hợp cho nhiều loại nấm mốc và
vi khuẩn gây chua phát triển Muốn hạn chế được những quá trình gây hư hỏng củagạo trong bảo quản thì phải khống chế nhiệt độ không quá 30oC
Trang 33Trong thời gian bảo quản, bản thân gạo củng có những hoạt động làm ảnh hưởngđến gạo như quá trình hô hấp Trong quá trình hô hấp làm tiêu hao lượng chấtkhô, đồng thời làm tăng khí cacbonic, tăng ẩm cũng như nhiệt độ trong khối hạt.
Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, các quá trình sinh hóatrong nông sản, thúc đẩy sự giảm phẩm chất gạo
Chuột là một loại động vật gây tác hại nhiều về mặt đến con người Nếu khôngđược bảo quản tốt và có biện pháp phòng trừ, diệt chuột hợp lý thì chuột có thểgây tổn thất nhiều về số lượng cũng như chất lượng của gạo
2.2.14.2 Những dạng hư hỏng của gạo
Gạo bị tụ cám
Hiện tượng: là gạo thành phẩm được bảo quản trong thời gian dài nên cám tụ lại trên
bề mặt gạo
Tác hại: làm giảm độ sáng và độ sạch của hạt gạo
Biện pháp xử lý: trước khi tiêu thụ, cho gạo qua máy lau bóng để làm sạch lớp cámbên ngoài
Cách khắc phục: chế biến gạo đến độ ẩm an toàn trước khi đưa vào kho bảo quản dogạo có độ ẩm cao sẽ dễ bị tụ cám khi bảo quản
Gạo bị mốc.
Gạo có chứa một hệ thống nấm mốc rất quan trọng mà từ lâu người ta đã nhận thấy cókhả năng kháng sinh hoặc có tính độc So với thóc thì gạo không có lớp trấu bảo vệ,các chất dinh dưỡng ở lớp ngoài của gạo lại nhiều nên rất dễ bị mốc Qua thời gianphân tích người ta đã phân lập được nhiều loài mốc khác nhau
Nguyên nhân: do gạo thành phẩm chất thấp, độ ẩm cao Đặc biệt là vào mùa mưa.Cách khắc phục: chúng ta phải kiểm tra thường xuyên kho bảo quản, gạo bảo quản cầnphải khô ráo và kho bảo quản phải thông thoáng
Gạo bị sâu mọt.
Gạo đã có mọt là gạo không đảm bảo chất lượng, về nguyên tắc loại gạo này không sửdụng cho người ăn mà coi như đó là gạo đã nhiễm bẩn, gạo đã bị mọt ăn rồi thì khôngcòn đủ chất dinh dưỡng nữa mặt khác các côn trùng thông thường đều mang trên
Trang 34người những con virut, vi nấm, những loại này thường ảnh hưởng tới sức khỏe củangười tiêu dùng.
Nguyên nhân: do bảo quản gạo trong thời gian dài, vệ sinh kho không sạch sẽ
Biện pháp xử lý: phun xịt hoặc xong khói để loại trừ mọt
Cách khắc phục: sâu mọt rất dễ xâm nhập và phát triển ở gạo Vì vậy cần phải thựchiện tốt các biện pháp như: sát trùng kho cẩn thận, vệ sinh, thực hiện tốt chế độ cách
ly, không để gạo có sâu mọt với gạo không có sâu mọt,… Và phải kiểm tra thườngxuyên
Gạo bị bốc nóng.
Nguyên nhân: do gạo bảo quản chất xếp lô lớn Mặt khác, gạo bị ẩm hay mốc cũng rất
dễ xảy ra hiện tượng bốc nóng
Biện pháp: phải tìm nguyên nhân gây ra bốc nóng để có biện pháp xử lý thích hợp.Nếu do chất xếp lô quá lớn, bị ẩm phải tích cực thông gió tự nhiên hoặc thông giócưỡng bức, để có hiệu quả cao cần sang lô hoặc giảm bớt chiều cao cây gạo
Cách khắc phục: bảo quản gạo ở độ ẩm an toàn, thường xuyên thông gió và kiểm trađịnh kì
2.3 Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng gạo
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Thu mua lúa: Khi nông dân đem hợp đồng mua bán đến phòng kiểm tra chất lượng sảnphẩm thu mua thì nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ chuẩn bị xiên lấy mẫulúa Sau đó, hai bên cùng đến ghe để lấy mẫu Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm
sẽ dùng xiên lấy mẫu đều trên ghe hàng Nếu ghe của một chủ thì nhân viên sẽ xiên lúatheo hình zic zắc Trường hợp ghe lúa từ hai chủ trở lên thì sẽ lấy mẫu tại mỗi chủ ởnăm điểm khác nhau Sau đó cho vào thùng chứa mẫu đem về phòng phân tích
Nhân viên kiếm tra chất lượng sản phẩm sẽ tiến hành đo độ ẩm cho nông dân, phântích các chỉ tiêu: tạp chất, hạt xanh non, hạt rạn gãy Thông thường thì khi đo độ ẩm sẽlàm cơ sở quyết định giá mua lúa cho nông dân Có hai hình thức ở nhà máy là gửi lúalại hoặc bán Khi hai bên đồng ý về hình thức gửi lại hoặc bán lúa thì nhân viên kiếmtra chất lượng sản phẩm sẽ tiến hành báo cho bộ phận nhập hàng để nhập lúa
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu lúa hoặc gạo từ cây
Dùng xiên ngắn (đường kính 1,6cm dùng xăm lúa, l,4cm dùng xăm gạo) xăm đều bốnvách ở cây, mỗi vách nên tạo thành hai đường chéo và lấy từng điểm trên hai đườngchéo đó hoặc lấy theo hình zic zắc ở mỗi vách
Đối với những cây hàng cần xác định kỹ thì nên móc các bao từ bên trên xuống từ 5
-10 lớp bao ở giữa cây hàng, sau đó xăm hết tất cả các bao bên trong khoảng trống cácbao vừa được lấy ra
Trang 35Có 2 cách trộn mẫu: trộn bằng tay hoặc trộn bằng máy trộn.
Trộn bằng tay: cho gạo hoặc lúa ra bàn rồi dùng bay trộn mẫu thật đều, sau đó chiamẫu theo đường chéo thành bốn phần và lấy hai mẫu đối đỉnh
Trộn bằng máy đóng van cản lại, đổ gạo hoặc lúa vào máy và mở van Cách trộn nàylàm cho mẫu phân tích ngẫu nhiên, chính xác và nhanh hơn khi trộn tay
Sau khi chia nhỏ mẫu, dùng cân điện tử cân 25g để tiến hành phân tích các chỉ tiêu
Trang 362.3.4 Phương pháp sàng tấm
Mẫu sau khi cân sẽ được trải đều ở phía đầu trên của sàng, sau đó nghiêng sàng mộtgóc 45° rồi lắc sàng qua lại nhiều lần đến khi tấm được giữ lại ở những khe nhỏ trênsàng còn gạo sẽ rơi ra khỏi sàng Tuy nhiên, sàng không thể loại gạo triệt để được Khi
đó, tiến hành chọn những hạt gạo bằng tay để lấy hết gạo còn lẫn trong tấm
Trong khi chọn tấm, dùng thước đo để xác định tấm ứng với yêu cầu của từng loạitấm
Thông thường thì bắt tấm theo hợp đồng Đối với Jasmine thì tấm khoảng 5,1mm OM
4218 thì tấm khoảng 4,65mm
2.3.5 Phương pháp xác định hạt
Dùng phương pháp cảm quan để phân loại hạt (hạt hư, hạt vàng, hạt bạc bụng, hạtxanh non, hạt sọc đỏ, hạt sọc lưng) Cho khối lượng mẫu khi chia nhỏ vào bảng becatrắng đen để tiến hành phân tích Bảng đen dùng để phân tích hạt bạc bụng Bảng trắngphân tích hạt vàng, hạt hư Phân ra từng loại, đem đi cân để tính tỉ lệ
Khi phân tích xong các chỉ tiêu thì sẽ tiến hành lưu mẫu để kiểm tra
Bảng 7: Bảng phân biệt gạo
Loại hạt Đặc điểm
Hạt hư Hạt có chấm nâu đen hoặc có dấu hiệu của sự hư hỏng
Hạt vàng Hạt có màu vàng hơi sậm ở vị trí 2 đầu hạt khi đem so với gạo
trắng
Hạt bạc bụng Hạt có màu trắng đục chiếm ¾ hạt
Hạt sọc đỏ Hạt có sọc đỏ chiếm ½ chiều dài hạt
Hạt sọc lưng Hạt có sọc nâu chiếm ½ chiều dài hạt
Hạt xanh non Hạt có màu hơi trắng xanh non
“Nguồn: Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn, 2016” 2.3.6 Phương pháp kiểm tra độ thuần của gạo thơm
Lấy khoảng 1kg mẫu thành phẩm Tiến hành trộn mẫu và chia mẫu, lấy ngẫu nhiên
100 hạt gạo nguyên vẹn cho vào một khối hình cầu lưới bằng kim loại Cho hình cầulưới vào nước sôi 100°C trong 17 phút (giữ nhiệt độ sôi 100°C trong suốt thời gian nấu
và không đậy kín nắp) Khi đúng 17 phút lấy hình cầu lưới ra và làm nguội bằng nướclạnh, để ngập khối hình cầu dưới nước trong khoảng 10 giây, lấy ra và đặt lên khăngiấy để ráo nước Sau đó xếp 100 hạt gạo đã nấu ra đều trên bọc 5kg Dùng miếngkính ép, nếu hạt nào có chấm trắng đục thì đó là hạt gạo thường, hạt nào không cóchấm trắng đục thì là gạo thơm Đếm số hạt gạo có chấm trắng đục và tính phần trămhạt không thơm lẫn loại