Bước 2: Chuẩn bị thi công ép cọc – Định vị lại ví trí tim cọc và các vị trí giác móng cần thiết cho quá trình thi công; – Vận chuyển cừ bê tông dự ứng lực bằng sà lan đến vị trí công t
Trang 1NHÀ THẦU
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 14-9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
CÔNG TRÌNH : KÈ GIA CỐ BỜ SÔNG ĐỒNG NAI
ÑÒA ÑIEÅM : THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chủ đầu tư :
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
I CÁC CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG
a Căn cứ pháp lý chỉ dẫn kỹ thuật
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động của môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số
35/2014/NĐ-CP ngày 12/8/2014 cuả Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Quyết định số 3560/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của chủ tịch ủy ban Nhân dân tinhr Đồng Nai
về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng kè gia cố bờ song Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc song Rạch Cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa;
- Hợp đồng kinh tế số: 99/2017/HĐTV ngày 09/05/2017 giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
tỉnh Đồng Nai và Liên danh công ty TNHH TVXD Hưng Nghiệp và Liên hiệp địa chất công trình, xây dựng và môi trường (UGCE) v/v Khảo sát và Thiết kế bản vẽ thi công công trình:
“Kè gia cố bờ song Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc song Rạch Cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa”
b Danh mục tiêu chuẩn áp dụng
i Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát
1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ QCVN
04:2009/BTNMT
2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao QCVN
11:2008/BTNMT
3 Quy phạm đo vẽ bản đồ Địa hình tỉ lệ 1/500 ÷ 1/5000 96-TCN 43-90
4 Công tác trắc địa trong xây dựng- Yêu cầu chung TCVN 9398: 2012
5 Công trình thủy lợi- yêu cầu thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
TCVN 8477: 2012
6 Khảo sát địa chất công trình các công trình đường thủy 22TCN 260-2000
7 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259-2000
ii Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thiết kế:
1 Công trình thủy lợi- các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN
0405:2012/BNNPTNT
2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 03:2012/BXD
3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ
4 Công trình bến cảng biển- Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 207 - 92
5 Công trình bến cảng sông- tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 219 - 94
6 Nền các công trình thủy công- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253-1986
Trang 27 Móng cọc- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10304 - 2014
8 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (BTCT)- Tiêu chuẩn
9 Kết cấu bê tông và BTCT thủy công- Tiêu chuẩn thiết
10 CTTL - Thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công TCVN 8422-2010
11 Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05
12 Tiêu chuẩn thiết kế cầu ASSHTO LRFD, phiên bản 4,
2007 (tham khảo)
AASHTO LRFD, 4thEdition, 2007
13 Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật nội địa Việt Nam TCVN 5664:2009
14 Kết cấu bê tông cốt thép- tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2012
16 Công trình giao thông trong vùng có động đất - Tiêu
17 Gối cầu cao su cốt bản thép không có tấm trượt trong
cầu đường bộ - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử TCVN 10308:2014
iii Các tiêu chuẩn áp dụng cho thi công, kiểm soát- giám sát chất lượng, nghiệm thu
bàn giao và quản lý, bảo trì, khai thác công trình
1 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm
thi công và nghiệm thu TCVN 4452:1995
2 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - quy phạm thi
3 Đóng cọc và ép cọc - thi công và nghiệm thu TCVN 9394:2012
4 Cọc khoan nhồi - thi công và nghiệm thu TCVN 9395:2012
5 Cọc khoan nhồi - Xác định tính đồng nhất của bê tông -
Phương pháp xung siêu âm TCVN 9396:2012
6 Cọc - kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến dạng nhỏ TCVN9397:2012
7 Thép cốt bê tông phần 1&2 TCVN 1651-2008
11 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570:2006
12 Nước cho bê tông và vữa Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5574:2012
14 Xi măng Pooc lăng hỗn hợp TCVN 6260:2009
15 Quy trình thi công và nghiệm thu cầu và cống 22 TCN 266-2000
16 Sản phẩm bê tông ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và kiểm
TCVN 10335:2004
Và các tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành có lien quan
II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA , KHÍ HẬU VÀ QUY MÔ DỰ ÁN
1 Đặc điểm địa hình khu vực công trình:
– Đoạn tuyến nằm đoạn từ khu dân cư dọc sông Rạch Cát đến trạm xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, địa hình tương đối bằng phẳng
– Phạm vi dự án không có hệ thống các công trình ngầm
– Đoạn sông có chiều ngang tương đối rộng, khả năng tiêu thoát nước theo phương ngang bởi nền đá nông khống chế xâm cắt sâu Các khối đá nông phân bố tuy không lien tục nhưng tập trung ở giữa sông sang phía bờ hữu làm cho dòng chảy có khuynh hướng bị đẩy lệch sang bờ
tả và tạo nên đoạn bờ lõm kéo dài
2 Điều kiện khí hậu, thủy văn:
– Vị trí dự án nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ với nét đặc trưng chủ yếu là thời tiết gió mùa, có sự phân chia rõ rệt hai mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
– Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25.40
C đến 27.20C
– Lượng mưa trung bình năm là 1931mm
– Độ ẩm trung bình năm tại khu vực là 78% Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn các tháng mùa khô
– Gió tại khu vực dự án tương đối nhẹ khoảng 0-3,5m/s theo các hướng Tuy nhiên cũng có xuất hiện gió mạnh trong các cơn bão
– Tình trạng chung của dòng chảy đánh giá là hình thái đường bờ sông khá ổn định Theo tài liệu thì long sông trên toàn tuyến là tương đối nông cạn
– Khảo sát cho thấy năm 1952 khu vực này có trải qua trận lũ cực lớn thuộc loại có tần suất hiếm 1% Trong những năm gần đây có những đợt lũ lớn vào các năm 1978,2000 Trong đó xét riêng mực nước cao nhất năm tại Biên Hòa thì ta thấy rõ một khuynh hướng đang gia
Trang 3tang Đặc biệt là mực nước các năm có mức nước bình thường (từ 2007) cũng đã xấp xỉ mức
nước lũ tần suất 10%
3 Quy mô, cấp hạng và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình:
3.1 Quy mô công trình
– Xây dựng tuyến kè bờ sông dài khoảng 3100m để bảo vệ bờ sông Đồng nai đoạn từ khu dân
cư dọc sông Rạch Cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam
Hiệp, thành phố Biên hòa
– Xây dựng mới 5 cầu đi bộ qua các kênh rạch nhỏ phục vụ dân sinh viên trên tuyến
3.2 Loại, cấp công trình:
Theo quyết định số 2468/QĐ-SGTVT ngày 27/06/2014 của Sở giao thông vận tải TP HCM:
– Loại công trình : Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
– Cấp công trình : Cấp II
III BIỆN PHÁP THI CÔNG CHUNG VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
III.1 Biện pháp thi công chung:
Nhà thầu đặt ra các chỉ tiêu thi công công trình này như sau:
– Biện pháp thi công phải hợp lý, khoa học, rõ ràng và tối ưu nhất
– Thi công phải đúng đồ án thiết kế về kích thước, cao độ và các tiêu chuẩn, quy trình, quy
phạm hiện hành thuộc các lĩnh vực thi công như: công tác đào đất , đắp đất và công tác đổ
bê tông, xây đúc, gia công lắp đặt cốt thép, lắp đặt ống cống v.v
– Thi công đảm bảo chất lượng mọi hạng mục công trình, có sự chấp nhận của kỹ sư giám
sát
– Sử dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, bố trí sắp xếp đúng yêu cầu công việc Tận
dụng khai thác nhân công lao động phổ thông tại địa phương
– Sử dụng thiết bị thi công tiên tiến phù hợp và thuận tiện cho việc thi công công trình
– Cơ giới hoá công tác khai thác vận chuyển vật tư, thiết bị, khai thác vật liệu, các công tác
thi công phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu
– Tổ chức thi công cuốn chiếu, kết hợp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế Thực hiện làm
đâu sạch đấy đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong toàn bộ quá trình thi
công
– Kiểm tra và tổ chức thực hiện mọi biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong thi công
III.2 Giai đoạn chuẩn bị thi công
+ Nhận mốc mặt bằng công trình và kiểm tra so với thiết kế:
– Bước này thực hiện sau khi ký hợp đồng giao nhận thầu thi công công trình
– Nhà thầu phối hợp cùng Ban quản lý dự án ………… và Viện ……… và chính quyền phường sở tại để giao nhận mặt bằng công trình bằng văn bản Về thực địa nhà thầu
cử người tiếp nhận các mốc, cọc mốc, tim tuyến cơ bản để đối chiếu với hồ sơ thiết kế phục vụ thi công
– Kết hợp với Chính quyền địa phương, Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát để làm công trình phụ trợ như: Nhà kho, lán trại, công tác giải phóng mặt bằng còn tồn tại ( nếu có ) và các vấn
– Thuê nhà ở cho công nhân đảm bảo điều kiện sinh hoạt ( đầy đủ nơi nghỉ giải lao giữa ca làm việc, nơi vệ sinh )
– Chuẩn bị mặt bằng tập kết vật liệu, máy móc thi công
Nhân lực
– Căn cứ vào điều kiện thi công công trình Nhà thầu cử cán bộ kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm điều hành, đồng thời điều động số công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn và tay nghề cao phối hợp làm nòng cốt cho số lượng công nhân lao động phổ thông cũng như lực lượng thợ xây dựng đơn giản
Điện thi công
– Một trong những công việc quan trọng trong giai đoạn này đó là nguồn điện, Lấy từ nguồn điện lưới do Chủ đầu tư chỉ dẫn, phải chú trọng đảm bảo an toàn lưới điện Ngoài ra nhà
Trang 4thầu còn chuẩn bị 02 máy phát điện dự phòng cho thi công và điện sinh hoạt khi điện lưới
không ổn định
Thiết bị thi công
– Do tính chất của công trình là việc sử dụng máy móc thiết bị phải có sự chọn lựa đúng
mức, phù hợp với công trình và thiết bị phục vụ thi công nhiều nên công tác chuẩn bị máy
thi công phải thật chu đáo và đầy đủ
– Thiết bị được điều động tập kết tới công trình phục vụ thi công phù hợp với yêu cầu công
việc và tiến độ thi công , thiết bị xe máy thi công luôn được kiểm tra bảo dưỡng để thường
xuyên hoạt động tốt (Số lượng và chủng loại máy móc thiết bị thi công được thể hiện
trong bảng tổng hợp)
Vật liệu xây dựng
– Những loại vật liệu chính chủ yếu trước khi sử dụng phải được kiểm định chất lượng Nếu
đạt yêu cầu chất lượng theo hồ sơ Thiết kế và đảm bảo tuân theo qui phạm kỹ thuật thi
công và nghiệm thu, được sự đồng ý của kỹ sư giám sát thi công và đại diện chủ đầu tư
mới được đưa vào sử dụng
IV BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT:
IV.1 Hướng thi công theo phương dọc tuyến kè
– Theo hướng dọc tuyến thi công cần chú ý những nguyên tắc sau:
+ Đối với từng đoạn kè hai đầu ngắt quãng nên thi công từ giữa ra hai phía;
+ Đối với khu vực gần cầu đi bộ thi công cọc cừ ván của kè trước khi thi công cọc móng
trụ cầu;
+ Đối với vị trí cầu thang bộ lên xuống, cửa xả thoát nước cần xác định cụ thể vị trí và số
lượng cừ cần hạ cao độ đến chân cầu thang bộ hoặc đáy cửa xả;
+ Để đảm bảo tiến độ thi công có thể phân thành nhiều mũi thi công Trong trường hợp
này việc định vị cho từng đoạn phải hết sức chính xác để khi giáp nối với nhau không bị
lẻ kích thước bố trí cừ giáp nối
IV.2 Công tác chuẩn bị:
1 Mặt bằng, tim mốc
– Trước khi thi công bất kỳ hạng mục nào cũng phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim
– Sau khi bàn giao, đơn vị thi công sẽ đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công Những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công
– Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là phải xác định được các vị trí: tim, trục công trình
– Đơn vị thi công sử dụng máy toàn đạc điện tử để định vị và tổ chức một bộ phận trắc đạc thường trực trên công trường để theo dõi, kiểm tra tim mốc trong quá trình thi công
– Kiểm soát tọa độ tim kè, tim cọc, theo bản vẽ thống kê tọa độ, cao độ điểm khống chế tường chắn của Tư vấn thiết kế được duyệt
– Tiến hành thanh thải chướng ngại vật như cây cối, nhà cửa, dọn dẹp những chướng ngại vật
ờ lòng sông, các kết cấu công trình còn tồn đọng trong phạm vi xây dựng;
– Khôi phục các cọc chính và cọc phụ sau quá trình phát dọn làm hư hỏng hoặc mất cọc
3 Chuẩn bị vật liệu, Tập kết máy móc thiết bị, huy động nhân lực về công trường
– Ký kết các hợp đồng về việc cung cấp các loại vật liệu cần trong suốt quá trình thi công – Giải quyết các thủ tục với chính quyền địa phương về việc khai thác vật liệu và vị trí đổ đất
đá thải
– Tất cả các loại vật liệu sử dụng trong quá trình thi công phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của
tư vấn thiết kế và được Tư vấn giám sát,chủ đầu tư chấp nhận
– Thiết kế mẫu bê tông, vữa xây, các loại thép trình Tư vấn giám sát, chủ đầu tư trước khi thi công
– Chú ý trong quá trình bốc dỡ vật liệu xuống kho cần đảm bảo quy trình an toàn lao động – Máy móc thiết bị và các điều kiện phục vụ thi công được đưa từ công ty và các công trình khác gần đó Việc di chuyển máy móc, thiết bị và nhân lực phải dựa trên lịch huy động được thiết lập sẵn
Trang 5– Lập phương án bảo vệ công trình, máy móc thiết bị, an ninh nơi ăn chốn ở, phương án
phòng cháy, chữa cháy có sự tham gia của địa phương để tăng thêm hiệu quả công việc
– Hợp đồng sử dụng điện, nước, điện thoại, khai báo tạm trú phải được chuẩn bị trước
– Tiến hành huy động nhân sự để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho công tác thi công
– Nhân sự phải được bố trí đúng chức năng trên công trường, có bảng phân công nhiệm vụ cụ
thể để tiện theo dõi và kiểm tra
IV.3 Thi công phần kè phân đoạn không có neo
1 Chặt cây, đào gốc cây, tháo dỡ công trình, nạo vét bùn hữu cơ theo thiết kế
– Trước khi tiến hành thanh thải chướng ngại vật phải đánh dấu vị trí, giới hạn diện tích cần
phát, dãy cỏ, đào gốc cây… theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt;
– Tất cả các vật thể như cây, gốc cây, rễ cây, cỏ, rác và các chướng ngại vật khác phải được
đào bỏ, dọn dẹp và vận chuyển đến nơi quy định;
– Các gốc, rễ cây nằm trong phạp vi nền đắp sẽ được đào bỏ tới chiều sâu tối thiểu là 50cm
tính từ mặt tự nhiên;
– Đối với việc táo dỡ những công trình hoặc kết cấu thì phải có biện pháp thi công hợp lý và
đảm bảo an toàn lao động và môi trường trong quá trình tháo dỡ, vật liệu được tháo dỡ phải
được vận chuyển đến bãi thải quy định
2 Thi công cừ dự ứng lực bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cọc
a Khái quát
Cừ được sử dụng là loại cừ bê tông cốt thép dự ứng lực thương phẩm SW500a, các chiêu
tiêu hình dạng và chiều dài được thiết kế định hình sẵn
Cừ được thi công bằng biện pháp rung hạ bằng búa kết hợp với xói nước áp lực ở mũi cừ
Ở đây sẽ chỉ dẫn những công tác chuẩn bị, thi công và nghiệm thu cừ dự ứng lực
b Trình tự thi công
Khỏa sát và đánh giá hiện trường công tác chuẩn bị công tác thi công hạ cừ công
tác nghiệm thu
c Trình tự thi công chi tiết
Bước 1: khảo sát và đánh giá hiện trường
– Trước khi thực hiện công tác thi công cọc khoan nhồi cần có những công tác khảo sát và
thăm dò hiện trường, để đưa ra giải pháp thi công chính xác và phù hợp nhất
– Chú ý các công tác trắc địa cần phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 3972-85 Và công tác định
vị tim cừ phải được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế
Bước 2: Chuẩn bị thi công ép cọc
– Định vị lại ví trí tim cọc và các vị trí giác móng cần thiết cho quá trình thi công;
– Vận chuyển cừ bê tông dự ứng lực bằng sà lan đến vị trí công trình, cừ được tập kết trên sà
lan tại ví trí thuận lợi nhất cho công tác thi công;
– Trước khi được vận chuyển đi, cọc cần được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng mọi
thông số kỹ thuật cũng như thông số hình học phải phù hợp với hồ sơ thiết kế;
– Trong quá trình vận chuyển tránh để sự cố xảy ra dẫn đến cọc bị hư hại, sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng cọc;
– Các thiết bị thi công như cần cẩu, búa rung… được vận chuyển đến cồng trường bằng xà
lan Tiến hành kiểm tra và vận hành thử thiết bị để đánh giá khả năng làm việc của thiết bị
– Mọi sự cố xảy ra với cừ và thiết bị trong quá trình vận chuyển và vận hành thử cần được ghi
chép và báo cáo lại đầy đủ để đưa ra những pháp hợp lý và kịp thời
Bước 3: Thi công cừ dự ứng lực bằng phương pháp búa rung kết hợp xói nước mũi cừ
– Định vị tuyến công trình, mở móng và bố trí lối đi để thi công;
– Lắp đặt sàn đạo hệ định vị dẫn hướng cừ dự ứng lực, quá trình lắp đặt yêu cầu có độ chính
xác cao tránh những sai số không mong muốn;
– Đóng cừ thử bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cừ, tải trọng búa đóng 9T được đặt trên sà lan được neo giữ cẩn thận, được kết hợp với hệ khung dẫn hướng Cần chú ý rằng búa rung phải đặt vuông góc để hạn chế những sai số theo phương thẳng đứng, hệ thống cẩu cũng
phải được giữ ổn định cẩn thận
– Sau quá trình hạ cừ cần đánh giá xem với chiều dài cừ theo hồ sơ thiết kế đủ đảm bảo hay
không để có những kiến nghị về chiều dài cọc đại trà;
– Sau khi đóng cừ thử tiến hành đóng cừ đại trà toàn bộ tuyến bằng búa rung kết hợp xói
nước, búa rung được treo bằng cẩu đặt trên sà lan;
– Khi đóng cừ được định vị trong hệ khung sàn đạo Trong quá trình hạ cừ cần sử dụng 2 máy
kinh vĩ để theo dõi
– Khi thi công hạ cừ cần xem xét tài liệu địa chất công trình, đồng thời quan sát quá trình hạ
cừ để xác định tình hình địa chất tại mũi cừ để có những lựa chọn về áp lực bơm xói nước
và lưu lượng nước xói thích hợp Trong quá trình thi công cần phải quan sát ảnh hưởng của
Trang 6việc rung xói đến các công trình lân cận Khi phát hiện có những tác động không mong
muốn phải dừng thi công để xem xét đánh giá nguyên nhân và có giải pháp thích hợp Dưới
đây là một số kiến nghị để thi công rung hạ cừ kết hợp xói nước:
Khi hạ cừ ở giai đoạn đầu mũi cọc ở phần trên và qua lớp bùn yếu: áp lực phun khoảng
từ 0,5Mpa - 1,0Mpa, lưu lượng xói trong mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp cát, cát pha: áp lực phun khoảng từ 1,0Mpa – 2,0Mpa, lưu lượng xói
trong mỗi ống khoảng 120 lít/phút đến 180 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp sét áp lực phun khoảng từ 5,0 Mpa – 10,0 Mpa, lưu lượng xói trong
mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc cừ đến cao độ cách cao độ dự kiến 1,0m thì dừng xói nước Trường hợp nếu
cừ không xuống thì cho phép tiếp tục xói để hạ cừ cách cao độ thiết kế 0,3m;
Trong quá trình thi công hạ cừ cần chú ý đến công tác an toàn lao động, công nhân phải
được trang bị đồ bảo hộ và có đội ngủ chỉ đạo công tác an toàn lao động để có những chỉ
dẫn cần thiết
Bước 4: nghiệm thu hạng mục
– Quá trình đóng và nghiệm thu cừ phải tuân theo trình tự các bước của tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu móng cọc TCXDVN 286-2003;
– Sai số cho phép áp dụng theo điều 7.7.7; 22 TCN 289-02, Quy trình kỹ thuật thi công và
nghiệm thu công trình bến cảng:
Sự dịch chuyển trục tường trong mặt phẳng: (100+5H)mm, H là độ sâu nước;
Độ lệch tường so với phương đứng: 5%;
Khe hở lớn nhất giữa các mép 2 cừ: 20mm;
Cọc không đón đến cao trình thiết kế: 100mm;
Sai số cho phép từ tường cừ đến bản neo: 100mm
3 Thi công dầm mũ
a Khái quát
– Dầm mũ có kích thước cao 800mm, rộng 1100mm được bố trí trên đỉnh cừ để liên kết các
cừ dự ứng lực;
– Phần này sẽ chỉ dẫn công tác thi công bê tông và nghiệm thu dầm mũ cừ dự ứng lực;
– Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995
b Các bước thi công
công tác chuẩn bị lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn lắp đặt cốt thép công tác bê tông
bão dưỡng bê tông tháo dỡ ván khuôn nghiệm thu
c Trình tự thi công chi tiết Bước 1: công tác chuẩn bị
– Dọn dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và các tạp chất khác trên phạm vi khu vực thi công Làm hệ thống thoát nước mưa tránh ngập nước tạo mặt bằng khô ráo
– Dùng máy thủy bình, kinh vĩ, dây văng và quả dọi xác định tim trục theo hai phương, cao
độ và đánh dấu bằng sơn đỏ vào các vị trí cố định dễ thấy, thuận tiện cho việc lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tông
– Vận chuyển vật tư và thiết bị bằng sà lan đến vị trí công trình, tập kết vật tư và thiết bị tại ví trí thuận lợi cho công tác thi công;
– Coffa : + Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tập kết coffa vào sát chân công trình
+ Lắp đặt, cố định cốt thép dầm mũ trước khi lắp đặt coffa
+ Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh
– Cốt thép : + Trước khi gia công cốt thép đảm bảo mặt phải sạch, không có vẩy sắt và gỉ rơi ra khi gõ búa Chú ý tránh để cốt thép dính nhớt của coffa
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính
+ Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế, độ cong vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dày lớp bảo vệ
+ Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vận chuyển ra công trình và tiến hành buộc từng thanh
– Bê tông : + Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, coffa
+ Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác
+ Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng
+ Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵn và phải được cố định chặt
Trang 7Bước 2: lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn
– Tiến hành gia công vai kê, thanh treo và các chi tiết khác phục vụ cho công tác lắp đặt hệ
sàn đạo;
– Lắp đặt hệ sàn đạo, đảm bảo thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế Kết hợp với sự đánh giá
bằng mắt về chất lượng của hệ sàn đạo;
– Lắp đặt coffa cho dầm mũ, công tác lắp đặt phải chính xác với những tọa độ đã định vị
trước đó;
– Trong quá trình lắp đặt cần chú ý đến công tác an toàn lao động để tránh những sự cố
không mong muốn
Bước 3: lắp đặt cốt thép
– Tiến hành gia công cốt thép dầm mũ, đảm bảo những kích thước hình học như thiết kế;
– Lắp đặt hệ thống cốt thép cho hệ dầm mũ, kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học, cao độ
và các chỉ tiêu khác trước khi đổ bê tông dầm mũ;
Bước 4: Công tác đổ bê tông
– Vận chuyển bê tông thương phẩm bằng chuyên dụng đặt trên sà lan được neo giữ cẩn thận,
trước khi đổ bê tông cần được kiểm tra chỉ tiêu đột sụt và đánh giá chất lượng bằng mắt;
– Nếu quá trình kiểm tra độ sụt không đạt yêu cầu, cần báo cáo gấp để có những giải pháp
hợp lý và kịp thời Không được tự ý cho nước thêm vào hỗn hợp bê tông;
– Trong quá trình đổ bê tông cần tiến hành lưu mẫu thử bê tông và bảo dưỡng mẫu cẩn thận
để phục vụ công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng sau khi hoàn thành;
– Lưu ý rằng trước khi đổ bê tông cần phải đánh giá tình hình thời tiết, khí hậu tránh thi công
bê tông dưới điều kiện mưa nặng hạt và gió lớn hơn cấp V
– Một số lưu ý khi gặp sự cố trong công tác bê tông:
Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục do sự cố bị mất điện đột xuất hoặc
do hư hỏng coffa phải dừng lại để sửa chữa Khi đổ tiếp phải đánh xờm hoặc đổ ximăng
nguyên chất lên lớp mặt đổ trước để đảm bảo liên kết tốt nhất với lớp đổ bêtông sau
Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp do đầm không kỹ, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtông trên sâu
vào trong ít nhất là 2.5cm Làm sạch bề mặt rộng ít nhất là 0.05m2, khoảng trống xung
quanh cốt thép là 2.5cm làm sạch bề mặt bêtông, đánh gỉ cốt thép và tưới nước bề mặt
đã đục Ghép coffa, tưới hồ dầu tạo liên kết và đổ lại bêtông với cùng mác bêtông đã đổ
trong vòng 24 giờ (lưu ý đầm kỹ)
Bước 5: Bảo dưỡng bê tông
– Bêtông sau khi được đổ và đầm thì bắt đầu đông kết hóa cứng Để đảm bảo cho cường độ của bêtông đạt yêu cầu thiết kế, nhất thiết chúng ta phải dưỡng hộ bêtông trong điều kiện và nhiệt độ thích hợp tránh cho bêtông không bị nứt nẻ, ảnh hưởng đến độ bền Dùng bao bố che đậy bề mặt bêtông và bắt đầu tưới nước sau 3 giờ đổ bêtông Tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày, một ngày 3 lần
Bước 6: Tháo dỡ coffa
– Việc tháo dỡ được tiến hành sau khi bêtông đạt cường độ cần thiết tương ứng Có thể căn cứ vào kết quả thí nghiệm bêtông
– Khi tháo dỡ tránh trường hợp va chạm và chấn động mạnh làm hư hỏng mặt ngoài, sứt mẻ góc cạnh
– Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ chịu lực, thì phải tháo trước thành bên và kiểm tra chất lượng của bêtông, nếu chất luợng bêtông quá xấu thì phải xử lý và củng cố vững chắc trước khi tháo coffa
– Khi tháo phải tiến hành từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu
– Coffa, giàn giáo, cột chống đã tháo dỡ xong phải được cạo sạch vữa, nhổ đinh, sửa chữa phân loại xếp gọn và bảo quản tốt để có thể sử dụng tiếp theo
Bước 7: Nghiệm thu
Tiến hành nghiệm thu đánh giá chất lượng hạng mục công trình thông qua những chỉ tiêu hình học, cao độ, chất lượng bê tông,…
4 Trải thảm đá phạm vi trước kè
a Khái quát
Thảm đá được bố trí trước kè, phạm vi phía sông Để gia cố tăng khả năng ổn định tổng thể cho phạm vi kè
b Các bước thi công
Chuẩn bị Thi công lắp đặt nghiệm thu
c Các bước thi công chi tiết Bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và các tạp chất khác trên phạm vi khu vực thi công;
Trang 8 Tất cả những bề mặt phải được chuẩn bị để tư vấn giám sát phê chuẩn trước khi lắp đặt thảm
đá;
Vận chuyển vật liệu thảm đá và máy móc thiết bị đến vị trí thi công; tập hợp vật liệu tại vị
trí thuận lợi cho công tác lắp đặt;
Trước khi được vận chuyển đến vị trí công trình thảm đá cần được kiểm tra chất lượng kỹ
lưỡng và trong quá trình vận chuyển tránh để thảm đá va chạm gây vỡ hay biến dạng thảm
đá;
Bước 2: Thi công lắp đặt thảm đá
Buộc dây liên kết các tấm panel có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo chất lượng rọ đá Buộc
dây để liên kết các tấm banel bằng sợi thép liên tục, sử dụng mối xoắn kép xen kẽ vỡi xoắn
đơn Cứ một mối xoắn kép hai vòng lại có một mối xoắn đơn có khoảng cách 1 mắt lưới;
Rọ được trải phẳng trên mặt xà lan để buộc/bế thành rọ có khối hình vuông vắn bằng cách
gập các tấm hồi, các tấm hông, dựng vuông góc với tấm đáy Các góc ở đỉnh được buộc
trước bằng dây buộc chắc chắn;
Buộc các cạnh của các tấm hồi với tấm hông xuất phát bắt đầu từ góc đỉnh, buộc theo
phương pháp buộc dây đã nêu trên Buộc tấm vách ngăn vào hai tấm hồi;
Bắt đầu thi công lớp thứ nhất, xếp rọ vào vị trí, xếp sát nhau và liên kết với nhau theo đúng
phương pháp buộc dây đã nêu trên
Nghiệm thu chất lượng thảm đá bằng cách quan sát và đo các kích thước hình học để đánh
Phần này sẽ chỉ dẫn thi công trải vải địa kỹ thuật
b Các bước thi công
Chuẩn bị Thi công lắp đặt vải địa kết hợp lắp rọ đá nghiệm thu
c Các bước thi công chi tiết
Bước 1: công tác chuẩn bị
Tiến hành nạo vét bùn hữu cơ, công tác đào phải đúng như những yêu cầu của quy định chỉ
dẫn đào Bề mặt trước khi trải vải phải được chuẩn bị để tư vấn giám sát phê duyệt;
Trước khi trải vải, mặt trải vải phải được dọn sạch, làm phẳng
Vận chuyển vật liệu vải địa kỹ thuật và rọ đá đến vị trí công trình, vải địa và rọ đá phải được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng;
Bước 2: Thi công trải vải địa kết hợp lắp rọ đá
Công tác trải vải
Việc thi công trải vải địa phải tuân theo hướng dẫn 14 TCN-110-1996 về sử dụng vải địa kỹ thuật trong công trình thủy lợi, tuy nhiên ở đây do đặc thù do đặc thù công việc nên chúng tôi phân ra trải vải sau kè và trải vải chân kè;
Công tác trải vải sau lưng kè được thực hiện khi hạ cừ và thi công dầm mũ xong, vải địa được trải bao quanh theo lớp lọc ngược sau lưng tường cừ tại những vị trí tiếp giáp vải được xếp chồng mép 50 cm;
Công tác trải vải chân kè sau khi mặt cắt ngang được đào đạt các yêu cầu thiết kế tương đối bằng phẳng mới tiến hành thi công trải vải địa kỹ thuật dưới nước; vải địa kỹ thuật được trải theo phương dọc tuyến kè Tại vị trí tiếp giáp giữa các đợt trải được xếp chồng mép vải 50
cm và được ghim thép giữ một cách chắc chắn Việc trải vải dưới nước nên tiến hành khi mực nước kiệt và nước tĩnh
Phải đệ trình tư vấn giám sát mẫu vải địa đại diện trước khi sử dụng bất kỳ một loại vải địa nào cho công tác trải vải địa Tư vấn giám sát sẽ giữ lại một trong những mẫu này để
so sánh trong suốt giai đoạn hợp đồng Nhà thầu chỉ sử dụng loại vải địa mà tư vấn đã chấp nhận;
Đệ trình các hồ sơ lý lịch về loại vải địa, thí nghiệm vải địa đảm bảo chất lượng theo hồ
sơ thiết kế hay chỉ dẫn của tư vấn giám sát
Không đươc đặt bất cứ một công tác trải vải nào cho đến khi tư vấn giám sát chấp nhận
bề mặt móng công trình
Công tác lắp rọ đá
Rọ đá phải được kéo căng để có hình dạng và vị trí đúng bằng một cái xà beng hay tời nhỏ trước khi nhồi đá vào rọ Mối nối giữa các rọ cũng phải chắc chắn như bản thân rọ mỗi hình lục giác ít nhất phải quấn 2 vòng dây buộc và các đường viền giữa các lục giác ít nhất
phải là một Tối thiểu phải để 15cm dây buộc để sau vòng cuối cùng uốn vào trong rọ;
Đá phải được cho từng viên một vào rọ để có được tủ trọng tối đa và lỗ rỗng tối thiểu khi mỗi rọ đã đầy đến nửa chiều cao, phải đặt hai dây chằng nằm ngang từ đằng trước ra đằng
Trang 9sau Rọ phải xếp đá hơi quá một chút để xét đến lún Những viên đá bên ngoài sát với dây
rọ phải đặt mặt phẳng tiếp giáp với rọ;
Sau khi nhồi đá, phải căng nắp đậy bằng một xà beng hoặc tời trên bề mặt đỉnh và buột chặt
Khi các rọ được đặt cái nọ lên đỉnh cái kia, những khe nối thẳng đứng phải lệch nhau
Kiểm tra chất lượng hiện trường và nghiệm thu công tác đổ đá, rọ đá;
Phải đệ trình tư vấn giám sát 50 kg mẫu đá đại diện trước khi sử dụng bất kỳ một loại đá
nào cho công tác đổ đá, xếp đá Tư vấn giám sát sẽ giữ lại một trong những mẫu này để
so sánh trong suốt giai đoạn hợp đồng Nhà thầu chỉ sử dụng loại đá mà tư vấn đã chấp
nhận;
Đệ trình các hồ sơ lý lịch về rọ đá, thí nghiệm đá đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế
hay chỉ dẫn của tư vấn giám sát
Không đươc đặt bất cứ một công tác đá nào cho đến khi tư vấn giám sát chấp nhận bề
mặt móng công trình
6 Thi công cát san lấp đầm chặt K > 0,85 từng đến cao trình 0,5m và san lấp cát K > 0,9
đến cao trình đáy cống thoát nước ngang
a khái quát
Công tác đắp cát ở hạng mục này gồm hai giai đoạn
Giai đoạn 1 tiến hành đắp từng lớp từ cao độ móng đến cao độ 0,5m với độ chặt K >
0,85
Giai đoạn 2 tiến hành đắp cát từ cao độ 0,5m đến cao độ đáy cống thoát nước ngang với
độ chặt K > 0,9
b Các bước thi công chi tiết
Bước 1: công tác chuẩn bị
Trước khi thi công nền đắp cần thực hiện việc thoát nước tạm thời tạo điều kiện khô ráo để
thực hiện công tác đắp Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công;
Vận chuyển vật liệu và thiết bị đầm đến công trình;
Kiểm tra chất lượng vật liệu và vận hành thử các thiết bị phục vụ công tác đầm
Bước 2: Thi công đắp cát
Vật liệu được vận chuyển thẳng từ mỏ tới công trường bằng sà lan trong điều kiện khô ráo
và được rải từ từ theo từng lớp để thực hiện công tác đắp Không được tập kết vật liệu và
máy móc sau lưng kè gây tải tương đương vượt quá 1,0T/m2
Bước 4: kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp theo khối lượng đắp cứ 10000m3 một lần thí nghiệm, mỗi lần lấy 3 mẫu ngẫu nhiên và tính trị số trung bình của 3 mẫu Những chỉ tiêu cần kiểm tra:
CBR hoặc modul đàn hồi
Kiểm tra độ chặt đầm nén: mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ
ít nhất là hai vị trí trên 1000 m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần
có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần taluy Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định Nếu chưa đạt độ chặt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt;
Mọi mái đắp, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền v.v…đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận
Phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sai khác trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu
7 Thi công mương thu nước và cống thoát nước ngang tại vị trí thiết kế
a khái quát
Ở phần này sẽ chỉ dẫn về phương pháp thi công 3 công tác chính
Thi công mương thoát nước dọc
Thi công hố ga
Thi công cống thoát nước ngang tại vị trí thiết kế
b các bước thi công chi tiết
công tác thi công mương thoát nước
Trang 10bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp mặt bằng, vẹ sinh phạm vi thi công mương thoát nước;
Vận chuyển vật liệu bằng sà lan đế vị trí thi công tập kết vật liệu ở vị trí thuận lợi cho công
tác thi công nhưng chú ý tránh quá tải ở phần phía sau kè
Bước 2: thi công mương thoát nước
Trước khi thi công, đáy rãnh phải được đầm chặt, tạo độ dốc theo đúng quy định và phải
được tư vấn giám sát nghiệm thu;
Nắp rãnh phải được chế tạo theo đúng các dung sai quy định Khi lắp đặt không được tạo
các khe hở lớn Trong trường hợp cần thiết, khi lắp đặt phải kiểm tra, mài bỏ hoặc tạo phẳng
để tránh hiện tượng cập kênh có thể làm vỡ nắp cống khi có xung lực
Toàn bộ các bước thi công như sản xuất và đổ bê tông, cốt thép, chế tạo ván khuôn và sản
xuất các cấu kiện lắp ghép phải theo đúng các yêu cầu quy định trong quy trình thi
công-nghiệm thu, mục “bê tông và kết cấu bê tông”
Công tác thi công hố ga
Bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp mặt bằng, vệ sinh phạm vi thi công mương thoát nước;
Vận chuyển vật liệu bằng sà lan đế vị trí thi công tập kết vật liệu ở vị trí thuận lợi cho công
tác thi công nhưng chú ý tránh quá tải ở phần phía sau kè
Bước 2: thi công hố ga
Trước khi thi công hố ga phải đệ trình lên tư vấn giám sát bản vẽ thi công chi tiết từng hố ga
tại từng vị trí cụ thể để xem xét chấp thuận
Công tác đào hố móng phải tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong mục “Đào hố móng công
trình”
Bê tông hố ga phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong mục “bê tông và kết cấu bê tông”
Cốt thép hố ga phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong mục “cốt théo thường” của chỉ dẫn kỹ
thuật này
Ván khuôn của hố ga phải là loại có bề dày phẳng, nhẵn, được chế tạo, lắp đặt để sao cho có
thể tiến hành thi công hố ga theo đúng các yêu cầu chỉ ra trên bản vẽ thiết kế
Cổ ga phải được đổ tại chỗ để sao cho có thể lắp dựng nắp ga phù hợp với cao độ hoàn thiện
của mặt đường hoặc mặt hè thiết kế Trong trường hợp tư vấn giám sát có đánh giá rằng cao
độ và độ dốc của nắp ga không khớp với cao độ mặt đường Mặt hè thì phải tiến hành điều
chỉnh, sửa chữa cổ ga để từ đó điều chỉnh cao độ và độ dốc nắp ga cho phù hợp Tuyệt đối
không được phép sử dụng chỉ kê, kích nắp ga
Sau khi đổ bê tông hố ga, phải tiến hành bảo dưỡng, bảo vệ để tránh không cho người, máy móc, thiết bị thi công, phương tiện giao thông qua lại gây hư hại đến hố ga Tất cả hư hại trong quá trình bảo dưỡng, bảo vệ này đều sẽ được sửa chữa bằng kinh phí của nhà thầu mà không được thanh toán thêm Ngoài ra, nếu có những hư hỏng mà tư vấn giám sát đánh giá
là nặng, không thể sửa chữa được thì nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm dỡ bỏ kết cấu hỏng
đó và thi công kết cấu mới thay thế mà không được thanh toán thêm
Công tác thi công cống ngang
Bước 1: công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành thi công các công trình thoát nước, phải thực hiện các công tác chuẩn bị hiện trường bao gồm nắn cải và duy trì dòng chảy hiện tại, xây dựng các đường tránh, lắp đặt hàng rào cảnh báo, biển báo cần thiết và duy trì khả năng làm việc của những công trình
phụ tạm trong suốt quá trình thi công
Chuẩn bị vật liệu và thiết bị phụ vụ cho công tác thi công lắp đặt cống
Bước 2: thi công cống ngang
Tiến hành đào hố móng để lắp đặt các cấu kiện cống tới độ sâu yêu cầu Hình dạng và kích
thước của hố móng phải tuân thủ các chỉ dẫn trên bản vẽ thi công
Hố móng được đào có chiều rộng và độ dốc như được thể hiện trên bản vẽ thi công được duyệt Nếu không có sự sai khác về địa chất thực tế, chỉ dẫn trên bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn của tư vấn giám sát, có thể mở rộng thêm chiều rộng của rãnh nếu thấy thuận
tiện cho thi công
Đệm móng phải được thi công, nghiệm thu trước khi tiến hành đổ bê tông hoặc lắp dựng
các cấu kiện móng cống Lớp lót phải đầm chặt, tạo phẳng và đúng cao độ thiết kế
Các cấu kiện bê tông đúc sẵn phải được kiểm tra nghiệm thu tại vị trí sản xuất trước khi vận
chuyển, tập kết đến vị trí lắp đặt
Các đốt cống phải được lắp đặt cẩn thận, khe hở giữa các ống cống phải nằm trong khoảng dung sai cho phép thể hiện ở bản vẽ thi công Vữa chèn mối nối phải được nhồi kín các khe
hở giữa các đốt cống Vữa phía ngoài phải được bảo dưỡng và duy trì độ ẩm trong khoảng 2
ngày hoặc cho đến khi tư vấn giám sát chấp nhận
Trang 11 Phải đấp đất với chiều cao tối thiểu 50 cm tính từ mặt trên của ống cống Phải đặt biệt chú ý
đến việc lấp và đầm chặt đất mang cống Tại cả hai phía cống phải lấp đất và đầm cân bằng
trên toàn bộ chiều dài đường ống
Các máy lu loại nặng không được phép lu đất trong khoảng cách gần hơn 1,5 m tính từ mép
cống cho tới khi trên đỉnh cống được lấp với chiều dày ít nhất 50 cm Các loại lu trọng
lượng nhẹ có thể được phép lu khi trên đỉnh ống đã được lấp với độ dày tối thiểu là 30 cm
Mối nối của cống tròn phải được thực hiện theo đúng quy định trong bản vẽ đã được phê
duyệt Khi tiến hành thi công các mối nối, các mối nối này phải này được thực hiện theo
đúng trình tự để đảm bảo mối nối kín nước Vật liệu sử dụng trong thi công mối nối tuân thủ
theo đúng quy định trong quy trình nghiệm thu
a Các bước thi công chi tiết
Bước 1: công tác chuẩn bị
Trước khi thi công nền đắp cần thực hiện việc thoát nước tạm thời tạo điều kiện khô ráo để
thực hiện công tác đắp Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công;
Vận chuyển vật liệu và thiết bị đầm đến công trình;
Kiểm tra chất lượng vật liệu và vận hành thử các thiết bị phục vụ công tác đầm
Bước 2: Thi công đắp cát
Vật liệu được vận chuyển thẳng từ mỏ tới công trường bằng sà lan trong điều kiện khô ráo
và được rải từ từ theo từng lớp để thực hiện công tác đắp Không được tập kết vật liệu và
máy móc sau lưng kè gây tải tương đương vượt quá 1,0T/m2
;
Rải và san lấp từng lớp có bề dày không quá 20 cm, tiền hành lu lèn đạt độ chặt K > 0,9 theo
yêu cầu, thi công đắp cho đến cao độ đáy kết cấu áo đường;
Bước 4: kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp theo khối lượng đắp cứ 10000m3 một lần thí nghiệm, mỗi
lần lấy 3 mẫu ngẫu nhiên và tính trị số trung bình của 3 mẫu Những chỉ tiêu cần kiểm tra:
CBR hoặc modul đàn hồi
Kiểm tra độ chặt đầm nén: mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ
ít nhất là hai vị trí trên 1000 m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần
có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần taluy Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định Nếu chưa đạt độ chặt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt;
Mọi mái đắp, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền v.v…đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận
9 Thi công vỉa hè đường đi bộ, lắp đặt lan can và hàng rào
a khái quát
Ở phần này sẽ trình bày chỉ dẫn thi công hai công tác chính là thi công vỉa hè và công tác lắp đặt lan can và hàng rào
b các bước thi công chi tiết
công tác vỉa hè đường đi bộ
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công, san lấp bằng phẳng bề mặt lớp đầm n K90;
Vận chuyển vật liệu và thiết bị phục vụ thi công đến công trình;
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi vận chuyển đến vị trí công trình
Bước 2: Thi công vỉa hè đường đi bộ
Trước khi thi công các lớp vỉa hè phải kiểm tra và nghiệm thu lớp nền K90;
Thực hiện công tác trải lớp ni lông dày 0,2 mm trong phạm phần đường đi bộ dọc theo bờ kè;
San rải lớp đá 1x2 mac150 dày 150 mm, thực hiện công tác đầm nén với tải trọng đầm không quá lớn tránh làm vở kết cấu của lớp đá dăm 1x2;
San rải lớp cát lót dày 300 mm, tiến hành đầm chặt lớp cát và hoàn thiện bề mặt bằng phẳng trước khi công hạn mục lát gạch block tự chèn;
Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạt kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc của mặt lớp cát;
Gắn mốc cao độ lát chuẩn, mỗi đoạn vỉa hè 3m có ít nhất 4 mốc tại 4 gốc theo lưới ô vuông
Tiến hành lát gạch block vào đúng vị trí trong phạm vi vỉa hè;
Trang 12 Cần đánh dấu các mốc cao độ tham chiếu ở độ cao hơn mặt lát để có căn cứ thường xuyên
kiểm tra cao độ mặt lát
Công tác lắp đặt lan can và rào chắn
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công
Vận chuyển vật liệu và thiết bị phục vụ thi công đến công trình;
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi vận chuyển đến vị trí công trình
Bước 2: Thi công lắp lan can và rào chắn
Lan can được gia công sẵn tại nhà xưởng và vận chuyển đến công trình, được lặp đặt theo
đúng bản vẽ thiết kế Trong quá trình lắp đặt luôn phải kiểm tra lại tọa độ, khoảng cách
bằng việc tạo những cọc mốc sẵn để tiện cho công tác kiểm tra
Lắp đặt một cách chính xác rào chắn vào vị trí lan can, trong quá trình lắp cũng phải cần
kiểm tra kỷ lưỡng để hạn chế những sai số đến mức thấp nhất
10 Thi công đắp đất, trồng cỏ, hoàn thiện
a Các bước thi công chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị đất nền
Phạm vi trồng cỏ phải được chuẩn bị theo đúng yêu cầu, hình dáng và mặt cắt ngang đã
được thể hiện, đỉnh và đáy các mái dốc phải gọt tròn trước khi đặt các vần cỏ theo chỉ dẫn
của tư vấn giám sát;
Khu vực trồng cỏ phải được làm sạch đá, rễ cây hoặc các vật liệu lạ không thích hợp khác
Bước 2: Đặt vầng cỏ
– Nền đất để trồng cây các tảng cỏ phải được tưới nước ẩm và xới sáo đủ chiều sâu, đảm bảo
tơi xốp Nếu tưới không đủ độ ẩm tự nhiên thì phải tưới bổ sung trước khi đặt các tảng cỏ
trong vòng 24h;
– Tảng cỏ trên các mái dốc phải được đặt từ chân dốc đặt ngược lên trừ khi có quy định khác,
Khi đặt tảng cỏ trong các rãnh hoặc các vị trí tương tự khác thì chiều dài các vạt cỏ phải đặt
vuông góc với hướng dòng chảy;
– Tảng cỏ phải được đặt sao cho các mối nối tạo ra giữa các dải cỏ không liên tục Mỗi tảng
cỏ phải đặt sao cho nó khít với tảng cỏ đã đặt trước đó
Bước 3: Ghim vầng cỏ
– Trên tất cả các ta luy có chiều dài mái dốc lớn hơn gấp bốn lần kích thước vầng cỏ thì vầng
có phải được ghim bằng cọc tre có chiều dài 200-300 mm, khoảng cách cắm theo yêu cầu tự nhiên của đất và độ dốc đứng của ta luy
Bước 4: hoàn thiện
– Sau khi hoàn thành hạng mục trồng cỏ, phạm vi phải được làm sạch, dọn dẹp các tảng cỏ bị
vỡ, đất thừa, hoặc tạp chất, sau đó phải rắc một lớp trồng cây mịn, mỏng lên tảng cỏ để xử
lý mặt, và sau đó làm ẩm hoàn toàn bằng cách tưới nước dạng phun mưa
Bước 5: Bão dưỡng và bảo vệ
– Tiến hành đánh dấu, định kỳ tưới đều đặn và bảo dưỡng các khu vực đã được trồng cỏ trong điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thi công cho tới khi có chấp nhận cuối cùng về công tác này của tư vấn giám sát
VI.4 thi công kè phân đoạn có thanh neo vào cọc đơn
1 Chặt cây, đào gốc cây, tháo dỡ công trình, nạo vét bùn hữu cơ theo thiết kế
– Trước khi tiến hành thanh thải chướng ngại vật phải đánh dấu vị trí, giới hạn diện tích cần phát, dãy cỏ, đào gốc cây… theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt;
– Tất cả các vật thể như cây, gốc cây, rễ cây, cỏ, rác và các chướng ngại vật khác phải được đào bỏ, dọn dẹp và vận chuyển đến nơi quy định;
– Các gốc, rễ cây nằm trong phạp vi nền đắp sẽ được đào bỏ tới chiều sâu tối thiểu là 50cm tính từ mặt tự nhiên;
– Đối với việc táo dỡ những công trình hoặc kết cấu thì phải có biện pháp thi công hợp lý và đảm bảo an toàn lao động và môi trường trong quá trình tháo dỡ, vật liệu được tháo dỡ phải được vận chuyển đến bãi thải quy định
2 Thi công hệ cọc khoan nhồi
– San ủi tạo mặt bằng thi công
– Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:
+ Hồ sơ tài liệu tọa độ của các cọc
Trang 13+ Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở khu vực thi công
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công kè
+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công kè
+ Tài liệu về các công trình hiện hữu gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nước, các công
trình ngầm, các chướng ngại…)
+ Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác
+ Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng loại móng cọc
+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoan nhồi và
công tác kiểm tra chất lượng cọc
+ Các biểu mẫu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc
+ Kiểm tra lại cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng, định vị khung dẫn hướng
+ Gia công ống vách thép có đường kính và chiều dày thích hợp với đường kính cọc khoan
nhồi Đầu tiên ống vách có hàn gắn một mặt bích để có thể dùng bu lông liên kết búa
rung với ống vách Các mặt bích chế tạo tại xưởng cơ khí theo một thiết kế phù hợp để
liên kết với đầu ống vách Đầu dưới ống vách có gia cố để tăng độ cứng cho chân ống
vách
+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng trụ khi thi công
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước 150m3 đến các vi trí thi công
+ Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo
Bước 2: Định vị hố khoan và lắp dựng ống vách
– Căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng cọc và dựa trên cơ sở hệ lưới định vị quốc
gia Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử
– Ống vách được chế tạo trong xưởng theo đúng bản vẽ thi công và vận chuyển đến cô ng
trường bằng đường bộ
– Ống vách trước khi đưa rung hạ không được móp méo
– Sau khi rung hạ xong ống vách dùng máy toàn đạc kiểm tra vị trí ống vách trước khi khoan
Bước 3: Khoan tạo lỗ
– Sau khi định vị tim cọc, tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung
– Đưa máy khoan vào vị trí, máy khoan được đặt trên sà lan chú ý sà lan phải được neo chặt
Lúc đặt máy phải giữ thăng bằng không được xuất hiện tình trạng nghiêng ngã, chuyển vị
Sau khi đặt máy vào đúng vị trí, cho kiểm tra bằng cách thử chuyển động máy không tải,
dịch chuyển trên mặt phẳng phải nhỏ hơn 50mm, độ nghiêng của giàn đỡ và sàn đặt máy phải nhỏ hơn 2%
– Nhằm khống chế chính xác về độ sâu lỗ khoan, cần phải đo đạt trước, ghi rõ chiều dài mũi khoan và cần khoan, làm móc đo khống chế trên cần khoan để tiện việc quan sát và lập biên bản trong thi công
– Điều chỉnh độ nằm ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc và khoan lấy đất bên trong đến cao độ thiết kế
– Lúc gầu khoan di chuyển trong hố, nên khống chế lên xuống ở tốc độ 0.575m/s, gầu trống thì có thể khống chế trong 0.83m/s, nắp mở ở dưới gầu phải để ở trạng thái đóng kín trong suốt quá trình khoan
– Giữ ổn định thành vách đất trong quá trình khoan tạo lỗ bằng vữa Bentonit Trong quá trình khoan phải giữ cho dung dịch vữa Bentonite không hạ xuống, giữ suốt từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cho mặt vữa luôn cao hơn mực nước ngầm khoảng 2m Lúc đổ chất bả phải theo dõi tình trạng biến hoá của dung dịch vữa trong lỗ khoan, vừa phải nhồi trộn vữa để duy trì độ cao vữa Ngoài ra còn phải kiểm tra trong một thời gian nhất định, điều chỉnh các thông số tính năng của dung dịch vữa giữ thành
– Tuy nhiên cần tùy theo chỉ tiêu của từng loại đất cụ thể mà chọn thành phần vữa Bentonit cho phù hợp
– Trong quá trình khoan tạo lỗ cần phải luôn luôn tiến hành kiểm tra theo dõi tình trạng lỗ khoan như: Đo từng mức cao độ đáy lỗ khoan và kèm theo so sánh địa từng thực tế khoan
so với hồ sơ địa chất, đo đường kính thực tế và độ thẳng đứng của lỗ khoan, trạng thái thành
lỗ khoan Nếu thấy có sự sai khác so với kết quả khảo sát hoặc dự tính ban đầu, phải tiến hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký đồng thời báo cáo với đơn vị Tư vấn thiết kế
và Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý phù hợp
Bước 4: xử lý lắng cặn
– Công tác xử lý lắng cặn phải thực hiện trước khi đổ bê tông Khi khoan cọc đến cao độ thiết
kế, không được để đọng bùn đất hoặc vữa sét ở đáy lỗ khoan làm giảm khả năng chiụ tải của cọc Đối với mỗi cọc, sau khi khoan đều phải thực hiện việc xử lý cặn lắng kỹ lưỡng – Sau khi khoan đạt được độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hành chờ lắng trong khoảng 1-:-2giờ Xử lý cặn lắng dưới đáy lỗ khoan bằng thổi rửa kết hợp xói hút toàn
Trang 14bộ đất bùn lẫn Bentonite ở dạng mềm nhão lắng dưới đáy lỗ khoan đều phải được vét hết
Kết thúc của việc xử lý cặn lắng được xác định như sau:
+ Tạp chất được lấy lên cuối cùng phải là đất nguyên thổ của nền
+ Cao độ đáy lỗ khoan khi kết thúc công tác xử lý cặn lắng tối thiểu phải bằng hoặc sâu
hơn so với độ cao trước khi xử lý
+ Việc kiểm tra lần cuối cùng thực hiện trước khi đổ bê tông 15 phút
Bước 5: Công tác đặt lồng thép
– Lồng cốt thép được lắp đặt vào lỗ khoan bằng cần cẩu Trước khi hạ lồng cốt thép vào vị
trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan Cao
độ đáy không được sai lệch vượt quá quy định cho phép (h 100 mm)
– Các thao tác dựng và đặt lồng cốt thép vào lỗ khoan phải được thực hiện khẩn trương để hạn
chế tối đa lượng mùn khoan sinh ra trước khi đổ bê tông (không được quá 1 giờ kể từ khi
thu dọn xong lỗ khoan)
– Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồng cốt
thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan Lồng cốt thép phải được giữ
cách đáy hố khoan 10 cm
– Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:
+ Nạo vét đáy lỗ
+ Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo cho thuận tiện cho
việc nối đốt tiếp theo
+ Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng được chế tạo bằng cốt thép đường kính lớn
hoặc thép hình
+ Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt dọc với
nhau hoặc nối buộc tại chỗ hay bắt nối bằng cóc hoặc nối bằng dây ép ống nối)
+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống
+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng
+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép
+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên
– Lồng cốt thép sau khi ghép nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thông suốt; độ
lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1 cm
Bước 6: Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
– Kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15 phút trước khi đổ bê tông
– Bê tông dùng loại thương phẩm chở bằng xe chuyên dụng từ trạm trộn tới hiện trường Đổ
bê tông cọc theo phương pháp vữa dâng rút ống thẳng đứng Khi đổ bê tông cần tuân thủ các quy định sau:
+ Trước khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy hố khoan 20
cm Lắp phễu đổ vào đầu trên ống dẫn
+ Treo quả cầu đổ bê tông bằng giây thép 2 hoặc 3mm hoặc giây thừng Quả cầu được đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phễu khoảng từ 2040 cm và phải tiếp xúc kín khít với thành ống dẫn
+ Dùng máy bơm rót dần bê tông vào cạnh phễu, không được rót trực tiếp bê tông lên quả cầu làm lật quả cầu Không được đổ vào cọc phần bê tông bôi trơn máy bơm
+ Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và tiếp tục cấp
bê tông vào phễu
+ Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm chuyển dịch lồng thép và tránh làm bê tông bị phân tầng
+ Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông tối thiểu là 2m và không vượt quá 5m Không được cho ống chuyển động ngang Khi dịch chuyển ống thẳng đứng phải tính toán xác định chính xác mũi của ống dẫn đảm bảo không được đưa mũi ống dẫn bê tông sai với quy định của điều này Tốc độ rút hạ ống khống chế khoảng 1,5 m/phút
+ Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm kiểm tra chất lượng bằng mắt và bằng cách đo độ sụt
+ Nếu độ sụt không đảm bảo (thấp so với thiết kế) thì phải điều chỉnh nhưng không được cho thêm nước vào vữa
+ Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống, không được lắc ống ngang, không dùng đòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc dùng biện pháp kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra Khi xử lý tắc ống theo phương pháp này, phải xác định chính xác cao độ mặt bê tông và cao độ mũi ống dẫn để tránh rút ống sai với qui định
Trang 15+ Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và cao độ mặt
bê tông trong lỗ để kiểm tra tương đối đường kính trung bình và tình trạng thành vách
của lỗ khoan
+ Khi đổ bê tông cọc ở giai đoạn cuối thường gặp vữa hạt nhỏ nổi lên, vì vậy phải tiếp tục
đổ bê tông để toàn bộ vữa đồng nhất dâng đến cao độ đỉnh cọc theo thiết kế Để xác định
mật độ đá dăm trên lớp mặt bê tông phải lấy mẫu trực tiếp để thí nghiệm kiểm tra đối
chứng theo tiêu chuẩn TCVN 3110:1979 Người thực hiện công tác đo phải là chuyên
trách và có kinh nghiệm
– Một số yêu cầu kỹ thuật với công tác bê tông:
+ Để đạt bê tông 30MPa theo thiết kết, cấp phối bê tông cần được thiết kế để cường độ
chịu nén mẫu sau 28 ngày đạt tối thiểu 33MPa, nghĩa là tăng thêm 10% cường độ
+ Thường dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt 18cm±2cm Nhất thiết phải đổ hết bê tông
trong thời gian 1 giờ sau khi trộn nhằm tránh hiện tượng tắc ống do tính lưu động của bê
tông giảm
Lưu ý: phòng ngừa tốc độ đổ bê tông trong ống bị giảm khi đổ bê tông phần trên của
cọc
+ Phần bê tông trên đỉnh cọc khoan nhồi sau khi kết thúc công tác đổ bê tông thường có lẫn
tạp chất và bùn nên cọc thường được đổ vượt lên tối thiểu khoảng 1.2m so với cao độ
đáy bệ Phần bê tông đổ vượt này sẽ được đục bỏ hết đến cao độ thiết kế sau đó dùng
nước rửa cho sạch mạt đá, cát bụi trên đầu cọc
Bước 7: Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công và hoàn thiện cọc
– Toàn bộ các cọc được kiểm định bằng phương pháp siêu âm Ống dùng để phục vụ công tác
siêu âm bằng thép (hoặc bằng nhựa) đảm bảo không bị phá hoại do áp lực vữa trong quá
trình đổ bê tông cọc
– Toàn bộ các cọc sẽ được kiểm tra mức độ lắng đọng mùn dưới mũi cọc sau khi đổ bê tông
Để kiểm tra sẽ khoan thủng qua phần bê tông dưới mũi ống D114mm cho tới lớp đất nền
nguyên dạng dưới mũi cọc Đo kiểm tra mức độ mùn bằng lấy mẫu, nếu độ mùn dưới mũi
cọc vượt quá mức quy định trong quy trình thì cần phải xử lý, biện pháp xử lý sẽ được quy
định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mức độ lắng đọng mùn, loại mùn
– Ngoài hai phương pháp kiểm tra nêu trên còn dự phòng khoảng 5% số cọc sẽ được kiểm tra
bổ sung bằng khoan lấy mẫu và nén mẫu trên suốt chiều dài cọc nếu trong quá trình thi công
cọc có hiện tượng bất thường và kết quả siêu âm có dấu hiệu nghi ngại
– Hoàn thiện đập sửa đầu cọc trước khi thi công bệ móng
Công tác đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình khoan cọc:
– Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn đảm bảo an toàn lao động cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi Người công nhân phải
có đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như: mũ, giầy, gang tay, mặt nạ phòng hộ,… để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào công trường Phải bố trí người
có trách nhiệm làm công tác an toàn Tất cả mọi người phải tuân theo lệnh của người chỉ huy
– Trước khi thi công cọc phải nắm đầy đủ thông tin về khí tượng thuỷ văn tại khu vực thi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5
– Trong quá trình thi công mọi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập trung tư tưởng
để điều khiển máy móc thiết bị Những người không có phận sự cấm không được đi lại trong công trường
– Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và an toàn hiện hành Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành an toàn khi
sử dụng điện
– Bố trí công trường có tính khoa học và hợp lý Diện tích thi công cần đủ rộng để tiến hành các công việc, tránh thi công chồng chéo gây ra sự va chạm, vấp ngã do sơ suất Khi thi công trên cao cần có bảo hiểm, khi thi công dưới nước cần có phao an toàn hoặc thiết bị lặn – Công nhân khi lao động trên công trường cần học qua lớp an toàn lao động và sơ cứu người khi tai nạn xảy ra nhằm giảm đến mức tối đa những tổn thất về người, của cải vật chất – Chỉ huy trưởng công trường luôn nhắc nhở mọi người trong quá trình lao động khi có, thấy những hành vi gây mất an toàn lao động
– Trong quá trình thi công cần chú ý giảm thiểu tiếng ồn, bụi bặm để môi trường xung quanh không bị ô nhiễm Đồng thời đảm bảo được sức khỏe của công nhân trên công trường – Máy móc thiết bị cần có mui che nắng, công trường bố trí biển báo thi công , biển báo các chỗ nguy hiểm theo qui định
– Thiết bị hàn được kiểm tra hàng ngày, mỏ và dây hàn được tháo ra khi công việc tạm dừng – Dàn giáo được lắp dựng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các giới hạn tải trọng Sàn công tác phải được nẹp chặt vào giàn giáo và phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bắt đầu mỗi ca làm việc
Trang 16– Các vật lịệu thải bỏ dễ bắt lửa phải tuân theo luật lệ và qui tắc bảo vệ môi trường và phòng
cháy
– Kho xưởng, lán trại chứa nguyên vật liệu dễ cháy nổ như: xăng dầu phải có các qui định
chung về công tác phòng cháy và hệ thống báo động, trang bị các dụng cụ phòng cháy như
bình khí CO2, cát để sẵn khi sự cố xảy ra
– Phổ biến qui trình phòng cháy, chữa cháy cho mọi nhân viên trên công trường
– Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các sự cố xảy
ra trong quá trình thi công các công đoạn sau:
+ Đặt ống vách
+ Khoan tạo lỗ
+ Bơm dung dịch bentonit
+ Thổi rửa đáy lỗ khoan
– Việc thử cọc nhằm xác định sức chịu tải của cọc theo đất nền ứng với chiều dài cọc dự kiến
Mọi trường hợp thử cọc đều phải thực hiện theo đề cương kỹ thuật thử cọc cụ thể
– Siêu âm và khoan kiểm tra mùn mũi cọc đánh giá chất lượng của toàn bộ cọc khoan nhồi
Lưu ý: trong quá trình khoan cọc phải ghi chép lại nhật ký khoan cọc trong đó có thể hiện
các tầng địa chất, nếu địa chất có sai khác lớn với hồ sơ thiết kế cần thông báo cho các bên liên
quan phối hợp xử lý
3 Thi công cừ dự ứng lực bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cọc
a Khái quát
Cừ được sử dụng là loại cừ bê tông cốt thép dự ứng lực thương phẩm SW500a, các chiêu
tiêu hình dạng và chiều dài được thiết kế định hình sẵn
Cừ được thi công bằng biện pháp rung hạ bằng búa kết hợp với xói nước áp lực ở mũi cừ
Ở đây sẽ chỉ dẫn những công tác chuẩn bị, thi công và nghiệm thu cừ dự ứng lực
– Chú ý các công tác trắc địa cần phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 3972-85 Và công tác định
vị tim cừ phải được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế
Bước 2: Chuẩn bị thi công ép cọc
– Định vị lại ví trí tim cọc và các vị trí giác móng cần thiết cho quá trình thi công;
– Vận chuyển cừ bê tông dự ứng lực bằng sà lan đến vị trí công trình, cừ được tập kết trên sà
lan tại ví trí thuận lợi nhất cho công tác thi công;
– Trước khi được vận chuyển đi, cọc cần được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng mọi
thông số kỹ thuật cũng như thông số hình học phải phù hợp với hồ sơ thiết kế;
– Trong quá trình vận chuyển tránh để sự cố xảy ra dẫn đến cọc bị hư hại, sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng cọc;
– Các thiết bị thi công như cần cẩu, búa rung… được vận chuyển đến cồng trường bằng xà
lan Tiến hành kiểm tra và vận hành thử thiết bị để đánh giá khả năng làm việc của thiết bị
– Mọi sự cố xảy ra với cừ và thiết bị trong quá trình vận chuyển và vận hành thử cần được ghi
chép và báo cáo lại đầy đủ để đưa ra những pháp hợp lý và kịp thời
Bước 3: Thi công cừ dự ứng lực bằng phương pháp búa rung kết hợp xói nước mũi cừ
– Định vị tuyến công trình, mở móng và bố trí lối đi để thi công;
– Lắp đặt sàn đạo hệ định vị dẫn hướng cừ dự ứng lực, quá trình lắp đặt yêu cầu có độ chính
xác cao tránh những sai số không mong muốn;
– Đóng cừ thử bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cừ, tải trọng búa đóng 9T được đặt trên sà lan được neo giữ cẩn thận, được kết hợp với hệ khung dẫn hướng Cần chú ý rằng búa rung phải đặt vuông góc để hạn chế những sai số theo phương thẳng đứng, hệ thống cẩu cũng
phải được giữ ổn định cẩn thận
– Sau quá trình hạ cừ cần đánh giá xem với chiều dài cừ theo hồ sơ thiết kế đủ đảm bảo hay
không để có những kiến nghị về chiều dài cọc đại trà;
Trang 17– Sau khi đóng cừ thử tiến hành đóng cừ đại trà toàn bộ tuyến bằng búa rung kết hợp xói
nước, búa rung được treo bằng cẩu đặt trên sà lan;
– Khi đóng cừ được định vị trong hệ khung sàn đạo Trong quá trình hạ cừ cần sử dụng 2 máy
kinh vĩ để theo dõi
– Khi thi công hạ cừ cần xem xét tài liệu địa chất công trình, đồng thời quan sát quá trình hạ
cừ để xác định tình hình địa chất tại mũi cừ để có những lựa chọn về áp lực bơm xói nước
và lưu lượng nước xói thích hợp Trong quá trình thi công cần phải quan sát ảnh hưởng của
việc rung xói đến các công trình lân cận Khi phát hiện có những tác động không mong
muốn phải dừng thi công để xem xét đánh giá nguyên nhân và có giải pháp thích hợp Dưới
đây là một số kiến nghị để thi công rung hạ cừ kết hợp xói nước:
Khi hạ cừ ở giai đoạn đầu mũi cọc ở phần trên và qua lớp bùn yếu: áp lực phun khoảng
từ 0,5Mpa - 1,0Mpa, lưu lượng xói trong mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp cát, cát pha: áp lực phun khoảng từ 1,0Mpa – 2,0Mpa, lưu lượng xói
trong mỗi ống khoảng 120 lít/phút đến 180 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp sét áp lực phun khoảng từ 5,0 Mpa – 10,0 Mpa, lưu lượng xói trong
mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc cừ đến cao độ cách cao độ dự kiến 1,0m thì dừng xói nước Trường hợp nếu
cừ không xuống thì cho phép tiếp tục xói để hạ cừ cách cao độ thiết kế 0,3m;
Trong quá trình thi công hạ cừ cần chú ý đến công tác an toàn lao động, công nhân phải
được trang bị đồ bảo hộ và có đội ngủ chỉ đạo công tác an toàn lao động để có những chỉ
dẫn cần thiết
Bước 4: nghiệm thu hạng mục
– Quá trình đóng và nghiệm thu cừ phải tuân theo trình tự các bước của tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu móng cọc TCXDVN 286-2003;
– Sai số cho phép áp dụng theo điều 7.7.7; 22 TCN 289-02, Quy trình kỹ thuật thi công và
nghiệm thu công trình bến cảng:
Sự dịch chuyển trục tường trong mặt phẳng: (100+5H)mm, H là độ sâu nước;
Độ lệch tường so với phương đứng: 5%;
Khe hở lớn nhất giữa các mép 2 cừ: 20mm;
Cọc không đón đến cao trình thiết kế: 100mm;
Sai số cho phép từ tường cừ đến bản neo: 100mm
4 Thi công dầm mũ
a Khái quát
– Dầm mũ có kích thước cao 800mm, rộng 1100mm được bố trí trên đỉnh cừ để liên kết các
cừ dự ứng lực;
– Phần này sẽ chỉ dẫn công tác thi công bê tông và nghiệm thu dầm mũ cừ dự ứng lực;
– Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995
b Các bước thi công
công tác chuẩn bị lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn lắp đặt cốt thép công tác bê tông
bão dưỡng bê tông tháo dỡ ván khuôn nghiệm thu
c Trình tự thi công chi tiết Bước 1: công tác chuẩn bị
– Dọn dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và các tạp chất khác trên phạm vi khu vực thi công Làm hệ thống thoát nước mưa tránh ngập nước tạo mặt bằng khô ráo
– Dùng máy thủy bình, kinh vĩ, dây văng và quả dọi xác định tim trục theo hai phương, cao
độ và đánh dấu bằng sơn đỏ vào các vị trí cố định dễ thấy, thuận tiện cho việc lắp đặt coffa, cốt thép và đổ bê tông
– Vận chuyển vật tư và thiết bị bằng sà lan đến vị trí công trình, tập kết vật tư và thiết bị tại ví trí thuận lợi cho công tác thi công;
– Coffa : + Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tập kết coffa vào sát chân công trình
+ Lắp đặt, cố định cốt thép dầm mũ trước khi lắp đặt coffa
+ Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh
– Cốt thép : + Trước khi gia công cốt thép đảm bảo mặt phải sạch, không có vẩy sắt và gỉ rơi ra khi gõ búa Chú ý tránh để cốt thép dính nhớt của coffa
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính
+ Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế, độ cong vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dày lớp bảo vệ
Trang 18+ Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vận chuyển ra
công trình và tiến hành buộc từng thanh
– Bê tông :
+ Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, coffa
+ Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác
+ Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng
+ Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵn và phải
được cố định chặt
Bước 2: lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn
– Tiến hành gia công vai kê, thanh treo và các chi tiết khác phục vụ cho công tác lắp đặt hệ
sàn đạo;
– Lắp đặt hệ sàn đạo, đảm bảo thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế Kết hợp với sự đánh giá
bằng mắt về chất lượng của hệ sàn đạo;
– Lắp đặt coffa cho dầm mũ, công tác lắp đặt phải chính xác với những tọa độ đã định vị
trước đó;
– Trong quá trình lắp đặt cần chú ý đến công tác an toàn lao động để tránh những sự cố
không mong muốn
Bước 3: lắp đặt cốt thép
– Tiến hành gia công cốt thép dầm mũ, đảm bảo những kích thước hình học như thiết kế;
– Lắp đặt hệ thống cốt thép cho hệ dầm mũ, kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học, cao độ
và các chỉ tiêu khác trước khi đổ bê tông dầm mũ;
Bước 4: Công tác đổ bê tông
– Vận chuyển bê tông thương phẩm bằng chuyên dụng đặt trên sà lan được neo giữ cẩn thận,
trước khi đổ bê tông cần được kiểm tra chỉ tiêu đột sụt và đánh giá chất lượng bằng mắt;
– Nếu quá trình kiểm tra độ sụt không đạt yêu cầu, cần báo cáo gấp để có những giải pháp
hợp lý và kịp thời Không được tự ý cho nước thêm vào hỗn hợp bê tông;
– Trong quá trình đổ bê tông cần tiến hành lưu mẫu thử bê tông và bảo dưỡng mẫu cẩn thận
để phục vụ công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng sau khi hoàn thành;
– Lưu ý rằng trước khi đổ bê tông cần phải đánh giá tình hình thời tiết, khí hậu tránh thi công
bê tông dưới điều kiện mưa nặng hạt và gió lớn hơn cấp V
– Một số lưu ý khi gặp sự cố trong công tác bê tông:
Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục do sự cố bị mất điện đột xuất hoặc
do hư hỏng coffa phải dừng lại để sửa chữa Khi đổ tiếp phải đánh xờm hoặc đổ ximăng nguyên chất lên lớp mặt đổ trước để đảm bảo liên kết tốt nhất với lớp đổ bêtông sau
Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp do đầm không kỹ, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtông trên sâu vào trong ít nhất là 2.5cm Làm sạch bề mặt rộng ít nhất là 0.05m2, khoảng trống xung quanh cốt thép là 2.5cm làm sạch bề mặt bêtông, đánh gỉ cốt thép và tưới nước bề mặt
đã đục Ghép coffa, tưới hồ dầu tạo liên kết và đổ lại bêtông với cùng mác bêtông đã đổ trong vòng 24 giờ (lưu ý đầm kỹ)
Bước 5: Bảo dưỡng bê tông
– Bêtông sau khi được đổ và đầm thì bắt đầu đông kết hóa cứng Để đảm bảo cho cường độ của bêtông đạt yêu cầu thiết kế, nhất thiết chúng ta phải dưỡng hộ bêtông trong điều kiện và nhiệt độ thích hợp tránh cho bêtông không bị nứt nẻ, ảnh hưởng đến độ bền Dùng bao bố che đậy bề mặt bêtông và bắt đầu tưới nước sau 3 giờ đổ bêtông Tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày, một ngày 3 lần
Bước 6: Tháo dỡ coffa
– Việc tháo dỡ được tiến hành sau khi bêtông đạt cường độ cần thiết tương ứng Có thể căn cứ vào kết quả thí nghiệm bêtông
– Khi tháo dỡ tránh trường hợp va chạm và chấn động mạnh làm hư hỏng mặt ngoài, sứt mẻ góc cạnh
– Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ chịu lực, thì phải tháo trước thành bên và kiểm tra chất lượng của bêtông, nếu chất luợng bêtông quá xấu thì phải xử lý và củng cố vững chắc trước khi tháo coffa
– Khi tháo phải tiến hành từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu
– Coffa, giàn giáo, cột chống đã tháo dỡ xong phải được cạo sạch vữa, nhổ đinh, sửa chữa phân loại xếp gọn và bảo quản tốt để có thể sử dụng tiếp theo
Bước 7: Nghiệm thu
Tiến hành nghiệm thu đánh giá chất lượng hạng mục công trình thông qua những chỉ tiêu hình học, cao độ, chất lượng bê tông,…
5 Trải thảm đá phạm vi trước kè
a Khái quát
Trang 19 Thảm đá được bố trí trước kè, phạm vi phía sông Để gia cố tăng khả năng ổn định tổng thể
cho phạm vi kè
b Các bước thi công
Chuẩn bị Thi công lắp đặt nghiệm thu
c Các bước thi công chi tiết
Bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và các tạp chất
khác trên phạm vi khu vực thi công;
Tất cả những bề mặt phải được chuẩn bị để tư vấn giám sát phê chuẩn trước khi lắp đặt thảm
đá;
Vận chuyển vật liệu thảm đá và máy móc thiết bị đến vị trí thi công; tập hợp vật liệu tại vị
trí thuận lợi cho công tác lắp đặt;
Trước khi được vận chuyển đến vị trí công trình thảm đá cần được kiểm tra chất lượng kỹ
lưỡng và trong quá trình vận chuyển tránh để thảm đá va chạm gây vỡ hay biến dạng thảm
đá;
Bước 2: Thi công lắp đặt thảm đá
Buộc dây liên kết các tấm panel có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo chất lượng rọ đá Buộc
dây để liên kết các tấm banel bằng sợi thép liên tục, sử dụng mối xoắn kép xen kẽ vỡi xoắn
đơn Cứ một mối xoắn kép hai vòng lại có một mối xoắn đơn có khoảng cách 1 mắt lưới;
Rọ được trải phẳng trên mặt xà lan để buộc/bế thành rọ có khối hình vuông vắn bằng cách
gập các tấm hồi, các tấm hông, dựng vuông góc với tấm đáy Các góc ở đỉnh được buộc
trước bằng dây buộc chắc chắn;
Buộc các cạnh của các tấm hồi với tấm hông xuất phát bắt đầu từ góc đỉnh, buộc theo
phương pháp buộc dây đã nêu trên Buộc tấm vách ngăn vào hai tấm hồi;
Bắt đầu thi công lớp thứ nhất, xếp rọ vào vị trí, xếp sát nhau và liên kết với nhau theo đúng
phương pháp buộc dây đã nêu trên
Nghiệm thu chất lượng thảm đá bằng cách quan sát và đo các kích thước hình học để đánh
giá;
6 Thi công neo
a Trình tự thi công chi tiết
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Vận chuyển tăng đơ và các thiết bị phục vụ thi công đến vị trí công trường, tập kết vật liệu ở
vị trí thuận lợi cho công tác thi công;
Bước 2: Thi công neo
Thanh neo được gia công và mạ kẽm trong các xưởng cơ khí chuyên dụng trước khi đưa ra công trường Trong quá trình gia công phải có nhật ký theo quy định chung của công trường
Vật liệu trước khi chế tạo thanh neo-tăng đơ phải được thử nghiệm theo TCVN 4452-1995
Sau khi chế tạo xong thanh neo, tăng đơ và trước khi lắp ráp hệ neo tại hiện trường phải thử khả năng chịu lực của hệ thanh neo – tăng đơ Số lượng mẫu thử theo quyết định của tư vấn giám sát
Sau khi đảm bảo được chất lượng tăng đơ, tiến hành lắp tăng đơ vào hai neo chờ ở tường cừ
Bảo quản tại công trường: khi đưa đến công trường phải được bảo quản ở nơi khô ráo;
Đường tim thanh thép của các đầu neo phải đồng phẳng Các đầu neo phía cừ và phía cọc neo phải nằm trong cùng mặt phẳng thẳng đứng
Không sử dụng phương pháp gia nhiệt để chế tạo hệ thanh neo vì sẽ dẫn đến giảm tính chất cơ lý của kết cấu
7 Trải vải địa kỹ thuật, thi công tầng lọc ngược
Phần này sẽ trình bày biện pháp thi công của các hạng công tác sau:
Trải vải địa kỹ thuật
Thi công tầng lọc ngược
b Các bước thi công chi tiết Bước 1: công tác chuẩn bị
Tiến hành nạo vét bùn hữu cơ, công tác đào phải đúng như những yêu cầu của quy định chỉ dẫn đào Bề mặt trước khi trải vải phải được chuẩn bị để tư vấn giám sát phê duyệt;
Trước khi trải vải, mặt trải vải phải được dọn sạch, làm phẳng
Trang 20 Vận chuyển vải đỉa và vật liệu tầng lọc đến vị trí công trường, tập kết ở vị trí thuận lợi cho
công tác thi công, chú ý tránh quá tải sau tường > 1 T/m
Bước 2: Thi công trải vải địa , lắp tầng lọc ngược, thi công đắp cát
Công tác trải vải
Việc thi công trải vải địa phải tuân theo hướng dẫn 14 TCN-110-1996 về sử dụng vải địa kỹ
thuật trong công trình thủy lợi, tuy nhiên ở đây do đặc thù do đặc thù công việc nên chúng
tôi phân ra trải vải sau kè và trải vải chân kè;
Công tác trải vải sau lưng kè được thực hiện khi hạ cừ và thi công dầm mũ xong, vải địa
được trải bao quanh theo lớp lọc ngược sau lưng tường cừ tại những vị trí tiếp giáp vải được
xếp chồng mép 50 cm;
Công tác trải vải chân kè sau khi mặt cắt ngang được đào đạt các yêu cầu thiết kế tương đối
bằng phẳng mới tiến hành thi công trải vải địa kỹ thuật dưới nước; vải địa kỹ thuật được trải
theo phương dọc tuyến kè Tại vị trí tiếp giáp giữa các đợt trải được xếp chồng mép vải 50
cm và được ghim thép giữ một cách chắc chắn Việc trải vải dưới nước nên tiến hành khi
mực nước kiệt và nước tĩnh
Phải đệ trình tư vấn giám sát mẫu vải địa đại diện trước khi sử dụng bất kỳ một loại vải
địa nào cho công tác trải vải địa Tư vấn giám sát sẽ giữ lại một trong những mẫu này để
so sánh trong suốt giai đoạn hợp đồng Nhà thầu chỉ sử dụng loại vải địa mà tư vấn đã
chấp nhận;
Đệ trình các hồ sơ lý lịch về loại vải địa, thí nghiệm vải địa đảm bảo chất lượng theo hồ
sơ thiết kế hay chỉ dẫn của tư vấn giám sát
Không đươc đặt bất cứ một công tác trải vải nào cho đến khi tư vấn giám sát chấp nhận
bề mặt móng công trình
Công tác thi công tầng lọc ngược
Việc vận chuyển vật liệu tới chỗ thi công lọc ngược, việc chia đoạn các lớp lọc, thứ tự thi
công (xây) phải loại trừ khả năng làm bẩn vật liệu và xáo trộn các lớp khi thi công;
Thi công tầng lọc ngược theo đúng bản vẽ thiết kế, chú ý khi thi công cần thi công từ dưới
lên;
Về phía các cơ quan tổ chức thi công cũng như tổ chức thiết kế, thực hiện sự giám sát của
tác giả phải bảo đảm kiểm tra chặt chẽ và liên tục chất lượng thi công các kết cấu tiêu nước
Nghiệm thu kết cấu tiêu nước đã làm xong phải do hội đồng chuyên môn tiến hành, có lập các văn bản cần thiết
8 Thi công cát san lấp đầm chặt K > 0,85 từng đến cao trình 0,5m và san lấp cát K > 0,9 đến cao trình đáy cống thoát nước ngang
a khái quát
Công tác đắp cát ở hạng mục này gồm hai giai đoạn
Giai đoạn 1 tiến hành đắp từng lớp từ cao độ móng đến cao độ 0,5m với độ chặt K > 0,85
Giai đoạn 2 tiến hành đắp cát từ cao độ 0,5m đến cao độ đáy cống thoát nước ngang với
Vận chuyển vật liệu và thiết bị đầm đến công trình;
Kiểm tra chất lượng vật liệu và vận hành thử các thiết bị phục vụ công tác đầm
Bước 2: Thi công đắp cát
Vật liệu được vận chuyển thẳng từ mỏ tới công trường bằng sà lan trong điều kiện khô ráo
và được rải từ từ theo từng lớp để thực hiện công tác đắp Không được tập kết vật liệu và máy móc sau lưng kè gây tải tương đương vượt quá 1,0T/m2
Bước 3: kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp theo khối lượng đắp cứ 10000m3 một lần thí nghiệm, mỗi lần lấy 3 mẫu ngẫu nhiên và tính trị số trung bình của 3 mẫu Những chỉ tiêu cần kiểm tra:
Tỷ trọng hạt đất;
Thành phần hạt;
Trạng thái của đất, độ ẩm tự nhiên (W), giới hạn chảy (Wi), giới hạn dẻo (Wd), chỉ số dẻo IP;
Trang 21 Dung trọng khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu
Góc ma sát trong, lực dính đơn vị
CBR hoặc modul đàn hồi
Kiểm tra độ chặt đầm nén: mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ
ít nhất là hai vị trí trên 1000 m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần
có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần taluy Kết
quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định Nếu chưa đạt độ chặt thì phải tiếp
tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt;
Mọi mái đắp, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền v.v…đều phải đúng, chính xác, phù hợp với
bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được
chủ đầu tư và TVGS chấp thuận
Phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sai khác trong quá trình
thi công trước khi nghiệm thu
9 Thi công mương thu nước và cống thoát nước ngang tại vị trí thiết kế
a khái quát
Ở phần này sẽ chỉ dẫn về phương pháp thi công 3 công tác chính
Thi công mương thoát nước dọc
Thi công hố ga
Thi công cống thoát nước ngang tại vị trí thiết kế
b các bước thi công chi tiết
công tác thi công mương thoát nước
bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp mặt bằng, vẹ sinh phạm vi thi công mương thoát nước;
Vận chuyển vật liệu bằng sà lan đế vị trí thi công tập kết vật liệu ở vị trí thuận lợi cho công
tác thi công nhưng chú ý tránh quá tải ở phần phía sau kè
Bước 2: thi công mương thoát nước
Trước khi thi công, đáy rãnh phải được đầm chặt, tạo độ dốc theo đúng quy định và phải
được tư vấn giám sát nghiệm thu;
Nắp rãnh phải được chế tạo theo đúng các dung sai quy định Khi lắp đặt không được tạo
các khe hở lớn Trong trường hợp cần thiết, khi lắp đặt phải kiểm tra, mài bỏ hoặc tạo phẳng
để tránh hiện tượng cập kênh có thể làm vỡ nắp cống khi có xung lực
Toàn bộ các bước thi công như sản xuất và đổ bê tông, cốt thép, chế tạo ván khuôn và sản xuất các cấu kiện lắp ghép phải theo đúng các yêu cầu quy định trong quy trình thi công-
nghiệm thu, mục “bê tông và kết cấu bê tông”
Công tác thi công hố ga
Bước 1: công tác chuẩn bị
Dọn dẹp mặt bằng, vệ sinh phạm vi thi công mương thoát nước;
Vận chuyển vật liệu bằng sà lan đế vị trí thi công tập kết vật liệu ở vị trí thuận lợi cho công
tác thi công nhưng chú ý tránh quá tải ở phần phía sau kè
Bước 2: thi công hố ga
Trước khi thi công hố ga phải đệ trình lên tư vấn giám sát bản vẽ thi công chi tiết từng hố ga
tại từng vị trí cụ thể để xem xét chấp thuận
Công tác đào hố móng phải tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong mục “Đào hố móng công
trình”
Bê tông hố ga phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong mục “bê tông và kết cấu bê tông”
Cốt thép hố ga phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong mục “cốt théo thường” của chỉ dẫn kỹ
thuật này
Ván khuôn của hố ga phải là loại có bề dày phẳng, nhẵn, được chế tạo, lắp đặt để sao cho có
thể tiến hành thi công hố ga theo đúng các yêu cầu chỉ ra trên bản vẽ thiết kế
Cổ ga phải được đổ tại chỗ để sao cho có thể lắp dựng nắp ga phù hợp với cao độ hoàn thiện của mặt đường hoặc mặt hè thiết kế Trong trường hợp tư vấn giám sát có đánh giá rằng cao
độ và độ dốc của nắp ga không khớp với cao độ mặt đường Mặt hè thì phải tiến hành điều chỉnh, sửa chữa cổ ga để từ đó điều chỉnh cao độ và độ dốc nắp ga cho phù hợp Tuyệt đối
không được phép sử dụng chỉ kê, kích nắp ga
Sau khi đổ bê tông hố ga, phải tiến hành bảo dưỡng, bảo vệ để tránh không cho người, máy móc, thiết bị thi công, phương tiện giao thông qua lại gây hư hại đến hố ga Tất cả hư hại trong quá trình bảo dưỡng, bảo vệ này đều sẽ được sửa chữa bằng kinh phí của nhà thầu mà không được thanh toán thêm Ngoài ra, nếu có những hư hỏng mà tư vấn giám sát đánh giá
là nặng, không thể sửa chữa được thì nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm dỡ bỏ kết cấu hỏng
đó và thi công kết cấu mới thay thế mà không được thanh toán thêm
Công tác thi công cống ngang
Bước 1: công tác chuẩn bị
Trang 22 Trước khi tiến hành thi công các công trình thoát nước, phải thực hiện các công tác chuẩn bị
hiện trường bao gồm nắn cải và duy trì dòng chảy hiện tại, xây dựng các đường tránh, lắp
đặt hàng rào cảnh báo, biển báo cần thiết và duy trì khả năng làm việc của những công trình
phụ tạm trong suốt quá trình thi công
Chuẩn bị vật liệu và thiết bị phụ vụ cho công tác thi công lắp đặt cống
Bước 2: thi công cống ngang
Tiến hành đào hố móng để lắp đặt các cấu kiện cống tới độ sâu yêu cầu Hình dạng và kích
thước của hố móng phải tuân thủ các chỉ dẫn trên bản vẽ thi công
Hố móng được đào có chiều rộng và độ dốc như được thể hiện trên bản vẽ thi công được
duyệt Nếu không có sự sai khác về địa chất thực tế, chỉ dẫn trên bản vẽ thi công hoặc
hướng dẫn của tư vấn giám sát, có thể mở rộng thêm chiều rộng của rãnh nếu thấy thuận
tiện cho thi công
Đệm móng phải được thi công, nghiệm thu trước khi tiến hành đổ bê tông hoặc lắp dựng
các cấu kiện móng cống Lớp lót phải đầm chặt, tạo phẳng và đúng cao độ thiết kế
Các cấu kiện bê tông đúc sẵn phải được kiểm tra nghiệm thu tại vị trí sản xuất trước khi vận
chuyển, tập kết đến vị trí lắp đặt
Các đốt cống phải được lắp đặt cẩn thận, khe hở giữa các ống cống phải nằm trong khoảng
dung sai cho phép thể hiện ở bản vẽ thi công Vữa chèn mối nối phải được nhồi kín các khe
hở giữa các đốt cống Vữa phía ngoài phải được bảo dưỡng và duy trì độ ẩm trong khoảng 2
ngày hoặc cho đến khi tư vấn giám sát chấp nhận
Phải đấp đất với chiều cao tối thiểu 50 cm tính từ mặt trên của ống cống Phải đặt biệt chú ý
đến việc lấp và đầm chặt đất mang cống Tại cả hai phía cống phải lấp đất và đầm cân bằng
trên toàn bộ chiều dài đường ống
Các máy lu loại nặng không được phép lu đất trong khoảng cách gần hơn 1,5 m tính từ mép
cống cho tới khi trên đỉnh cống được lấp với chiều dày ít nhất 50 cm Các loại lu trọng
lượng nhẹ có thể được phép lu khi trên đỉnh ống đã được lấp với độ dày tối thiểu là 30 cm
Mối nối của cống tròn phải được thực hiện theo đúng quy định trong bản vẽ đã được phê
duyệt Khi tiến hành thi công các mối nối, các mối nối này phải này được thực hiện theo
đúng trình tự để đảm bảo mối nối kín nước Vật liệu sử dụng trong thi công mối nối tuân thủ
theo đúng quy định trong quy trình nghiệm thu
a Các bước thi công chi tiết
Bước 1: công tác chuẩn bị
Trước khi thi công nền đắp cần thực hiện việc thoát nước tạm thời tạo điều kiện khô ráo để thực hiện công tác đắp Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công;
Vận chuyển vật liệu và thiết bị đầm đến công trình;
Kiểm tra chất lượng vật liệu và vận hành thử các thiết bị phục vụ công tác đầm
Bước 2: Thi công đắp cát
Vật liệu được vận chuyển thẳng từ mỏ tới công trường bằng sà lan trong điều kiện khô ráo
và được rải từ từ theo từng lớp để thực hiện công tác đắp Không được tập kết vật liệu và máy móc sau lưng kè gây tải tương đương vượt quá 1,0T/m2;
Rải và san lấp từng lớp có bề dày không quá 20 cm, tiền hành lu lèn đạt độ chặt K > 0,9 theo yêu cầu, thi công đắp cho đến cao độ đáy kết cấu áo đường;
Bước 3: kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
Kiểm tra chất lượng vật liệu đắp theo khối lượng đắp cứ 10000m3 một lần thí nghiệm, mỗi lần lấy 3 mẫu ngẫu nhiên và tính trị số trung bình của 3 mẫu Những chỉ tiêu cần kiểm tra:
CBR hoặc modul đàn hồi
Kiểm tra độ chặt đầm nén: mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ
ít nhất là hai vị trí trên 1000 m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần
có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần taluy Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định Nếu chưa đạt độ chặt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt;
Mọi mái đắp, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền v.v…đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận
11 Thi công vỉa hè đường đi bộ, lắp đặt lan can và hàng rào
a khái quát
Trang 23 Ở phần này sẽ trình bày chỉ dẫn thi công hai công tác chính là thi công vỉa hè và công tác
lắp đặt lan can và hàng rào
b các bước thi công chi tiết
công tác vỉa hè đường đi bộ
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công, san lấp bằng phẳng bề mặt lớp đầm n K90;
Vận chuyển vật liệu và thiết bị phục vụ thi công đến công trình;
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi vận chuyển đến vị trí công trình
Bước 2: Thi công vỉa hè đường đi bộ
Trước khi thi công các lớp vỉa hè phải kiểm tra và nghiệm thu lớp nền K90;
Thực hiện công tác trải lớp ni lông dày 0,2 mm trong phạm phần đường đi bộ dọc theo bờ
kè;
San rải lớp đá 1x2 mac150 dày 150 mm, thực hiện công tác đầm nén với tải trọng đầm
không quá lớn tránh làm vở kết cấu của lớp đá dăm 1x2;
San rải lớp cát lót dày 300 mm, tiến hành đầm chặt lớp cát và hoàn thiện bề mặt bằng phẳng
trước khi công hạn mục lát gạch block tự chèn;
Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạt kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc của mặt lớp cát;
Gắn mốc cao độ lát chuẩn, mỗi đoạn vỉa hè 3m có ít nhất 4 mốc tại 4 gốc theo lưới ô vuông
Tiến hành lát gạch block vào đúng vị trí trong phạm vi vỉa hè;
Cần đánh dấu các mốc cao độ tham chiếu ở độ cao hơn mặt lát để có căn cứ thường xuyên
kiểm tra cao độ mặt lát
Công tác lắp đặt lan can và rào chắn
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp làm sạch trong phạm vi thi công
Vận chuyển vật liệu và thiết bị phục vụ thi công đến công trình;
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi vận chuyển đến vị trí công trình
Bước 2: Thi công lắp lan can và rào chắn
Lan can được gia công sẵn tại nhà xưởng và vận chuyển đến công trình, được lặp đặt theo
đúng bản vẽ thiết kế Trong quá trình lắp đặt luôn phải kiểm tra lại tọa độ, khoảng cách
bằng việc tạo những cọc mốc sẵn để tiện cho công tác kiểm tra
Lắp đặt một cách chính xác rào chắn vào vị trí lan can, trong quá trình lắp cũng phải cần kiểm tra kỷ lưỡng để hạn chế những sai số đến mức thấp nhất
12 Thi công đắp đất, trồng cỏ, hoàn thiện
a Các bước thi công chi tiết Bước 1: Chuẩn bị đất nền
Phạm vi trồng cỏ phải được chuẩn bị theo đúng yêu cầu, hình dáng và mặt cắt ngang đã được thể hiện, đỉnh và đáy các mái dốc phải gọt tròn trước khi đặt các vần cỏ theo chỉ dẫn của tư vấn giám sát;
Khu vực trồng cỏ phải được làm sạch đá, rễ cây hoặc các vật liệu lạ không thích hợp khác
Bước 2: Đặt vầng cỏ
– Nền đất để trồng cây các tảng cỏ phải được tưới nước ẩm và xới sáo đủ chiều sâu, đảm bảo tơi xốp Nếu tưới không đủ độ ẩm tự nhiên thì phải tưới bổ sung trước khi đặt các tảng cỏ trong vòng 24h;
– Tảng cỏ trên các mái dốc phải được đặt từ chân dốc đặt ngược lên trừ khi có quy định khác, Khi đặt tảng cỏ trong các rãnh hoặc các vị trí tương tự khác thì chiều dài các vạt cỏ phải đặt vuông góc với hướng dòng chảy;
– Tảng cỏ phải được đặt sao cho các mối nối tạo ra giữa các dải cỏ không liên tục Mỗi tảng
cỏ phải đặt sao cho nó khít với tảng cỏ đã đặt trước đó
Bước 3: Ghim vầng cỏ
– Trên tất cả các ta luy có chiều dài mái dốc lớn hơn gấp bốn lần kích thước vầng cỏ thì vầng
có phải được ghim bằng cọc tre có chiều dài 200-300 mm, khoảng cách cắm theo yêu cầu tự nhiên của đất và độ dốc đứng của ta luy
Bước 4: hoàn thiện
– Sau khi hoàn thành hạng mục trồng cỏ, phạm vi phải được làm sạch, dọn dẹp các tảng cỏ bị
vỡ, đất thừa, hoặc tạp chất, sau đó phải rắc một lớp trồng cây mịn, mỏng lên tảng cỏ để xử
lý mặt, và sau đó làm ẩm hoàn toàn bằng cách tưới nước dạng phun mưa
Bước 5: Bão dưỡng và bảo vệ
– Tiến hành đánh dấu, định kỳ tưới đều đặn và bảo dưỡng các khu vực đã được trồng cỏ trong điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thi công cho tới khi có chấp nhận cuối cùng về công tác này của tư vấn giám sát
VI.5 thi công kè phân đoạn có sàn giảm tải, thanh neo
Trang 241 Chặt cây, đào gốc cây, tháo dỡ công trình, nạo vét bùn hữu cơ theo thiết kế
– Trước khi tiến hành thanh thải chướng ngại vật phải đánh dấu vị trí, giới hạn diện tích cần
phát, dãy cỏ, đào gốc cây… theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt;
– Tất cả các vật thể như cây, gốc cây, rễ cây, cỏ, rác và các chướng ngại vật khác phải được
đào bỏ, dọn dẹp và vận chuyển đến nơi quy định;
– Các gốc, rễ cây nằm trong phạp vi nền đắp sẽ được đào bỏ tới chiều sâu tối thiểu là 50cm
tính từ mặt tự nhiên;
– Đối với việc táo dỡ những công trình hoặc kết cấu thì phải có biện pháp thi công hợp lý và
đảm bảo an toàn lao động và môi trường trong quá trình tháo dỡ, vật liệu được tháo dỡ phải
được vận chuyển đến bãi thải quy định
2 Thi công hệ cọc khoan nhồi
a khái quát
Phần này sẽ trình bày công tác thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi D600 với chiều dài
12m
b Các bước thi công chi tiết
Bước 1: Công tác chuẩn bị
– San ủi tạo mặt bằng thi công
– Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:
+ Hồ sơ tài liệu tọa độ của các cọc
+ Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở khu vực thi công
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công kè
+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công kè
+ Tài liệu về các công trình hiện hữu gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nước, các công
trình ngầm, các chướng ngại…)
+ Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác
+ Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng loại móng cọc
+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoan nhồi và
công tác kiểm tra chất lượng cọc
+ Các biểu mẫu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc
+ Kiểm tra lại cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng, định vị khung dẫn hướng
+ Gia công ống vách thép có đường kính và chiều dày thích hợp với đường kính cọc khoan
nhồi Đầu tiên ống vách có hàn gắn một mặt bích để có thể dùng bu lông liên kết búa
rung với ống vách Các mặt bích chế tạo tại xưởng cơ khí theo một thiết kế phù hợp để liên kết với đầu ống vách Đầu dưới ống vách có gia cố để tăng độ cứng cho chân ống vách
+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng trụ khi thi công
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước 150m3 đến các vi trí thi công + Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo
– Ống vách trước khi đưa rung hạ không được móp méo
– Sau khi rung hạ xong ống vách dùng máy toàn đạc kiểm tra vị trí ống vách trước khi khoan
Bước 3: Khoan tạo lỗ
– Sau khi định vị tim cọc, tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung
– Đưa máy khoan vào vị trí, máy khoan được đặt trên sà lan chú ý sà lan phải được neo chặt Lúc đặt máy phải giữ thăng bằng không được xuất hiện tình trạng nghiêng ngã, chuyển vị Sau khi đặt máy vào đúng vị trí, cho kiểm tra bằng cách thử chuyển động máy không tải, dịch chuyển trên mặt phẳng phải nhỏ hơn 50mm, độ nghiêng của giàn đỡ và sàn đặt máy phải nhỏ hơn 2%
– Nhằm khống chế chính xác về độ sâu lỗ khoan, cần phải đo đạt trước, ghi rõ chiều dài mũi khoan và cần khoan, làm móc đo khống chế trên cần khoan để tiện việc quan sát và lập biên bản trong thi công
– Điều chỉnh độ nằm ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc và khoan lấy đất bên trong đến cao độ thiết kế
– Lúc gầu khoan di chuyển trong hố, nên khống chế lên xuống ở tốc độ 0.575m/s, gầu trống thì có thể khống chế trong 0.83m/s, nắp mở ở dưới gầu phải để ở trạng thái đóng kín trong suốt quá trình khoan
– Giữ ổn định thành vách đất trong quá trình khoan tạo lỗ bằng vữa Bentonit Trong quá trình khoan phải giữ cho dung dịch vữa Bentonite không hạ xuống, giữ suốt từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cho mặt vữa luôn cao hơn mực nước ngầm khoảng 2m Lúc đổ chất bả phải
Trang 25theo dõi tình trạng biến hoá của dung dịch vữa trong lỗ khoan, vừa phải nhồi trộn vữa để
duy trì độ cao vữa Ngoài ra còn phải kiểm tra trong một thời gian nhất định, điều chỉnh các
thông số tính năng của dung dịch vữa giữ thành
– Tuy nhiên cần tùy theo chỉ tiêu của từng loại đất cụ thể mà chọn thành phần vữa Bentonit
cho phù hợp
– Trong quá trình khoan tạo lỗ cần phải luôn luôn tiến hành kiểm tra theo dõi tình trạng lỗ
khoan như: Đo từng mức cao độ đáy lỗ khoan và kèm theo so sánh địa từng thực tế khoan
so với hồ sơ địa chất, đo đường kính thực tế và độ thẳng đứng của lỗ khoan, trạng thái thành
lỗ khoan Nếu thấy có sự sai khác so với kết quả khảo sát hoặc dự tính ban đầu, phải tiến
hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký đồng thời báo cáo với đơn vị Tư vấn thiết kế
và Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý phù hợp
Bước 4: xử lý lắng cặn
– Công tác xử lý lắng cặn phải thực hiện trước khi đổ bê tông Khi khoan cọc đến cao độ thiết
kế, không được để đọng bùn đất hoặc vữa sét ở đáy lỗ khoan làm giảm khả năng chiụ tải
của cọc Đối với mỗi cọc, sau khi khoan đều phải thực hiện việc xử lý cặn lắng kỹ lưỡng
– Sau khi khoan đạt được độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hành chờ lắng
trong khoảng 1-:-2giờ Xử lý cặn lắng dưới đáy lỗ khoan bằng thổi rửa kết hợp xói hút toàn
bộ đất bùn lẫn Bentonite ở dạng mềm nhão lắng dưới đáy lỗ khoan đều phải được vét hết
Kết thúc của việc xử lý cặn lắng được xác định như sau:
+ Tạp chất được lấy lên cuối cùng phải là đất nguyên thổ của nền
+ Cao độ đáy lỗ khoan khi kết thúc công tác xử lý cặn lắng tối thiểu phải bằng hoặc sâu
hơn so với độ cao trước khi xử lý
+ Việc kiểm tra lần cuối cùng thực hiện trước khi đổ bê tông 15 phút
Bước 5: Công tác đặt lồng thép
– Lồng cốt thép được lắp đặt vào lỗ khoan bằng cần cẩu Trước khi hạ lồng cốt thép vào vị
trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan Cao
độ đáy không được sai lệch vượt quá quy định cho phép (h 100 mm)
– Các thao tác dựng và đặt lồng cốt thép vào lỗ khoan phải được thực hiện khẩn trương để hạn
chế tối đa lượng mùn khoan sinh ra trước khi đổ bê tông (không được quá 1 giờ kể từ khi
thu dọn xong lỗ khoan)
– Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan Lồng cốt thép phải được giữ cách đáy hố khoan 10 cm
– Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:
+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống
+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng + Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép
+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên
– Lồng cốt thép sau khi ghép nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thông suốt; độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1 cm
Bước 6: Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
– Kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15 phút trước khi đổ bê tông
– Bê tông dùng loại thương phẩm chở bằng xe chuyên dụng từ trạm trộn tới hiện trường Đổ
bê tông cọc theo phương pháp vữa dâng rút ống thẳng đứng Khi đổ bê tông cần tuân thủ các quy định sau:
+ Trước khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy hố khoan 20
cm Lắp phễu đổ vào đầu trên ống dẫn
+ Treo quả cầu đổ bê tông bằng giây thép 2 hoặc 3mm hoặc giây thừng Quả cầu được đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phễu khoảng từ 2040 cm và phải tiếp xúc kín khít với thành ống dẫn
+ Dùng máy bơm rót dần bê tông vào cạnh phễu, không được rót trực tiếp bê tông lên quả cầu làm lật quả cầu Không được đổ vào cọc phần bê tông bôi trơn máy bơm
+ Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và tiếp tục cấp
bê tông vào phễu
Trang 26+ Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm chuyển dịch lồng thép và tránh làm bê
tông bị phân tầng
+ Trong quá trình đổ bê tông phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông tối thiểu là
2m và không vượt quá 5m Không được cho ống chuyển động ngang Khi dịch chuyển
ống thẳng đứng phải tính toán xác định chính xác mũi của ống dẫn đảm bảo không được
đưa mũi ống dẫn bê tông sai với quy định của điều này Tốc độ rút hạ ống khống chế
khoảng 1,5 m/phút
+ Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm kiểm tra chất lượng bằng
mắt và bằng cách đo độ sụt
+ Nếu độ sụt không đảm bảo (thấp so với thiết kế) thì phải điều chỉnh nhưng không được
cho thêm nước vào vữa
+ Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống, không được lắc ống ngang, không dùng đòn kim
loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc dùng biện pháp kéo
lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra Khi xử lý tắc ống theo phương pháp này,
phải xác định chính xác cao độ mặt bê tông và cao độ mũi ống dẫn để tránh rút ống sai
với qui định
+ Trong khi đổ bê tông, phải đo đạc và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và cao độ mặt
bê tông trong lỗ để kiểm tra tương đối đường kính trung bình và tình trạng thành vách
của lỗ khoan
+ Khi đổ bê tông cọc ở giai đoạn cuối thường gặp vữa hạt nhỏ nổi lên, vì vậy phải tiếp tục
đổ bê tông để toàn bộ vữa đồng nhất dâng đến cao độ đỉnh cọc theo thiết kế Để xác định
mật độ đá dăm trên lớp mặt bê tông phải lấy mẫu trực tiếp để thí nghiệm kiểm tra đối
chứng theo tiêu chuẩn TCVN 3110:1979 Người thực hiện công tác đo phải là chuyên
trách và có kinh nghiệm
– Một số yêu cầu kỹ thuật với công tác bê tông:
+ Để đạt bê tông 30MPa theo thiết kết, cấp phối bê tông cần được thiết kế để cường độ
chịu nén mẫu sau 28 ngày đạt tối thiểu 33MPa, nghĩa là tăng thêm 10% cường độ
+ Thường dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt 18cm±2cm Nhất thiết phải đổ hết bê tông
trong thời gian 1 giờ sau khi trộn nhằm tránh hiện tượng tắc ống do tính lưu động của bê
Bước 7: Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công và hoàn thiện cọc
– Toàn bộ các cọc được kiểm định bằng phương pháp siêu âm Ống dùng để phục vụ công tác siêu âm bằng thép (hoặc bằng nhựa) đảm bảo không bị phá hoại do áp lực vữa trong quá trình đổ bê tông cọc
– Toàn bộ các cọc sẽ được kiểm tra mức độ lắng đọng mùn dưới mũi cọc sau khi đổ bê tông
Để kiểm tra sẽ khoan thủng qua phần bê tông dưới mũi ống D114mm cho tới lớp đất nền nguyên dạng dưới mũi cọc Đo kiểm tra mức độ mùn bằng lấy mẫu, nếu độ mùn dưới mũi cọc vượt quá mức quy định trong quy trình thì cần phải xử lý, biện pháp xử lý sẽ được quy định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mức độ lắng đọng mùn, loại mùn
– Ngoài hai phương pháp kiểm tra nêu trên còn dự phòng khoảng 5% số cọc sẽ được kiểm tra
bổ sung bằng khoan lấy mẫu và nén mẫu trên suốt chiều dài cọc nếu trong quá trình thi công cọc có hiện tượng bất thường và kết quả siêu âm có dấu hiệu nghi ngại
– Hoàn thiện đập sửa đầu cọc trước khi thi công bệ móng
Công tác đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình khoan cọc:
– Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn đảm bảo an toàn lao động cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi Người công nhân phải
có đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như: mũ, giầy, gang tay, mặt nạ phòng hộ,… để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào công trường Phải bố trí người
có trách nhiệm làm công tác an toàn Tất cả mọi người phải tuân theo lệnh của người chỉ huy
– Trước khi thi công cọc phải nắm đầy đủ thông tin về khí tượng thuỷ văn tại khu vực thi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5
– Trong quá trình thi công mọi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập trung tư tưởng
để điều khiển máy móc thiết bị Những người không có phận sự cấm không được đi lại trong công trường
Trang 27– Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy trình thao tác và an toàn hiện
hành Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành an toàn khi
sử dụng điện
– Bố trí công trường có tính khoa học và hợp lý Diện tích thi công cần đủ rộng để tiến hành
các công việc, tránh thi công chồng chéo gây ra sự va chạm, vấp ngã do sơ suất Khi thi
công trên cao cần có bảo hiểm, khi thi công dưới nước cần có phao an toàn hoặc thiết bị lặn
– Công nhân khi lao động trên công trường cần học qua lớp an toàn lao động và sơ cứu người
khi tai nạn xảy ra nhằm giảm đến mức tối đa những tổn thất về người, của cải vật chất
– Chỉ huy trưởng công trường luôn nhắc nhở mọi người trong quá trình lao động khi có, thấy
những hành vi gây mất an toàn lao động
– Trong quá trình thi công cần chú ý giảm thiểu tiếng ồn, bụi bặm để môi trường xung quanh
không bị ô nhiễm Đồng thời đảm bảo được sức khỏe của công nhân trên công trường
– Máy móc thiết bị cần có mui che nắng, công trường bố trí biển báo thi công , biển báo các
chỗ nguy hiểm theo qui định
– Thiết bị hàn được kiểm tra hàng ngày, mỏ và dây hàn được tháo ra khi công việc tạm dừng
– Dàn giáo được lắp dựng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và các giới hạn tải trọng
Sàn công tác phải được nẹp chặt vào giàn giáo và phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bắt
đầu mỗi ca làm việc
– Các vật lịệu thải bỏ dễ bắt lửa phải tuân theo luật lệ và qui tắc bảo vệ môi trường và phòng
cháy
– Kho xưởng, lán trại chứa nguyên vật liệu dễ cháy nổ như: xăng dầu phải có các qui định
chung về công tác phòng cháy và hệ thống báo động, trang bị các dụng cụ phòng cháy như
bình khí CO2, cát để sẵn khi sự cố xảy ra
– Phổ biến qui trình phòng cháy, chữa cháy cho mọi nhân viên trên công trường
– Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các sự cố xảy
ra trong quá trình thi công các công đoạn sau:
+ Đặt ống vách
+ Khoan tạo lỗ
+ Bơm dung dịch bentonit
+ Thổi rửa đáy lỗ khoan
– Siêu âm và khoan kiểm tra mùn mũi cọc đánh giá chất lượng của toàn bộ cọc khoan nhồi
Lưu ý: trong quá trình khoan cọc phải ghi chép lại nhật ký khoan cọc trong đó có thể hiện
các tầng địa chất, nếu địa chất có sai khác lớn với hồ sơ thiết kế cần thông báo cho các bên liên quan phối hợp xử lý
3 Thi công cừ dự ứng lực bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cọc
a Khái quát
Cừ được sử dụng là loại cừ bê tông cốt thép dự ứng lực thương phẩm SW500a, các chiêu tiêu hình dạng và chiều dài được thiết kế định hình sẵn
Cừ được thi công bằng biện pháp rung hạ bằng búa kết hợp với xói nước áp lực ở mũi cừ
Ở đây sẽ chỉ dẫn những công tác chuẩn bị, thi công và nghiệm thu cừ dự ứng lực
– Chú ý các công tác trắc địa cần phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 3972-85 Và công tác định
vị tim cừ phải được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế
Bước 2: Chuẩn bị thi công ép cọc
– Định vị lại ví trí tim cọc và các vị trí giác móng cần thiết cho quá trình thi công;
– Vận chuyển cừ bê tông dự ứng lực bằng sà lan đến vị trí công trình, cừ được tập kết trên sà
lan tại ví trí thuận lợi nhất cho công tác thi công;
Trang 28– Trước khi được vận chuyển đi, cọc cần được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng mọi
thông số kỹ thuật cũng như thông số hình học phải phù hợp với hồ sơ thiết kế;
– Trong quá trình vận chuyển tránh để sự cố xảy ra dẫn đến cọc bị hư hại, sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng cọc;
– Các thiết bị thi công như cần cẩu, búa rung… được vận chuyển đến cồng trường bằng xà
lan Tiến hành kiểm tra và vận hành thử thiết bị để đánh giá khả năng làm việc của thiết bị
– Mọi sự cố xảy ra với cừ và thiết bị trong quá trình vận chuyển và vận hành thử cần được ghi
chép và báo cáo lại đầy đủ để đưa ra những pháp hợp lý và kịp thời
Bước 3: Thi công cừ dự ứng lực bằng phương pháp búa rung kết hợp xói nước mũi cừ
– Định vị tuyến công trình, mở móng và bố trí lối đi để thi công;
– Lắp đặt sàn đạo hệ định vị dẫn hướng cừ dự ứng lực, quá trình lắp đặt yêu cầu có độ chính
xác cao tránh những sai số không mong muốn;
– Đóng cừ thử bằng búa rung kết hợp xói nước mũi cừ, tải trọng búa đóng 9T được đặt trên sà
lan được neo giữ cẩn thận, được kết hợp với hệ khung dẫn hướng Cần chú ý rằng búa rung
phải đặt vuông góc để hạn chế những sai số theo phương thẳng đứng, hệ thống cẩu cũng
phải được giữ ổn định cẩn thận
– Sau quá trình hạ cừ cần đánh giá xem với chiều dài cừ theo hồ sơ thiết kế đủ đảm bảo hay
không để có những kiến nghị về chiều dài cọc đại trà;
– Sau khi đóng cừ thử tiến hành đóng cừ đại trà toàn bộ tuyến bằng búa rung kết hợp xói
nước, búa rung được treo bằng cẩu đặt trên sà lan;
– Khi đóng cừ được định vị trong hệ khung sàn đạo Trong quá trình hạ cừ cần sử dụng 2 máy
kinh vĩ để theo dõi
– Khi thi công hạ cừ cần xem xét tài liệu địa chất công trình, đồng thời quan sát quá trình hạ
cừ để xác định tình hình địa chất tại mũi cừ để có những lựa chọn về áp lực bơm xói nước
và lưu lượng nước xói thích hợp Trong quá trình thi công cần phải quan sát ảnh hưởng của
việc rung xói đến các công trình lân cận Khi phát hiện có những tác động không mong
muốn phải dừng thi công để xem xét đánh giá nguyên nhân và có giải pháp thích hợp Dưới
đây là một số kiến nghị để thi công rung hạ cừ kết hợp xói nước:
Khi hạ cừ ở giai đoạn đầu mũi cọc ở phần trên và qua lớp bùn yếu: áp lực phun khoảng
từ 0,5Mpa - 1,0Mpa, lưu lượng xói trong mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp cát, cát pha: áp lực phun khoảng từ 1,0Mpa – 2,0Mpa, lưu lượng xói trong mỗi ống khoảng 120 lít/phút đến 180 lít/phút;
Khi hạ cọc qua lớp sét áp lực phun khoảng từ 5,0 Mpa – 10,0 Mpa, lưu lượng xói trong mỗi ống khoảng 60 lít/phút đến 120 lít/phút;
Khi hạ cọc cừ đến cao độ cách cao độ dự kiến 1,0m thì dừng xói nước Trường hợp nếu
cừ không xuống thì cho phép tiếp tục xói để hạ cừ cách cao độ thiết kế 0,3m;
Trong quá trình thi công hạ cừ cần chú ý đến công tác an toàn lao động, công nhân phải được trang bị đồ bảo hộ và có đội ngủ chỉ đạo công tác an toàn lao động để có những chỉ dẫn cần thiết
Bước 4: nghiệm thu hạng mục
– Quá trình đóng và nghiệm thu cừ phải tuân theo trình tự các bước của tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu móng cọc TCXDVN 286-2003;
– Sai số cho phép áp dụng theo điều 7.7.7; 22 TCN 289-02, Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến cảng:
Sự dịch chuyển trục tường trong mặt phẳng: (100+5H)mm, H là độ sâu nước;
Độ lệch tường so với phương đứng: 5%;
Khe hở lớn nhất giữa các mép 2 cừ: 20mm;
Cọc không đón đến cao trình thiết kế: 100mm;
Sai số cho phép từ tường cừ đến bản neo: 100mm
4 Thi công dầm mũ
a Khái quát
– Dầm mũ có kích thước cao 800mm, rộng 1100mm được bố trí trên đỉnh cừ để liên kết các
cừ dự ứng lực;
– Phần này sẽ chỉ dẫn công tác thi công bê tông và nghiệm thu dầm mũ cừ dự ứng lực;
– Tiêu chuẩn áp dụng : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995
b Các bước thi công
công tác chuẩn bị lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn lắp đặt cốt thép công tác bê tông
bão dưỡng bê tông tháo dỡ ván khuôn nghiệm thu
c Trình tự thi công chi tiết Bước 1: công tác chuẩn bị
Trang 29– Dọn dẹp xung quanh mặt bằng công trình, vệ sinh rác, bụi bẩn, đất đá rơi vãi và các tạp chất
khác trên phạm vi khu vực thi công Làm hệ thống thoát nước mưa tránh ngập nước tạo mặt
bằng khô ráo
– Dùng máy thủy bình, kinh vĩ, dây văng và quả dọi xác định tim trục theo hai phương, cao
độ và đánh dấu bằng sơn đỏ vào các vị trí cố định dễ thấy, thuận tiện cho việc lắp đặt coffa,
cốt thép và đổ bê tông
– Vận chuyển vật tư và thiết bị bằng sà lan đến vị trí công trình, tập kết vật tư và thiết bị tại ví
trí thuận lợi cho công tác thi công;
– Coffa :
+ Coffa được cạo sạch sẽ và được quét một lớp nhớt chống dính Cho xe tập kết coffa vào
sát chân công trình
+ Lắp đặt, cố định cốt thép dầm mũ trước khi lắp đặt coffa
+ Các tấm coffa, V góc, chốt A liên kết phải thẳng, phẳng không bị cong vênh
– Cốt thép :
+ Trước khi gia công cốt thép đảm bảo mặt phải sạch, không có vẩy sắt và gỉ rơi ra khi gõ
búa Chú ý tránh để cốt thép dính nhớt của coffa
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính
+ Thép phải được uốn và nắn thẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế, độ cong
vênh còn lại không vượt quá giới hạn độ sai lệch phép của chiều dày lớp bảo vệ
+ Cốt thép được gia công đúng theo bản vẽ thiết kế tại xưởng Sau đó được vận chuyển ra
công trình và tiến hành buộc từng thanh
– Bê tông :
+ Kiểm tra lại tim, cốt, hình dạng, vị trí, quy cách cốt thép, coffa
+ Kiểm tra giàn giáo chống đỡ, sàn công tác
+ Tưới nước ván khuôn Trám lại những chỗ hở tránh mất nước xi măng
+ Kiểm tra các thỏi đệm lớp bảo vệ, số lượng vị trí cốt thép chôn hoặc chừa sẵn và phải
được cố định chặt
Bước 2: lắp đặt hệ sàn đạo và ván khuôn
– Tiến hành gia công vai kê, thanh treo và các chi tiết khác phục vụ cho công tác lắp đặt hệ
Bước 3: lắp đặt cốt thép, thanh neo chờ
– Tiến hành gia công cốt thép dầm mũ, đảm bảo những kích thước hình học như thiết kế; – Lắp đặt thanh neo chờ vào vì trí dầm mũ;
– Lắp đặt hệ thống cốt thép cho hệ dầm mũ, kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học, cao độ
và các chỉ tiêu khác trước khi đổ bê tông dầm mũ;
Bước 4: Công tác đổ bê tông
– Vận chuyển bê tông thương phẩm bằng chuyên dụng đặt trên sà lan được neo giữ cẩn thận, trước khi đổ bê tông cần được kiểm tra chỉ tiêu đột sụt và đánh giá chất lượng bằng mắt; – Nếu quá trình kiểm tra độ sụt không đạt yêu cầu, cần báo cáo gấp để có những giải pháp hợp lý và kịp thời Không được tự ý cho nước thêm vào hỗn hợp bê tông;
– Trong quá trình đổ bê tông cần tiến hành lưu mẫu thử bê tông và bảo dưỡng mẫu cẩn thận
để phục vụ công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng sau khi hoàn thành;
– Lưu ý rằng trước khi đổ bê tông cần phải đánh giá tình hình thời tiết, khí hậu tránh thi công
bê tông dưới điều kiện mưa nặng hạt và gió lớn hơn cấp V – Một số lưu ý khi gặp sự cố trong công tác bê tông:
Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục do sự cố bị mất điện đột xuất hoặc
do hư hỏng coffa phải dừng lại để sửa chữa Khi đổ tiếp phải đánh xờm hoặc đổ ximăng nguyên chất lên lớp mặt đổ trước để đảm bảo liên kết tốt nhất với lớp đổ bêtông sau
Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp do đầm không kỹ, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtông trên sâu vào trong ít nhất là 2.5cm Làm sạch bề mặt rộng ít nhất là 0.05m2, khoảng trống xung quanh cốt thép là 2.5cm làm sạch bề mặt bêtông, đánh gỉ cốt thép và tưới nước bề mặt
đã đục Ghép coffa, tưới hồ dầu tạo liên kết và đổ lại bêtông với cùng mác bêtông đã đổ trong vòng 24 giờ (lưu ý đầm kỹ)
Bước 5: Bảo dưỡng bê tông