1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG nét mới TRONG sự PHÁT TRIỂN của CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại

16 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 42,6 KB

Nội dung

1 lý do chọn đề tài Chủ nghĩa tư bản(CNTB) với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội ra đời cuối thế kỷ XVIII,đầu thế kỷ XIX, đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử đã chứng minh từ CNTB tự do canh tranh sang thời kỳ CNTB đôc quyền.Ở các thời kỳ khác nhau, CNTB có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. CNTB hiện đại là một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử phát triển của CNTB. Đó là CNTB độc quyền nhà nước với nhiều đặc trưng mới được thể hiện rõ nét từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càng phát triển nhanh các yếu tố tự phủ định biện chứng. Nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học côn nghệ cùng với tính năng tự điều chỉnh quan hệ sản xuất, CNTB hiện đại làm cho bộ mặt xã hội có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự thay đổi phát triển này không làm cho CNTB thay đổi bản chất,không làm cho nó biến khỏi vũ đại lịch sử. CNTB vẫn đang tồn tại phát triển. Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kỹ thuật và công nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất. do đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặc điểm mới. đề tài này sẽ một phần nào làm sáng tỏ bản chất của CNTB hện đại trong sự phát triển của ngày nay.

Trang 1

Mục lục

Mở đầu……….3

1 lý do chọn đề tài……….3

2 mục đích nghiên cứu đề tài……….3

3 đối tượng nghiên cứu đề tài………4

4 phạm vi nghiên cứu đề tài……… 4

5 phương pháp nghiên cứu đề tài………4

Nội dung I Chủ nghĩa tư bản hiện đại và các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản 1 khái quát chủ nghĩa tư bản hiện đại………5

2 Các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản……… 8

2.1 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh………9

2.2 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền……… 9

II NHỮNG NÉT MỚI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI……… 9

1 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất ……… 9

2 Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp……….11

3 Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn……….11

4 Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường……… 12

5.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa……….14

Trang 2

6 Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường……… 15

KÊT LUẬN……….15 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 16

Trang 3

Mở Đầu

1 lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa tư bản(CNTB) với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội ra đời cuối thế

kỷ XVIII,đầu thế kỷ XIX, đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Lịch sử đã chứng minh từ CNTB tự do canh tranh sang thời kỳ CNTB đôc quyền.Ở các thời kỳ khác nhau, CNTB có đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau CNTB hiện đại là một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử phát triển của CNTB Đó là CNTB độc quyền nhà nước với nhiều đặc trưng mới được thể hiện rõ nét từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càng phát triển nhanh các yếu tố tự phủ định biện chứng Nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học côn nghệ cùng với tính năng tự điều chỉnh quan hệ sản xuất, CNTB hiện đại làm cho bộ mặt xã hội có những bước phát triển mới Tuy nhiên, sự thay đổi phát triển này không làm cho CNTB thay đổi bản chất,không làm cho nó biến khỏi vũ đại lịch sử CNTB vẫn đang tồn tại phát triển Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của

kỹ thuật và công nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh

mẽ Lực lượng sản xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất do đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặc điểm mới đề tài này sẽ một phần nào làm sáng tỏ bản chất của CNTB hện đại trong sự phát triển của ngày nay

2 Mục đích nghiên nghiên cứu đề tài

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những thập niên gần, đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp cho CNTB đạt được những thành tựu to lớn,và bản thân CNTB đã có những sự thay đổi để phù hợp với sự phat triển đó, dẫn đến hình thành những nét mới của chủ nghĩa tư bản ngay nay

Với đề tài “những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại”

giúp làm sáng tỏ sự thay đổi của CNTB ngày nay, những nét mới của CNTB hiện đại, để từ đó có thê hiểu được bản chất của CNTB hiện đại là thế nào Và những tác động của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật với CNTB ngày nay

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ bó hẹp trong nghiên cứu những nét mới của CNTB hiện đại, cùng với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật ngày nay dẫn đến những thay đổi của CNTB, đó là sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, hay sự thay đổi trong quan

hệ sản xuất

4 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt thời gian Chủ yếu là từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, mà trong tâm là trong khoảng thời gian gần đây, dưới dự tác động của sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ ngày nay

Về không gian Thì đó chính có thể lấy các xã hội ở các nước tư bản phát triển như

Âu – Mỹ làm minh chứng cụ thể nhất để dẫn chứng những chuyển biến của chủ nghĩa tư bản hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành để nghiên cứu như sau

Phương pháp nghiên cứu logic kết hợp với lịch sử vận dụng các mốc thời gian lịch

sử để thấy được mức độ thay đổi và phát triển những cái mới của chủ nghĩa tư bản Các kiến thức của các chuyên ngành khoa học xã hội có liên quan, đặc biệt là ngành kinh tế học, và ngành chính trị học

Trang 5

NỘI DUNG

Từ thế kỷ XX trở lại đây, CNTB đã có những bước phát triển mới, từ chủ nghĩa chủ tư bản độc quyền trong phạm vi quốc gia khu vực, sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong phạm vi toàn cầu, CNTB do có có sự điều chỉnh , cải cách nội bộ để thích nghi với hoàn cảnh mới, do tận dụng tốt các khoa học công nghệ nên đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển khinh tế trong những thập niên tới với sự điều chỉnh của mình thì CNTB vẫn có thể đạt được những thành tựu to lớn khác, CNTB đã có những thay đổi tích cực hơn để giảm bớt các mâu thuẩn chính, nhờ sự áp dụng cá khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên bản thân nó cũng không thể nào tránh khỏi mâu thuẩn của quy luật sản.xuất, việc nghiên cứu CNTB đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, chính vì vậy

nghiên cứu “ những nét mới trong sự phts triển chủ nghĩa tư bản hiện đại” góp

phần nào hiểu được bản chất của CNTB hiện đại

I Chủ nghĩa tư bản hiện đại và các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản

1 khái quát chủ nghĩa tư bản hiện đại

Đứng trước những thay đổi của chủ nghĩa tư bản, nhiều người cho rằng xã hội tư bản hiện nay không còn giống xã hội tư bản thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như C Mác - Ph Ăng-ghen và V.I Lê-nin mô tả nữa Người ta tuyên bố học thuyết giá trị thặng dư của C Mác đã cáo chung và rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một bước mới và không còn là nó nữa.Người ta nói đến một xã hội “hậu tư bản”, một

“chủ nghĩa tư bản nhân dân” hay “chủ nghĩa tư bản xã hội”, trong đó phúc lợi ngày càng được chia đều cho mỗi người Điều đó có nghĩa là xã hội hiện nay không còn phân chia ra kẻ bóc lột và người bị bóc lột; quy luật giá trị thặng dư không còn là quy luật tuyệt đối của xã hội hiện đại Vậy xã hội tư bản ngày nay có biến đổi hoàn toàn như những học giả tư sản cố tình chứng minh hay không? Chủ nghĩa tư bản ngày nay có thực sự là “chủ nghĩa tư bản xã hội” hay không? Quy luật giá trị thặng

dư có còn là quy luật tuyệt đối của xã hội tư bản hiện đại hay không? Để nhìn nhận

về vấn đề này, thiết nghĩ cần phân tích hết sức khách quan trên cả ba mặt của quan

hệ sản xuất: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm

Trang 6

Để biện minh cho luận điểm của mình các học giả tư sản cho rằng, khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế hiện đại cũng đang chuyển dần sang kinh tế tri thức Vì vậy, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất không còn đóng vai trò quan trọng như đã có trong các thế kỷ trước; sở hữu trí tuệ đã thay thế vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất trong việc đưa loài người tiến lên; chủ thể của sự phát triển và tiến bộ khoa học là các nhà khoa học chứ không phải các ông chủ tư sản Trên thực tế, những sáng chế phát minh khoa học và công nghệ được nảy sinh trong trí não một nhà phát minh nào đó, chỉ anh ta biết và thuộc sở hữu của anh ta Song một sáng chế phát minh ở dạng như vậy mới chỉ dừng lại là một tiềm năng sản xuất Để trở thành một lực lượng sản xuất mới, phát minh đó phải trải qua một quá trình ứng dụng, thử nghiệm nhiều lần trước khi có thể sản xuất đại trà Tất cả quá trình đó đòi hỏi phải có sự đầu tư, nhiều khi rất tốn kém Nếu nhà phát minh có tiền, họ tự mình làm thử nghiệm, công bố kết quả, đăng ký sở hữu trí tuệ rồi đứng

ra sản xuất theo công nghệ mới thì người đó vừa là nhà tư bản vừa là nhà phát minh Tuy nhiên, trong xã hội tư bản có rất ít trường hợp như vậy Phần lớn các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu do không có tiền để đầu tư, thử nghiệm nên buộc phải bán sản phẩm trí tuệ của mình như một thứ hàng hóa cho nhà tư bản Nhà tư bản sử dụng hàng hóa đó như một công cụ hữu hiệu để tăng năng xuất lao động, tăng giá trị thặng dư cho mình Như vậy, lúc đầu, sáng chế, phát minh, thuộc

sở hữu của nhà khoa học nhưng thông qua hành vi mua và bán trên thương trường, những sáng kiến, phát minh sau đó đã thuộc sự sở hữu của các nhà tư bản Điều đó

có nghĩa là những phát minh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp dưới hình thức là tư bản mà thôi

Trường hợp khác, nếu nhà khoa học bán những phát minh, sáng chế, tức là bán hàng hóa sức lao động trí óc của mình cho nhà tư bản nhằm kết hợp với các thiết bị nghiên cứu trong các xí nghiệp khoa học do nhà tư bản tổ chức, thì phát minh sáng chế đó ngay khi mới ở trong đầu nhà khoa học đã thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thể có việc sở hữu trí tuệ thay thế cho sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư

Mặt khác, trong xã hội hiện đại, do đòi hỏi khách quan, trình độ văn hóa và nghề nghiệp của người công nhân cao hơn trước rất nhiều Cũng có trường hợp do tính chuyên nghiệp đặc thù của một khâu sản xuất do một người công nhân nào đó đảm nhiệm mà anh ta có thể mặc cả với ông chủ Từ đó, các học giả tư sản cho rằng, ngày nay quyền lực của nhà tư bản đối với công nhân đã giảm đi bởi vì công nhân

Trang 7

cũng có trí tuệ của mình và sở hữu nó như một sự đối trọng với sở hữu tư bản; rằng mối quan hệ giữa giới chủ và giới thợ đã thay đổi, mối quan hệ đó là quan hệ bình đẳng, thậm chí có quan điểm cho rằng do người công nhân sở hữu trí tuệ nên họ có

ưu thế hơn so với chủ sở hữu tư liệu sản xuất Các quan điểm trên là hoàn toàn xuyên tạc bởi lẽ, chừng nào xã hội hiện đại vẫn là chế độ tư bản thì mọi quyền lực chi phối vẫn thuộc về giai cấp nào nắm giữ tư bản, đó là giai cấp tư sản chứ không

có gì thay đổi Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp thống trị và người công nhân vẫn chỉ

là người làm thuê cho ông chủ tư sản mà thôi

Ở thời C Mác, sự tách rời giữa tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất ở các công ty cổ phần đã có song chưa nhiều Nó mới chỉ là những hiện tượng kinh tế mới xuất hiện

ở những ngành kinh doanh lớn Còn ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến, không chỉ ở các công ty lớn, mà cả ở các công ty vừa và nhỏ Trong các công

ty cổ phần không chỉ các nhà tư bản có cổ phần, mà những người công nhân cũng

có cổ phần Đương nhiên, lợi tức cổ phần được chia bình đẳng cho mọi cổ phiếu Song do lượng cổ phiếu ít ỏi, người công nhân không thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty Mặt khác, ngày nay trong các công ty cổ phần, xuất hiện tương đối phổ biến một tầng lớp giám đốc, điều hành, quản lý Trên thực tế, những giám đốc đó vẫn là người làm thuê cho tư bản bởi lẽ, họ điều hành công ty dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị Tuy nhiên, bên cạnh những giám đốc là người làm thuê, cũng có một lượng không nhỏ những giám đốc đồng thời là chủ tư bản, họ sở hữu trong tay một tỷ lệ cổ phiếu không nhỏ, có thể giữ địa vị khống chế Như vậy, các giám đốc và chủ tư bản đan xen, xâm nhập lẫn nhau, hình thành một hình thức tư bản tập thể

Cũng không như trước đây, các công ty cổ phần cũng hoàn toàn không mang tên một ông chủ nào nữa Điều hành công ty là những liên minh tạm thời của những nhà tư bản Điều đó, làm cho công nhân và nhân viên của các hãng trong công ty nhiều khi không biết ông chủ thực sự của mình là ai Ngược lại, các ông chủ cũng không biết công nhân của mình là ai Trong các hệ thống đó, dường như giữa chủ

tư bản, công nhân và nhân viên làm thuê không còn ranh giới nữa; tư bản làm quản

lý, giám đốc làm chủ sở hữu và công nhân cũng được chia lợi tức cổ phiếu như nhà

tư bản, mọi người đều trở thành tư sản và đều phải lao động và chẳng ai bóc lột ai nữa.Trên thực tế, không phải thu nhập của mọi tầng lớp đều như nhau, do lượng cổ phiếu khác nhau nên xét về thu nhập thực tế, công nhân vẫn là công nhân, nhà tư bản vẫn là nhà tư bản Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp bóc lột, vẫn sống nhờ vào lao

Trang 8

động làm thuê Chỉ có khác là trong một công ty hiện đại, người ta không thể biết được chính xác giá trị thặng dư do người công nhân nào sản xuất và nộp cho ông chủ tư bản cụ thể nào

Ngày nay, với sự xuất hiện những nhà máy tự động hóa cao, làm xuất hiện huyền thoại về “nhà máy không người” Từ đó, các học giả tư sản lại xuyên tạc, phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư của C Mác từ góc độ khác Họ cho rằng, ngày nay, máy móc hiện đại đã thay thế lao động sống Ở những nhà máy tự động, “nhà máy không người” không có lao động sống và do đó không còn bóc lột giá trị thặng dư nữa

Trong phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng Vận dụng lý luận đó vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C Mác phát hiện ra tư bản bất biến và tư bản khả biến Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tính chất là lao động cụ thể, lao động của người công nhân đã chuyển nguyên vẹn giá trị cũ của máy móc, nguyên nhiên liệu vào sản phẩm lao động mới

và làm cho sản phẩm đó có một giá trị sử dụng xác định Tuy nhiên, vẫn là quá trình lao động đó, nhưng với tính chất lao động trừu tượng, người công nhân đã sáng tạo ra một giá trị mới, trong đó có giá trị thặng dư Như vậy, dù cho máy móc, các tư liệu lao động có hiện đại, có vai trò quan trọng, nếu không có chúng thì quá trình sản xuất không diễn ra thì giá trị thặng dư vẫn chỉ do lao động sống của công nhân sản xuất chứ không phải do máy móc tạo ra

Mặt khác, máy móc không thể tự chạy mà phải có người công nhân vận hành cho

nó chạy và theo dõi quá trình vận hành đó để xử lý lỗi khi gặp sự cố kỹ thuật Nói cách khác, vẫn phải có lao động sống của người công nhân làm nhiệm vụ giám sát, điều hành trong quá trình tự động hóa của máy móc Hơn nữa, để một dây chuyền

tự động hoạt động, cần phải có một bộ phận nhân viên lo đầu vào sản xuất, tiếp liệu đúng thời hạn và chất lượng; một bộ phận nhân viên khác lo đầu ra sản phẩm, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm Nếu các bộ phận này không làm tốt thì nhà máy không thể hoạt động được Như vậy, không thể có cái gọi là “nhà máy không người” bởi trong quá trình sản suất vẫn không thể thiếu được lao động của người công nhân với tư cách là lao động sống

2 Các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản

Trang 9

2.1 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

- CNTB với tư cách là một hệ thống ra đời từ cuối thế kỷ XVIII Thời kỳ đầu, chủ nghĩa tư bản có vai trò cách mạng tiến bộ, thủ tiêu chế độ phong kiến, thúc đẩy lịch

sử phát triển nhanh chóng

- Đến giữa thế kỷ XIX, sự phát triển của công nghiệp lớn TBCN tạo ra những đột phá lớn về phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy cạnh tranh tự do, mở rộng thị trường

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, chạy đua săn tìm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh

tự do dẫn đến tình trạng sản xuất quá thừa => KHKT mang tính chu kỳ

2.2 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Bước vào thế kỷ XX, CNTB chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang thời kỳ chủ nghĩa đế quốc với việc xác lập quyền thống trị của các tổ chức độc quyền lũng đoạn ở các nước tư bản chủ nghĩa

- Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 70 thế kỷ XX, với nhiều biện pháp điều chỉnh về chính trị, kinh tế, quan hệ sản xuất, nắm được cách mạng khoa học kỹ thuật, do vậy chủ nghĩa tư bản đã tạo nên bước phát triển mới mạnh

mẽ về lực lượng sản xuất, về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước - CNTB hiện đại

- Từ cuối thập niên 70 thế kỷ XX đến nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia)

II NHỮNG NÉT MỚI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

1 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất

- Chủ nghĩa tư bản đang trong bước quá độ từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn mới về chất - đó là kinh tế trí thức Kinh tế tri thức có những đặc trưng là:Các tài sản vật thể (physical assets) như đất đai, nhà máy, thiết bị không cònđóng vai trò như trước Chất xám, vốn con người

có ý nghĩa quyết định sức mạnh kinh tế Trong trao đổi, phần mềm chiếm vị trí quan trọng.Các hoạt động kinh tế đều được “số hoá” và được vận hành trên các siêu xa lộ thông tin, các mạng lưới máy tính lan toả khắp nơi Thông tin sẽ đóng

Trang 10

vai tròquyết định nhất và có vai trò như “bản vị của mọi hoạt động kinh tế”Các quan niệm truyền thống và phương thức sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi.Ví dụ, sở hữu trí tuệ được đề cao, quản lý theo mạng sẽ thay thế phương phápquản lý theo thứ bậcTuy nhiên hiện nay loài người mới ở bước quá độ Những biểu hiện cụ thể của bước quá độ là sự thay thế từng bước các tư liệu sản xuất truyền thống docuộc cách mạng công nghiệp mang lại bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trêncơ sở của những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mà tập trung ở các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học thể hiện trongnhững thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu bền tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu tốn ít năng lượng Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng, phong phú cả vế đốitượng lao động lẫn tư liệu lao động Các công cụ thiết bị tự động hoá ngày càngphát triển thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hoá Có thể nói khái quát là hiện đã có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hoá Đó là:

+ Máy tự động trong quá trình hoạt động

+ Máy công cụ điều khiển bằng số

+ Người máy Đặc biệt là người máy(Robot) đã từng bước thay thế phần

công việc nặng nhọc, những công đoạn nguy hiểm, độc hại cho người lao động,đồng thời đã xuất hiện những nhà máy tự động hoá do người máy điều khiểnnhững công đoạn cần thiết Các quá trình lao động trí óc cũng đã bước đầu đượcthử nghiệm để người máy thay thế.Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết thể hiện ở công cụ lao động dâychuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất Do vậy, phương thức sảnxuất của cải vật chất cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động và tự động và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện.Nguyên nhân của bước quá độ này là do tác động của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung là kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, vật liệumới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương đã tạo ra những thành tựu mớivà được chủ nghĩa tư bản

_ Thứ hai, giáo dục - đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.Đội ngũ người lao động làm thuê lực lượng sản xuất cơ bản, cũng

có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng

Ngày đăng: 13/05/2018, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w