Giải toán có lời văn

9 564 2
Giải toán có lời văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC TX BÀ RỊA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THANH ĐẰNG GIÁO VIÊN: Châu Thò Tuyết Hồng ĐỀ TÀI: I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Chương trình Toán lớp Một trước năm 2002 cũng đã dạy HS giải toán lời văn. Tuy nhiên HS chỉ viết được phép tính và đáp số, chưa yêu cầu viết câu lời giải. Khi học chương trình thay sách, HS lớp Một bắt đầu làm quen với việc giải toán lời văn và viết được một bài giải hoàn chỉnh như các lớp trên. Nhìn chung, trong chương trình Toán lớp Một, dạng toán “Giải toán lời văn” là khó nhất đối với HS. HS từ việc chỉ viết phép tính nay lại viết cả câu lời giải nên rất bỡ ngỡ. Thế nhưng với cấu trúc nội dung chương trình hợp lý, HS đã được làm quen với dạng toán này ngay từ lúc bắt đầu học phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Tôi đã khai thác thuận lợi này để giảng dạy tốt dạng toán “Giải toán lời văn”. II-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Khi hướng dẫn HS thành lập phép cộng hoặc phép trừ, tôi đều đưa vào các bài toán để HS thành lập các phép tính. Thí dụ 1: Với hình ảnh như trên, học sinh lập bài toán: 3 con ngựa, thêm 2 con ngựa. Hỏi tất cả bao nhiêu con ngựa? Các em sẽ trả lời: 3 con ngựa, thêm 2 con ngựa. tất cả 5 con ngựa. Hoặc các em thể lập bài toán: Nhóm thứ nhất 3 con ngựa, nhóm thứ hai 2 con ngựa. Hỏi hai nhóm tất cả mấy con ngựa? Trả lời: Nhóm thứ nhất 3 con ngựa, nhóm thứ hai 2 con ngựa. Hai nhóm tất cả 5 con ngựa. Sau đó các em lập được phép tính 3 + 2 = 5 Trong khi dạy phép cộng, tôi đặt câu hỏi để HS sinh nắm được: thêm vào phải luôn luôn làm tính cộng. Thí dụ 2: SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 1 Hs lập bài toán: 4 con hươu. Chạy đi hết 1 con. Hỏi còn lại mấy con hươu? Trả lời: 4 con hươu. Chạy đi hết 1 con hươu. Còn lại 3 con hươu. Lập phép tính: 4 – 1 = 3 Trong khi dạy phép trừ, HS cũng phải nắm được: bớt đi phải làm tính trừ. Khi lập và trả lời những bài toán dạng như trên, HS đã bước đầu nói được câu lời giải. Đây là nền tảng để HS thể viết được câu lời giải về sau. 2. Trong chương trình Toán lớp Một, đến bài “Phép cộng trong phạm vi 3” học sinh đã được làm quen với việc giải toán đơn giản qua loại bài tập Nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp. Thí dụ 1: Viết phép tính thích hợp: HS nhìn tranh và nêu bài toán: 4 con chim đậu trên cành. 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim? Sau đó HS viết phép tính vào ô trống: 4 -2 =2 và trả lời: Trên cành còn 2 con chim đậu. Thí dụ 2: Viết phép tính thích hợp: Đối với bài này, HS nêu bài toán: 2 con đà điểu. Thêm 5 con đà điểu chạy tới. Hỏi tất cả bao nhiêu con đà điểu? Viết phép tính: 2 + 5 = 7 Trả lời: tất cả 7 con đà điểu. Nhưng HS lại nêu bài toán: 5 con đà điểu. Thêm 2 con đà điểu chạy tới. Hỏi tất cả bao nhiêu con đà điểu? Viết phép tính: 5 + 2 = 7 Trả lời: tất cả 7 con đà điểu. Theo tôi, với hình ảnh như thế này thì bài toán dạng mở nên HS nêu như vậy là đúng và các em đã phát triển tư duy rất tốt. Hơn nữa, viết các phép tính như trên còn củng cố cho các em tính giao hoán của phép cộng. Do đó tôi chấp nhận cả hai cách điền vào ô trống như trên. SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 2 4 - 2 = 2 2 + 5 = 7 5 + 2 = 7 Thí dụ 3: Viết phép tính thích hợp: Với bài này, tôi khuyến khích HS viết phép tính theo cách nêu bài toán của mình. Thật ngạc nhiên khi các em nhiều suy nghó rất khác nhau, viết được và trình bày được bài toán phù hợp với phép tính mình đã viết. Cụ thể như sau: • 6 con gà ở ngoài và 3 con gà ở trong lồng. Hỏi tất cả mấy con gà? Viết phép tính: 6 + 3 = 9 Trả lời: tất cả 9 con gà. • 3 con gà ở trong lồng và 6 con gà ở ngoài. Hỏi tất cả mấy con gà? Viết phép tính: 3 + 6 = 9 Trả lời: tất cả 9 con gà. • tất cả 9 con gà. 3 con gà ở trong lồng. Hỏi mấy con gà ở ngoài? Viết phép tính: 9 -3 = 6 Trả lời: 6 con gà ở ngoài. • tất cả 9 con gà. 6 con gà ở ngoài. Hỏi ở trong lồng mấy con gà? Viết phép tính: 9 – 6 = 3 Trả lời: 3 con gà ở trong lồng. 3. Sau khi học xong bảng cộng và trừ trong phạm vi 10, học sinh tiếp tục làm quen với việc giải toán qua việc giải các bài toán Nhìn tóm tắt điền phép tính thích hợp vào ô trống. Thí dụ 1: : 10 quả bóng Cho: 3 quả bóng Còn:…………quả bóng? Đối với dạng toán này, khi HS viết phép tính xong, tôi đều yêu cầu các em nêu câu trả lời. Với bài trên, HS nêu: Còn lại 7 quả bóng. Thí dụ 2: : 5 con gà Thêm : 4 con gà tất cả:…………con gà? Hs trả lời theo câu hỏi: tất cả 9 con gà. Như vậy, suốt từ khi học phép cộng, phép trừ, ở tất cả các bài toán tôi đều cho các em trả lời câu hỏi của bài toán. Bắt đầu từ đó tôi đã hình thành cho các em biết nói câu lời giải trước khi viết câu lời giảigiai đoạn sau. 4. Trước khi học “Giải toán lời văn”, HS được làm quen với “Bài toán lời văn”. Trong tiết học này, GV sẽ dùng hình ảnh trực quan để học sinh điền các số liệu vào chỗ còn thiếu của bài toán. SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 3 6 + 3 = 9 3 + 6 = 9 9 - 3 = 6 9 - 6 = 3 Thí dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để bài toán: Bạn Lan . . . quả bóng, bạn Đức . . . quả bóng. Hỏi cả hai bạn mấy quả bóng? Trước hết HS nhìn hình ảnh để viết số thích hợp vào chỗ chấm: Bạn Lan 4 quả bóng, bạn Đức 3 quả bóng. Sau đó tôi cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu hai thành phần cấu tạo thành bài toán lời văn. Đó là: -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? Theo tôi, để giải toán tốt, HS phải nắm vững hai thành phần cấu tạo thành bài toán lời văn. Ở bài toán này, HS phải nắm được: -Bài toán cho biết: Bạn Lan 4 quả bóng, bạn Đức 3 quả bóng. -Bài toán hỏi cả hai bạn mấy quả bóng? 5. Khi đã nắm vững kiến thức trên, HS học sang dạng bài toán thành phần cho biết nhưng không câu hỏi. HS phải viết tiếp câu hỏi cho bài toán để bài toán hoàn chỉnh. Việc viết câu hỏi theo tôi còn khó hơn cả viết câu lời giải. Bởi vì viết câu lời giải đã đònh hướng bằng câu hỏi, còn viết câu hỏi thì các em phải nắm được nội dung của thành phần cho biết để viết câu hỏi cho phù hợp. Mặc dù loại bài tập này chỉ 2 tiết ( bài “Bài toán lời văn” trang 115 và bài “Luyện tập chung” trang 152 SGK Toán) nhưng HS cũng viết được câu hỏi cho bài toán. Tôi đã hướng dẫn các em như sau: Thí dụ: Viết tiếp câu hỏi cho bài toán. Bài toán: 1 gà mẹ và 8 gà con. Hỏi ………………………………………………………………………………………………? Ở bài này, tôi tiếp tục cho HS thảo luận nhóm để viết câu hỏi cho bài toán. Tôi sẽ gợi ý cho các em bằng câu hỏi: 1 gà mẹ và 8 gà con. Vậy nếu gộp lại cả gà mẹ và gà con thì trong câu hỏi phải từ gì? ( từ “tất cả”) SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 4 HS sẽ viết tiếp: Hỏi tất cả bao nhiêu con gà? hoặc Hỏi tất cả mấy con gà? Ở dạng bài tập này, HS phải trả lời được câu hỏi: -Đầu câu hỏi là từ gì? ( Từ Hỏi) -Cuối câu hỏi dấu câu nào? (Dấu ?) -Trong câu hỏi em còn thấy từ nào nữa? (Từ mấy hoặc bao nhiêu) Tôi giải thích cho các em biết từ mấy hoặc bao nhiêu là dùng để hỏi. Vì vậy cần thiết phải trong câu hỏi. 6. Tiếp tục nâng cao, HS bài toán thiếu thành phần cho biết và thiếu câu hỏi. Thí dụ: Nhìn tranh vẽ để viết tiếp vào chỗ chấm để bài toán rồi giải bài toán đó: a) Bài toán: Trong bến có……ô tô, thêm ……ô tô vào bến. Hỏi…………………………………………………? Ở bài này tôi sẽ gợi ý cho HS viết câu hỏi như sau: 2 chiếc ô tô sẽ vào đậu ở đâu? (trong bến). Như vậy trong câu hỏi phải từ nào? (trong bến). 5 ô tô, thêm 2 ô tô, vậy trong câu hỏi sẽ từ nào nữa? (tất cả). HS sẽ viết tiếp câu hỏi: Hỏi trong bến tất cả mấy( bao nhiêu) ô tô? b) Bài toán: Lúc đầu trên cành 6 con chim, có………con chim bay đi. Hỏi………………………………………………………? Bài này tôi gợi ý như sau để HS viết câu hỏi: Khi 2 con chim bay đi thì các con chim còn lại đậu ở đâu? (trên cành). Vậy trong câu hỏi phải từ nào? (trên cành). 6 con chim, bay đi 2 con thì trong câu hỏi phải từ nào nữa? (còn lại) HS viết câu hỏi: Hỏi trên cành còn lại mấy con chim? Đến đây thì HS đã viết được một bài toán hoàn chỉnh và nắm được thành phần cho biết cũng như câu hỏi của bài toán: Lúc đầu trên cành 6 con chim, 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim? 7. Sau khi đã được chuẩn bò các kiến thức bản như đã trình bày ở trên, HS dễ dàng học bài “Giải toán lời văn”. GV cung cấp cho HS một bài giải hoàn chỉnh phải 4 bước như sau: -Viết từ “Bài giải” -Viết câu lời giải. -Viết phép tính tên đơn vò nằm trong dấu ngoặc đơn. -Viết đáp số. Trong các bước này, khó nhất là hướng dẫn các em viết câu lời giải, còn viết phép tính thì HS đã nắm vững từ khi học các phép tính cộng, trừ nên không gặp khó khăn gì. Để hướng dẫn HS viết câu lời giải, tôi cho HS đọc kỹ câu hỏi. Sau đó cho các em biết viết câu lời giải chính là trả lời câu hỏi của bài toán. Mà việc trả lời câu hỏi tôi cũng đã rèn SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 5 luyện cho các em trong quá trình giảng dạy như đã được trình bày ở trên nên các em cũng đã hình thành được cách trả lời. Phần còn lại là tôi chỉ hướng dẫn HS viết như thế nào cho đúng. a. Khi dạy HS viết câu lời giải, cách bản và dễ nhất là dựa vào câu hỏi, bỏ từ Hỏi ở đầu câu và viết đến từ mấy hoặc bao nhiêu thì dừng lại. Sau đó thể thêm vào chữ là rồi viết dấu hai chấm. Thí dụ: Hỏi nhà An tất cả bao nhiêu con gà? Câu lời giải sẽ viết là: Nhà An tất cả: Hỏi tổ em tất cả mấy bạn? Câu lời giải viết: Tổ em tất cả: Hỏi trên cây còn lại mấy con chim? Câu lời giải: Trên cây còn lại là: Cách thứ hai là dạy học sinh bỏ từ mấy hoặc bao nhiêu, thêm vào từ Số rồi quay trở lại viết như cách đã hướng dẫn ở trên. Thí dụ: Số con gà nhà An tất cả: Số bạn tổ em tất cả: Số con chim trên cây còn lại là: Theo kinh nghiệm của tôi, với cách hướng dẫn này HS rất dễ dàng viết câu lời giải sáng tạo trong khi viết câu lời giải. Thí dụ 1: Nhà em nuôi 2 con gà trống và 7 con gà mái. Hỏi nhà em nuôi được tất cả mấy con gà? HS viết được nhiều câu lời giải như sau: -Nhà em nuôi được tất cả: -Số con gà nhà em nuôi được tất cả: -Số gà trống và gà mái nhà em nuôi được tất cả: -Số gà trống, gà mái nhà em nuôi được tất cả: Thí dụ 2: Lớp em 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em tất cả bao nhiêu bạn? HS viết các câu lời giải: -Số bạn lớp em tất cả: -Lớp em tất cả: -Số bạn gái và bạn trai lớp em tất cả: -Số bạn gái, bạn trai lớp em tất cả: Thí dụ 3: Trên sân bay 12 máy bay, sau đó 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân bay còn lại bao nhiêu máy bay? Hs viết các câu lời giải: -Trên sân bay còn lại: -Số máy bay trên sân bay còn lại: -Số máy bay còn lại: -Số máy bay trên sân bay chưa bay: Tôi thật ngạc nhiên và thích thú khi thấy HS sử dụng cả dấu phẩy trong câu lời giải mà sử dụng thật hoàn chỉnh: -Số gà trống, gà mái nhà em nuôi được tất cả: -Số bạn gái, bạn trai lớp em tất cả: Như vậy qua việc viết câu lời giải, HS cũng đã rèn luyện việc viết câu rất tốt. GV khuyến khích để HS viết được nhiều câu lời giải khác nhau, không rập khuôn. SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 6 Riêng với loại bài toán cm, GV sẽ hướng dẫn các em trong câu lời giải thường phải từ dài và không dùng từ số trong câu lời giải. Thí dụ 1: Lúc đầu con sên bò được 15cm, sau đó bò tiếp được 14 cm. Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài này tôi lưu ý HS không được viết câu lời giải là: Số cm con sên bò được: Mà phải viết là: Con sên bò được tất cả: Thí dụ 2: Một sợi dây dài 13cm, đã cắt đi 2cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng- ti-mét? ?cm 2cm 13cm Câu lời giải viết là: Sợi dây còn lại dài: Thí dụ 3: Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng-ti-mét? A 3cm B 6cm C ?cm Câu lời giải viết là: Độ dài đoạn thẳng AC hoặc Đoạn thẳng AC dài b. Bước kế tiếp sau khi viết câu lời giải là viết phép tính. Ở bước này HS đã được tôi dạy kỹ từ khi học phép tính cộng, phép tính trừ nên không lầm lẫn khi viết phép tính. Chỉ một vài bài HS hay viết nhầm tên đơn vò trong dấu ngoặc đơn. Thí dụ: Đàn vòt 5 con dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vòt tất cả mấy con? Khi viết phép tính em hay viết nhầm: 5 + 4 = 9 (đàn vòt) Vì vậy tôi sẽ nhắc HS tên đơn vò là từ nằm liền kề từ mấy hoặc bao nhiêu. Ở bài toán này là mấy con chứ không phải mấy đàn. Và cứ lặp đi lặp lại nhiều lần HS sẽ không còn nhầm lẫn khi viết tên đơn vò nữa. c. Bước cuối cùng là viết đáp số. Ở bước này, tôi hướng dẫn các em là chỉ cần viết lại đúng kết quả của phép tính, chỉ khác là tên đơn vò không nằm trong dấu ngoặc. Sang đến tuần 28 các em lại được học một cách giải toán lời văn khác qua bài “Giải toán lời văn” phần tiếp theo. Thí dụ 1: Bài toán: Nhà An 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? Bài giải Số con gà nhà An còn lại là: 9 – 3 = 6 (con gà) SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 7 Thí dụ 2: Bài toán: An 8 quả bóng. An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng? Bài giải Số quả bóng An còn lại là: 8 – 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng Nhờ đã được học kỹ như vừa trình bày ở trên nên HS lớp tôi dễ dàng giải đúng các bài toán ở phần tiếp theo này. Khi HS nêu là phải làm phép tính trừ, tôi lại đặt câu hỏi để các em nêu lý do tại sao phải làm phép tính trừ. Qua câu trả lời của các em tôi sẽ biết được HS hiểu bài hay không. Sau khi HS giải toán xong, HS sẽ nêu sự khác biệt giữa các bài giải trong tiết học với những bài giải đã học trước đó: Bài giải đã học giải bằng phép tính cộng, còn bài giải vừa học giải bằng phép tính trừ. Lúc bấy giờ tôi sẽ nhắc nhở HS tùy vào bài toán mà thực hiện phép tính cho thích hợp. III-KẾT QUẢ: Trên đây là quá trình hướng dẫn học sinh giải toán. Quá trình này đã được chuẩn bò từ tuần thứ 7 của chương trình và liên tục đến tuần 21 thì học sinh mới được chính thức giải một bài toán lời văn. Với cách giảng dạy như trên, HS lớp tôi đã giải toán lời văn rất tốt. Qua các năm thay sách hầu như các em đều viết đúng câu lời giải và viết đúng phép tính. Trong kỳ kiểm tra Giữa Học kỳ 2 vừa qua, lớp tôi 35 HS thì 29 HS đạt điểm giỏi và 6 học sinh đạt điểm khá môn Toán. IV-BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Khi hướng dẫn HS thành lập phép cộng hoặc phép trừ, GV dùng giáo cụ trực quan để hướng dẫn HS lập các bài toán, sau đó giải các bài toán để thành lập các phép tính. -HS phải nắm được kiến thức: Thêm vào làm phép tính cộng, bớt đi làm phép tính trừ. -Đến loại bài tập “Nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp” cũng cho HS nêu bài toán và các em tự viết phép tính. Đối với dạng toán mở cần cho HS được phát triển tư duy bằng SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 8 cách để HS tự viết phép tính phù hợp với bài toán mà mình đã đưa ra. Không nên gò bó hoặc áp đặt các em phải viết phép tính theo sự hướng dẫn của GV. -Bắt đầu từ khi học phép cộng, phép trừ, ở tất cả các bài toán GV đều cho các em trả lời câu hỏi của bài toán để HS bước đầu biết nói câu lời giải. -HS phải nắm được hai thành phần cấu tạo thành bài toán lời văn là “Bài toán cho biết gì?” và “Bài toán hỏi gì?” -HS nhìn tranh vẽ phải viết được thành phần cho biết và câu hỏi của bài toán. Khi hướng dẫn viết câu hỏi GV cần gợi ý từng bước để HS nắm được các từ cần viết trong câu hỏi. -HS nắm được một bài giải hoàn chỉnh phải 4 bước là: + Viết từ bài giải. + Viết câu lời giải. + Viết phép tính tên đơn vò nằm trong dấu ngoặc đơn. + Viết đáp số. Khi viết câu lời giải, GV cần hướng dẫn cụ thể cách viết như thế nào cho đúng. Tránh không để cho HS viết lan man mà không hiểu được cách viết. GV cần khuyến khích để HS viết được nhiều câu lời giải khác nhau, không rập khuôn, chỉ viết theo bạn mà không hiểu gì cả. Bà Ròa, ngày 26 tháng 3 năm 2007 Người viết Châu Thò Tuyết Hồng SKKN: Dạy Giải toán lời văn Trang 9 . việc giải toán có lời văn và viết được một bài giải hoàn chỉnh như các lớp trên. Nhìn chung, trong chương trình Toán lớp Một, dạng toán Giải toán có lời văn . em lại được học một cách giải toán có lời văn khác qua bài Giải toán có lời văn phần tiếp theo. Thí dụ 1: Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:27

Hình ảnh liên quan

Với hình ảnh như trên, học sinh lập bài toán: Có 3 con ngựa, có thêm 2 con ngựa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa? - Giải toán có lời văn

i.

hình ảnh như trên, học sinh lập bài toán: Có 3 con ngựa, có thêm 2 con ngựa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa? Xem tại trang 1 của tài liệu.
PHÒNG GIÁO DỤC TX BÀ RỊA - Giải toán có lời văn
PHÒNG GIÁO DỤC TX BÀ RỊA Xem tại trang 1 của tài liệu.
Theo tôi, với hình ảnh như thế này thì bài toán có dạng mở nên HS nêu như vậy là đúng và các em đã phát triển tư duy rất tốt - Giải toán có lời văn

heo.

tôi, với hình ảnh như thế này thì bài toán có dạng mở nên HS nêu như vậy là đúng và các em đã phát triển tư duy rất tốt Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan