Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế

21 294 0
Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã qua 7 vòng đàm phán trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với việc tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực : ASIAN,APEC,.. kí kết các hiệp ước thương mại với nhiều quốc gia điển hình là hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hoa kì kí kết vào tháng 12/2001. Điều đó chứng tỏ quyết tâm lớn của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại : sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển rực rỡ của các nghành khoa học công nghệ, sự phát triển của quan hệ kinh tế giữa các nước làm cho ranh giới về kinh tế giữa các nước và khu vực dần được xóa bỏ và một nền kinh tế toàn cầu với phạm vi không giới hạn đang dần định hình. Việc mở cửa thị trường, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ đã được Đảng và Nhà nước tiến hành từ năm 1986 ,xong đến giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang hoàn tất những bước cuối cùng để gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề hội nhập trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là : phải có đường lối, chiến lược đúng đắn, hợp lý để giữ vững được tính tự chủ của nền kinh tế trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa. “Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài của bài tiểu luận. Trên cơ sở quán triệt các nguyên lý, quy luật của quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin, cuốn sách trình bày những nhận xét về tác động, ảnh hưởng của hội nhập đến sự phát triển kinh tế trong nước dưới góc độ của một sinh viên. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của TS Dương Thị Liễu cho bài luận của tôi.

Mở đầu Đã qua 7 vòng đàm phán trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với việc tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực : ASIAN,APEC, kí kết các hiệp ước thương mại với nhiều quốc gia điển hình là hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hoa kì kí kết vào tháng 12/2001. Điều đó chứng tỏ quyết tâm lớn của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại : sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển rực rỡ của các nghành khoa học công nghệ, sự phát triển của quan hệ kinh tế giữa các nước làm cho ranh giới về kinh tế giữa các nước và khu vực dần được xóa bỏ và một nền kinh tế toàn cầu với phạm vi không giới hạn đang dần định hình. Việc mở cửa thị trường, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ đã được Đảng và Nhà nước tiến hành từ năm 1986 ,xong đến giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang hoàn tất những bước cuối cùng để gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề hội nhập trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là : phải có đường lối, chiến lược đúng đắn, hợp lý để giữ vững được tính tự chủ của nền kinh tế trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa. “Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài của bài tiểu luận. Trên cơ sở quán triệt các nguyên lý, quy luật của quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin, cuốn sách trình bày những nhận xét về tác động, ảnh hưởng của hội nhập đến sự phát triển kinh tế trong nước dưới góc độ của một sinh viên. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của TS Dương Thị Liễu cho bài luận của tôi. 1 Mục lục Mở đầu 1 Nội dung Chương1 : Mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin 1.1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3 1.2.Sự phân chia các mối liên hệ phổ biến từ đó rút ra yêu cầu, mục đích trong thực tiễn .4 1.3.Quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các hiện tượng, sự vật của thế giới vật chất .5 Chương2 : Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.Mối liên hệ phổ biến của các nền kinh tế trên thế giới và yêu cầu đối với Việt Nam .7 2.2.Nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 9 2.3.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .10 2.3.1.Mối liên hệ của các thành phần bên trong nền kinh tế .10 2.3.2.Mối liên hệ của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế bên ngoài 13 2.3.3. Sự tác động qua lại giữa mối liên hệ bên trong của các thành phần kinh tế, nghành kinh tế trong nước với mối liên hệ bên ngoài giữa nước ta với nước ngoài .13 2.3.4. Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập .16 Kết luận 17 2 Danh mục tài liệu tham khảo .18 3 Nội dung Ch¬ng1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến : Việc xem xét về mối liên hệ qua lại,tác động ,ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại độc lập, tách rời hẳn nhau của các sự vật hiện tượng và các quá trình trong thế giới đã được các nhà duy vật biện chứng giải thích dựa trên những nghiên cứu khoa học. Theo họ thì các sự vật,hiện tượng,các qúa trình khác nhau của thế giới vật chất vừa tồn tại độc lập ,vừa quy định vừa tác động qua lại,chuyển hoá lẫn nhau. Khi các sự vật, hiện tượng đó có mối quan hệ qua lại,quy định lẫn nhau thì đó là những quan hệ bề ngoài mang tính ngẫu nhiên ,không xuất phát từ các yếu tố bên trong cấu thành chúng hay do các yếu tố bên trong ,do bản chất của các sự vật hiện tượng qui định. Để trả lời cho câu hỏi này các nhà duy tâm đứng trên lập trường, tưởng của mình cho rằng nguyên nhân của mối liên hệ ấy là do một lực lượng siêu nhiên qui định (với các nhà duy tâm khách quan) hay do ý thức ,cảm giác của con người(các nhà duy tâm khách quan).Trong một chừng mực nhất định, một giai đoạn nhất định của lịch sử khi khoa học, khi những nhận thức của con người còn giới hạn thì những tưởng, những lập trường ấy mới có thể tồn tại. Vì thế khi mà hiểu biết, nhận thức của con người về thế giới, về các lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội ngày càng sâu rộng, đồng thời là sự xuất hiện ngày càng nhiều các bộ môn khoa học, các chuyên nghành khác nhau để phân tích, tìm hiểu, giải thích về các sự vật, các hiện tượng của thế giới khách quan thì các quan niệm, giải thích như vậy của các nhà duy tâm đã bộc lộ nhiều sai lầm, không đúng với thực tế. Bởi vậy, đứng trên những nghiên cứu khoa học về các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật chất, trên những đặc điểm của quá trình thực tiễn thì các nhà duy tâm biện chứng đã khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú và khác nhau bao nhiêu 4 thì chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Và triết học biện chứng dựa trên cơ sở đó đã khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, đặc điểm và qui luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó với con người khác, đối với tự nhiên, xã hội và thông qua hoat động của chính người ấy. Ngay cả tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người. Mối liên hệ tồn tại và tác động đến mọi sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào dù là đơn giản hay phức tạp đến mấy cũng không thể nằm ngoài mối liên hệ với các sự vật, hiện tương khác. Dù là ở mức độ vĩ mô, một quốc gia trong thời đại ngày nay khó có thể tồn tại mà không có quan hệ (bất kì mặt nào ) với các quốc gia khác, hay ở mức vi mô thì bất kì một con người tồn tại tronghội cũng đều phải quan hệ, phải liên hệ với con người khác đó có thể là mối quan hệ với gia đình, bạn bè hay trong công việc. Tất cả các quan hệ ấy là do tính thống nhất vật chất của xã hội qui định. Vì thế mà ta gọi mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới là mối liên hệ phổ biến. 1.2. Sự phân chia các mối liên hệ. Từ đó rút ra yêu cầu và mục đích của sự phân chia đó trong thực tiễn: 5 Các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại trong tự nhiên cũng như xã hội với nhiều dạng, nhiều vẻ vô cùng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ đồ sộ đến vô cùng tinh vi nhỏ gọn. Do vậy mối liên hệ hình thành giữa chúng là vô cùng đa dạng thể hiện ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra thành các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp : mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và ngẫu nhiên, mối liên hệ chung bao quát toàn thế giới cũng như mối liên hệ riêng của từng lĩnh vực, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, vv. Vì vậy trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ chứ không phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định: một thành viên trong gia đình vừa có mối liên hệ với gia đình vừa có mối liên hệ các đối tượng bên ngoài chẳng hạn như nhà trường, bạn bè có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật(tức mối liên hệ với xã hội). Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính sự vật, hiện tượng cũng như góc độ của người xem xét Tuy sự xem xét, phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí, có vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể vai trò và vị trí của từng loại mối liên hệ là rất khác biệt. 1.3. Quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật chất của thế giới: Ta đã biết các sự vật, hiện tượng đều tồn tại cũng như biểu hiện sự tồn tại của mình trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Đó chính là quan điểm của mối liên hệ phổ biến. Việc áp dụng quan điểm đó để rút ra phương 6 pháp luận khoa học phục vụ cho nhận thức và cải tạo hiện thực là yêu cầu tất yếu. Do sự tồn tại mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng và các quá trình vì thế khi nhận thức cũng như tác động vào các sự vật, hiện tượng ta cần phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. 1.3.1. Trong quá trình nhận thức, việc áp dụng quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta vừa phải nhận thức về sự vật từ mối quan hệ giữa các bộ phận, yếu tố và các mặt của chính sự vật vừa trong sự tác động qua lại với các sự vật khác, kể các mối liên hệ trực tiếp cũng như gián tiếp. Trong việc nghiên cứu và học tập môn triết học, ngoài việc nắm vững các thành phần, các quan điểm, nguyên lý và các quy luật cấu thành của bộ môn. Để việc học tập có kết quả cao thì người học cần phải biết áp dụng các nguyên lý,các quy luật ấy vào trong các môn khoa học khác như : các bộ môn khối kinh tế, các bộ môn khoa khọc kĩ thuật, các bộ môn nhân văn. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, .từ đó để có thể hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp đem lai hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qua các đặc tính, các tính chất không bản chất, sa vào việc tuyệt đối hóa cái bản chất ,cái tất yếu. Trong quá trình nhận thức cần phải biết chú trọng cái bản chất song cũng cần nắm được các đặc điểm không phải bản chất 1.3.2. Trong hoạt động thực tiễn, việc áp dụng quan điểm thực tiễn trong quá trình tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới mối liên hệ của sự vật đó với các sự vật khác. Từ đó sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 7 phát triển nền kinh tế quốc dân một mặt nhà nước cần phát huy các nguồn lực bên trong , đẩy mạnh hoạt động và hoạt động hiệu quả của các thành phần kinh tế một mặt cần thực hiện quá trình hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài, tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu : IMF, WORLDBANK,ADB các khu vực mậu dịch : ASEAN, APEC, .vv. Ch¬ng2. Quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các sự vật, hiện tượng cũng như toàn bộ các quá trình của thế giới vật chất đều nằm trong mối liên hệ phổ biến do tính thống nhất của thế giới vật chất qui định. Đối với một nền kinh tế muốn phát triển thì ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa các thành phần bên trong, giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành nền kinh tế đó và tạo điều kiện để các bộ phận, các thành phần ấy có thể phát huy hết thế mạnh của mình thì cần phải xem xét, phải quan tâm đến mối liên hệ của nền kinh tế đó với các nền kinh tế bên ngoài, tận dụng mối liên hệ đó để có thể phát huy được thế mạnh của mình, và tận dụng được những ưu thế của họ trên cơ sở hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. 2.1. Mối liên hệ phổ biến của các nền kinh tế trên thế giới và yêu cầu đối với Việt Nam: 145 là số thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới tính đến tháng 12/2002. Điều đó cho thấy nhu cầu giao thương, buôn bán giữa các nền kinh tế(ở tầm vĩ mô) hay các khu vực kinh tế, bộ phận kinh tế của một quốc gia đang là một yêu cầu cấp bách. Đối với mỗi quốc gia, việc quan hệ thương mại với nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước, nó tạo điều kiện để mỗi quốc gia có phát huy thế mạnh của mình đồng thời tận dụng được lợi thế bên ngoài. Hiện nay trên thế giới đã hình thành một số lượng rất lớn các tổ chức kinh tế và tín dụng, ở tầm vĩ mô, cấp độ quốc gia 8 như: WTO, AFTA, APEC, IMF, WB, ADB, G7, các khối kinh tế : EU, OPEC, OECD, ASIAN .vv. Các mối liên hệ đã hình thành nên quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá giữa các nền kinh tế với những yêu cầu, thách thức cũng như lợi ích có được khi tham gia(vừa hợp tác ,vừa cạnh tranh). • Đối với Việt Nam : Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới .Từ 1986 đến nay ,trên con đường xây dựnghội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được yêu cầu khách quan của các mối liên hệ kinh tế, giao thương, buôn bán với nước ngoài trên cơ sở đó thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực để tham gia vào các định chế , tổ chức kinh tế thế giới và khu vực: 7/95 : thành viên của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á) 1998 : thành viên của APEC (Diễn đàn kinh tế châu á - Thái bình dương) 2001 : Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết Mở rộng buôn bán với nhiều nước, khu vực kinh tế : EU, các nước Đông Âu, châu Phi, các nước thuộc khu vực Trung đông, vvv Cùng với đó là một số thành tựu đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh kế: Tính đến tháng 12/2002: Nguồn vốn FDI chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu phát triển toànhội Khu vực FDI đã nộp ngân sách hơn 1,52 tỷ USD(20% thu ngân sách) 9 Từ khi khai thông lại quan hệ với IMF, WB và ADB cho đến nay Việt Nam đã nhận được cam kết viện trợ từ nước ngoài với tổng mức vốn trên 17 tỷ USD Về ngoại thương: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đáng kể so với thời điểm bắt đầu cải cách mở cửa 1986 2001 Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 0.8229 15.027 Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 2.16 16.162 Tăng trưởng GDP 1996-2000 : 7% Trong đó GDP 2003 đạt 7.24%. Những con số tổng kết trên đây cho thấy tác động mạnh mẽ của quan hệ mở cửa giao lưu kinh tế tới sự phát triển của nước ta. 2.2. Nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại của nền kinh tế toàn cầu, là những thay đổi trong quan niệm về tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Khác với những quan niệm từ những năm 40-50, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế hiện nay có rất nhiều đổi khac, theo đó một nền kinh tế độc lập tự chủ không còn là nền kinh tế có thể tự cung, tự cấp, đáp ứng được tất cả hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong đất nước, có thể tự mình đối phó với những biến động từ bên ngoài,mà mang một số đặc điểm chủ yếu: 10

Ngày đăng: 03/08/2013, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan