1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chiếc thuyền ngoài xa

45 963 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 354 KB

Nội dung

Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu: - Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm “ cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” từ nh

Trang 2

- Từ 1952 - 1958 công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.

- Năm 1960, Nguyễn Minh Châu công tác tại phòng văn nghệ quânđội, bắt đầu viết văn, nhưng tên tuổi của ông chỉ thực sự được bạn đọc chú ý

từ tiểu thuyết Cửa Sông (1967).

- Năm 1972 được kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam

- Nguyễn Minh Châu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

b Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu:

- Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha

thiết kiếm tìm “ cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” từ những ngày còn trong khói lửa, Nguyễn Minh Châu đã tâm niệm “ Bây giờ

ta phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp, chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài” Tâm niệm ấy thể hiện rất rõ thành hai giai

đoạn sáng tác của cây bút này

+ Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm

đậm chất sử thi như Cửa Sông(1967), Những vùng trời khắc nhau(1970),

Dấu chân người lính(1972) Người đọc chắc hẳn sẽ không thể quên được

hình ảnh Nguyệt cô thanh niên xung phong đẹp đến trong suốt, đẹp đến mức

như được “bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” khi đọc một sáng tác

được viết vào thời kì đấu tranh chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của

Nguyễn Minh Châu, thiên tình ca Mảnh trăng cuối rừng

+ Sau 1975, đặc biệt là những năm đầu thập niên 80, chính Nguyễn

Minh Châu lại là người đi tiên phong, là người mở đường đầy tinh anh và tàinăng cho công cuộc đổi mới văn học Sau 1975, đất nước thoát khỏi hoàncảnh chiến tranh, cuộc sống trở lại với thời bình, Nguyễn Minh Châu cónhững trăn trở cách tân dũng cảm và đầy bản lĩnh, cảm hứng sử thi đã đượcthay bằng cảm hứng thế sự, đời tư, con người sử thi đã được thay bằng con

người đời thường với cái đa chiều muôn mặt của nó Từ Dấu chân người

Trang 3

lính (1970) đến Bức tranh(1982), Chiếc thuyền ngoài xa(1983), là một bước

tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vàochiều sâu cuộc sống con người của Nguyễn Minh Châu Các tác phẩm tiêu

biểu trong giai đoạn này: Miền cháy(1977), Những người đi trong rừng ra

(1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Cỏ lau ( 1989)

2 Tác phẩm:

- Xuất xứ: Chiếc thuyền ngoài xa thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu Lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn

Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (1987)

- Tóm tắt tác phẩm: Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếpảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh cho tấmlịch năm sau Sau nhiều ngày kiên nhẫn "phục kích" anh đã chụp được mộtbức ảnh đẹp - Đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biểnsớm mờ sương Nhưng anh hết sức kinh ngạc khi chững kiến cảnh chiếcthuyền vào bờ: một gã chồng vũ phu đánh đập vợ dã man, đứa con vì bảo vệ

mẹ đã đánh trả lại cha Những ngày sau đó vẫn tiếp diễn cảnh tượng đaulòng đó nên Phùng đã can thiệp Người đàn bà làng chài được mời đến toà

án huyện nhưng chị đã từ chối sự giúp đỡ của anh Chị đã kể câu chuyện vềcuộc đời mình

Rời vùng biển với khá nhiều ảnh , người nghệ sĩ đã có một tấm ảnhđược chọn vào lịch năm ấy.Và mỗi lần đứng trước tấm ảnh , người nghệ sĩđều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của sương mai và nếu nhìn lâu hơn baogiờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ lam lũ ấy bước ra từbức tranh

- Khái quát : Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cầnđời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai Cái nhìnhiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm Chiếcthuyền ngoài xa những quy luật tất yếu lẫn yếu tố ngẫu nhiên may rủi khó bềlường hết Ông day dứt về việc con người phải chấp nhân những nghịch líkhông dáng có Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai Chiếc thuyền ngoàicặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong hình ảnh tối tăm, đói khổ, bấpbênh Người chồng tha hóa dần, trở tha thành kẻ vũ phu, thô bạo, người vợ

vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà khôngbiết rằng đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại Cậu bé yêu mẹ, bênhvực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết rằng liệu trong tương lại cậu cósống khác cha mình? Phía sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu

Trang 4

của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp tình thương yêu, sự trân trọng trước vẻđẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ

nữ Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọckhuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường Theo ông, tình yêucủa người nghệ sĩ,” vừa là một niềm hân hoan, say mê, vừa là một niềm đauđớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc củanhững người xung quanh mình

II CÁC ĐỀ BÀI THƯỜNG GẶP:

Đề 1: Từ nội dung câu chuyện, anh chị hãy suy nghĩ gì về nhan đề của

truyện: Chiếc thuyền ngoài xa?

Đề 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Đề 3: Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” được tổ chức xung quanh một

“tình huống nhận thức” mà hai nhân vật Phùng và Đẩu trải qua Hãy phântích quá trình nhận thức cảu hai nhân vật này

Đề 4: Từ cuộc đời người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài

xa của Nguyễn Minh Châu, suy nghĩ về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam.

Đề 5: Chọn và phân tích một đoạn văn trong tác phẩm để thấy được

vẻ đẹp văn xuôi của nguyễn Minh Châu

Đề 6: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đề 7: Vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đặt ra trong Chiếc thuyền ngoài

xa đã qua vãng hay chưa?

Đề 8: Bức thông điệp thẩm mĩ mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua Chiếc thuyền ngoài xa

Đề 9: Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, bàn về vai trò của gia đình

trong đời sống mỗi con người

Đề 10: Anh(chị) suy nghĩ gì về thái độ sống cam chịu của người đàn

bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa.

Đề 11: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

hãy bàn về vấn đề bạo lực gia đình

Đề 12: Qua sự đối lập giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà

phóng viên Phùng vừa thu vào ống kính với hiện thực cuộc sống nhọc nhằn,cay cực của những người dân chài, anh (chị) suy nghĩ gì về mối quan hệgiữa văn chương nghệ thuật với cuộc đời

III CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN

1 Thông qua hệ thống nhân vật

Trang 5

a Người đàn bà hàng chài:

- Tên gọi : người đàn bà hàng chài Nguyễn Minh Châu đã không gọitên cụ thể mà chỉ gọi phiếm định  Chị cũng giống như trăm người đàn bàvùng biển khác, nhỏ bé, vô danh Dường như cuộc sống chẳng có gì đángnói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phảisuy nghĩ

- Ngoại hình: trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặtmệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồnngủ  người đàn bà xấu xí, mệt mỏi  gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn,lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch

- Số phận: Bất hạnh

Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu,nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng

vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ

+ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ

+ Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành

vợ chồng Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh

+ Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,

+ Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh,như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi choông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ" Khi bị đánh chị không hề kêumột tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn và dường như ngườiđàn bà coi đó là một lẽ đương nhiên Đây là một người phụ nữ, người vợnhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn

 Số phận đầy bi kịch được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ

- Phẩm chất, tính cách:

+ Nhẫn nhục, chịu đựng: chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đãrất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốnchạy Khi được đề nghị giúp đỡ thì : "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tùcon cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó"

 Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển không có ngườiđàn ông

+ Yêu thương con tha thiết(“ phải sống cho con chứ không thể sốngcho mình”)

Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờbến của chị Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèochống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyềnchúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất được"

Trang 6

Tình thương vô bờ đối với những đứa con Phân tích ty của chị vớithằng Phác, chị gưiỏ nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà

+Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời

Ý thức được thiên chức của người phụ nữ (“Ông trời sinh ra ngườiđàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”)

Vì hoàn cảnh: trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cầnmột người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề

Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục đáng cảm thông, chia sẻ Bởi nếu hiểu sựviệc một cách đơn giản chior vần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong.Nhưng nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của ngườiđàn bà là không thể khác được

 Đắng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòngyêu thương mê muội, đáng thương Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chấtphác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâmtrầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ ViệtNam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh

Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, khôngthể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống

b Người chồng

- Vốn là anh con trai chất phác, cục mịch nhưng hiền lành

- Giờ là một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác, khốn khổ: + Lưng rộng và cong như một chiếc thuyền

+ Mái tóc tổ quạ

+ Chân đi chữ bát, bước từng bước chắc chắn

+ Hàng lông mày cháy nắng

+ Hai con mắt độc dữ

- Là người chồng lầm lì, vũ phu, đánh vợ như một thói quên để giảitỏa tâm lí và nỗi khổ đời thường Người đàn ông này vừa là nạn nhân củacuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho người thân

Trang 7

 Những cư dân vùng biển qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu có cái gì

bí ẩn, hoang sơ, dữ dội như sóng, như cuồng phong

c.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

- Là nghệ sĩ nhiếp ảnh, từng là một người lính vào sinh ra tử; Phùng lànhân vật tư tưởng cảu tác phẩm Nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từngchiến đấu, một người lính năm xưa giờ là phóng viên ảnh trở về ghi lạinhững vẻ đẹp cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước,phản ánh cuộc sống lao động khoẻ khoắn tươi rói của những con người dựngxây đất nước, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấmảnh lịch hoàn chỉnh

- Vốn là người lính chiến trường nên Phùng căm ghét mọi áp bức, bấtcông Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền trênbiển lúc bình minh bao nhiêu thì lại càng bàng hoàng, sửng sốt, kinh ngạc,bất bình khi chứng kiến cảnh người chồng ngược đãi, vũ phu bấy nhiêu

- Câu chuyện người đàn bà đã làm thay đổi cách nhìn người, nhìn đời

ở Phùng Anh nhận thức rõ hơn chân lí nghệ thuật của người nghệ sĩ Cáinhìn và cảm nhận của Phùng là sự khám phá và phát hiện sâu sắc về đờisống con người Chứng kiến và thấu hiểu nguyên do người đàn bà không thể

bỏ chồng, anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống Phùngnhư thấy chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa còn sự thật cuộc đời lại ở rấtgần Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái

có lí tưởng như nghịch lí ở gia đình hàng chài Anh hiểu thêm tính cách Đẩu

và hiểu thêm chính mình

d Phác

- Phác không còn là 1 cậu bé như những cậu bé cùng trang lứa nữa,

mà cậu thật sự là 1 người lớn, hiểu biết, giàu tình cảm tuy lòng cậu đầy vếtxước trong trái tim

- Cảm động nhất là hình ảnh " cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngóntay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắtchứa đầy những nốt rỗ chằng chịt" hay như chi tiết thằng Phác từng tuyên bốrằng "Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh"

- Có lẽ trg lòng thằng bé vẫn hết mực yêu thương mẹ và ba của mìnhnhưng nó cũng rất rạch ròi, cương quyết với hành động sai trái của bố khiđối xử tàn bạo với mẹ của nó

Trang 8

 Với nhân vật Phác Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề lớn cho xã hội.

Đó là tương lai của những đứa trẻ sống trong cảnh bạo hành gia đình rồi sẽ

- Nhân vật Đẩu- vị Bao Công của phố biển, người đại diện cho công

lí, sau khi tiếp xúc với người đàn bà hàng chài đã vỡ ra ban nhiều điều cayđắng của cuộc đời: cuộc mưu sinh quá nghiệt ngã đã đẩy con người vào bếtắc Đẩu từng là một người lính Anh từng chiến đấu để giải phóng mảnh đấtnày nhưng giờ đây lại không thể giải phóng nổi số phận của người đàn bàhàng chài Đẩu nắm trong tay luật pháp - cán cân công lí của xã hội nhưngkhông thể giúp được người đàn bà này

- Qua nhân vật Đẩu, ta như hiểu thêm rằng pháp luật đội khi cũng bất lựcnếu như con người không tự nhận thức và cứu chính bản thân mình

+ Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang đến khoảnh khắc hạnh phúctràn ngập tâm hồn anh - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo =>

Trang 9

răng ken két, vừa nguyền rủa bằng giọng "rên rỉ đau đớn"

 Người đàn bà nhẫn nhục không kêu, không chống trả, không tìmcách trốn

 Phác chạy đến, giằng lấy chiếc thắt lưng, vung chiếc khóa sắt quậtvào người đàn ông

Tâm hồn đang thăng hoa bởi cái đẹp >< choáng váng vì sự xuật hiệncủa đôi vợ chồng thuyền chài, hành động vũ phu của người chồng và hànhđộng phản kháng cảu đứa con trai

Bức tranh thiên nhiên >< Bức tranh Hiện thực cuộc sống

 Mâu thuẫn nghịch lý tồn tại giữa cái đẹp vẫn có cảnh sống tối tăm, cựcnhọc -> Phùng sống trong nhiều cảm xúc mạnh: từ ngỡ ngàng, ngơ ngác đếncảm thông rồi thấm thía Niềm tin trong anh bị lung lay

=> Anh bắt đầu "ngộ" ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí

Tình huống ấy khiến người nghệ sĩ nhận ra rằng: Đằng sau cái đẹpkhông phải bao giờ cũng là chân lí của sự hoàn thiện, là đạo đức

* Nghịch lý (bên ngoài- bên trong):

+ Trong bức ảnh mà Phùng chụp thì chiếc thuyền ngoài xa là chân lýcủa sự toàn bích cảnh, cùng với bối cảnh của nó là bình minh trên biểnthiện, hoàn mĩ

+ Nhưng khi vài bóng người lớn lẫn trẻ con… trên chiếc mui khumkhum ấy lần lượt hiện lên bờ và cảnh bạo hành diễn ra cùng nỗi đau đớn,nhức nhối của các nhân vật đã khiến Phùng có cái nhìn nghệ thuật gần cuộcđời Đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.◊hơn

Mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và cuộc đời.Mối quan hệ nghệ thuật

và cuộc sống: Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng không phải baogiờ cuộc đời cũng là nghệ thuật ý nghĩa

Đoạn 2: (Tiếp đến sóng gió giữa phá): Câu chuyện của người đàn bàhàng chài ở tòa án huyện

- Thái độ của các nhân vật

+ Người đàn bà hàng chài: Ban đầu có vẻ sợ sệt, lúng túng, vừa đặtchân vào phòng liền tìm đến một góc tối để ngồi  rón rến đến ngồi ghé vàomép ghế và cố thu người lại  cúi mặt xuống, chắp tay vái lạy lia lịa khiđược đè nghị li hôn chồng  mất hết vẻ khúm núm, sợ sệt, lộ vẻ sắc sảo khi

kể chuyện đời mình

+Đẩu: cố làm ra vẻ thân mật, tự nhiên khi tiếp chuyện người đàn bà

 giọng trở nên giận dữ khi kết tội người đàn ông  nói với vẻ hào hứngcủa một người bảovệ công lí  Vỡ ra nhiều điều, Đẩu trông rất nghiêm nghị

và đầy suy nghĩ

Trang 10

+ Phùng: cảm thấy ngột ngạt khi nghe người đàn bà nhất quyết không

bỏ chồng  đầy băn khoăn và vỡ lẽ khi nghe người đàn bà trần tình về cuộcđời mình

- Cách xưng hô

+ Người đàn bà: Thưa đã,… con lạy quý tòa  xưng chị, gọi các chú

 xưng tôi, gọi các chú

“ Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn,

từ ngày cách mạng về đã đỡ đối khổ hơn trước kia”

“ Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền lạichật”

“Từ ngày cách mạng về đã cấp đất nhưng chẳng ai ở, vì không bỏnghề được”

“Là bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nhưthế nào nào nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đànông”

“Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho không lớn nênphải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi sống cho con chứ khôngthể sống cho mình như ở trên đất được”

“Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”

- Cách nhìn nhận về người chồng:

+ Đẩu, Phùng: vũ phu, tàn bạo

+Người đàn bà hàng chài: đáng thương, bà thấu hiểu cho sự bế tắc củangười chồng trong cuộc sống

=> Người đàn bà hàng chài nhìn nhận người chồng của mình toàn diện hơn,

Trang 11

cảnh đời lam lũ, cực khổ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống con người,tìm ra lối thoát thực tế cho cảnh đời đói nghèo tối tăm.

 Hóa ra, ở người đàn bà xấu xí và tội nghiệp này là cả một hiện thực

“bất khả tri” Bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng như chức phận

mà mình có được, thỏa nguyện vì chức phận đó Trong thâm tâm bà, nhữngnỗi đau đớn mà mình gánh chịu xứng đáng như thế vì bởi bà… đẻ nhiều conquá Điều đó đồng nghĩa với cái đói, cái nghèo khổ còn bám riết lấy gia đìnhnày

Nhưng thực tế, cái đói, cái nghèo khổ đâu chỉ bởi bà đẻ nhiều, mà nócũng là một thiên chức rất đàn bà thôi Trong lời thú tội ngậm ngùi, chânthật và tê tái của bà, có những câu hỏi không dễ trả lời, những mâu thuẫnkhó giải thích: để yêu thương và sống qua muôn nỗi khó khăn, cơ cực, đôikhi người ta phải chấp nhận sự tàn nhẫn, tha hóa, phi đạo đức.Người chồngvốn dĩ hiền lành, nghĩa hiệp Sự khốn cùng, mong manh của đời sống chàilưới đã biến ông ta thành vũ phu Hành động vũ phu hay là sự bế tắc, hay là

sự giải thoát của những con người tội nghiệp? “Bất kể lúc nào thấy khổ quá

là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…” Rõ

ràng, đây là một giải thoát trong bế tắc, một giải thoát đẫm nước mất và đau

đớn Cả Đẩu và Phùng đều thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể

nào hiểu được” Họ không thể hiểu tại sao hai con người nhỏ bé kia lại chấp

nhận sống và yêu thương bằng kiểu lạ lùng như vậy Dù lời kể của ngườiđàn bà phần nào giúp họ nhận ra những ẩn ức thẳm sâu nhưng họ vẫn dừnglại trên bờ vực của sự nhận thức hiện thực Họ chưa thể nào dò thấu đáy sâucủa nỗi ẩn ức kia cũng như hiện thực đang diễn ra trước mặt họ

Cơn bão biển khơi lại nổi lên, biển động, gia đình thuyền chài này rất

có thể lại phải nhịn ăn, đói rách Cái cảnh tượng thường tình kia, sẽ lại xẩy

ra “Con sói con” - cậu bé Phác, lại phải thủ một con dao trong mình để trấn

áp người cha, trấn áp người đàn ông lầm lũi kia… Những dự cảm buồn nhưvết xước trở đi trở lại trong tâm hồn Những tâm hồn đầy vùng tối

Đoạn 3: (Còn lại) Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

“ Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lêncái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xetăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà bước rakhỏi tấm ảnh ”

- Qua “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên mốiquan hệ giữa nghệ thuật và đời sống:

- Nghệ thuật không ở đau xa mà hiện hữu ngay trong cuộc sống hằngngày cảu chúng ta Nghệ thuật không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là sốphận, cuộc sống của những người nghèo khổ như người đàn bà hàng chài,

Trang 12

- Nghệ thuật chỉ thực sự cần cho con người, có ích cho tiến bộ xã hộikhi nó chưa đựng tính nhân văn, nghĩa là nó không thể xa lạ với số phận conngười

- Bằng sự đối lập giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh” của ngoại cảnh với hiệnthực nhọc nhằn mà những người dân chài đang phải chấp nhận, có thể thấyrằng nghệ thuật có trách nhiệm can dự vào cuộc đời, phải đóng góp tiếng nóitích cực vào việc giải phóng con người khỏi sự nghèo đói, tăm tối và bạolực

- Nghệ thuật không thể nhân danh bất cứ điều gì để lảng tránh sự thật

- Nghĩa tường minh:

+ Chiếc thuyền ngoài xa–cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh

+ Chiếc thuyền ngoài xa–hiện thực nhọc nhằn cay đắng của người dânchài

- Nghĩa hàm ẩn:

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống Nghệ thuật nói chung phải

là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người Chủ nghĩa nhân đạotrong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người

Tên truyện ngắn là "Chiếc thuyền ngoài xa", và quả thật, hình ảnhchiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà vănmang đến cho người đọc Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng "lắmsáng kiến" đối với nhân vật xưng "tôi" - người nghệ sỹ nhiếp ảnh: " Chúng

ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không cóngười Hoàn toàn thế giới tĩnh vật" Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền "mớiđóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái", rồi tiếp theo nữa là "mộtnhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn" và cuối cùng tập trungvào "một chiếc thuyền lướt vó đang chèo thẳng vào trước mặt tôi" Đâychính là "Chiếc thuyền ngoài xa"

Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc hoạ rất ấntượng: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắngnhư sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng ngườilớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng mặt vào bờ" Hình ảnh đó mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản

và toàn bích" - vẻ đẹp của "một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạthời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu

Trang 13

vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đìnhsành nghệ thuật"

Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hoá thân thành một tácphẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những

vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục và khi thưởng thức bức ảnh đó,những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy

"trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và "khám phá thấy cái chân lý của sựhoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn" nhưcái cảm giác mà "tôi" đã từng có

Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khámphá ra được: Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớtrêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếcthuyền ấy Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện nhữngtrận đòn thịnh nộ của anh chồng với "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày mộttrận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười conngười) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đếnnỗi định giết cả bố mình Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụpảnh nhận ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng" - Tức là ở mộtkhoảng cách gần, rất gần!

Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thếgiới khác hẳn: Chiếc - thuyền - ngoài - xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho mộttấm ảnh, còn chiếc - thuyền - khi - đến - gần lại làm vỡ ra một hiện thựcnghiệt ngã đến xót xa của số phận con người Vậy nên, có thể nói hình tượng

"Chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn códụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu Giải mã hình tượng ản dụ đó, ngườiđọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ lànơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đờicũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêmngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bêntrong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vàobên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời

Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh "hoàn toàn thế giới tĩnhvật"(hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là "những bóngngười lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng") nhưng nhà nghệ sỹnhiếp ảnh của chúng ta - cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận

ẩn tàng bên trong nó - bao giờ cũng như thấy "một người đàn bà bước ra "sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cáigiây phút "trời cho" ấy

Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệthuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối Nghệ

Trang 14

thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than"(Trăngsáng) Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vìhình ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không

hề là "ánh trăng lừa dối" Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cầnphải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc,phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói "con người thì đa đoan, cuộcđời thì đa sự"

b Tình huống

+ Tình huống 1: Người nghệ sĩ choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnhcủa thiên nhiên.(III/ kết cấu tác phẩm/ đoạn 1/ cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoạicảnh)

+ Tình huống 2: Người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến cảnh ngườiđàn ông đánh vợ dã man trên bờ biển(III/kết cáu tác phẩm/đoạn 1/hiện thựcđằng sau bức ảnh)

+ Tình huống 3: người phụ nữa cam chịu bị đánh, không kêu rên,không thốt lên một lời(III/ kết cấu tác phẩm/ hiện thực đằng sau bức ảnh)

+ Tình huống 4: Phùng ngạc nhiên trước cảnh người đàn bà nhấtquyết không chịu bỏ chồng -> người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thay đổi quanđiểm về đối tượng nghệ thuật(III/kết cấu tác phẩm/ đoạn2, đoạn3)

Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là ở tình

huống truyện-một tình huống bất ngờ và đầy nghịch lí, một tình huống nhậnthức Tác phẩm bắt đầu bằng cái vẻ ngoài bình dị của một câu chuyênh bìnhthường với những chi tiết bình thường của dòng đời sống Phùng- một phóngviên nhiếp ảnh tìm về một vùng biển miền trung để tìm cảnh cho một tấmảnh lịch trong chuyên đề về biển Anh đã tìm kiếm, đã bấm máy và có lúc đãngập tràn hạnh phúc như mình vừa chứng kiến, vừa đối diện với vẻ đẹp tòandiện, tòan bích Tất cả những gì anh chứng kiến thật đẹp, thật đáng yêu,đáng ca ngợ Đó là một cuộc sống lao động đầm ấm khỏe khoắn, những conngười gặp gỡ thật đáng yêu…Nhưng ngay sau sự phát hiện về cái đẹp, cáilãng mạn của đời sống là sự phát hiện thứ hai đầy trớ trêu đến tàn nhẫn, mộthiện thực đến trần trụi khắc nghiệt Hình ảnh người đàn bà khốn khổ với cặpmắt mệt mỏi vì thiếu ngủ, bànn chân nhợt trắng phải nhẫn nhục chịu dựngcơn thịnh nộ vô cớ của chồng, và hình ảnh lão đàn ông đọc ác vũ phu đangtrút lên người vợ mình những đòn roi dã man Không còn đâu những hìnhảnh đẹp mà anh đã từng chứng kiến – những vẻ đẹp toàn bích, toàn mĩ Thayvào đó, tất cả nhứng gì chứng kiến đã gây một chấn động tinh thần lớn laođối với người nghệ sĩ Lần đối chứng ấy đã buộc anh phải có sự điều chỉnhlại cách nhìn cuộc đời và con người Sự thật ở đời không phải là dòng chảy

Trang 15

xuôi chiều của ý nghĩ chủ quan, những mảnh đời bất hạnh đanhg bủa vaycuộc sống chúng ta

c Hình ảnh, chi tiết biểu trưng

Hình ảnh biểu trưng là một phương diện cách tân nghệ thuật độc đáotrong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn.Chính những biểu tượng có sức hàm nghĩa lớn đã đưa đến chiều sâu mới chohành trình khám phá nội tâm con người, khám phát hiện thực cuộc sống tácphẩm: “ Những biểu tượng ấy mở rộng khả năng bao quát hiện thực của ông,giúp ông lí giải được nhiều điều “vô thường” nơi cõi nhân gian đầy tục lụy,làm sáng tỏ những khoảnh khắc “bừng ngộ” của nhận thức àm lí trí tỉnh táokhông lí giải được”(Dương Thị Thanh Hiên)

- Hình ảnh “ chiếc thuyền ngoài xa”: vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên

- Trước hết là cảnh người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo và man

rợ đằng sau chiếc xe tăng hỏng Trên mảnh đất đàm phá đầy tinh thần cáchmạng ấy, chiến tranh đã đi qua từ lâu Những chiếc xe tăng, chứng tích củamột thời bom đạn ác liệt giờ trở thành phế tích đang dần mục sét qua nămtháng và chất muối ămnj của vùng biển Những chiếc xe rà phá bom mìnđang cố gắng thu dọn những gì còn sót lại của chiến tranh có thể gây thêmnỗi đau Thế nhưng bên cạnh cuộc chiến đấu ấy, bên cạnh nỗi đau ấy là mộtcuộc chiến đấu mới, một nỗi đau mới Cuộc chiến đấu ấy còn cam go hơn,nỗi đau ấy e chừng dai dẳng hơn Đó là cuộc chiến đấu với nghèo đói và tămtối Trên thuyền phải có người đàn ông dù có man rợ và tàn bạo đến đâu đinữa Sự khẳng định như chân lí của người đàn abf làm vị chánh án chỉ biết

“trút một tiếng thở dài đầy chua chát” Đẩu từng là người línhbams trụ vàchiến đấu thắng lợi trên vùng biển này Anh hiểu cặn hẽ từng chiếc xe tănghỏng kia, anh cũng am hiểu cặn kẽ từng chiếc xe tăng điều khoản của phápluật nhưng anh không thể hiểu nổi cái cơ sự về người đàn ông đánh vợ, anhkhông thể lí giải nổi cái chân lí bình dị mà người đàn bà đã thổ lộ Anh đi từngạc nhiên, sững sờ đến chua chát và cuối truyện là sự nhận thức bi đát củanhững cảnh đời khốn khổ Chiến tranh có quy luật của chiến tranh, dữ dộinhưng đơn giản, đời thường thì muôn vàn đa sự, đa đoan Qua hình ảnh biểutượng đày hàm nghĩa: những chiếc xe tăng cũ nát của chiến tranh và nhữngxung đột đau đớn của đời thường, nguyễn Minh Châu muốn thủ thỉ vớichúng ta về cái Đẹp và cái Thật, vè những cay đắng, cam go còn giày vò baocuộc đời cơ cực Ông cũng khắc khoải nói với chúng ta rằng: hãy cúi xuốngnếm lấy vị ămnj của muối, cúi xuống để hiểu đời sốn, hiểu con người, để cócái nhìn cận nhân tâm hơn

Trang 16

- Hình ảnh:” lúc nào cũng nhìn vào tấm lưng áo bạc phếch và ráchrưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”, hình ảnh người đàn ông vừađánh vừa rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ôngnhờ”, hình ảnh “lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bànchân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng”: Sựbất lực, bế tắc của người đàn ông trước tình cảnh khốn khó của gia đình.

- Hình ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh và bức ảnh nghệ thuật về chiếcthuyền ngoài xa: Bức tranh nghệ thuật và cuộ đời quả có sự lệch pha nhau.Bức ảnh nghệ thuật gợi lên bao thức nhận đau đớn Ở đó không chỉ cónhững giọt sương mai thưo mộng như trong tranh thủy mặc mà là những giọtmuối mặn đầy xót xa của cuộ sống trần trụi đời thường Nghệ thuật chính làcuộ sống, người nghệ sĩ phải có góc nhìn và cự li khám phá cuộc sống gầngũi hơn, có như vậy anh mới pahrn ánh đúng, mới thấu hiểu hết muôn sự đađoan của cõi đời, khốn khổ đấy, đau đớn đấy nhưng vô cùng đẹp đẽ

IV MỞ RỘNG

1.Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực:

a.Giá trị hiện thực:

b Giá trị nhân đạo:

- Nhà văn thật sự cảm thông, đau xót trước tình trạng bạo lực tronggia đình hàng chài, trước bi kịch gia đình khủng khiếp, trước thân phận củangười phụ nữ miền biển; bày tỏ tình yêu thương đối với những con ngườinhỏ bé, bất hạnh, lam lũ, nhọc nhằn

- Đề cập đến tình trạng bạo lực trong gia đìn, Nguyễn Minh Châu đãlàm dấy lên trong lòng người đọc nỗi xót thương pha lẫn lo âu về tình trạngphụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, về nguy cơ trẻ em sẽ sơm nhiễm thói vũ phu,thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào cuộc sống

Trang 17

- Nhà văn không chỉ lên án bạo lự, kẻ vũ phu mà còn tỏ ra thấu hiểu,cảm thông cho gánh ănngj mưu sinh và sự chịu đựng của người phụ nữ.

- Nhà văn phát hiện, khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài,người phụ nữ Việt Nam: Chăm chỉ, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha vàđức hi sinh

- Tác giả trăn trở và chỉ ra nguy cơ đáng sợ nếu không giải phóng conngười khỏi đói nghèo, tăm tối thì không thể tiêu diệt được cái xấu, cái ác

2 Quan niệm nghệ thuật

- Tấm ảnh trên tờ lịch chỉ là bức ảnh nghệ thuật chứ không phải là bứctranh đời sống Bằng biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu

đã thể hiện thành công một quan niệm đã trưor thành chân: Nghệ thuật phảibắt nguồn từ mạch ngầm đời sống, văn chương nghệ thuật phải phản ánhchân thực hiện thực(đây không chỉ là hiện thực bên ngoài mà là hiện thực đachiều của cuộc sống, kể cả mảng hiện thực trừu tượng là hiện thực tâm hồn.Văn học nghệ thuật phải quan tâm đến vấn đề cốt lõi: số phận con người, cáiđẹp không tách rời với chân thật

- Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời lại ởrất gần Và phải chăng qua tình huống phát hiện của nhân vật Phùng,Nguyễn Minh Châu bày tỏ quan niệm: Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đờibởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời Trước khi làmột người nghệ sĩ rung động trước cái đẹp thì hãy là một người biết yêu,ghét, vui, buồn trươc mọi lẽ đời thường, biết hành động để có một cuộc sốngxứng đáng với con người

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn trăn trở trên từng trang viết về chứcnăng của văn học và thiên chức của người nghệ sĩ như ông đã từng tâm sự:

“Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản mà nhà văn cầnphấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử

3 Nghệ thuật thể hiện:

- Tình huống truyện độc đáo

- Giọng điệu trần thuật đa dạng:

+ Khách quan ngạc nhiên khi tả cảnh đời, cảnh biển

+ Lo âu khi tái hiện lời thoại của người đàn bà

+ Xót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông ngượcđãi vợ con

+ Day dứt khắc khoải khi thấy người đàn bà chưa tìm được lối thoát

Trang 18

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật (Phùng, người phụ nữ hàng chài,

Phác, Đẩu )

- Lựa chọn các chi tiết đặc sắc (bãi xe tăng cũ, vái lạy thằng Phác &Đẩu, chiếc thuyền xuất hiện.)

- Lời văn giản dị, giọng văn nhỏ nhẹ mà thấm thía ý nghĩa triết lí tự

nó toát ra từ đời sống, từ trải nghiệm

V KẾT LUẬN

1 Nội dung:

Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu không chỉ xót xa thươngcảm người phụ nữ bất hạnh mà còn lên án sự tàn nhẫn, thô bạo của ngườichồng trong gia đình Đồng thời báo động tình trạng bạo lực trong gia đìnhđang làm khô héo, rạn vỡ tâm hồn con người Ca ngợi tình mẫu tử, trântrọng khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em

=> Giá trị nhân đạo sâu sắc

2 Nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo

Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài

Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước

Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật vàđời sống

VI ĐỀ TÀI

VII TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trang 19

Chiếc thuyền ngoài xa - vùng tối tâm hồn hay

bi kịch "bất khả tri" của nghệ thuật

“ Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời ba năm trước thời điểm 1986 - mốc

mà bất cứ một nhà văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa nào cũng phải nhớ, như lànăm khai sinh và tái sinh con đường nghệ thuật của mình, ít nhất là về tư thếcầm bút, họ được tự do

Nguyễn Minh Châu được coi là vị khai quốc công thần của triều đạivăn học đổi mới Bắt đầu từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốchành, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu tăng dần độ rung chấn vào cơ địa vănđàn đương thời, dự báo một cuộc bung trào nhung nham đổi mới triệt để củavăn học nghệ thuật những năm sau đó Cuộc bung trào nhung nham này như

là một nhu cầu nội sinh, xuất phát từ chính bản thân văn học, mặt khác, từchính những biến đổi lớn lao của đời sống xã hội Nhà văn bắt buộc phảikiểm soát những nhu cầu ấy, rời xa nó tức là chuốc lấy cho mình con đườnghẹp, mọi sáng tác chỉ như một phế liệu của nghệ thuật mà thôi

Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ nhu cầu của mình và nhu cầu củavăn học Ông từ giã chính ông, truy đuổi những cách khám nghiệm đời sốngdưới góc nhìn và phương tiện mới Trong Bức tranh và Người đàn bà trênchuyến tàu tốc hành, ít nhất, sự truy đuổi ấy đã đặt Nguyễn Minh Châu trướcmột thử thách triết học: sự tự nhận thức Nhận thức không chỉ diễn ra dướicông năng của tư duy lí trí, mà dường như còn phải diễn ra bằng nhưngluồng xung của tiềm thức, của vùng sâu vùng sáng và vùng tối trong tâmhồn Cơ mà, cũng phải thấy, đôi khi ông bất lực để lí giải, lí giải cho nhânvật và lí giải cho hiện thực Nhân vật của ông vượt qua những giăng bẫyhiện thực mà ông chân thật dựng nên, rơi vào trạng thái “bất khả tri” Sự tựnhận thức trở nên đau đớn, trở thành một vết thương sẵn sàng thức tỉnh Ainào biết được khuôn mặt trong bức tranh kia là khuôn mặt gì của thời đại,của thế hệ, của từng cá nhân; ai biết được người đàn bà tên Quì ấy mắc mộtchứng bệnh cá nhân hay của thế hệ, của thời đại…? Không dễ dàng đưa rakết luận, cũng như các nhân vật kia, không dễ dàng dập tắt ngọn lửa tự nhậnthức trong mình, dập tắt đồng nghĩa với thiêu rụi sự sống

“Chiếc thuyền ngoài xa” nằm trong mạch sáng tác đòi hỏi cả độc giả

và nhà văn phải nhận thức lại hiện thực Hiện thực bây giờ không đơn giản

là một vết xước rớm máu trên cánh tay trắng đẹp của cô gái thanh niên xungphong kia mà có lẽ, phải là vết xước trong tâm hồn Ở đó, mỗi cá nhân làmột chỉnh thể, một sở hữu của vết xước, bảo toàn và chưng cất nó khiến sựnhận thức mãi mãi không đưa ra một hệ số bằng lòng.Câu chuyện bắt đầu từ việc Phùng, phóng viên ảnh, đi “săn” một tấm hìnhchụp cảnh bình minh trên biển Tấm hình kia phải là một tác phẩm nghệ

Trang 20

thuật, dĩ nhiên, như anh nhận thức, cần tránh lặp lại, nhàm chán và quenthuộc Phùng rời Hà Nội gần sáu trăm cây số, “phục” ở một bờ biển, nơi vẫncòn lưu dấu cuộc chiến tranh: đó là bãi chiến trường Tâm thế Phùng là sẵnsàng chờ đợi, anh quen được Phác, một cậu bé thông minh ở vùng biển đó.Sau gần tuần lễ, anh chụp được khá nhiều tấm hình cảnh ngư dân đánh mẻlưới cuối cùng lúc bình minh lên Nhưng tấm hình để đời, kiệt tác mà anhhằng mong muốn thì chưa có Nghệ thuật nhiếp ảnh, qua cách hành xử củaPhùng, ít nhiều là thứ quà tặng của thiên nhiên.

Và rồi thì anh cũng có một cảnh trời cho: “trước mặt tôi là một bứctranh mực tàu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòenhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánhmặt trời chiếu vào… Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hàihòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôitrở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” Những cảm xúcnghệ thuật mà Phùng đón nhận trước vẻ đẹp thiên nhiên quả làm cho ta cảmđộng Nó là niềm hạnh phúc, nỗi sung sướng của kẻ luôn sẵn ý thức và tráchnhiệm với con đẻ tinh thần mà mình hằng tâm nuôi dưỡng Phùng rơi vàotrạng thái “lên đồng”, một trạng thái cần có trước lúc sinh thành những cảmxúc sáng tạo: “trong giây phút bối rối ấy, tôi tưởng chính mình vừa khámphá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngầncủa tâm hồn” Vào khoảnh khắc đó, Phùng hoàn toàn thành tâm với nghệthuật, nó vừa là cái toàn thiện, cái đạo đức, cái trong ngần, vừa là hạnhphúc…Anh được nó nâng đỡ, ban tặng đồng thời sáng tạo nó, cảm nhận nó

Và trong chốc lát anh “bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim”

“ Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” trong ống kính có lẽ làcái đẹp đạo đức của thiên nhiên Thiên nhiên, ngay cả khi dữ dội nhất, tànnhẫn nhất, người ta vẫn thu được khoảnh khắc rất đẹp: núi lửa, tia chớp,sóng thần, bão cát … Thiên nhiên là bản thể tự nó Cái gọi là “vẻ đẹp” kiachẳng qua là một chuỗi những thỏa thuận nằm ngoài nó, do con người tạonên

Nhưng câu chuyện đột nhiên chuyển sang một hướng khác, saukhoảnh khắc trời cho ấy, Phùng rơi vào một khoảnh khắc, một tình huống

“hiện thực cuộc sống” ban cho Chính từ lúc này, Phùng vấp phải một thách

đố khác, có lẽ còn nghiệt ngã hơn cả sự sáng tạo nghệ thuật – thách đố lígiải, nhận thức hiện thực

Trước cảnh tượng liền kề với khoảnh khắc nghệ thuật, Phùng kinhngạc đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn Thế rồichẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.Phùng lao tới nơi người đàn ông “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếcthuyền, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” đang

Trang 21

dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà “cao lớn với nhữngđường nét thô kệch”, “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiếnken két”… Nhưng Phùng đã bị cản lại bởi “bóng một đứa con nít”, đó làPhác, con trai của cặp vợ chồng kia Phác giật chiếc thắt lưng từ tay ngườiđàn ông, lão “dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát” Rồi lão lẳngbặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền Kết thúc cái cảnh tượng ấy,

“bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ”, chỉ còn Phùng, cậu béPhác và tiếng sóng ngoài khơi, tất cả chìm vào cõi im lặng…

Có lẽ, đó là một hiện thực “quái đản” Một hiện thực hiển nhiên mà khôngthể lí giải Người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của chồng Ngườichồng đánh đập vợ tàn nhẫn như một thói quen, vô cảm và bản năng Nhữngđứa con bất lực nhìn cảnh bạo lực diễn ra ở chính cha mẹ chúng Tất cả đều

im lặng, triền miên ở ngay nơi chiến tranh vừa đi qua Tất cả đều diễn rađằng sau cái vẻ đẹp đơn giản và toàn bích của thiên nhiên Một hiện thựcquái đản xâm lấn ngay sau phút giây hạnh phúc của người nghệ sĩ Một nỗiđau và dìm nén nỗi đau, một bình yên và phá hoại bình yên, một dư chấn vàmột khoảng lặng cứ đan cài nhau giữa muôn trùng tiếng sóng biển Và rồi,cũng như trong câu chuyện cổ quái đản, tất cả đều biến mất, tất cả cứ lặplại…

Lần thứ hai chứng kiến, Phùng trở thành người hùng, anh đánh quật

gã đàn ông vũ phu bằng cú đánh của người “không cho phép hắn đánh mộtngười đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào xó bãi xe tăng kín đáocho hắn đánh …” Phùng nhân danh một người lính- những người đã đổ máu

để giành lại bình yên cho đồng bào mình, chăng? Hay ở anh còn có mộtđộng cơ “đạo đức” của người nghệ sĩ - người biết thưởng thức và giữ gìn vẻđẹp toàn thiện chứ không phải là toàn ác, tha hóa?Phùng đã nhờ Đẩu, người bạn đồng ngũ nay là chánh án huyện phụ trách địabàn, can thiệp vào trường hợp gia đình vợ chồng thuyền chài này Những cúđánh của Phùng chỉ là phản ứng nhất thời, anh cần đến tiếng nói của mộtquan tòa Nhưng rút cuộc, cả Đẩu và Phùng chỉ như những đứa trẻ, đi hết bấtngờ rồi phẫn nộ rồi im lặng trước lời thú tội, kể lể của người đàn bà: “Đây làchị nói thành thực, chị cảm ơn các chú Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu

có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của cácngười làm ăn lam lũ, khó nhọc” Hóa ra, ở người đàn bà xấu xí và tội nghiệpnày là cả một hiện thực “bất khả tri” Bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạcủa chồng như chức phận mà mình có được, thỏa nguyện vì chức phận đó.Trong thâm tâm bà, những nỗi đau đớn mà mình gánh chịu xứng đáng nhưthế vì bởi bà… đẻ nhiều con quá Điều đó đồng nghĩa với cái đói, cái nghèokhổ còn bám riết lấy gia đình này Nhưng thực tế, cái đói, cái nghèo khổ đâuchỉ bởi bà đẻ nhiều, mà nó cũng là một thiên chức rất đàn bà thôi Trong lời

Trang 22

thú tội ngậm ngùi, chân thật và tê tái của bà, có những câu hỏi không dễ trảlời, những mâu thuẫn khó giải thích: để yêu thương và sống qua muôn nỗikhó khăn, cơ cực, đôi khi người ta phải chấp nhận sự tàn nhẫn, tha hóa, phiđạo đức.

Người chồng vốn dĩ hiền lành, nghĩa hiệp Sự khốn cùng, mong manhcủa đời sống chài lưới đã biến ông ta thành vũ phu Có phải là một Chí Phèo,một quĩ dữ bước ra từ cái làng chài hẻo lánh kia không? Tại sao, dưới xã hộimới này, nơi mà “giấc mơ đại tự sự” đã lan tỏa trong mọi không gian nhỏhẹp của đời sống, vẫn có những mảnh đời đau đớn, tha hóa kia?Hành động vũ phu hay là sự bế tắc, hay là sự giải thoát của những con ngườitội nghiệp? “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng nhưđàn ông thuyền khác uống rượu…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin đượcvới lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…” Rõ ràng, đây là một giải thoát trong bếtắc, một giải thoát đẫm nước mất và đau đớn

Cả Đẩu và Phùng đều thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thểnào hiểu được” Họ không thể hiểu tại sao hai con người nhỏ bé kia lại chấpnhận sống và yêu thương bằng kiểu lạ lùng như vậy Dù lời kể của ngườiđàn bà phần nào giúp họ nhận ra những ẩn ức thẳm sâu nhưng họ vẫn dừnglại trên bờ vực của sự nhận thức hiện thực Họ chưa thể nào dò thấu đáy sâucủa nỗi ẩn ức kia cũng như hiện thực đang diễn ra trước mặt họ.Tình huống mà Phùng không lường trước trong chuyến đi này có phải là tìnhhuống dựng của nhà văn? Nhà văn đặt nhân vật và độc giả vào một tìnhhuống phải nhận thức Nhưng nhân vật đã không lí giải được hiện thực,tiếng nói của quan tòa cũng trở nên lạc lõng Họ chấp nhận nó bằng nhữngthỏa thuận bên ngoài Cơn bão biển khơi lại nổi lên, biển động, gia đìnhthuyền chài này rất có thể lại phải nhịn ăn, đói rách Cái cảnh tượng thườngtình kia, sẽ lại xẩy ra “Con sói con” - cậu bé Phác, lại phải thủ một con daotrong mình để trấn áp người cha, trấn áp người đàn ông lầm lũi kia… Những

dự cảm buồn như vết xước trở đi trở lại trong tâm hồn Những tâm hồn đầyvùng tối

Phùng đã có một tấm hình để đời, được treo ở nhiều nơi, nhất là trongcác gia đình sành nghệ thuật Nhưng ám ảnh về cảnh tượng đằng sau bứcảnh thì không thể xóa mờ Đằng sau vẻ đẹp vĩnh hằng kia cũng là nỗi đauvĩnh viễn Nghệ thuật đã che giấu, khỏa lấp cái tha hóa, phi đạo đức? Haynghệ thuật “bất khả tri” trước hiện thực ? Cũng như chiếc thuyền ngoài xa,nghệ thuật chỉ có thể nắm bắt được cái bóng của nó, cái bóng của hiện thực

Vẻ ngoài của nghệ thuật, đôi khi như màn sương làm “mờ hóa” khả năng trinhận ở chúng ta Bất khả tri trở thành niềm day dứt của người nghệ sĩ Vớingười nghệ sĩ, thiên chức là ngưỡng vọng và sáng tạo một vẻ đẹp toàn thiệnnhưng sẽ là kẻ tội đồ nếu vẻ đẹp ấy làm che khuất và quên đi những bất hạnh

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w