MỤC LỤC
Giải mã hình tượng ản dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. Chính những biểu tượng có sức hàm nghĩa lớn đã đưa đến chiều sâu mới cho hành trình khám phá nội tâm con người, khám phát hiện thực cuộc sống tác phẩm: “ Những biểu tượng ấy mở rộng khả năng bao quát hiện thực của ông, giỳp ụng lớ giải được nhiều điều “vụ thường” nơi cừi nhõn gian đầy tục lụy, làm sáng tỏ những khoảnh khắc “bừng ngộ” của nhận thức àm lí trí tỉnh táo không lí giải được”(Dương Thị Thanh Hiên).
Bằng biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thành công một quan niệm đã trưor thành chân: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ mạch ngầm đời sống, văn chương nghệ thuật phải phản ánh chân thực hiện thực(đây không chỉ là hiện thực bên ngoài mà là hiện thực đa chiều của cuộc sống, kể cả mảng hiện thực trừu tượng là hiện thực tâm hồn. Và phải chăng qua tình huống phát hiện của nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu bày tỏ quan niệm: Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một người nghệ sĩ rung động trước cái đẹp thì hãy là một người biết yêu, ghét, vui, buồn trươc mọi lẽ đời thường, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Văn học nghệ thuật phải quan tõm đến vấn đề cốt lừi: số phận con người, cỏi đẹp không tách rời với chân thật. “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. - Lời văn giản dị, giọng văn nhỏ nhẹ mà thấm thía ý nghĩa triết lí tự nó toát ra từ đời sống, từ trải nghiệm.
- Lựa chọn các chi tiết đặc sắc (bãi xe tăng cũ, vái lạy thằng Phác &. Đẩu, chiếc thuyền xuất hiện.).
Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào… Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Phùng rơi vào trạng thái “lên đồng”, một trạng thái cần có trước lúc sinh thành những cảm xúc sáng tạo: “trong giây phút bối rối ấy, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Biểu tượng từ việc đặt tên nhân vật (Phùng - gặp gỡ, chứng kiến, ngụ ý người quan sát; Đẩu - vị phán quyết; Phác - sự thuần hậu, ngụ ý một phẩm chất của nghệ thuật; đứa con gái của vợ chồng thuyền chài – nàng tiên cá, ngụ ý vẻ đẹp bí ẩn mà cuộc sống ban tặng ) đến biểu tượng trung tâm: chiếc thuyền ngoài xa.
Nhìn ở phương diện văn học ta mới thấy những truyện như Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một sự báo hiệu công cuộc đổi mới trong văn học, từ đề tài, nhân vật cho đến cách viết … Chính vì thế mà nhà văn được đánh giá rất cao, “là người cảm nhận ra sớm nhất, sâu xa nhất, tận máu thịt tâm tưởng mình cái yêu cầu bức bách sống còn của cuộc trở dạ nọ, mà ngày nay chúng ta gọi là công cuộc đổi mới” (2), “là một hiện tượng văn học mới” (3)… Phải đặt Chiếc thuyền ngoài xa vào bối cảnh những năm trước đổi mới chỳng ta mới thấy rừ vị trớ tiờn phong của nhà văn trong việc đổi mới văn học nước nhà. Phải đến lần thứ tư Phùng mới quyết định bấm máy để thu vào ống kính “… vài ba chiếc mũi thuyền và một cảnh đan chéo của những tấm lưới đọng đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hoà tấu ánh sáng và bóng tối, tượng tưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực rỡ đến mức chói mắt, trong khoảng sáng đó sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời”. Chưa hết, tiếp theo là cảnh hành hung đánh đập, phi nhân tính rùng rợn: “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay gắt, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa… chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két …”.
Bởi vì, như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta mới thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ “ … đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…”. Chủ thể trần thuật là ngôi thứ nhất, người kể chuyện đồng nhất với nhân vật đã thống nhất cả hai điểm nhìn, của nhân vật vốn bị chia cắt vào từng cảnh, của người kể vốn luôn xuyên suốt các sự kiện trên một trục thời gian đã tạo nên sự nhất quán của lời văn trần thuật trong cấu trúc văn bản, vừa đi sâu, cụ thể vào các sự kiện vừa quy chiếu một cách toàn diện, hệ thống cốt truyện.
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đi tìm những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống, ngỡ như anh đã phát hiện ra một khung cảnh thật đáng yêu đáng ca tụng, hướng người xem về cái đẹp có thể làm quên đi những phiền não cuộc sống: “Qua khuôn hình ánh sáng, tôi đã hình dung thấy trước những tấm ảnh nghệ thuật của tôi sẽ là vài ba chiếc mũi thuyền và một cảnh đan chéo của những tấm lưới đọng đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hòa tấu ánh sáng và bóng tối, tượng trưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực rỡ đến mức chói mắt, trong khoảng sáng đó sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời.”. Hành trình của gia đình kỳ lạ kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: đứa con yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm tìm dịp trả thù, những trận đòn tàn khốc có thể làm cho người đàn bà kia gục ngã bất cứ lúc nào…Thế nhưng trong cuộc sống nghèo khổ, chật vật và ngày ngày phải nuôi đủ cho mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hy sinh vô bờ bến.Tình yêu chồng con được nhìn nhận từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Bức thông điệp trong tác phẩm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là nhận thức thấm thía : “cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.”(Lê Ngọc Chương- Chiếc thuyền ngoài xa, một ẩn dụ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu).