1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thặng dư thương mại trung quốc

56 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 435,15 KB

Nội dung

Ông ấy lưu ý rằng sự tănggiá của đông yuan sẽ chỉ ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ của giá trị gia tăng TQ trong thương mại gia công, trong khi sự tăng giá chung của tiền tệ toàn

Trang 1

MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

“THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC”

Giảng viên: ĐINH THỊ THU HỒNG

Trang 2

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách giáo trình môn tài chính quốc tế 2011(chủ biên: Trần Ngọc Thơ-Nguyễn Ngọc

của Trung Quốc với các nước khác 12&36

Bảng A của Table 2 báo cáo kết quả từ việc kiểm định đơn vị

trên dữ liệu dạng mảng 17&39

Bảng 3 trình bày các kết quả của quá trình “nhập khẩu cho gia công” 20&42 Bảng 4: các kết quả của quá trình “xuất khẩu qua chế biến” 21&43 Bảng 5: “nhập khẩu cho gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY

như một biến độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp 22&44

Bảng 6: “xuất khẩu qua gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY

như một biến độc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp 22&45

Trang 3

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ĐÃ SỬ DỤNG

Trang Hình 1: Thặng dư thương mại của Trung Quốc tính đến năm 2008 11&34

Hình 2: Thặng dư thương mại Trung quốc theo lĩnh vực ngành 12&35 Hình 3: Tiết kiệm và Đầu tư của Trung Quốc theo % GDP (1990–2007) 25&47

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CNY, NDT Đồng Nhân dân tệ

Trang 4

A. BÀI DỊCHChuỗi bài Nghiên cứu không chính thức của ADBI

Làm thế nào mà một định giá cao đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến thặng dư củaCộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong thương mại ? Sự gia tăng giá trị của các đồngtiền châu Á ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại của Trung Quốc?

Trang 5

Willem Thorbecke là một thành viên nghiên cứu cao cấp tại ADBI Ông gửi lờicảm ơn đến Ginalyn Komoto vì sự hỗ trợ nghiên cứu xuất sắc của GK.

Những quan điểm thể hiện trong bài báo này là những quan điểm của các tác giả

và không nhất thiết phải phản ánh những quan điểm hay những chính sách của ADBI,Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ban Giám đốc của ADB, hoặc các chính phủ

mà họ đại diện ADBI không đảm bảo tính chính xác của những dữ liệu bao gồmtrong bài báo này và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả của việc sử dụng tàiliệu này Thuật ngữ sử dụng có thể không nhất thiết phải phù hợp với các điều khoảnchính thức của ADB

Chuỗi bài Nghiên cứu không chính thức của ADBI này là một tiếp nối của chuỗibài trước đây có tên là Chuỗi bài Thảo Luận; số của các tờ báo liên tục không giánđoạn hoặc thay đổi Những bài báo Nghiên cứu không chính thức của ADBI phản ánhnhững ý tưởng ban đầu về một chủ đề và được đăng trực tuyến để thảo luận ADBIkhuyến khích độc giả gửi ý kiến của mình trên trang chính cho mỗi bài Nghiên cứukhông chính thức (được đưa ra trong trích dẫn ở dưới) Một số bài báo Nghiên cứukhông chính thức có thể phát triển thành các hình thức xuất bản khác

Trích dẫn:

Thorbecke, W 2010 Làm thế nào mà một định giá cao đồng nhân dân tệ ảnhhưởng đến thặng dư của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong thương mại ? Sựgia tăng giá trị của các đồng tiền châu Á ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương

mại của Trung Quốc? Báo Nghiên cứu không chính thức của ADBI 219 Tokyo: Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á Có tại địa chỉ: Http://www.adbi.org/working- paper/2010/06/18/3913.yuan.affect prc.surplus.trade /

Trang 6

1. Giới thiệu

Cộng hòa nhân dân trung hoa thường neo tỷ giá theo đồng dola Mỹ TQ tích trữhơn 2.4 nghìn tỷ đô trong dự trữ ngoại tệ Ngân hàng nhân dân trung hoa đã ngănchặn triệt để mọi sự can thiệp và kiềm chế gia tăng lạm phát Tuy nhiên, quá trình này

đã khiến cho các NHTM dự trữ hối phiếu ngân hàng nhiều hơn, làm ảnh hưởng tớiphân bổ tín dụng Điều này cũng ngày càng tạo ra sự phân bổ không hiệu quả cácnguồn lực bởi vì lãi suất/ tỷ suất sinh lời của cá nhân và xã hội trong đầu tư nội địa thìcao hơn so với đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ Chính vì thế, nhiều người dân mongmuốn có một hệ thống tỷ giá linh hoạt hơn từ chính phủ

Vậy thì, nếu hệ thống tỷ giá được tạo ra như trên thì sự biến động của nó sẽ ảnhhưởng ntn đến thặng dư thương mại TQ so với các nước còn lại? Lý thuyết marsall-lerner cho rằng, nếu lúc đầu, cán cân thương mại được cân bằng, tỷ giá lên sẽ làmgiảm(thâm hụt) cán cân thương mại vì tổng co dãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớnhơn 1 Trong trường hợp của TQ, ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên cán cân thươngmại thậm chí còn phức tạp hơn nhiều vì thặng dư TM của TQ kể từ 2008 gần như tậptrung toàn bộ vào thương mại gia công Hàng xuất khẩu đã chế biến là những thànhphẩm cuối cùng được sản xuất từ những nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu Bởi vìphần lớn giá trị gia tăng của hàng hóa đã chế biến tạo ra từ nhiều nước khác nhau nênảnh hưởng của sự thay đổi đông yuan lên khối lượng thương mại gia công có thể giảmđi

Yoshitomi 2007 đưa ra số liệu như sau: nguyên vật liệu, linh kiện cho thương mạichế biến Trung Quốc phần lớn nhập từ các nước Đông Á Ông ấy lưu ý rằng sự tănggiá của đông yuan sẽ chỉ ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ của giá trị gia tăng

TQ trong thương mại gia công, trong khi sự tăng giá chung của tiền tệ toàn châu Á sẽảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ cho toàn sản lượng hàng hóa gia công Tómlại, một sự tăng giá tiền tệ tổng quát sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn vào xuất khẩu hàngchế biến TQ

Trang 7

Thorbecke và Smith đã xây dựng biến số tỷ giá phức hợp đơn để đo lường sự thayđổi tương đối trong chi phí tính bằng ngoại tệ, không chỉ tính giá trị tăng thêm mà còntính cả toàn bộ sản lượng hàng xuất khẩu chế biến của TQ Sử dụng phương pháp ướclượng bình phương nhỏ nhất và số liệu bảng hằng năm được thiết lập trong giai đoạn

1992 -2005, họ báo cáo rằng nếu tiền tệ tăng giá 10% trong cả khu vực sẽ làm giảm10% giá trị xuất khẩu hàng chế biến

Ahmed 2009 sử dụng mô hình độ trễ phân bố tự hồi quy và số liệu hàng quý tronggiai đoạn 1996Q1 – 2009Q2 và tỷ giá đồng yuan thay đổi tương đối so với các nướcĐông Á và so với các nước khác Ahmed báo cáo rằng nếu đồng nhân dân tệ tăng giá10% tương đối so với các nước không phải trong khu vực Đông Á sẽ làm giảm 17%giá trị xuất khẩu chế biến và nếu so với các nước Đông Á sẽ giảm 15% XK chế biếnTài liệu này bổ sung các tài liệu trước ở 2 khía cạnh Thứ nhất, nó điều tra nhân tốảnh hưởng đến nhập khẩu cho thương mại gia công và chế biến Chúng ta có thể xemxét mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ntn không chỉ đối với xuất khẩu chế biến

mà còn cả với thặng dư TM tới gần 300 tỷ $ của TQ trong TM gia công Thứ hai, nó

mở rộng dữ liệu do Thorbecke and Smith thiết lập đến giai đoạn 2006-2008 Thời kỳnày rất quan trọng bởi vì cả đồng yuan và TM gia công của TQ trải qua nhiều biếnđộng lớn trong suốt 3 năm

Kết quả cho thấy rằng một sự tăng giá tiền tệ trong chuỗi quốc gia cung ứng khuvực Đông Á sẽ làm giảm thặng dư TM gia công của TQ Chúng ta không có nhiềuchứng cứ rõ ràng liên quan đến việc liệu đồng yuan tăng giá mà không dẫn đến sựtăng giá của các đồng khác của châu Á thì có gây ra sự tác động này k?

Phần tiếp theo mô tả sự phân tích của TM gia công TQ Phần thứ 3 trình bày dữliệu và phương pháp luận Phần 4 bao gồm kết quả và phần 5 bàn về hệ quả của kếtquả này Phần 6 là phần kết luận

Trang 8

2. Thương mại gia công của Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc được phân thành hai loại là thương mại gia công

và xuất nhập khẩu thuần túy

Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng nhập khẩu vào Trung Quốc để chế biến, sau

đó tái xuất khẩu và hàng xuất khẩu gia công cũng bắt nguồn từ cách thức tương tự.Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu, các đầu vào nhập khẩu vàcác thành phẩm sử dụng đầu vào này đều không được bán vào thị trường nội địa củaTrung Quốc

Ngược lại, hàng nhập khẩu thuần túy là hàng hóa không được miễn thuế nhậpkhẩu, hàng xuất khẩu thuần túy là hàng hóa được sản xuất chủ yếu dựa vào nhữngnguyên liệu nội địa Theo thống kê của Feenstra và Wei (2009) thì có 84% số hàngxuất khẩu gia công của Trung Quốc được các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nướcngoài sản xuất

Hình 1 cho thấy hầu hết thặng dư thương mại của Trung Quốc tính đến năm 2008phần lớn đều xuất phát từ mậu dịch gia công Trung Quốc chia mậu dịch gia công ralàm hai loại: mậu dịch gia công lắp ráp và mậu dịch gia công với nguyên vật liệu nhậpkhẩu Theo Gaulie, Lemoine và Unal-Kesenci (2005), loại thứ nhất là những nhà xuấtkhẩu của Trung Quốc sẽ nhập khẩu các bán thành phẩm từ nước ngoài, và sử dụngchính các bán thành phẩm đó để tạo ra sản phẩm và tái xuất khẩu Loại thứ hai nóiđến những nhà xuất khẩu Trung Quốc nhập đầu vào từ các công ty khác để làmnguyên liệu đầu vào sản xuất ra hàng hóa tái xuất khẩu

Theo số liệu thống kê, thặng dư trong khoảng năm 2007-2009 của loại thứ nhấttrung bình là 20 tỷ đô la Mỹ, loại thứ hai là 250 tỷ đô la Mỹ Điều này đã ngụ ý nóilên rằng trong khi mức độ nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫnduy trì ở mức ổn định thì giao dịch của các doanh nghiệp này với các hãng khác trongnước ở Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng kể

Trang 9

Qua biểu đồ 2 cho thấy, các mặt hàng máy móc, thiết bị điện (HS 84-85) đang ngày càngtăng và trở nên quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngược lại, hàng dệt may (HS41-43, 50-63) càng ngày càng giảm vai trò quan trọng Như vậy, mậu dịch gia công phầnlớn liên quan đến việc nhập khẩu những bộ phận và thành phần phức tạp-được sử dụng

để sản xuất các mặt hàng như máy vi tính, thiết bị viễn thông và những hàng hóa côngnghệ cao khác

Trang 11

Bảng 1 so sánh mậu dịch gia công từ năm 2006-2008 của Trung Quốc với cácnước khác Hai phần ba giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản và hiệp hộithương mại các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) và các quốc gia côngnghiệp mới nổi, trong khi chỉ 5% đến từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu.

Mặt khác, mỗi một nước các nước Đông Á, Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong và TrungQuốc nhận khoảng 20% giá trị xuất khẩu đến Hong Kong và Trung Quốc

Như vậy, cán cân thương mại gia công của Trung Quốc đã thâm hụt 100 tỷ USD

so với các nước Đông Á, 100 tỷ USD với các nước Châu Âu và 130 tỷ USD với Mỹ

và Hong Kong

3. Phương pháp và dữ liệu

3.1 Xác định hàm xuất khẩu và hàm nhập khẩu:

• Theo mô hình thay thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985), các hàm xuấtkhẩu và nhập khẩu được thể hiện lần lượt như sau:

ex t = α 10 + α 11 rer t + α 12 y t *+ ε 1t (1)

im t = α 20 + α 21 rer t + α 22 y t + ε 2t (2)

Trong đó: ex t : xuất khẩu thực

rer t : tỷ giá hối đoái thực

y t * : thu nhập thực nước ngoài

im t : nhập khẩu thực

y t : thu nhập thực nội địa

và tất cả các biến có giá trị dương trong logarit tự nhiên

• Trong trường hợp mậu dịch gia công của Trung Quốc, cần thay đổi các phương trìnhnày Sau đây cần quan tâm đến một số yếu tố khác ảnh hưởng tới nhập khẩu cho giacông và xuất khẩu qua gia công

• Đối với nhập khẩu cho gia công, Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) nhận thấy, vì bán thànhphẩm không được sản xuất trong nước nên tính co giãn theo giá là nhỏ, do vậy ít cósản phẩm tiềm năng có thể thay thế hàng nhập khẩu Tuy nhiên, lượng thặng dư lớn

Trang 12

trong mậu dịch gia công xuất hiện từ năm 2005 đã cho thấy rằng các hãng có thể khaithác thêm bán thành phẩm tại Trung Quốc Như vậy, nhu cầu nhập khẩu cho gia côngtrong những năm gần đây lẽ ra đã có thể co giãn hơn về giá.

• Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng chỉ ra rằng nhập khẩu cho gia công phải khác biệttương ứng với xuất khẩu qua gia công Như vậy, việc hàng nhập khẩu cho gia công đổvào Trung Quốc khớp với nhu cầu tăng lên của hàng xuất qua gia công của các khuvực còn lại trên thế giới Hàng hóa xuất khẩu qua gia công được xem như biến số đểgiải thích cho hàng hóa nhập khẩu dành cho mục đích gia công Do hàng nhập khẩucho gia công không dùng cho thị trường nội địa mà chỉ để lắp ráp vào hàng xuất khẩuqua gia công, bản thuyết minh dưới đây bao gồm các hàng xuất khẩu qua gia côngnhưng không có thu nhập của Trung Quốc

• Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các tập đoàn đa quốc gia (MNCs)cũng đóng vai trò quan trọng trong mậu dịch gia công (xem của Gaulier, Lemoine vàUnal-Kesenci 2005) Như đã nói ở trên, 84% các hàng xuất khẩu qua gia công củaTrung Quốc năm 2006 được sản xuất bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(Feenstra & Wei 2009) Như vậy, FDI như là một biến lượng Theo như Marquez &Schindler (2007) ghi chú, FDI có thể là tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vàoviệc liệu đầu tư tạo nên ảnh hưởng thay thế hay bổ sung

• Theo các tác giả đã nói trước (Garcia-Herrero& Koivu (2007), Tổ chức thương mạithế giới (WTO), biến số giả đóng vai trò bổ trợ Việc Trung Quốc gia nhập WTO cóthể giúp các công ty nước ngoài thêm tin tưởng hơn, mạnh dạn hơn trong việc tạodựng mối quan hệ lâu dài với các hãng kinh doanh của Trung Quốc Garcia-Herrero&Koivu (2007) đã thừa nhận rằng Việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào đầunăm 2000 đã có tác động tới mậu dịch của nước này

• Đối với hàng hóa xuất khẩu qua gia công, phần lớn giá trị gia tăng xuất phát từ đầuvào được nhập khẩu, đặc biệt là đầu vào từ các nước Đông Á Như vậy, chi phí hàngxuất khẩu qua gia công chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá tiền tệ của các nước cung ứnghơn là việc tăng giá đồng nhân dân tệ một cách đơn phương Việc tăng giá nội tệ đơnphương này chỉ làm thay đổi chi phí giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu qua gia côngcủa Trung Quốc với ngoại tệ tương ứng Tỷ giá hối đoái tích hợp được gộp từ những

Trang 13

biến đổi tỷ giá hối đoái trong các quốc gia cung ứng tính theo giá trị gia tăng của cácnước đó.

3.2 Xây dựng tỷ giá hối đoái tích hợp

Theo Tong và Zheng (2008), giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công có thể được

đo bằng sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu gia công (VPE t) và trị giá nhập

khẩu cho gia công từ tất cả các quốc gia cung ứng (∑ i VIP i,t ):

VA Chin,t = (VPE t - ∑ i VIP i,t ) / VPE t = 1- ∑ i VIP i,t / VPE t (3) Trong đó, VA Chin,t bằng giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công Dữ liệu thườngniên về tổng giá trị hàng xuất khẩu qua gia công và tổng trị giá hàng nhập khẩu chogia công được dùng để tính giá trị gia tăng ở Trung Quốc

Nhằm tính giá trị gia tăng ở các nước cung ứng, tài liệu này tập trung vào 9 nhàcung ứng hàng đầu về hàng nhập khẩu cho Trung Quốc gia công, đó là Đức, Nhật,

Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ Trọng số (W i,t) đượctính thông qua việc chia giá trị hàng nhập khẩu của từng quốc gia cho tổng giá trị

nhập khẩu từ cả 9 quốc gia trên Trọng số này dùng để tính tỷ giá hối đoái điều chỉnh (wrer j,t) giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia j mua hàng xuất khẩu qua gia công từTrung Quốc bằng cách tìm ra tỷ trọng hàng nội địa và tỷ giá hối đoái thực giữa cácquốc gia cung cấp hàng cho gia công và quốc gia j:

wrer j,t = ∑ i W i,t * rer i,j,t (4) Trong đó, w i,t : tỷ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ quốc gia i

rer i,j,t : tỷ giá hối đoái thực giữa quốc gia cung ứng i và j là quốc giá mua

hàng xuất khẩu qua gia công

Sau đó Tỷ giá hối đoái diều chỉnh (wrer j,t ) được kết hợp với tỷ giá hối đoái giữa Trung Quốc và nước mua hàng (rer chin,j,t ) để tính tỷ giá hối đoái tích hợp đơn; để biết

những tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đối với toàn bộ chi phí xuất khẩuhàng qua gia công tới nước j:

Trang 14

irer j,t = VA chin,t * rer chin,j,t + (1-VA chin,t ) * wrer j,t (5)

Để tính irer theo cách này, cần phải tính tỷ giá hối đoái, sử dụng cùng một đơn vị

tính toán Có thể dùng tỷ giá hối đoái thực cơ bản do Trung tâm nghiên cứu triển vọng

và thông tin quốc tế (CEPII) thiết lập để tính tỷ giá hối đoái đó

Tỷ giá hối đoái thực CEPII giữa các nước i và j được tính bằng cách: trước tiên tachia GDP tính theo USD cho GDP ngang giá sức mua của nước i, tìm kết quả tương

tự với nước j Sau đó, lấy kết quả của nước i chia cho kết quả của mước j Kết quả này

đo lường số đơn vị hàng hoá ở nước j cần để mua 1 đơn vị hàng hoá ở nước j Biệnpháp này có thể so sánh giữa các quốc gia và qua từng thời đểm Do đặc điểm là cóthể so sánh giữa quốc gia, biện pháp này có thể được dùng trong phương trình (2) để

tính Trị giá của wrer và irer càng cao, tỷ giá hối đoái giữa Trung Quốc và các nước

cung ứng càng lớn

Các biến số độc lập khác là tổng lượng vốn của Trung Quốc trong sản xuất, vốnFDI, và biến số giả WTO Cheung, Chinn và Fuj (2010) đã phát hiện ra rằng nguồnvốn của Trung quốc cũng giúp giải thích cho xuất khẩu của Trung Quốc Như đã nóiphía trên, nguồn vốn FDI và việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng có thể giúp giảithích cho tăng trưởng mậu dịch gia công Trung Quốc

Các biến phụ thuộc là nhập khẩu cho gia công và tái xuất khẩu hàng đã qua giacông Các số liệu này được lấy từ kho dữ liệu của hải quan Trung Quốc TheoCheung, Chinn và Fuj (2010) chỉ số giá trị đơn vị tái xuất khẩu từ Hong Kong sangTrung Quốc dùng đề bình giảm số xuất khẩu của Trung Quốc và chỉ số giá trị đơn vịđược dùng để bình giảm mặt nhập khẩu của Trung Quốc

3.3 Mô hình thống kê kinh tế

Bảng A (Table 2) báo cáo kết quả từ việc kiểm định đơn vị trên dữ liệu dạng mảng.

- Cột 1 (1) thể hiện: Thống kê Im, Peseran và Shin

- Cột 2 (2) thể hiện: Phân tích Chi bình phương theo tiệm cận phân phối tự do của Fisher (ADF)

- Cột 3 (3) thể hiện: Phân tích Chi bình phương của Phillips-Perron Fisher

- Cột 4 (4) thể hiện: Thống kê t của Levin, Lin, and Chu t-statistic

Trang 15

- Cột 5 (5) thể hiện: Phân tích hiệp phương sai đồng nhất Z

Đối với 4 kiểm nghiệm ban đầu, giả thiết là biến có nghiệm đơn vị, trong khi kiểmnghiệm thứ 5 thì duy trì giả thiết là một biến cố định Trong hầu hết các trường hợp, kếtquả cho thấy hàng loạt kết quả có nghiệm đơn vị Bảng kiểm định đơn vị trên số liệudạng mảng không được thực hiện đối với các số liệu mà không có mẫu tiêu biểu (ví

dụ, tổng lượng vốn của Trung Quốc, dòng vốn FDI và thu nhập của Trung Quốc)

Table 2: Unit Root and Cointegration Tests

Panel A Unit Root Tests

Imports for Processing 58.87 0.04 56.1 -5.70** 13.22**Integrated Exchange Rate 18.66 4.62 15.89 4.15 10.00**Rest of World Income 54.69 3.29 28.26 -4.73** 12.45**(1) PP test – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)

(2) Im, Pesaran, and Shin W-statistic (null hypothesis: unit root)

(3) ADF – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)

(4) Levin, Lin, and Chu t-statistic (null hypothesis: unit root)

(5) Hadiri Heteroscedastic Consistent Z-statistic (null hypothesis: stationarity)

Chú ý: lựa chọn độ trễ dựa vào tiêu chuẩn Schwartz Information

**Với mức ý nghĩa là 5%

Ô B của bảng 2 đưa ra kết quả của phương pháp thử nghiệm đồng liên kết thặng

dư của Kao Cả phương trình nhập khẩu và xuất khẩu chỉ ra rằng giả thuyết khôngkhông có đồng liên kết có thể bị gạt bỏ Phương pháp ước lượng bình phương tốithiểu thông thường (DOLS), một phương pháp tối ước lượng các mối liên hệ đồngliên kết, vì vậy được sử dụng

Panel B Kao Residual Cointegration Test

Trang 16

Export Equation Export Equation

• DOLS bao gồm hồi quy biến bên trái là hằng số, những biến bên phải, độ dẫn và độtrễ của những biến bên phải Hàm nhập khẩu có dạng:

Trong đó: im i.t : nhập khẩu cho gia công thực từ nước i đến Trung Quốc.

irer i,t : tỷ giá hối đoái chung

rgdp c,t: thu nhập thực của Trung Quốc

tex t : tổng xuất khẩu qua gia công thực ra thế giới

FDI t : vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

WTO : biến giả WTO

µ i : ảnh hưởng cố định của nước i

p : độ dẫn và độ trễ

im i,t , irer i,t , rgdp c,t , tex t và FDI t có giá trị dương trong lôgarit tự nhiên

im i,t và irer i,t : thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia

rgdp c,t , tex t và FDI t : thay đổi theo thời gian.

• Hàm xuất khẩu có dạng:

Trang 17

Trong đó: ex i,t : xuất khẩu qua gia công thực từ Trung quốc qua nước i.

irer i,t : tỷ giá hối đoái chung

rgdp i,t: thu nhập thực của nước nhập khẩu

K t : phần vốn sản xuất của Trung Quốc

FDI t : vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

WTO : biến giả WTO

µ i : ảnh hưởng cố định của nước i

p : độ dẫn và độ trễ

im i,t , irer i,t , rgdp i,t , K t và FDI t : có giá trị dương trong lôgarit tự nhiên

ex i,t , irer i,t và rgdp i,t: thay đổi theo thời gian và theo từng quốc gia

K t và FDI t : thay đổi theo thời gian.

Dữ liệu thường niên qua các năm từ 1992 tới 2008 tiếp tục được sử dụng Trongước tính DOLS có sử dụng độ dẫn và độ trễ

Trang 18

4. Kết quả

• Các tư liệu ở bảng 3 trình bày các kết quả của quá trình “nhập khẩu cho gia công”.Các hệ số về tỷ giá là đặc điểm kỹ thuật có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, chỉ

ra rằng một sự đánh giá của tỷ giá tích hợp để chế biến sẽ tăng “nhập khẩu cho gia

công” Các hệ số cho thấy rằng nếu nâng giá trị irer lên 10% sẽ làm tăng giá trị “nhập

khẩu cho gia công” trong khoảng từ 3,9% đến 4,1% Mặc dù không được báo cáotrong bảng 3, hệ số này vẫn hầu như không thay đổi nếu bao gồm thêm một yếu tố kỳhạn xu hướng

Trong các đặc điểm được ưu tiên trong cột (2) và (5), những điều này bao gồm quátrình xuất khẩu nhưng không bao gồm thu nhập của Trung Quốc, các hệ số về quátrình “xuất khẩu qua gia công” gần như bằng 1 Những kết quả này đã hỗ trợ cho giảthuyết của IMF (2005) rằng có một mối quan hệ xấp xỉ “một-đối-một” giữa quá trình

“xuất khẩu qua gia công” và “nhập khẩu cho gia công”

Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng thừa nhận rằng sự co giãn tỷ giá quá trình nhậpkhẩu phải được nhỏ vì có vài sản phẩm thay thế trong nước Tuy nhiên, các bằngchứng thảo luận trong mục 2 mà xác nhận giao dịch của FIEs tại Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa đang ngày càng tăng so với các công ty nội địa, cho thấy độ co giãn tỷ giá

có thể đã tăng lên trong những năm gần đây Việc trao đổi tỷ lệ co giãn đã được báocáo trong Bảng 3 chỉ có ý nghĩa khi dữ liệu 2005-2008 được bao gồm Công việc

Trang 19

trong tương lai cần điều tra xem liệu quá trình nhập khẩu có trở nên nhạy cảm hơnvới tỷ giá hối đoái thay đổi trong vài năm qua bởi vì người Trung Quốc đã phát triểnnhiều “sản phẩm thay thế trong nước” thay thế cho các bộ phận và thành phần nhậpkhẩu.

• Các dữ liệu ở bảng 4 trình bày các kết quả của quá trình “xuất khẩu qua chế biến”.Các hệ số về tỷ giá tích hợp được là số âm và có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng một sựtăng giá của đồng CNY và chuỗi các quốc gia cung ứng khác sẽ làm giảm lượng hàng

“xuất khẩu qua chế biến” Các hệ số cho thấy rằng đồng tiền trên toàn khu vực Đông

Á tăng giá 10% sẽ làm giảm sản lượng hàng “xuất khẩu qua gia công” trong khoảng

từ 7,8 đến 18,7% Mặc dù không được báo cáo trong bảng 4, hệ số này vẫn rất có ýnghĩa khi một yếu tố kỳ hạn được thêm vào

- Các hệ số về thu nhập của “các nước còn lại” có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê,cho biết sự gia tăng thu nhập của “các nước còn lại” sẽ làm tăng sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” Các giá trị hệ số tương đương khoảng 0,4 khi loại trừ vốn cổphần, và dao động trong khoảng 1,64 đến 3,08 khi tính đến yếu tố vốn cổ phần

- Các hệ số về vốn cổ phần cũng có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê Các giá trị hệ

số dao động trong khoảng 1,62 đến 2,39 Các giá trị này cho thấy một sự gia tăng 10%vốn cổ phần Trung Quốc sẽ tăng sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” trongkhoảng từ 16 đến 24% Những giá trị này gần với các báo cáo của Cheung, Chinn, vàFujji (2010)

Trang 20

• Bảng 5 thể hiện: “nhập khẩu cho gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY như một biếnđộc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp Các hệ số của tỷ giá có giá trị dương và

có ý nghĩa thống kê, cho thấy nếu đồng CNY tăng giá sẽ làm tăng sản lượng “nhậpkhẩu cho gia công” Các hệ số cho biết nếu đồng CNY tăng 10% thì sẽ làm tăng sảnlượng “nhập khẩu cho gia công” trong khoảng từ 3,6 đến 3,9

Trang 21

Bảng 6 thể hiện: “xuất khẩu qua gia công” sử dụng tỷ giá đồng CNY như một biếnđộc lập thay vì dùng tỷ giá hối đoái tích hợp Kết quả này cho thấy nếu đồng CNYtăng giá sẽ làm giảm sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” Trị tuyệt đối hệ sốcủa tỷ giá đồng CNY nhỏ hơn trị tuyệt đối hệ số của tỷ giá hối đoái tích hợp Hệ sốcủa đồng CNY có giá trị trung bình là -0.77, so với hệ số tỷ giá hối đoái tích hợptrung bình là -1.16 trên bảng số 4 Kết quả này cho thấy rằng sự tăng giá tiền tệ toàn

Châu Á sẽ có ảnh hưởng mạnh lên sản lượng hàng hóa “xuất khẩu qua gia công” hơn

sự tăng giá đơn lẻ của đồng nhân dân tệ

5. Thảo luận

• Nhiều nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã lưu ý rằng thặng dư thương mạicủa Trung Quốc hiện quá lớn và cần phải được cân bằng lại Thặng dư của TrungQuốc trong những năm gần đây tập trung chủ yếu trong thương mại gia công Làm thếnào sự tăng giá của các đồng tiền châu Á hoặc của riêng đồng nhân dân tệ sẽ ảnhhưởng đến cán cân gia công thương mại của Trung Quốc?

• Điều kiện Marshall-Lerner ngụ ý rằng nếu lượng xuất khẩu ban đầu tương đươnglượng nhập khẩu, sự tăng giá sẽ làm giảm cán cân thương mại nếu tổng (giá trị tuyệtđối) độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1 Nếu tài khoản vãnglai ban đầu không được cân bằng, thì chúng ta cần áp dụng một phiên bản tổng quátcủa điều kiện Marshall-Lerner (xem báo cáo của Appleyard và Field 2001) Điều kiệnnày nói rằng việc tăng giá nội tệ sẽ làm giảm thặng dư thương mại nếu như:

Trang 22

Z < α21 + Z α11 (8)Trong đó: Z là tỷ lệ lượng hàng xuất khẩu so với lượng hàng nhập khẩu, α21 là độ

co dãn giá của hàng nhập khẩu, và α11 là độ co giãn giá của hàng xuất khẩu

• Theo Cục Thống kê hải quan Trung Quốc, lượng hàng xuất khẩu đã qua gia công đãvượt quá lượng hàng nhập khẩu cho gia công trong 5 năm qua với tỷ lệ từ 1,73 tới 1.Theo đó, Z bằng 1,73 Hệ số α21 trong Bảng 3 trung bình bằng 0,41 Do đó, bấtphương trình (8) ngụ ý rằng khi tăng tỷ giá hối đoái tích hợp sẽ làm giảm thặng dưthương mại nếu giá trị tuyệt đối của độ co dãn xuất khẩu lớn hơn 0,76 Cả bốn trườnghợp trong Bảng 4 đều cho kết quả lớn hơn giá trị này và trung bình bằng 1,16 Bằngchứng này cho thấy sự tăng giá chung ở các quốc gia trong chuỗi cung cấp châu Á sẽlàm giảm thặng dư trong thương mại gia công

• Trong trường hợp đồng nhân dân tệ tăng giá đơn lẻ, hệ số α21 trong Bảng 5 trungbình bằng 0,37 Theo bất phương trình (8), sự tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ giảmthặng dư thương mại nếu giá trị tuyệt đối của độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu lớnhơn 0,79 Chỉ có 1 trong 4 trường hợp trong Bảng 4 cho kết quả lớn hơn giá trị này

Vì vậy nó không chỉ rõ rằng việc tăng giá của đồng nhân dân tệ không kèm theo sựtăng giá nội tệ ở các quốc gia trong chuỗi cung ứng sẽ làm giảm thặng dư trongthương mại gia công

• Làm thế nào đạt được một sự tăng giá nội tệ trên toàn khu vực Đông Á? Có 1 cách làTrung Quốc có thể áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái đặc trưng bởi một loại tiền tệ

đa năng, trong giỏ hàng hóa dựa trên mức tham chiếu hợp lý với biên độ lớn Trongtrường hợp này, các thặng dư khổng lồ được tạo ra trong mạng lưới sản xuất Đông Á

sẽ làm cho các loại tiền tệ trong khu vực cùng tăng giá Những lực lượng thị trườngsau đó sẽ phân bổ sự tăng giá tiền tệ giữa các quốc gia trong chuỗi cung ứng dựa trêngiá trị cộng thêm của họ đóng góp trong thương mại gia công

• Ngay cả trong trường hợp có một sự tăng tỷ giá hối đoái trên toàn châu Á, thì biên độ

tỷ giá trong các Bảng 3 và 4 không phải là lớn Do đó, kết quả trong báo cáo này ngụ

ý rằng những thay đổi đơn lẻ của tỷ giá hối đoái không thể làm giảm đáng kể cán cângia công thương mại

Trang 23

• Để xem xét những cách khác để giảm thặng dư, chúng ta nên xem xét tiết kiệm quốcgia và đầu tư ở Trung Quốc Như được vẽ trong Hình 3.Hình này cho thấy rằng tiếtkiệm và đầu tư bắt đầu phân kỳ sau năm 2002.Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triểnChâu Á (ADB) (2009), sự thiếu hụt đầu tư so với tiết kiệm là do sự gia tăng tiết kiệmdoanh nghiệp tại Trung Quốc Nó đã tăng từ 17% của thu nhập quốc gia trong 2002lên 23% trong năm 2007.

Hình 3: Tiết kiệm và Đầu tư của Trung Quốc theo % GDP (1990–2007)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế thông qua cơ sỡ dữ liệu của CEIC

(http://www.ceicdata.com/), ngày 16/4/2010

• Điều gì khiến tiết kiệm doanh nghiệp tăng nhanh như vậy? Ngân hàng Phát triển châu

Á (2009) báo cáo rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng tới 6% GDP trong

Trang 24

các năm 2003 đến 2006 Một phần của sự gia tăng này là do tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhanh chóng và giá đầu ra tăng, qua đó tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhànước (SOEs) và các công ty tư nhân Khi doanh nghiệp nhà nước không trả cổ tức, lợinhuận trưc tiếp cao dẫn đến tổng tiết kiệm của doanh nghiệp tăng

• Một số yếu tố khác cũng góp phần vào tỷ lệ tiết kiệm cao và tăng lên giữa các doanhnghiệp nhà nước Có nhiều công ty độc quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳnghạn như công ty China Mobile trong lĩnh vực viễn thông và Tổng công ty Dầu khíQuốc gia Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí Theo báo cáo của Xing (2009), lợinhuận của các công ty độc quyền đóng góp vào mức tiết kiệm doanh nghiệp cao, mứcchi trả lương đặc biệt cao cho các giám đốc điều hành tại doanh nghiệp nhà nước, vàgây ra một sự chênh lệch trong phân phối thu nhập

• Ngoài ra, theo tài liệu của Huang (2009), những yếu tố biến dạng thị trường đã cungcấp một gói trợ cấp cho các nhà sản xuất trị giá gần 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (7% GDP)trong năm 2008 Những trợ cấp này bao gồm: việc đồng nhân dân tệ được định giáthấp, giá đất và lãi suất thực thấp một cách giả tạo, giá nhiên liệu và điện bị quản lý,

và môi trường pháp luật không được thực thi nghiêm ngặt Những khoản trợ cấp nàychuyển giao nguồn lực cho khu vực doanh nghiệp và làm gia tăng lợi nhuận cho họ.Nếu các khoản trợ cấp này đã được loại bỏ và các doanh nghiệp Trung Quốc phải đốimặt với giá cao cho nguồn tài nguyên, đất đai, điện, và các mặt hàng khác, sau đó khảnăng cạnh tranh toàn cầu của họ sẽ giảm và điều này sẽ làm giảm sản xuất thương mại

ở Trung Quốc

• Vì vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc muốn cân bằng lại tăngtrưởng, gia tăng tỷ giá hối đoái ở châu Á có lẽ sẽ phải được đi kèm với thay đổi khác.Chúng bao gồm bãi bỏ quy định, tự do hóa các yếu tố thị trường, và loại bỏ các sailệch về chính sách ưu tiên cho khu vực thương mại so với khu vực phi thương mại

6 Kết luận

Việc ghìm tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã gây ra những vấn đề tại Trung Quốc

và phần còn lại của thế giới Tại Trung Quốc, họ đã can thiệp vào việc phân bổ tíndụng bằng cách buộc các ngân hàng thương mại nắm giữ số lượng ngày càng lớn các

Trang 25

hối phiếu ngân hàng trung ương Ở các nước châu Á khác, việc ghìm giữ tỷ giá củaTrung Quốc đã khiến các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường tiền tệ vàtích lũy dự trữ để duy trì khả năng cạnh tranh với Trung Quốc Nhiều người đã chorằng Trung Quốc nên chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.

Bài viết này đã điều tra làm thế nào những thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnhhưởng đến thặng dư thương mại của Trung Quốc Kể từ năm 2008, thặng dư này đãđược tập trung trong gia công thương mại Mặt hàng gia công xuất khẩu là nhữngthành phẩm được sản xuất dựa vào các bộ phận và các thành phần chủ yếu từ cácnước châu Á khác

Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ giá trên toàn châu Á sẽ làm giảm thặng dư củaTrung Quốc trong gia công thương mại Sự tăng giá đồng nhân dân tệ đơn phương sẽkhông làm giảm thặng dư này

Một cách làm tăng giá nội tệ đối với các quốc gia trong chuỗi cung ứng là TrungQuốc phải áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái đặc trưng bởi một loại tiền tệ đa năng,trong giỏ hàng hóa dựa trên mức tham chiếu hợp lý với biên độ lớn Trong trường hợpnày, các thặng dư khổng lồ được tạo ra trong mạng lưới sản xuất Đông Á sẽ làm chocác loại tiền tệ trong khu vực tăng giá cùng nhau Những lực lượng thị trường sau đó

có thể phân bổ các việc tăng giá nội tệ của các quốc gia trong chuỗi cung ứng dựa trênmức đóng góp giá trị gia tăng của họ trong chuỗi gia công thương mại

Tuy nhiên, trong thực tế biên độ co giãn của tỷ giá được ghi chép trong báo cáonày là không lớn cho thấy rằng biên độ tỷ giá linh động lớn hơn cần phải được kèmtheo các chính sách khác để cân bằng lại tăng trưởng Chúng bao gồm việc thi hànhquy định về môi trường và tự do hóa thị trường đất đai, lao động, nhiên liệu và vốn.Sau khi Trung Quốc bắt đầu tự do hóa thị trường sản phẩm của mình vào cuối nhữngnăm 1970, tăng trưởng bùng nổ về lượng Tự do hóa các thị trường yếu tố sản xuất vàchống suy thoái môi trường có thể giúp cho một sự bùng nổ tăng trưởng về chất

Trang 26

REFERENCES

ADB 2009 Asian Development Outlook 2009: Rebalancing Asia's Growth Manila:

ADB

Ahmed, S 2009 Are Chinese Exports Sensitive to Changes in the Exchange Rate?

Federal Reserve Board International Finance Discussion Papers No 987 Washington, DC: Federal Reserve

Appleyard, D R., and A J Field 2001 International Economics, Fourth edition San

Francisco, CA: Irwin/McGraw Hill

Bai, C.-E , C.-T Hsieh, and Y Qian 2006 Returns to Capital in China Brookings

Papers on Economic Activity 2006 (1): 61–88

Breitung, J 2000.The Local Power of Some Unit Root Tests for Panel Data In Advances

in Econometrics, Vol 15: Nonstationary Panels, Panel Cointegration, and Dynamic

Panels, edited by B Baltagi Amsterdam: JAI Press

Bosworth, B., and S Collins 2010 Rebalancing the US Economy in a Post-Crisis World.Paper presented at the Conference on Transpacific Rebalancing ADBI/Brookings

Institution 3–4 March

Cheung, Y.-W., M Chinn, and E Fujii 2010 China’s Current Account and Exchange Rate In China's Growing Role in World Trade, edited by R Feenstra and S.-J Wei

Chicago, IL: University of Chicago Press forthcoming

PRC Customs Statistics database Available ChinaCustomsStat.com

Choi, I 2001 Unit Root Tests for Panel Data Journal of International Money and

Trang 27

Goldstein, M., and M S Khan 1985 Income and Price Effects in Foreign Trade.In

Handbook of International Economics, Vol 2, edited by R W Jones and P Kenen

Amsterdam: North-Holland

Hadri, K 2000 Testing for Stationarity in Heterogeneous Panel Data Econometric

Journal 3 (2): 148–161

Huang, Y 2009 The Future of the International Currency System: A Chinese

Economist’s Perspective Paper presented at the Conference on Asian Architecture and Global Governance, ADBI/ADB, Manila, 29 October

Kao, C D 1999 Spurious Regression and Residual-Based Tests for Cointegration in

Panel Data Journal of Econometrics 90,(1): 1–44

Im, K S., M H Pesaran, and Y Shin 2003 Testing for Unit Roots in Heterogeneous

Panels Journal of Econometrics 115 (1): 53–74

IMF 2005 Asia-Pacific Economic Outlook Washington, DC: IMF

Levin, A., C F Lin, and C.-S J Chu 2002 Unit Root Tests in Panel Data: Asymptotic

and Finite-Sample Properties Journal of Econometrics 108 (1): 1–24 ADBI Working

Paper 219 Thorbecke 17

Trang 28

APPENDIX: DATA

The data were obtained from various sources:

1 Data on the PRC’s imports for processing and processed exports from 1992–2008 wereobtained from PRC Customs Statistics

2 Data on the Hong Kong, China to the PRC and the Hong Kong, China to US re-export unit value indices were obtained from the CEIC database

3 Data on the US Producer Price Index and Consumer Price Index were obtained from the IMF via the CEIC database

4 Data on the consumer price index-deflated real exchange rate and real income from 1992–2007 were obtained from the Centre D’Etudes Prospectives et D’Information

Internationales-Comptes Harmonisés sur les Echanges et l’Economie Mondiale CHELEM data base It is available at: https://chelem.bvdep.com/ The data were updated

CEPII-to include 2008 using data from the IMF International Financial Statistics

5 Data on the stock of FDI were obtained from the United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) (Available from:

http://stats.unctad.org/FDI/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=1254)

6.Data for the PRC capital stock were obtained from Bai , Hsieh, and Qian (2006) Based

on Cheung, Chinn, and Fujii (2010), it was assumed to grow by 12% in 2005 Based on input from the World Bank, it was assumed to grow 10.44% in 2006, 10.01% in 2007, and 9.63% in 2008

B. NHỮNG PHÂN TÍCH DỰA TRÊN BÀI NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 26/04/2018, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w