PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: TÍNH CHẤT CỦA OXI Bài tập1: a) Tính thể tích khí oxi tối thiểu (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu huỳnh b) Tính khối lượng khí SO 2 tạo thành Bài tập 2: Đốt cháy 6,2 gam phốt pho trong một bình có chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Sau phản ứng phốt pho hay oxi dư?. Số mol chất còn dư là bao nhiêu? c) Tính khối lượng hợp chất tạo thành ……………………………………………………………………………………………. PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt) Bài tập 1: a) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan b) Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành Bài tập 2: Viết các phương trình phản ứng khi cho bột đồng, cacbon, nhôm tác dụng với oxi ……………………………………………………………………………………………. PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: OXIT Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit: a) K 2 O b) CuSO 4 c) Mg(OH) 2 d) H 2 S e) SO 2 f) Fe 2 O 3 Bài tập 2: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit? Oxit nào thuộc loại oxit bazơ Hãy gọi tên các oxit: Na 2 O, CuO, Ag 2 O, CO 2 , N 2 O 5 , SiO 2 PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Mg + ? → t 0 MgS b) ? + O 2 → t 0 Al 2 O 3 c) H 2 O → dienphan H 2 + O 2 d) CaCO 3 → t 0 CaO + CO 2 e) ? + Cl 2 → t 0 CuCl 2 f) Fe 2 O 3 + H 2 → t 0 Fe + H 2 O Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hoá hợp? Bài tập 2: Lập phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học sau: a) Lưu huỳnh với nhôm b) Oxi với magiê c) Clo với kẽm ……………………………………………………………………………………………. PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ Bài tập 1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau và cho biết trong các phản ứng , phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ a) FeCl 2 + Cl 2 → t 0 FeCl 3 b) CuO + H 2 → t 0 Cu + H 2 O c) KNO 3 → t 0 KNO 2 + O 2 d) Fe(OH) 3 → t 0 Fe 2 O 3 + H 2 O e) CH 4 + O 2 → t 0 CO 2 + H 2 O Bài tập 2: Tính khối lượng KClO 3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu được sau phản ứng là 3,36 lít (đktc) PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI:TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ Bài tập 1: Hãy chọn phương trình hoá học mà em cho là đúng . Giải thích sự lưa chọn a) 2H + Ag 2 O → t 0 2Ag + H 2 O b) H 2 + AgO → t 0 Ag + H 2 O c) H 2 + Ag 2 O → t 0 2Ag + H 2 O d) 2H 2 + Ag2O → t 0 Ag + 2H 2 O Bài tập 2: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: a) Hiđro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển b) Hiđrô là khí nhẹ nhất nhất trong các chất khí c) Hiđrô sinh ra trong quá trình thực vật bị phân huỷ d) Đại bộ phận khí hiđrô tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng hợp chất e) Khí hiđrô có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất Bài tập 3: Khử 48 gam đồng II oxit bằng khí hiđrô. Hãy: a) Tính số gam đồng kim loại thu được b) Tính thể tích khí hiđrô (đktc) cần dùng …………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ Bài tập 1: Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong các phản ứng oxi hoá khử sau: a) 2Al + Fe 2 O 3 → t 0 Al 2 O 3 + 2Fe b) C + O 2 → t 0 CO 2 Bài tập 2: Hãy cho biết mỗi phản ứng dưới đây thuộc loại nào?. Đối với phản ứng oxi hoá khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá a) 2Fe(OH) 2 → t 0 Fe 2 O 3 + 3H 2 O b) CaO + H 2 O → t 0 Ca(OH) 2 c) CO 2 + 2Mg → t 0 2MgO + C PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM : BÀI: ĐIỀU CHẾ HIĐRÔ - PHẢN ỨNG THẾ Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng sau: a) Fe + dung dịch HCl b) Al + dung dịch HCl c) Al + dung dịch H 2 SO 4 loãng Bài tập 2: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào? a) P 2 O 5 + H 2 O → H 3 PO 4 b) Cu + AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + Ag c) Mg(OH) 2 → MgO + H 2 O d) Na 2 O + H 2 O → NaOH e) Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 Bài tập 3: a) Viết phương trình phản ứng điều chế hiđrô từ kẽm và dung dịch H 2 SO 4 loãng b) Tính thể tích khí hiđrô thu được (đktc) khi cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư ………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: BÀI LUYỆN TẬP 6 Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng hoá học biểu diễn phản ứng của hiđrô lần lượt với các chất sau: O 2 , Fe 3 O 4 , PbO Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?. Nếu là phản ứng oxi hoá khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá Bài tập 2: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau a) Kẽm + Axit sunfuric → kẽm sunfat + Hiđrô b) Sắt (III) oxit + Hiđrô → Sắt + Nước c) Nhôm + Oxi → Nhôm oxit d) Kali clorat → Kaliclorua + Oxi Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại nào? . PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BÀI: BÀI LUYỆN TẬP 8 Bài tập 1: Tính khối lượng dung dịch KNO 3 bảo hoà ở 20 0 C có chứa 63,2 gam KNO 3 . Biết độ tan KNO 3 là 31,6 gam Bài tập 2: Hoà tan 3,1 gam Na 2 O vào 50 gam nước . Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được Bài tập 3: Hoà tan a gam nhôm bằng thể tích vừa đủ dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) a) Viết phương trình phản ứng b) Tính a c) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng Bài tập 4: Pha chề 100 gam dung dịch NaCl 20% …………………………………………………………………………………………. PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: BẦI: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 1) Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau a) Phot pho + oxi b) Sắt + oxi c) Hiđrô + sắt III oxit d) Lưu huỳnh tri oxit + nước e) Bari oxit + nước f) Bari + nước Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Bài tập 2:Viết các phương trình phản ứng sau: a) Nhiệt phân kalipemanganat b) Nhiệt phân kaliclorat c) Kẽm + axit clohiđric d) Nhôm + axit sunfuric (loãng) Bài tập 3: a) Phân loại các chất sau: K 2 O, Mg(OH) 2 , H 2 SO 4 , AlCl 3 , Na 2 CO 3 , CO 2 , Fe(OH) 3 , HNO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 , K 3 PO 4 , HCl, H 2 S, CuO, Ba(OH) 2 b) Gọi tên các chất trên PHIẾU HỌC TẬP LỚP: NHÓM: V BẦI: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 2) Bài tập 1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong: a) 47 gam dung dịch NaNO 3 bảo hoà ở nhiệt độ 20 o C b) 27,2 gam dung dịch NaCl bảo hoà ở 20 0 C Biết độ tan của NaNO 3 ở 20 0 C là 88 gam và độ tan của NaCl ở 20 0 C ;là 36 gam Bài tập 2: Hoà tan 8 gam CuSO 4 trong 100ml nước. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu đươc? Bài tập 3: Cho 5,4 gam nhôm vào 200ml dung dịch H 2 SO 4 1,35M a) Kim loại hay axit còn dư? (sau khi phản ứng trên kết thúc). Tính khối lượng chất dư b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc) c) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thnh2 sau phản ứng. Coi thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể Bài tập 4 : Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl 10,95% (vừa đủ) a) Tính thể tích khí thu được ở đktc b) Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng? c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng