BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO
Trang 2
Lời mở đầu
Phần I: Tổng Quan Về Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Chương I: Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
1 Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán . - 5-5 << +essssssssresses 1.1 UBCK Nhà nước 1.2 Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM "bài 04 00).)0 1 3 Các tổ chức kinh doanh chứng khoán - ¿+5 2525 S+£se+rseseererrreeekee 3.1 Các cơng ty chứng khốn
3.2 Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư
4 Các tổ chức khác: Cơng ty kiểm tốn «2+ csseSessntreterrrrrrree He re 6 5 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán: .- - -+++-+++scrsse 8 5.1 Cổ phiếu: 5.1.1 Cổ phiếu thường 5.1.2 Cổ phiếu ưu đãi 5.2 Trái phiếu 5.2.1 Trái phiếu công ty 5.2.2 Trái phiếu chính phủ N80
6.1 Nhà đầu trong nước 6.2 Nhà đầu tư nước ngoài
7 Diễn biến về thị trường trong những năm vừa qua -
Chương II: Đặc điểm, Cơ cấu, Vai trò, Các nguyên tắc hoạt động In ra
“cv nh
3 Vai trồ TY 1 T1 T111 1.1.1.1
4 Các nguyên tắc hoạt động . Sen
Phần II: Phân tích các chỉ số chứng khoán
Chương I: Phân tích cơ ban
I Các chỉ số tài chính trong đầu tư chứng khoán:
1 Chỉ số khả năng thanh toán - 5+5 1.1 Chỉ số khả năng thanh toán hiện tại
1.2 Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
P0009 in 1
Trang 3c9 ii 6 2 24 3.1 Chỉ số nợ 3.2 Chỉ số thu nhập trả lãi định kỳ 4 Chỉ số hiệu quả sinh ÏỢI - 5-5-6 + St t3 £EECEEEEEkEEEeErvtrererererekekekeerkee 25 -4.1 Chỉ số tổng lợi nhuận 4.2 Chỉ số lợi nhuận hoạt động II Các chỉ số chứng khoán
1) Chỉ số thu nhập trên đầu tư — ROI - 6555522 *t+exereretererrerrxrx 26 2) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu — EPS + 52+ +esrzeerererereerkee 26
3) Chi sO v2 27
4) Chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần — ROE eeeceseeseseeseseceeeeneeeesenensereetsnseenes 28 5) Chi s6 gid trén thu nhap — P/E 30 )8x:rï: 8:0): 09104.) 0a 32
II Chỉ số VNIndex — Phương pháp tính và điều chỉnh . - - - 5552 33
IV Một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết - 34 Chương II: Phân tích kỹ thuật dựa trên phần mềm Meta Stock
IL_ Giải thích một số thuật ngữ trong phần mỀm - 55 +s+s++<+s+ 38 Il Phân tích đường hỗ trợ & kháng cự dựa trên cổ phiếu SAM - 40
II Kỹ thuật đánh giá & nhận biết các dấu hiệu trên biểu đồ 44
1) Dấu hiệu nhận biết Top Reversal 2) Dấu hiệu nhận biết Bottom Reversal
3) Dấu hiệu nhận biết Sideway Trend
IV Áp dụng thực tế: Phân tích cổ phiếu REE - 5 -5++cseveesrererreree 45
Phần III: Một Số Giải pháp - Kiến nghị & Kết luận
Trang 4
LOIMO DAU
Thị trường chứng khoán mặc đù ra đời cách chúng ta gan $ the ký va
dong vai tro cang to [én và có hiệu qua, tao thành phương thức huy động vốn và dau tu von nang dong và hấp đẫn, cùng với quá frình phát triển nén kinh lế nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên vì đây là một Íoại thị trường cao cấp, chi xem xé† vẻ hàng hoá mà nó đưa ra giao địch, phương thức lổ chức mà nó liến hành những nguyên tác cơ bản mà nó phải tuân theo, cùng với các thủ tục và phương pháp cơng nghệ Ìrong việc phat hanh chiing hoán và phân tích chứng khoán Chính vì Íe đó, khơng phai tat cd cade thi trusng déu mang lai hi¢u qua va cing khong phai tat cA moi thi trường déu co the dung viing qua những cơ sóng gió của cạnh †ranh Lịch sử phat triển các †hị trường chứng hoán trên thé giới đã trải qua những giai đoạn huy hoàng nhất, cùng những sụp đỗ của "ngày
†hứ năm đen lối” năm l929 và "ngày thứ hai sương mù” năm l9Š7 Tất cả đều đó
cho chung ta thay tinh phic tap, da dang va co khi gần như Íà một sự “huyền
bí” mà các nhà kinh tế thường cho Íà như thể
Ở Yiet Nam, dé tién hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần
phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn dé co ý nghia, vita cấp bách và vừa Íâu đài trong đó có yếu 16 hét suc quan trong do fa việc sử ly vấn đề vốn Để xử lý vấn
đẻ này, ngồi những cơng cụ khác nhau không thể không kể đến việc hình
thành một thị trường chứng khoán †rong thực lế Tuy nhiên, vấn đẻ không phải la chỉ việc hình †hành, mà điều cốf yếu Íà Íàrn sao cho nó được vận hành và phát triển mạnh để thúc day nén kinh té di fen Dé lam duge dicu do, trong những bước đi ban đầu của thời kỷ nay cần thiết phải đẻ cập đến tính phổ biến rộng rãi, sự ara hiểu, cũng như tính nhận thức vé tam quan trong cua †hị trường này trong nén kinh tế hiện nay Đồng thei phan tich rõ lừng chỉ số chứng khoán để lựa chọn những cổ phiếu thích hợp ki đâu lư
Trang 5Phân tích chứng khoán GVHD: Tran Thi Thanh Hang SVTH: Tran Thuy Kim Ly PHANE TONG QUAN VE THI TRUONG CHONG KIHOAN VIET NAM
CHUONG I: THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM
Sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Viét Nam (TTCKVN) trong nam
2000 đánh một dấu mốc quan trọng trong những nỗ lực xây dựng một nền kinh tế
thị trường phát triển qua đó khởi thông dòng chảy vốn cho các doanh nghiệp và tạo
một kênh mới cho các nhà đầu tư
TTCKVN được thành lập xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế
Việt Nam đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, do đó nhu cầu
về vốn là rất lớn Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, trong thời kỳ 1996 — 2000 để đạt mục tiêu tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người, Việt Nam cần một
lượng vốn đầu tư vào khoảng 4l - 42 ty USD Vốn đầu tư cho giai đoạn 2001 —
2010 dự kiến còn lớn hơn nữa Các nguồn vốn đầu tư này được huy động từ nhiều
nguồn khác nhau: các nguồn ngân sách, vốn thông qua hệ thống ngân hàng, vốn
ODA Trong nguồn vốn huy động thông qua các ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho các hoạt động doanh nghiệp và cho đầu tư của toàn xã
hội Sự phụ thuộc quá lớn vào hệ thống ngân hàng làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp đồng thời cũng gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng
Vì vậy xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một cách thức hữu hiệu
nhất để huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, tạo kênh dẫn vốn trung và dài hạn
cho nền kinh tế, giảm rủi ro cho thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường chứng khoán ra đời dựa trên những tiền đề được tạo dựng trong gần 15 năm đổi mới Công cuộc đổi mới đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực trong đất nước và bước đầu tạo ra những điều kiện tiền dé cho sự ra đời và hoạt
động hiệu quả của thị trường chứng khoán Thuận lợi cơ bản là Việt Nam có hệ
thống chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, ổn
định, lạm phát được khống chế Chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các
thành phan kinh tế giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi
Trang 6
Phân tích chứng khoán
GVHD: Tran Thi Thanh Hang SVTH: Tran Thuy Kim Ly
cách cũng đã cho ra đời một hệ thống ngân hàng rộng khắp, mạnh mẽ và được hiện đại hoá Hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, hệ thống kiểm toán kể cả kiểm toán nội bộ cũng đã được hình thành và ngày càng phát triển Việt
Nam là nước đang phát triển, tài nguyên chưa được thăm dò và khai thác đầy đủ Đó là yếu tố quan trọng thu hút vốn đẫu tư nước ngoài, mà lâu nay Việt Nam mới chú trọng khai thác theo hướng trực tiếp, trong khi chưa chú trọng khai thác đầu tư
gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán Đây chính là nhân tố quan trọng cho sự
phát triển của thị trường vốn và tiền để để xây dựng và phát triển TTCKVN
Quá trình hình thành và phát triển của TTCKVN thể hiện trên những mặt sau:
1 Cơ quan quản lý thị trường:
1.1 Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN):
Để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán, ngày 28/11/1996, Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước đã được thành lập theo Nghị định 75/CP của Chính phủ, đây
là cơ quan thay mặt Chính phủ quản lý Nhà nước một cách toàn diện đến tất cả các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khốn Ngồi chức năng mà hầu hết các nước đều quy định kể trên thì UBCKNN còn được giao một nhiệm vụ đặt biệt quan trọng đó là “Tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam”,
đây là một nhiệm vụ đặc thù của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Với cách làm trên TTCKVN không hình thành một cách tự
phát, thiếu sự quản lý của Nhà nước mà nó được hình thành một cách trình tự, bước đi thích hợp và ngay từ đầu đã được quản lý bởi một cớ quan chuyên trách của Chính phủ Sự ra đời của UBCKNN thể hiện quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
1.2 Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM:
Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch TPHCM (HSTC) đã khai trương hoạt động
với khả năng xử lý 300.000 lệnh trong một phiên giao dịch Mô hình trung tâm giao
dịch chứng khoán được lựa chọn do TTCKVN bước đầu còn sơ khai, hàng hoá cho
thị trường còn ít, cơ sở vật chất, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế Khi có
đủ các điểu kiện cần thiết, HSTC sẽ chuyển thành sở giao dịch chứng khốn, với
quy mơ lớn hơn Đây là một sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, kinh phí hoạt
động do ngân sách Nhà nước cấp HSTC đã và đang cung cấp một môi trừơng giao
dịch công bằng, minh bạch và hiệu quả cao cho các thành viên tham gia thị trường
Trong 3 năm qua, HSTC đã thực hiện hơn 500 phiên giao dịch một cách an toàn
Trang 7Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu Hình thức khớp lệnh là định kỳ
vào cuối mỗi đợt giao dịch trong ngày nên tính thanh khoản chưa cao và lượng giao dịch thấp Hệ thống giao dịch của HSTC cũng chưa cho phép các công ty chứng khoán truy cập trực tiếp vào hệ thống giao dịch, nên các công ty chứng khoán phải có đại diện tại sàn giao dịch để nhập lệnh vào hệ thống Chính thực tế này đã hạn
chế khả năng tự động hoá và khả năng mở rộng thị trường của các công ty 2 Khuôn khổ pháp luật:
Cho đến nay các hoạt động chứng khoán dựa trên Nghị định 48/CP về chứng khoán
và TTCK và các văn bản pháp quy có liên quan như: Nghị định 17/CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra chứng khoán; Nghị định 22/CP về xử phạt hành chính về chứng khoán và TTCK; Quyết định 139 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào
TTCKVN: Quyết định 39 về ưu đãi thuế tạm thời đối với hoạt động kinh doanh
chứng khoán và các thông tư hướng dẫn khác Các văn bản quy phạm pháp luật
hiện nay còn chưa đây đủ, do vậy chưa phản ánh được nhiều mối quan hệ phát sinh
trong hoạt động chứng khoán Hiện nay, UBCKNN đã hoàn thành dự thảo Nghị
định thay thế Nghị định 48/CP để trình Chính phủ ký ban hành
3 Các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
3.1 Các công ty chứng khoán:
Vào thời điểm thị trường bắt đầu hoạt động có 7 cơng ty chứng khốn tại Việt Nam,
con số này cho đến 28/7/2003 là 12 công ty Mô hình cơng ty chứng khốn của Việt
Nam là sự kết hợp giữa mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán và công ty kinh
doanh đa năng một phần Trong số 12 cơng ty chứng khốn, có 7 công ty hoạt động
dưới hình thức trách nhiệm hữu hạn một thành viên và 5 công ty dưới hình thức cổ
phân Hiện tại các công ty chứng khoán ở Việt Nam được thực hiện 6 nghiệp vụ
chính là tư vấn đầu tư, môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán Tuỳ theo số vốn pháp định tối thiểu cho mỗi hoạt
động mà các công ty chứng khoán có thể được thực hiện một hay nhiều hoạt động
và để thực hiện tất cả các loại hình này cần số vốn pháp định là 43 tỷ đồng Trong số 12 công ty chứng khốn có 8 cơng ty được cấp phép hoạt động tất cả các nghiệp vụ kể trên
Môi giới là hoạt động sôi động nhất trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh và được các cơng ty chứng khốn hết sức chú ý Mặc dù, mới đi vào hoạt động nhưng các
Trang 8GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
lượng dịch vụ, đưa ra hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ giao dịch cho khách hàng, giúp
khách hàng tối đa hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng khả năng nắm bắt cơ hội đầu
tư
Các cơng ty chứng khốn ngồi việc mở rộng phạm vi hoạt động thông qua các Đại
lý tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đã nghiên cứu và triển khai các
phương thức giao dịch từ xa qua điện thoại, fax, tiến tới tra cứu số dư tài khoản và giao dịch trực tuyến qua mạng internet Góp phần tạo thuận lợi cho khách hàng, các cơng ty chứng khốn đã kết hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ tiện
ích như: cho vay ứng trước, vay cầm cố, bảo chứng Việc cung cấp thông tin cho
khách hàng cũng được đặc biệt chú trọng Các bảng giao dịch chứng khoán trực
tuyến được cập nhật liên tục về tình hình đặt mua chào bán, giá và khối lượng khớp
lệnh của các chứng khoán trong các phiên giao dịch, giúp khách hàng có thể theo dõi và giao dịch trực tiếp qua mạng Các thông tin thị trường cũng có thể được cung
cấp thông qua hình thức email, nhắn tin hoặc thông qua trang web của các công ty
Tu van phát hành, tư vấn tài chính và niêm yết chứng khoán cũng đuợc phát triển
thông qua hình thức tư vấn tài chính, định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, niêm yết và phát hành cổ phiếu
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư mới chỉ được một vài cơng ty chứng khốn thực hiện nhưng với quy mô nhỏ và chủ yếu là quản lý cho các công ty mẹ Hoạt động bảo lãnh phát hành mới chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh phát hành trái phiếu trong khi chưa có vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu nào được thực hiện Ngoài ra, các cơng ty
chứng khốn cũng tham gia hoạt động tự doanh mua bán cho chính các cơng ty chứng khốn, nhưng nguyên tắc ưu tiên giao dịch của khách hàng trước Nghiệp vụ
lưu ký chứng khoán cũng được tất cả các công ty chứng khốn triển khai, hiện các cơng ty chứng khoán ở Việt Nam chưa thu phí lưu ký
3.2 Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ :
Mặc dù chưa có quỹ đầu tư trong nước được thành lập, nhưng đã có 8 quỹ đầu tư
nước ngoài đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam đầu tư vào chứng khoán
niêm yết, chưa niêm yết và bất động sản Cách thức tổ chức dưới dạng
of — shore fund Hién nay, các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tuân
theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không chịu sự quản lý Nhà
Trang 9
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
chứng khoán và tham gia mua bán chứng khoán tại HSTC Tuy vậy, do TTCKVN
nhỏ, số lượng các công ty niêm yết và số vốn hạn chế nên các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ còn rất dè dặt đầu tư vào thị trường này
Hiện nay, mới chỉ có một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp phép
hoạt động, đó là Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Vietfund Managemnet Company — VFM) VFM 1a lién doanh giữa Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sacombank (góp 70% vốn) và Céng ty Dragon Capital (gop
30% vốn) với số vốn điều lệ 8 tỷ đồng và dự kiến sẽ huy động khoảng 100 — 150 tỷ đồng để thành lập quỹ Quỹ Viet — Fund
4 Các tổ chức khác:
Công ty Kiểm toán: UBCKNN đã chấp thuận cho 7 tổ chức kiểm toán độc lập kiểm
toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán và tổ chức
kinh doanh chứng khoán gồm 6 tổ chức kiểm toán trong nước và 1 tổ chức kiểm
toán nước ngoài Đây là các cơng ty kiểm tốn đã có thời gian dài hoạt động trong
lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam và đáp ứng được yêu cầu kiểm tốn cho các cơng
ty niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
5 Hàng hoá trên thị trường:
5.1 Cổ phiếu:
Tại thời điểm thị trường bắt đầu hoạt động, chỉ có hai cổ phiếu duy nhất của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SAM) và cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) với tổng mệnh giá 270 tỷ đồng được niêm yết Vào thời điểm
31/12/2000, thị trường chứng khoán đã có 5 loại cổ phiếu với tổng giá trị thị trường
đạt 1.046 tỷ đồng Cuối năm 2001, đã có 10 công ty niêm yết trên HSTC giá trị thị
trường đạt 1.660 tỷ đồng Trong năm 2002 có thêm 10 loại cổ phiếu niêm vết tại HSTC nâng tổng giá trị thị trường lên tới 2.539 tỷ đồng Tính ngày 28/7/2003, thời điểm tròn 3 năm hoạt động của thị trường chứng khoán có 21 loại cổ phiếu được giao dịch trên thị trường với tổng mệnh giá 1.088 tỷ đồng và giá trị thị trường là
2.096 tỷ đồng Giá trung bình đối với mỗi cổ phiếu giao
Trang 10
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
tỷ đồng, hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển, tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải do trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ, trường hợp công ty có vốn cổ phần trên 100 tỷ thì con số này là 15%, ý kiến kiểm toán trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết phải là “chấp nhận toàn bộ” hoặc “chấp nhận loại trừ”
Qua thực tế hoạt động cho thấy các công ty niêm yết đã bước đầu thực hiện tốt các
quy định về công bố thông tin trên thị trường và chú trọng nâng cao công tác quản trị công ty Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới, phức tạp nên
các công ty niêm yết còn thụ động trong việc công bố thông tin Trong thời gian
qua, một số công ty niêm yết đã có những vi phạm về công bố thông tin gây mất lòng tin của công chúng đầu tư như: chậm nộp và công bố báo cáo tài chính Nhìn
chung các công ty niêm yết đều hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó cũng có những
công ty đâu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính cũng như sự phát triển của công ty
Các công ty khi tham gia niêm yết cũng có những lợi thế không nhỏ như: quảng bá thương hiệu, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đâu Thời gian tới có thể chính phủ
cho phép duy trì ưu đãi này trong thời gian 5 năm
Hiện nay, 24 cổ phiếu niêm yết và giao dịch là quá ít so với số lượng gần 6000
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, và hơn 1000 doanh nghiệp Nhà nước đã trải
qua quá trình cổ phân hoá và chuyển đổi thành công ty cổ phần Trong số các
doanh nghiệp cổ phần hoá đó, có hàng trăm doanh nghiệp có giá trị thị trường trên
10 tỷ đồng Ước tính có từ 50 đến 60% các công ty này đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết tại HSTC Trong vòng 3 năm qua cũng đã có hàng tỷ USD tiền vốn được huy động để thành lập trên 3000 công ty cổ phần mới Chính vì vậy, Chính phủ
đang có kế hoạch đưa thêm nhiều doanh nghiệp lớn có tình hình kinh doanh tốt ra
niêm yết trên thị trường chứng khoán 5.1.1 Cổ phiếu thường (Comumon Stocks):
Là loại cổ phiếu mà lợi tức của nó phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty, tức là công ty sẽ không cố định mức số lãi sẽ được chia vào cuối năm quyết
toán Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyển lợi sở hữu của cổ đông trong công ty Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều thì quyển sở hữu của cổ đông trong công ty càng lớn Hầu hết các công ty cổ phần thường ấn định mệnh giá cho mỗi cổ
Trang 11
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
mỗi cổ phiếu đó Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng nhất của nó vào thời điểm cổ phan lần đầu tiên được phát hành
Tuy nhiên, một công ty cổ phần cũng có thể phát hành cổ phiếu, chẳng hạn như các cổ phiếu đặc biệt dành cho các sáng lập viên của công ty Cổ phiếu này có đặc điểm là chỉ được hưởng lời sau khi tiền lời thuần túy đã chia cho các cổ đông
5.1.2 Cổ phiếu ưu đãi (prefered stocks):
Cổ phiếu ưu đãi hay còn gọi là cổ phiếu đặc quyển là loại cổ phiếu được hưởng những quyển ưu tiên Loại cổ phiếu này có những đặc điểm như sau:
e Được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm Thông
thường, cổ tức này được in trên cổ phiếu
e_ Được ưu tiên chia lãi cổ phân trước loại cổ phiếu thường
e_ Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ
phiếu thường
Tuy nhiên, không giống với cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi không được hưởng quyển bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt cơng ty
Giá của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khốn thường khơng giao động lên
hoặc xuống nhiễu như giá các cổ phiếu thường Giống như cổ phiếu thường, cổ
phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá Ở đây, mệnh giá cũng
không có mối liên quan trực tiếp đến giá thị trường Nếu có một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá, thì cổ tức có thể được tính theo giá trị tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ phần trăm
trên mệnh giá Tuy nhiên, nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ
được công bố tính theo giá trị tuyệt đối Thông thường, một công ty cổ phần chỉ phát hành một loại cổ phiếu thường nhưng nó có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu
ưu đãi
5.2 Trái phiếu:
Tính đến 30/10/2003 có 86 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại trái phiếu doanh
nghiệp với tổng mệnh giá 9.051 tỷ đồng được niêm yết và giao dịch tại HSTC
Tuy nhiên, trái phiếu niêm yết chủ yếu là trái phiếu chính phủ, phát hành và niêm vết trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thịnh hành ở Việt Nam
5.2.1 Trái phiéu céng ty (corporate bonds):
Là một loại chứng nhận nợ có kỳ hạn do các công ty phát hành Đến thời hạn, công
ty phát hành trái phiếu đó phải hoàn trả cả vốn lẫn lợi tức cho người mua nó Trái phiếu công ty có những đặc điểm sau:
Trang 12
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
e Trái phiếu có thời gian đáo hạn Khi đến thời điểm đáo hạn, người chủ sở
hữu sẽ được hoàn lại tiền
e Trái phiếu có lợi tức cố định, tiền lãi phải trả cho chủ trái phiếu không phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty
e Chủ trái phiếu thường không có quyển đầu phiếu Tuy nhiên, nếu là trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu thường dưới một điều kiện nào
đó, chủ trái phiếu có thể giữ vai trò của người cổ đông thay vì là người chủ
nợ
e Trái phiếu đem lại cho chủ trái phiếu quyền ưu tiên về phân chia lợi nhuận cũng như quyền ưu tiên về phân chia tài sản khi giải thể cơng ty
e©_ Được tự do chuyển nhượng quyển sở hữu trái phiếu cho người khác
5.2.2 Trái phiếu chính phủ (công trái - State bonds):
Đây là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được Nhà nước phát hành từng đợt Ở các
nước phát triển trái phiếu là loại được ưa chuộng nhất vì hầu như không có rủi ro Mặt khác, tuy lãi suất tương đối thấp nhưng số lãi này không phải chịu thuế
6 Người đầu tư: 9
6.1 Nhà nước trong nước: :
Thị trưởng chứng khốn Việt Ì Nam ra đời đã thu hút được sự quan tâm của công
chúng đầu tư Ngay trong tháng đầu đi vào hoạt động số tài khoản mở tại các công
ty chứng khoán đạt trên 1.800 tài khoản Đến thời điểm cuối năm 2000 đã có 3.000 tài khoản Trong năm 2001, số tài khoản tăng lên tới 8.817, trung bình một tháng số
tài khoản mở tại các cơng ty chứng khốn tăng gần 400 tài khoản
Số tài khoản vào thời điểm cuối năm 2002 đã tăng tới 13.000 tài khoản và đến cuối
tháng 7/2003 vào khoảng 15.000 tài khoản Trong đó số tài khoản 15.000 nhà đầu
tư này chỉ có khoảng 90 nhà đầu tư tổ chức
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản
thu từ cổ tức, lãi trái phiếu và chênh lệch mua bán chứng khoán, nhưng những ưu
đãi này chưa được áp dụng đối với các nhà đầu tư tổ chức 6.2 Nhà đầu tư nước ngoài:
TTCKVN tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã có sự tham gia của người đầu tư nước ngoài Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài cũng diễn biến khác nhau trong từng
giai đoạn Trong suốt hơn 100 phiên giao dịch đầu tiên không hề có một giao dịch
Trang 13
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
nào được thưc hiện Tuy nhiên, đã có những quỹ đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư
vào các công ty cổ phân trước thời điểm các công ty này niêm yết trên thị trường
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này đó là quy mô của thị trường
còn quá nhỏ, hàng hoá còn ít Các quy định hạn chế về tỷ lệ sở hữu và giao dịch
chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thuế chưa phù hợp và không khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như: các chuẩn mực kế toán, kiểm
toán còn có những khác biệt so với quốc tế, chưa có các tổ chức định mức tín
nhiệm, khó mua bán chứng khoán đo tính thanh khoản còn hạn chế
Năm 2001 đánh dấu sự tham gia giao dịch chính thức của nhà đầu tư nước ngoài trên HTSC Đến hết năm 2001 đã có 20 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số kinh
doanh chứng khoán và đã giao dịch với với tổng gia trị 12 tỷ đồng Bước sang nửa
đầu năm 2002 đã đánh dấu sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài với giá
trị giao dịch đạt gần 110 tỷ đồng, tính đến tháng 7/2002 đã có 33 nhà đầu tư nước
ngoài (20 cá nhân và 13 tổ chức) tham gia giao dịch 16 loại cổ phiếu Sự tham gia
tích cực của nhà đầu tư nước ngồi đã góp phần khơng nhỏ ổn định thị trường, là
minh chứng cho sự hấp dẫn và triển vọng tương lai của TTCKVN Tuy nhiên, từ
tháng 8/2002 đến nay, cùng với sự suy giảm của thị trường thì sự tham gia giao dịch
của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm đi đáng kể
Tính chung trong 3 năm qua, các nhà dau tư nước ngoài đã tham gia giao dịch mua với tổng giá trị 137 tỷ đồng (chiếm 5,19% giá trị giao dịch toàn thị trường) giao dịch
bán 28 tỷ đồng (chiếm 1,07% giá trị giao dịch toàn thị trường)
Để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, mới đây ngoài việc cấp phép
hoạt động cho Công ty quản lý quỹ VEM, ngày 17/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCKVN, theo
đó các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát
hành Quy định không giới hạn tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lưu hành trên TTCKVN, tỷ
lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi trong cơng ty chứng khốn liên doanh hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh tối đa là 49%
Trang 14
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
7 Diễn biến thị trường:
(Xem biểu dé minh họa ở phân Phu luc)
Năm 2000, năm đầu tiên đi vào hoạt động HSTC đã tổ chức thành công 66 phiên
giao dịch Tổng giá trị giao dịch đạt 92,4 tỷ đồng, bình quân khoảng 1,4 tỷ
đông/phiên (trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu chiếm 97,5%) Giai đoạn này giao
dịch tại HSTC được tổ chức 3 phiên một tuần vào sáng các ngày thứ hai, thứ tư và
thứ sáu hàng tuần từ 9 đến 10 giờ Biên độ giao động giá được quy định là + 2%
Hàng hoá niêm yết trên thị trường mặc dù có giá trị hơn 1.500 tỷ đồng, nhưng có gan 4/5 là giá trị trái phiếu, trong khi lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường
chủ yếu là cổ phiếu Ngồi ra, khơng phải tất cả các số lượng chứng khoán được niêm yết đều được đưa vào giao dịch, số lượng chứng khoán được lưu ký cho đến hết ngày
31/12/2000 chỉ là 4.546.460 cổ phiếu, chỉ đạt khoảng 14,15% tổng số lượng cổ phiếu được niêm yết Do đó dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung cầu cổ phiếu trên thị trường Xu hướng tăng giá liên tục tiếp điễn và các nhà đầu tư tranh nhau đặt mua cổ phiếu Đến hết hết phiên giao dịch 66, tất cả giá của 4 loại cổ phiếu niêm yết đầu tiên là: REE, SAM, TMS, HAP đều đã tăng gấp đôi hoặc cao hơn so với mức giá khởi điểm vào ngày giao dịch đầu tiên, đặc biệt giá cổ phiếu HAP đã xấp xÍ 45.000 đồng/cp tăng khoảng 2,8 lần so với mức giá khởi điểm Nếu so sánh với giá trị sổ sách đến ngày 30/9/2000 thì giá trị thị trường hiện tại của cả 4 loại cổ phiếu trên đều cao gấp 2,5 — 2,75 lần giá trị sổ sách
Bước sang năm 2001 thị trường đã chứng kiến nhiều giai đoạn biến động giá cổ phiếu trên thị trường Xu hướng cung cầu nhìn chung vẫn chưa phản ảnh giá trị của các công ty niêm yết Sự lên giá hoặc giảm giá của một loại cổ phiếu dễ dàng ảnh hưởng, tác động đến giá của các cổ phiếu khác Có thể chia các giai đoạn biến
động về giá cả trên thị trường như sau:
e_ Giai đoạn thứ nhất: từ 1/1/2001 đến ngày 25/6/2001 (71 phiên)
Đây là giai đoạn tăng giá liên tục của tất cả các cổ phiếu Chỉ số VNI đạt mức kỷ
lục 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001 Số lượng cổ phiếu trong giai đoạn này vẫn là
5 với biên độ dao động giá thấp + 2% kể từ ngày mở cửa thị trường, mức cầu chênh
Trang 15
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
là từ 300% đến §50% Cũng trong giai đoạn này biên độ giao động giá đã được tăng từ + 2% lên + 7% bắt đầu từ ngày 13/6/2001
s»_ Giai đoạn thứ hai từ 27/6/2001 đến 5/10/2001 (43 phiên)
Giá cổ phiếu giảm trong nhiều phiên, xu hướng giá đi xuống thể hiện nhanh và mạnh Chỉ số VNI vào cuối giai đoạn này chỉ còn 203,12 điểm, giảm 367,89 điểm so với thời điểm cao kỷ lục Giá của các loại cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, mức biến động mỗi phiên khá lớn Cán cân cung câu trên thị trường chênh lệch hẳn về phía cung, xu hướng bán ra cổ phiếu niêm yết để tránh rủi ro càng làm nhà đầu tư lo lắng Diễn biến thị trường trong giai đoạn này đã giúp cơ quan quản lý thị trường cũng như nhà đầu tư tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức quý báu
e_ Giai đoạn thứ ba từ 8/10/2001 đến 31/12/2001 (37 phiên)
Giá cổ phiếu dẫn dần bình ổn cùng với việc gia tăng số lượng cổ phiếu niêm yết
Trong giai đoạn này, phương pháp xác định giá của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên theo quan hệ cung cầu trên thị trường đã thực hiện thay cho việc ấn định
giá trần Tuy vậy, vào cuối giai đoạn này xu hướng giảm giá đã quay trở lại do mức
cầu yếu đi Chỉ số VNI cuối giai đoạn này là 235,40 điểm Số lượng công ty tham gia niêm yết cổ phiếu tăng gấp đôi so với cuối năm 2000 đã góp phần cơ bản giải
quyết được vấn đề hàng hoá của thị trường
Nhìn chung trong cả năm 2001, hoạt động giao dịch trên thị trường ngày càng trở
nên sôi động Nếu như năm 2000, với lại 5 loại cổ phiếu niêm yết, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên chỉ đạt 1,36 tỷ đồng thì trong năm 2001, với số cổ phiếu tăng gấp đôi, con số này là 6,11 tỷ đồng Tỷ lệ luân chuyển khối lượng cổ phiếu trên thị
trường trong năm 2000 và 2001 tương ứng là 12,3% và 44%, thể hiện mức giao dịch
tăng rõ rệt Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn đâu chủ yếu mang tính chất đầu cơ ngắn hạn, việc mua bán chủ yếu dựa trên các yếu tố cung câu, tin đổn làm cho tâm lý người đầu
tu dé bi dao động Chính vì vậy, việc tăng hoặc giảm của một loại cổ phiếu dễ dàng tác động đến các loại cổ phiếu khác, kéo theo sự tăng hoặc giảm của cả thị trường,
có khi trong một thời gian dài
Năm 2002 là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán, chỉ số giá
chứng khoán VNI vào thời điểm cuối năm là 183,33 điểm, tiếp tục giảm 22% so với thời điểm cuối năm 2001 Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 1.080 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2001, nhưng giao dịch cổ phiếu chỉ đạt 960 tỷ đông, giảm 0,5% so với năm 2001 Cũng trong năm 2002, số phiên giao dịch trong tuần đã được tăng lên 5 phiên một tuần bắt đâu từ ngày 1/3/2002 Bên cạnh khối lượng và
Trang 16
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
chủng loại hàng hoá được cải thiện đáng kể, việc cho phép áp dụng hình thức giao
dịch thoả thuận đối với cổ phiếu đã góp phần làm cho giao dịch trên thị trường ngày
càng sôi động hơn Tổng số đã có 236 phiên giao dịch với giá trị giao dịch bình
quân phiên khoảng 3,339 tỷ đồng
Năm 2002 thị trường trái phiếu đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đẩy mạnh tốc độ huy động vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế Trái phiếu Chính phủ có
thêm một chủ thể phát hành bên cạnh Kho bạc Nhà nước - đó là Quỹ hỗ trợ phát
triển , một tổ chức thuộc Bộ tài chính Tuy nhiên, tính thanh khoản của trái phiếu vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy, chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân Hầu hết các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn là các tổ chức với số lượng còn khá khiêm tốn, thực tế năm 2002 đối tượng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ vẫn chủ yếu là các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thương mại
Thị trường chứng khoán năm 2003 vẫn diễn biến theo chiểu hướng xấu Nhiều giải pháp kỹ thuật đã được đặt ra như tăng số lần khớp lệnh trong một phiên lên 2 lần,
giảm tỷ lệ ký quỹ xuống 70%, chia nhỏ lô giao dịch từ 100 xuống 10 cổ phiếu, áp
dụng lênh ATO và cho phép đặt lệnh huỷ, kéo dài thời gian giao dịch thoả thuận
Bên cạnh đó HSTC cũng đã tổ chức tuần lễ chứng khoán khá rầm rộ nhưng kết quả
thu được cũng không mấy khả quan Tính đến ngày 28/7/2003 đã có 143 phiên giao
dịch được thực hiện với tổng giá trị giao dịch 234 tỷ đồng, giá trị giao dịch trung
bình 1,641 tỷ đồng/phiên Chỉ số VNI ngày 28/7/2003 chỉ còn 148,8 điểm, giảm gần
19% so với thời điểm cuối năm 2002 Các cổ phiếu đang ở mức PE rất thấp cũng không thu hút được nhà đầu tư
Trong giai đoạn tiếp theo của thị trường, TTCKVN tuy còn nhiều khó khăn nhưng
cũng đã có những nhân tố thuận lợi Thị trường đã qua giai đoạn “chập chững”, dân
đi vào thế ổn định, công chúng đầu tư bước đầu đã làm quen và ý thức được hoạt
động đầu tư của mình Khung pháp lý đang được hoàn chỉnh cho phù hợp với thực tiễn thị trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác Công tác tạo hàng hoá cho
thị trường có những thuận lợi hơn do nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn và đặt biệt có nhiều chủ trương, chính sách thơng thống của Nhà nước liên quan đến tạo
vốn cho doanh nghiệp Nhà nước (phát hành trái phiếu Chính phủ, cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) Cơng tác quản lý, vận hành thị trường đã đi vào nể nếp có nhiều cải tiến và từng
bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn Chính phủ cũng
Trang 17
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kừm Ly
TTCKVN giống như rất nhiều thị trường chứng khoán mới nổi khác ở một số yếu tố
như: mức độ biến động giá lớn, tính thanh khoản chưa cao, các quy định pháp lý còn
chưa ổn định Tuy nhiên, TTCKVN vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn những cơ hội
kiếm được lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư Đây là thời điểm rất phù hợp để xem xét việc đầu tư vào TTCKVN Hãy đừng bỏ lỡ những cơ hội
Trang 18
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1 Dac điểm:
So sánh với những thị trường hàng hóa khác, TTCK có những đặc điểm sau đây:
e_ Đối tượng giao dịch của TTCK là các loại cổ phiếu, trái phiếu Trong khi đó
đối tượng giao dịch của thị trường hàng hóa nói chung là những hàng hóa có
giá trị sử dụng không giống nhau Cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường
chứng khoán thực hiện nhiều chức năng khác nhau: vừa dùng để huy động vốn, giải quyết vấn để thiếu vốn, vừa có thể dùng để đầu tư, đem lại lợi ích
cho nhà đầu tư, đồng thời nó còn dùng để bảo đảm giá trị, tránh được hoặc giảm bớt những tổn thất do giá trị hàng hóa cao, do đồng tiền bị mất giá gây
nên
e Giá cả của chứng khoán trên TTCK có quan hệ mật thiết với mức lãi suất Trong khi giá cả hàng hóa của thị trường hàng hóa chỉ là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó
e Mức rủi ro trên TTCK là tương đối lớn, những nhân tố ảnh hưởng cũng hết
sức phức tạp, mang tính biến động Trong khi đó rủi ro trên thị trường hàng
hóa là rất thấp, thực hiện dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá, có ít biến
động, mang tính khả đoán cao
2 Cơ cấu:
2.1 Thị trường chúng khoán chính thúc:
Hay còn gọi là thị trường chứng khoán tập trung, là thị trường hoạt động theo đúng các quy luật pháp định, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu Thị trường này có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt và giá cả được tính theo
thể thức đấu giá công khai có sự kiểm soát của Hội đồng chứng khoán Thị trường
chứng khoán chính thức chủ yếu được thực hiện bằng các sở giao dịch chứng
khoán ~
2.2 Thị trường chứng khoán phi chính thức:
Hay còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán chứng
khốn bên ngồi Sở giao dịch chứng khốn, khơng có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán ở Sở giao dịch chứng khoán
Ở đây không có sự kiểm sốt từ bên ngồi (Hội đồng chứng khốn), khơng có
Trang 19
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Tran Thuy Kim Ly
Xét về quá trình vận chuyển, vận động của chứng khoán, thị trường chứng khoán được chia thành:
e_ Thị trường sơ cấp (Primary market):
Thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, là nơi diễn ra hoạt động mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu Nguồn vốn cung ứng chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành
e_ Thị trường thứ cấp (secondary market):
Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán
tiếp theo sau lần mua bán đâu tiên Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường
mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng khoán Hai thị trường này có quan hệ mật thiết với nhau Nếu không có thị trường sơ cấp
thì sẽ không có chứng khốn lưu thơng trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu
không có thị trường thứ cấp thì việc trao đối các chứng khoán thành tiền gặp phải
khó khăn, khiến cho các nhà đầu tư không tích cực trong việc mua bán chứng khoán Do đó thị trường sơ cấp sẽ bị thu hẹp lại, hạn chế khả năng huy động vốn
cho nền kinh tế
Việc phân biệt hai thị trường này chỉ mang tính chất tương đối Thực tế cho thấy thị
trường chứng khốn khơng có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp, đâu là thị
trường thứ cấp Tức là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa
có giao dịch của thị trường thứ cấp, vừa có việc mua bán các loại chứng khoán mơi
phát hành, vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại
3 Vai trò:
TTCK là hình thái tổ chức thị trường cấp cao trong nền kinh tế thị trường Ngoài ra, nó còn là cơ chế quan trọng trong việc phân bổ có hiệu quả và hợp lý các nguồn
vốn trong nền kinh tế thị trường Lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới đã chứng
minh TTCK không những nhanh chóng thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu
TTCK trong nền kinh tế thị trường có những vai trò chủ yếu sau đây:
Trang 20
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thuy Kim Ly
e TTCK 1a noi huy động vốn: TTCK có tác dụng quan trong trong việc điều
tiết xu hướng đầu tư, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và phân bổ hợp lý các nguôn vốn hiện có TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết
kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, như một nam châm thu hút nguồn vốn từ
nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền
kinh tế Nhờ có TTCK mà các nhà trung gian, môi giới, các nhà bảo lãnh cổ
phiếu của các đơn vị kinh tế có thể phát hành và bán rộng rãi trong công
chúng để huy động vốn Các nguồn vốn được bảo đảm và sử dụng lâu dài
Công việc kinh doanh có hiệu quả, cổ phiếu càng có giá
e TTCK là công cụ, phương pháp và cơ chế của Chính phủ trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô, có ý nghĩa quan trong đối với việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
e TTCK là nơi cung cấp mọi thông tin cần thiết về nền kinh tế, về các loại cổ
phiếu, chứng khoán cũng như khả năng sinh lợi của chúng, có ý nghĩa quan
trọng trong việc để ra các quyết sách kinh tế vi mô và vĩ mô
e TTCK có thé phan ánh một cách khách quan tình trạng nợ kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế hơn
Thông qua TTCK, các daonh nghiệp mới có thể phát hành, đem bán các cổ
phiếu, trái phiếu của họ
Sự tăng giá của các cổ phiếu, trái phiếu ở một công ty cho thấy sức cạnh tranh của công ty là rất mạnh, công ty có đầy triển vọng kinh doanh trong tương lai, có sự
phân phối lợi nhuận tương đối cao Ngược lại, nếu giá các cổ phiếu, trái phiếu hạ
thấp thì là nhà đầu tư đã giảm lòng tin đối với các công ty Vì vậy TTCK trong quá
trình vận hành đã phản ánh khách quan thực trạng kinh doanh, viễn cảnh phát triển,
thực lực vốn và sức cạnh tranh trên thị trường của một công ty, doanh nghiệp
Ngoài ra, luật lệ của TTCK là bắt buộc các công ty tham gia vào thị trường này
phải công bố công khai các báo cáo cân đối tài chính, kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm trước công chúng Qua đó mọi người có thể đánh giá một cách chính xác được thực trạng của công ty
e TTCK - nguồn thu hút vốn từ nước ngoài: TTCK là nơi các nhà đầu tư nước
ngoài theo dõi và nhận định hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước TTCK còn tạo môi trường thích hợp để các nhà đầu tư nước
ngoài đâu tư một cách dễ dàng Họ chỉ cần bỏ vốn vào thị trường này để mua
cổ phiếu hoặc cộng tác với các doanh nghiệp trong nước thành lập công ty cổ phần, rồi đem bán cổ phân trên thị trường Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước
Trang 21
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
e TTCK là công cụ đảm bảo tính thanh khoản: Việc mua bán cổ phiếu hay
chứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo thêm nguồn vốn mới cho đơn vị kinh doanh mà chỉ đơn giản là thay đổi quyển sở hữu đối với cổ phiếu hay
chứng khoán Thị trường này có vai trò kinh tế quan trọng là đảm bảo tính thanh khoản
e TTCK điểu kiện tiển để cho quá trình cổ phần hóa: Cổ phần hóa là quá trình chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, đòi hỏi phải có
TTCK hay nói cách khác là công ty chứng khốn và cơng ty cổ phần như
hình với bóng Chỉ có thông qua TTCK thì Nhà nước mới có thể thực hiện
được cổ phần hóa đối với bất cứ doanh nghiệp nào Vì TTCK là nơi tập trung được toàn bộ quan hệ cung cầu về vốn, là nơi tập trung các nhà đầu tư
4 Các nguyên tắc hoạt động:
Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ
cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của
minh cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo
_ các mục tiêu của mình Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo
phương thức đấu giá
Nguyên tắc công bằng: Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và
trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó
Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hóa trừu tượng nên TICK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt Theo luật định, các tổ
chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường
xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các
công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan
Nguyên tắc trung gian: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được
thực hiện thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị
trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các
nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng
Trang 22
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Tran Thuy Kim Ly
hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình
Trang 23Phân tích chứng khoán GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Tran Thuy Kim Ly DHAN Me
PHAN TICH CAC CHI SO CHUNG KHOAN
Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích chứng khoán được sử
dụng rất phổ biến Các nhà đầu tư theo cách tiếp cận này thường quan tâm nhiều tới các thông số cơ bắn của một công ty như tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, từ đó rút ra những kết luận về giá trị thực tế của cổ phiếu Sau đó bằng cách so sánh thị giá cổ phiếu với giá trị thực tế đó nhà đầu tư quyết định có nên mua hay
không
Điều mà nhà phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam chính là cho rằng giá trị thực
của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính như: khả năng
phát triển; rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở
dưới hay vượt quá giá trị thực
Một chiến lược đầu tư thường dựa vào những giả thiết như:
"_ Mối qua hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được
= Mi quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài
=_ Các sai lệch của mối quan hệ này sẽ được điều chỉnh khi thích hợp
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản Một số nhà phân tích thường sử
dụng phương pháp chiết khấu dòng tiên mặt để xác định giá trị của công ty, trong
khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E) Khi những nhà phân
tích này nắm giữ một số lượng lớn các cổ phiếu đang ở dưới dạng giá trị trong mục
đầu tư nghĩa là họ đang nuôi hy vọng danh mục đâu tư này sẽ đem lại một số mức
lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các chỉ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng
khoán Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính
chung của các doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro
mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so
sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh Việc sử dụng các
chỉ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra chỉ phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn Ngoài ra, việc phân tích các chỉ số tài chính cũng như chỉ số chứng khoán, cho phép các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó
Trang 24
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
CHƯƠNG I: PHAN TÍCH CƠ BAN
FJ Cae chi 6 tai chinh trong dau tư chuing khoan: 1) Chỉ số khả năng thanh toán:
Tính thanh khoản của tài sản, phụ thuộc mức đo dễ dàng chuyển đổi tài sản thành
tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ Việc xác định khả năng thanh toán là quan
trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty Do vậy, sử dụng chỉ số thanh
toán được xem như là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty, Trong thực tế,
chỉ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là chỉ số khả năng thanh toán hiện tại và
khả năng thanh toán nhanh
1.1 Chỉ số khả năng thanh toán hiện tại:
Là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, chỉ số này cho
thấy mức độ an tồn của cơng ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh tốn các khồn nợ ngắn hạn Chỉ số khả năng thanh toán = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
1.2 Chỉ số khả năng thanh toán nhanh:
Là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả
năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tổn kho và tài sản kém tính thanh khoản Chỉ số khả năng thanh toán nhanh =_Tài sản lưu động -Hàng dự trữ Nợ ngắn hạn 2 Nhóm chỉ số hoạt động:
Các chỉ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt
nếu có nhu cầu phát sinh Bao gồm các chỉ số thu nợ trung bình, chỉ số thanh toán
trung bình, chỉ số hàng tổn kho
Trang 25
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
2.1 Chỉ số thu hồi nợ trung bình:
Biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó
phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt
Kỳ thu hồi nợ trung bình= _— —— Các khoản phải thu _——
Doanh số bán chịu hàng năm / 360 ngày
2.2 Chỉ số thanh toán trung bình:
Biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ảnh mối tương quan giữa
các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm
Thời hạn thanh toán trung bình =— Các khoản phải trả — _— Tiền mua chịu hàng năm / 360 ngày
2.3 Chỉ số hàng tôn kho:
Biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, chỉ số này cho thấy khả
năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém linh hoạt Chỉ số hàng tồn kho = Giá trị hàng đã bán tín] , Giá trị hàng tồn kho trung bình
3 Chỉ số nợ của công ty:
Phan ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động
và luồng thu nhập thông qua chỉ trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn Tình trạng nợ công ty thể hiện qua các chỉ số như:
3.1 Chỉ số nợ:
Trang 26
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
3.2 Chỉ số thu nhập trả lãi định kỳ:
Việc tìm xem một công ty có thể trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và
người ta đã sử dụng chỉ số thu nhập trả lãi định kỳ Chỉ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi - EBIT) để trả lãi của một công ty, chỉ số này cho thấy công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả lãi
đến mức độ nào Thông thường chỉ số này càng cao, khả năng thanh toán lãi càng
lớn
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT
Chi phí trả lãi hàng năm
4 Chỉ số hiệu quả sỉnh lợi:
4.1 Chỉ số tổng lợi nhuận:
Cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp Chỉ số tổng lợi nhuận = Doanh số — Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua Doanh số bán
Trong thực tế muốn xem các chỉ phí này có cao quá hay không là dem so sánh chỉ
số tổng lợi nhuận của một công ty với chỉ số của các công ty cùng ngành Nếu chỉ
số này của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, công ty cần phải có những giải
pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào
4.2 Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Chỉ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn
bẩy hoạt động mà công ty đã đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh
của mình Chỉ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu
về bao nhiêu thu nhập trước thuế
Trang 27
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
4.3 Chỉ số lợi nhuận ròng:
Phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với doanh thu của nó Trong thực
tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành
thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có chỉ số lợi nhuận cao hơn Chỉ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng Doanh thu
FIA Dhan tich cae chi số chuing khoan:
1) Chỉ số thụ nhập trên d4u tu (ROI — Return On Investment):
Được sử dụng để xác định mức dộ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu
và tổng tài sản Mục đích của việc sử dụng chỉ số này là để so sánh cách thức tạo
lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao
ROI = Thu nhap rong
Tong tai san
2) Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS — Earning Per Share):
EPS nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đóng góp Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ảnh hoàn toàn tình hình nội bộ của
công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp
vốn chứ không phải từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu của công ty trên thị trường
chứng khoán Chỉ số EPS càng cao, công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại Lợi nhuận ròng — Cổ tức ưu đãi EPS = Số lượng cổ phiếu
Ví dụ: nếu đạt 4000 đồng trên một cổ phần, điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi
_ nhuận là 4% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) Như vậy, nếu một công ty chi dat EPS khoảng 8 - 9% một năm, chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng, vậy ta có nên mua không? Đó là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm và cần nhắc trước khi có quyết định đầu tư Giả sử nếu ta mua, có hai trường
hợp xảy ra:
Trang 28
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
e_ Nhà đầu tư biết và hy vọng trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận do nhiễu
lý do: công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản phẩm mới,
nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn Đây là quyết định phản ánh mức thực tế của công ty
e Nhà đầu tư thấy rằng trên thị trường chứng khoán, tâm lý các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều đến việc mua cổ phiếu công ty này, có thể có lý do là
công ty được ưa chuộng, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hiện
nay
Nói tóm lại, nếu công ty đạt được mức EPS từ 15 - 35% là tỉ lệ tương đối phổ biến
tại Việt Nam, nó phản ảnh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá vốn chấp nhận được của thị trường vốn
Tên công ty năm 1999 EPS (đồng) EPS (%)
Công ty CP Văn hoá Phương Nam 24.500 24,5 Công ty bánh kẹo BIBICA 50.800 50,8
Céng ty CP SACOM 21.000 21
Cong ty CP REE 5.300 5,3
3) Chi sé gid tri tai san thudn NAV (Net Asset Value):
Chỉ số này có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông Từ đó nhà đâu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái vẻ bên ngoài và cái bản chất thật bên trong của công ty Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay Các nguồn vốn này tạo cho công
ty các tài sản: máy móc thiết bị, nhà xưởng, và các tài sản lưu động khác
phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Do đó, có lúc công ty có
vốn cổ đông thấp nhưng tài sản thể hiện bên ngoài lớn, chưa chắc đó là tài sản hình
thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là giá trị tài sản thuân của công ty, giá trị này chính là chỉ số
NAV
Giá trị tài sản thuân NAV bao gồm: vốn cổ đông là vốn hình thành từ lợi nhuận để lại Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share
Premium) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng
Trang 29
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
e Giả sử công ty cổ phần có mệnh giá 100.000 đồng mà NAV là 120.000 đồng chẳng hạn, có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn
lợi nhuận để lại phát hành chênh lệch Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phần với
giá 120.000 đồng, nhưng họ vẫn phải trả tiên mua đúng với giá trị thật trên số sách
e_ Nếu NAV là 120.000 đông, nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao, nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong đợi lợi nhuận gia
tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa
trong thời gian tới
e Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục
giảm NAV, vậy ta có quyết định mua với giá 120.000 đồng cao hơn hay
không? Đây là quyết định khó khăn và rủi ro nhất, nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh thông tin chính xác vé công ty tương lai để quyết định Ở đây chỉ có một nguyên
tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đó là “lợi nhuận cao thì rủi ro
cao”
Tóm lại, NAV là thước đo khó khăn nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là vấn để lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả
năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty
4) Chỉ số thu nhập trên vốn cé phan (ROE — Return On Equity): Phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông Chỉ số này thừơng được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường Thông thường, chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì chỉ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận
của công ty khi đem so sánh với chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty
khác
ROE = Lợi nhuận rong
Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình
Làm thế nào để nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lời của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư vào công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?
Trang 30
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trân Thụy Kim Ly
Như đã để cập ở trên về chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả
năng sinh lời của công ty trên một cổ phân mà nhà đầu tư mua vào Chỉ số này chưa
phản ánh một cách chính xác kha năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ đơng mà
vốn này ngồi vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận
để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành phản ánh khá chính
xác các khả năng đó chính là ROE trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán (từ tháng
1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phân thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sẵn ròng vào lúc đầu niên độ kế toán
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để nhà đâu tư đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được tạo ra bao nhiêu đồng lời Từ đó nhà đầu tư có cơ sở
tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng ngành
nghề với nhau
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn
vay (vì nếu vay nhiều phải trả lãi nhiều và giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:
e Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng
10% năm) thì mức độ đánh giá tương đối, ta hãy xem lại khả năng sinh lời
của công ty này, vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức độ này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng cả, vì lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng Tất nhiên chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân
hàng
e© _ Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng, ta nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có tiểm năng tăng tỷ lệ này hay không trong
tương lai Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể
vay và công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi vay cho khoảng vốn vay này
Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty Vì vậy, cân đối vốn vay và vốn cổ
đông cũng là bài toán quản lý của cơng ty
e©_ Ngoài ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng
Trang 31
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hang SVTH: Trần Thụy Kim Ly
nói ở trên ROE của công ty càng cao, có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng
mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của các công ty khác sẽ bị giảm xuống 5) Chỉ số giá trên thu nhập P/E (Price/ Earning):
Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó Chỉ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price — PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) P/E= PM EPS
Trong đó giá thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và chỉ số này thường được công bố trên báo chí
Nếu hệ số P/E cao, điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
trong tương lai Cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn
hoá thị trường thấp, dự đốn cơng ty có tốc độ tăng trung bình và sẽ trả cổ tức cao
Chỉ số P/E được dùng khá phổ biến, rất có ích cho việc định giá cổ phiếu rẻ hay
đắt
P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng nhiều do người đầu tư dự kiến công ty sẽ tăng trưởng nhanh; cổ tức sẽ tăng cao trong tương lai và ngược lại Mặt khác, nhà
đầu tư có thể mua với P/E cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao, lúc
đó P/E lại thấp Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi lợi nhuận càng cao, thi chỉ số P/E càng thấp
Ví dụ: lợi nhuận năm 1999 của công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ đồng, P/E là 3,4 ; lợi
nhuận năm 2000 là 14,5 tỷ P/E là 2,9 Nhà đâu tư mua cổ phiếu với P/E 1a 3,4 lần
so với lợi nhuận là 12,7 tỷ của năm 1999 Nếu năm 2000 lợi nhuận của công ty là 14,5 tỷ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì P/E sẽ giảm nữa
Trang 32
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
Giả sử người đầu tư có cổ phiếu Z không được giao dịch sôi động trên thị trường,
vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý??? Ta chỉ cần nhìn vào chỉ số P/E được công bố với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu Z„ sau đó nhân thu nhập
của công ty với chỉ số P/E cho ta giá của loại cổ phiếu Z đó
Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi nay, ờ đây có hai trường hợp
xảy ra:
- Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro cao, do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được
- Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là
công ty có giá như công ty REE (13), SAM (11)
Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường Theo xu hướng trên thị trường
chứng khoán các nước công nghiệp trên thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp
nhận các chỉ số P/E cao (khơng kể tập đồn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính
chứng khốn, cơng nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản
xuất công nghiệp kỹ thuật cao
Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì chỉ số P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực
khác có thể dưới 10
Tuy nhiên, ta hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là
lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng
cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật
nhiều hơn
6) Phân tích chỉ số Yield (Tỷ suất đầu tư):
Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phần): là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?
Đây là chỉ số, dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty, với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông
nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào
Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đâu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, có 2 trường hợp sau:
“ Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để
Trang 33
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
nhiều đến Yield Lúc này Yield không có ý nghĩa gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích
mối quan hệ giữa Yield và EPS Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty
sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp
P/E giảm Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn
" Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài, tất nhiên họ sẽ quan tâm
tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý Lúc này chỉ có cổ tức họ thu
được Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm
Khi công ty chia cổ tức cao nghĩa là không cân sử dụng lợi nhuận để lại, có thể là do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bảo hoà Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới, đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy
vọng sẽ tăng giá của mình trong tương lai
Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu Ví dụ như công ty điện lạnh REE từ ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh giá cổ phần
(100.000đ) trong khi đó tăng giá cổ phiếu là 135% có nghĩa tăng 4,7 lần Do vậy,
đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường, điểu quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn, có nghĩa trong Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức, họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều
Trang 34
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kừn Ly
FIZ Chi s6 on index - phutong phap tinh va diéu chinh:
Chỉ số chứng khoán Việt Nam ký hiệu là VN - Index Chỉ số này xây dựng căn cứ vào giá thị trừơng của tất cả các cổ phiếu được niêm yết Với hệ thống chỉ số này,
nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát VNIndex được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Pu: Giá hiện hành của cổ phiếu ¡
Q¡: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu ¡ Poi: Giá của cổ phiếu ¡ thời điểm gốc
Qo¡ Khối lượng của cổ phiếu ¡ tại thời điểm gốc Các trường hợp điều chỉnh và cách điều chỉnh:
* Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến
hành tăng vốn, hệ số chia sẽ điều chỉnh như sau: Do * Vi Di= Vi-AV Trong đó: D1: Hé số chia mới Do: Hệ số chia củ
V¡: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu
% Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới
sẽ được tính như sau: Do* Vi
Di=
Vit AV
Trang 35Phân tích chứng khoán GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Tran Thuy Kim Ly
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều
phương pháp để tính và dự đoán giá cổ phiếu Sau đây là 3 phương pháp có thể áp
dụng được trong điều kiện hiện tại của thị trường chứng khốn Việt Nam Ngồi ra,
để đơn giản hoá vấn để, chúng ta sẽ lấy giá cao nhất trong các giá cổ phiếu tính
theo phương pháp trên làm giá trị thực của cổ phiếu được phân tích
1) Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu
nhập:
Phương pháp định giá luồng thu nhập được dựa trên một nguyên lý cơ bản là “tiền
có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một
đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh
lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác Do đó, giá trị của doanh
nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng
một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó
Do vậy, phương pháp này có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là: luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập
đó và thời hạn tổn tại dự tính của doanh nghiệp Phương pháp này được áp dụng
phổ biến ở những nước mà thị trường chứng khoán phát triển mạnh, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình
tài chính và rủi ro của doanh nghiệp Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt
Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đẩy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì
ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn cho việc
ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: tình
hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với dự báo chỉ tiết luồng tiển dài hạn ra, vào
công ty Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết
Công thức được điều chỉnh sẽ là:
Trang 36
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
2 3 4 3
P=P +E/(1 +r) + Ez⁄(1+r) + E1 +r) +E⁄(1 +r) + Es⁄(1 +r)
2) Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp hệ số P/E:
Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã
phát triển Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ Thông thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề va đã
được giao dịch trên thị trường Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt
Nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và thị trường chứng khoán chưa phát triển
Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8 - 15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt
và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường
không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết về công ty Khi tất cả các cổ
phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của nó thì phần bong
bóng sẽ vượt quá phần thực tế và nhất định nó có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển
3) Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh:
Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém
hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó
Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty Giá cổ phiếu của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:
Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế
Giá cổ phiếu =
Tổng số cổ phiếu định phát hành
Phương pháp này thông thường được tính toán giá tham chiếu và so sánh Ở Việt
Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các doanh nhiệp nhà nước thực
hiện cổ phần hoá Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính
xác tới đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người
đầu tư mua cổ phiếu, tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả
Trang 37
Phân tích chứng khoán
GVHD: Tran Thi Thanh Hang SVTH: Trần Thụy Kim Ly
Trong các doanh nghiệp cổ phân hoá ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có
một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các doanh nghiệp
nhà nước cổ phân hoá được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất
Quan sát cho thấy, quyển sử dụng đất trong các doanh nghiệp nhà nước được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải hiện tượng cá biệt Hơn thế nữa, trong nhiều doanh nghiệp, quyền sử dụng đất là một tài sản có
giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty Chúng ta
sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong quá trình định
giá của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá bằng cách nhân tổng giá trị tài sản
ròng của công ty lên 2 lần Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử
dụng một cách máy móc những con số ghi trên báo cáo tài chính năm 1999 và năm
2000 được công bố của các công ty niêm yết, ta có thể tính toán được giá trị cổ
phiếu của các công ty Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thị giá cổ phiếu vẫn chưa thể hiện hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả
tính toán nêu trên
Những yếu tố mà ta cần phải tính đến khi phân tích và tính giá cổ phiếu của một công ty bao gồm:
- _ Độ tin cậy của số liệu
- Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như: tình hình thị trường và triển vọng của công ty ( điểu này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến thời hạn hoạt động của công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính
chiết khấu luồng thu nhập)
- - Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản
phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO
Trang 38
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DỰA TRÊN PHẦN
MEM META STOCK
Giả định cơ bản của phân tích cơ bản là lịch sử sẽ lặp lại, tức là biến động giá của
cổ phiếu trong quá khứ có xu hướng lặp lại Kết quả là các nhà phân tích kỹ thuật
tìm cách dự báo giá chứng khoán bằng các nghiên cứu hoạt động giao dịch trong
quá khứ mà trước tiên là biến động giá Nghiên cứu cơ bản thường dẫn tới kết quả
giá trị của một cổ phiếu khác xa so thị trường của nó Vì sao? Trước tiên, việc xác
định giá đó không được biết đến hoặc không được công nhận rộng rãi Giá trị chỉ là
tương đối và chỉ thay đổi theo sở thích chung Mọi người mua và bán chứng khoán tuỳ thuộc vào hy vọng, tính mạo hiểm, khả năng và nhu cầu của họ Vì vậy, đối với
giá cả trạng thái tỉnh thần của con người có ảnh hưởng tương đương so với các yếu tố cơ bản và kinh tế Các nhà phân tích kỹ thuật cố gắng xác định các xu hướng và những điểm thay đổi quan trọng Xu hướng xuất hiện khi thông tin được thị trường
dự báo tăng giá không hợp lý và thị trường giảm giá mạnh Những dạng biến đổi
này có xu hướng diễn lặp lại ở nhiễu thị trường khác nhau và ở những thời điểm
khác nhau
Những đồ thị về giá cho ta biết hai điều Một là, chúng chỉ cho ta một cách khách quan tổng thể các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức) đã làm những
gi voi tiền của họ: mua, bán hoặc giữ nguyên.hai là, chúng chỉ cho ta thấy một số
diéu về những gì mà người đầu tư dự đóan về tương lai, họ hy vọng hay sợ những
điều mà họ dự tính sẽ không diễn ra Công cụ mà người phân tích kỹ thuật sử dụng
1a dé thi
Hiện nay, tại Việt Nam các nhà đầu tư chứng khốn phần đơng trong số họ là sử
dụng phân tích cơ bản, để mua hay bán cổ phiếu Mọi người chưa am hiểu hết công
cụ phân tích kỹ thuật, họ chỉ muốn mua bán cổ phiếu giao dịch một cách nhanh
chóng để thu được lợi nhuận Vì phân tích kỹ thuật phải dựa vào một quá trình phân tích lâu dài Nhưng nó sẽ mang lại cơ hội và lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, do sử
dụng các đữ liệu ở quá khứ để tiến hành phân tích giá cổ phiếu cho tương lai
Sơ đồ cây nến sẽ được trình bày ở phần dưới đây đã được ứng dụng rộng rãi ở các
thị trường lớn: Nhật, Mỹ và một số thị trường khác Vì tính hiệu quả của nó, sơ đỗ
cây nến cho thấy giá trị của phương pháp phân tích thông tin về giá cổ phiếu Điểm
thuận lợi của sơ đổ này so với các sơ đồ khác là mức độ và sự đa dạng của mô hình
đảo chiều và mô hình kéo dai
Trang 39
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kim Ly
J Qiải thích một số thuật ngữ trong sở đồ cây nến:
Cây nến trắng: giá đóng cửa của phiên giao dịch cao hơn giá mở cửa Đó là dấu hiệu đầu cơ làm cho giá cổ phiếu tăng lên Lúc này có “cầu” xuất hiện, nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao để mua Giá cổ phiếu bị đẩy lên do “cầu” vượt xa “cung” Tính tham lam thúc ép những nhà đầu tư mua cổ phiếu với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng lên tới đỉnh điểm
Giá trần
| _ Giá đóng cửa
Gniái sàn
Cây nến đen: giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang bị mất một số tiền khi đang nắm giữ cổ phiếu Lúc này người bán lo sợ, họ bán hàng loạt cổ phiếu ra thị trường, điểu này làm cho giá cổ phiếu đó trên thị
trường giảm đi Lúc này thị trường trở nên u ám, tạo ra một lượng cung lớn Giá trần Giá mở cửa Giá đóng cửa Gid san
Top reversal: khi gid cổ phiếu đang ở giai đoạn đỉnh điểm, nó sẽ bắt đầu đảo chiều, rồi đi xuống từ từ Được gọi là đảo chiều từ trên xuống
Bottom reversal: khi giá cổ phiếu đang ở giai đoạn giá giảm ở mức thấp nhất, nó sẽ bắt đầu đảo chiều, rồi tư từ giá tăng lên lại Được gọi là đảo chiều từ dưới lên
Sideway trend: khuynh hướng giá chững lại
LÍ) | |
Pod I |
Top reversal Bottom reversal
Trang 40
Phân tích chứng khoán
GVHD: Trần Thị Thanh Hằng SVTH: Trần Thụy Kừm Ly
Shooting Star: giá lên đến đỉnh điểm rồi lại từ từ đi xuống, mức giá ở đỉnh điểm là
Shooting Star Ở giai đoạn này, thị trường đang ở xu hướng đi lên Khi đó nhà đầu
tư giữ lấy cổ phiếu không bán ra Đến một khoảng thời gian sau, người bán mới quyết định bán để có lợi nhuận
A Lỗ trống
P| co
Cây nến shooting star màu đen là tăng đầu cơ giá giảm lên
Hammer: giá đang ở mức thấp nhất rồi theo chiểu hướng đi lên từ từ, mức giá thấp
nhất ở giai đoạn này là Hammer Lúc này nhà đầu tư bán cổ phiếu, rồi sau đó mua nó trở lại với giá thấp hơn, đây là cách hưởng lời từ khuynh hướng giá giảm
an Py |
đ T
Doji: miêu tả giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau
Resistance line (Mức kháng cự): là một đường mà tại đó xác định được giá cổ phiếu tăng tối đa so với những giai đoạn trước đó Lúc này phát sinh người mua
nhiều hơn người bán Vào thời điểm này, nếu nhà đầu tư xác định được điểm cao nhất trên đường vẽ này họ sẽ bán cổ phiếu ra để kiếm lợi nhuận cao nhất
Vì khi giá cổ phiếu lên đến mức giới hạn, nó sẽ tự động đi xuống, như là một
khuynh hướng đảo chiều Để vẽ được đường này dựa vào mức giá cao nhất từ trước tới nay