TRƯỜNG THPT BC PHAN BỘI CHÂU KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN THI: VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Tóm tắt tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn . Câu 2 (3.0 điểm) Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên? II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Học sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3b). Câu 3a . Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD, trang 89 ) Câu 3b . Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. --------------- HẾT -------------- TRƯỜNG THPT BC PHAN BỘI CHÂU KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN THI: VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) a) Yêu cầu về kiến thức HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: Con của nhà chủ quán Hoa là thằng bé Thuyên bị bệnh lao. Có người mách cho bài thuốc là ăn máu tươi của người sẽ khỏi bệnh. Lão Hoa dành dụm tiền mua chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù cho con ăn. Sáng sớm hôm sau, trong quán trà, mọi người bàn bạc về cái chết của người tử tù Hạ Du và kết luận: đó là một kẻ làm giặc, kẻ điên. Rồi thằng bé Thuyên cũng chết. Đến tiết Thanh minh, mẹ của bé Thuyên và mẹ Hạ Du đều đến viếng mộ con. Thấy một vòng hoa đặt trên mộ con, mẹ của Hạ Du rất ngỡ ngàng. Trước đây bà không hiểu, bây giờ bà lờ mờ hiểu rằng đường đi của con mình là đúng và được người khác đồng tình. Hình ảnh Hạ Du- tinh thần cách mạng sẽ còn sống mãi như hoa vẫn tươi trên ngôi mộ chàng. b) Cách cho điểm - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2 (3.0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: - Vào đại học, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước: Nền kinh tế ngày nay là nền kinh tế tri thức, phát triển trên nền tảng của những tri thức hiện đại về tất cả mọi phương diện; tuổi trẻ là thời kỳ tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiện đại… - Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sau khi học xong THPT, cũng phải vào đại học (Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan ) - Còn nhiêù con đường tiến thân khác (mỗi thanh niên tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình con đường phù hợp để lập nghiệp .) c) Cách cho điểm - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Câu 3 a) Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến,thí sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau: - Đây là hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu của từng người lính để tạc nên bức tượng đài tập thể mang tinh thần chung của đoàn quân. - Bốn câu thơ đầu nói về vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến. Quang Dũng, khi viết về người lính Tây Tiến, không hề che giấu những khó khăn gian khổ, chỉ có điều, những cái đó đều được nhìn bằng con mắt lãng mạn. - Bốn câu thơ sau nói tới vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Cái bi thương ở đây bị mờ đi trước lý tưởng quên mình của người lính (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”).Cái sự thật bi thảm những người lính gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân được vợi đi nhờ cách nói giảm (“anh về đất”) và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc hào hùng để tiễn đưa linh hồn những người lính Tây Tiến. c) Cách cho điểm - Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Câu 3 b) Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm ) a) Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm tự sự; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, thí sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Giải thích ngắn gọn khái niệm giá trị nhân đạo. - Phân tích những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt, cụ thể: + Một trong những biểu hiện của giá trị nhân đạo ở tác phẩm là tấm lòng nhân hậu, cảm thông đối với những con người đang lâm vào bước đường cùng tăm tối + Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm còn thể hiện ở việc: nhà văn đã miêu tả và thể hiện một cách tinh tếmầm sống tiềm ẩn, mãnh liệt của những người lao động cứ âm thầm vươn lên trong hoàn cảnh đói khổ tối tăm. + Giá trị nhân đạo của tác phẩm cũng thể hiện ở niềm tin tưởng, hy vọng của nhà văn về ngày mai tươi sáng trong cuộc đòi của người lao động + Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt, thấm đẫm trong tác phẩm Kim Lân. Ở đây, một mặt nhà văn kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống của dân tộc, mặt khác, có thêm những nét sâu sắc mới mẻ. Vợ nhặt là bài ca ngợi tình yêu thương, lòng vị tha của con người c) Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. ---------------(Hết)--------------- . BC PHAN BỘI CHÂU KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN THI: VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN. THPT BC PHAN BỘI CHÂU KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC : 2008 - 2009 MÔN THI: VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN I PHẦN CHUNG