tiểu luận kỹ năng hoạch định

32 188 0
tiểu luận kỹ năng hoạch định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới UBND huyện Hàm Yên , tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình khảo sát cho đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên ThS. Nguyễn Hữu Danh hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót mà em chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, những kết quả và các số liệu trong bài tiểu luận được thực hiện đều trung thực và hoàn toàn khách quan.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Phòng HC TC Phòng Hành chính Tổ chức UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn phòng là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước. Cho dù có thể khác nhau về tên gọi (ở một số cơ quan không có văn phòng được gọi là Phòng Hành chính hoặc Phòng HCTC). Hành chính văn phòng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong quá trình quản lý nhà nước, hành chính văn phòng vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình đó, nó được dùng để ghi chép và truyền đạt các quyết định quản lý, các thông tin từ hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý và ngược lại. Hoạch định là công cụ đắc lực cho công tác văn phòng, giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. Tạo mục tiêu và phương hướng rõ ràng, không lãng phí tài nguyên khi đi chệch quỹ đạo, định hướng và điều khiển theo định hướng đối với sự phát triển của văn phòng. Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải có một nền hành chính đủ mạnh, giải quyết nhanh gọn, đảm bảo tính chính xác, hiệu quả công việc trong nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn hiện nay, trong đó công tác hành chính văn phòng cũng góp phần quan trọng trong việc không ngừng cải tiến, phát huy hiệu quả và chất lượng trong quản lý, điều hành công việc của mỗi cơ quan, đơn vị. 2. Lịch sử nghiên cứu Văn phòng là đề tài đã được nghiên cứu rất nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học, trong các báo cáo khóa luận của các sinh viên Kỹ năng hoạch định trong quản trị văn phòng đã được đưa vào công tác giảng dạy của nhiều trường đại học, trong đó có khoa Quản trị văn phòng của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt những vấn đề đã đặt ra trong bài tiểu luận. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu: vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND huyện Hàm Yên. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: công tác hoạch định trong văn phòng UBND huyện Hàm Yên. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài: “Khảo sát, đánh giá về vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND huyện Hàm Yên” làm đề tài tiểu luận môn Kỹ năng hoạch định trong quản trị văn phòng. Tôi lựa chọn đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu về vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định, đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND huyện Hàm Yên. Đề tài về kỹ năng hoạch định trong công tác văn phòng giúp bản thân tôi có thể hiểu hơn về kỹ năng hoạch định, giúp định hướng được công việc của bản thân sau này, khi tôi đã là sinh viên năm thứ ba của khoa Quản trị văn phòng. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng Các công trình nghiên cứu đều được bắt đầu từ thực trạng và mục đích cuối cùng là đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định. Các đề tài nghiên cứu trước đây ở một phạm vi rộng hoặc nghiên cứu trong phạm vi trường, tôi tập trung nghiên cứu đề tài ở phạm vi hẹp hơn: văn phòng UBND huyện Hàm Yên. Tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân những hạn chế và đề ra những giải pháp để nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND huyện. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận:  Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác tham mưu tổng hợp cũng như vai trò khác của văn phòng;  Đề xuất phương pháp đánh giá vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định;  Đề xuất phương pháp nhằm đổi mới nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chương trình công tác, chế độ thông tin báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng đội ngũ ….;  Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của cơ quan. Ý nghĩa thực tiễn:  Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định ở cơ quan;  Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng được phần nào hướng phát triển cho vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về tổ chức và hoạt động của UBND huyện Hàm Yên. Chương 2: Vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định tại UBND huyện Hàm Yên. Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định. Chương I KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND HUYỆN HÀM YÊN 1.1. Lịch sử hình thành Huyện Hàm Yên nằm ở phía tây tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, và phía tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (tỉnh Yên Bái). Hàm Yên xưa là huyện Sóc Sùng, đời Minh là huyện Văn Yên, sau nhập vào huyện Khoáng. Đời Lê sơ gọi là huyện Sùng Yên sau đổi là Phúc Yên. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy Tân thứ 7 (1913) chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.Tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang và Hà Giang, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Tuyên Quang. Sau năm 1954, huyện Hàm Yên có 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hành Mai, Hùng Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái Sơn, Tân Thành, Thành Long, Tự Do, Yên Hương. Ngày 26121970, hợp nhất xã Tự Do và xã Hành Mai thành một xã lấy tên là xã Yên Thuận. Ngày 19111985, chia xã Nhân Mục thành 2 đơn vị hành chính lấy tên là xã Nhân Mục và thị trấn Tân Yên (thị trấn huyện lỵ huyện Hàm Yên). Ngày 1571999, chia xã Yên Hương thành hai xã Yên Lâm và Yên Phú. Diện tích 907 km2 Dân số là 109.000 người (năm 2008). Huyện lị là thị trấn Tân Yên nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 40 km về hướng tây bắc, huyện cũng là nơi con sông Lô chảy qua. Bí thư huyện uỷ hiện hay là ông Lê Tiến Thắng, chủ tịch huyện là ông Hà Phúc Phình.Trưởng Công an huyện là Đồng chí Đại tá: Đỗ Quốc hội. Huyên Hàm Yên gồm có các dân tộc sau: Kinh, Tày, Nùng, dao, HMông... Huyện gồm 1 thị trấn Tân Yên và 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hùng Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái Sơn, Tân Thành, Thành Long, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như trồng cam, lúa,... nuôi cá và các loại gia súc như trâu bò, dê,... Cây công nghiệp có chè; cây lâm nghiệp có keo. 1.2. Cơ cấu tổ chức Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND cấp huyện. Căn cứ Nghị định 142008NĐCP ngày 04022008 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Căn cứ Nghị định số 1722004NĐCP ngày 2992004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Căn cứ các quy định của Nhà nước về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện, thị xã quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực và điều kiện thực tiễn của địa phương. Căn cứ Nghị quyết số 55NQHĐND ngày 3072005 của HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 4 phê chuẩn cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thị xã. Căn cứ Quyết định số 332002QĐUBND ngày 25012002 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức và cán bộ. Xét Tờ trình số 228TTrUBND ngày 24102005 của UBDN huyện Hàm Yên (kèm theo đề án số 11ĐAUBND ngày 24102005) về việc phê duyệt Đề án xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện Hàm Yên và Tờ trình số 436TTrSNV ngày 11112005 của Sở Nội Vụ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hàm Yên. Căn cứ Quyết định số 1012005QĐUBND ngày 14112005 của UBND tỉnh Tuyên Quang quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hàm Yên. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hàm yên Bao Gồm: 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch, 04 ủy viên UBND huyện, phòng ban có 13 phòng chuyên môn như sau: Văn phòng HĐND và UBND Phòng Nội Vụ Phòng Tài chính Kế hoạch Phòng Thanh tra Phòng Lao động thương binh và xã hội Phòng Tư pháp Phòng Kinh tế Hạ tầng Phòng Văn hoáThông tin thể thao Phòng Giáo dục và đào tạo Phòng Y tế Phòng Tài nguyên Môi trường Phòng Dân tộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn UBND huyện Hàm Yên ngày càng ổn định về tổ chức và biên chế. Hiện nay UBND huyện các cán bộ đến đều có trình độ chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trở lên   Sơ đồ cơ cấu tổ chức ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên   1.3. Chức năng nhiệm vụ 1.3.1. Chức năng của UBND huyện Hàm Yên Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26112003 quy định về chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND cấp huyện.

Ngày đăng: 23/04/2018, 12:28

Mục lục

    1.3.1. Chức năng của UBND huyện Hàm Yên

    Căn cứ Quyết định số 33/2002/QĐ-UBND ngày 25/01/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức và cán bộ

    1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Hàm Yên

    a. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    b. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    c. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    e. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    f. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    g. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    h. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan