1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề HSG 2007-2008

10 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 146 KB

Nội dung

UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CẤP TỈNH ---- Năm học 2007 - 2008 ---- Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có BỐN trang)------------------------------------------------------------------ Thí sinh trả lời tất cả các câu hỏi sau đây ; mỗi câu 2,0 điểm : Câu 1. 1.1. Thế nào là phép lai phân tích ? Dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ta có thể kết luận được điều gì ? (Không yêu cầu cho thí dụ minh họa) 1.2. Ở một loài thực vật lưỡng tính, tính trạng hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa màu trắng. Giả định loài thực vật này chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn. Làm thế nào để biết được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ ? (Không yêu cầu minh họa bằng sơ đồ lai) Câu 2. Xét 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có 2n = 10. Trong 5 tế bào này có : * 3 tế bào nguyên phân 5 lần. * 2 tế bào còn lại chỉ nguyên phân 3 lần. Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 5 tế bào nói trên. Câu 3. 3.1. Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết ? 3.2. Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn–có tua cuốn và hạt nhăn–không có tua cuốn giao phấn với nhau được F 1 toàn hạt trơn–có tua cuốn. Tiếp tục, cho F 1 giao phấn với nhau được F 2 có tỷ lệ : 3 hạt trơn–có tua cuốn : 1 hạt nhăn–không có tua cuốn. Khi xem xét quy luật di truyền đã tác động đến phép lai nói trên, ta thấy : A) Ở thế hệ F 2 , từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3 : 1 B) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập C) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết D) Ở thế hệ F 2 không có sự tổ hợp lại các tính trạng của P (không có sự xuất hiện biến dị tổ hợp) a/ Chọn những câu đúng. ĐỀ CHÍNH THỨC Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2007 – 2008 - trang 2 - b/ Hai cặp tính trạng nói trên được di truyền theo quy luật nào ? Giải thích. (Không yêu cầu biện luận thí nghiệm và kiểm chứng bằng sơ đồ lai) Câu 4. 4.1. Khi nói về cấu trúc của ARN, người ta có các câu khẳng định sau đây : A) Có khối lượng và kích thước lớn hơn nhiều so với ADN B) Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C) Chỉ gồm có một mạch đơn D) Đơn phân cấu tạo nên ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X Chọn câu không đúng. 4.2. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Trình bày những nguyên tắc ấy. 4.3. Cho biết trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn của một đoạn gen như sau : A – T – T – X – A – G – X – G – A – T Làm thế nào để xác định được ngay (xác định nhanh) trình tự các nuclêôtit tương ứng trên đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên ? Viết ra trình tự ấy. Câu 5. Trong tế bào và cơ thể, enzim là một loại prôtêin có chức năng : A) cấu tạo nên các thành phần của tế bào/cơ thể B) xúc tác các quá trình trao đổi chất C) điều hòa các quá trình trao đổi chất D) bảo vệ cơ thể chống các tác nhân lạ xâm nhập 5.1. Chọn câu đúng. 5.2. Trình bày và cho một thí dụ về chức năng đúng đã chọn ở câu 5.1. Câu 6. 6.1. Hãy giải thích tại sao các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật. Do những nguyên nhân nào mà một đột biến gen từ có hại lại có thể trở thành có lợi ? 6.2. Cho biết tổng số nuclêôtit của một đoạn gen (gen ban đầu) bằng 120 nuclêôtit. Đoạn gen này bị đột biến (gen đột biến) làm mất đi 3 cặp nuclêôtit. Cho biết kích thước của một nuclêôtit bằng 3,4 Å. a/ Tính chiều dài của đoạn gen đột biến. b/ Khi đoạn gen đột biến tự sao 3 lần thì số nuclêôtit tự do do môi trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu so với đoạn gen ban đầu (cũng tự sao 3 lần) ? Câu 7. Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2007 – 2008 - trang 3 - Cha (ký hiệu bằng số 1) có mắt màu nâu và Mẹ (số 2) có mắt xanh sinh được hai con gái : con gái thứ nhất (số 3) mắt xanh và con gái thứ nhì (số 4) mắt nâu. Người con gái số 4 có chồng (số 5) cũng có mắt nâu sinh được một cháu trai (số 6) mắt xanh. 7.1. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình nói trên. (Yêu cầu vẽ tính trạng mắt nâu bằng ký hiệu bôi đen hoặc có gạch chéo, tính trạng mắt xanh thì để trắng) 7.2. Xác định tính trội – lặn trong cặp tính trạng màu mắt. 7.3. Xác định kiểu gen của cá thể số 1. Câu 8. 8.1. Để nhận được mô non, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh giống hệt cơ thể gốc, người ta phải tiến hành thực hiện : A) công nghệ tế bào B) công nghệ gen C) công nghệ sinh học D) kỹ thuật gen Chọn câu đúng. 8.2. Xét cặp gen dị hợp Aa trong một cơ thể thuộc thế hệ xuất phát I o (thế hệ đầu tiên) của một loài thực vật lưỡng tính. Nếu cơ thể này chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn thì tỷ lệ các cá thể con có kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ I 2 sẽ là bao nhiêu ? Câu 9. 9.1. Quan hệ đối địch là mối quan hệ : A) giữa động vật ăn thịt với con mồi B) giữa thực vật với các loài côn trùng C) giữa các sinh vật khác loài mà một bên có lợi, một bên có hại D) giữa các sinh vật khác loài mà một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên đều cùng bị hại Chọn câu đúng nhất. 9.2. Nêu điểm giống nhau và gọi tên cụ thể hai mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật được mô tả như sau đây : * Nai và ngựa cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. * Thỏ và chó sói cùng sống chung trong một khu rừng. 9.3. Những nguyên nhân nào làm xuất hiện sự cạnh tranh giữa các cá thể động vật cùng loài ? Quan hệ cạnh tranh này có thể đưa đến những hậu quả gì ? Câu 10. 10.1. Nêu định nghĩa giới hạn sinh thái. (Không yêu cầu cho thí dụ) Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2007 – 2008 - trang 4 - 10.2. Điểm cực thuận trong giới hạn sinh thái là gì ? (Không yêu cầu cho thí dụ) 10.3. Bảng sau đây cho biết vài thông tin về giới hạn sinh thái của một số loài sinh vật đối với nhân tố nhiệt độ : STT Loài Ký hiệu loài Giới hạn dưới ( o C) Giới hạn trên ( o C) 1 Một loài thân mềm A 1 60 2 Cá rô phi B 5 42 3 Một loài giáp xác C 45 48 4 Một loài cá sống ở Nam cực D – 2 2 Dựa theo bảng trên, hãy chọn câu đúng : a/ Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất (loài rộng nhiệt nhất) đối với nhân tố nhiệt độ là : A) loài A B) loài B C) loài C D) loài D b/ Loài có giới hạn sinh thái thuộc loại hẹp nhiệt thấp là : A) loài A B) loài B C) loài C D) loài D HẾT ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Lưu ý : Không được dùng viết chì đen, viết chì màu hay viết mực khác màu để vẽ hình. UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CẤP TỈNH ----- Năm học 2007 – 2008 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC – Môn : SINH HỌC Ðáp án này gồm có NĂM trang------------------------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN CHUNG Đáp án dưới đây có tính chất đại cương : nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài ; hình thức được trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau đây : 1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chánh theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa. 2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chớ không trừ điểm. 3) Khi chấm hình vẽ (nếu có) : yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ – tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải. 4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như : trình bày những nội dung đề không yêu cầu, vẽ hình – nếu có – bằng viết chì đen hay dùng mực khác màu…) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức : từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo. 5) Do yêu cầu cao của kỳ thi tuyển ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây : * Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức : 0,25 và 0,50. * Chỉ cho điểm thêm khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa. * Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng : trình bày khoa học ; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chánh tả ; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa ; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn. Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS. 6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đủ và đúng ý. Tùy thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động ghi điểm sao cho phù hợp. 7) Ký hiệu sử dung : * HD : Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên. * ( … ) (những ý viết trong dấu ngoặc đơn) : TS có thể trình bày hay không đều được ; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nồi dung liền phía trước hoặc liền phía sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Lai phân tích (1,0) : * (0,5) Định nghĩa : Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen (0,25) -/- với cá thể mang tính trạng lặn (0,25). HD : TS có thể viết như sau, cũng chấp nhận : “Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình do nhiều kiểu gen quy định với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn”. * (0,5) Kết luận : Nếu kết quả của phép lai phân tích là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (trội) (0,25) -/- còn kết quả lai là phân tính (theo tỷ lệ 1 : 1) thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp (0,25). 1.2. Giải thích (1,0) : * Cho cây hoa đỏ (cần xác định kiểu gen) tự thụ phấn. * Nếu kết quả con (F 1 ) là đồng tính (toàn hoa đỏ)  kiểu gen của cây hoa đỏ ban đầu là đồng hợp trội. * Nếu kết quả con (F 1 ) là phân tính (theo tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng)  kiểu gen của cây hoa đỏ ban đầu là dị hợp. HD : Mỗi ý cho 0,5 ; chỉ cần đủ hai ý đúng là được trọn 1,0. Câu 2. (2,0 điểm) * Số nhiễm sắc thể tự do cung cấp cho 3 tế bào nguyên phân 5 lần (0,75) : 10 x 3 x (2 5 – 1) = 10 x 3 x 31 = 930 nhiễm sắc thể HD : Cho điểm cụ thể như sau : cách làm đúng : 0,5 ; tính toán đúng : 0,25 * Số nhiễm sắc thể tự do cung cấp cho 2 tế bào nguyên phân 3 lần (0,75) : 10 x 2 x (2 3 – 1) = 10 x 3 x 7 = 140 nhiễm sắc thể HD : Cho điểm cụ thể như sau : cách làm đúng : 0,5 ; tính toán đúng : 0,25 * Tổng số nhiễm sắc thể tự do cần cung cấp (0,5) : 930 + 140 = 1070 nhiễm sắc thể HD : Cho điểm cụ thể như sau : cách làm đúng : 0,25 ; tính toán đúng : 0,25 Câu 3. (2,0 điểm) 3.1. Di truyền liên kết (0,75) : Là hiện tượng di truyền của các gen cùng nằm chung trên một nhiễm sắc thể (0,25), -/- chúng sẽ cùng phân ly về giao tử (khi giảm phân tạo giao tử) (0,25) -/- và cũng sẽ cùng được tổ hợp trong quá trình thụ tinh (tạo hợp tử) (0,25). HD : Nếu TS viết như sau, cũng chấp nhận : “Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau (0,25), được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể (0,25) cùng phân ly trong quá trình phân bào (0,25)”. 3.2. Giải thích (1,25) : a/ (0,75) Các câu đúng : Câu A ; Câu C và Câu D HD : Mỗi ý đúng cho 0,25. b/ (0,5) Quy luật di truyền : * (0,25) Quy luật di truyền liên kết. - 2 - * (0,5) Ở F 2 , từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3 (trội) : 1 (lặn) ; nhưng tỷ lệ phân ly khi tính chung cả hai cặp tính trạng thì lại không phải là (3 : 1) 2 = 9 : 3 : 3 : 1  không phải quy luật di truyền độc lập  quy luật di truyền liên kết. HD : Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh. Câu 4. (2,0 điểm) 4.1. Chọn câu không đúng (0,5) : Câu A (Có khối lượng và kích thước lớn hơn nhiều .) 4.2. Nguyên tắc khi tổng hợp ARN (0,75) : * (0,5) Nguyên tắc khuôn mẫu : ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch đơn của gen (gọi là mạch khuôn). * (0,5) Nguyên tắc bổ sung : Các nuclêôtit tự do (trong môi trường) liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (để hình thành phân tử ARN) theo nguyên tắc bổ sung : A gen – U ARN ; T gen – A ARN ; G gen – X ARN ; X gen – G ARN . HD : @ Nếu TS chỉ ghi tên một hoặc đủ cả hai nguyên tắc (“khuôn mẫu”, “bổ sung”) nhưng không trình bày gì thêm : chỉ cho phần 4.2. này 0,25. @ Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh. 4.3. Xác định nhanh trình tự nuclêôtit trên ARN (0,75) : * (0,5) Cách xác định nhanh : ARN và mạch bổ sung của gen đều có các nuclêôtit bổ sung với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen, do đó chúng sẽ có trình các nuclêôtit giống hệt nhau (0,25), -/- chỉ có khác ở chỗ : trên ARN thì là U thay vì T (0,25). * (0,25) Trình tự các nuclêôtit trên ARN : A – U – U – X – A – G – X – G – A – U Câu 5. (2,0 điểm) 5.1. Chọn câu đúng (0,5) : Câu B (xúc tác các quá trình trao đổi chất) 5.2. Chức năng xúc tác của enzim (1,5) : * Quá trình trao đổi chất trong tế bào (cơ thể) bao gồm nhiều phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi các enzim. * Bản chất của enzim là prôtêin. * Hiện đã biết được có khoảng trên 3.000 loại enzim khác nhau. * Mỗi loại enzim chỉ tham gia xúc tác một phản ứng nhất định. * Thí dụ : TS tự cho một thí dụ nào cũng được, miễn đúng. HD : Mỗi ý cho 0,5 ; chỉ cần đủ ba ý đúng là được trọn 1,5. Câu 6. (2,0 điểm) 6.1. Đột biến gen (1,25) : * (0,75) Đột biến gen thường có hại : Vì : + (0,5) phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và được duy trì lâu đời. + (0,25) do đó, nó gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. * (0,5) Đột biến gen từ có hại trở thành có lợi : Do : + (0,25) gặp tổ hợp gen thích hợp. + (0,25) gặp điều kiện môi trường thuận lợi. - 3 - 6.2. Gen đột biến (0,75) : a/ (0,5) Chiều dài gen đột biến : * (0,25) Tổng số nuclêôtit của gen đột biến : 120 – (3 x 2) = 114 nuclêôtit. (hoặc : Số nuclêôtit trên một mạch đơn của gen đột biến : (120 : 2) – 3 = 57 nuclêôtit) * (0,25) Chiều dài gen đột biến : (114 : 2) x 3,4 Å = 193,8 Å (hoặc : 57 x 3,4 Å = 193,8 Å) b/ (0,25) Số nuclêôtit tự do bị giảm : 6 x (2 3 – 1) = 42 nuclêôtit Câu 7. (2,0 điểm) 7.1. Sơ đồ phả hệ (0,75) : 7.2. Xác định trội – lặn (0,5) : Dựa vào phép lai : 4 (nâu) x 5 (nâu)  6 (xanh)  con xuất hiện tính trạng lạ (mắt xanh) khác với Cha Mẹ (đều mắt nâu)  Suy ra : tính trạng mắt nâu là trội ; tính trạng mắt xanh là lặn. 7.3. Kiểu gen của cá thể số 1 (0,75) : * (0,25) Ký hiệu gen : Gen A : mắt nâu ; gen a : mắt xanh. * (0,25) Số 1 có kiểu hình mắt nâu (trội)  kiểu gen phải có gen trội A, tạm viết là : A–. * (0,25) Số 1 có con (số 3) mắt xanh (kiểu gen aa)  kiểu gen phải có gen lặn a. * (0,25) Kết luận : Kiểu gen của cá thể số 1 là Aa. HD : Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh. Câu 8. (2,0 điểm) 8.1. Chọn câu đúng (0,5) : Câu A (công nghệ tế bào) 8.2. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ I 2 (1,5) : Có thể lập bảng như sau : Thế hệ Phép lai (tự thụ phấn) Tỷ lệ kiểu gen (%) AA Aa aa P Aa / 100 / I 1 1 AA : 2 Aa : 1 aa 25 50 25 I 2 AA aa 1 AA : 2 Aa : 1 aa 37,5 25 37,5 Tỷ lệ các con thế hệ I 2 có kiểu gen đồng hợp lặn là 37,5%. HD : @ Trình bày cách tính : 1,0 -/- Kết quả tính đúng : 0,5. - 4 - 1 2 3 4 5 6 Chú thích : : Nam, mắt nâu : Nam, mắt xanh : Nữ, mắt nâu : Nữ, mắt xanh @ TS có thể dùng công thức để tính như sau, cũng chấp nhận : # Ở thế hệ con I n : aa = AA = [ [ (1 – (1 / 2 n ) ] : 2 x 100 ] % (với n : số thứ tự của thế hệ con = 2) # Ở thế hệ con I 2 : aa = [ [ (1 – (1 / 2 2 ) ] : 2 x 100 ] % = [ [ (1 – 0,25) ] : 2 x 100 ] % = [ 0,75 : 2 x 100 ] % = 37,5% # Viết được công thức : 1,0 -/- Tính đúng kết quả : 0,5. Câu 9. (2,0 điểm) 9.1. Chọn câu đúng (0,5) : Câu D (giữa các sinh vật khác loài mà một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên đều cùng bị hại) 9.2. Điểm giống nhau và gọi tên (0,75) : * (0,25) Điểm giống nhau : Đều là mối quan hệ đối địch (giữa hai loài sinh vật khác nhau). * (0,5) Gọi tên : + Nai – Ngựa : Quan hệ cạnh tranh (khác loài). + Thỏ – Chó sói : Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác (vật ăn thịt – con mồi). 9.3. Nguyên nhân và hậu quả của cạnh tranh cùng loài (0,75) : * (0,5) Nguyên nhân : Có hai ý, mỗi ý cho 0,25 : + Điều kiện sống bất lợi, như : (do số lượng cá thể tăng quá cao đưa đến) thiếu thức ăn (khả năng cung cấp nguồn sống không đáp ứng nổi), nơi ở (làm tổ) chật chội… + Trong mùa sinh sản : các con đực tranh giành nhau con cái. * (0,5) Hậu quả : Có hai ý, mỗi ý cho 0,25 : + Số lượng cá thể (trong nhóm cá thể) giảm dần  có thể đưa đến mức độ bị tiêu diệt. + Xảy ra hiện tượng phát tán (tách đàn) : một số cá thể tách ra khỏi nhóm để chuyển đi sống nơi khác. HD: Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh. Câu 10. (2,0 điểm) 10.1. Định nghĩa giới hạn sinh thái (0,5) : Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật (0,25) -/- đối với một nhân tố sinh thái nhất định (0,25). 10.2. Điểm cực thuận (0,5) : Là vị trí biểu thị mức độ tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái (đang xét) đối với cơ thể. HD : TS có thể trả lời như sau cũng chấp nhận : “Là vị trí biểu thị mức độ tác động của nhân tố sinh thái (đang xét) mà ở nơi ấy cường độ chuyển hóa trong cơ thể sinh vật là cao nhất tương ứng với sự tiêu tốn năng lượng ít nhất ; do đó cơ thể tích lũy được nhiều sinh khối (năng lượng) nhất  phát triển nhanh”. 10.3. Chọn câu đúng (1,0) : a/ (0,5) Câu A (loài A) b/ (0,5) Câu D (loài D) HẾT ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 5 - . (không có sự xuất hiện biến dị tổ hợp) a/ Chọn những câu đúng. ĐỀ CHÍNH THỨC Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2007 – 2008 - trang 2 - b/ Hai. ---- Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này gồm có BỐN trang)------------------------------------------------------------------

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* (0,25) Số 1 có kiểu hình mắt nâu (trội)  kiểu gen phải có gen trội A, tạm viết là : A–. - Đề HSG 2007-2008
25) Số 1 có kiểu hình mắt nâu (trội)  kiểu gen phải có gen trội A, tạm viết là : A– (Trang 8)
Có thể lập bảng như sau : - Đề HSG 2007-2008
th ể lập bảng như sau : (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w