1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM

22 629 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 111,51 KB

Nội dung

1.Phân tích được nguyên tắc tổ chức Ngành Y tê Việt Nam 2.Nêu được mô hình chung tổ chức hệ thông y tế Việt Nam 3. Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến trong hệ thống y tế Việt Nam 4. Trình bày được nội dung quản lý chính của y tuyến huyện và y tế cơ sở

Trang 1

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM

Mục

tiêu

1.Phân tích được nguyên tắc tổ chức Ngành Y tê Việt Nam

2.Nêu được mô hình chung tổ chức hệ thông y tế Việt Nam

3 Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến trong hệ thống y tế Việt Nam

4 Trình bày được nội dung quản lý chính của y tuyến huyện và y tế cơ sở

Trang 2

1 Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam

1.1 Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao

đảo và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe

thuận tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10 nội dung CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia

Trang 3

1.2 Xây dựng theo hướng dự phòng là bản chất của Ngành Y tế Việt

Nam

phải giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ

thời với những bệnh nhân nặng đã phát hiện

bệnh, phòng chống các bệnh xã hội, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia đình

Trang 4

1.3 Phù hơn với tinh hình kinh tế của mỗi địa phương

sở vật chất và sử dụng hết công suất của trang thiết bị

đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho bệnh nhân, đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên Thực hiện khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm

Trang 5

1.4 Phù hộ với trình độ khoa học và khả năng quản lý

học kỹ thuật của ngành không nên quá lớn, cồng kềnh, quản lý không nổi

công tác chữa bệnh vừa làm tốt công tác dự phòng

Trang 6

1.5 Đảm bảo không ngừng nâng cao chất tượng phục vụ người bệnh

dụng được những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật

khoa học, tuyên truyền giáo dục sức khỏe phát huy mọi tiềm lực cơ sở vật chất trang thiết bị Cần kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao

Trang 7

2 Mô hình chung Tổ chức y tế Việt Nam

2.1 Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước

- Tuyến y tế Trung ương

- Tuyến y tế địa phương bao gồm:

+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố

+ Tuyến y tế quận, huyện, thị xã

+ Tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học

Trang 8

2.2 Dựa theo thành phần kinh tế (đầu tư kinh phí)

- Cơ sở y tế nhà nước - Cơ sở y tế tư nhân

2.3 Màng lưới còn chia làm hai khu vực

2.3.1 Khu vực phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe

nhân dân hàng ngày, thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu Sử

dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến Ở nước ta khu vực phổ cập là từ

tỉnh đến xã, còn từ huyện đến xã gọi là y tế cơ sở

2.3.2 Khu vực chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu

vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó khăn của y tế phổ cập Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập

Trang 9

3 Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế

3.1 Tuyến y tế trung ương

3.1.1 Vị trí

Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong hệ thống tổ chức ngành y tế Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng

Trang 10

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

- Cơ quan của Bộ Y tế văn phòng, các Vụ, Cục chuyên môn + Văn

phòng: văn thư, hành chính, quản trị, tài chính kế toán

+ Các Vụ Cục tổng hợp, chuyên ngành và thanh tra

Gồm có: Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Tài chính kế toán,Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Dược chính, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Y tế dự phòng, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS

Ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn Y tế Việt Nam, các hội chuyên ngành như Hội Y học dân tộc, Hội Y tế công cộng, Hội Nội

khoa, Hội Ngoại khoa, v.v

- Các cơ sở trực thuộc Bộ:

+ Các Viện và Phân viện nghiên cứu

+ Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa Trung ương

+ Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược

+ Các tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Dược học, Y học Việt Nam,

+ Báo Sức khỏe và Đời sống

Trang 11

3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

quản lý toàn bộ ngành y tế cả nước

Trang 12

3.2 Tuyến y tế Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

3.2.1 Vi trí, chức năng

thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn

UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế

Trang 13

3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền những kế hoạch, chương trình, quy định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án

đã được phê duyệt

- Quản lý tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính của Nhà nước

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành về y tế trên địa bàn tỉnh như vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa bệnh - Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được giao theo đúng quy định hiện hành

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế

- Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

- Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội để làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe

Trang 14

3.3 Tuyến y tế quận, huyện, thị xã 3.3.1 Phòng Y tế

- Chức năng

Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; Thực hiện một

số nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và của Sở Y tế

- Nhiệm vụ và quyền hạn

Phòng Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chuyên môn y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự uỷ

quyền của Sở Y tế

- Biên chế

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biên chế để đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tổng biên chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện

Trang 15

3.3.2 Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

- Vị trí, tính chất

Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, của các Trung tâm thuộc

hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng: triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe

- Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn trình

cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo

phân cấp và theo quy định của pháp luật

Trang 16

3.4 Y tế xã, phường 3.4.1 Vị trí

Là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập trạm

y tế, số cán bộ và nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe do phòng khám hoặc trung tâm y tế đảm nhiệm

Trang 17

Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau (Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở)

* Khu vực đồng bằng, trung du

Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ y tế

Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ 4-5 cán bộ y tế

Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 cán bộ y tế * Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên

giới hải đảo:

Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế

Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05-06 cán bộ y tế

ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí một hoặc hai bác sỹ hay y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số cán bộ y tế còn lại được phân công về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm

Trang 18

* Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn

Các phường, thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng số

lượng cán bộ y tế được bố trí 02-03 người

Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức của Nhà nước từng trạm y

tế, nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã, phường có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế khác có nhu cầu làm việc và thù lao do xã tự lo

Trang 19

- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại gia đình

- Tổ chức khám và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự

- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý Xây dựng và phát triển thuốc Nam, kết hợp y học dân tộc trong phòng và

chữa bệnh

- Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ

trách

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp bản và nhân viên y tế công cộng

- Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc TTYT huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chương trình

trọng điểm về y tế tại địa phương

Trang 20

3.4.4 Các nội dung quản lý chính

Trang 21

3.4.5 Chức trách nhiệm vụ của y tế thôn bản hay cụm dân cư

3.4.5.1 Chăm sóc

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe theo nội dung trạm y tế đề ra

- Vận động từng gia đình xây dựng ba công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm) hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và sử dụng định kỳ kiểm tra

- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm chủng và thực hiện các hoạt động y tế trong "ngày sức khỏe"

- Vận động theo dõi sinh đẻ có kế hoạch ở thôn

- Trợ giúp y sỹ sản nhi của xã quản lý thai sản khám cân đo cho trẻ dưới

5 tuổi Theo dõi và giúp các bà mẹ chữa suy dinh dưỡng tại nhà

- Chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo đơn của bác sỹ và các bệnh nhẹ, hướng dẫn nhân dân chữa bệnh bằng thuốc Nam

- Kịp thời thông báo cho trạm y tế những bệnh nhân nghi mắc bệnh lây hoặc bệnh nặng mà không đến trạm được

- Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu hại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết đuối )

- Vận động nhân dân trồng khóm thuốc gia đình để điều trị bệnh thông thường

- Ở vùng có sất rét y tế thôn bản phải vận động nhân dân chống muỗi đốt, thả cá chống bọ gậy, tham gia diệt muỗi, lấy máu để tìm ký sinh trùng sốt rét

- Ở vùng bướu cổ: theo dõi việc cung cấp bảo quản và sử dụng muối tốt và việc tiêm lipiodol cho trẻ em nơi bướu cổ lưu hành mạnh

- Ở miền núi: y tế bản phải khám thai, phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ thường, theo dõi hậu sản theo chỉ dẫn của bác sỹ sản

Trang 22

3.4.5.2 Những mối quan hệ

Sinh hoạt phí hoặc thù lao do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng góp qua trưởng thôn

- Về chuyên môn kỹ thuật, y tế thôn bản dưới sự chỉ dẫn, giám sát kiểm

tra của trạm trưởng y tế xã hay do người trạm trưởng y tế ủy quyền

- Là người đảm nhiệm công việc vệ sinh viên và tuyên truyền viên sức khỏe trong thôn

Ngày đăng: 23/04/2018, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w