ĐỀCƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II Môn: Địa lí Đặng Phan Công Thiên – 8a1 – THCS Phú Cường I. Trắc nghiệm: từ bài 22-34 II. Tự luận: 1. Trên con đường xây dựng và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì? -Chiến tranh kéo dài xâm lược và chế độ thực dân kéo dài đã để lại hậu quả nặng nề cho đất nước. -Dứơi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước đang có những đổi mới to lớn và sâu sắc. Vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế, xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam? Vị trí hình dạng đó có thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? *Vị trí: -Nằm gần trung tâm khu vực ĐNÁ, giáp TQ, Lào, Campuchia. -Vị trí nội chí tuyến. -Là cầu nối giữa quốc gia đất liền và quốc gia hải đảo -Vị trí tiếp xúc với các luồng gió mùa và sinh vật. *Giới hạn: Điểm cực Địa danh hành chính Kinh độ Vĩ độ Bắc Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23 o 23’B 105 o 20’Đ Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8 o 34’B 104 o 40’Đ Tây Xả Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22 o 22’B 102 o 10’Đ Đông Xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 12 o 40’B 109 o 24’Đ *Thuận lợi và khó khăn: +Thuận lợi: -Vị trí địa lí thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là một nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển toàn diện nèn kinh tế-xã hội, đưa Việt Nam hòa nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực ĐNÁ và thế giới. -Mua bán, trao đổi hàng hóa buôn bán, trao đổi…hàng hóa với các nước trong khu vực và thế giới. -Phát triển tổng hợp kinh tế cả trên đất liền và biển +Khó khăn: -Nước ta là nước có nhiều thiên tai nhất thế giới. -Nước ta ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng phong phú đẹp đẽ nhưng cũng gặp không ít thiên tai, thử thách (bão, lụt, hạn…) -Đường biên giới dài, lãnh thổ hẹp ngang, khó khăn cho việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời. -Khí hậu nhiệt đới gió mùa làm cho mầm bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống. 3. Nêu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam? a) Diện tích giới hạn: -Diện tích phần biển thuộc chủ quyền nước ta khoảng 1tr km 2 , là1 bộ phận của phần biển Đông. -Diện tích biển Đông 3 77 00 km 2 , nằm trong cùng nhiệt đới gió mùa. b) Khí hậu và hải văn: -Chế độ gió: gió trên biển mạnh hơn gió trên đất liền. +Cực tiểu: 5-6m/s +Cực đại: 50m/s -Chế độ nhiệt: mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn trên đất liền. +Nhiệt độ tb: 23 o C -Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn lượng mưa trên đất liền. Lượng mưa tb 1100- 1300m/năm -Chế độ triều: nhật triều là chế độ điển hình. -Dòng biển: Mùa đông có dòng biển lạnh từ Bắc chảy xuống, mùa hè có dóng nước nóng từ xích đạo chảy lên -Độ muối tb: 30-33% 4. Biển Việt Nam đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống? a) Thuận lợi: -Biển nước ta rất giàu và đẹp, có giá trị to lớn về nhiều mặt. -Bờ biển nước ta dài, bãi biển đẹp là điều kiện phát triển du lịch. Biển nước ta rộng, thuận lợi cho việc phát triển gtvt biện, khai thác tài nguyên như: dầu mỏ, khí đột, muối, sinh vật biển… b) Khó khăn: -Môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng. -Đem lại nhiều thiên tai dữ dội, khó lường hết như bão lục, lốc xoáy… -Tài nguyên biển cạn kiệt gây khó khăn cho phát triển kinh tế. 5. Hãy nêu một số nguyên nhân làm cho tài nguyên khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiết. -Năng lực quản lí yếu, lỏng lẻo, khai thác bừa bãi, đánh giá chưa đúng giá trị sản lượng tài nguyên. Sd lãng phí, không tiếtkiệm, kém hiệu quả, chưa đúng mục đích sd. 6. Hãy nêu đặc điểm của địa hình Việt Nam. a) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình VN: -Đồi núi chiếm ¾ diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. -Đồng = chiếm ¼ diện tích. Lớn nhất lá đồng bằng sông Cửu Long. b) Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: -Cuối giai đoạn cổ kiến tạo, địa hình bị ngoại lực baò mòn san =. -Giai đoạn tân kiến tạo, địa hình nước ta được nâng lên mạnh tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. -Địa hình nước ta có 2 hướng nghiêng chính là TB-ĐN và vòng cung. c) Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: -Mt nhiệt đới nóng ẩm gió mùa làm cho địa hình nước ta bị phong hóa mạnh tạo thành nhiều dạng địa hình độc đáo. -Địa hình nước ta do cổ kiến tạo và tân kiến tạo dựng nên. Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của mt nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. 7. Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Nêu đặc điểm của khu vực đồi núi. - Địa hình nước ta chia làm 3 khu vực: +Đồi núi +Đồng bằng +Thềm lục địa *Đặc điểm của khu vực đồi núi: a) Vùng đồi núi thấp kéo dài từ dãy núi con Voi đến ven biển Quảng Ninh. -Nổi bật là các cánh cung núi lớn. b) Vùng núi TB: -Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả. -Là vùng núi, sơn nguyên hiểm trở xen kẻ là các đồng = chân núi. c) Vùng núi Trường Sơn Bắc: kéo dài từ Sông Cả đến dãy núi Bạch Mã: -Là vùng núi thấp có 2 sườn ko cân xứng. d) Vùng núi cao nguyên Trường Sơn Nam: kéo dài từ phía Nam dãy Bạch Mã đến ĐNBộ: là vùng núi, cao nguyên rộng lớn. -Nổi bật là các cao nguyên xếp tầng. 8. Tính chất chung của khí hậu nước ta là j? Hãy c/m tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu. -Tính chất nhiệt đới. -Tính chất gió mùa ẩm. *Tính đa dạng: -Ko thuần nhất trên toàn quốc. -Phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian. -Có 4 miền khí hậu: +Miền khí hậu phía Bắc +Miền khí hậu Đông Trường Sơn +Miền khí hậu phía Nam +Miền khí hậu Biển Đông VN *Tính thất thường: -Nhiệt độ tb thay đổi các năm, lượng mưa mỗi năm 1 khác, năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão. 9. Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng mùa nước ta. a) Mùa gió ĐB từ tháng 11-4 (mùa Đông) -Sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa ĐB xen kẽ gió mùa ĐN -Mùa gió ĐB tạo nên mùa đông lạnh và mưa phùn ở miền Bắc. -Trung Bộ có mưa lớn, mưa phùn. -Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định. b) Mùa gió TN từ tháng 5-10 (Mùa hạ) -Đây là mùa thịnh hành của hướng gió Tn, xen kẽ gió tín phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng ĐN. -Lượng mưa lớn chiếm 80% -Mùa hạ thì có mưa, bão diễn ra hầu hết như trên cả nước, riêng miền Trung thì khô nóng. - Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp, ngắn và ko rõ rệt (xuân, thu). 10. Hãy nêu những đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. Em phải làm gì để góp phần bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi ở quê em. *Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: -Nước ta có mạng lưới sông dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. -Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB và ĐN. -Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. _Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. * Để góp phần bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi ở quê em, em phải thực hiện nếp sống văn minh đô thị. . mùa làm cho địa hình nước ta bị phong hóa mạnh tạo thành nhiều dạng địa hình độc đáo. -Địa hình nước ta do cổ kiến tạo và tân kiến tạo dựng nên. Địa hình. kiến tạo, địa hình nước ta được nâng lên mạnh tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. -Địa hình nước ta có 2 hướng nghiêng chính là TB-ĐN và vòng cung. c) Địa hình