TONG CỤC THONG KE 'VỤ THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ
BAO CÁO KẾT QUA NGHIEN CUU DE TAI KHOA HOC "16 CHỨC VÀ HOÀN THIỆN TỪNG BƯỚC HỆ THỐNG
THONG KE THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ " (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TỔNG CỤC
MÃ S )
CO QUAN QUAN LÝ: VIEN KHOA Hoc THONG KE ‘CO QUAN CHU TRI: VỤ THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ
Chủ nhiệm để tài: Cử nhân Nguyễn Thị Liên Thư ký để tài : Cử nhân Lê Thị Minh Thủy
Các thành viên tham gia:
TS Ly Minh Khai
Cử nhân Bùi Bá Cường Cử nhân Trần Thị Hằng Cử nhân Lê Hoàng Lân Cử nhân Phạm Quỳnh Lợi 'Cử nhân Vũ Thị Thanh Huyền
Trang 2NỘI DUNG Mở đầu PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG I Su phát triển của thương mại dịch vụ và yêu cầu sử dụng số liệu thống kê ll Thống kê thương mại quốc tế về địch vụ ở các nước và thực trạng nước ta
IIÌ Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài
PHẦN lI - THỐNG KỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ THEO CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
† Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến thương mại
quốc tế về dịch vụ
1Ì Nội đụng, phạm vi thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ
A Cae nganh dich vu theo BPM5 va theo GATS Md rộng cửa BPMB về mức độ chỉ tiết các ngành dịch vụ
B Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ giữa người cư
trú và không cư trú theo phân loại BPM5 mở rộng -
(EBOPS)
C Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ của các chỉ nhánh, văn phòng đại diện và công ty con nước ngoài (FATS)
D Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ theo GATS và mối quan hệ với BPMB5
il Nguồn và thu thập số liệu
PHAN III - TỔ CHỨC VẢ HOÀN THIỆN TỪNG BƯỚC HỆ THỐNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ
i Danh mục các ngành/phân ngành dịch vự
ll Xây dựng chế độ thu thập thông tin
ˆ_A Các khai niệm, định nghĩa
Trang 3Một số khuyến nghị
Kết luận
Phụ lục 1 — Danh mục các ngành/phân ngành dịch vụ
2 - Dự thảo biểu thống kê
Trang 4Sự phát triển nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây ghi nhận anh hưởng mạnh mẽ, tích cực và toàn diện của các hoạt động dịch vụ nói
chung và thương mại quốc tế về dịch vụ nói riêng Điều đó càng thể hiện
rõ trong bối cảnh xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu, rộng hiện 'nay Trong thương mại quốc tế, dịch vụ được đánh giá là khu vực phat triển nhanh nhất, chiếm tới 1/4 thương mại quốc tế và 3/5 tổng các luồng đầu tư! Vì vậy, nhu cầu thông tin thương mại quốc tế về dịch vụ của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà phân tích, hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng lên nhanh chóng,
nhằm xây dựng các chính sách phát triển thương mại dịch vụ của mỗi
nước, đàm phán các hiệp định trao đổi thương mại dịch vụ, so sánh số liệu thương mại dịch vụ giữa các nước
Đối với nước ta, nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường từ hơn một thập kỷ và có tốc độ phát triển khá cao trong những năm gần đây
(bình quân trên 7%/năm) Cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi
với sự đóng góp ngày càng tăng của khu vực dịch vụ (40 - 42% GDP),
trong đó thương mại quốc tế về dịch vụ đóng vai trò quan trọng Vì vậy,
trong qúa trình mở cửa hội nhập từng bước tiến tới hội nhập đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới, Chính phủ đã rất chú trọng đến phát triển
thương mại dịch vụ quốc tế
Tuy nhiên, thông tin thống kê về thương mại dịch vụ quốc tế của các nước trên thế giới nói chung còn có rất nhiều hạn chế so với các lĩnh vực
thống kê khác Những hạn chế này xuất phát từ bản thân sự phức tạp của hoạt động thương mại dịch vụ, phương pháp Ï luận cũng như khả năng thu thập số liệu thống kê
Ở nước ta, có thể nói hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch
vụ.chưa được hình thành Hiện tại chúng ta mới đáp ứng được một phần
Trang 5phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005 trong khuôn khổ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) chưa được ¬ tổng hợp Đây là một khó khăn rất lớn cho tiến trình hội nhập quốc tế cũng như yêu cầu quản lý của Chính phủ Vì vậy việc tổ chức và hoàn thiện hệ thống thống kê về thương mại quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ đã trở nên hết sức cấp bách Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đã từng bước tiếp cận để xây dựng phát triển thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ, trong đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học "TỔ CHỨC VÀ ` HOÀN THIỆN TỪNG BƯỚC HỆ THỐNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VE DỊCH VỤ” là một bước quan trọng *
Nội dung đề tài đã đánh giá thực trạng công tác thống kê thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ ở nước ta hiện nay, những khó khăn của lĩnh vực thống kê này; đưa ra các cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, những khuyến nghị cụ thể về tổ chức công tác thống kê TMDV quốc tế và,các bước hoàn thiện hệ thống đó ở nước ta
Ngoài ra, để tài cũng đề cập một số khiếm khuyết của các lĩnh vực thống kê có liên quan - ví dụ thống kê FDI - một trong những cơ sở quan trọng để hình thành mảng thống kê mới trong thương mại dịch vụ quốc tế với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác thống kê nói chung của nước ta theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sử dụng và hội
nhập với thống kê khu vực, thống kê thế giới
Các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của đề tài sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu ban hành chế độ thu thập thông tin thống kê thương mại
quốc tế về dịch vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ Qua đó hướng tới mục tiêu sớm có được hệ thống thông tin về hoạt động thương mại quốc tế về dịch vụ một cách đẩy đủ, hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu biên
Soạn các chỉ tiêu thống kê tổng hợp, phục vụ thiết thực cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách, đàm phán khu vực và quốc tế
Trang 6cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn trông), Cục Hàng không Dân dụng, các doanh nghiệp như Tổng công ty Hàng không r Việt nam, Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Bảo hiểm
Nhân dịp này Ban chủ nhiệm dé tai xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo
Tổng cục, các Vụ Viện trong Tổng cục Thống kê, Lãnh đạo, các chuyên viên, cán bộ nghiên cứu của các Cơ quan nói trên đã đóng góp phần tích
cực vào sự thành công của đề tài và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác trong quá trình đưa các kết quả nghiên cứu của để:
tài vào ứng dụng thực tế một cách hiệu quả nhằm hoàn thiện lĩnh vực
Trang 7PHẦN !- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ YÊU CẦU SỬ DỤNG SỐ
LIỆU THỐNG KÊ
Sự phát triển sản xuất và những tiến bộ kỹ thuật của thế giới trong xu
hướng toàn cầu hóa đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của thương mại dich vụ cả về số lượng sẵn phẩm dịch vụ, ngành dịch vụ cũng như trị giá giao dịch Theo đánh giá của Hội nghị thương mại và phát triển của Liên -
"hợp quốc (UNCTAD), hiện nay trên một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài o '- là về dịch vụ, ví dụ: dịch vụ phân phối; bưu chính viễn thông, tài chính,
thương mại Theo ước tính, địch vụ chiếm khoảng 1/4 thương mại quốc
tế trong cán cân thanh toán và doanh thu dịch vụ của các chỉ nhánh
công ty hoạt động ở nước ngoài chiếm trên 60% tổng số xuất khẩu dịch vụ
Ở nước ta, trước đây trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, dịch vụ thường được quan niệm là các hoạt động mang tính phục vụ, không có tính
thương mại quốc tế, hầu như chỉ bao gồm các hình thức dịch vụ gắn trực _ tiếp với hoạt động sản xuất như vận tải và thương mại Nhiều loại hình
dịch vụ không phát triển được hoặc bị kìm hãm Khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động dịch vụ chưa được chú trọng Từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới, nhiều chuyển biến tích cực đã diễn ra trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Các ngành dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ, từ chỗ hầu như chÍ có một số lượng ít di các dịch vụ truyền thống, đến nay đã
hình thành một hệ thống dịch vụ đa dạng phục vụ cho nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi Điều đó cho thấy:
+ Các lĩnh vực dịch vự mở rộng hơn Trong bối cảnh chung của
nền kinh tế thế giới, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta, các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng và đem lại hiệu quả kinh tế lớn Bên cạnh những dịch vụ truyền thống như: vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, lao động là các hình thức dịch vụ
mới như: tài chính, khoa học công nghệ, quảng cáo, tư vấn đầu tư,
chuyển giao công nghệ, pháp lý, kinh doanh Đó chính là một trong
Trang 8H
-_ TRẠNG NƯỚC TA
trong thời gian qua, thích nghỉ tửng bước với nền kinh tế thị trường và hoà nhập với kinh tế khu vực, quốc tế Dịch vụ trở thành khu
vực kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng 40 - 42% trong GDP của nước ta
> Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ hơn
' Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như doanh
nghiệp cổ phần, TNHH, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã tham gia kinh doanh dịch vụ như kinh doanh ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục
Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế phát triển không ngừng, yêu cầu
của công tác quản lý, số liệu thống kê ngày càng trở nên cấp thiết ở
phạm vi quốc gia cũng như quốc tế Số liệu thống kê phải chỉ tiết, tuân theo các chuẩn mực quốc tế nhằm đáp ứng các mục tiêu:
« Phục vụ cơng tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế của Đảng và Chính phủ
e Tinh toan các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong hệ thống tài khoản quốc
gia (SNA) và cán cân thanh toán quốc tế (BOP),
e Phuc vu héi nhập, đàm phán hiệp định thương mại song phương, đa phương (GATS, AFTA) liên quan tới cam kết về tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia , hoạch định chính sách ưu tiên khai thác các loại
hình dịch vụ có lợi thế cạnh tranh- : « Giám sát thực hiện cam kết và đánh giá kết qúa e _ Phân tích, nghiên cứu thị trường và đầu tư
THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ Ở CÁC NƯỚC VÀ THỰC
1 Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ nói chung
Cho đến nay, ở các nước, so với thống kê thương mại hàng hóa, thống
kê thương mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn hơn Những khó khăn này một
Trang 9thống kê dịch vụ cũng chậm hơn Dưới đây là một số khó khăn cơ bản
của công tác thống kê dịch vụ:
© Tính chất phức tạp, rộng và khó phân biệt, đo lường của thương ` mại dịch vụ:
- Dich \ vụ là hàng hóa vô hình và 'không thể vận ' chuyển được bằng các phương thức truyền thống, khó có thể tách rời dịch vụ ra khỏi cách thức vận tải chúng Vì vậy, số liệu dịch vụ không thể thu thập được tại biên giới hải quan như đối với hàng hóa
- Cung cấp và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, có nghĩa là người tiêu dùng sẽ sử dụng dich vu tai noi cung cấp hoặc người sản xuất cung cấp dịch vụ tại nơi tiêu dùng Phương thức này 'đang ngày càng phát triển rộng rãi thông qua các hình thức như mở chi nhánh, đại diện, hiện diện thể nhân cung cấp dịch vụ ở nước ngoài
- Các loại hình dịch vu mdi liên tục xuất hiện trên thị trường, thường được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và không
tuân theo các tiêu chuẩn cố định Ví dụ: dịch vụ liên quan đến
máy tính, tua du lịch trọn gói (trong đó bao gồm cả chỉ phí đi lại, tiền ở) Các dịch vụ này khó phân loại, khó tính toán một cách trực tiếp từ một nguồn nào đó mà phải tính toán một cách gián tiếp thông qua việc thu thập số liệu từ các lĩnh vực khác nhau - Ranh giới để phân biệt hàng hóa và dịch vụ: hầu hết hàng hóa
chứa đựng một phần dịch vụ và dịch vụ thường ởi cùng hàng hóa, không thể tách rời hàng hóa - ví dụ vận tải, bảo hiểm Phương pháp ước tính phần dịch vụ này rất khác nhau, không đảm bảo tính chính xác và so sánh quc t
âô- Thiu cỏc chun mực quốc tế về phương pháp luận
Trang 10hướng dẫn thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ" (do các tổ
chức quốc tế IMF, WTO, UNSD, OECD, EC phối hợp biên soạn)
mới hoàn thành vào tháng 9/2001 Tuy nhiên, xuất nhập khẩu
dịch vụ - phần quan trọng trong TMDV quốc tế - thì đã được các nước - trong đó có nước ta - thu thập, tổng hợp, biên soạn phục vụ tính cán cân thanh toán quốc tế theo tài liệu hướng dẫn Cán cân thanh toán quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế {IMF) - hiện nay là cuốn “Tài liệu hướng dẫn cán cân thanh toán” - lần thứ 5 và
cuốn “Hướng dẫn biên soạn cán cân thanh toán”
Về phân loại dịch vụ: Chưa có phân loại chuẩn trước năm 1991 (PCPC), mà chỉ có phân loại theo cán cân thanh toán (BPM5) Thậm chí, một số dịch vụ mới như thương mại điện tử đến nay - còn chưa có chuẩn mực về khái niệm, phân loại và phạm vi Trong khi đó, các lĩnh vực thống ké kinh tế như thống kê XNK hàng hóa, tài khoản quốc gia, cán cân thanh toán đã đưa ra được một giải pháp hài hòa với các danh mục được mở rộng, chỉ tiết và có tính so sánh quốc tế Ví dụ: trong thống kê XNK hàng hóa, hầu hết các nước thu thập số liệu theo Hệ thống điều hòa HS (Harrnonized System) với số liệu rất chỉ tiết -
-_ Về phân loại nước đối tác: chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc
phân loại dịch vụ theo nước đối tác
Hệ thống thu thập số liệu không đồng nhất: hiện nay, phạm vi số liệu thống kê thương mại dịch vụ của các nước không thống nhất, do đó hạn chế trong so sánh quốc tế Nhiều nước chỉ có hệ thống thu thập số liệu phục vụ cho tài khoản hiện hành trong cán cân thanh toán (BOP), không có hệ thống thu thập số liệu thống kê thương mại dịch vụ đầy đủ, do đó chưa đáp ứng đủ yêu cầu của GATS Hơn nữa, do sự bùng nổ nhanh chóng của hoạt động dịch vụ nên thống kê TMDV thường đi sau nhiều so với thực tế thị trường, số liệu thống kê chính thức thường không bao gồm một cách đầy đủ, kịp thời các loại hoạt
Trang 11ios
Hiện tại, đa phần thống kê các nước - kể cả các nước phát triển - cũng
mới chỉ đáp ứng được yêu cầu số liệu thương mại quốc tế về dịch vụ cho mục đích lập cán cân thanh toán quốc tế Tuy thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ trong cán cân thanh toán quốc tế (BOP) chưa hoàn toàn - là thống kê TMDV cả về phạm vi, mức độ chỉ tiết và phương pháp tính, song nó đã thể hiện phần cơ bản của hoạt động này
2 Thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ của một số nước
Dưới đây xin giới thiệu một cách khái quát về thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ trong cán cân thanh toán quốc tế của một số nuớc
= Về phương pháp luận
Các nước đều sử dụng cuốn "Tài liệu hướng dẫn Cán cân thanh toán
quốc tế", bản sửa đổi lần thứ 5 (BPM5) được qũy tiền tệ quốc tế (IMF}
ban hành năm 1993 Đây là cuốn tài liệu cơ sở hướng dẫn phương
pháp luận Cuốn tài liệu này đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa giao dịch dịch vụ, nội dung và phạm vi từng loại dịch vụ, xác định trị giá giao dịch và phân loại các giao dịch dịch vụ, xuất nhập khẩu dịch vụ được thể hiện qua tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế,
Để lập BOP, các nước đều dựa vào tài liệu hướng dẫn của IMF Toy thuộc nền tảng phát triển của từng nước, BPM4 hoặc BPMS được áp
dụng nhưng về lâu dài các nước đều hướng tới mục tiêu thực hiện
theo BPMB5 vì nó đảm bảo sự hài hòa với SNA năm 1993, mức độ chỉ tiết cũng như tính chuẩn mực trong so sánh quốc tế
Trong thực tế, việc áp dụng các chuẩn mực đôi khi cũng khơng hồn tồn như qui định: Ví dụ qui định thời điểm thống kê giao dịch dịch vụ là khi diễn ra sự thay đổi quyển sở hữu hay nói cách khác là thời điểm dịch vụ được cung cấp là rất khó xác định Vì vậy các nước - như Ơxtrâylia, Hồng kơng cũng chấp nhận ngày thanh toán hay ngày SỐ liệu được cập nhật để thuận lợi cho mục đích thống kê
Trang 12giữa các nước cũng khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thu _ thập và chi tiết hóa số liệu Một số nước phát triển về lĩnh vực thống ¡ kê này như Mỹ, Ôxtrâylia phân loại dịch vụ được áp dụng đến 11 ngành theo BPMS bao gồm: vận tải; du lịch; bưu chính viễn thông; xây dựng; bảo hiểm; tài chính; máy tính và thông tin; chỉ phí bản quyển tác giả, giấy phép; dịch vụ kinh doanh khác; dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ, chưa chỉ tiết ở đầu
Để chỉ tiết từng ngành theo BPM5, một số nước phát triển như Oxtraylia, Mỹ còn áp dụng Phân loại dịch vụ can cân thanh toár, mở rong (Extended Balance of Payments Services Classification - -
EBOPS) Các nước chưa đủ điều kiện về thống kê nhìn chung mới chỉ
phân loại đến 11 ngành, hoặc không đủ 11 ngành theo BPM5 ma chi chỉ tiết một số lĩnh vực dịch vụ chủ yếu cửa minh
= _ Về nguồn số liệu
-Có nhiều nguồn để thu thập số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ:
` Hệ thống thanh toán qua ngân hàng
_ Điều tra doanh nghiệp
- Bao cáo hành chính của các bộ, ngành: cơ quan vận tải, cơ quan theo dõi xuất nhập cảnh, cơ quan thuế
- Số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa
Trước đây, các nước hầu hết sử dụng số liệu từ hệ: thống thanh toán
qua ngân hàng về các giao dịch dịch vụ làm nguồn số liệu chính Nguồn này có ưu điểm là khá tập trung cho khâu thu thập và tương đối đầy đủ Tuy nhiên cùng với sự phát triển của hoạt động dịch vụ, yêu cầu sử dụng số liệu và thực tiễn ghi chép, nó bộc lộ một số nhược điểm:
- Chỉ ghi chép được các giao dịch qua ngân hàng, các giao dịch chỉ thể hiện chênh lệch thuần hoặc giao dịch không thường xuyên (ví dụ giữa nội bộ các doanh nghiệp), giao dịch diễn ra ở nước ngoài hoặc giao dịch bằng nội tệ không được thể hiện - _ Khó phân loại giao dịch do tính chất phức tạp của chung, mặt
Trang 13Những năm gần đây, các nước đều ef gắng phát triển điều tra, kết -
hợp với báo cáo hành chính nhằm -hạn chế sự phụ thuộc và khắc
phục những nhược điểm của nguồn số liệu qua hệ thống thanh toán Tuy mức độ chỉ tiết và tần suất tiến hành các cuộc điều tra đối với ˆ mỗi lĩnh vực dịch vụ và mỗi nước có khác nhau, song qua thực tiễn
các nước trong đó đặc biệt là Ôxtrâylia có thể thấy được sự kết hợp
giữa nguồn số liệu chủ yếu từ điều tra và báo cáơ bộ ngành để thu
thập và ước tính các khoản mục dịch vụ chính như sau:
=> Lựa chọn nguồn số liệu thích hợp và phương pháp tính
Việc lựa chọn nguồn thích hợp cho việc tổng hợp số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ trong cán cân thanh toán phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước trong việc đảm bảo yêu cầu thống kê Trong nhiều
trường hợp, số liệu có thể thu thập trực tiếp từ các nguồn sẵn có
thuộc hệ thống ghi chép vừa phục vụ mục tiêu quản lý vừa đáp ứng '
yêu cầu thống kê như số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa (trong đó yêu cầu người xuất nhập khẩu khai báo cả giá FOB và CIF), số liệu
hành khách xuất nhập cảnh, thu chỉ của Chính phủ, số liệu của Bộ' giáo dục đào tạo, Bộ quốc phòng, Bộ Ngoại giao Đối với các trường
hợp khác, phục vụ yêu cầu tính toán, phân tích, cần thiết phải tiến hành điều tra thống kê để suy rộng kết qủa hoặc tổng hợp gián tiếp kết qủa kết hợp với chỉ tiêu khác, được sử dụng thường xuyên khi
tổng hợp mảng dịch vụ có liên quan đến hoạt động du lịch, tài chính
=> Phát triển điều tra
Từ thực tế các nước, bao gồm những nước đã phát triển điều tra (Mỹ, Ơxtrâylia, Hồng kơng), những nước đang phát triển điều tra hoặc còn đang sử dụng số liệu chủ yếu từ ngân hàng cho thống kê XNK dịch vu cho BOP (Hàn quốc, Malaixia, Thái lan) đều nhận thấy tầm quan
trọng của nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp Nó đáp ứng được các yêu cầu phân tổ thống kê cả về hiện tại và lâu dài như phân loại dịch vự, phân loại nước đối tác
Trang 14Tuy nhiên để đảm bảo được chất lượng số liệu điều tra, kinh nghiệm
gác nước phát triển cho thấy cần lưu ý một số vấn đề:
- - Kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ tổng thể điều tra cả về
định danh và hoạt động của nó nhằm cập nhật tốt dàn chọn
, _ mẫu, thu thập đẩy đủ các hoạt động dịch vụ trong trường hợp
| mdi phat sinh
- Binh nghia ré rang vé don vi diéu tra, tránh tính trùng hoặc sót - _ hoạt động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hoạt
động và loại hình phức tạp
- - Thiết kế, thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của bảng hỏi
- Lua chon phuong phap diéu tra (toàn bộ, chọn mẫu ) tiết kiệm
và hiệu quả -
-_ kiên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp điều tra nhằm đảm bảo thụ
thập được thông tin chính xác, kịp thời
~_ Kết qủa điều tra được tổng hợp, phân tích, đánh giá và công bố cùng với các chú giải cần thiết
3 Hiện trạng thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam
Cũng như nhiều nước, thương mại dịch vụ ở nước ta là lĩnh vực mới Có thể nói, hiện nay hệ thống thống kê thương mại dịch vụ chưa được thiết lập Ngay cả việc đáp ứng yêu cầu thống kê dịch vụ cho cán cân: thanh toán (BOP) cũng chưa được hoàn chỉnh Có thể nêu mét cach khai quat su phat trién công tác thống kê dịch vụ trong những năm trước đây và hiện nay như sau:
3.1 Thu thập số liệu XNK dịch vụ trong cán cân thanh toán từ hệ
thống số liệu của Ngân hàng :
Từ năm 1990 Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ lập bảng cán
cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Để thực hiện yêu cầu này Ngân hàng Nhà nước dựa vào nguồn số liệu duy nhất tổng hợp từ hệ thống
thanh toán của các ngân hàng thương mại bằng việc ban hành chế độ
Trang 15tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia Tuy đáp ứng được phần nào về
yêu cầu sử dụng số liệu tổng hợp một số loại dịch vụ, song nguồn số liệu từ Ngân hàng có các nhược điểm sau:
- Chỉ thu thập được kết quả hoạt động được thanh toán qua hệ
:_ thống ngân hàng Nhưng trong đó lại cũng còn có những tồn tại
như: _ ,
- Chua thuc hién được nguyên tắc tính trị giá giab dịch dịch vụ theo giá trị gộp Một số giao dịch dịch vụ hiện được đưa vào cán cân
thanh toán quốc tế bằng giá trị thuần Ví dụ: dịch vụ bưu chính viễn
thông ` ;
- Chua phan té chi tiét được các khoản mục dịch vụ theo yêu cầu sử
dụng: trong số 11 ngành dịch vụ cần được chỉ tiết theo BPM5, cán cân thanh toán của nước ta mới chỉ tiết được 4 loại dịch vụ: vận tải, : bảo hiểm, bưu chính viễn thông, ngân hàng, còn lại là các dịch vụ khác
- _ Phạm vi dịch vụ và hàng hóa trong các giao dịch còn lẫn lộn
Trước đây, trong điều kiện phạm vi, nội dụng hoạt động thương mại
địch vụ quốc tế còn hạn chế, hệ thống quản lý hành chính và yêu cầu thông tin đối với mảng này của Việt Nam chưa nhiều thì nguồn thông tin thu thập qua hệ thống ngân hàng là tương đối đầy đủ về tổng thể vì hầu hết các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú đều thanh
toán qua ngân hàng Nhưng trong những năm gần đây, do sự phát
triển nhanh chóng của hoạt động dịch vụ ở phạm vi quốc tế cũng như trong nước, không phải tất cả các giao dịch đều qua hệ thống ngân
hàng của Việt nam Mặt khác kinh doanh dịch vụ ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không chuyên doanh theo ngành quản lý như trước mà kinh đoanh đa ngành Nhiều doanh
nghiệp lớn mở tài khoản ở nước ngoài và thanh toán một số giao dịch
dịch vụ không qua ngân hàng trong nước Hơn nữa, yêu cầu thông tin số liệu về XNK dịch vụ hiện nay ngày càng đòi hỏi chỉ tiết hơn, phân loại dịch vụ theo các chuẩn mực quốc tế về danh mục dịch vụ cũng
như về thị trường cũng cần chỉ tiết, mở rộng hơn Chính vì thế nội dung qui dinh trong biểu mẫu hiện nay của ngành ngân hàng không
bao gồm đầy đủ các hoạt động dịch vụ và không thể đáp ứng được
Trang 16định ngày 18/12/2000): báo cáo thanh toán phi mậu dịch: số liệu "các ngành kinh doanh dịch vụ" hiện căn cứ vào số liệu của đơn vị hoạt | d6ng trong các ngành (ngành quản lý) chứ không theo ngành hoạt ;
động sản xuất cung cấp dịch vụ, và các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện theo lệnh thu, chỉ của khách hàng chứ không thu thập thông tin thu từ đâu, hoặc chi cho đâu, về hoạt động gì - nên không phân : loại được thu chỉ cho các hoạt động dịch vụ theo đúng danh mục
VÌ vậy, mặc dù đã được sửa đổi cải tiến một số lần nhưng thông tin
hà trong chế độ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu đúng, đủ về thống kê kết quả xuất nhập khẩu dịch vụ
Ä.2 Hướng mở rộng nguồn số liệu qua báo cáo của các Bộ
ngành và những vướng mắc khi thực hiện
Số liệu Cán cân thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng - trong việc đánh giá phân tích hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của ˆ Chính phủ, được các tổ chức tài chính quốc tế quan tâm và yêu cầu Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng số liệu, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về quản lý cán
cân thanh toán quốc tế Trên cơ sở Nghị định số 164 của Chính phủ,
Ngân hàng NN ra Thông tư số 05/2000/TT-NHNN1 ngày 28 tháng 3
năm 2000 hướng dẫn thi hành Nghị định và xây dựng hệ biểu gồm 14 biểu mẫu yêu cầu các Bộ Ngành hữu quan cúng cấp số liệu thông tin
liên quan đến cán cân thanh toán nói chung và đặc biệt là về XNK dịch vụ theo qưi định trong Nghị định Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện Nghị định, Ngân hàng cũng như các Bộ Ngành liên quan đã gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu thập, tổng hợp số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ Nhiều Bộ Ngành đã không gửi được báo cáo
cho Ngân hàng theo hệ thống biểu mẫu đó
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Xuất nhập khẩu dịch vụ là hoạt động kinh tế mới nhưng hiện đang phát triển nhanh: với nhiều loại hình Việc hiểu rõ từng loại hình kinh doanh và phân loại các dịch vụ tương đối phức tạp Tài liệu hướng dẫn
Trang 17Ngành để có thể hiểu rõ về nội dung, phạm vỉ số liệu cẩn thu thập, về phân loại dịch vụ , ad
Các Bộ Ngành hầu hết là các cơ quan quản lý nhà nước, chỉ chịu
trách nhiệm quản lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành Do :đó, nếu tổ chức thu thập thông tin về một loại dịch vụ qua Bộ, ngành
quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ loại dịch vụ đó thì sẽ không đầy đủ (thiếu phần kết quả kinh doanh của các đơn vị không thuộc phạm vi quản lý của các Bộ ngành đó) Ví dụ: Trong chế độ báo cáo theo Nghị định 164, biểu số 12: Báo caó về dịch vụ xây dựng lắp đặt, qui định đơn vị báo cáo là Bộ Xây dựng Như vậy, Bộ xây dựng
chỉ có thể thu thập được thông tin của các đơn vị do Bộ quần lý, trong `
khi thực tế còn nhiều doanh nghiệp xây dựng thuộc các Bộ Ngành khác như Bộ GTVT, Bộ NN và PTNT, các Sở Xây dựng, cũng có hoạt động cung cấp dịch vụ xây dưng lắp đặt nhưng chưa có đầu mối thu thập số liệu Tình trạng tương tự cũng xảy đối với các hoạt động dịch vụ khác như vận tải biển, văn hóa, du lịch
Hiện tại ở nhiều Bộ ngành, bộ phận, thống kê có rất ít cán bộ và thường phải kiêm nhiệm nhiều nghiệp vụ khác Hơn nữa hầu như các Bộ ngành chưa có chế độ thu thập thông tin định kỳ về XNK dịch vi1 đối với các đơn vị thuộc quản lý của mình, nên rất khó khăn để tổng hợp báo cáo theo qui định của Nghị định 164/1999/NĐ-CP
Về nội dung các chỉ tiêu trong hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 164, mặc dù đã chú ý mở rộng và chỉ tiết danh mục dịch vụ, nhưng chưa qui định phân tổ theo thị trường, trong khi đây lại là một
yêu cầu cấp thiết để phục vụ cho việc so sánh quốc tế cũng như phục
vụ cho công tác xây dựng chính sách thị trường và đàm phán hội nhập
Tóm lại, qua thực trạng trên, có thể nhận thấy hiện nay nước ta chưa có hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ; thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ cũng chưa đáp ứng đủ yêu cầu thông tin cho lap cán cân thanh toán quốc tế và tính toán các chỉ tiêu của Hệ thống tài
Trang 18-_ MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Chưa có phương pháp luận thống kê thương mại dịch vụ hoàn chỉnh (khái niệm định nghĩa, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu)
- Chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thống kê về thương mại dịch vụ phục vụ đàm phán, lập kế hoạch, chính sách phát triển - kinh doanh, mở cửaitiếp cận thị trường
-_ Chưa hình thành được hệ thống tổ chức luồng thông tin thống kê
+
: Xuất phát từ thực trạng trên, việc triển khai nghiên cửu đề tài khoa học _' "Tổ chức và hoàn thiện từng bước hệ thống thống kê thương mại quốc
tế về dịch vụ" là hết sức cần thiết
.Mục tiêu cơ bản của đề tài là: "nghiên cứu và đưa ra qui định về phương pháp luận thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ theo ˆ các chuẩn mực quốc tế, phủ hợp với điều kiện của Việt nam; tổ - chức hệ thống thu thập và hồn thiện thơng tin thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ trên cơ sở các nguồn số liệu khác nhau từ hệ thống ngân hàng, điều tra trực tiếp doanh nghiệp cũng như các báo cáo của Bộ, ngành quản lý '
Bám sát mục tiêu đề ra, đề tài đã được triển khai theo 3 nội dung lớn: " Nghiên cứu phương pháp luận chuẩn mực về thống kê thương mại
quốc tế về dịch vụ bao gồm: khái niệm, phạm vi thống kê, danh mục sử dụng trong phân loại thương mại quốc tế về dịch vụ
« Xay dựng và ban hành hệ thống biểu mẫu thu thập thông tin thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kề, trong đó tập trung vào các lĩnh vực _ dịch vụ ưu tiên theo yêu cầu của Chính phủ
Trang 19PHẦN II THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ THEO CÁC CHUẨN MUG QUỐC TẾ
NỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA LIEN QUAN DEN THUONG MAI QUOC:
TẾ VỀ DỊCH VỤ
Về mặt lý thuyết, do nhiều nguyên nhân có thể nói thống kê thương
mại quốc tế về dịch vụ là lĩnh vực đi sau so với các lý thuyết thống kê chuyên ngành khác Đây chính là một trong những khó khăn lớn cho việc xây dựng và phát triển hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ ởc các nước nói chung
Hiện tại, đa số các nước mới chỉ có số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ trên cơ sở hướng dẫn thống kê Cán cân thanh toán quốc tế của IMF (BPMS5) và Hệ thống Tài khoản quốc gia của Cơ quan thống kê Liên hợp quốc Kế từ năm 1995 - khi Hiệp định chung về thương mại dịch: vụ (GATS) được sử dụng làm khuôn khổ cho đàm phán hội nhập WTO - cho đến nay, lý thuyết chuẩn mực về thống kê thương mại dịch vụ quốc tế vẫn chưa được ban hành chính thức Tuy nhiên các nghiên cứu phối hợp của nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ủy ban thống kê Liên hợp quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế và phái triển
(OECD), Ủy ban châu Âu (EC), Tổ chức Thương mại thế giới, Ủy ban
Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTAD) nhằm tăng cướng năng lực cũng như tính thống nhất về số liệu cho các nước thành viên WTO và các nước đang trong qúa trình đàm phán hội nhập đã bắt đầu từ năm 1994 Tháng 6/2001 dự thảo cuối cùng về cuốn sách "Hướng
dẫn thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ" đã được hoàn chỉnh
(Final draft 6 September 2001) Mac dù chưa phải tài liệu chính thức _ được ban hành song dự thảo này đã được hoàn thiện qua nhiều lần
chỉnh lý và sửa đổi Trong tương lai gần, đây sẽ là tài liệu thống kê
chính thức cho các cơ quan sản xuất cũng như sử dụng số liệu thống kê cùng thống nhất tổng hợp và phân tích thông tin, tạo ra một khuôn khổ chung cho đàm phán thương mại và so sánh quốc tế Chính vì vậy, đề tài đã sử dụng dự thảo nói trên làm cơ sở chủ yếu cho việc
¡nghiên cứu phương pháp luận thống kê
Trang 20Dự thảo đã đề cập các khái niệm, định nghĩa, danh mục thống kê và nội dung cụ thể các lĩnh vực dịch vự trong mối quan hệ hài hòa với các lĩnh vực thống kê khác Đi sâu vào nội dung xuất nhập khẩu dịch vụ, đề tài thống nhất sử dụng các khái niệm được đưa ra trong BPM5_ va SNA 1993
Dưới đây là một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài:
1 Dich vu
Cùng với sự phát triển mạnh của các hoạt động dịch vụ và yêu cầu nghiên cứu, có nhiều định nghĩa về dịch vụ đã được các học giả và các nhà kinh tế đưa ra
Dựa trên thuộc tính của dịch vụ, có khái niệm coi dịch vụ là các sản - phẩm vô hình để phân biệt với hàng hóa là các sản phẩm hữu hình Tuy nhiên khái niệm này cũng không còn phù hợp với thực tế phát triển của xã hội khi ta có thể kể tên được một số loại dịch vụ không thể tách rời khỏi hàng hóa, ví dụ các phần mềm máy tính chưa trong các vật mang tin, dịch vụ thiết kế, xây dựng
Dựa trên mục đích sản xuất và cung cấp, có khái niệm coi dịch vụ là sản phẩm được cung cấp theo yêu cầu và bao gồm sự thay đổi về điều kiện của người tiêu dùng sau khi dịch vụ được người sản xuất cung cấp Song khái niệm này cũng khơng hồn toàn đúng nếu nhìn vào một vài loại dịch vụ như bảo hiểm nhân thọ, thiên tai
Dựa trên thời điểm sản xuất và cung cấp, có khái niệm cho rằng dịch vụ là các sản phẩm mà việc sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra đồng thời Khái niệm này cũng khơng hồn tồn đúng với trường hợp dịch vụ.sửa chữa hàng hóa
Trang 21phải là các sản phẩm riêng biệt có thể xác lập quyền sở hữu ở
đó, không thể tách rời giữa cung cấp.và sản xuất chúng Dịch vụ gồm một phạm vi rộng các sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu và bao gồm những thay đổi về điều kiện của người tiêu dùng đặt ra cho người sản xuất, việc sản xuất và cung cấp dịch vụ:
diễn ra đồng thời”
Về bản chất, khái niệm này đã đề cập khá đầy đủ các thuộc tính của
dịch vụ:
- Dịch vụ là vô hình hoặc không nhìn thấy được - _ Không có sự chuyển quyền sở hữu
- ~ Dịch vụ không thể lưu giữ được vì sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
thường diễn ra đồng thời
- _ Tính đa dạng của các hoạt động dịch vụ
2, Xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
Khái niệm xuất nhập khẩu dịch vụ được định nghĩa trong khuôn khổ
BPMS thuộc tài khoản vãng lai, tài khoản quan hệ kinh tế với nước
ngoài trong SNA như là các giao dịch được thực hiện giữa người cư tú và không cư trú
2.1 Khái niệm người cư trú/không cư trú được coi là nguyên tắc trọng tâm để xác định một giao dịch dịch vụ là xuất/nhập khẩu hay giao dịch nội địa BPMS và SNA1993 định nghĩa khái niệm nay không dựa vào tiêu chuẩn quốc tịch hay pháp lý mà dựa vào "trung tâm lợi ích kinh tế" của giao dịch Hơn nữa vì biên giới lãnh thổ theo mục đích chính trị khơng hồn toàn tương ứng với mục đích kinh tế
nên "lãnh thổ kinh tế" của một nước được coi như khu vực địa lý mà
khái niệm cư trú được áp dụng
Một đơn vị thể chế được coi là đơn vị cư trú của một nước nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế đặt tại lãnh thổ kinh tế của
nước đó :
Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi ích kinh tế trong
lãnh thổ kinh tế của một nước nếu đơn vị đó có trụ sở đơn vị, có
địa điểm sản xuất hoặc nhà của trong lãnh thổ kinh tế của nước
Trang 22đó, tiền hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường trên 1 năm}
Lãnh thổ kinh tế của một nước gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý
' của Chính phủ mà ở đó các cá nhân, hàng hóa tài sản và vốn được: lưu thông tự do Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao
gồm các hòn đảo thuộc thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khóa và tiền tệ như đất liền Cụ thể, lãnh thổ
kinh tế bao gồm: vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải -
quốc tế mà quốc gia có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác cá
và tài nguyên; lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích _
ngoại giao (sứ quán, lãnh sự quán), mục đích quân sự (cơ SỞ quân sự), nghiên cứu khoa học (trạm nghiên cứu khoa học)
Từ định nghĩa lãnh thổ kinh tế của quốc gia và trung tâm lợi ích kinh
tế, thành viên của hộ gia đình cư trú rời khỏi lãnh thổ kinh tế của một
nước dưới 1 năm (ra nước ngồi cơng tác, đi du lịch, chữa bệnh) vẫn coi là cư trú của nước đó Riêng trường hợp sinh viên và người đi chữa bệnh ở nước ngoài trên 1 năm vẫn được cơi là cư trú của nước : mà gia đính họ cư trú Các sứ quán nước ngoài đóng trên lãnh thổ một nước thuộc lãnh thổ kinh tế của nước ngoài Tuy nhiên nhân viên
của nước sở tại làm việc ở các sứ quán đó vẫn là cư trú của nước sở
tại
2.2 Khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
BPM5 và SNA 1993 ghi chép xuất nhập khẩu dịch vụ bao gồm
toàn bộ các giao dịch về dịch vụ giữa người cư trú và không cư
trú cửa một nền kinh tế Khác với xuất nhập khẩu hàng hóa hay xuất nhập khẩu sản phẩm hữu hình, người tổng hợp số liệu thống lê có thể lấy biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan làm căn cứ thu
thập số liệu thống kê (tuỳ thuộc hệ thống thống kê của nước đó dựa
trên hệ thống thương mại chung, hệ thống thương mại đặc biệt hay hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng) - cụ thể là dựa trên nguồn số liệu từ các tờ khai hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu - việc thu
thập số liệu thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ chỉ có thể được thực
Trang 23việc qui định và giải thích rỡ các khái hiệm định nghĩa, phạm vi la rất quan trọng
3 Thương mại quốc tế về dịch vụ
Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ đã và đang tạo ra điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ đa dạng hóa và đa phương hóa Cung cấp dịch vụ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một hoặc một số
quốc gia mà mở rộng theo hướng toàn cầu, theo nhiều phương thức hay nói cách khác thương mại quốc tế về dịch vụ đã và đang phát triển
Về thực chất, xuất nhập khẩu dịch vụ của một nước bao gồm các giao dịch thương mại quốc tế về dịch vụ giữa người cư trú và không cư trú của nước đó Tuy nhiên do giao lưu hội nhập quốc tế, cung
cấp dịch vụ còn phát triển theo một phương thức mới: nhà cung cấp , dịch vụ nước ngoài trực tiếp cung cấp dịch vụ ngay tại thị trường của nước đổi tác thông qua hiện diện thương mại của mình Các giao dịch này không phải là giao dịch giữa người cư trú và không cư trú mà là giao dịch giữa hai người cư trú của một nền kinh tế trên cơ sở các cam kết chung và cam kết cụ thể của nước đó với các thành viên khác của WTO
Vì vậy khái niệm thương mại quốc tế về dịch vụ được mở rộng hơn khái niệm truyền thống về xuất nhập khẩu dịch vụ, bao gồm cả giá trị
của những dịch vụ được cung cấp thông các hiện diện thương mại
được thiết lập ở nước ngoài Thương mại quốc tế về dịch vụ bao
gồm toàn bộ các giao dịch thương mại dịch vụ giữa người cư trú và không cư trú của một nền kinh tế và giữa các chỉ nhánh, văn phòng đại diện và công ty con nước ngoài với người cư trú của
nước sở tại
Về lý thuyết, không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm "xuất -
nhập khẩu dịch vụ" và "thương mại quốc tế về dịch vụ" mà chỉ có sự mở rộng hơn về phạm vi thương mại quốc tế về dịch vụ như trên đã đề cập, xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi việc đưa ra
Trang 24tế cũng chỉ ra rằng những nội dung được mở rộng không được coi là xuất/nhập khẩu Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm xuất nhập khẩu dịch vụ chỉ liên quan đến các giao dịch dịch vụ giữa người cư trú và không cư trú theo hướng dẫn của BPM5 và SNA 1993 trong khi khái niệm "thương mại quốc tế về dịch vu" bao ham cả hoạt động của các chi nhánh,văn phòng đại diện và cơng ty con nước ngồi với người cư trú ngay tại nước mà họ thiết lập hiện diện
thương mại ‘
4 Các phương thức cung cấp dịch vụ
-_ Trong GATS, thương mại quốc tế về dịch vụ được định nghĩa là việc
cung cấp dịch vụ theo 4 phương thức:
Phương thức 1 - cung cấp qua biên giới: cung cấp dịch vụ từ lãnh
thổ của một nước thành viên WTO vào lãnh thổ của một nước thành
viên khác Ví dụ các dịch vụ vận tải, điện thoại, FAX, internet hoặc nối mạng máy tính, vô tuyến truyền hình, hoặc bằng cách gửi các tài liệu, đĩa mềm, băng, v.v bằng bưu điện hoặc đưa thư Phương thức
này giống khái niệm truyền thống trong thương mại hàng hoá khi cả _ người tiêu dùng và cung cấp vẫn ở tại nước họ trong khi hàng hoá " được phân phối đi
Phương thức 2 - tiêu dùng ở nước ngoài: cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một nước thành viên WTO cho người tiêu dùng dịch vụ của bất cứ một nước thành viên nào khác Vi dụ: hoạt động du lịch, điểu trị bệnh cho người không thường trú, các khoá học tổ chức ở
nước ngoài, sửa chữa tàu thuyền ở nước ngoài
Trang 25Phương thức 4 - hiện diện thể nhân: do người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên WTO thông đua hiện diện của thể nhân của nước thành viên đó trong lãnh thổ của bất cứ một nước thành viên nào khác; ví dụ: dịch vụ kiểm toán do người kiểm toán của một cơng
ty nước ngồi cử đến thực hiện, biểu diễn của các ca sỹ chuyên
, nghiệp nước ngoài cung cấp mà người này đang tạm thời đi trong tua du lịch tại nước chủ nhà, bác sỹ hoặc giáo viên nước ngoài lao động
ngắn hạn: ,
i NGI DUNG, PHAM VI THONG KE THUONG MAI QUOC TE VE DICH VU
Theo khái niệm thương mại quốc tế về dịch vụ, nội dung và pham vi ` của lĩnh vực thống kê này rộng hơn thống kê truyền thống trước đây trong BPMðS và SNA Các nội dung cơ bản của nó liên quan chặt chẽ
đến thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ trong BOP hay có thể nói về cơ bản nó được xây dựng trên cơ sở thống kê BOP và phát triển lĩnh vực
thống kê mới - FATS Tuy nhiên, vì mục tiêu sử dụng số liệu để lập BOP va cho muc dich đàm phán thương mại có những điểm khác nhau đã dẫn đến một số khác biệt giữa hai bộ số liệu này (ngoài sự khác biệt lớn nhất là thống kê FATS), cụ thể là về phân loại dịch vụ (được chỉ tiết trong phần danh mục) và nội dung một số lĩnh vực dịch
vụ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể sử dụng các kết quả từ
thống kê theo BPM5 - là thống kê sắn có đối với hầu hết các nước -
cho thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ theo GATS Để giải quyết vấn để này, các tổ chức quốc tế đã khuyến nghị phương án: chỉ tiết
thêm các giao dịch cho từng lĩnh vực dịch vụ theo BPM5 trong "Danh mục dịch vụ trong cán cân thanh toán mở rộng - EBOPS làm cơ sở cho việc loại trừ hoặc phân loại theo danh mục GATS" Vì vậy nội dung và phạm vi thống kê được trình bày trong phần này sẽ bao gồm những phần cơ bản sau đây:
A Cac nganh dich vu theo BPM5 va theo GATS Md rộng của BPMB về mức độ chỉ tiết các ngành dịch vụ
Trang 26_ vụ có liên quan với sự xem xét đến các qui chế dịch vụ của quốc gia để
cho các cam kết cụ thể trong các qui chế này có thể được xây dựng và
được đàm phán Vì thế, Danh mục GNS/W120 có thể được xem như là , danh mục đàm phán hơn là danh mục thống kê 12 ngành dịch vụ theo
GATS - GNS/W/120 gồm:
Dịch vụ kinh doanh;
Dịch vụ bưu chính viễn thông;
Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật có liên quan; Dịch vụ phân phối; tự Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trường; - Dịch vụ tài chính; Dịch vụ y tế và xã hội; Dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch; Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao; Dịch vụ vận tải; Cac dich vụ khác chưa được nêu ở trên m1 Ø0 ® 0œ No ~ —¬ mm Nyro
A3 So sánh hai phần loại
Nhìn chung 11 ngành dịch vụ trong BPM5 tương ứng với phạm vi sản
phẩm của GATS Tuy nhiên có thể chỉ ra một số khác biệt như sau: -_ Thứ nhất, hầu như toàn bộ mảng dịch vụ chính phủ chưa được chỉ tiêt
Ỏ nơi khác trong BPM5 được loại trừ khổi GATS
- _ Thứ hai, một số giao dịch được coi như dịch vụ theo GATS nhưng lại được coi là hàng hoá theo BPM5: liên quan đến trị giá sửa chữa hàng hoá, dịch vụ gia công
~ Thứ ba, một số ngành dịch vụ trong BPMB, đặc biệt du lịch, bao gồm - cả giao dịch về hàng hoá
Trang 27Có thể thấy rõ sự phù hợp về nội dung va pham vi tung ngành dịch vụ trong BPM5 phù hợp hoặc không phù hợp mục tiêu của GATS (kể cả về phương thúc cung cấp) trong bảng so sánh hai phân loại
Bảng so sánh cho thấy:
_ Về phạm vi: nhìn chung BPMB5 đáp ứng yêu cầu GATS trừ 2 khoản mục
dịch vụ BPMB5 rộng hơn GATS Đó là phần trị giá hàng hoá mà khách du lịch mua ở nước ngoài và dịch vụ do Chính phủ trực tiếp cung cấp không mang tính chất thương mại và không có tính cạnh: tranh Theo cán cân thanh toán phần trị giá hàng hoá mà khách du lịch mua được quy ước là - - thuộc dịch vụ du lịch Cán cân thanh tốn cũng khơng phân biệt giữa các
dịch vụ chính phủ cung cấp mang tính chất thương mại, cạnh tranh hay Độ chỉ ' Phương Ghi chú: (V)_ phù hợp và đáp ứng về mức độ chỉ tiết (X) không phù hợp và không đáp ứng về mức độ chỉ tiết i - không So sánh phân loại dịch vụ theo BPM5 và theo GATS [stT| cóc _— 8o với GATS Phân loại dịch vụ theoBPM5 |Phạmvi| Đị i tiết Al _B 4 2 1 |Vận tải V Xx _ 2 |Dulich SỐ x x 3 [Dich vu buu chinh va vién théng ss X 4 |Dịch vụ xây dung | "¬ 5_ |Dịch vụ bảo hiểm _ Vv X _ 6 Dịch vụ tài chính oh _&
7 [Dich vu may tinh va thong tin MX
_8_ |Gidy phép va ban quyén sé hitu _ Vo ®
_ 9 |Dich vy kinh doanh khac V xX
Trang 28Về mức độ chỉ tiết: tất cả 11 ngành dịch vụ theo BPMB5 đều chưa đáp ứng mức độ chỉ tiết trong khuôn khổ GATSx
Về phương thức cung cấp: 7/11 ngành dịch vụ chỉ thuộc vào một phương thức cung cấp dịch vụ nhất định trong đó: ộ .-_ 5 ngành dịch vụ thuộc phương thức truyền thống là cung cấp qua biên
'giới gồm vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính, giấy phép
và bản quyền sở hữu
> 1nganh thuéc phương thức tiêu dùng ở nước ngoài là dịch vụ du lịch -_.T loại thuộc phương thức hiện diện thể nhân là dịch vụ xây dựng
-_ 3 ngành thuộc một hoặc hai phương thức "hiện diện thể nhân" hay "cung cấp qua biên giới" gồm máy tính thông tín, dịch vụ cá nhân văn `
hoá giải trí và dịch vụ kinh doanh khác
A4 Mở rộng của BPM5 về mức độ chỉ tiết các ngành dịch vụ (Phân
loại dịch vụ theo Cán cân thanh toán mở rong EBOPS')
Trước yêu cầu cấp bách của việc phân loại dịch vụ đáp ứng yêu cầu GATS và thống kê tài khoản quốc gia, năm 1996 Tổ chức Hợp tác kinh
tế và phát triển OECD phối hợp với cơ quan thống kê Châu Âu
(Eurostat) xây dựng danh mục "Phân loại thương mại dich vụ chung của
OECD và EUROSTAT" cho mảng thương mại quốc tế về dịch vụ trên cơ sở 11 ngành dịch vụ cấp 1 chữ số của BPM5 rồi chỉ tiết hoá hơn nữa một
Số ngành cấp 2 chữ số hoặc 3 chữ số nhưng vẫn bảo đảm tính lương thích giữa hai danh mục Danh mục này khi xây dựng đã tính đến việc
phân loại số liệu để đáp ứng yêu cầu của GATS,
Gần đây, Danh mục phân loại dịch vụ theo Cán cân thanh toán mở rộng
(EBOPS)? đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa danh mục "Phân loại thương mại dịch vụ chung của OECD-EUROSTAT" nhưng có chỉ tiết hơn nữa nhằm đáp ứng thông tin của WTO thể hiện qua hiệp định GATS (Phân loại EBOPS - xem phụ lục 1)
Việc đề cập đến 3 danh mục ở trên xuất phát từ một số lý do:
Trang 29
Danh mục theo GATS - GNS/W/120 - bao gồm các khoản mục rất chỉ tiết được xây dựng trên cơ sở danh mục Các sản phẩm chủ yếu (CPC) và nhìn chung việc thu thập và tổng hợp số liệu thống kê theo danh mục này là rất khó thực hiện, ngay cả đối với các
nước có nền thống kê phát triển ‘
Trong khi khả năng đáp ứng yêu cầu GATS bị hạn chế thì yêu cầu chỉ tiết thêm các giao dịch dịch vụ hiện có trong BPM5 cho mục tiêu GATS là rất cần thiết Điều này chỉ có thể đạt được ở một mức: độ nhất định thông qua một danh mục cùng có tính chuyển đổi với CPC, là danh mục EBOPS (chỉ tiết các danh mục này được: nêu trong phụ lục) Danh mục này đồng thời đáp ứng cả yêu cầu của BPMS hiện hành đồng thời là cơ sở cho việc so sánh số liệu thống kê ở cấp độ quốc tế
Nội dung và phạm vi thống kê các ngành dịch vụ được trình bày trong phẩn dưới đây sẽ căn cứ trên trình tự và chỉ tiết phân loại ' của danh mục EBOPS
B Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ giữa người cư trú và không theo BPM5 mở rộng - EBOPS
B1 Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải được thực hiện bởi người cư trú của một nền kinh tế với người cư trứ của một nền kinh tế khác liên quan đến việc chuyên chở hành khách, hàng hoá (vận tải hàng hoá), thuê/cho thuê phương tiện „ vận tải có người điều khiển và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến vận tải Một số khoản mục sau không được tính vào dịch vụ vận tải:
Bảo hiểm hàng hoá (thuộc dịch vụ bảo hiểm);
Hàng hoá do người vận tải không cư trú mua tại cảng và sửa chữa phương tiện vận tải (hai khoản mục này thuộc phần hàng hố, khơng thuộc dịch vụ);
Sửa chữa các thiết bị đường sắt, bến cảng và thiết bị sân bay (thuộc dịch vụ xây dựng)
Thuêícho thuê phương tiện vận tải không có người điều khiển
(thuộc dịch vụ cho thuê hoạt động)
Trang 30_EBOPS thống nhất với BPM5 về khuyến nghị phân loại chéo về phương thức vận tải và loại dịch vụ Trong khi BPM5 khuyến nghị 3 phương thức vận tải, EBOPS chỉ tiết ra 8 phương thức - vận tải biển, hàng không, vũ trụ, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường ống và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến vận tải Về loại dịch vụ
EBOPS khuyến nghị giống BPM5 về 3 loại: vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến vận tải khác
8 phương thức vận tải theo EBOPS gồm:
1 Vận tải đường biển bao gồm tất cả các dịch vụ vận tải bằng tàu ˆ biển
Vận tái hàng không bao gồm tất cả các dịch vụ vận tải bằng máy bay hoặc các phương tiện bay khác, kể cả vận tải hành khách
quốc tế
Vận tải vũ trự bao gồm việc phóng vệ tinh được thực hiện bởi các doanh nghiệp thương mại sở hữu vệ tinh (như doanh nghiệp viễn thông) và các hoạt động khác được thực hiện bởi người vận hành thiết bị vũ trụ, như vận chuyển hàng hoá, người cho các thử nghiệm khoa học Dịch vụ này cũng bao gồm cả vận tải hành khách vũ trụ và các thanh toán của một nền kinh tế cho việc người cư trú của họ được ở trên phương tiện vũ trụ của nền kinh tế khác Vận tải đường sắt bao gồm các hoạt động vận tải bằng tau hoa Vận tải đường bộ bao gồm hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế bằng xe tải, xe kéo và vận tải hành khách bằng xe bus và xe
khách đường dài
Vận tải đường thuỷ nội địa liên quan đến vận tải quốc tế trên sông, hồ, kênh rạch Được tính vào vận tải đường thuỷ nội địa là những
tuyến đường tới một nước và những tuyến đường chung giữa 2
hoặc nhiều nước
Vận tải đường ống và truyền tải điện bao gồm các hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường ống, các chỉ phí truyền tải điện
sau quá trình sản xuất và qúa trình phân phối Không tính hoạt
động tự cung cấp điện cũng như hoạt động cung cấp xăng dầu và -
Trang 31ống Không tính các dịch vụ phân phổi điện, nước, ga và các sản
phẩm xăng dầu khác (thuộc dịch vú kinh doanh khác)
8 Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải bao gồm tất cả các dịch vụ
vận tải khác chưa được phân vào các loại dịch vụ kể trên Loại dịch vụ vận tải gồm:
1 Dịch vụ vận tải hành khách bao gồm tất cả các dịch vụ được cung
cấp giữa nước tổng hợp số liệu và nước ngoài hoặc giữa hai nước ngoài về vận tải quốc tế của người cư trú cho người không cư trú (có) và người không cư trú cho người cư trú (nợ) Dịch vụ vận tải hành khách cũng bao gồm cả việc chuyên chở hành khách trong
phạm vi nước tổng hợp số liệu được thực hiện bởi người không cư'
trú; tiền đi lại là một phần chỉ phí của du lịch theo tour trọn gói; chỉ phí hành lý, xe cộ qúa cước; chỉ phí ăn, uống hoặc chỉ phí vật chất khác của khách khi ở trên phương tiện Cũng bao gồm trong dịch,
vụ vận tải hành khách đối với việc thuê/cho thuê giữa người cư trú và không cư trú đối với các phương tiện vận tải có người điều khiển trong một thời gian hạn chế (ví dụ một chuyến) để vận chuyển
hành khách
Không tính vào dịch vụ vận tải hành khách phần dịch vụ do người
cư trú cung cấp cho người không cư trú trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của người cư trú (thuộc dịch vụ du lịch), vé tàu xe (thuộc dich vu du lich), thué/cho thuê tài chính (không tính trong EBOPS) và thuê/cho thuê phương tiện không có người điều khiến (thuộc dịch vụ thuê/cho thuê hoạt động)
2 Dịch vụ vận tải hàng hoá được phân theo 4 loại
- _ Loại thứ nhất liên quan đến vận tải quốc tế về xuất nhập khẩu
hàng hoá của nước tổng hợp số liệu; bao gồm trong dịch vụ
vận tải cung cấp bởi (1) người cư trú chuyên chở hàng hoá xuất khẩu của nước mình ở bên ngoài cửa khẩu biên giới nước mình (có), và (2) người không cư trú vận chuyển hàng nhập khẩu của nước tổng hợp số liệu ở bên ngoài cửa khẩu biên giới nước nước xuất khẩu (nợ)
Trang 32Loại thứ hai trong dịch vụ vận tải hàng hóa là dịch vụ vận tải cung cấp bởi (1) người cư trú của nước tổng hợp số liệu chuyên chở hàng hóa nhập khẩu của nước mình bên trong lãnh thổ của nước xuất khẩu (có) và (2) người không cư trú chuyên chở hàng xuất khẩu của nước tổng hợp số liệu ở bên - trong lãnh thổ nước tổng hợp số liệu (nợ)
Hai loại này liên quan đến thống kê BOP Theo BPM5, giá trị hàng hoá được xác định theo giá FOB tại biên giới của nước xuất khẩu, và vì vậy có thể thấy nước nhập khẩu phải chịu khoản phí vận tải hàng hoá (mặc dù các khoản phí này có hoặc không tính trực tiếp cho người nhập khẩu, hoặc bao gồm hay không bao gồm trong gia nhập khẩu)
Loại thứ ba liên quan đến dịch vụ vận tải các hàng hố khơng thuộc xuất, nhập khẩu của nước tổng hợp số liệu như:
+ Hang qua cảnh qua một nước
+ Hàng vận chuyển giữa các nước thứ ba (chuyển khẩu)
+- Vận chuyển ven bờ hay vận chuyển giữa các địa điểm trong một nền kinh tế
+ Vận chuyển hàng hoá đến/từ các thể nhân ở bên ngoài lãnh thổ mà thể nhân đó cư trú (như các cơ quan chính phủ) do người vận tải không cư trú thực hiện và
+ Vận chuyển bưu phẩm bưu kiện và chuyển phát: bao gồm
các dịch vụ vận chuyển do người vận tải cư trú thực hiện đối với hàng hóa thuộc sở hữu của người không cư trú (có) và dịch vụ vận chuyển do người vận tải không cư trú thực hiện - đổi với hàng hóa thuộc sở hữu của người cư trú của nước tổng hợp số liệu (nợ)
Loại thứ tử bao gồm phí thuê/cho thuê (hoặc thuê hoạt động) giữa người cư trú và không cư trú đối với tàu thuyền, máy bay, xe cộ có người điều khiển trong một khoảng thời gian hạn chế (như thuê một chuyến) để tận tải hàng hóa Cũng bao gồm dịch vụ lai dắt liên quan đến vận tải dàn khoan, cần cầu nổi và nạo vét Không tính thuê/cho thuê tài chính và thuê thời gian
Trang 33Các dịch vụ chưa được tính ở trên, và chỉ liên quan đến một phương thức vận tải được xếp vào loại khác phù hợp với phương thức vận tải
(vận tải biển, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa)
Các dịch vụ liên quan đến nhiều phương thức vận tải và không phân
loại được vào một phương thức vận tải nào được thống kê vào mục 'Dịch vụ hế trợ và liên quan đến vận tải khác Ví dụ như: xếp dỡ
hàng hoá (xếp/dỡ container), bảo quản và lưu giữ hàng hóa, đóng gói
và đóng gói lại, lai dắt (trừ các dịch vụ đã bao gồm ở trên), hoa tiêu và dẫn đường cho phương tiện, bảo dưỡng và vệ sinh tàu thuyền, máy
bay tại cảng biển, sân bay, cứu hộ, chỉ phí đại lý liên quan đến vận chuyển hành khách và hàng hoá ở bến cảng, sân bay (kể cả dịch vụ - môi giới và xúc tiến vận tải)
Cơ sở tính toán giao dịch rất có ích vì nó thể hiện được giao dịch thị
trường thực tế diễn ra mà không cần sửa chữa, điều chỉnh hay ước tính Dịch vụ vận tải được thống kê khi và chỉ khi giao dịch diễn ra
giữa một người cư trú và một người không cư trú Việc thống kê từng
dịch: vụ vận tải riêng biệt phụ thuộc vào các điều khoản giao hàng
được cụ thể hoá trong hợp đồng mua.bán hàng hóa và thực hiện trong giao dịch thị trường
Khi hợp đồng vận tải được thực hiện giữa hai người cư trú của một
nước, đối với hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ vận tải cần được loại trừ
trong phương pháp tính toán dựa trên cơ sở giao dịch Trường hợp này xuất hiện khi điều khoản giao hàng theo hợp đồng mua bán hàng hoá là franco domicfle (cước phí trả tới) và khi người xuất khẩu ký hợp
đồng vận tải với một người vận tải cư trú của nước xuất khẩu
Các trường hợp sau thuộc loại tính toán dựa trên cơ sở giao dịch:
- Một hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải được ký giữa người cư trú
với người không cư trú và điều kiện giao hàng là giao tại xưởng (EXW), luc dé dịch vụ vận tải này được thống kê Nó cũng bao “ˆ gồm cả phần dịch vụ vận tải đến biên giới cửa nước xuất khẩu - Dịch vụ vận tải giữa người cư trú và không cư trú trong trường
hợp chuyến tải và chuyển khẩu
Trang 34Thông tin dựa trên cơ sở giao dịch này được nhiều người sử dụng số
liệu yêu cầu để bổ sung vào thông tin của BPMB Nhìn chung các :doanh nghiệp đều có thông tin này trên tài khoản và vì vậy nó được coi là đáng tin cậy hơn các thông tin căn cứ vào giá F.O.B thường chỉ :
là giá trị ước tính (và nó vẫn cần thiết như một tiêu chuẩn của BPM5
va SNA 1993) Thông tin dựa trên cơ sở giao dịch thường được sử
dụng làm cơ sở để ước tính giá F.O.B đối với hoạt động vận tải hàng
hoá (cùng với các thông tin bổ sung cần thiết cho các ước tính này)
khi lập BOP
B2 Du lịch ,
Trong EBOPS, dịch vụ du lịch khác biệt so với phần lớn các dịch vụ thương mại quốc tế khác trong đó chính người tiêu dùng dịch vụ này tạo ra sự khác biệt - đó là: người tiêu dùng (hay khách du lịch) di chuyển đến một nước khác để nhận hàng hoá và dịch vụ Vì vậy' không giống như phần lớn các dịch vụ khác trong EBOPS, du lịch không phải là một sản phẩm cụ thé ma là một loạt các hang hoá và dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng Đây chính là lý do để du lịch không tương thích với bất kỳ nhóm nào của CPC
Dịch vụ du lịch bao gồm chủ yếu là các hàng hoá và dịch vụ do khách du lịch nhận được từ một nước trong thời gian du lịch dưới một năm tại nước đó Những hàng hoá và dịch vụ do khách du lịch, hoặc nhân danh khách du lịch, mua hoặc cung cấp, không mang ý nghĩa cho/tặng, cho khách du lịch để sử dụng hoặc vì mục đích khuyến mại
Dịch vụ du lịch không bao gồm một số khoản mục: dịch vụ vận tải khách du lịch trong phạm vi nền kinh tế mà họ đang cư trú, nếu dịch -
vụ đó do người vận tải không cư trú ở nước mà khách du lịch đến tham quan cũng như người vận tải quốc tế cung cấp, cả hai khoản này đều thuộc dịch vụ vận tải hành khách trong dịch vụ vận tải Cũng
không bao gồm hàng hóa do khách du lịch mua để đưa về bán tại
Trang 35Một khách du lịch lưu tại dưới 1 năm vì bất kỳ lý do gì trong một nền
kinh tế mà ở đó họ không phải là cư trú, tsừ: :
- Đóng quân tại căn cứ quân sự hoặc người lao động (kế cả nhân viên ngoại giao, sứ quán, lãnh sự quán) của một cơ quan thuộc chính phủ nơi anh ta cư trú
- Người đi kèm với những người được đề cập ở mục trên; hoặc
- _ Những người đảm nhận một hoạt động sản xuất trực tiếp cho một
tổ chức mà tổ chức này là đơn vị cư trú trên lãnh thổ kinh tế đó
Chỉ tiêu của các cá nhân nêu tại 2 mục trên thuộc dịch vụ Chính phủ, chưa phân loại ở đâu Chỉ tiêu của các cá nhân (kể cả lao động mang tính thời vụ hoặc lao động vùng biên giới nêu tại mục này trong nền kinh tế của doanh nghiệp đang thuê họ được dính vào dịch vụ du lịch
Theo khái niệm chung về người cư trú và không cư trú, nguyên tắc
một năm không áp dụng đối với sinh viên hay bệnh nhân chữa bệnh ở nước ngoài, những người này vẫn là người cư trú ở nước họ ngay cả - khi thời gian họ học tập hay chữa bệnh là một năm hoặc hơn
BPM5 phân tổ dịch vụ du lịch thành du lịch vì mục đích công tác và du lịch vì mục đích cá nhân Tuy nhiên vì những sự khác biệt với mục tiêu GATS về thương mại dịch vụ quốc tế, các khoản mục trong dịch vụ du lịch được yêu càu chỉ tiết hơn nữa:
Xét theo mục đích dụ lịch có thể phân chia thành:
-e Du lich vi mue dich công tác bao gém phan thu vé hang hoa va
dịch vụ từ khách du lịch vì mục đích công tác, đi ra nước ngồi dé thực hiện cơng việc của họ như dừng đỗ giữa chuyến đi của phí hành đoàn hoặc thuyền viên, công tác hoặc hội họp của viên chức chính phủ, của nhân viên các tổ chức quốc tế, của nhân viên đang làm việc cho các doanh nghiệp không cư trú Ví dụ như họ có thể ra nước ngoài để thực hiện đợt xúc tiến thương mại, thăm dò thị trường, đàm phán thương mại, công vụ, hội nghị, tiến hành các công việc sản xuất và lắp đặt thiết bị, công việc khác nhân danh doanh: nghiệp cư trú tại nước ngoài Du lịch vì mục đích công tác
bao gồm những khoản thu về hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng
Trang 36cá nhân của bản thân khách du lịch đến vì mục đích công tác
nhưng không bao gồm khoản mà hợ mua hoặc bán cho doanh nghiệp của họ
Các khoản hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân của người ,lao động biên giới, lao động thời vụ và lao động khác - là người
không cư trú tại lãnh thổ kinh tế mà họ đang làm việc nhưng chủ cơ
sở thuê họ làm là người cư trú tại lãnh thổ kinh tế, này - được tách riêng trong EBOPS thuộc mục chỉ phí của lao động thời vụ và lao * động biên giới Các dịch vụ du lịch vì mục đích công tác khác thuộc
mục dịch vụ du lịch khác trong EBOPS
e Dịch vụ du lịch vì mục đích cá nhân bao gồm các khoản hàng hoá và dịch vụ nhận được do khách du lịch đi.ra nước ngoài với
mục đích khác, trừ mục đích công tác, như các hoạt động nghỉ
ngơi, tham gia vào các hoạt động giải trí và văn hoá, thăm viếng bạn bè và người thân, hành hương, các mục đích liên quan đến y -
tế và giáo dục Khoản mục này được khuyến nghị phân tổ thành 3 loại: - Chi phi liên quan đến y tế (tổng chỉ phí của những người ra nước ngoài để khám chữa bệnh) - Chi phí liên quan đến giáo dục (chi phí của học sinh, sinh viên) -_ Các chí phí du lịch cá nhân khác
Phân tổ này giống các thông tin bổ sung được khuyến nghị trong BPM5 Ngoài ra các số liệu về chỉ phí cho dịch vụ y tế, giáo dục
rất hữu ích cho mục đích phân tích được thu thập riêng hay ƯỚC
tính nên được tổng hợp riêng _Xét theo loại chỉ phí bao gồm 3 loại:
® Chi phi cho hang hoa
e Chi phi luu tra va 4n uéng e Cac chi phi khac vé du lich
Phân tổ này cho phép phân loại các chỉ phí về dịch vụ vào phương
Trang 37lưu trú và ăn uống sẽ tạo thuận lợi hơn cho phần tích chung về chỉ phí
du lịch l
Các khoản thu về hàng hoá và dịch vụ (trừ vé hành khách quốc: tế) từ khách du lịch tại nền kinh tế mà họ đang du lịch cho nhu
cầu của cá nhân họ thuộc dịch vụ du lịch Những hàng hoá và dịch vụ này có thể do khách du lịch thanh toán, do người đại diện của họ thanh toán hoặc họ được hưởng miễn phí Các hàng hoá và dịch vụ thông thường nhất được thống kê vào dịch vụ du lịch là dịch vụ thuê phòng, đổ ăn, đồ uống, dịch vụ vận tải và giải trí tại nước mà họ đến , du lịch (bao gồm tất cả các loại hàng tiêu dùng tại nền kinh tế tung cấp), quà tặng, đồ lưu niệm và các hàng hoá khác được mua sắm vào mục đích tiêu dùng cá nhân của khách du lịch và các hang hoa được mang ra khỏi nước đó
B3 Dịch vụ bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu chính viễn thông của BMP5 được yêu cầu phân chia chỉ tiết hơn thành 2 mục: dịch vụ bưu chính chuyển phát và dịch vụ viễn thông
se Dịch vụ bưu chính, chuyển phát bao gồm hoạt động nhận, vận
chuyển, phân phát thư từ, báo chí, các ấn phẩm định kỳ, tờ rơi, các: ấn phẩm khác, bưu kiện, bưu phẩm, kể cả dịch vụ quầy bưu điện,
cho thuê hòm thư Trong dịch vụ bưu chính, chuyển phát bao gồm
cả dịch vụ thư bảo đảm, điện tín và dịch vụ tại quầy bưu điện như bán tem thư, phiếu gửi/nhận tiền Dịch vụ bưu điện thường được cung cấp bởi hệ thống bưu điện quốc gia Không tính các dịch vụ
tài chính được thực hiện thông qua hệ thống bưu điện như: chuyển
tiền trực tiếp qua bưu điện, dịch vụ tài khoản tiền gửi và tiết kiệm
bưu điện (thuộc dịch vụ tài chính) và dịch vụ chuẩn bị thư (thuộc dịch vụ kinh doanh khác) Dịch vụ bưu chính chuyển phát được
thực hiện trên cổ sở các thỏa thuận quốc tế luồng vào, ra giữa các
nền kinh tế cần phải được thống kê trên cơ sở giá tri gop
Dịch vụ chuyển phát tập trung vào hoạt động chuyển phát nhanh -
Trang 38cà phương tiện vận tải của mình hoặc phương tiện vận tải công cộng để tiến hành các dịch vụ này Được tính vào mục này là các dịch
vụ chuyển phát nhanh phải thưc hiện theo yêu cầu, ví dụ: chuyển
phát có ấn định thời gian, chuyển phát ngay theo yêu cầu Không tính hoạt động chuyển thư qua các công ty vận tải hàng không' (thuộc dịch vụ vận tải hàng hóa hàng khơng), lưu giữ hàng hố (thuộc dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải) và dịch vụ chuẩn bị thư (thuộc dịch vụ kinh doanh khác) _, ,
-e_ Dịch vụ viễn thông bao gồm truyền dẫn âm thanh, hình ảnh hoặc
thông tin khác qua điện thoại, telex, điện báo, cáp truyền thanh - truyền hình, vệ tinh, thư điện tử, fax kể cả dịch vụ mang kinh -
doanh, hội họp từ xa và các dịch vụ hỗ trợ Không bao gồm giá trị
của các thông tin được truyền Mục này cũng bao gồm dịch vụ điện thoại mạng, dịch vụ cổng internet và dịch vụ truy nhập trực
tuyến, kể cả truy cập internet
Không tính dịch vụ lắp đặt thiết bị mạng điện thoại (thuộc dịch vụ xây dựng), dịch vụ cơ sở dữ liệu và các dịch vụ máy tính có liên
quan đến truy nhập và kết xuất số liệu được cung cấp bởi các
server cơ sở dữ liệu (thuộc dịch vụ máy tính và thông tin) B4 Dịch vụ xây dựng
Dịch vụ xây dựng bao gồm các công việc được thực hiện theo dự án xây dựng và các hoạt động lắp đặt do người lao động của doanh nghiệp nằm ngoài lãnh thổ cư trú của doanh nghiệp thực hiện Dịch vụ
xây dựng được khuyến righị phân chia thành dịch vụ xây dụng ở
nước ngoài và dịch vụ xây dung trên lãnh thổ kinh tế của nước
tổng hợp số liệu Phân tổ này cho phép thống kê được cả hai loại
dịch vụ: dịch vụ xây dựng đã cung cấp cho nước khác và dịch vụ xây dựng do người không cư trú cung cấp tại nước mình trên cơ sở trị giá gdp
Trang 39người cư trú của nước tổng hợp số liệu (nợ) và hàng hóa, dịch vụ do người không cư trủ mua tại nước tổng hợp số liệu (có)
Khuyến nghị về phạm vi này không đồng nhất với BPM5 Theo BPM5 chỉ phí mua hàng hoá và dịch vụ ở nước sở tại thuộc dịch vụ kinh doanh khác Quan điểm của BPM5 được nhiều nước áp dụng vì những lý do thực tế Trong trường hợp này, các nước cần nêu
rõ cách tính của mình trong phần chú giải về phương pháp luận kèm theo xuất bản phẩm về số liệu dịch vụ xây dựng
Cả hai loại trong dịch vụ xây dựng nêu trên đầu bao gồm các công việc được tiến hành dựa trên các dự án xây dựng và các hoạt động lắp ˆ đặt do lao động của doanh nghiệp không cư trú Dịch vụ xây dựng được xác định theo giá trị gộp - nghĩa là gồm toàn bộ các chỉ phí về hàng hoá, dịch vụ đầu vào cho quá trình cung cấp dịch vụ xây dựng, cũng như chỉ phí sản xuất khác và lãi hoạt động thuộc sở hữu của doanh nghiệp xây dựng Nguyên tắc xác định trị giá này giống như các nguyên tắc xác định giá trị sản suất (của cả hàng hoá
và dịch vụ) được mô tả trong SNA1993
Có thể xem xét ví dụ dưới đây để hình dung cách tính dịch vụ xây
dựng:
Doanh nghiệp A cư trú ở Nhật bản, cung cấp dịch vụ xây dựng tại Việt nam trị giá 100.000 USD Để cung cấp những dịch vụ này, doanh nghiệp A mua nguyên vật liệu đầu vào, nhân công bao gồm: :
Trang 40Tổng giá trị tăng thêm từ hoạt động của Nhật ” : 20.000 Do vậy tổng giá trị dịch vụ xây dựng là : 100.000 Tổng giá trị dịch vụ xây dựng được tạo ra là toàn bộ số tiền mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và tổng chỉ phí phát sinh thêm của doanh nghiệp sản xuất Vì vậy tổng giá trị dịch vụ xây dựng là 100.000
Thương mại dịch vụ xây dựng giữa các đơn vị cư trú và không cư trú được tính như sau Nhật bản Việt nam Dịch vụ xây dựng ở nước ngoài Dịch vụ xây dựng ở trong nước ‘| Bân có100.000ˆ - Bên có 35.000** Bên nd 35.000** Bên nợ 100.000”
Nếu hàng hoá trị giá 20.000 được mua ở Nhật rồi chuyển sang Việt nam sử dựng vào quá trình xây dựng thì nó không được tính vào khoản mục hàng hoá trong ‘BOP vi cae hàng hoá này do đơn vị cư trú Nhật tạo ra và bán cho Nhật chứ ‘| không phải được mua ở Việt nam ,
*Tổng giá trị địch vụ xây dựng
**Giá trị hàng hoá và dịch.-vụ được mua bởi doanh nghiệp Nhật ở Việt nam (nền kinh tế sở tại), bằng 5.000 + 5.000 + 25.000 Khoản này được thống kê vào dịch: vụ kinh doanh khác theo BPMB
Chỉ phí về hàng hoá và dịch vụ ở nước chủ đầu tư bao gồm các chỉ
phí của doanh nghiệp xây dựng về các khoản cung cấp tại nước chủ
đầu tư cũng như chỉ phí về hàng hoá và dịch vụ được nhập khẩu vào nước chủ đầu tư để sử dụng cho công trình Trong trường hợp cụ thể