1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NÂNG CẤP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK

13 340 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 241 KB
File đính kèm ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGXÃHỘICỦADỰÁN.rar (103 KB)

Nội dung

Đắk Lắk, là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đăk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp vương quốc Cam Pu Chia. Đăk Lăk hiện có 15 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số trung bình năm 2014 là 1.827.768 người, mật độ 139,26 ngườikm2 . Với điều kiện tự nhiên cơ bản hết sức thuận lợi để phát triển nông nghiệp như có quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, tổng lượng mưa cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cây trồng. Hạn chế lớn nhất của tỉnh là sự phân bố mưa không đồng đều tạo ra mùa khô hạn kéo dài 56 thángnăm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chính điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Nội dung 2.1. Những khái niệm và lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Kế hoạch xã hội: Là kế hoạch vạch ra của xã hội nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Là một quá trình nhận thức của con người trước các vấn đề phát triển của thực tiễn và vận dụng các quy luật phát triển tự nhiên, xã hội và quy luật kinh tế thị trường để phác thảo ra những đinh hướng các mục tiêu cụ thểmong muốn, hệ giải pháp tương ứng nhằm quản lý phát triển kinh tế và xã hội có hiệu quả. Như vậy, xét về tầm quan trọng thì kế hoạch phát triển là một công cụ vĩ mô của nên kinh tế quốc dân. Kế hoạc là một quá trình ba gồm lập, tổ chức thực hiện kế hoạch và theo dõi đánh giá kết quả. 2.1.1.2. Đánh giá tác động xã hội Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt xã hội của một hành đồng đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu KTXH của dự án, phương án quy hoạch. Đánh giá tác động xã hội bao hàm một loạt các chu trình và quá trình để đưa khía cạnh xã hội vào dự án phát triển. Đánh giá tác động xã hội được tiến hành để phòng ngừa các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống con người trong khu vực của dự án. Đối với các tác động xấu sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh . Đánh giá tác động xã hội có thể được định nghĩa là đánh giá tác động chuyên ngành lien quan đến đến đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự xã hội. Đặc biệc là việc thay đổi mà sự phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng (dân số, cấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng và lối sống, ngôn ngữ và tập quán. Như một đánh giá chuyên ngành, đánh giá tác động xã hội giải quyết một cách tổng thể quá trình và phương pháp liên kết các giá trị xã hội vào việc xây dựng dự án . 2.3. Mục tiêu và phương pháp đánh giá tác động xã hội 2.3.1. Mục tiêu của đánh giá tác động xã hội Mục tiêu chung: Với cách hiểu Đánh giá tác động xã hội là một báo cáo điều tra mang tính hệ thống về các quy trình xã hội và các nhân tố tác động đến những kết quả thực hiện của Dự án, Đánh giá có mục tiêu là đưa ra một phân tích về các chiến lượcbiện phápphương pháp khác nhau để bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với bối cảnh xã hội của nó. Đánh giá sẽ cung cấp những thông tin cơ cở để thiết kế các chiến lược mang tính xã hội của dự án. Thực hiện Đánh giá và xây dựng Báo cáo cũng là một quy trình nhằm mang phổ biếnchia sẻ các thông tin xã hội của Dự án và huy động sự tham gia của các chủ thể hữu quan, thu thập và phản ánh quan điểm của các bên liên quan cho thiết kế Dự án. Đánh giá được thiết kế hướng tới thực hiệncác mục tiêu cụ thể như sau: (i) xác định và mô tả đặc điểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừhạn chế khỏi sự tham gia và hưởng lợi từ Dự án; (ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án về tầm quan trọngmức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến Dự án; (iii) xác định các quá trình, thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Dự án; (iv) kiểm chứng mức độ phù hợp của chiến lược cải thiện sinh kế livelihood strategies mà Dự án dự kiến thực hiện; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắc thiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được tham gia đầy đủ và thụ hưởng từ các can thiệp của Dự án như mong đợi. Để thực hiện các mục tiêu trên, Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bền vững” (Sustainable livelihood approach) của DFID, các phát hiện được xây dựng từ các nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng các công cụ định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Chi tiết được trình bày trong phần tiếp theo của báo cáo. 2.3.2. Phương pháp luận của đánh giá 2.3.2.1. Khung lý thuyết Khung lý thuyết chính sử dụng trong đánh giá là Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Approach SLA). Cách tiếp cận này đưa ra một chỉ dẫn tổng quát cho một quá trình xây dựng các can thiệp phát triển sinh kế cho cộng đồng, bao gồm các chương trình và dự á. Theo Serrat (2008), tiếp cận sinh kế bền vững (the sustainable livelihoods approach) là một phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt độngcan thiệp phát triển dựa trên các cân nhắcphân tích về cách sinh sống của người nghèo, của đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Các can thiệphoạt động phát triển được xây dựng phải đảm bảo: (i) lấy con ngườinhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trung tâm; (ii) đảm bảo tính tham gia (của) và tính đáp ứng đến đối tượng nghèo và dễ tổn thương; (iii) đa cấp độ (multilevel); (iv) được thực hiện với mối liên kếtđối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân; (v) linh hoạtdễ điều chỉnh (dynamic); và (vi) cuối cùng nhưng không kém quan trọng là bền vững. Cách tiếp cận này cho phép nối kết các chủ thể với môi trường chung có ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộng đồng như năng lựctrìnhđộ của người lao động, mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến các nguồn lực vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến và của các thể chế cốt lõi (core institutional). Các kết quả sinh kế này cũng chính là các mục tiêu phát triển, gồm tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, tăng tính ổn định trong các hoạt động sinh kế (nhờ đó tăng tính ổn định trong đời sống nói chung); giảm tính dễ tổn thương của cộng đồng; tăng cường an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững (đôi khi các kết quả này có thể mâu thuẫn nhau, ví dụ thu nhập cao trong ngắn hạn có thể triệt phá tài nguyên thiên nhiên). Để đạt được kết quả sinh kế, cần thực hiện các can thiệp haycác chiến lược sinh kế (livelihood strategies). Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt động và phương pháp thực hiện các hoạt động đó, nhằm đạt mục tiêu sinh kế. Các chiến lược sinh kế này lại được triển khai và thực hiện nhờ vào một cấu trúc xã hội (structure) gồm các chủ thể (nhà nướcchính quyền và khu vực tư nhân, dân sự) thông qua các quá trìnhquy trìnhđịnh chế (processes) gồm quy định của luật pháp, các chương trìnhchính sách cụ thể, tập quánphong tục, v.v. Để có được các chiến lược sinh kế, việc phân tích đánh giá phải được tiến hành ở hai cấp độ là (1) bối cảnh gây tổn thương và (2) mức độ tiếp cậnsở hữu của đối tượng đối với các nguồn lực khả dụng cho phát triển sinh kế gồm nguồn nhân lực (human capital), nguồn tài nguyên (natural capital), nguồn lực vật chất (nhân tạo) (physical capital), nguồn tài lực (financial capital) và nguồn lực xã hội (social capital).

Ngày đăng: 21/04/2018, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w