cac qua trinh chinh tri chu yeu

13 265 1
cac qua trinh chinh tri chu yeu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyên tắc phổ thông: Nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc căn bản nhất của chế độ bầu cử, được hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Theo nguyên tắc này, mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử, trừ những người bị mắc bệnh tâm thần hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Trong thế giới hiện đại, việc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu bầu ra người đứng đầu nhà nước và những đại biểu trong cơ quan đại diện chính là sự thực hiện một trong những quyền dân chủ quan trọng nhất của công dân. Giá trị của nguyên tắc bầu cử phổ thông không chỉ được thể hiện ở tính công khai, dân chủ rộng rãi, mà nó còn đòi hỏi sự đảm bảo để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình. Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đảm bảo cho mọi cử tri có khả năng như nhau trong việc tác động đến kết quả bầu cử. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri khi tham gia bầu cử chỉ có một phiếu bầu và giá trị của các lá phiếu là như nhau, bất kể cử tri là người giàu hay nghèo, da trắng hay da đen, nam hay nữ… Điều này thể hiện tính khách quan, không thiên vị cho bất kỳ một đối tượng nào trong các cuộc bầu cử. Nguyên tắc bầu cử tự do và bầu cử bắt buộc: Nguyên tắc tự do trong quá trình bầu cử được hiểu là công dân có quyền tự quyết định có tham gia bầu cử hay không và nếu tham gia thì ở mức độ nào và tự quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai mà không có bất kỳ một sự áp đặt nào. Nguyên tắc này có thể được pháp luật bầu cử ở các nước quy định, hoặc có thể được mặc nhiên công nhận. Ở một số nước (chẳng hạn như Bỉ và Úc), bầu cử được xem là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân có đủ điều kiện tham dự. Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới không có những quy định buộc người dân phải thực hiện quyền công dân này của mình. Các nước đều có nhận thức chung rằng, bầu cử là vấn đề thuộc về tự do cá nhân và mỗi người có quyền tự quyết định có tham gia hay không. Việc áp dụng nguyên tắc bầu cử tự do đã đưa đến một thực tế là số cử tri tham gia bầu cử ở các nước này thường thấp hơn nhiều so với các nước áp dụng nguyên tắc bầu cử bắt buộc. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và gián tiếp: Bầu cử trực tiếp là cách thức cử tri trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên vào các cơ quan quyền lực nhà nước, chứ không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Đây cũng là hình thức bầu cử phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới. Bầu cử gián tiếp là cách thức theo đó cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình, mà bầu ra thành viên của cử tri đoàn, sau đó cử tri đoàn thay mặt cho cử tri bầu ra các cơ quan quyền lực hay chức danh chính quyền. Tại cuộc bỏ phiếu vòng hai, mặc dù không bị ràng buộc bởi luật, nhưng theo truyền thống và cũng là bổn phận chính trị, các đại cử tri sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên mà đảng mình đề cử. Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Nguyên tắc bỏ phiếu kín là một yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo cho sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực và làm cho các ứng cử viên, các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong quá trình bầu cử. Đây được coi là một nguyên tắc căn bản của cuộc bầu cử và được thể chế hoá thông qua việc quy định một cách chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu. Theo nguyên tắc này, khi bầu cử, cử tri được mời đến một phòng kín để thực hiện việc bỏ phiếu, hoặc cử tri phải cho phiếu vào một chiếc phong bì, sau đó bỏ phong bì vào thùng cùng với lời tuyên bố rằng, việc bỏ phiếu của mình đã diễn ra một cách tự do.

Ngày đăng: 20/04/2018, 19:50

Mục lục

    1. KHÁI NIỆM BẦU CỬ VÀ HỆ THỐNG BẦU CỬ

    1.1. Khái niệm bầu cử

    4. CÁC HỆ THỐNG BỎ PHIẾU CHÍNH VÀ CÁC HỆ QUẢ CHÍNH TRỊ CỦA NÓ

    - Hệ thống bán tỷ lệ

    - Hệ thống đại diện theo tỷ lệ

    - Hệ thống hỗn hợp

    4.2. Các hệ quả chính trị của các hệ thống bỏ phiếu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan