Tư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luậnTư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luậnTư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luậnTư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luậnTư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
T¦ DUY CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - NH÷NG §ÆC §IÓM CHñ YÕU Vµ ý NGHÜA PH¦¥NG PH¸P LUËN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
T¦ DUY CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - NH÷NG §ÆC §IÓM CHñ YÕU Vµ ý NGHÜA PH¦¥NG PH¸P LUËN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do
chính tôi thực hiện Các số liệu và kết quả đưa ra trong
luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Dung
Trang 4Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÀ CÁC
2.1 Những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị và tư duy chính trị
2.2 Các yếu tố tác động tới sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh 39
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ
3.1 Những điểm đặc sắc trong nội dung tư duy chính trị Hồ Chí Minh 58 3.2 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình tư duy chính trị Hồ Chí Minh 75
Chương 4: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CMVS : Cách mạng vô sản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNTD : Chủ nghĩa thực dân CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CTQG : Chính trị quốc gia QTCS : Quốc tế Cộng sản
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội nói chung và lịch sử chính trị nói riêng đã chứng minh: sự phát triển của các quốc gia, sự rạng danh của các dân tộc đều là kết quả của các thể chế chính trị vững mạnh với những con người chính trị có phẩm chất, trí tuệ, tài năng và đặc biệt là sự xuất hiện của các thủ lĩnh chính trị đức độ, anh minh, tài ba xuất chúng Lịch sử chính trị Việt Nam qua các thời đại phát triển đều gắn liền với các vương triều thịnh trị với các vua sáng, tôi hiền Không có những con người xuất chúng cả về tài năng, đức độ, tinh thần hào kiệt, ý chí kiên cường… thì cũng không qui tụ, huy động và phát huy được đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước Điều đó cho thấy vai trò quyết định của con người chính trị - với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động chính trị, đối với lịch sử chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc
Cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản ra đời với đội ngũ những con người trí tuệ, tài năng, phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là sự xuất hiện lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh đã làm nên những kỳ tích mà hàng nghìn năm trước đây dân tộc ta, dù khát khao, hy sinh phấn đấu cũng chưa làm được Đó là kỳ tích của những con người mang tư duy khoa học, cách mạng được hòa quyện trong bầu nhiệt huyết của người con yêu nước, yêu độc lập, tự do và ý chí sắt đá của người cộng sản được kết tụ thành một sức mạnh to lớn làm thay đổi lịch sử dân tộc và bản đồ thế giới Phẩm chất, năng lực và khí phách ấy được hội tụ đầy đủ, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh Người trở thành biểu tượng của nền Hòa bình thế giới, sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam và điển hình của một tư duy chính trị tiên tiến có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng lớn trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay
Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra hàng loạt những câu hỏi cần có lời giải đáp: Làm thế nào để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới? Làm thế nào để xây dựng được một chính đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé? Làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản, lại bị mấy chục
Trang 7sử chính trị nước nhà Hệ thống tư tưởng và những cống hiến của Người đã góp phần
to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và có tính khai mở thời đại Đó là điểm tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh với các bậc tiền bối và các sĩ phu yêu nước trước và cùng thời Vậy, điều gì làm nên sự sáng tạo và những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh? Phải chăng đó là do thời thế của lịch sử? hay do năng lực tư duy, phẩm chất, khí phách của Người?
Cho đến nay, trong giới nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung và sự nghiệp chính trị của Người nói riêng, chủ yếu tập trung khai thác và làm rõ những sáng tạo, độc đáo thể hiện trong tư tưởng và hành vi chính trị Người Những tư tưởng và hành
vi đó không có ngay mà được chín dần, được kiểm tra, sàng lọc và ngày càng hoàn thiện Chúng là kết quả của một quá trình tư duy và trải nghiệm, của những phép thử đúng - sai, và của cả niềm tin, ước vọng cá nhân Vậy, nguồn gốc, căn nguyên đưa tới những sáng tạo trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh là gì?
Ralph Waldo emerson từng viết: “Tổ tiên của mọi hành động là tư duy” Mọi
tư tưởng, hành động của con người trước hết được bắt nguồn từ tư duy Tư duy đúng
sẽ chi phối tư tưởng và hành động đúng Để có tư tưởng và hành động chính trị đúng trước hết phải bắt nguồn từ một tư duy khoa học, cách mạng Chính cách tư duy ở mỗi người khác nhau sẽ tạo nên tư tưởng và hành động khác nhau Nhưng tư duy không tự hình thành mà có nguồn gốc thực tiễn, nhằm giải đáp một thực tiễn đặt ra Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới cùng với những tư tưởng chính trị của các thế hệ trước chính là cơ sở để Hồ Chí Minh tư duy và đưa ra hệ thống tư tưởng chính trị của mình Nếu những dữ kiện, căn cứ cần cho việc hình thành tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã có thì qúa trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… lại có vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng ấy Do đó, tư duy khoa học là gốc cho mọi tư tưởng đúng và hành động đúng của con người Vậy, ở Hồ Chí Minh có tư duy chính trị đặc sắc như thế nào để tạo ra những sáng tạo riêng có của
Trang 8Việc tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh do
đó không chỉ giải mã được cội nguồn của những sáng tạo trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh mà còn lấy đó làm cơ sở lý luận cho sự nghiệp đổi mới hiện nay Sự nghiên cứu không chỉ bổ sung những hiểu biết sâu sắc về sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh mà còn góp phần vào việc nghiên cứu con người chính trị với những năng lực và tố chất cần có của một lãnh tụ Đây cũng là cơ sở để góp thêm những nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng và các lý thuyết chính trị trong ngành chính trị học ở Việt Nam Đề tài do đó có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn Nhận
thức sự cần thiết của việc nghiên cứu, học viên lựa chọn đề tài "Tư duy chính trị
Hồ Chí Minh - những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận" làm luận
Hồ Chí Minh; ý nghĩa phương pháp luận của những đặc điểm đó đối với công cuộc đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam hiện nay
Trang 94
2.2 Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị, tư duy chính trị Hồ Chí Minh và những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh
- Làm rõ những đặc điểm chủ yếu về nội dung và phương pháp của tư duy chính trị Hồ Chí Minh
- Chỉ ra ý nghĩa phương pháp luận của tư duy chính trị Hồ Chí Minh đối với việc tiếp tục đổi mới tư duy chính trị trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị của Hồ Chí Minh
- Ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
do, hạnh phúc của con người là mục tiêu.Vì vậy, có thể nói phạm vi nghiên cứu trực tiếp đến đề tài hẹp nhưng lại được thực hiện trên phổ rộng lớn của tư duy nhận thức
và cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh Cụ thể:
- Về thời gian: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh hình thành, phát triển gắn với cuộc đời hoạt động chính trị phong phú của Người Đó là quá trình liên tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện Vì thế, để nhận diện và làm rõ những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh cần gắn với cuộc đời, sự nghiệp chính trị của
Hồ Chí Minh
Trang 105
- Về không gian: cuộc đời hoạt động chính trị Hồ Chí Minh vô cùng phong phú, được hình thành từ sự trải nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới Do đó, luận án trên cơ sở lần theo quá trình hoạt động của Người ở các nước qua các bài viết, bài nói và những câu chuyện về cuộc đời sự nghiệp của Người để tìm ra những đặc điểm chủ yếu trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh
- Về mặt nội dung: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh có phạm vi rất rộng, luận án không nghiên cứu cấu trúc, chức năng, hình thái của tư duy như góc độ của tâm lý học, mà chỉ giới hạn, tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của tư duy chính trị Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học chính trị
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng Việt Nam
- Phương pháp luận của việc thực hiện luận án là biện chứng duy vật và quan điểm lịch sử
- Ngoài ra luận án còn sử dụng những phương pháp cụ thể như: lịch sử và lô gic, so sánh, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích văn bản v.v
5 Đóng góp khoa học của luận án
5.1 Đóng góp về mặt khoa học
- Luận án đã góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn đề về tư duy, tư duy chính trị, tư duy chính trị Hồ Chí Minh và những yếu tố tác động đến sự hình thành
tư duy chính trị Hồ Chí Minh
- Luận án phân tích và khái quát được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung
và phương pháp tư duy chính trị Hồ Chí Minh Từ đó luận giải nguồn gốc của những sáng tạo trong tư tưởng và hành vi chính trị Hồ Chí Minh là từ tư duy
- Rút ra một số nhận xét khoa học đóng góp vào sự phát triển của phân ngành
tư tưởng chính trị Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tư duy chính trị Hồ Chí Minh
Trang 116
- Các dữ liệu, tri thức của luận án có thể làm tài liệu giảng dạy cho các lớp học
có mục tiêu hướng tới tăng cường năng lực tư duy chính trị và hành vi chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án sẽ góp vào bức tranh tổng thể trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh và coi đó như một trường hợp chính trị điển hình để vận dụng trong thực tiễn chính trị hiện nay Luận án là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu
về chính trị học, Hồ Chí Minh học và những chuyên ngành liên quan
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 127
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Vấn đề tư duy, tư duy chính trị nói chung và tư duy chính trị Hồ Chí Minh nói riêng đã dành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước Nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều bài báo và các sách, tài liệu tham khảo, luận văn, luận án đã đề cập đến những chiều cạnh khác nhau về tư duy và tư duy chính trị Tư duy chính trị, đặc biệt là tư duy chính trị Hồ Chí Minh là vấn đề còn những khoảng
trống trong nghiên cứu Liên quan đến đề tài này, có các nhóm nghiên cứu sau đây:
1.1 NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN TƯ DUY
Đây là một trong những hướng thu hút nhiều người nghiên cứu nhất và có nhiều thành công Cho đến nay nhân loại biết rất nhiều về thế giới xung quanh, nhưng còn biết rất ít về chính bản thân mình, đặc biệt về những gì xảy ra trong bộ não PGS.TSKH Phan Dũng tác giả của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” cho rằng những gì nhân loại dành cho lĩnh vực tư duy là không đáng kể Nhân loại quan tâm đến kết quả
tư duy (các phát minh, sáng chế…) hơn là quá trình suy nghĩ dẫn đến những kết quả
đó “Rõ ràng nhân loại quá thờ ơ với những gì thuộc về lĩnh vực tư duy” Các công
trình tiêu biểu của hướng nghiên cứu này có thể kể đến như:
* Các công trình nước ngoài nghiên cứu về tư duy
Được viết dưới dạng các bút ký, cuốn Lôgic học biện chứng của E.V.Ilencov đã
phân tích, luận chứng một cách có hệ thống, sâu sắc cuộc tranh luận trong lịch sử triết học, giữa các khuynh hướng duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình về bản chất của tư duy và khoa học về tư duy Từ đó, tác giả đã đi đến khẳng định: mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết một cách đúng đắn, khoa học với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học
Bộ sách "Phương pháp" của Edgar Morin- người cha đẻ của tư duy phức hợp - gồm 6 tập: Tự nhiên về Tự nhiên hay Bản tính của Tự nhiên ; Sự sống về Sự sống; Tri thức về Tri thức, Nhân học về Tri thức; Tư tưởng; Nhân loại về nhân loại, bản sắc nhân loại; Đạo đức học Trong đó, cuốn Nhập môn tư duy phức hợp, Edgar Morin trình bày tổng quát về tư duy của con người, khẳng định tính tất yếu của tư duy phức hợp Tác giả khẳng định, tư duy vốn thuộc lĩnh vực triết học, nhưng không nằm gọn
Trang 13tổ chức Khoa học hiện đại đang đòi hỏi nhất thiết phải có tư duy phức hợp: Chỉ tư duy phức hợp mới có khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống hiện đại
Trong Tư duy như một hệ thống, bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc
về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn "Cái toàn thể và trật tự ẩn" (Wholeness and Implicate Order), David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra "ngoài kia" trong một thế giới khách quan Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự
Daniel H.Pink trong Một tư duy hoàn toàn mới đã nhấn mạnh: "kỷ nguyên mà
não trái thắng thế và thời đại thông tin do nó phát sinh ra đang dần được thay thế bởi một thế giới mới mà tại đó các phẩm chất của não phải như sáng tạo, trực giác sẽ nổi trội hơn" Ông cho rằng, thế giới cần theo đuổi triết lý suy nghĩ mới về "một nền kinh
tế sáng tạo"
John Dewey trong Cách ta nghĩ đã mô tả chi tiết các quy trình khác nhau của
quá trình suy nghĩ và rèn luyện trí nghĩ Ông cho rằng suy nghĩ là một hành động tự nhiên, việc dạy một người nào đó suy nghĩ là một việc bất khả Tuy nhiên, có thể giúp phát triển tư duy của con người thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo, sự
tò mò và cách đặt câu hỏi Để có thể làm như vậy, thay vì nhồi nhét kiến thức, chúng
ta nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường kích thích tư duy sáng tạo
M.M.Rodentan trong Nguyên lý lô gic biện chứng đã nghiên cứu hình thức và
quy luật của tư duy, phân tích đối tượng, vai trò của lôgic học đối với quá trình tư duy, phân biệt lôgic hình thức và lôgic biện chứng, những hạn chế của lôgic hình
Trang 149
thức Từ đó tác giả khẳng định, việc học tập, nghiên cứu lôgic biện chứng là điều kiện quan trọng để đạt đến trình độ tư duy biện chứng duy vật
Cũng của M.M Rôdentan trong Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ
Tư bản của Mác đã phân tích những quy luật và phương pháp lịch sử do Mác áp
dụng vào việc phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quy luật của phương pháp ấy; những đặc điểm của các quy luật dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
A.P.Séptulin trong Phương pháp nhận thức biện chứng đã tập trung phân
tích chức năng phương pháp luận của học thuyết triết học Mác-Lênin, lý giải phép biện chứng với tư cách là phương pháp nhận thức Từ đó tác giả khẳng định, phương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhận thức, các quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật và phạm trù của phép biện chứng
Cuốn Lịch sử phép biện chứng (6 tập) của các tác giả thuộc Viện Triết học,
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), vấn đề tư duy biện chứng duy vật được bàn đến trong quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của phép biện chứng Các tác giả đã khái quát một cách hệ thống lịch sử đấu tranh giữa hai phương pháp tư duy: phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình trong lịch sử triết học nhân loại, kết quả sự thắng thế của phương pháp tư duy biện chứng duy vật
* Các công trình trong nước nghiên cứu về tư duy
Nét đặc trưng chung nhất trong phương thức tồn tại của tâm lý người là tư duy với tư cách là một quá trình, một hoạt động Phân tích tính hai mặt của quá trình tư duy thống nhất, tác giả Nguyễn Bá Dương đã đi đến nhận định: Quá trình tìm kiếm, phát minh cái mới trong khoa học cũng giống như quá trình tái tạo kinh nghiệm của lịch sử - xã hội loài người diễn ra dưới hình thức giải quyết các tình huống có vấn đề Bản thân mỗi kinh nghiệm lịch sử - xã hội luôn có tính tổng hòa của hoạt động sáng tạo của xã hội loài người Từ đó cho thấy, mâu thuẫn cơ bản của sự phát triển trí tuệ loài người là ở chỗ “tư duy một mặt là một quá trình tìm kiếm và phát hiện ra cái mới, cái bản chất, mặt khác nó còn là quá trình tái tạo lại những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử - xã hội đã được loài người tích lũy” [38, tr.20]
Nguyễn Mạnh Cương trong bài Về bản chất của tư duy đã chỉ ra, tư duy là gì
trong sự phân biệt với ý thức, nhận thức Để hiểu rõ được bản chất của tư duy với tư
Trang 15Dựa trên cơ sở những mối liên hệ, quan hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và lý thuyết phản ánh, tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng “tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng hay các hiện tượng của hiện thực khách quan” [116, tr.153] Tác giả cho rằng, tư duy khác hẳn với tri giác ở chỗ, tư duy không chỉ thực hiện được những bước đi như đã xảy ra ở tri giác, là tách các phần riêng lẻ của sự vật, mà còn cố gắng hiểu các phần
đó có quan hệ với nhau như thế nào Tư duy phản ánh bản chất của sự vật, và do đó là hình thức phản ánh hiện thực cao nhất
Nguyễn Đình Trãi trong Luận án tiến sĩ triết học Năng lực tư duy lý luận cho
cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường chính trị tỉnh đã xem tư duy như là
quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu thu được qua nhận thức cảm tính, nhận thức kinh nghiệm để rút ra cái chung, cái bản chất của sự vật” [242, tr.19]
Nguyễn Thanh Tân trong bài Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó
đã phân tích quá trình hình thành tư duy của con người bắt nguồn từ lao động và trong quá trình hoạt động, tư duy, ý thức của con người về thế giới khách quan được hình thành Tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tư duy như: nguồn gốc thực tiễn; có hệ thống tri thức làm tiền đề; đòi hỏi một bộ máy công cụ và phương tiện nhất định; luôn có đối tượng nhất định và là một chức năng của não người
Trong Luận văn thạc sỹ triết học, Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng
mác xít, tác giả Đoàn Thế Hùng đã khái quát lịch sử hình thành, phát triển tư duy biện
chứng duy vật từ thời cổ đại đến giai đoạn Lênin Thông qua sự khái quát đó, tác giả
đã phân tích các điều kiện của sự hình thành tư duy biện chứng duy vật Theo tác giả,
tư duy biện chứng mác xít là tư duy phản ánh đúng đắn biện chứng của sự vật, tức là phản ánh sự vật trong mối liên hệ, trong sự vận động và chuyển hóa không ngừng Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy biện chứng mác xít cho cán bộ ở nước ta hiện nay
Trang 1611
Các tác giả, Bùi Thanh Quất, Bùi Trí Tuệ, Nguyễn Ngọc Hà, trong Đối tượng,
phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của Lôgic học biện chứng đã phân tích đối
tượng, phương pháp nghiên cứu của lôgic học biện chứng, đặc điểm của lô gic học biện chứng Các tác giả cho rằng, trong quan hệ giữa tư duy biện chứng với lôgic biện chứng thì tư duy biện chứng vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ nghiên cứu Ngược lại, lôgic biện chứng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy biện chứng Việc trang bị lôgic biện chứng cho mọi người là hết sức cần thiết để nâng cao trình độ tư duy biện chứng của họ, giúp họ nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nhận thức và cải tạo thế giới
Ngô Đình Xây trong bài Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư
duy lý luận đã trích lời của Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” Song, ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào cũng như con người nào, tư duy lý luận cũng chỉ là năng lực bẩm sinh, “đặc tính bẩm sinh” Muốn để cho “đặc tính bẩm sinh” ấy chuyển thành tư duy lý luận thực sự, cần phải có những điều kiện đảm bảo cho nó Ăngghen đã chỉ ra 5 điều kiện
cơ bản cho sự hình thành tư duy lý luận
Trần Đình Thỏa trong bài Một số vấn đề về tư duy biện chứng Mácxit đã
khẳng định, tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới khách quan, là sự phản ánh thế giới một cách khái quát và gián tiếp bằng các khái niệm, phán đoán, suy lý… Nó vừa là sản phẩm của bộ óc người, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội
Vì vậy, cùng với sự phát triển của thực tiễn, tư duy cũng có quá trình phát triển riêng của mình
Như vậy, qua các công trình khoa học nêu trên, các tác giả đã phân tích, làm
rõ những vấn đề như nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của tư duy và tư duy biện chứng duy vật; lịch sử hình thành, phát triển của tư duy biện biện chứng duy vật; mối quan
hệ giữa nội dung và phương pháp, trình độ và năng lực của tư duy, các nguyên tắc và các quy luật của tư duy và tư duy biện chứng duy vật; mối quan hệ giữa tư duy hình thức và tư duy biện chứng… Thông qua đó, các tác giả đã góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận chung nhất về tư duy và tư duy biện chứng duy vật, đặt cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để xây dựng phương pháp tư duy khoa học và sử dụng phương pháp ấy trong nhận thức và cải tạo thế giới Đồng thời thông qua các công trình nghiên cứu trên, tác giả đặt ra và gợi mở nhiều vấn đề cần được quan tâm,
Trang 1712
tiếp tục nghiên cứu và giải quyết Đó cũng là những nguồn tài liệu phong phú, đa dạng để tác giả luận án kế thừa nhằm làm rõ khái niệm công cụ của đề tài
Ngoài ra, nghiên cứu tư duy gắn với sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế -
xã hội đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, đặc biệt từ sau khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 tới nay Tác giả Đào
Duy Tùng trong cuốn Bàn về đổi mới tư duy đã chỉ rõ đổi mới tư duy là yêu cầu bức
thiết, là mệnh lệnh của cuộc sống, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Trong bài Một số vấn đề về tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta, tác
giả Hồ Văn Thông đã khái quát một số nét cơ bản của tư duy trong mối quan hệ với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Trong bài Quan hệ giữa đổi mới nội dung tư duy và đổi mới phương pháp tư
duy, tác giả Nguyễn Đăng Quang cho rằng, muốn đổi mới tư duy phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp tư duy Tác giả Nguyễn Quang Thông trong bài, Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tư duy khoa học đã phân tích mối quan hệ giữa phương
pháp tư duy biện chứng duy vật với phương pháp tư duy của các khoa học cụ thể Tác
giả Trần Hữu Tiến trong cuốn Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận đã chỉ ra
những "căn bệnh" trong tư duy lý luận của chúng ta, nguyên nhân của nó, các biện
pháp và phương hướng khắc phục Trong bài Phương pháp tư duy - vấn đề kế thừa và
đổi mới, tác giả Tô Duy Hợp đã phân tích, làm rõ một số khái niệm: phương pháp,
phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức, phương pháp hành động, chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa các khái niệm, mối quan hệ giữa phương pháp tư duy khoa học với phương pháp tư duy lý luận và phương pháp tư duy biện chứng.Tác giả Lại văn
Toàn trong bài Đổi mới tư duy lý luận Tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đã chỉ ra
phương hướng và biện pháp đổi mới tư duy lý luận ở nước ta hiện nay
Luận án phó tiến sĩ triết học của Hồ Bá Thâm, Nâng cao năng lực tư duy của
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay; luận án phó tiến sĩ triết học, Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả Trần Văn Phòng đã chỉ ra những hạn chế trong tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ và đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy của họ
Nguyễn Thị Bích Thủy trong luận án tiến sĩ triết học Vai trò của tư duy biện
chứng duy vật đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện
Trang 1813
nay; Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh hiện nay - thực trạng và giải pháp, tác giả Trần Thành làm chủ nhiệm; cuốn Tư duy
lý luận đối với sự nghiệp đổi mới của tác giả Trần Nhâm v.v
Đây là các công trình khoa học tiêu biểu của các nhà khoa học được thực hiện
từ sau Đại hội VI của Đảng ta Tuy cách tiếp cận và nội dung có những điểm khác nhau, song điểm chung của các công trình nêu trên là giải quyết các vấn đề lý luận chung về tư duy và tư duy biện chứng duy vật gắn liền với sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đóng góp của các công trình khoa học nêu trên là làm sáng tỏ lý luận chung về đổi mới tư duy, vai trò của đổi mới tư duy đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực trạng tư duy của chúng ta hiện nay, những căn bệnh cần khắc phục trong tư duy của chúng ta và nguyên nhân của nó Sau khi phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, các tác giả đề xuất phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong cách nghĩ, cách làm của cán bộ ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới tư duy nói riêng
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Trong đó, các tác giả đều khẳng định tính khoa học, cách mạng của tư duy biện chứng duy vật cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó là cách tốt nhất để khắc phục những hạn chế trong tư duy của chúng ta
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, TƯ DUY CHÍNH TRỊ
* Các nghiên cứu nước ngoài về tư tưởng chính trị, tư duy chính trị
Michael Freeden (1998), Ideologies and Political Theory: A Conceptual Approach (Tư tưởng và lý thuyết chính trị: Tiếp cận mang tính khái niệm) là một cuốn sách mang tính bước ngoặt trong nghiên cứu về tư duy chính trị Freeden lập luận rằng chúng ta coi trọng hệ tư tưởng vì ý thức hệ đóng vai trò rất quan trọng trong cách chúng ta hiểu và định hình thế giới chính trị Tuy nhiên, không ai có thể giải thích bản chất của ý thức hệ của mình Freeden cung cấp một cách tiếp cận mang tính đột phá về chủ đề này Dựa trên kinh nghiệm chính trị của Anh, Pháp, Đức và Hoa Kỳ trong hai trăm năm qua, tác giả cung cấp một nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các ý thức hệ chính trị quan trọng: tự do, bảo thủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nữ quyền,…
Ông cho rằng tư tưởng là một loại đặc biệt của tư tưởng chính trị, phổ biến trong chính trị và tìm kiếm xa hơn ý thức hệ để giải thích bản chất rộng hơn về "tư duy chính trị" Suy nghĩ về chính trị có thể khác nhau về nội dung ở mỗi người khác,
Trang 1914
mỗi cộng đồng và mỗi nền văn hóa, nhưng các tính năng chung không khác nhau Tất
cả các hình thức của tư duy chính trị có thể bao gồm vận động hay ít nhất, là có mục đích, ít nhất là một mối quan tâm của xã hội Tất cả các hình thức này có thể được ít nhiều phản chiếu, và ít nhiều mang tính cảm xúc Chịu trách nhiệm không phải là một tính năng phổ quát của tư duy chính trị, mà đó là thị hiếu cho một người tự do, vị tha
và tự phê bình chế độ tư duy chính trị mà không nhất thiết phải đại diện của các hình thức điển hình của nó Tư duy chính trị đề cập đến các chủ đề cụ thể trong chính trị, liên quan đến việc xác định mô hình vĩ mô cho con người khi họ tham gia vào với đời sống cộng đồng
Political Thinking, Political Theory, and Civil Society (Tư duy chính trị, học thuyết chính trị, và xã hội dân sự) của Steven M DeLue và Timothy Dale cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về truyền thống phương Tây về tư duy chính trị, phương pháp tiếp cận, khái niệm với mục đích giúp người đọc phát triển tư duy chính trị của họ và kỹ năng tư duy phê phán
Steven M DeLue và Timothy Dale đã có sự phân biệt giữa tư duy chính trị và
tư tưởng chính trị, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng Tư duy chính trị chịu ảnh hưởng từ gia đình, tôn giáo, cấu trúc chính quyền,… Tư duy chính trị chính là quan điểm, tầm nhìn về đời sống chính trị, có được từ sự kết hợp của các điều kiện, môi trường sống với các tư tưởng chính trị và các lý thuyết chính trị mà các cá nhân được tiếp nhận Các tác giả cho rằng các cá nhân quan tâm đến tư duy chính trị khi họ cần quyết định tư tưởng chính trị nào mang lại những hứa hẹn nhiều hơn, các giải pháp nào về chính trị là tốt nhất cho những thách thức hiện tại và chế độ chính trị nào có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân
Thinking Politically: Essays in Political Theory (Tư duy chính trị: tiểu luận trong học thuyết chính trị) của Michael Walzer (Tác giả) và David Miller (biên tập)
đã tranh luận với một số ý tưởng chính trị và các câu hỏi quan trọng nhất của chính trị dựa trên phát triển khái niệm ban đầu của nền dân chủ, công bằng xã hội, chủ nghĩa
tự do, xã hội dân sự, dân tộc, đa văn hóa, và chủ nghĩa khủng bố
Tư duy chính trị tập hợp một số công trình quan trọng nhất của Walzer, cung cấp cơ sở tư tưởng và tầm nhìn làm nền tảng cho những phản ứng của các cuộc tranh luận chính trị hiện đại David Miller trình bày một phân tích chi tiết về sự phát triển
Trang 2015
của những ý tưởng Walzer và kết nối chúng vào dòng tư tưởng chính trị rộng lớn hơn Ngoài ra, cuốn sách bao gồm một cuộc phỏng vấn gần đây với Walzer trên một loạt các vấn đề thời sự, và một thư mục chi tiết các tác phẩm của ông
Trong tác phẩm Political Thinking: The Perennial Questions (2004) (Tư duy chính trị: Các câu hỏi tồn tại mãi mãi) của mình, Glenn Tinder cho rằng: "tư duy chính trị dựa trên một số quan niệm đặc biệt của bản chất con người Tư duy chính trị khuấy động tư tưởng bằng cách tập trung vào những vấn đề của thế giới chính trị chứ không phải là câu trả lời Ngoài ra, câu trả lời của triết học vĩ đại "cho những câu hỏi được truy tìm, giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng lịch sử và đương đại của những câu hỏi trong chính trị và đời sống chính trị”
Một số công trình khác dựa trên những nghiên cứu thực chứng và những phân
tích duy lý về tư duy chính trị Sự khác biệt và Tương thích: Hai khía cạnh của tư duy
chính trị W Russell Neuman đã đề cập đến sự khác biệt về khái niệm, đề cập đến số
lượng các yếu tố thông tin chính trị rời rạc mà cá nhân sử dụng trong đánh giá về các vấn đề chính trị Hai phương diện của tư duy chính trị liên quan đến xử lý thông tin chính trị Dựa trên kết quả các cuộc phỏng vấn sâu, các phân tích cho thấy sự thay đổi đáng kể trong cách công dân liên quan đến các điều kiện sống, đến những người xung và các cơ quan chính trị Các tác giả cũng cho rằng giáo dục đóng một vai trò trung tâm trong việc giải thích các mô hình tư duy Kết quả khảo sát cho thấy
có một số mối quan hệ tương tác đáng ngạc nhiên giữa giáo dục và các mô hình tư
duy chính trị
Cấu trúc của tư duy chính trị: một mô hình đa chiều kích của JOEY
SPRAGUE cho rằng tư duy chính trị nên được xem xét đa chiều Mô hình tư duy chính trị một chiều là không phù hợp với những gì chúng ta biết về chính trị - đấu trường của nhiều xung đột lợi ích Nó cũng không tương thích với những gì chúng ta biết về cấu trúc của nhận thức con người - đó là bối cảnh phụ thuộc Trong bài báo này lập luận được đưa ra là tư duy chính trị nên được đặc trưng bởi nhiều phương diện giao nhau đại diện cho 1) mâu thuẫn cơ bản về giai cấp, giới tính và quan hệ cộng đồng; 2) sự phân tách giữa thống trị và bị trị và 3) một sự phân biệt giữa phân tích trừu tượng có sẵn cho người dân và sự đồng cảm của họ trong các tình huống cụ thể Các tác giả đưa ra một mô hình kết hợp các phương thức được kiểm tra bằng
Trang 21Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full