1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sử Đoàn chương 15

46 310 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 442,5 KB

Nội dung

HƯƠNG XV ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII – ĐẠI HỘI CỦA SỰ ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC, VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII diễn ra trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thế hệ trẻ cả nước ta ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, là Đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đại hội rất phấn khởi, vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương; các đại biểu lão thành cách mạng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ cán bộ Đoàn . đã đến dự Đại hội và dành cho tuổi trẻ những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm chân thành. Đại hội hoan nghênh và vui mừng đón 898 đại biểu, những cán bộ, đoàn viên ưu tú tiêu biểu cho trí tuệ, nhiệt huyết, hoài bão và niềm tin của thế hệ trẻ cả nước và cũng là đại diện cho hơn 4,3 triệu đoàn viên và hàng chục triệu hội viên, thanh niên từ khắp mọi miền đất nước về Thủ đô Hà Nội tham gia Đại hội. Đại hội nhiệt liệt chào mừng và chân thành cám ơn những người anh em, bè bạn thân thiết đại diện cho các tổ chức thah niên trên thế giới đã vượt ngàn trùng xa cũng như các vị đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam thân ái mang đến Đại hội tình hữu nghị thắm thiết, sự hợp tác cùng phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Trong không khí trang trọng sáng ngày 8-12-2004, đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VII) thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội đọc diễn văn khai mạc. Sau khi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự chăm sóc ân cần của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước đối với Đoàn và phong trào thah niên từ trước đến nay trong suốt quá trình chuẩn bị Đai hội, đồng chí xúc động nói: "Với lòng tự hào và kính yêu vô hạn, Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí, lãnh tụ vĩ đai của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới; Người đã cùng Đảng ta tổ chức, rèn luyện các thế hệ thah niên Việt Nam thành những lớp người ưu tú, phấn đấu quên mình vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong thời điểm trọng đại và lịch sử này, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay mãi mãi khắc ghi công lao trời biển của Người, nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đồng chí Hoàng Bình Quân nêu rõ: "Đất nước ta, nhân dân ta đã đi qua một thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuổi trẻ hôm nay được tắm mình trong nắng sớm ban mai của thời kỳ đổi thay nhưng chúng ta không quên, không bao giờ quên và luôn tự hào về những phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử của tuổi trẻ Việt Nam, như "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" trong kháng chiến chống Pháp góp phần làm nên một "Điện Biên chấn động địa cầu"; phong trào "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" đã động viên hơn 7 triệu đoàn viên, thanh niên với khí phách hiên ngang "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" góp phần đắc lực vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Ngày nay, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", gần đây là phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã cổ vũ mạnh mẽ, thôi thúc và thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng; chủ động, tự tin vươn lên lập thân, lập nghiệp. Chúng ta vô cùng cảm động trước hàng ngàn tấm gương dũng cảm quên mình cứu người, cứu tài sản khi hoạn nạn thiên tai trong đó nổi bật là hình ảnh của những thanh niên tình nguyện xông pha trong những cơn bão lũ lịch sử tại miền Trung, tại đồng bằng sông Cửu Long những năm vừa qua. Quán triệt tinh thần, tư tưởng và đường lối Đại hội Đảng lần thứ IX, đồng chí Hoàng Bình Quân chỉ ra nhiệm vụ: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá tình hình công tác thanh niên, kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1998-2002; xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007; thảo luận thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII thực sự là một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ trình độ, năng lực, uy tín tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn cuối. Đồng chí nêu rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ trước lịch sử: "Tự hào về các thé hệ thanh niên đã không tiếc máu xương dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước, xung kích, năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần tạo nên thế và lực mới cho đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sứ mạng lịch sử của thế hệ trẻ ngày nay là bảo vệ vững chắc những thành quả cách mang, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không ngừng phấn đấu vì độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Đại hội tập trung theo dõi báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VIII) trình Đại hội do đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn (khóa VIII) trình bày. Báo cáo đánh giá khái quát những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong thế kỷ XX và nêu lên những truyền thống vẻ vang được các thế hệ trẻ Việt Nam nối tiếp phát huy cho đến ngày nay. Báo cáo tổng kết việc triển khai và phát triển hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên tầm cao mới cùng 7 Chương trình hành động của tuổi trẻ với nhận định tổng quát: "Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 5 năm qua khẳng định rằng: Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ VII đã được triển khai tích cực và thu được kết quả nhiều mặt; công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có bước phát triển mới về chất lượng; số đoàn viên, đảng viên trẻ liên tục tăng nhanh; mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; công tác chỉ đạo của Đoàn được đổi mới. Tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên được khơi dậy và phát huy; hoạt động Đoàn, Hội năng động, thiết thực hơn, tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của tuổi trẻ; uy tín và vị thế chính trị của tổ chức Đoàn trong thah thiếu nhi và xã hội được nâng lên, vị trí của thanh niên trong xã hội được đề cao; Đoàn tham gia có hiệu quả hơn công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân. Kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là kết quả của "Năm thah niên" và sự phát triển của phong trào "Thanh niên tình nguyện" trở thành động lực và tiền đề quan trọng đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân trong thời gian tới". Báo cáo làm rõ những kết quả trên là do "có sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước cùng với việc luôn giữ vững định hướng chính trị trong các hoạt động của mình; đội ngũ cán bộ Đoàn nhiệt huyết năng động, sáng tạo, biết khơi dậy tính tích cực trong công tác chính trị - xã hội của thanh niên, phát huy nội lực từ cơ sở, biết chọn việc, chọn thời cơ, thời điểm và khâu đổ phá để phát động phong trào, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh niên, coi trọng tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình để điều chỉnh công tác phù hợp; biết gắn nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có trách nhiệm hơn, quan tâm chăm lo nhiều hơn, cụ thể hơn đến thah niên và công tác thanh niên". Báo cáo đặt rõ yêu cầu quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam là "luôn xác định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vấn đề thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người của Đảng. Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mang Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thah niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thah niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tao, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đường lối đó một mặt khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác đặt ra cho Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và xã hội những yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với công tác thanh niên". Trên cơ sở nắm vững những yêu cầu nêu trên báo cáo đề ra mục tiêu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007 là: "Tích cực chăm lo bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh niên; vận động và tổ chức thanh niên xung kích đi đầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Từ mục tiêu này báo cáo đề ra phương hướng chung công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới và việc triển khai cụ thể phương hướng: 1) Tiếp tục đổi mới để từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn, thực hiện tốt chức năng Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ Việt Nam. 2) Phát triển sâu rộng các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, các loại hình hỗ trợ thanh thiếu nhi lập thân, lập nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, các đối tượng, góp phần tao môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh để bồi dưỡng và rèn luyện thanh thiếu nhi; tham gia đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3) Nâng cao chất lượng chính trị của người đoàn viên, bản lĩnh và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở, chi đoàn; củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đoàn với thanh niên; tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và các phong trào thanh thiếu nhi; phát huy vai trò của các cấp bộ Đoàn trong phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. 4) Tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển mối quan hệ phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác thanh niên, xây dựng cơ chế, chính sách và tạo nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Sau khi chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể từng mặt của Đoàn và phong trào thanh niên báo cáo tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII trình Đại hội việc phát triển sâu rộng trong tất cả các đối tượng thanh niên phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát huy hai phong trào lớn trong nhiệm kỳ VII với những nội dung, giải pháp cơ bản là: Thi đua học tập, tiến công vào khoa học công nghệ. Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo. Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời đẩy mạnh các mặt công tác của Đoàn". Tại phiên khai mạc trọng thể, toàn thể Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, coi đây là chỉ thị của Đảng đối với Đoàn về phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà tuổi trẻ cả nước đã đạt được: " . Trong những năm gần đây, phong trào thanh niên tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, có nhiều sáng tạo và những khâu đột phá, tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội. Các phong trào thanh niên vừa có tác dụng vận động, tổ chức và tập hợp lực lượng trẻ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, vừa thiết thực chăm lo lợi ích, nhu cầu chính đáng của thanh niên. Phong trào thanh niên tình nguyện tiếp tục truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" trước đây đã thôi thúc và thu hút đông đảo thanh niên tham gia, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào, khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong thời kỳ mới. Qua các hoạt động thực tiễn, Đoàn Thanh niên đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên. Tôi rất vui mừng thấy rằng, trong những năm qua, tổ chức Đoàn đã được củng cố và phát triển, gồm hơn 4 triệu đoàn viên. Mặt trận đoàn kết, tập hợp thah niên được mở rộng. Số đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày càng tăng. Lớn lên cùng với phong trào, đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trưởng thành và là nguồn cán bộ trẻ của Đảng và chính quyền các cấp. Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những thành tích xuất sắc của phong trào thanh niên, của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, các cháu thiếu nhi và các cấp bộ Đoàn đã nỗ lực phấn đấu, tổ chức phong trào hành động cách mạng qua đó góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, giáo dục về phát huy thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Từ đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: "Công việc đó là của toàn xã hội nhưng trước hêt là của thanh niên, vì thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu trước đây, lớp lớp thanh niên đã cùng cả dân tộc hoàn thành xuất sắc sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, thì ngày nay nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải ra sức lao động, học tập, nâng cao trí tuệ, tiến quân vào khoa học công nghệ và là lực lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội vô cùng quý báu để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với thanh niên. Sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới đang đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam phải có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là đưa nước ta ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam. Thanh niên còn phải có tri thức cao, có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề giỏi; có đạo đức trong sáng, lối sống tốt đẹp và sức khỏe tốt". Đối với từng đoàn viên, thanh niên đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: " . ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, nhất là lớp trẻ, không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn. Lý tưởng cách mang của thanh niên, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Sự quan tâm to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác Đoàn thể hiện ở những lời căn dặn ân cần: "Trước hết, Đoàn thanh niên phải đặc biệt quan tâm việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng niềm tin và vững vàng, kiên định của thanh niên, đảm bảo sự vững vàng, kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa quốc tế . Thứ hai, phát động và tổ chức các phong trào thanh niên vừa phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước vừa phải gắn với nhu cầu, lợi ích chính đáng và phù hợp với khả năng của thanh niên. Thanh niên phải vươn tới tầm cao ra sức học tập và góp phần xây dựng "xã hội học tập", tiến quân vào khoa học, kỹ thuật, lao động sáng tạo, đi tiên phong trong cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng lối sống văn hóa" "Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước . Thứ ba, công tác Đoàn thanh niên không chỉ là một bộ phận công tác vận động quần chúng của Đảng mà còn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy cần xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng của tổ chức Đoàn cơ sở, đủ sức làm nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên. Mở rộng mặt trận đoàn kết thanh niên bằng việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức tập hợp thanh niên, phát huy dân chủ, khắc phục bệnh hành chính hóa và chủ nghĩa hình thức trong công tác Đoàn. Nâng cao chất lượng đoàn viên, chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn, rèn luyện những cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất và năng lực để gánh vác các công việc của Đảng và Chính quyền trong tương lai, bổ sung cho Đảng những cán bộ ưu tú . Đồng chí Tổng Bí thư ân cần nhắc nhở: " . Đoàn Thanh niên còn có một số nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức, giáo dục, rèn luyện các em thiếu niên nhi đồng, nêu gương sáng cho các em noi theo và hướng các em phấn đấu trở thành những đoàn viên, thanh niên ưu tú, những công dân có ích cho đất nước mai sau: Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng. Đường lối công tác vận động thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, sức khỏe, nghề nghiệp, phát triển tài năng và sức sáng tạo ." Để đảm bảo cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng phát triển vững mạnh, đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: "Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở quan tâm chỉ đạo trực tiếp công tác thanh niên, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị làm công tác thanh niên và chăm lo hơn nữa đến công tác thanh niên; quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, phát huy vai trò của đảng viên trẻ trong các tổ chức quần chúng. Các cấp chính quyền; các Bộ, ngành và địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn hoạt động .". Bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm cho toàn thể đại biểu hết sức phấn khởi, tin tưởng và biết ơn sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng mới. Đại hội đã dành thời gian nghiên cứu, quán triệt những chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư trong quá trình thảo luận những vấn đề lớn đặt ra cho Đại hội. Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao Đi hội nhất trí thông qua Điều lệ (sửa đổi) và ra Nghị quyết thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII trình Đại hội. Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có 134 đồng chí, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn có 24 đồng chí và Ban Bí thư Trung ương Đoàn có 6 đồng chí: 1) Đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VIII. 2) Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn. 3) Đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn. 4) Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Trung ương Đoàn. 5) Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Bí thư Trung ương Đoàn. 6) Đồng chí Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn. Chiều ngày 11-12-2002, đồng chí Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa VIII đã đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Đồng chí nêu rõ: "Một nhiệm kỳ mới lại bắt đầu, phía trước là bộn bề công việc, nhiệm vụ trước mắt lớn lao là tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, biến Nghị quyết Đại hội thành tình cảm, ý trí, hành động của tuổi trẻ, tạo bước tiến mới, chuyển biến mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Tin tưởng, phấn khởi trước những kết quả của Đại hội, với tinh thần thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi đại biểu trở về địa phương hãy đem đến cho đoàn viên, thanh niên, các em thiếu nhi tinh thần, khí thế và quyết tâm của Đại hội, tổ chức, động viên tuổi trẻ cả nước hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội. Đại hội của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là Đại hội của sự đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, Đại hội của ý chí quyết tâm và niềm hy vọng lớn lao của thế hệ trẻ. Hãy thắp sáng lên ngọn lửa tình nguyện, hãy hiến dâng bầu nhiệt huyết cho sự phồn vinh của đất nước và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước hãy ra sức phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức; giành thắng lợi mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". * * * Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch Nhà nước 5 năm 2001-2005, là năm bắt đầu thực hiện "Chiến lược phát triển thanh niên" của Chính phủ, là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng "Tháng Thanh niên 2003", tháng Thanh niên đầu tiên với những kết quả đáng khích lệ, với những kinh nghiệm quý báu được rút ra trong công tác chỉ đạo. Trong "Tháng Thanh niên 2003", toàn Đoàn và phong trào thanh niên cả nước đã thực hiện 45.251 công trình, phần việc thanh niên có giá trị kinh tế - xã hội, tu sửa 2.120 kilômét đường giao thông nông thôn, xây dựng mới 2.200 kilômét kênh mương thủy lợi nội đồng, trồng 178.000 cây xanh và gần 320 hétta rừng các loại. Trên 247.000 đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông, xây dựng 1.000 nhà tình nghĩa tặng các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách. Các lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế có bước phát triển mới có mặt ở 25 tỉnh, thành phố với 71 đầu mối trong đó 18 Tổng đội thanh niên xung phong, 30 doành nghiệp, 16 ban quản lý dự án, 11 trung tâm dạy nghề. Lực lượng thanh niên xung phong cả nước quản lý, khai thác 300.000 hétta đất rừng, bãi bồi ven biển, rừng ngâp mặn . Ngoài ra còn đảm nhiệm xây dựng 1.000 cầu bê tông mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành các cung đường trên tuyến đường Hồ Chí Minh Nhà nước được giao cho. Việc huy động thanh niên tham gia và tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương trong năm 2003 tiến triển có kết quả bước đầu như triển khai 6 dự án tại Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng. Tham gia tái định cư thủy điện Sơn La trong đó các tổng đội thanh niên xung phong Vạn Xuân, 26/3, Trường Sơn đã thực hiện làm đường giao thông để tái định cư ở các xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Quá trình huy động thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, dự án đã khơi dậy và phát huy tính tích cực chính trị, tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên, thanh niên. Phong trào "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2003" phát triển cả chiều rộng và chiều sâu thu hút gần 5 triệu đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm cụ thể mang lại kết quả thiết thực như chuyển giao công nghệ, phổ biến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đẩy mạnh công tác y tế, tham gia chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó dự án trí thức trẻ, y bác sĩ trẻ tình nguyện từ 500 người những năm trước nay tăng lên 1.000 người tình nguyện về làm việc tại hàng trăm xã khó khăn thuộc 25 tỉnh được xã hội rất hoan nghênh. Đồng thời với việc tổ chức, chỉ đạo "Tháng Thanh niên 2003" toàn Đoàn đã triển khai những nhiệm vụ trong kế hoạch công tác năm 2003 nhằm đưa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XIII sớm đi vào cuộc sống. Đợt sinh hoạt chính trị: "Nghị quyết Đại hội Đoàn VIII và hành động của tuổi trẻ" được tổ chức rộng khắp. Đến hết tháng 8-2003, hầu hết cán bộ Đoànđoàn viên thanh niên được học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Nhiều địa phương, cơ sở đã chú trọng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Quá trình học tập, tìm hiểu Nghị quyết gắn với việc thảo luận đăng ký thực hiện chương trình hành động giúp cho đoàn viên thanh niên nâng cao nhận thức chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hình thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết có nhiều đổi mới, sáng tạo theo hướng tăng cường tính hấp dẫn, hiệu quả, chú trọng phát huy được vai trò chủ động của người đoàn viên thanh niên. Cùng với việc tổ chức lên lớp tập trung, một số hình thức học tập, nghiên cứu được áp dụng: Tổ chức diễn dàn thanh niên, thi tìm hiểu (hình thức thi viết hoặc sân khấu hóa), tọa đàm, trao đổi, đọc - nghe trong các buổi sinh hoạt chi đoàn . Một số địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả học tập nghị quyết thông qua các cuộc thi, viết bài thu hoạch, tổ chức tổng kết đợt sinh hoạt chính trị, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có cố gắng trong học tập. Việc tiếp nối học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong cán bộ, đoàn viên được tiến hành đồng bộ, toàn diện với 100% cơ sở đoàn thực hiện thông qua đợt sinh hoạt chính trị lớn: "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng". Đến năm 2003 cả nước bồi rưỡng được 8.900 báo cáo viên và trên 10.000 đội tuyên truyền viên trực thuộc các cấp bộ Đoàn thường xuyên phục cho các đợt sinh hoạt chính trị góp phần vào công tác giáo dục của Đảng. Thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn đổi mới, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã bàn kế hoạch số 25 về triển khai sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" trong toàn Đoàn. Đến hết tháng 12 năm 2003, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai đến cấp huyện, cơ sở; phối hợp hoặc chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và triển khai đến một bộ phận đoàn viên thanh niên. Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được các địa phương, cơ sở tổ chức với nhiều hình thức sáng tạo: Thi sáng tạo trang Website "Bác Hồ với tuổi trẻ", "Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hành trang sinh viên thế kỷ XXI", liên hoan văn nghệ chủ đề về Đảng, Bác Hồ; tổ chức diễn đàn trao đổi, học tập tư tưởng, đạo đức của Bác; nghe nói chuyện về thân thế, sự nghiệp cách mạng, thăm quê hương, nơi ở và làm việc của Người; tổ chức hội thi các nhóm tuyên truyền viên trẻ, thi viết, thi Olympic về tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Người; phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương mở chuyên mục "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ chí Minh". Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng tổ chức hội thảo khoa học "Thanh niên học tập và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh", chỉ đạo biên soạn tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh dành riêng cho đoàn viên thanh niên; ban hành hướng dẫn về việc "Tổ chức xem, tọa đàm, trao đổi và thuyết trình về bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh chân dung một con người" trong thanh, thiếu nhi. Cùng với các nội dung nhiệm vụ trên, một số địa phương, cơ sở tổ chức học tập, quán triệt Nghị ưuyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa IX) về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và Nghị quyết Trung ương 8 về "chiến lược bảo vệ Tổ quốc"; tổ chức đánh giá kết quả 2 năm rưỡi việc Đoàn thanh niên các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng. Đồng thời việc giáo dục luật pháp cho thanh niên được chú trọng hơn với việc nhiều tỉnh, thành Đoàn ký liên tịch với sở Tư pháp và các ngành hữu quan tổ chức cho đoàn viên thanh niên được học tập nội dung các luật như: Luật giao thông đường bộ; luật Nghĩa vụ quân sự; luật Hôn nhân và gia đình; các pháp lệng Dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, nghị định xử lý hành chính; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi tìm hiểu về pháp luật, duy trì hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ hoạt động thanh niên . Các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, giáo dục lối sống, nếp sống được tổ chức thường xuyên. Nhiều địa phương, cơ sở duy trì có hiệu quả hoạt động của các đội, nhóm "Tuyên truyền ca khúc cách mạng"; tổ chức các cuộc thi đàn và hát dân ca nhằm bảo tồn các g8ía trị văn hóa dân tộc; triển khai thực hiện cuộc vận động "Cưới văn minh, tiết kiệm trong thanh niên", tham gia có hiệu quả vào cuộc vận động "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" do ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Các tỉnh, thành phố đăng cai tổ chức các môn thi đấu tích cực tuyên truyền và tham gia phục vụ Sea games 22 và Asean Para games 2, góp phần vào thành công chung của ngày hội thể thao khu vực Đông Nam á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2002 công thác xây dựng tổ chức của Đoàn được quan tâm chỉ đạo, tập trung vào việc thực hiện mục tiêu tạo bước chuyển căn bản trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đoàn viên và chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Trước hết về công tác cán bộ, sau Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của Đoàn được kiện toàn và củng cố một bước. Lề lối, chất lượng hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn đi vào nề nếp. Nhiều địa phương, đơn vị tập trung vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, từng bước thực hiện việc quy hoạch, sử dụng và điều chuyển cán bộ, phân công cán bộ tăng cường cho cơ sở. Nội dung, hình thức tập huấn có nhiều đổi mới, sát hơn với yêu cầu thực tế, vừa coi trọng nâng cao nhân thức, vừa tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn. Đến hết năm 2003 có 326.396 cán bộ Đoàn các cấp được tập huấn (tăng 6,7% so với năm 2002). Cùng với việc tổ chức lớp nghiên cứu nội dung Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cho trên 1.000 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và Bí thư huyện, quận Đoàn, Trung ương Đoàn tổ chức tập huấn cán bộ Đoàn, Hội cơ sở cho hai khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 3 đã ban hành Nghị quyết về "Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới"; chủ động đề xuất, phối hợp nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn trường học. Đến hết tháng 2-2004, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tới cơ sở. Cùng với Trung ương, nhiều địa phương, đơn vị tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng ban hành nghị quyết hoặc có những chủ trương mới về công tác cán bộ Đoàn. Thực hiện hướng dẫn liên tịch số 63 giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Ban Tổ chức Trung ương Đảng về "Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các địa phương", nhiều tỉnh, thành Đoàn chủ động phối hợp với ban tổ chức tỉnh, thành ủy tham mưu tăng cường cán bộ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp tỉnh, huyện. Đối với cơ sở, toàn Đoàn tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VII) về "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm ở địa bàn dân cư" và cuộc vận động "Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh". Nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả được triển khai như: Xây dựng "Chi đoàn chủ động công tác", "Chi đoàn văn hóa trên địa bàn dân cư", tổ chức kết nghĩa giữa các chi đoàn trên địa bàn, xây dựng "Giải thưởng chi đoàn" trong khối doanh nghiệp . Một số tỉnh, thành Đoàn lựa chọn và tập trung thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ và chất lượng hoạt động của chi đoàn. Nhiều địa phương, đơn vị tổ chức tốt "Ngày sinh hoạt chi đoàn" thống nhất trong phạm vi địa bàn quản lý. Nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên. Công tác phát triển đoàn viên mới và nâng cao chất lượng đoàn viên có bước chuyển biến tích cực. Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên trước khi kết nạp Đoàn được các địa phương, cơ sở coi trọng. Số lượng đoàn viên mới tiếp tục tăng. Trong năm 2003, cả nước kết nạp 1.051.711 đoàn viên mới, (tăng 3,3% so với năm 2002 và đạt 96% chỉ tiêu đề ra) nâng tổng số đoàn viên cả nước hiện nay lên 4.775.387 đồng chí. Điểm mới đáng chú ý là việc một số địa phương, đơn vị từng bước hoàn thiện công tác quản lý đoàn viên theo phân cấp, tạo điều kiện để đoàn viên ở các lĩnh vực, địa bàn đều được tham gia sinh hoạt Đoàn đồng thời thực hiện nghĩa vụ của người đoàn viên, góp phần hạn chế tỷ lệ đoàn viên bỏ Đoàn, đoàn viên không tham gia sinh hoạt. Nhằm nâng cao chất lượng chính trị của người đoàn viên, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 4 (khóa VIII) đã ban hành kết luận về đẩy mạnh thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân được tập trung chỉ đạo thông qua việc tổ chức cho đoàn viên thah niên học tập, quán triệt, gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội; chủ động giới thiệu đại diện của Đoàn tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể; góp ý phê bình cán bộ, đảng viên. Năm 2003, toàn Đoàn giới thiệu cho Đảng 214.297 đoàn viên ưu tú (tăng 4,3% so với năm 2002, bằng 85,7% chỉ tiêu đề ra), trong đó 76.122 đồng chí được kết nạp vào Đảng (tăng 4,4% so với năm 2002). Số đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng và số đảng viên mới được kết nạp là công nhân trực tiếp lao động sản xuất, học sinh, sinh viên tiếp tục tăng. Nhằm kiện toàn Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng phát triển, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 (khóa VIII) đã nhất trí bầu bổ sung hai đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn vào Ban Bí thư Trung ương Đoàn. 1) Đồng chí Nông Quốc Tuấn, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban Mặt trận Thanh niên Trung ương Đoàn. 2) Đồng chí Lâm Phương Thanh, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban thah niên nhà trường Trung ương Đoàn. Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được mở rộng. Các chương trình công tác của Hội được triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả. Trong năm 2003, các cấp bộ Hội cả nước kết nạp mới 826.646 hội viên; thành lập mới 22.126 chi hội. Cùng với các tỉnh, thành Đoàn Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương . một số địa phương, đơn vị bước đầu quan tâm và có những giải pháp cụ thể cho việc pháp triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cũng trong năm 2003, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên các cấp tiến tới Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam toàn quốc lần thứ V. Nhằm phát huy vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn trong việc mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ban hành Nghị quyết số 01 về "Tăng cường, củng cố mặt trận đoàn kết, tập kết, tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết 10 của Trung ương Đoàn khóa VII về công tác thiếu nhi và xây dựng Đội trong năm 2003, Hội đồng Đội các cấp tập trung triển khai thực hiện tốt chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi năm học 2003- 2004 với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan, học giỏi, làm nghìn việc tốt, tiến bước lên Đoàn"; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; triển khai cuộc vân động "Tấm áo tặng bạn" với kết quả quyên góp được trên 1 triệu cuốn sách và hơn 1 triệu bộ quần áo gửi tặng thiếu nhi nghèo vùng sâu, vùng xa. Duy trì và phát triển các quỹ học bổng, các giải thưởng động viên thiếu nhi, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Nét mới trong phong trào thiếu nhi là việc nhiều địa phương, đơn vị (đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Nam) đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Làm mới sách, báo cũ", phát triển phong trào "Nuôi heo đất"; nhân rộng mô hình câu lạc bộ "Ông - Bà - Cháu" . thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Điều lệ Đội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội các cấp, thành lập Hội đồng Đội Trung ương khóa V; chỉ đạo kiện toàn Hội đồng Đội các cấp, sửa đổi Nghi thức Đội thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu". Cũng trong năm 2003, Hội đồng Đội Trung ương đã tập trung chỉ đạo hội thi Tổng phụ trách giỏi, Phụ trách sao giỏi các cấp và Liên hoan Phụ trách sao giỏi toàn quốc lần thứ nhất. Nhiều cơ sở Đoàn đảm nhận đỡ đầu các em có hoàn cảnh khó khăn, đảm nhận xây dựng các Công trình vì đàn em, chỉ đạo và tổ chức tốt hoạt động hè cho thiếu nhi với chủ đề "Chăm ngoan, học tốt, vui khỏe, an toàn". Hệ thống cung thiếu nhi và nhà thiếu nhi tiếp tục được đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động. Thực hiện hướng dẫn liên tịch giữa Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đoàn về "Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế nhà thiếu nhi ở các địa phương", bộ máy cán bộ, cơ sở vật chất của nhiều nhà thiếu nhi được tăng cường. Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức thành công Festival các cung, nhà thiếu nhi toàn quốc. Các cuộc "Liên hoàn Búp sen hồng", "Tiếng kèn Đội ta", "Liên hoan đàn và hát dân ca", "Liên hoan đàn oocgan" tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội được quan tâm hơn. Trong năm 2003 đã tổ chức 1.270 lớp tập huấn cho 197.393 lượt cán bộ phụ trách Đội. Cuộc thi "Giáo viên - Tổng phụ trách Đội giỏi" và các cuộc thi liên hoan "Phụ trách sao giỏi" diễn ra sôi nổi từ cơ sở đến Trung ương. Hội đồng Đội đang tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình "Rèn luyện đội viên"; xây dựng và chuẩn bị thực hiện thí điểm "Chương trình rèn luyện phụ trách Đội" ở một số địa phương, cơ sở. Hoạt động của Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mới. Đến nay, 40 tỉnh, thành phố đã thành lập được Hội Doanh nghiệp trẻ hoặc CLB Doanh nghiệp trẻ với gần 2.250 hội viên (tăng 25% so với năm 2002). Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai, thực hiện cuộc vận động "Hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp và thanh niên Việt Nam", Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức giải thưởng dành cho sản phẩm tiêu biểu Việt Nam hội nhập quốc tế mang tên "Sao Vàng đất Việt"; hội chợ triển lãm hàng Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút 150 doanh nghiệp trẻ với 250 gian hàng tham gia; hội thảo về xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa trong hội nhập quốc tế và diễn đàn "Thương mại - đầu tư Việt Nam 2003" thu hút gần 1.000 doanh nghiệp trẻ và lãnh đạo của 7 tỉnh, thành phố tham gia (thông qua diễn đàn đã có 46 dự án của doanh nghiệp trẻ đầu tư vào các tỉnh, thành phố). Trong năm 2003, thanh niên trong các trường học tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học với nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực chào mừng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu Hội Sinh viên toàn quốc lần thứ VII. Các hoạt động hỗ trợ học tập, tạo môi trường thuận lợi để học sinh sinh viên học hỏi, trau dồi kiến thức, giáo dục tinh thần, thái độ và động cơ học tập được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm học vừa qua. Trung ương Đoàn đã xét trao tặng giải thưởng "Lý Tự Trọng" cho 229 cán bộ Đoàn là học sinh trung học phổ thông. Trung ương Hội Sinh viên Vịêt Nam xét trao tặng giải thường "Sao Tháng Giêng" cho 187 cán bộ Đoàn, Hội là sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác. Nét mới trong hoạt động của Đoàn trường học năm nay là việc vân động nhiều lực lượng tham gia khuyến khích, hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện cơ chế cho sinh viên vay vốn tín dụng học tập, tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ tài năng trẻ. Các đối tượng thanh niên ngoài nhà trường thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật để lập thân, lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã có những cách làm mới nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong thanh niên nông thôn với việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện cho thanh niên tham gia học tập nâng cao trình độ (học tại chức, học các lớp nâng cao trình độ tay nghề .); tổ chức vận động thanh thiếu nhi bỏ học trở lại trường; tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa cho thanh niên vùng sâu, vùng xa; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài . Hoạt động của Hội Sinh viên các cấp hướng vào việc thực hiện 7 nội dung thi đua chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII. Các hoạt động hỗ trợ, thi đua học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khuyến khích khả năng sáng tạo của sinh viên, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tiếp tục được tổ chức Đoàn, Hội triển khai thực hiện từ cơ sở như: Các cuộc Festival Sinh viên nghiên cứu khoa học, hội nghị khoa học, olimpic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc thi ý tưởng sáng tạo, liên hoan các ban nhạc sinh viên toàn quốc, chương trình "Trò chơi âm nhạc", giải bóng đá sinh viên, các CLB tình bạn, tình yêu . Nét mới trong hoạt động Hội Sinh viên năm qua là việc tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên nhiều trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các "Ngày hội việc làm", "Hội chợ việc làm", các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa sinh viên và doanh nghiệp góp phần nâng cao nhận thức; tăng cường kinh nghiệm, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Phong trào Sinh viên tình nguyện, đặc biệt là chiến dịch "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện - hè 2003" thực sự là hoạt động nổi bật, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Sinh viên trong xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VII Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra từ ngày 29 đến 31- 12-2003 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, ngày hội của sinh viên cả nước. Đại hội phấn khởi, vinh dự nhiệt liệt chào đón đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đồng chí Chủ tịch nước Trần Đức Lương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ các bộ Đoàn, Hội . cùng các vị trong đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đại hội hoan nghênh và vui mừng đón 550 đại biểu, những cán bộ, hội viên, sinh viên ưu tú tiêu biểu cho trí tuệ, nhiệt huyết, hoài bão và niềm tin của hơn 1 triệu sinh viên trong cả nước và sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong diễn văn khai mạc Đại hội, thay mặt Đoàn Chủ tịch đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam xúc động biểu lộ lòng thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong giờ phút trọng thể và lịch sử này, thế hệ sinh viên chúng ta hôm nay mãi mãi khắc ghi công lao trời biển của Người, nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đồng chí nói: "Đai hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII là Đại hội đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam trong thế kỷ mới, đánh dấu sự trưởng thành của các thế hệ sinh viên Việt Nam trong thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của công tác Hội và phong trào sinh viên trong những năm đầu thế kỷ XXI . Đại hội sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ VII là Đại hội của sự "Đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, thi đua, tình nguyện góp sức trẻ vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội". Đại hội chăm chú theo dõi báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa VI do đồng chí Lâm Phương Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội trình bày. Báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai 6 chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VI (1998 -2003) . "đã đạt được những kết quả tốt trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và phong trào hành động. Các chỉ tiêu của nhiệm kỳ cơ bản đã hoàn thành, trong đó có những chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc. Sáu chương trình lớn của Hội đã được triển khai tích cực, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên tham gia xây dựng nhà trường toàn diện, vững mạnh; tổ chức Hội được củng cố, phát triển, từng bước chăm lo, hỗ trợ về đời sống sinh họt, học tập của sinh viên" . Báo cáo đề ra 5 nhiệm vụ về giải pháp của Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003-2008) là: - Bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng lối sống văn hóa và ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên. - Phát triển mạnh mẽ phong trào sinh viên thi đua học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học từng bước làm chủ khoa học công nghệ. - Đẩy mạnh các hoạt động xung kích, tình nguyện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội và chung sức cùng cộng đồng, tăng cường các hoạt động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho các phong trào thi đua tình nguyện của sinh viên. - Quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của sinh viên. - Xây dựng củng cố tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn, xây dựng nhà trường và hệ thống chính trị; phát huy vai trò người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của sinh viên. Đại hội phát động và tổ chức 2 phong trào: a) Phong trào "Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt" b) Phong trào "Sinh viên tình nguyện". [...]... cho Báo Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - Huân chương Độc lâp hạng Nhất cho Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên - Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên * * * Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta là một bộ phận hữu cơ trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc Được Đảng và Bác Hồ kính yêu trực tiếp... 10-1983, đoàn đại biểu cấp cao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, do đồng chí Vũ Mão, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, làm trưởng đoàn lại đến với những người bạn chiến đấu Nicaragoa Tháng 5-1984, Đoàn Thanh niên Xanđinô 19-7, một tổ chức thanh niên yêu nước của Nicaragoa (JPN) đã cử một đoàn đại biểu do anh Maria Phônxêca, Bí thư Trung ương Đoàn, làm trưởng đoàn sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác với Đoàn. .. “Thanh niên hãy đoàn kết chống hiểm họa một cuộc chiến tranh mới, vì nền hoà bình trên thề giới” Đoàn đại biểu thanh niên, sinh viên Việt Nam tham dự Festival III có 30 người, do anh Hoàng Tuấn trong Ban lãnh đạo Liên đoàn thanh niên Việt Nam làm trưởng đoàn và anh Cao Ngọc Thọ, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn làm phó trưởng đoàn kiêm Bí thư chi bộ của đoàn Hầu hết thành viên trong đoàn là những... kỳ cách mạng, tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi nước ta đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý: - Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần) và Huân chương Sao vàng cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên - Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng thanh niên xung phong - Huân chương Sao vàng cho Đội... là phái đoàn MAAG (đoàn viện trợ cố vấn quân sự của Mỹ cho ngụy quyền tay sai miền Nam Việt Nam cuối những năm 50) và các chuyến tàu chở vũ khí” Nhận lời mời của BCH Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam (nay là đoàn TNCS Hồ Chí Minh), BCH Trung ương Đoàn TNCS Lênin Liên Xô đã cử một đoàn cán bộ thanh niên và sinh viên sang thăm và làm việc tại nước ta từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12 năm 1960 Đoàn đã... Liên đoàn TNDC thế giới tham dự Đại hội toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất Ngày 7-2-1950, tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã khai mạc Sau đó, đến ngày 25-2-1950, Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên đoàn. .. quan hệ với tổ chức thanh niên UMMO Malayxia Quan hệ với Đoàn thanh niên Trung Quốc được phục hồi sau gần hai thập niên gián đoạn Tháng 5-1994, đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc Tháng 8-1994, đoàn đại biểu Đoàn TNCS Trung Quốc do đồng chí Triệu Thực, Bí thư Trung ương Đoàn dẫn đầu thăm Việt Nam Từ đó hàng năm đều có các đoàn công tác của tổ chức thanh niên hai nước qua lại, trao... một lần nữa tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi giữa thanh niên hai nước Tháng 2-1996, ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNNDCM Lào” về tăng cường công tác giáo dục thanh niên hai nước, trao đổi các đoàn cấp cao của Đoàn thanh niên hai nước, trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh niên, về công tác đào tạo cán bộ giúp Đoàn TNNDCM Lào, trao đổi đoàn cán bộ sang nghỉ... giới Đoàn ta nhanh chóng phát triển quan hệ với các tổ chức thanh niên này Với các nước SNG, Đoàn ta khôi phục, mở rộng quan hệ với các tổ chức thanh niên vừa được tái lập Năm 1995, ta đón đại biểu Đoàn TNCS Nga Cũng năm 1995, đại biểu Đoàn ta tham dự Đại hội Đoàn TNCS Lê nin toàn Liên bang (Liên Xô cũ) Năm 1996, có các cuộc tiếp xúc, làm việc và tăng cường hợp tác với Đoàn TNCS Lê nin và với Đoàn. .. năm 1955, Trung ương Đoàn TN cứu quốc Việt Nam đã cử một đoàn cán bộ, do đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư, dẫn đầu sang thăm và làm việc với Đoàn TNCS Lênin Liên Xô Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình hoạt động của thanh niên mỗi nước, trao đổi và bàn bạc sự hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động Tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 tổ chức Đoàn và thanh niên 2 nước ngày càng được thắt chặt Đoàn TNCS Lênin Liên . chính trị của người đoàn viên, bản lĩnh và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở, chi đoàn; củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đoàn với thanh niên;. công tác Đoàn. Nâng cao chất lượng đoàn viên, chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn, rèn luyện những cán bộ Đoàn có

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w